Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN
CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN VÀ CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐẢNG
2.1.1. Tuyên truyền và công tác tuyên truyền
2.1.1.1. Khái niệm tuyên truyền
Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một học thuyết, một tư tưởng, một
quan điểm nào đó nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng tuyên truyền
truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống, thông qua
đó mà ảnh hưởng tới thái độ, tính tích cực của con người trong thực tiễn xã hội.
2.1.1.2. Khái niệm công tác tuyên truyền
CTTT là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách lược
trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích chủ
thể hệ tư tưởng, hình thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũ quần chúng hành
động theo thế giới quan và niềm tin đó.
2.1.2. Công tác tuyên truyền của Đảng
2.1.2.1. Khái niệm công tác tuyên truyền của Đảng
CTTT của Đảng là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, là hoạt
động vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng nhằm hiện
thực hóa các mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Trong điều kiện là đảng lãnh đạo,
CTTT của Đảng là một phương thức lãnh đạo của Đảng; trong điều kiện đảng
cầm quyền, CTTT của Đảng là một phương thức cầm quyền của Đảng.
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trình hội nhập, phát triển của nước
ta (Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn, 2004); Tiếp tục đổi mới và nâng cao
hiệu quả, chất lượng công tác tuyên giáo (Tạp chí Tuyên giáo số 2/2014, của Lê
Hồng Anh); v.v..
d) Về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới CTTT của Đảng nói
chung và trong HNQT nói riêng: Có Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả
6
công tác tư tưởng do tác giả (Hà Học Hợi chủ biên, Nxb CTQG, H., 2002);
Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng (2008), Công
tác tư tưởng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2009) của Trần Thị
Anh Đào, Nxb CTQG, H.; Kỷ yếu Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN - HNQT - nhìn từ thực tế,
(Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức tháng 10/2014); v.v..
e) Về giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của CTTT của Đảng nói
chung và trong điều kiện HNQT nói riêng: Có Nâng cao hiệu quả công tác tư
tưởng trong quá trình chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới, Đề tài KHBĐ,
2004 - 35, Hồ Văn Chiểu chủ nhiệm, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì; Một
số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin - tuyên truyền trong lĩnh vực
đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Đề tài KHBĐ, 2008 - 48, Đỗ Hoàng
Long chủ nhiệm, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng chủ trì; Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả tuyên truyền về CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt
Nam trong giai đoạn 2000 - 2010, Đề án KHBĐ (2004 - 33), Lê Lục chủ nhiệm,
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì; v.v...
Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu đã có trên đây:
Các công trình nghiên cứu trên đã: Luận về nguyên lý, yêu cầu, nội dung
và phương thức CTTT của Đảng và những vấn đề cơ bản của HNQT, một số kết
quả về CTTT đối với HNQT; Chỉ ra những hạn chế, thách thức và giải pháp đổi
mới CTTT của Đảng góp phần HNQT thành công; Đề cập đến một số tác động
của HNQT đối với CTTT của Đảng; Xác định việc đổi mới CTTT của Đảng là
cần thiết. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên mới: Dừng lại ở vấn đề
chung về HNQT; Chưa bàn sâu về tác động của HNQT đến CTTT của Đảng và
tác động của CTTT đến HNQT.
Từ tình hình trên luận án xác định 3 nhóm vấn đề nghiên cứu là:
CTTT của Đảng xem xét từ góc độ chính trị học là gì? CTTT của Đảng
với tính cách là một phương thức thực thi quyền lực chính trị của Đảng cầm
7
quyền là gì và có những đặc điểm, yêu cầu gì? HNQT ở Việt Nam cho đến nay
đặt ra yêu cầu gì đối với CTTT của Đảng? Thực trạng và vấn đề đặt ra của
CTTT Đảng trong điều kiện HNQT ở Việt Nam hiện nay cần đánh giá chuyên
sâu như thế nào? Nguyên nhân và bài học của CTTT của Đảng trong điều kiện
HNQT ở Việt Nam hiện nay là gì? CTTT của Đảng cần phải đổi mới như thế
nào (quan điểm, giải pháp đổi mới) để đáp ứng các yêu cầu của HNQT?
