Tóm tắt Luận án Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình

Các giá trị mà trẻ em có được, mẫu hình nhân cách mà trẻ trở

thành trong tương lai, dựa trên việc cha mẹ đặt mục tiêu nền tảng ngay

từ những giai đoạn đầu đời của trẻ. Các nghiên cứu cho thấy có ít nhất

ba loại giá trị được tạo ra từ ảnh hưởng của cha mẹ đối với trẻ em đó là:

các giá trị cá nhân hướng dẫn cuộc sống của họ trong mối quan hệ với

người khác, xã hội và công việc; các giá trị về nuôi dạy con cái, cha mẹ

nghĩ như thế nào về trẻ em và điều gì họ cho là đúng cách trong việc xử

lý, kỷ luật, giáo dục, có liên quan đến trẻ em. Và cuối cùng, các giá trị

của cha mẹ như là các mục tiêu với mong đợi các loại người mà họ

muốn con mình trở thành.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình. Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình. Chƣơng I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƢỚNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về giáo dục giá trị cho trẻ em 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Các công trình nghiên cứu về giáo dục giá trị cho trẻ em của các tác giả nước ngoài chủ yếu tập trung vào các hướng: nghiên cứu sự hình thành và phát triển giá trị ở trẻ, trên cơ sở đó các nghiên cứu chỉ ra các giá trị cần giáo dục và các phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ em. Qua các nghiên cứu đã cho thấy, hiện nay các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề giáo dục giá trị cho trẻ em, rất nhiều nghiên cứu dưới góc độ Giáo dục học, Giá trị học, Tâm lý học. Các tác giả có chung quan điểm khi cho rằng giá trị đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục giá trị cho trẻ em, song hầu như chưa có các nghiên cứu về ĐHGDGT cho trẻ em. Tuy nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông quốc gia và của từng trường có thể thấy mục tiêu giáo dục giá trị, 8 nội dung và phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ em. Các hướng nghiên cứu dưới góc độ Văn hóa học đã chỉ ra các giá trị mà cha mẹ thường giáo dục con. Ngoài ra, các nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học cũng chỉ ra các yếu tố hình thành giá trị ở trẻ, các giá trị mà cha mẹ và nhà trường giáo dục cho trẻ và các phương pháp giáo dục trẻ hiện nay. Trên thực tế có nhiều nguồn lực cùng tham gia vào giáo dục trẻ em, trong đó gia đình đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm giá trị Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa trong những điều kiện xã hội lịch sử cụ thể. Khi đã được nhận thức, đánh giá, lựa chọn, giá trị là một trong những động lực thúc đẩy con người suy nghĩ và hành động theo những xu hướng nhất định. 1.2.2. Khái niệm giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình 1.2.2.1. Khái niệm giáo dục giá trị Giáo dục giá trị là hoạt động có mục đích, có nội dung và phương pháp của người giáo dục, nhằm hình thành ở người được giáo dục những suy nghĩ và hành vi mà người giáo dục cho là quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa trong điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. 1.2.2.2. Mối quan hệ giữa giáo dục giá trị với một số nội dung giáo dục khác - Giáo dục tính cách: Giáo dục tính cách là quá trình giáo dục để cá nhân có được hệ thống thái độ tích cực đối với cuộc sống hiện thực, thể hiện qua hành vi ứng xử của cá nhân đối với bản thân và người khác. Trong đó giáo dục giá trị là con đường hình thành những tính cách tốt đẹp ở trẻ. Ví dụ khi trẻ được giáo dục các giá trị trung thực, nhân ái, trẻ thực hành thường xuyên các giá trị được lĩnh hội đó vào cuộc sống: sống trung thực, thể hiện sự quan tâm, có nhân ái