Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN -
ĐÔ THỊ VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU DI DÂN TỰ
DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI
2.1.1. Di dân, di dân tự do nông thôn - đô thị
2.1.1.1. Di dân
Di dân - khái niệm để chỉ trạng thái chuyển dịch dân số từ nơi này
sang nơi khác, từ đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác, từ
khu vực này sang khu vực khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác; thời
gian định cư tùy theo mục đích di dân.
2.1.1.2. Di dân tự do nông thôn - đô thị
Di dân tự do nông thôn - đô thị là di dân không theo kế hoạch, không
trong các chương trình, dự án của Nhà nước và các địa phương; sự dịch
chuyển mang tính tự phát của cá nhân, hộ gia đình từ khu vực nông thôn
đến khu vực đô thị để làm ăn, sinh sống.
Các hình thái: di dân tạm thời, di dân mùa vụ, di dân con lắc. Trong
phân tích, luận án phân định hai loại hình: di dân tạm thời và di dân mùa
vụ, trong đó di dân mùa vụ hàm chứa di dân con lắc.
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự do nông thôn - đô thị
Di dân tự do nông thôn - đô thị là di dân không theo kế hoạch, không
trong các chương trình, dự án của Nhà nước và các địa phương; sự dịch
chuyển mang tính tự phát của cá nhân, hộ gia đình từ khu vực nông thôn
đến khu vực đô thị để làm ăn, sinh sống.
Các hình thái: di dân tạm thời, di dân mùa vụ, di dân con lắc. Trong
phân tích, luận án phân định hai loại hình: di dân tạm thời và di dân mùa
vụ, trong đó di dân mùa vụ hàm chứa di dân con lắc.
2.1.2. Trật tự xã hội
Trật tự xã hội là sự hoạt động ổn định hài hòa của các thành phần xã
hội trong cấu trúc xã hội; biểu hiện tính tổ chức của đời sống xã hội, tính
chuẩn mực của các hành động xã hội. Trật tự xã hội tạo dựng cho hệ thống
xã hội đạt được sự ổn định, hoạt động có hiệu quả dưới sự tác động của
các yếu tố.
Trật tự xã hội gồm nhiều nội dung, trong luận giải vấn đề nghiên cứu,
luận án tập trung phân tích tương quan giữa di dân tự do nông thôn - đô thị
với quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, trật tự và an toàn giao thông đô thị, tệ nạn
xã hội và tội phạm ở đô thị.
2.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU DI DÂN
TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI
2.2.1. Lý thuyết về sai lệch xã hội và sự vận dụng trong nghiên cứu
di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở đô thị
8
“Sự sai lệch chuẩn mực xã hội” của tập thể tác giả các nhà khoa học
Xô Viết đã luận giải sâu sắc về sai lệch xã hội. Sai lệch chuẩn mực xã hội
là những vi phạm chuẩn mực xã hội mà đặc trưng của nó là tính phổ thông,
tính ổn định và tính mở rộng nhất định nào đó trong những điều kiện xã
hội giống nhau. Có những hành vi sai lệch chuẩn mực có ý thức nhưng
cũng có những hành vi sai lệch vô thức (cố ý và vô ý); có hành vi sai lệch
chuẩn mực xã hội nhằm vào môi trường bên ngoài, có những hành vi sai
lệch chuẩn mực nhằm vào chính bản thân (nghiện ma túy, nghiện
rượu,). Sai lệch chuẩn mực thường gây hại cho xã hội nhưng có thể có ích
cho xã hội. Đánh giá tính chất của sai lệch xã hội phụ thuộc vào việc đánh
giá chuẩn mực xã hội và quan điểm của cộng đồng xã hội và phải được xem
xét dựa trên các dấu hiệu: lợi ích giai cấp thống trị, lợi ích nhóm xã hội có sai
lệch, thời điểm diễn ra sai lệch và triển vọng phát triển xã hội.
