Tóm tắt Luận án Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường Đại học khu vực Trung Du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay

Đặc điểm các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc

Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 4 tháng 4 năm 1994 theo Nghị định số 31CP của Chính Phủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong khu vực, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Trải qua hơn 20 năm kiên trì, nỗ lực phấn đấu theo các mục tiêu định hướng của Chính phủ, Đại học Thái Nguyên đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học - công nghệ; phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du, miền núi phía Bắc và đất nước; từng bước khẳng định vị trí, vai trò của Đại học Vùng trong hệ thống giáo dục - đào tạo và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trường Đại học Tây Bắc là ngôi trường có lịch sử lâu đời, với bề dày truyền thống về giáo - dục tạo cho con em đồng bào các dân tộc khu tự trị Thái Mèo (trước đây) nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung. Trường Đại học Tây Bắc đã ra đời từ năm 1960 với nhiều lần đổi tên, chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau trong tỉnh Sơn La. Đến nay, trường đã có hơn 55 năm thành lập, phát triển và trưởng thành, trường đã có một cơ ngơi mới khang trang, với trang thiết bị ngày càng hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của giảng viên, sinh viên, xứng đáng là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu của vùng Tây Bắc.

 

doc27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường Đại học khu vực Trung Du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học”, Cao đẳng Thuế - Tài chính Hà Nam học báo (kỳ 2 số 18), năm 2004; Giáo dục LLCT cho sinh viên có bài viết “Những gợi ý từ tuyến đầu giảng dạy lý luận mácxít” (Tạp chí Cầu thị số 24/2005 được tác giả Nguyên Đức Sâm biên dịch trên tạp chí Những vấn đề chính trị - xã hội số 16/2006); Vương Bột Bình, “Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Trung Quốc trong tình hình mới”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu tư tưởng chính trị, số 3-2006; Vương Yến, “Nâng cao lý luận và trình độ của công tác chính trị - tư tưởng trong tình hình mới”, đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng Trung Quốc, tháng 10-2007; Luận án tiến sĩ của Lý Kiện (2013), Nghiên cứu, đánh giá về tố chất của sinh viên; Luận án tiến sĩ của Hoàng Á Lợi (2014), Hiện trạng, trực quan và giá trị chính trị của sinh viên và nghiên cứu về sách lược giáo dục.... III. Những kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu A. Những kết quả đạt được - Các công trình khoa học nêu trên đã tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn lý luận về: Công tác tư tưởng, công tác giáo dục LLCT, công tác giáo dục LLCT cho sinh viên Việt Nam. Đặc biệt, một số công trình tập trung nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của công tác giáo dục LLCT cho sinh viên đại học ở nước ta hiện nay, thực trạng những vấn đề đặt ra và từ đó đã đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho sinh viên hiện nay. - Đã có các công trình nghiên cứu về phương pháp và đổi mới phương pháp giáo dục giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại, tuy nhiên phần lớn tiếp cận dưới góc độ: đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT, đổi mới phương pháp dạy và học LLCT, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập... Có những công trình nghiên cứu về phương pháp giáo dục LLCT, tuy nhiên lại tiếp cận dưới góc độ của các khoa học khác như: giáo dục học, tâm lý học... B. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu - Luận án tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận về đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên dưới góc tiếp cận của công tác tư tưởng. Luận án khái quát, hệ thống hóa, làm rõ các vấn đề lý luận về phương pháp giáo dục LLCT và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên. Trong đó trọng tâm xây dựng bộ khung lý thuyết về đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học như: mục tiêu, nguyên tắc, nội dung đánh giá sự đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học. - Luận án nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phí Bắc nước ta trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện, giáo dục đào tạo hiện nay. Luận án nghiên cứu quá trình đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong điều kiên học theo học chế tín chỉ và thực hiện tích hợp các môn lý luận chính trị trị theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục & Đào tạo về chương trình các môn LLCT trình độ đại học cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu, chỉ rõ một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong thời gian tới. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1. Phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học 1.1.1. Khái niệm lý luận chính trị và giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học 1.1.1.1. Lý luận chính trị - Lý luận là hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật được khái quát từ thực tiễn khách quan, phản ánh trình độ nhận thức và cải tạo thế giới khách quan của con người. Lý luận là kết quả của sự nhận thức chủ quan của con người về các sự kiện, hiện tượng trong thế giới khách quan. - Lý luận chính trị là hệ thống tri thức trong lĩnh vực chính trị, thể hiện thái độ và lợi ích của một giai cấp đối với quyền lực nhà nước trong xã hội có giai cấp, được khái quát từ nghiên cứu khoa học và hoạt động chính trị thực tiễn. 2.1.1.2. Giáo dục lý luận chính trị trị cho sinh viên các trường đại học - Giáo dục là một hiện tượng xã hội, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình lịch sử - xã hội của loài người. Giáo dục góp phần nâng cao trình độ nhận thức và cải tạo thế giới của con người. Từ đó, xã hội loài người không ngừng phát triển. - Giáo dục LLCT là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Đó là hoạt động truyền bá, tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức lý luận, hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học, góp phần nâng cao và phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của họ trong hoạt động thực tiễn. - Sinh viên là một bộ phận của thanh niên, là những người đang học tập và rèn luyện trong các trường đại học, cao đẳng để trau rồi kỹ năng nghề nghiệp cũng như tu dưỡng bản thân để tự hoàn thiện mình. - Giáo dục LLCT cho sinh viên là hoạt động truyền bá, tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức chính trị, hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc khoa học, biện