Chương 3
THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA
NGÂN HÀNG NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
Tăng trưởng kinh tế của Lào từ mức 4,6% năm 2001 sau khủng
hoảng tài chính tiền tệ đã tăng dần lên mức trên 8% trong những năm gần
đây. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát giảm xuống rõ rệt so với giai đoạn tăng
cao và bất ổn định trước những năm 2000, tạo tiền đề vững chắc cho một
thời kỳ tăng trưởng kinh tế tăng tốc. Tháng 1/2013, Lào đã chính thức trở
thành thành viên thứ 158 của WTO. Đầu tư vào khoáng sản và thủy điện
trong những năm gần đây là nguồn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính của
nền kinh tế Lào, góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo tại quốc gia
này. Mặc dù vậy, quá trình chuyển đổi kinh tế tại Lào vẫn phải đối mặt với
nhiều thử thách.
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lãi suất thị trường; duy trì sự ổn định
của thị trường ngoại hối. NHTW nhiều quốc gia lựa chọn ổn định giá cả là
mục tiêu hàng đầu và dài hạn.
2.1.2.2. Mục tiêu hoạt động và mục tiêu trung gian của chính sách
tiền tệ
Mục tiêu hoạt động của CSTT là những biến số kinh tế mà NHTW
có thể sử dụng các công cụ CSTT để kiểm soát hàng ngày. Lượng tiền cơ
sở, dự trữ của các tổ chức tín dụng tại NHTW, mức lãi suất liên ngân hàng
ngắn hạn là các mục tiêu hoạt động được lựa chọn.
Mục tiêu trung gian là một biến số kinh tế mà NHTW có thể kiểm
soát sau một độ trễ thời gian hợp lý, với một độ chính xác tương đối, và có
mối quan hệ tương đối ổn định và chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng của
CSTT. Những mục tiêu trung gian điển hình của CSTT là tổng lượng tiền
như M1, M2, hoặc M3, dư nợ tín dụng, hoặc lãi suất trung và dài hạn.
2.1.3. Công cụ của chính sách tiền tệ
Về cơ bản, NHTW sử dụng ba loại công cụ, đó là nghiệp vụ OMO,
chính sách chiết khấu, và DTBB.
7
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.2.1. Những vấn đề cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế
2.2.1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
"Hội nhập quốc tế là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng
cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị,
nguồn lực, quyền lực và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các
định chế hoặc tổ chức quốc tế" (Phạm Quốc Trụ, 2011).
2.2.1.2. Phân loại hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập KTQT được chia thành 4 mức độ gồm: đơn phương, song
phương, khu vực, liên khu vực, và đa phương; và năm mô hình cơ bản từ
thấp đến cao gồm: khu vực mậu dịch tự do; liên minh thuế quan; thị trường
chung; liên minh kinh tế và liên minh tiền tệ.
2.2.1.3. Lợi ích và hạn chế của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập KTQT mang lại những lợi ích sau: (i) củng cố chính sách
và thể chế trong nước để tham gia vào thương mại quốc tế; (ii) cải thiện
tính dễ dàng và an toàn trong tiếp cận các thị trường; (iii) tăng cường
quyền tiếp cận các cơ chế giải quyết tranh chấp các vấn đề thương mại;
(iv) tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; (v) các nguồn
lực được phân bổ hiệu quả hơn; và (vi) các tổ chức có quy mô khu vực và
toàn cầu được hình thành và củng cố.
Tuy vậy, hội nhập KTQT cũng gây ra những khó khăn, bao gồm: (i)
cạnh tranh tăng lên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền sản xuất trong nước;
(ii) quyền lực và khả năng điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế trong
nước giảm; (iii) nền sản xuất non trẻ trong nước có thể bị ảnh hưởng tiêu
cực từ sự xâm nhập của hàng hóa từ nước ngoài; và (iv) nền kinh tế vĩ mô
dễ biến động, có thể vượt khỏi khả năng kiểm soát của Nhà nước.
2.2.2. Điều hành chính sách tiền tệ trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế
2.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm điều hành chính sách tiền tệ trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Điều hành CSTT là việc NHTW sử dụng các công cụ CSTT tác động
vào các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu của
CSTT trong từng thời kỳ.