2.2.2. Lý thuyết hút - đẩy và sự vận dụng trong nghiên cứu di dân
tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở đô thị
Năm 1966, Everettts Lee đã xây dựng lý thuyết “hút - đẩy” trên cơ sở
tóm tắt quy luật của di dân. “Lực hút” tại các vùng dân chuyển đến gồm:
đất đai, tài nguyên, khí hậu, môi trường sống thuận lợi; cơ hội sống thuận
lợi, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, có triển vọng cải thiện đời sống; môi
trường văn hóa - xã hội tốt. “Lực đẩy” tại vùng dân chuyển đi: điều kiện
sống khó khăn, khó kiếm việc làm, thiên tai, dịch bệnh; đất canh tác ít,
không có vốn để chuyển đổi ngành nghề đảm bảo cuộc sống; nơi ở cũ bị
giải tỏa, di dời; tác động của chính sách điều chuyển lao động;Di dân
được dựa trên bốn nhóm yếu tố: các yếu tố gắn bó với nơi ở gốc; các yếu
tố gắn với nơi sẽ đến; các trở ngại di cư và các yếu tố thuộc về người di cư.
2.2.2. Lý thuyết về mạng lưới xã hội và sự vận dụng trong nghiên
cứu di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở đô thị
Sundt nhà dân tộc học Na Uy là người đầu tiên đặt nền móng cho
nghiên cứu về mạng lưới xã hội. Các phân tích bằng thuyết mạng lưới xã
hội xuất hiện lần đầu năm 1954 trong bài viết của John A. Barnes, nhà xã
hội học Mỹ, công bố trên tạp chí “Quan hệ con người”; và ông là người
đưa ra thuật ngữ mạng lưới xã hội.
Mạng lưới xã hội là phức hợp quan hệ xã hội của con người trong xã
hội; với tính chất đa dạng, nhiều tầng, đan cài vào nhau từ quan hệ trong
9
gia đình đến xã hội. Lý thuyết về mạng lưới xã hội gợi mở vận dụng để
tìm hiểu mạng lưới xã hội với việc di dân tự do nông thôn - đô thị và hành
vi vi phạm trật tự xã hội đô thị.
2.3. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ
NƯỚC TA VỀ DI DÂN, VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI
2.3.1. Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta
về di dân
Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về di dân, di dân tự do,
di dân tự do nông thôn - đô thị đều quán triệt quan điểm “dân là gốc
nước”, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,
toàn bộ hoạt động của Đảng, Nhà nước đều xuất phát từ lợi ích chính đáng
của nhân dân. Các chính sách đó đều hướng tới an sinh xã hội, thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2.3.2. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta
về trật tự xã hội
Giữ vững trật tự xã hội là một nội dung quan trọng trong quan điểm
chiến lược của Đảng về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Giữ vững
ổn định chính trị, trật tự xã hội, tạo môi trường xã hội hòa bình, ổn định
cho phát triển đất nước. Thực hiện chủ trương đó, Nhà nước đã ban hành
các văn bản pháp quy, tạo hành lang pháp lý cho giữ vững trật tự xã hội.
Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và điều hành, cơ quan công an
làm tham mưu và phối hợp tổ chức thực hiện, với sự tham gia của các tổ
chức, các lực lượng trong giữ gìn trật tự xã hội đã được xác lập, vận hành
hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Di dân tự do nông thôn - đô thị là một hiện tượng xã hội mang tính
phổ biến, đã được làm rõ trong một số công trình nghiên cứu, trình bày
trong một số sách mang tính chuyên khảo.
Kế thừa kết quả các nghiên cứu về di dân, về trật tự xã hội, các khái
niệm: di dân tự do nông thôn - đô thị, trật tự xã hội đã được làm rõ về quan
niệm, về nội dung, chỉ ra các chiều cạnh về di dân tự do nông thôn - đô thị,
về trật tự xã hội, xác lập “phạm vi nghiên cứu” về mối quan hệ giữa di dân
tự do nông thôn - đô thị và trật tự xã hội ở Hà Nội.
10
Lý thuyết về lực hút - đẩy, mạng lưới xã hội là cơ sở cho việc giải
thích nguồn gốc, động lực của di dân tự do nông thôn - đô thị. Lý thuyết về
sai lệch chuẩn mực xã hội là cơ sở lý thuyết trực tiếp luận giải hành vi vi
phạm trật tự xã hội của những người di dân tự do nông thôn - đô thị.
Chương 3
THỰC TRẠNG DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ
VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1. TÌNH HÌNH DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ TRẬT TỰ
XÃ HỘI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội hiện nay
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo
dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Sau
đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội
có diện tích 3.324,92 km²; với 29 đơn vị hành chính cấp huyện, 577 đơn vị
hành chính cấp xã. Năm 2013, dân số toàn thành phố ước tính 7.146.200
người, dân số thành thị 3.089.200 người chiếm 43,2%; dân số nông thôn
4.057.000, chiếm 56,8%.