với mọi người trong 9 gia đình và xã hội. Khi đó trẻ sẽ hình thành nên tính cách trung cực, nhân ái, trở thành một nét tính cách bền vững trong nhân cách của trẻ. - Giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục. Giáo dục đạo đức là hình thành các phẩm chất tốt đẹp ở con người, sự hình thành giá trị và sự hình thành đạo đức ở trẻ em là một. Tuy nhiên giáo dục đạo đức liên quan tới đức hạnh hoặc phẩm chất của cá nhân như với giá trị cộng đồng. Mục tiêu của giáo dục đạo đức được định nghĩa một cách ngắn gọn - giúp trẻ biết phải trái, dạy trẻ em trở thành người tốt, để trẻ có được cách cư xử có đạo đức. - Giáo dục công dân: Giáo dục công dân là một quá trình, một hoạt động có định hướng của xã hội nhằm giáo dục cho mọi người ý thức trách nhiệm của công dân, hình thành thói quen tự giác thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn của công dân đối với nhà nước trong hoàn cảnh lịch sử nhất định. Đây cũng là một môn học trong chương trình giáo dục của nhà trường dành cho học sinh ở bậc phổ thông. Môn học này cung cấp kiến thức cơ bản về giá trị, chuẩn mực đạo đức và phát luật của công dân thể hiện trong các mối quan hệ đối với bản thân, người khác, công việc, đất nước, môi trường sống, trang bị cho học sinh những phương pháp tư duy, trau dồi năng lực, rèn luyện những kỹ năng, đồng thời phát triển những thái độ, tình cảm, niềm tin đúng đắn đối với tự nhiên, xã hội, con người. 1.2.2.3. Khái niệm trẻ em Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều ngành luật khác nhau cũng đề cấp tới vấn đề trẻ em như luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004) quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Bộ luật Dân sự (2005) quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên là người 10 thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Luật Trẻ em (2016) quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Như vậy, ở Việt Nam khái niệm trẻ em được thống nhất cách hiểu là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Vì vậy trong phạm vi của luận án, chúng tôi lựa chọn trẻ ở độ tuổi từ 11, 12 tuổi đến 15, 16 tuổi (đang là học sinh THCS) và cha mẹ của các em để nghiên cứu. 1.2.2.4. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ ở lứa tuổi học sinh THCS Trẻ em lứa tuổi học sinh THCS có độ tuổi từ 11, 12 tuổi đến 15, 16 tuổi (hay còn gọi là tuổi vị thành niên). Đây là lứa tuổi bước vào giai đoạn dậy thì - một hiện tượng sinh lý trong phát triển, nhưng do liên quan đến biến đổi nội tiết nên cũng dễ dẫn đến các rối loạn, biến đổi “giao thời” trong đời sống tâm sinh lý của các em. - Sự phát triển tự ý thức Ở lứa tuổi học sinh THCS, nhu cầu trong giao tiếp bạn bè, việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị môi trường của thiếu niên đã diễn ra ở lứa tuổi trước đó và đến tuổi này được phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, nếu trẻ tham gia vào nhóm có mức độ phát triển xã hội cao, thì nhóm sẽ ảnh hưởng tốt tới sự phát triển nhân cách của trẻ, vì chúng thường chấp nhận và định hướng theo các giá trị và chuẩn mực của nhóm đó. Nên nếu không tìm thấy sự định hướng chắc chắn, phù hợp từ cha mẹ và giáo dục gia đình, trẻ sẽ định hướng theo các giá trị của nhóm bạn bè và rất có thể là các giá trị không đúng đắn. - Về đời sống tình cảm Do sự mở rộng các quan hệ xã hội, sự phát triển tự ý thức, đạo đức của trẻ lứa tuổi thiếu niên phát triển mạnh mẽ. Do đó, đây là tuổi hình thành thế giới quan, lý tưởng, niềm tin đạo đức, những phán đoán giá trị... Cụ thể, tình cảm ở lứa tuổi THCS có nhiều thay đổi cả về nội dung và hình thức. Về nội dung: tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình 11 cảm thẩm mỹ ở thiếu niên đang phát triển mạnh. Về hình thức: đặc điểm cơ bản của đời sống tình cảm thiếu niên là những xúc cảm và tình cảm dễ bị mâu thuẫn nhau. Xúc cảm, tình cảm của thiếu niên có cường độ khá mạnh, thường theo hướng xung động, quyết liệt (phản ứng quyết liệt khi trong quan hệ với người khác không được kết quả mong muốn). Trạng thái tinh thần nói chung của thiếu niên chưa ổn định, thất thường, dễ vui, dễ buồn vô cớ. 1.2.2.5. Giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình Giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình là một hoạt động có mục đích, có nội dung và phương pháp của người lớn trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ, nhằm hình thành ở con những suy nghĩ và hành vi mà cha mẹ cho là quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa trong điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. 1.2.3. Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình 1.2.3.1. Khái niệm định hướng Định hướng là một hoạt động tâm lý có ý thức, thể hiện ở việc cá nhân đề ra mục tiêu, lựa chọn nội dung và cách thức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu mà cá nhân đã đặt ra. Trên cơ sở đó, khái niệm định hướng giáo dục giá trị là: Định hướng giáo dục giá trị là hoạt động tâm lý có ý thức của người giáo dục thể hiện ở việc đề ra mục tiêu, lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục, nhằm hình thành ở người được giáo dục những suy nghĩ và hành vi mà người giáo dục cho là quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa trong điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. 1.2.3.2. Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình là hoạt động tâm lý có ý thức của cha mẹ thể hiện ở việc dự kiến mục tiêu, lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục, nhằm hướng đến hình thành ở 12 con những suy nghĩ và hành vi mà họ cho là quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa trong điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. 1.2.4. Các mặt biểu hiện của định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình 1.2.4.1. Việc đặt mục tiêu giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình Các giá trị mà trẻ em có được, mẫu hình nhân cách mà trẻ trở thành trong tương lai, dựa trên việc cha mẹ đặt mục tiêu nền tảng ngay từ những giai đoạn đầu đời của trẻ. Các nghiên cứu cho thấy có ít nhất ba loại giá trị được tạo ra từ ảnh hưởng của cha mẹ đối với trẻ em đó là: các giá trị cá nhân hướng dẫn cuộc sống của họ trong mối quan hệ với người khác, xã hội và công việc; các giá trị về nuôi dạy con cái, cha mẹ nghĩ như thế nào về trẻ em và điều gì họ cho là đúng cách trong việc xử lý, kỷ luật, giáo dục, có liên quan đến trẻ em. Và cuối cùng, các giá trị của cha mẹ như là các mục tiêu với mong đợi các loại người mà họ muốn con mình trở thành. 1.2.4.2. Việc lựa chọn các giá trị để giáo dục cho trẻ em trong gia đình Trong quá trình thiết kế nghiên cứu ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình, chúng tôi dựa trên lý thuyết giá trị của Shalom. H. Schwartz (1992) để đánh giá việc cha mẹ đặt mục tiêu và lựa chọn nội dung giá trị để giáo dục cho con. Giai đoạn sau này, để bổ sung hoàn thiện thêm lý thuyết giá trị của mình, Schwartz đã kiểm chứng và hệ thống lại 19 giá trị dựa trên 10 giá trị ban đầu. Do vậy, 19 giá trị này được chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này. 1.2.4.3. Các phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình Có thể thấy, phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình có những đặc trưng nhất định so với phương pháp giáo dục trong 13 nhà trường. Bởi đây là hoạt động thường xuyên, liên tục và lâu dài của cha mẹ, được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày của gia đình thông qua giao tiếp, sinh hoạt giữa cha mẹ và con. Qua việc tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả cho thấy, những phương pháp giáo dục giá trị phù hợp với trẻ ở lứa tuổi học sinh THCS như là: nêu gương, làm gương, phân tích giảng giải, khen thưởng, trừng phạt, tổ chức các hoạt động trải nghiệm. 