8
Về đặc điểm của điều hành CSTT: tính linh hoạt của công tác điều
hành gia tăng, tính không chắc chắn về tác động tới các mục tiêu gia tăng,
điều hành CSTT có độ trễ.
2.2.2.2. Nội dung điều hành chính sách tiền tệ trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế
Về lựa chọn mục tiêu của CSTT: điều hành CSTT phải hướng tới
mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thể hiện ở tăng trưởng bền vững với cơ cấu
kinh tế hợp lý, chất lượng tăng trưởng cao trên cơ sở đầu tư vào các yếu tố
chất lượng lao động và công nghệ, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp và ổn định.
Về sử dụng các công cụ CSTT:
Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc chỉ nên được sử dụng khi thanh khoản của
hệ thống ngân hàng dư thừa. Ngược lại, thiếu hụt thanh khoản do tăng
mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể dẫn tới tình trạng một vài hoặc toàn bộ
hệ thống rơi vào tình trạng thiếu ổn định.
NHTW có thể sử dụng lãi suất chiết khấu để tác động tới chi phí vốn
của các ngân hàng và qua đó điều tiết mặt bằng lãi suất của nền kinh tế
hoặc điều chỉnh lại cơ cấu tín dụng cho phù hợp với định hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Công cụ chiết khấu có thể được NHTW sử dụng để
tăng lượng tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng trong trường hợp xảy ra
khủng hoảng tài chính.
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chủ yếu và hữu dụng để
NHTW điều tiết lượng vốn khả dụng, cung tiền và mặt bằng lãi suất của
nền kinh tế nhờ tính linh hoạt, chính xác và khả năng tác động tức thì tới
lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng.
2.2.2.3. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới điều hành chính
sách tiền tệ của ngân hàng trung ương
* Những tác động tích cực: (i) các công cụ CSTT gián tiếp có điều
kiện được sử dụng và phát huy tác dụng; (ii) thị trường tiền tệ, thị trường
vốn phát triển và mang tính toàn cầu; (iii) mức độ độc lập trong điều hành
CSTT của NHTW tăng cường; (iv) thúc đẩy cải cách công tác điều hành
CSTT hướng tới các thông lệ và chuẩn mực quốc tế; (v) tạo ra cơ hội hợp
tác, trao đổi thông tin và phối hợp hành động giữa các NHTW trên phạm
vi khu vực và toàn cầu; và (vi) kỷ luật ngân sách và hiệu quả điều hành
CSTT được tăng cường hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
9
* Những tác động tiêu cực: (i) mức độ tự chủ CSTT bị giảm đi phần
nào; (ii) cơ chế truyền tải CSTT đối mặt với nhiều thách thức hơn; (iii)
tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao; (iv) cơ cấu kinh tế thay đổi đòi hỏi điều
chỉnh cơ cấu tín dụng; (v) CSTT trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào CSTT
của quốc gia khác; (vi) thị trường tài chính dễ xảy ra biến động; và (vii)
DTNH và TGHĐ dễ bị biến động lớn.
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN
TIỀ TÁC ĐỘNG TỚI NỀN KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.3.1. Tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế
Khi một quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, điều hành CSTT
của NHTW buộc phải có những thay đổi khi mà các tác động của CSTT
tới nền kinh tế sẽ có những đặc điểm khác với trường hợp nền kinh tế đóng
khi phải hướng tới cả cân bằng bên trong và bên ngoài. Trong điều kiện cơ
chế tỷ giá cố định, việc kết hợp mở rộng tiền tệ với chính sách thắt chặt
hay mở rộng tài khóa đều không đạt được đồng thời hai mục tiêu cân bằng
bên trong và bên ngoài. Ngược lại, trong điều kiện cơ chế tỷ thả nổi, nới
lỏng hay thắt chặt tiền tiền đều mang lại hiệu quả để tác động tới sản lượng
của nền kinh tế mà vẫn đạt được mục tiêu cân bằng bên trong và bên
ngoài. Ngoài ra, trong trường hợp đường IS có độ dốc càng thoải, ví dụ
như đầu tư nhạy cảm với lãi suất, thì NHTW chỉ cần điều chỉnh một lượng
nhỏ trong cung tiền để có thể đạt được mục tiêu
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác điều hành chính sách