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN
CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN VÀ CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐẢNG
2.1.1. Tuyên truyền và công tác tuyên truyền
2.1.1.1. Khái niệm tuyên truyền
Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một học thuyết, một tư tưởng, một
quan điểm nào đó nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng tuyên truyền
truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống, thông qua
đó mà ảnh hưởng tới thái độ, tính tích cực của con người trong thực tiễn xã hội.
2.1.1.2. Khái niệm công tác tuyên truyền
CTTT là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách lược
trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích chủ
thể hệ tư tưởng, hình thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũ quần chúng hành
động theo thế giới quan và niềm tin đó.
2.1.2. Công tác tuyên truyền của Đảng
2.1.2.1. Khái niệm công tác tuyên truyền của Đảng
CTTT của Đảng là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, là hoạt
động vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng nhằm hiện
8
thực hóa các mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Trong điều kiện là đảng lãnh đạo,
CTTT của Đảng là một phương thức lãnh đạo của Đảng; trong điều kiện đảng
cầm quyền, CTTT của Đảng là một phương thức cầm quyền của Đảng.
2.1.2.2. Các yếu tố cấu thành của công tác tuyên truyền của Đảng
Bao gồm chủ thể, khách thể, đối tượng (nội dung tuyên truyền), hình
thức tuyên truyền và sự lãnh đạo của Đảng đối với CTTT.
2.1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền của Đảng
Bao gồm tính chất của hệ tư tưởng của Đảng; đường lối, chính sách, trình
độ và năng lực của Đảng; chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên truyền của Đảng;
trình độ và đặc điểm của khách thể tuyên truyền, điều kiện và môi trường xã
hội, quốc tế và thời đại.
2.1.2.4. Công tác tuyên truyền với tính cách một phương thức cầm
quyền của Đảng
CTTT của Đảng với tính cách một phương thứ cầm quyền của Đảng
không chỉ là truyền bá chủ trương, đường lối của Đảng mà còn là truyền bá
chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân nhằm thực
hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc điểm của CTTT
của Đảng với tính cách một phương thức cầm quyền là tính tiên phong
(dẫn dắt, định hướng) đối với toàn bộ xã hội và hệ thống tuyên truyền,
tuyên truyền có tính chính thống (hợp hiến, hợp pháp), tuyên truyền có
tính tổng hợp.
2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ YÊU CẦU
CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐẢNG
2.2.1. Hội nhập quốc tế
2.2.1.1. Khái niệm hội nhập quốc tế
HNQT là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết
họ với nhau dựa trên sự chia sẻ lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực và
tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.
9
2.2.1.2. Những nội dung cơ bản của hội nhập quốc tế
Bao gồm hội nhập kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và an ninh -
quốc phòng.
2.2.2. Hội nhập quốc tế ở Việt Nam
2.2.2.1. Sự hình thành và phát triển đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước về hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về HNQT ở Việt Nam hiện
nay hình thành từ Đại hội VI của Đảng và tiếp tục phát triển đến nay.
2.2.2.2. Nội dung của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
hội nhập quốc tế ở Việt Nam
Bao gồm mục tiêu, nguyên tắc và quan điểm chỉ đạo, nội dung cơ bản và
phương châm chủ yếu của HNQT.
2.2.3. Ảnh hưởng và yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với công tác
tuyên truyền của Đảng
2.2.3.1. Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đối với công tác tuyên truyền
của Đảng
HNQT tạo ra thuận lợi và cơ hội, nhu cầu và điều kiện, nguy cơ và thách
thức mới cho CTTT của Đảng.
2.2.3.2. Những yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với công tác tuyên
truyền của Đảng
Đó là các yêu cầu về: Nâng cao vị trí và vai trò của CTTT của Đảng;
Nắm vững nội dung tuyên truyền; Mở rộng phạm vi, khách thể và đối tượng
tuyên truyền; Đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền; Đổi mới tổ chức
bộ máy và cán bộ tuyên truyền của Đảng; v.v..