1.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình 1.2.5.1. Định hướng giá trị của cha mẹ Định hướng giá trị phản ánh các giá trị có ý nghĩa đối với chủ thể, phù hợp với quan niệm của cá nhân, nhóm hay cộng đồng nhất định. Các giá trị được lựa chọn trở thành động cơ cho hoạt động của chủ thể hay nhóm xã hội. Như vậy, định hướng giá trị của cha mẹ phản ánh những giá trị mà cha mẹ coi trọng, hướng đến trên cơ sở hệ thống giá trị đó được họ nhận thức và có ý nghĩa quyết định đến hành vi lựa chọn của cha mẹ. Đây là yếu tố nền tảng quan trọng nhất, từ đó họ mới định hướng giáo dục giá trị cho con mình. Cha mẹ hướng đến những giá trị sống lành mạnh, sống thiện, sống tốt, có lòng nhân ái và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, hiếu thảo với ông bà cha mẹ thì con cái cũng có xu hướng học theo những phẩm chất tốt đẹp đó của cha mẹ. Ngược lại, nếu cha mẹ hướng tới những giá trị sai lệch thì ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành nhân cách ở trẻ. 1.2.5.2. Kiến thức và kỹ năng giáo dục giá trị của cha mẹ Có thể nói, nhận thức, hiểu biết của cha mẹ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGDGT đối với con cái. Cha mẹ có ý thức định hướng giáo dục giá trị tốt cho con cái thì trẻ sớm được hình thành những những phẩm chất tốt đẹp. Tuỳ vào từng lứa tuổi mà cha mẹ có những định hướng trong giáo dục ở mức độ khác nhau với những nội dung phù hợp 14 khác nhau. Do đó, khi cha mẹ nhận thức được vai trò của mình và nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục giá trị sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các giá trị tốt đẹp ở trẻ. 1.2.5.3. Nghề nghiệp của cha mẹ Trong từng gia đình, mỗi cha mẹ lại làm những công việc, nghề nghiệp khác nhau. Với mỗi loại hình nghề nghiệp sẽ có những tính chất đặc thù khác nhau. Vì vậy, khi cha mẹ hoạt động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó thì tính chất của nó cũng dần tác động lên các nét tâm lý của họ, từ đó chi phối đến những hoạt động khác trong cuộc sống của cha mẹ, trong đó có cả việc ĐHGDGT cho con. Ở mỗi nhóm nghề nghiệp, cha mẹ nhận thức về giá trị và định hướng giá trị là khác nhau nên sẽ có những cách giáo dục giá trị cho trẻ em là khác nhau. Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Về địa bàn nghiên cứu Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của thủ đô Hà Nội, với diện tích 5.29 km2, dân số 152.1 nghìn người, bao gồm 18 phường. Quận Hoàn Kiếm là nơi tập trung các hoạt động dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, khách sạn, nhà hàng Cùng với đó là nhiều Bộ, Sở, Ban ngành và các cơ quan quản lý nhà nước đóng trên địa bàn quận. Huyện Mê Linh, Hà Nội trước đây thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở phía Bắc của Hà Nội. Tháng 8/2008, huyện Mê Linh được sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Với diện tích đất tự nhiên 14.000 ha, dân số xấp xỉ 190.000 người, huyện Mê Linh có 16 xã và 2 thị trấn. Hiện nay quá trình đô thị hóa đang diễn ra trên địa bàn huyện Mê Linh, tạo đà cho sự phát triển kinh tế của huyện như: phát triển các khu công nghiệp, các dự án đô thị mới. 15 2.1.2. Về khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là 735 người, trong đó có 245 cha, 245 mẹ và 245 trẻ ở lứa tuổi học sinh THCS, là con của các bậc cha mẹ được khảo sát. 2.2. Tổ chức nghiên cứu Luận án được tổ chức thực hiện theo ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài luận án. Giai đoạn 2: Xây dựng công cụ nghiên cứu và tiến hành điều tra thực trạng ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình. Giai đoạn 3: Nghiên cứu trường hợp và đề xuất một số kiến nghị. 2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu Luận án đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tài liệu; Phương pháp xin ý kiến chuyên gia; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp trắc nghiệm; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình; Phương pháp thống kê toán học. Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ĐỊNH HƢỚNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH 3.1. Thực trạng định hƣớng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình 3.1.1. Mục tiêu giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình Việc đề ra mục tiêu giáo dục giá trị là một trong các mặt cơ bản của ĐHGDGT cho trẻ em trong gia đình. Đây là việc xác định phương hướng để cha mẹ lựa chọn các giá trị và phương pháp giáo dục giá trị cho con cái, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Mục tiêu giáo dục giá trị được thể hiện qua những mong muốn của cha mẹ đối với con. Với câu hỏi “anh chị mong muốn con của mình sau này trở thành người như thế 16 nào”, các bậc phụ huynh sẽ đánh giá mức độ mong muốn của họ đối với con cái dựa trên 4 mẫu hình người được xây dựng mang các giá trị đặc trưng (được tổng hợp dựa trên bốn nhóm giá trị của Schwartz). Kết quả được cụ thể hóa qua biểu đồ sau: Biểu đồ 3.2. Mục tiêu giáo dục giá trị của cha mẹ Điểm trung bình của các mẫu hình cho thấy, cha mẹ hướng tới nhiều nhất là mục tiêu con mình trở thành mẫu hình 3 – người truyền thống, tuân thủ và an toàn có các giá trị truyền thống, thể diện, an toàn cá nhân, an toàn xã hội, truyền thống, tuân thủ quy tắc, tuân thủ liên cá nhân, khiêm nhường (với ĐTB=4.54); tiếp đến là mẫu hình 2 – người công bằng, nhân ái và khoan dung với các giá trị sự đáng tin, sự quan tâm chăm sóc, công bằng bình đẳng, phổ quát thiên nhiên, khoan dung (ĐTB=4.37); thứ ba là mẫu hình 4 – người tự chủ, mạo hiểm, khám phá cái mới với các giá trị kích thích, tự chủ trong suy nghĩ, tự chủ trong hành động (ĐTB=4.02); cuối cùng, cha mẹ đánh giá thấp nhất là mẫu hình 1 – người quyền lực, quyền uy và thành đạt, với các giá trị thành đạt, quyền lực kiểm soát con người, quyền lực kiểm soát vật chất, 17 hưởng thụ (ĐTB=3.55). Như vậy, có sự phân hóa tương đối rõ khi cha mẹ lựa chọn mẫu hình mà họ muốn con mình đạt tới. Điều này phản ánh những giá trị mà các bậc phụ huynh coi trọng, những gì được cho là có ý nghĩa thì họ sẽ chọn ở mức độ cao hơn, và ngược lại những giá trị ít được coi trong hơn thì được chọn ở mức độ hơn. 3.1.2. Các giá trị mà cha mẹ lựa chọn để giáo dục trẻ trong gia đình Kết quả các giá trị cha mẹ lựa chọn được xếp theo thứ tự điểm trung bình từ cao xuống thấp, cụ thể như sau: Bảng 3.6. Các giá trị cha mẹ lựa chọn để giáo dục con trong gia đình Stt Các giá trị ĐTB ĐLC TT Các giá trị ĐTB ĐLC 1 An toàn cá nhân 3.90 0.60 11 Thể diện 3.39 0.60 2 Công bằng, bình đẳng 3.74 0.62 12 Khoan dung 3.31 0.55 3 Sự quan tâm chăm sóc 3.71 0.62 13 Sự tin cậy 3.30 0.52 4 Phô quát thiên nhiên 3.60 0.64 14 Tự chủ trong hành động 3.25 0.63 5 Tuân thủ quy tắc 3.58 0.63 15 Thành công 3.22 0.59 6 An toàn của đất nước 3.56 0.68 16 Hưởng thụ 3.00 0.66 7 Tuân thủ liên cá nhân 3.51 0.64 17 Kích thích 