tiền tệ của ngân hàng trung ương tới nền kinh tế
Công tác điều hành CSTT phát huy tác động tới nền kinh tế như kỳ
vọng của NHTW ở mức độ nào phụ thuộc vào các nhân tố như: tính độc
lập của NHTW, quy mô của thị trường tài chính chính thức, mức độ hiệu
quả của thị trường liên ngân hàng, mức độ phát triển của thị trường chứng
khoán và bất động sản, mức độ đầy đủ và hiệu lực của môi trường pháp lý,
mức độ tự do hóa tài chính, chế độ tỷ giá, mức độ cạnh tranh của hệ thống
TCTD, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế
10
Chương 3
THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA
NGÂN HÀNG NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
Tăng trưởng kinh tế của Lào từ mức 4,6% năm 2001 sau khủng
hoảng tài chính tiền tệ đã tăng dần lên mức trên 8% trong những năm gần
đây. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát giảm xuống rõ rệt so với giai đoạn tăng
cao và bất ổn định trước những năm 2000, tạo tiền đề vững chắc cho một
thời kỳ tăng trưởng kinh tế tăng tốc. Tháng 1/2013, Lào đã chính thức trở
thành thành viên thứ 158 của WTO. Đầu tư vào khoáng sản và thủy điện
trong những năm gần đây là nguồn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính của
nền kinh tế Lào, góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo tại quốc gia
này. Mặc dù vậy, quá trình chuyển đổi kinh tế tại Lào vẫn phải đối mặt với
nhiều thử thách.
3.2. ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG
NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.2.1. Diễn biến tiền tệ và tình hình phát triển của hệ thống ngân
hàng tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
3.2.1.1. Diễn biến tiền tệ tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Thứ nhất, quy mô của khu vực tiền tệ đã phát triển nhanh chóng
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế kể từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ
1997. Tỷ lệ M2/GDP khá ổn định ở mức 20% cho tới năm 2007 và sau đó
tăng rất mạnh, trung bình mỗi năm tăng 16,5%.
Thứ hai, Lào là quốc gia có tình trạng đô la hóa rất cao; tỷ lệ tiền gửi
ngoại tệ trên cung tiền đạt mức 42,5% vào năm 2012. Thực trạng này làm
giảm hiệu lực điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào do
không thể kiểm soát tốt lượng tiền cung ứng.
11
3.2.1.2. Tình hình phát triển hệ thống ngân hàng tại Cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào
Hệ thống ngân hàng tại Lào chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp
sang hệ thống ngân hàng hai cấp từ tháng 10 năm 1988, khi cơ chế kinh tế
mới được thực hiện từ năm 1986. Hệ thống ngân hàng tại Lào trải qua lần
tái cấu trúc thứ hai sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997 và
lần tái cấu trúc thứ ba vào năm 2003. Sự tăng lên đột biến về số lượng các
ngân hàng bắt nguồn từ những cải cách về mặt thể chế trong thu hút vốn
đầu tư nước ngoài khi Lào tham gia vào hội nhập KTQT.
Tín dụng tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Tăng
trưởng tín dụng và cung tiền luôn song hành cùng với nhau trong giai đoạn
này, cho thấy quy mô của khu vực tiền tệ lẫn quy mô, tầm quan trọng của
hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự tăng trưởng quá nóng
về tín dụng cũng đã đặt ra những lo ngại về sức khỏe của hệ thống ngân
hàng như nợ xấu tăng, khả năng quản trị rủi ro kém, và vai trò giám sát hệ
thống của cơ quan quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu.
3.2.2. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng
nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế
Việc hội nhập vào KTQT cùng với những biến động trong nước đã
đặt ra những yêu cầu, thuận lợi, cũng như những thách thức đối với công
tác điều hành CSTT của Ngân hàng nước CHDCND Lào. Trong thập niên
90s, điều hành CSTT được Ngân hàng nước CHDCND Lào thực hiện
thông qua việc sử dụng cả công cụ trực tiếp và gián tiếp mà không có các
kênh truyền dẫn và mục tiêu rõ ràng.