2.2.3.3.Nội dung và phương thức tuyên truyền của Đảng trước yêu cầu
hội nhập quốc tế
Trước yêu cầu của HNQT ngày càng sâu rộng. Đảng đã có chủ trương và quan
điểm chỉ đạo là tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân về yêu cầu HNQT, về
10
cơ hội và thách thức, về pháp lý, nhiệm vụ trọng yếu của HNQT trong từng ngành, từng
lĩnh vực, để thống nhất nhận thức và hành động tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá
trình HNQT.
Tiểu kết chương 2
CTTTT của Đảng là truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, vận động quần
chúng thực hiện đường lối của Đảng. CTTT của Đảng là một phương thức lãnh
đạo, cầm quyền của Đảng. CTTT của Đảng bao gồm chủ thể, khách thể, đối
tượng và phương tiện tuyên truyền. Những yếu tố ảnh hưởng đến CTTT của
Đảng gồm hệ tư tưởng, đường lối, cán bộ, khách thể, điều kiện và môi trường
tuyên truyền. CTTT của Đảng có vai trò và trách nhiệm tuyên truyền về HNQT.
HNQT tạo cơ hội và thách thức, đòi hỏi đổi mới CTTT của Đảng.
Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐẢNG ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐẢNG TRONG HỘI
NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
3.1.1. Kết quả và nguyên nhân công tác tuyên truyền của Đảng thời
gian qua
3.1.1.1. Kết quả của công tác tuyên truyền
Về nội dung, đã tuyên truyền: Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về HNQT; Những thành tựu của công cuộc đổi mới, của quá trình
HNQT và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; Chủ nghĩa yêu nước, lòng
tự hào và tinh thần tự tôn dân tộc trong quá trình HNQT; Lối sống, truyền
thống văn dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại trong quá trình HNQT;
Chống các quan điểm sai trái, chống “diễn biến hòa bình trong quá trình
11
HNQT; Thời cơ và thách thức trong quá trình HNQT; Lộ trình, bước đi của
quá trình HNQT; v.v..
Về hình thức tuyên truyền, đã: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền;
Đẩy mạnh CTTT miệng và báo cáo viên, tuyên truyền viên; Coi trọng điều tra
dư luận xã hội; Tăng cường xuất bản, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ
HNQT; Mở rộng phạm vi, tăng cường mức độ tuyên truyền; v.v..
Về phương pháp tuyên truyền, đã: Phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị
làm CTTT; Từng bước tạo sức mạnh tổng hợp trong tuyên truyền về HNQT;
Sử dụng nhiều phương pháp tuyên truyền mới; Kết hợp cung cấp với định
hướng thông tin.
Về tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất - kỹ thuật và đội ngũ cán bộ, đã
được tăng cường một bước; Chất lượng và hiệu quả tuyên truyền được nâng
lên một bước.
3.1.1.2. Nguyên nhân của những kết quả
Nguyên nhân khách quan là: Thành tựu 30 năm đổi mới đất nước; Sự
phát triển của các giao lưu, hợp tác quốc tế; v.v..
Nguyên nhân chủ quan là: Sự lãnh đạo của Đảng; Sự phối hợp giữa các
nội dung và hình thức tuyên truyền; Sự trưởng thành của bộ làm tuyên truyền;
Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ CTTT của Đảng được bổ sung; v.v..
3.1.2. Hạn chế của công tác tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu
của hội nhập quốc tế ở Việt Nam và nguyên nhân
3.1.2.1. Hạn chế của công tác tuyên truyền
Hạn chế về nội dung tuyên truyền: Thể hiện tính lý luận của CTTT còn
nhiều lạc hậu; thiếu chủ động, sắc bén; Nhiều nội dung thông tin chưa cập nhật.
Hạn chế về hình thức tuyên truyền: Còn những cách làm máy móc; Còn
hình thức tuyên truyền chưa hiệu quả; Phạm vi và mức độ, phương pháp, cơ sở
vật chất - kỹ thuật, tổ chức bộ máy và cán bộ, chất lượng và hiệu quả tuyên
truyền còn hạn chế.
12
3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan: Hạn chế, bất cập trong quản lý điều hành kinh
tế - xã hội; sự suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên; Ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế; Xu hướng thương mại hóa đời sống xã hội; v.v..