2.80 0.60 8 Tự chủ trong suy nghĩ 3.49 0.54 18 Quyền lực kiểm soát vật chất 2.22 0.69 9 Khiêm nhường 3.48 0.55 19 Quyền lực chi phối con người 2.19 0.69 10 Truyền thống 3.44 0.66 Ghi chú: Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5. Điểm càng cao mức độ ưu tiên càng cao. 18 Bảng 3.6 cho thấy bức tranh tổng quan về các giá trị mà cha mẹ lựa chọn để giáo dục con trong gia đình.. Nhìn chung cha mẹ đều hướng tới tất cả các giá trị được nêu, tuy nhiên có sự ưu tiên giữa các giá trị, trong đó 4 giá trị có điểm trung bình cao nhất là: An toàn cá nhân, Công bằng, bình đẳng, Quan tâm chăm sóc và Phổ quát thiên nhiên. Trong số 19 giá trị được liệt kê, 3 giá trị có điểm trung bình thấp nhất, ít được cha mẹ hướng tới để giáo dục con là các giá trị kích thích (ĐTB=2.66), quyền lực chi phối con người khác (ĐTB=2.21), quyền lực kiểm soát vật chất (ĐTB=2.20). Có sự khác nhau theo nghề nghiệp của cha mẹ trong việc lựa chọn giá trị giáo dục cho con, cụ thể như sau: Bảng 3.7. So sánh việc lựa chọn giá trị giáo dục cho con theo nghề nghiệp của cha mẹ  Giữa cha mẹ là nông dân, công nhân và công chức viên chức Các giá trị Cha mẹ là nông dân, công nhân Cha mẹ là công chức viên chức p ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 2. Tự chủ trong hành động 3.05 0.56 3.32 0.69 0.005 10. An toàn xã hội 3.64 0.60 3.34 0.66 0.003 11. Truyền thống 3.50 0.64 3.24 0.64 0.011 13. Tuân thủ liên cá nhân 3.57 0.61 3.36 0.62 0.038  Giữa cha mẹ là nông dân, công nhân và cha mẹ là kinh doanh buôn bán Các giá trị Cha mẹ là nông dân, công nhân Cha mẹ là kinh doanh buôn bán p ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Tự chủ trong suy nghĩ 3.41 0.53 3.58 0.56 0.041 2. Tự chủ trong hành động 3.05 0.56 3.37 0.59 0.000 19 3. Kích thích 2.72 0.53 2.90 0.60 0.027 4. Hưởng thụ 2.93 0.65 3.15 0.66 0.024  Giữa cha mẹ là công chức, viên chức và cha mẹ là kinh doanh buôn bán Các giá trị Cha mẹ là công chức, viên chức Cha mẹ là kinh doanh buôn bán p ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 3. Kích thích 2.67 0.67 2.90 0.60 0.033 4. Hưởng thụ 2.85 0.64 3.15 0.66 0.008 7. Quyền lực kiểm soát nguồn lực 2.07 0.64 2.29 0.65 0.055 10. An toàn xã hội 3.34 0.66 3.61 0.58 0.013 13. Tuân thủ liên cá nhân 3.36 0.62 3.57 0.55 0.047 Ghi chú: mức ý nghĩa p<0.01 và p<0.05 3.1.3. Các phương pháp giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình Kết quả cho thấy, cha mẹ thường áp dụng nhiều nhất để giáo dục giá trị cho con là “làm gương” với ĐTB=3.91. Cụ thể là cha mẹ “làm gương cho con bằng việc chăm sóc ông bà cha mẹ, người thân trong gia đình” với ĐTB=3.97, và “làm gương cho con qua giao tiếp ứng xử với mọi người, ĐTB=3.84. Điều này cho thấy sự gương mẫu của cha mẹ tác động trực tiếp đến nhận thức, tình cảm và hành vi ứng xử của trẻ. Tiếp đến là hai nhóm phương pháp mà cha mẹ áp dụng tương đương nhau là “nêu gương” (ĐTB=3.84) và “khen thưởng” (ĐTB=3.83). Phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn với ĐTB=3.68. Qua đánh giá của học sinh cho thấy, nội dung mà cha mẹ thường xuyên áp dụng là cho con tham gia vào các công việc gia đình phù hợp như nấu ăn, vệ sinh nhà cửa (ĐTB=3.98), và khuyến khích con tham gia vào các hoạt động phong trào ở trường lớp (ĐTB=3.82). 20 Phương pháp có điểm trung bình thấp là trừng phạt với ĐTB=2.91. Đây cũng là phương pháp mà cha mẹ ít nhất trong số các nhóm phương pháp mà họ áp dụng. Cụ thể cha mẹ sử dụng hình phạt thân thể đòn roi khi con có thái độ và hành vi không đúng (ĐTB=2.40) và trách mắng và phạt khi con có những hành vi không tốt (ĐTB=3.42). 