3.2.2.1. Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2002
Trước tình hình tỷ giá biến động mạnh, lạm phát tăng cao, hệ thống
doanh nghiệp rơi vào tình trạng đình đốn, tăng trưởng kinh tế sụt giảm do
khủng hoảng tiền tệ Châu Á và thiên tai trong nước, Ngân hàng nước
CHDCND Lào đã thực hiện hành chóng các biện pháp kiềm chế lạm phát
như: (i) tăng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm từ mức 16%/năm lên
12
22%/năm; (ii) áp mức trần tăng trưởng tín dụng ở mức 10% trong năm
1998; và (iii) tiến hành bán 90 tỷ Kip tín phiếu Kho bạc và tín phiếu
NHTW trong năm 1998.
Năm 1999, Ngân hàng nước CHDCND Lào tiếp tục sử dụng các
công cụ gián tiếp để kiềm chế lạm phát như: (i) tiếp tục bán tín phiếu Kho
Bạc, phát hành và bán tín phiếu NHTW với mức lãi suất cao với tổng giá
trị lên tới gần 202 tỷ Kíp; và (ii) duy trì lãi suất tái chiết khấu ở mức 35%.
Nhờ thực hiện đồng loạt các biện pháp, sử dụng các công cụ gián tiếp
lẫn trực tiếp, tình hình lạm phát tại Lào đã được kiểm soát. Tỷ lệ lạm phát
giảm xuống mức 10,56% vào năm 2000, 7,52% vào năm 2001. Trong khi
đó, CCTM của Lào liên tục thâm hụt trong các năm từ 1997 đến 2002, là
nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng thâm hụt nhẹ cán cân vãng lai.
3.2.2.2. Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005: chính sách tiền tệ
thắt chặt hợp lý nhằm ổn định kinh tế vĩ mô
Sang đến năm 2002, lạm phát đã quay trở lại vào nữa cuối năm và
bùng phát mạnh trong năm 2003. Ngân hàng nước CHDCND Lào tiến
hành thắt chặt CSTT nhưng do lạm phát tăng lên chủ yếu bắt nguồn từ cú
sốc phía cung nên giải pháp được thực hiện là hạn chế kích thích tổng cầu
quá mức đồng thời duy trì tỷ giá ổn định. Cụ thể, Ngân hàng nước
CHDCND Lào đã phát hành tín phiếu với giá trị 50 tỷ Kip vào tháng
9/2003. Tỷ lệ DTBB được duy trì ở mức 8% đối với đồng nội tệ và 15%
đối với đồng ngoại tệ. Ngân hàng nước CHDCND Lào cũng áp dụng hạn
mức đối với tăng trưởng tín dụng của các NHTM thuộc sở hữu Nhà nước,
đồng thời tiến hành các giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Hiệu
lực của CSTT thắt chặt đã phát huy tác dụng rõ ràng hơn trong năm 2004
và 2005 khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống chỉ còn 8,65% và 8,78% trong hai
năm này.
Năm 2005, Ngân hàng nước CHDCND Lào đã thực hiện các biện
pháp ổn định kinh tế vĩ mô như: cung cấp thanh khoản thông qua chiết
khấu tín phiếu Kho bạc và cho vay tái cấp vốn; can thiệp trên thị trường
ngoại hối nhằm ổn định giá trị của đồng Kip
13
3.2.2.3. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010: chính sách tiền tệ
nới lỏng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng nước CHDCND
Lào đã thực hiện các biện pháp nới lỏng CSTT: (i) giảm tỷ lệ DTBB từ 8%
xuống còn 5% đối với tiền gửi là đồng Kip; (ii) giảm tỷ lệ DTBB từ 15%
xuống còn 10% đối với tiền gửi ngoại tệ; (iii) khuyến khích hoạt động của
thị trường liên ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của hệ
thống NHTM, hỗ trợ CSTK, (iv) tăng vốn điều lệ cho NHTMNN; (v) giảm
lãi suất tái chiếu khấu từ 15% xuống còn 4%/năm; và (vi) mua tín phiếu hỗ
trợ thanh khoản NHTM Bất chấp các ảnh hưởng xấu của cuộc khủng
hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào trong
năm 2009 đã đạt 6,4%.
Năm 2010 được đặt ra mục tiêu duy trì ổn định tiền tệ trong dài hạn,
góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, Ngân hàng nước CHDCND Lào
đã thực hiện CSTT linh hoạt, thận trọng thông qua tăng lãi suất ngắn hạn
từ 4% lên 5%, hạn chế các khoản vay trực tiếp ngoài ngân sách cho các dự
án xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngân hàng nước CHDCND Lào còn sử dụng
chính sách TGHĐ để kiềm chế lạm phát ở con số mong muốn.