Nguyên nhân chủ quan: Nhiều đảng ủy, chính quyền, các ngành, các cấp
chưa nhận thức rõ thấy vai trò của CTTT; Tổ chức bộ máy và cán bộ tuyên
truyền còn hạn chế; CTTT của Đảng chưa định hướng kịp thời, chính xác thông
tin; Chưa đầu tư thỏa đáng nguồn lực cho CTTT của Đảng.
3.1.3. Một số bài học kinh nghiệm công tác tuyên truyền của Đảng
đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Nắm vững đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; Bảo đảm tính khoa học, tính đồng bộ, gắn lý luận
với thực tiễn; Chú trọng tuyên truyền về cơ sở và tăng cường xử lý thông tin
phản hồi; Tăng cường phối hợp các ngành, các cấp trong tuyên truyền, tuyên
truyền với các lĩnh vực khác; Thường xuyên củng cố và kiện toàn tổ chức bộ
máy tuyên truyền; Chủ động, đi đầu trong mọi hoạt động của Đảng; Sử dụng
hiệu quả thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại.
3.2. VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐẢNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.2.1. Vấn đề đặt ra về nội dung và hình thức tuyên truyền
3.2.1.1.Vấn đề đặt ra về nội dung tuyên truyền (Làm thế nào để giải
quyết những vấn đề sau đây)
Làm phong phú và đa dạng các nội dung tuyên truyền của Đảng về
HNQT; Nâng cao giá trị, chất lượng, tính cập nhật trong các nội dung thông tin
tuyên truyền của Đảng về HNQT; Kết hợp tuyên truyền kinh tế với tuyên
truyền các lĩnh vực khác đáp ứng yêu cầu của HNQT; Nâng cao tính chiến đấu,
sắc bén, hấp dẫn trong tuyên truyền về HNQT; Lồng ghép các nội dung tuyên
truyền về HNQT; v.v..
13
3.2.1.2.Vấn đề đặt ra về hình thức tuyên truyền (Làm thế nào để giải
quyết những vấn đề sau đây)
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về HNQT; Tìm kiếm các hình
thức tuyên truyền về HNQT phù hợp, hiệu quả; v.v..
3.2.2. Vấn đề đặt ra về phạm vi và khách thể tuyên truyền
3.2.2.1. Vấn đề đặt ra về phạm tuyên truyền (Làm thế nào để giải quyết
những vấn đề sau đây)
Mở rộng phạm vi tuyên truyền; Mở rộng đối tượng tuyên truyền; “Nâng
cấp” mức độ tuyên truyền; v.v..
3.2.2.1. Vấn đề đặt ra về khách thể tuyên truyền (Làm thế nào để giải
quyết những vấn đề sau đây)
Mở rộng khách thể tuyên truyền khi khách thể tuyên truyền ngày càng
“phức tạp hóa”; v.v..
3.2.3. Vấn đề đặt ra về phương pháp và phương tiện tuyên truyền
3.2.3.1. Vấn đề đặt ra về phương pháp tuyên truyền (Làm thế nào để
giải quyết những vấn đề sau đây)
Kết hợp phương pháp tuyên truyền truyền thống với phương pháp tuyên
truyền hiện đại; Tiếp cận và sử dụng các phương pháp tuyên truyền hiện đại;
Xây dựng và hoàn thiện mô hình tuyên truyền mới, có hiệu quả; v.v.
3.2.3.2. Vấn đề đặt ra về phương tiện tuyên truyền (Làm thế nào để giải
quyết những vấn đề sau đây)
Trang cấp và khai thác trang thiết bị tuyên truyền; Xử lý tính hai mặt
của việc sử dụng phương tiện kỹ thuật tuyên truyền hiện đại; Huy động các
nguồn lực cho tuyên truyền; Lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý các cơ quan,
phương tiện truyền thông; v.v..
3.2.3. Vấn đề đặt ra về chất lượng và hiệu quả tuyên truyền
3.2.3.1.Vấn đề đặt ra về chất lượng tuyên truyền (Làm thế nào để giải
quyết những vấn đề sau đây)
Xác định tiêu chí và đánh giá chất lượng tuyên truyền; v.v..