3.2. Ảnh hƣởng định hƣớng giá trị của cha mẹ đến việc định hƣớng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình  Ảnh hưởng của định hướng giá trị của cha mẹ đến việc đặt mục tiêu giáo dục giá trị cho con Bảng 3.22. Tương quan giữa định hướng giá trị của cha mẹ và việc đặt mục tiêu giáo dục giá trị cho trẻ Các nhóm giá trị cha mẹ định hƣớng Mẫu hình nhân cách cha mẹ mong muốn con trở thành Mẫu hình 1 Mẫu hình 2 Mẫu hình 3 Mẫu hình 4 Quyền lực, quyền uy và thành đạt 0.231 ** -0.023 -0.018 0.262 ** Công bằng, nhân ái và khoan dung 0.110 0.464 ** 0.400 ** 0.312 ** Truyền thống, tuân thủ và an toàn 0.127 * 0.466 ** 0.469 ** 0.238 ** Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới 0.107 0.182 ** 0.145 * 0.267 **  Ghi chú: mức ý nghĩa p* < 0.05; p** < 0.01 Kết quả cho thấy, cha mẹ coi trọng Công bằng, nhân ái và khoan dung có tương quan mạnh với mẫu hình 2, mẫu hình 3, mẫu hình 4 (với hệ số r=0.464, 0.400, 0.312; p=0.000). Đặc biệt, cha mẹ coi trọng giá trị Truyền thống, tuân thủ và an toàn, có tương quan với việc đặt mục tiêu con cái trở thành người cả 4 mẫu hình (với hệ số r=0.127; 0.466; 0.469; 0.238; p<0.05 và p<0.01).  Ảnh hưởng ĐHGT của cha mẹ đến việc lựa chọn giá trị giáo dục cho trẻ 21 Bảng 3.24. Tương quan giữa ĐHGT của cha mẹ và nhóm giá trị cha mẹ giáo dục cho con Nhóm giá trị cha mẹ định hƣớng Nhóm giá trị cha mẹ lựa chọn giáo dục cho con Quyền lực, quyền uy và thành đạt Công bằng, nhân ái và khoan dung Truyền thống, tuân thủ và an toàn Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới Quyền lực, quyền uy và thành đạt 0.576** 0.089 0.099 0.325** Công bằng, nhân ái và khoan dung 0.054 0.587** 0.539** 0.338** Truyền thống, tuân thủ và an toàn 0.020 0.527** 0.542** 0.278** Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới 0.231** 0.313** 0.266** 0.422** Ghi chú: mức ý nghĩa p* < 0.05; p** < 0.01 Kết quả cho thấy, nhóm giá trị cha mẹ coi trọng là Quyền lực, quyền uy và thành đạt có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với các giá trị giáo dục con là Quyền lực, quyền uy và thành đạt (r=0.576; p=0.000), và Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (r=0.325; p=0.000). Bên cạnh đó, cha mẹ coi trọng giá trị Công bằng, nhân ái và khoan dung có hệ số tương quan với các nhóm giá trị mà họ lựa chọn để giáo dục con đó là: Công bằng, nhân ái và khoan dung (r=0.587; p=0.000); Truyền thống, tuân thủ và an toàn (r=0.539; p=0.000; Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (r=0.338; p=0.000). Cha mẹ coi trọng giá trị Truyền thống, tuân thủ và an toàn; có tương quan với Công bằng, nhân ái và khoan dung (r=0.527; p=0.000); Truyền thống, tuân thủ và an toàn (r=0.542; p=0.000); Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới (r=0.278; p=0.000). Các giá trị Tự chủ, mạo hiểm và khám phá cái mới mà cha mẹ định hướng, có tương quan với cả 4 nhóm giá trị mà họ lựa chọn để giáo dục con (r=0.231; 0.313; 0.266; 0.422). 22  Ảnh hưởng của định hướng giá trị của cha mẹ đến các phương pháp giáo dục cho con của cha mẹ Xét tương quan giữa định hướng giá trị của cha mẹ và phương pháp giáo dục giá trị của cha mẹ cho thấy: + Cha mẹ coi trọng các giá trị Công bằng, nhân ái và khoan dung có tương quan thuận với 5 phương pháp giáo dục giá trị là tổ chức hoạt động trải nghiệm (r=0.432; p=0.000), phương pháp làm gương (r=0.408; p=0.000); phương pháp phân tích giải thích (r=0.404; p = 0.000); phương pháp khen thưởng (r=0.400; p = 0.000); phương pháp nêu gương (r=0.320; p=0.000). Hệ số tương quan nghịch với phương pháp trừng phạt (r = - 0.154; p<0.05).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_dinh_huong_giao_duc_gia_tri_cho_tre_em_trong_gia_dinh_1484_1919488.pdf
Tài liệu liên quan