Trong bối cảnh hội nhập KTQT, khi mà các nước trên thế giới đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn thì Lào có thể đứng vững và hoàn thành
xuất sắc những kế hoạch của mình. Một trong những yếu tố góp nên thành
công đó chính là việc sử dụng các công cụ CSTT khôn ngoan, linh hoạt,
phù hợp với tiềm năng tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, để
thực hiện các mục tiêu của kế hoạch tăng trưởng kinh tế - xã hội 5 năm lần
thứ bảy, nền kinh tế Lào và điều hành CSTT vẫn phải đối mặt với một số
thử thách lớn như: (i) sự bất ổn của kinh tế thế giới tiếp tục ảnh hưởng tới
Lào khi mức độ hội nhập KTQT của Lào tăng dần; (ii Chính phủ Lào cần
thực hiện những biện pháp để phòng ngừa những rủi ro nhằm bảo đảm ổn
định tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô; (iii) các mục tiêu kinh tế xã hội
nền kinh tế Lào phải được nhanh chóng chuyển sang cơ chế hoạt động của
nền kinh tế thị trường, trong đó vai trò của đầu tư công và các DNNN chỉ
14
dừng ở mức định hướng và hỗ trợ nền kinh tế.
3.2.2.4. Giai đoạn từ năm 2011 đến nay: chính sách tiền tệ thận
trọng, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô
Tiếp đà tăng của lạm phát trong năm 2010, năm 2011, chỉ số giá tiêu
dùng tại Lào tăng đột biến buộc Chính phủ phải chuyển hướng điều hành
CSTT sang mục tiêu kiềm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Để duy trì
ổn định giá trị tiền tệ đồng thời vẫn đóng góp vào công cuộc phát triển
kinh tế - xã hội, Ngân hàng nước CHDCND Lào đã điều hành CSTT thận
trọng và linh hoạt.
Sang năm 2012 và 2013, nền kinh tế Lào tiếp tục đà tăng trưởng ổn
định của năm trước khi Ngân hàng nước CHDCND Lào vẫn tiếp tục thực
hiện CSTT nới lỏng thận trọng thông qua các biện pháp: (i) duy trì tỉ lệ
DTBB 5% đối với tiền gửi nội tệ và 10% đối với tiền gửi ngoại tệ; (ii) duy
trì LSCK với kỳ hạn dưới 7 ngày ở mức 5%/năm, dưới 14 ngày ở mức
6,25%/năm, và dưới 1 năm ở mức 12,5%/năm; (iii) thực hiện các nghiệp
vụ OMO thông qua phát hành trái phiếu NHTW trên thị trường sơ cấp lẫn
thứ cấp; (iv) thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng đối với các NHTM
khi xảy ra rủi ro; (v) can thiệp trên thị trường ngoại hối khi cần thiết, nới
lỏng chính sách tỷ giá; (vi) tiếp tục cải thiện các vấn đề về thể chế, pháp
luật điều chỉnh hoạt động giám sát ngân hàng cho phù hợp với tiêu chuẩn
của Basel I và tiến tới Basel II.
Tỷ lệ lạm phát ở mức 3,86%, tăng trưởng kinh tế đạt mức 8,3% năm
2012 cho thấy tiềm năng tăng trưởng rất lớn của nền kinh tế Lào. Cán cân
thanh toán thặng dư tạo điều kiện để DTNH tăng lên mức 739,6 triệu
USD. Tuy nhiên, CHDCND Lào cần chú ý một số vấn đề nổi cộm khi
tham gia vào KTQT như sau: (i) nhập khẩu phục vụ tiêu dùng tăng mạnh
hơn và chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nhập khẩu phục vụ hoạt động đầu tư,
làm giảm khả năng tăng trưởng kinh tế; (ii) áp lực về thanh khoản do mở
rộng tín dụng quá nhanh và sự cạnh tranh cao giữa các TCTD (hệ quả của
việc hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng) đã tạo áp lực lên mặt bằng lãi suất
gây ra khó khăn cho hệ thống doanh nghiệp và khiến cho tình hình thanh
15
khoản của hệ thống TCTD trở nên rất nhạy cảm với những thay đổi về
điều hành CSTT; (iii) hội nhập sâu hơn vào KTQT buộc nền kinh tế Lào
phải đối mặt với nhiều hơn từ sự cạnh tranh thông qua việc dỡ bỏ những
rào càn về thương mại như thuế quan, hạn ngạch, qua đó tác động tới các
doanh nghiệp đang vay vốn ngân hàng, rộng hơn là khả năng trả nợ của
của nền kinh tế.