Từ tình hình kinh tế - xã hội của Hà Nội những năm gần đây rút ra
một số vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án: Một là, Hà
Nội là một thành phố gồm có khu vực đô thị và khu vực nông thôn; khu
vực đô thị có số dân cao, diện tích tự nhiên hẹp, nơi tập trung về chính trị,
kinh tế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ xã hội; khu vực nông thôn có dân số
ít, diện tích tự nhiên rộng, có khoảng cách khá xa với các địa điểm trung
tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ xã hội. Hai là, giữa
khu vực nội thành và ngoại thành, đô thị và nông thôn có sự khác biệt về
nhiều mặt sinh lực hút - đẩy, tạo dòng chảy di cư tự do nông thôn - đô thị.
3.1.2. Tình hình di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội hiện nay
Hà Nội là một trong số những thành phố lớn của cả nước diễn ra sự di
cư tự do từ nông thôn vào đô thị, từ nông thôn vùng ngoại thành và các
tỉnh lân cận vào nội đô, năm sau luôn cao hơn năm trước.
Người di dân tự do chủ yếu trong độ tuổi lao động, nam nhiều hơn nữ,
trình độ học vấn và đào tạo nghề thấp, thường là những lao động giản đơn
11
vào Hà Nội để mưu sinh. Người di dân tự do tới Hà Nội chủ yếu là người
từ ngoại thành, các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, vùng núi phía bắc
và khu bốn cũ.
3.1.3. Tình hình trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay
Trong những năm vừa qua, trật tự xã hội của Hà Nội được bảo đảm,
kinh tế - xã hội ổn định, phát triển. Tuy vậy, tình hình trật tự xã hội còn có
những diễn biến phức tạp. Số vụ phạm pháp hình sự được kiềm chế nhưng
một số tội phạm vẫn ở mức cao. Tệ nạn xã hội có xu hướng tăng, diễn tiến
phức tạp. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, đường phố chưa được khắc phục, vi
phạm luật lệ giao thông khá phức tạp cả về số vụ, tính chất và đối tượng.
3.2. THỰC TRẠNG DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI TRẬT
TỰ XÃ HỘI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
3.2.1. Di dân tự do nông thôn - đô thị với quản lý nhân khẩu, hộ
khẩu ở Hà Nội hiện nay
Nhìn từ góc độ “tĩnh” và “động” của việc đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu
ở Hà Nội cho thấy: khoảng 87,6% dân số (diện KT1) là dân số “tĩnh”,
khoảng 12,4% (KT2, KT3, KT4, và các loại khác) là dân số “động” (chưa
tính khách vãng lai). Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả luận án, 17,8%
người dân di cư tự do nông thôn - đô thị ở khu vực nội đô Hà Nội là những
người “rất động”, vì họ làm ở đâu ở luôn tại đó, gặp đâu ngủ đó, không có
chỗ ở cố định.
Điều tra, khảo sát của tác giả luận án: 234 người, chiếm 62,2% người
được điều tra khẳng định, không đăng ký tạm trú, tạm vắng; 193 người
chiếm 51,32% khẳng định họ không đăng ký tạm trú, tạm vắng cả nơi đi
và nơi đến. Từ đó rút ra nhận xét: Một là, số đông những người dân nông
thôn di cư tự do ra thành phố làm ăn không đăng ký tạm trú, tạm vắng. Hai
là, ý thức về quyền cư trú, nhận thức và trách nhiệm thực hiện về các quy
định pháp luật về cư trú của người dân nông thôn di cư tự do ra thành phố
chưa cao; biểu hiện sự thiếu kỷ cương xã hội của bộ phận dân cư này.
3.2.2. Di dân tự do nông thôn - đô thị với giao thông ở Hà Nội hiện nay
Trong mẫu điều tra, 80,05% khẳng định đã vi phạm quy định giao
thông đô thị (cao nhất trong các hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội).