14
3.2.3.2. Vấn đề đặt ra về hiệu quả tuyên truyền (Làm thế nào để giải
quyết những vấn đề sau đây)
Xác định tiêu chí và đánh giá hiệu quả tuyên truyền; v.v..
Tiểu kết chương 3
Sau 30 năm đổi mới, 20 năm bắt đầu HNQT và 10 năm (từ khi chính thức
tham gia WTO (năm 2007) hội nhập sâu rộng với quốc tế, CTTT của Đảng đã
đạt được nhiều kết quả, nhưng cũng còn nhiều hạn chế và nhất là xuất hiện
những vấn đề mới cần phải giải quyết (với những nguyên nhân của chúng) - từ
nội dung, hình thức đến phương pháp, tổ chức bộ máy và cán bộ tuyên
truyền. Những bài học kinh nghiệm trong CTTT của Đảng những năm HNQT
vừa qua là tiền đề cho việc đổi mới CTTT của Đảng những năm tới.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐẢNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐẢNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Từ những định hướng chung đó, công tác tuyên truyền để đáp ứng yêu cầu
HNQT thực hiện theo các phương hướng sau:
Một là, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của công tác tuyên truyền trong
hoạt động lãnh đạo của Đảng;
Hai là, công tác tuyên truyền phải chủ động đi trước một bước, dự báo đúng
tình hình, kịp thời định hướng tư tưởng, làm chủ dư luận xã hội trước những biến
động phức tạp, đan xen giữa những yếu tố tích cực và tiêu cực của tình hình trong
nước và quốc tế.
15
Ba là, công tác tuyên truyền phải đổi mới toàn diện, mạnh mẽ về nội dung và
phương thức, không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng và hiệu quả, nhằm khơi dậy ý
chí tự cường, tự tôn dân tộc; góp phần làm cho mặt tích cực trở thành xu hướng chủ
đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.
4.2. CÁC GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA
ĐẢNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao hơn nhận thức vị trí vai trò của
công tác tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
4.2.1.1. Cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đường lối, chính sách của
Đảng và nhà nước về hội nhập quốc tế trong điều kiện mới từ đó xác định đúng
đắn và kịp thời định hướng đổi mới về nội dung và phương thức tuyên truyền về
hội nhập quốc tế
Nâng cao nhận thức của các tổ chức đảng và đảng viên về HNQT tạo
tiền đề cho việc nâng cao nhận thức về yêu cầu đổi mới CTTT của Đảng đáp
ứng yêu cầu của HNQT; Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về đổi
mới CTTT của Đảng đáp ứng yêu cầu của HNQT; Nâng cao nhận thức của
các tổ chức chính trị - xã hội về đổi mới CTTT của Đảng đáp ứng yêu cầu
của HNQT.
4.2.1.2. Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ
tuyên truyền về yêu cầu đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu
cầu của hội nhập quốc tế
Cán bộ tuyên truyền của Đảng, hơn ai hết, phải nhận thức đúng, nhận
thức rõ, nhận thức kịp thời, có niềm tin và quyết tâm chính trị thực hiện thắng
lợi đường lối, chính sách HNQT của Đảng và Nhà nước; Cán bộ tuyên truyền
của Đảng cần phải thường xuyên bám sát thực tiễn HNQT, thường xuyên tự
tổng kết và tham gia tổng kết thực tiễn HNQT; Cán bộ tuyên truyền của Đảng
cần nhận thức rõ yêu cầu đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền nhằm đáp
16
ứng yêu cầu và phù hợp với điều kiện HNQT.
4.2.1.3. Tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân, của doanh nghiệp
về công tác tuyên truyền của Đảng và đổi mới công tác tuyên truyền của
Đảng đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế
Người dân và doanh nghiệp, doanh nhân, xét đến cùng, là chủ thể chủ
yếu nhất và quan trọng hàng đầu của quá trình HNQT; CTTT của Đảng phải
thường xuyên cung cấp thông tin chính thống, chính xác, kịp thời định hướng
tư tưởng, dư luận, nhận thức cho mọi người dân và doanh nghiệp về HNQT;
CTTT của Đảng cần tập trung cao hơn cho việc tuyên truyền giáo dục các
tầng lớp nhân dân theo các hình thức khác nhau, ở các tổ chức khác nhau
nhằm tạo ra những kết quả đồng bộ trong nhận thức của mỗi người dân, mỗi
doanh nghiệp về HNQT; Do đối tượng của CTTT của Đảng là cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân với trình độ, nhận thức, tư tưởng, quan điểm,
điều kiện và mức độ nhu cầu tâm lý khác nhau nên phương pháp tuyên truyền
cũng cần khác nhau, v.v..