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.3.1. Những thành công
Thứ nhất, CSTT góp phần quan trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo
điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Thứ hai, CSTT đã đáp ứng nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế đang
trong giai đoạn phát triển.
Thứ ba, điều hành CSTT đã dần linh hoạt hơn trong bối cảnh nền
kinh tế phải đối mặt với nhiều biến động.
Thứ tư, điều hành CSTT đã dần chuyển sang sử dụng các công cụ
gián tiếp.
Thứ năm, thực hiện tái cơ cấu hệ thống NHTM theo hướng nâng cao
năng lực tài chính và năng lực kinh doanh .
Thứ sáu, mức độ độc lập trong điều hành CSTT được cải thiện.
Thứ bảy, điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến
cung cầu ngoại tệ.
Thứ tám, công tác thông tin, tuyên truyền về CSTT được triển khai
rộng rãi.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Những hạn chế
Thứ nhất, trong một số giai đoạn, tỷ lệ lạm phát tăng cao vượt khả
năng kiểm soát của Chính phủ và Ngân hàng nước CHDCND Lào do
CSTT nới lỏng.
Thứ hai, năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng còn yếu kém,
16
chưa tương xứng với quy mô phát triển của hệ thống.
Thứ ba, sử dụng các công cụ CSTT mang tính hành chính làm méo
mó thị trường.
Thứ tư, dự trữ ngoại hối quy đổi ra tuần nhập khẩu giảm, ảnh hưởng
tới khả năng can thiệp trên thị trường ngoại hối.
3.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại
Nhóm nguyên nhân thứ nhất, Ngân hàng nước CHDCND Lào chưa
có một khung điều hành CSTT bao gồm các mục tiêu và công cụ rõ ràng
và hiệu quả.
Nhóm nguyên nhân thứ hai, mức độ độc lập của Ngân hàng nước
CHDCND Lào tuy đã được cải thiện những vẫn ở mức thấp.
Nhóm nguyên nhân thứ ba, tình trạng đô la hoá vẫn ở mức cao, ảnh
hưởng tới công tác điều hành CSTT và ổn định tiền tệ quốc gia.
Nhóm nguyên nhân thứ tư, cơ chế điều hành tỷ giá chưa hoàn thiện
khi cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng nước CHDCND Lào chưa có
tính thị trường cao và chưa phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhóm nguyên nhân thứ năm, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng
chưa mạng hiệu quả, thiếu tương xứng với quy mô phát triển của hệ thống
ngân hàng.
17
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN
LÀO TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐIỀU HÀNH
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2020
4.1.1. Định hướng của Chính phủ
Những mục tiêu chung của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
năm lần thứ bảy của CHDCND Lào được cụ thể hoá qua bốn nội dung sau:
- Duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng GDP
lớn hơn 8%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt mức 1.700 USD.
- Hoàn thành mục tiêu MDG và hội nhập hoàn toàn vào cộng đồng
ASEAN năm 2015, tận dụng công nghệ và cơ sở hạ tầng, và thiết lập nền
tảng kinh tế đa dạng để đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng quốc gia kém
phát triển vào năm 2020.
- Đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng việc hội nhập phát triển kinh
tế đi kèm với phát triển văn hoá - xã hội và bảo vệ môi trường.
- Đảm bảo ổn định chính trị, công bằng, trật tự xã hội, và hỗ trợ hội
nhập khu vực và quốc tế.
4.1.2. Định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng
nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào tới năm 2020
Định hướng: Ổn định trong dài hạn giá trị của đồng nội tệ, kiểm soát
hiệu quả lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế, tiếp tục theo đuổi cơ chế
tỷ giá thả nổi có điều tiết, duy trì sự ổn định của tỷ giá, khuyến khích sử
dụng đồng nội tệ; nâng cao năng lực hoạt động và hiện đại hoá hệ thống
ngân hàng để ổn định giá trị đồng nội tệ và đóng góp vào phát triển kinh tế
- xã hội; tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng
nước CHDCND Lào để bảo đảm ổn định và an toàn thị trường tài chính.