Từ kết quả điều tra rút ra nhận xét: Một là, di dân tự do nông thôn - đô
thị tạo sự đột biến về mật độ dân số khu vực nội đô, tạo áp lực lớn về giao
12
thông, nhất là giao thông khu vực nội đô và vùng phụ cận, cửa ngõ của Hà
Nội; hai là, việc làm của di dân tự do nông thôn - đô thị tạo nên sự nhiễu
loạn giao thông khu vực nội đô và phụ cận; ba là, ý thức tham gia giao
thông của người di dân tự do nông thôn - đô thị làm gia tăng tính phức tạp,
khó kiểm soát về hành vi vi phạm giao thông công cộng trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
3.2.3. Di dân tự do nông thôn - đô thị với tội phạm, tệ nạn xã hội ở
Hà Nội hiện nay
Xem xét từ nhiều nguồn thông tin, hành vi phạm tội và tham gia vào
các tệ nạn xã hội của người di dân tự do nông thôn - đô thị trên địa bàn Hà
Nội mang tính đa dạng, đa diện. Người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà
Nội vi phạm tất cả các hình thức tội phạm, tệ nạn xã hội ở đô thị. Nổi trội
nhất là hành vi cờ bạc, trộm cắp, mại dâm, gây rối trật tự công cộng và
buôn bán, nghiện hút ma túy. Hành vi chống người thi hành công vụ có tỷ
lệ thấp nhất. Di dân tự do nông thôn - đô thị đã làm cho tình hình tội phạm
và tệ nạn xã hội trên địa bàn Hà Nội có những diễn tiến phức tạp về số vụ,
số đối tượng tham gia, về tính chất và mức độ vi phạm.
Từ kết quả điều tra rút ra nhận xét: Một là, di dân tự do nông thôn - đô
thị làm cho việc quản lý con người, quản lý nhân khẩu khó khăn, phức tạp.
Hai là, ảnh hưởng của di dân tự do nông thôn - đô thị đến trật tự xã hội ở
Hà Nội chủ yếu theo chiều hướng tiêu cực; góp phần làm gia tăng tính
phức tạp về trật tự xã hội ở nội đô Hà Nội.
3.3. YẾU TỐ TÁC ĐỘNG DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI
TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
3.3.1. Hình thái di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở
Hà Nội hiện nay
Hình thái di dân tự do nông thôn - đô thị có sự khác biệt trong đăng ký
tạm trú, tạm vắng. Tỷ lệ những người di dân tạm thời đăng ký tạm trú, tạm
vắng cao hơn hẳn tỷ lệ người di dân theo mùa vụ; tỷ lệ những người di dân
tạm thời không đăng ký tạm trú, tạm vắng thấp hơn tỷ lệ người di dân theo
mùa vụ.
Hình thái di dân tự do nông thôn - đô thị có sự khác biệt trong chấp
hành luật lệ giao thông đô thị ở Hà Nội hiện nay, nhưng không có sự
chênh lệch lớn. Tỷ lệ những người di dân tự do tạm thời vi phạm quy định
13
về giao thông thấp hơn tỷ lệ người di dân theo mùa vụ. Trong số người di
dân theo mùa vụ, những người di dân vào thời điểm nông nhàn vi phạm
quy định giao thông đô thị cao nhất. Ý thức chấp hành luật, quy định giao
thông của người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội không tỷ lệ
thuận với quãng thời gian họ làm ăn sinh sống ở Hà Nội.
Hành vi phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn -
đô thị ở Hà Nội biến động theo hình thái di dân. Tỷ lệ người tham gia cờ
bạc, trộm cắp, vi phạm trật tự xã hội, gây rối trật tự xã hội trong những
người di dân tự do tạm thời thấp hơn trong những người di dân mùa vụ.
Những người di dân tạm thời vi phạm các loại hình nghiêm trọng như:
đâm thuê, chém mướn, buôn bán ma túy, chống người thi hành công vụ
cao hơn rất nhiều so với những người di dân theo mùa vụ.
3.3.2. Đặc điểm nhân khẩu (giới tính, độ tuổi, học vấn) của người
dân di cư với trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay
3.3.2.1. Giới tính của người di dân tự do nông thôn - đô thị với trật
tự xã hội ở Hà Nội hiện nay
Điều tra của tác giả luận án với đối tượng di dân tự do nông thôn - đô thị
ở Hà Nội cho kết quả: nam giới 48,13%, nữ giới 51,86%.
Kết quả điều tra cho thấy, cả nam và nữ người di dân tự do nông thôn -
đô thị đều có hành vi vi phạm trật tự xã hội, song hình thức và mức độ có sự
khác biệt nhất định. Người di dân tự do là nam giới có tỷ lệ không đăng ký
tạm trú nhiều hơn nữ giới; nam giới vi phạm quy định giao thông đô thị
nhiều hơn nữ; tuyệt đại đa số nam giới khi ra Hà Nội làm ăn sinh sống vi
phạm quy định giao thông đô thị.