4.2.2. Nhóm giải pháp về thể chế nhằm đổi mới nhận thức về công tác
tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
4.2.2.1. Cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, xác định đúng
đắn và kịp thời định hướng đổi mới về nội dung và phương thức tuyên truyền
về hội nhập quốc tế
Xây dựng và hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
về HNQT; Xác định đúng đắn và kịp thời định hướng đổi mới về các nội
dung tuyên truyền về HNQT; Xác định đúng đắn và kịp thời định hướng đổi
mới về phương thức tuyên truyền về HNQT; Coi trọng định hướng đúng
đắn và kịp thời những thông tin quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an
ninh, quốc phòng, đối ngoại và tình hình quốc tế, đồng thời mở rộng các nội
dung khác, đáp ứng với yêu cầu phong phú, đa dạng, phù hợp với từng loại
17
khách thể và đối tượng tuyên truyền; Đẩy mạnh thông tin hai chiều theo
hướng dân chủ hóa và tăng cường đối thoại trước yêu cầu HNQT, bảo đảm
thông tin “thông suốt”; Báo cáo viên, tuyên truyền viên cần được xây dựng
có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở; Thường xuyên mở các lớp tập huấn,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền miệng;
Bám sát thực tiễn HNQT, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, dự báo chiều
hướng phát triển để tuyên truyền đúng và kịp thời về HNQT; Hướng dẫn
tuyên truyền hành động cho nhân dân, đấu tranh chống luận điệu thù địch,
tư tưởng, quan điểm sai trái về HNQT. Lựa chọn hình thức, phương pháp,
phương tiện tuyên truyền phù hợp với đặc điểm của các khách thể và đối
tượng tuyên truyền về HNQT. Phát hiện kịp thời các mô hình, nhân tố mới
trong CTTT của Đảng về HNQT.
Để đáp ứng yêu cầu HNQT, CTTT của Đảng cần tập trung:
Một là, các sản phẩm thông tin, tuyên truyền hiện nay đang có cần nâng
cao hơn về chất lượng và hình thức. Hai là, nâng cao chất lượng và hiệu quả
của các loại hình báo chí. Ba là, tăng cường sử dụng các loại hình văn hóa - văn
nghệ trong CTTT của Đảng. Bốn là, đổi mới tư duy, chủ động, sáng tạo, linh
hoạt trong CTTT của Đảng trước yêu cầu HNQT. Năm là, xây dựng và thực
hiện cơ chế kiểm tra, giám sát CTTT.
4.2.2.2. Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác tuyên
truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế
Xác định đúng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức làm CTTT
của Đảng về HNQT; Kiện toàn tổ chức bộ máy làm CTTT của Đảng theo hướng
tin gọn - chất lượng - hiệu quả, giữ vai trò hạt nhân (dẫn dắt, định hướng) trong hệ
thống thống nhất - kết nối các cơ quan, tổ chức làm CTTT; Các cơ quan tuyên
truyền của Đảng cần tập trung nghiên cứu, và dự báo tình hình HNQT.
4.2.2.3. Thực hiện đúng lộ trình, bước đi đối với công tác tuyên truyền
của Đảng đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế
18
Tiếp tục những kinh nghiệm trong trong tuyên truyền về lộ trình, bước đi
của quá trình HNQT (đã có) - tuyên truyền từ chỗ Việt Nam mong muốn làm
bạn với các nước đến chỗ Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các nước và Việt
Nam sẵn sàng trở thành thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế;
Tuyên truyền về quá trình HNQT - từ chỗ bình thường hóa quan hệ với các
nước đến phát triển các mối quan hệ với các đối tác là các nước lớn, các khu
vực, các cộng đồng và các tổ chức quốc tế quan trọng (từ quan hệ láng giềng
hữu nghị, hữu nghị đặc biệt đến đối tác toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác
chiến lược toàn diện, v.v.)