Các biện pháp thực hiện:
- Ổn định giá trị đồng nội tệ bằng việc thực hiện hiệu quả CSTT,
chính sách tỷ giá, và các chính sách quản lý ngoại hối khác.
- Tăng cường năng lực quản lý của hệ thống TCTD và các hệ thống
18
tài chính, và đa dạng hoá các loại hình các TCTD.
- Nâng cao năng lực và ổn định hệ thống ngân hàng; hội nhập hệ
thống tài chính vào hệ thống tài chính quốc tế.
- Tạo thêm nhiều cơ hội cho người dân địa phương sử dụng các sản
phẩm và dịch vụ của hệ thống ngân hàng.
4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện khung chính sách tiền tệ
4.2.1.1. Điều hành chính sách tiền tệ kiên định theo mục tiêu ưu tiên
Ngân hàng nước CHDCND Lào cần xác định lại mục tiêu ưu tiên của
CSTT là ổn định giá trị của đồng nội tệ (thể hiện qua tỷ lệ lạm phát thấp và
ổn định), đồng thời theo đuổi mục tiêu này trong cả trung dài hạn, để
không rơi vào tình trạng theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn như tăng trưởng
kinh tế mà bỏ qua mục tiêu dài hạn.
4.2.1.2. Xác định vùng lạm phát mục tiêu làm căn cứ điều hành
chính sách tiền tệ
Trong trung và dài hạn, Ngân hàng nước CHDCND Lào xem xét áp
dụng một vùng lạm phát mục tiêu. Hướng tới việc thực hiện một vùng lạm
phát mục tiêu rõ ràng trong trung hạn còn có thể giúp cải thiện hiệu quả
của CSTT bằng cách neo giữ được kỳ vọng lạm phát của công chúng, qua
đó cải thiện hiệu quả truyền dẫn CSTT.
4.2.1.3. Hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ
Trong bối cảnh hội nhập KTQT, các cú sốc trong nước lẫn ngoài
nước sẽ tăng lên về tần suất và mức độ ảnh hưởng. Do vậy, các công cụ
của CSTT phải thực sự hiệu quả để bảo đảm tính linh hoạt cũng như hiệu
quả tác động.
Thứ nhất, hoàn thiện các công cụ lãi suất điều hành, trước mắt Ngân
hàng nước CHDCND Lào phải thiết lập một mức lãi suất cơ bản định
hướng được lãi suất thị trường. Trên cơ sở lãi suất mục tiêu được xác định,
Ngân hàng nước CHDCND Lào sẽ sử dụng các công cụ gián tiếp trong
điều hành CSTT như nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn
để đạt mức lãi suất mục tiêu từ đó chi phối lãi suất thị trường. Trên cơ sở
19
mức lãi suất mục tiêu, Ngân hàng CHDCND hình thành đồng bộ các mức
lãi suất chỉ đạo như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay
qua đêm, và đặc biệt là lãi suất nghiệp vụ thị trường mở nhằm chủ động
điều tiết lãi suất thị trường cũng như các hành vi cho vay, đi vay của các
thành viên trên thị trường tiền tệ.
Thứ hai, hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Ngân hàng
nước CHDCND Lào cần phát hành nhiều hơn các chứng khoán của
NHTW nhằm tạo thêm sản phẩm cũng như đa dạng hoá các hàng hoá giao
dịch trên thị trường mở nhằm tạo những cơ hội tốt cho các thành viên
trong việc lựa chọn giấy tờ có giá để tham gia giao dịch. Ngân hàng nước
CHDCND Lào cần nâng cao năng lực dự báo vốn khả dụng do kết quả dự
báo có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách nhằm đạt được
mục tiêu điều hành của CSTT. Điều hành nghiệp vụ thị trường mở có tính
linh hoạt cao nên cần phải đặt trong sự phối hợp với các công cụ điều hành
khác của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_doi_moi_dieu_hanh_chinh_sach_tien_te_cua_ngan_hang_nuoc_cong_hoa_dan_chu_nhan_dan_lao_trong_qua_t.pdf