Có sự khác biệt về giới tính trong hành vi phạm tội, vi phạm tệ nạn xã
hội của người di dân tự do nông thôn - đô thị. Nam giới tham gia đâm
thuê, chém mướn, cờ bạc, sử dụng và buôn bán, vận chuyển ma túy, mại
dâm, chống người thi hành công vụ có tỷ lệ cao hơn nữ giới. Hành vi vi
phạm trật tự xã hội của nữ giới có tỷ lệ vi phạm cao hơn nam giới. Nam
giới tham gia cờ bạc có tỷ lệ cao nhất, nữ giới trộm cắp có tỷ lệ cao nhất; ở
nam giới hành vi chống người thi hành công vụ có tỷ lệ thấp nhất, ở nữ
giới việc tham gia đâm thuê, chém mướn và buôn bán, vận chuyển ma túy
có tỷ lệ thấp nhất.
14
Xét về tổng thể, trong những người dân di cư tự do từ nông thôn ra
thành thị, nam giới là đối tượng có những hành vi làm gia tăng tính phức
tạp về trật tự xã hội ở Hà Nội hơn nữ giới.
3.3.2.2. Độ tuổi của người di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự
xã hội ở Hà Nội hiện nay
Trong mẫu điều tra người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội của
tác giả luận án tháng 3 năm 2013, cơ cấu độ tuổi như sau: dưới 25 tuổi 8,0%;
từ 26 tuổi đến 30 tuổi 62,8%; từ 31 tuổi đến 35 tuổi 22,1%; từ 36 tuổi đến 40
tuổi 6,1%; từ 41tuổi đến 45 tuổi 0,5%; trên 45tuổi 0,5%. Như vậy, đại đa số
người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội có tuổi đời khá trẻ, trong độ
tuổi lao động.
Hành vi vi phạm quản lý hành chính của người di dân tự do nông thôn
- đô thị ở Hà Nội trên từng loại hình có sự khác biệt theo độ tuổi. Số người
di dân tự do nông thôn - đô thị vi phạm quy định quản lý hành chính đô thị
ở độ tuổi 26 đến 35 cao hơn so với độ tuổi dưới 25 và trên 35. Số người di
dân tự do nông thôn - đô thị không đăng ký tạm trú, tạm vắng ở độ tuổi
trên 35 cao hơn số người ở độ tuổi dưới 25 và 26 đến 35. Số người di dân
tự do nông thôn - đô thị vi phạm quy định giao thông đô thị ở độ tuổi dưới
25 cao hơn số người ở độ tuổi 26 đến 35 và trên 35.
Hành vi phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của di dân tự do nông thôn -
đô thị có sự khác biệt trong từng độ tuổi. Trong số người ở độ tuổi dưới
25, hành vi vi phạm trật tự xã hội và tham gia cờ bạc có tỷ lệ cao; không
có người tham gia vận chuyển, buôn bán ma túy, không có người chống
người thi hành công vụ. Trong số người ở độ tuổi từ 26 đến 35, số người
tham gia cờ bạc có tỷ lệ cao nhất; hành vi chống người thi hành công vụ có
tỷ lệ thấp nhất. Trong số người ở độ tuổi trên 35, số người tham gia cờ bạc
có tỷ lệ cao nhất; hành vi gây rối trật tự công cộng và vận chuyển, buôn
bán ma túy có tỷ lệ thấp và không có người chống người thi hành công vụ
và vi phạm trật tự xã hội.
3.3.2.3. Trình độ học vấn của người di dân tự do nông thôn - đô thị
với trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay
Trình độ học vấn của người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội
trong mẫu điều tra của tác giả luận án: Tiểu học 30,85%; trung học cơ sở
30,31%; trung học phổ thông 21,27%; trung cấp, cao đẳng, đại học 17,55%.
15
Có sự khác biệt nhất định hành vi vi phạm quy định về quản lý hành
chính của di dân tự do nông thôn - đô thị theo trình độ học vấn. Trong số
người di dân tự do có trình độ học vấn tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông, hành vi vi phạm quy định giao thông đô thị, vi phạm quản lý
hành chính đô thị cao hơn hành vi không đăng ký tạm trú. Trong số những
người di dân tự do có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học, hành
vi không đăng ký tạm trú có tỷ lệ cao.