CTTT của Đảng hiện nay cần đẩy mạnh tuyên truyền từ hội nhập kinh
tế quốc tế đến HNQT một cách toàn diện; Tuyên truyền về HNQT nói
chung đến HNQT sâu từng lĩnh vực nói riêng; Tuyên truyền từ việc chuẩn
bị, đàm phán, ký kết đến triển khai và đánh giá kết quả thực hiện các cam
kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia; Tuyên truyền về thế giới, thị
trường thế giới nói chung đến từng quốc gia, khu vực, từng thị trường nói
riêng; Tuyên truyền có chọn lọc về nội dung và hình thức thông tin đến từng
đối tác cụ thể, phù hợp, v.v.; Tuyên truyền từ HNQT từ trong nước đến
HNQT với thế giới và ngược lại, v.v.; Tuyên truyền từ chủ trương, chính
sách đến thực tiễn HNQT; Thực hiện thứ tự ưu tiên của các nội dung thông
tin về HNQT; v.v..
4.2.3. Nhóm giải pháp về cán bộ và cơ sở vật chất - kỹ thuật nhằm đổi
mới CTTT của Đảng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
4.2.3.1.Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền của Đảng
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng và sử dụng cán bộ làm CTTT của Đảng; Tăng cường lãnh đạo, quản
lý cán bộ tuyên truyền của Đảng; v.v..
4.2.3.2. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật nhằm đổi mới công tác
tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
19
Tăng cường các phương tiện tuyên truyền hiện đại trong bối cảnh HNQT
hiện nay là yêu cầu cần thiết để nâng cao hiệu quả CTTT của Đảng, đáp ứng
yêu cầu thông tin ngày càng cao của HNQT; Quan tâm đúng mức, tạo điều kiện
trang bị các phương tiện hiện đại cho cán bộ tuyên truyền, phù hợp với điều
kiện phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, v.v..
Tiểu kết chương 4
Cần xác định những quan điểm (các nhóm quan điểm) về đổi mới
CTTT của Đảng đáp ứng các yêu cầu của HNQT, bao gồm: Nhóm quan điểm
thứ nhất là nhận thức và xác định rõ tính bức thiết của đổi mới CTTT của
Đảng đáp ứng yêu cầu của HNQT. Nhóm quan điểm thứ hai là xác định và
thực hiện đúng phương hướng và nhiệm vụ của đổi mới CTTT của Đảng đáp
ứng yêu cầu của HNQT. Nhóm quan điểm thứ ba là xác định và thực hiện
đúng nguyên tắc và phương châm đổi mới CTTT của Đảng đáp ứng yêu cầu
của HNQT.
Xác định đúng và thực hiện có kết quả các giải pháp đáp ứng các yêu cầu
của HNQT, bao gồm: Nhóm giải pháp về nhận thức bao gồm: Nâng cao nhận
thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên về đổi mới CTTT
của Đảng đáp ứng yêu cầu của HNQT; Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ
tuyên truyền về đổi mới CTTT của Đảng đáp ứng yêu cầu của HNQT; Nâng
cao nhận thức của người dân, của doanh nghiệp về CTTT của Đảng và đổi mới
CTTT của Đảng đáp ứng yêu cầu của HNQT, v.v.. Nhóm giải pháp về thể chế
bao gồm: Xây dựng và hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
về HNQT; Xác định đúng đắn và kịp thời định hướng đổi mới về nội dung và
phương thức tuyên truyền về HNQT; Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy
làm CTTT của Đảng đáp ứng yêu cầu của HNQT theo hướng tin gọn - chất
lượng - hiệu quả, giữ vai trò hạt nhân trong hệ thống các cơ quan làm CTTT;
Các cơ quan tuyên truyền của Đảng cần tập trung nghiên cứu, và dự báo tình
20
hình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_doi_moi_cong_tac_tuyen_truyen_cua_dang_dap_ung_yeu_cau_hoi_nhap_quoc_te_o_viet_nam_hien_nay_3313.pdf