Nhìn chung, những người có trình độ học vấn cao ít mắc các lỗi vi
phạm nghiêm trọng như sử dụng, buôn bán, vận chuyển ma túy, đâm thuê,
chém mướn hơn những người có trình độ học vấn thấp. Những người có trình
độ học vấn trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học không có hành
vi buôn bán, vận chuyển ma túy. Những người có trình độ học vấn cao đẳng,
đại học không có hành vi sử dụng ma túy và tham gia đâm thuê, chém mướn.
Trong những người có trình độ học vấn tiểu học, hành vi đánh bạc chiếm
tỷ lệ cao nhất, hành vi chống người thi hành công vụ và vận chuyển, buôn bán
ma túy có tỷ lệ thấp nhất. Trong những người có trình độ học vấn trung học cơ
sở, hành vi đánh bạc chiếm tỷ lệ cao nhất; hành vi chống người thi hành công
vụ có tỷ lệ thấp nhất. Trong những người có trình độ học vấn trung học phổ
thông, hành vi đánh bạc chiếm tỷ lệ cao nhất; không có người vận chuyển,
buôn bán ma túy và chống người thi hành công vụ. Trong những người có
trình độ học vấn từ trung cấp trở lên, không có người tham gia vận chuyển,
buôn bán ma túy, chống người thi hành công vụ và đâm thuê, chém mướn.
Xem xét tổng thể, nhóm người có trình độ học vấn tiểu học, trung học
cơ sở trong những người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội là nhóm
người có hành vi vi phạm trật tự xã hội ở đô thị ở mức cao hơn các nhóm
học vấn khác.
3.3.2.4. Việc làm của người dân di cư tự do nông thôn - đô thị với
trật tự xã hội ở Hà Nội hiện nay
Sự phân bố ngành nghề của người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà
Nội trong mẫu điều tra như sau: Không có việc cố định 25,79%; Xe ôm
19,94%; Thợ xây dựng 11,17%; Bán hàng rong 9,84%; Bốc vác 9,57%;
Tham gia chợ lao động 9,04%; Giúp việc 8,77%; Thu gom phế thải 5,85%.
Số lượng, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm trật tự xã hội ở đô thị
của người di dân tự do nông thôn - đô thị có sự biến động theo việc làm
16
của họ trong thời gian làm ăn, sinh sống ở đô thị. Nhóm người làm nghề
xe ôm vi phạm quản lý đô thị cao hơn các nhóm việc làm khác. Nhóm
người không có việc làm ổn định, tham gia chợ lao động, bán hàng rong có
hành vi vi phạm quy định giao thông đô thị ở mức cao hơn các nhóm việc
làm khác; Nhóm người bán hàng rong, hành vi trộm cắp, vi phạm trật tự
xã hội ở mức cao hơn các hành vi vi phạm khác. Nhóm người làm nghề
bốc vác, hành vi đánh bạc, trộm cắp ở mức cao hơn các hành vi vi phạm
khác. Nhóm người làm nghề thợ xây, hành vi đánh bạc, trộm cắp cao hơn
các hành vi vi phạm khác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội đã diễn ra trong nhiều năm.
Nó tạo ra sự gia tăng cơ học về số dân ở khu vực nội đô và góp phần gia
tăng các vấn đề xã hội tiêu cực ở khu vực này. Di dân tự do nông thôn - đô
thị là một trong những tác nhân làm gia tăng tính phức tạp của tình hình
trật tự xã hội ở Hà Nội.
Các yếu tố: hình thái di dân, độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính, việc
làm của người di dân tự do chi phối đến tỷ lệ, tính chất, mức độ vi phạm
trật tự xã hội của họ khi làm ăn, sinh sống ở Hà Nội. Do đó, trong quản lý
xã hội đô thị cần có cái nhìn cụ thể để có biện pháp quản lý cụ thể, mang
lại hiệu quả, hiệu lực cao, tránh đi cái nhìn mang tính định kiến.
Chương 4
VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN KHẮC PHỤC
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ
THỊ ĐẾN TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
4.1. VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN
- ĐÔ THỊ VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
4.1.1.Về quản lý người di dân tự do nông thôn - đô thị ở HàNội hiện nay
Thực trạng quản lý người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội
hiện nay đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết: Một là, chưa có các văn
bản mang tính hệ thống, đồng bộ, pháp quy về quản lý lao động, quản lý di
dân từ cấp Nhà nước đến cấp địa phương. Hai là, công tác quản lý lao
động, quản lý cư trú do nhiều cơ quan, đơn vị ngành thực hiện dẫn đến sự
17
chia cắt, biệt lập, dẫn đến việc quản lý xã hội đối với công dân gặp nhiều
trở ngại. Ba là, cơ sở dữ liệu về công dân chưa được xây dựng đồng bộ,
hiện đại, tiện ích và mang tính quốc gia, quốc tế. Bốn là, chưa hình thành
trên thực tế cơ chế phối kết hợp giữa các địa phương cơ sở trong quản lý
công dân, quản lý cư trú.
4.1.2. Về đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi hành vi vi phạm trật tự xã
hội của những người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội hiện nay
Trong thời gian tới, di dân tự do nông thôn - đô thị tác động mạnh đến
trật tự xã hội của thành phố Hà Nội. Việc đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi
hành vi vi phạm trật tự xã hội của những người di dân tự do nông thôn - đô
thị ở Hà Nội hiện nay mang tính cấp thiết nhằm giữ vững ổn định xã hội.
Cuộc đấu tranh đó có nhiều thuận lợi và không ít khó khăn, phức tạp, lâu
dài. Đó là quá trình tiến hành đồng bộ các giải pháp về chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, với chế tài chặt chẽ, nghiêm minh, đúng pháp luật.
Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội
của những người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội là công tác
mang tính chất “tổng lực” với sự tham gia của tất cả các lực lượng, các tổ
chức ở cả nơi đi, nơi đến và sự tham gia tự giác của những người di dân tự
do. Để đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội
của những người di dân tự do nông thôn - đô thị ở Hà Nội hiện nay, vấn đề
đặt ra là “lay chuyển” ý thức tự giác chấp hành các quy định về trật tự an
toàn xã hội đô thị.
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU
CỰC CỦA DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VỚI TRẬT TƯ XÃ HỘI
Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
4.2.1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, đảm bảo an sinh xã hội khu vực nông thôn
Để hạn chế tốc độ của “dòng chảy” di dân tự do nông thôn - đô thị ở
Hà Nội, vấn đề cơ bản, mang tính bền vững là phát triển kinh tế - xã hội,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Chú
trọng xây dựng các khu, cụm công nghiệp, đô thị vệ tinh ở khu vực ngoại
thành. Đồng thời, đẩy mạnh dạy nghề, tạo những công việc mới để thu hút
lao động dư thừa, thời gian nông nhàn của nông dân.
Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp; chú trọng đẩy mạnh trợ giúp và cứu trợ xã hội; triển khai các
18
chương trình xã hội đối với khu vực nông thôn, với người nông dân. Đặc
biệt chú trọng thực hiện bảo hiểm xã hội đối với sản xuất nông nghiệp;
thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo bền vững, giúp người nông
dân yên tâm sản xuất nông nghiệp, hạn chế di dân đến khu vực đô thị để
kiếm sống.
4.2.2. Hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật quản lý di dân tự do
Trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế rất cần có nhanh các văn
bản về di dân để Nhà nước quản lý được di dân, để bảo đảm quyền lợi hợp
pháp của công dân và tạo những cơ sở cho việc giữ vững ổn định chính trị,
trật tự xã hội. Việc ban hành các văn bản pháp luật, hệ thống chính sách
nhằm quản lý chặt chẽ di dân tự do là một yêu cầu mang tính khách quan
trong quá trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Để kiểm soát dân di cư tự do nông thôn - đô thị, cần thiết phải ban
hành quy chế về quản lý lao động, tổ chức đăng ký và cấp thẻ lao động cho
những người di dân tự do nông thôn - đô thị.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý cư trú theo hướng gắn kết công tác
hộ khẩu với công tác hộ tịch, chứng minh nhân dân là một nội dung quan
trọng để thực hiện nội dung cải cách thủ tục hành chính. Sự kết hợp đó đáp
ứng nguyện vọng của nhân dân, góp phần vào quản lý chặt chẽ, kịp thời
những người di dân tự do nông thôn - đô thị.
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, thực hiện dịch vụ
hành chính công trong đăng ký, quản lý cư trú. Đây là yêu cầu khách quan
trong điều kiện Nhà nước ta thực hiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc
tế. Thực hiện cơ chế cải cách thủ tục hành chính về đăng ký cư trú của
công dân theo hướng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_di_dan_tu_do_nong_thon_do_thi_voi_trat_tu_xa_hoi_o_ha_noi_6128_1917259.pdf