chứng, góp phần phát huy tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên trong hoạt động thực tiễn. - Giảng dạy LLCT là một hình thức giáo dục LLCT đặc thù, đem lại hiệu quả giáo dục cao cho sinh viên trong các trường đại học. 1.1.2. Phương pháp và phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học 1.1.2.1. Phương pháp Phương pháp là hệ thống các cách thức, thao tác điều chỉnh nhận thức và hoạt động của con người trong hoạt động thực tiễn. 1.1.2.2. Phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học - Phương pháp giáo dục LLCT là hệ thống các cách thức, hoạt động của chủ thể giáo dục sử dụng để truyền bá và đối tượng giáo dục sử dụng để tiếp thu nội dung giáo dục LLCT phù hợp với bản chất, quy luật của quá trình giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học góp phần thúc đẩy tính tích cực chính trị - xã hội của sinh viên trong hoạt động thực tiễn. - Đặc điểm phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học: - Phân loại các phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học: + Căn cứ vào cách thức sử dụng các phương tiện giáo dục, có: nhóm phương pháp dùng lời nói, nhóm phương pháp trực quan và nhóm phương pháp thực tiễn. + Căn cứ vào chủ thể tham gia giáo dục, có: Phương pháp giáo dục nhà trường, phương pháp giáo dục gia đình, phương pháp giáo dục xã hội. + Căn cứ vào nội dung giáo dục, có: Phương pháp giáo dục hệ tư tưởng chính trị - Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phương pháp giáo dục tri thức và kinh nghiệm chính trị trong nước và thế giới... + Căn cứ vào tính chất tiên tiến của phương pháp, có: Phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. + Căn cứ vào tính chất, cách thức tiếp thu của đối tượng, có: phương pháp thụ động và phương pháp tích cực. 1.2. Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học 1.2.1. Khái niệm đổi mới và đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học 1.2.1.1. Đổi mới và đổi mới trong giáo dục đại học 1.2.1.2. Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học là thay thế một cách cơ bản, có hệ thống, có kế thừa các cách thức, hoạt động hiện có của chủ thể và đối tượng giáo dục bằng các cách thức, hoạt động mới, phù hợp với bản chất, quy luật của quá trình giáo dục nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong giáo dục LLCT và đạt mục tiêu giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học đặt ra. 1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học 1.2.2.1. Mục tiêu đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học Mục tiêu: Đổi mới mạnh mẽ các phương pháp theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng lý luận vào thực tiễn cho sinh viên; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở cho sinh viên tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục LLCT cho sinh viên. 1.2.2.2. Nguyên tắc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học - Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT phải có tính kế thừa. - Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT phải gắn lý luận với thực tiễn. - Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT trên cơ sở lấy người học là trung tâm. - Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT phải có lộ trình thích hợp 1.2.3. Nội dung đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học 1.2.3.1. Áp dụng các phương pháp mới, hiện đại trong giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên 1.2.3.2. Thay đổi từng phần các phương pháp hiện có trong giáo dục LLCT hiện có cho sinh viên 1.2.3.3. Đa dạng hóa và tích hợp các phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên Tiểu kết chương 1 Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, thì đổi mới giáo dục LLCT được đặt ra là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, đổi mới phương pháp giáo dục LLCT được đặc biệt coi trọng. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã có của các nhà khoa học, luận án đã hệ thống hóa, phát triển và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về phương pháp giáo dục LLCT và đổi mới phương pháp giáo dục lý luận cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay. Trong đó, tập trung làm rõ các khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc đổi mới, các tiêu chí đánh giá sự đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học. Đặc biệt, việc đưa ra các nội dung đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học bao gồm: (1) Mức độ thay thế, áp dụng các phương pháp mới, hiện đại trong giáo dục LLCT cho sinh viên; (2) Mức độ thay đổi từng phần các phương pháp hiện có trong giáo dục LLCT cho sinh viên; (3) Mức độ đa dạng hóa và tích hợp các phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để luận án, khảo sát đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1. Đặc điểm các trường đại học và sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta 2.1.1. Đặc điểm các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 4 tháng 4 năm 1994 theo Nghị định số 31CP của Chính Phủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong khu vực, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Trải qua hơn 20 năm kiên trì, nỗ lực phấn đấu theo các mục tiêu định hướng của Chính phủ, Đại học Thái Nguyên đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học - công nghệ; phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du, miền núi phía Bắc và đất nước; từng bước khẳng định vị trí, vai trò của Đại học Vùng trong hệ thống giáo dục - đào tạo và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trường Đại học Tây Bắc là ngôi trường có lịch sử lâu đời, với bề dày truyền thống về giáo - dục tạo cho con em đồng bào các dân tộc khu tự trị Thái Mèo (trước đây) nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung. Trường Đại học Tây Bắc đã ra đời từ năm 1960 với nhiều lần đổi tên, chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau trong tỉnh Sơn La. Đến nay, trường đã có hơn 55 năm thành lập, phát triển và trưởng thành, trường đã có một cơ ngơi mới khang trang, với trang thiết bị ngày càng hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của giảng viên, sinh viên, xứng đáng là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu của vùng Tây Bắc. 2.1.2. Đặc điểm sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc Sinh viên các trường thuộc Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc đa phần đều là con em thuộc các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trong đó sinh viên dân tộc thiểu số và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chiếm số lượng lớn. Đa số các em đều hiếu học, có ý trí và sự nỗ lực vươn lên trong học tập. Tuy nhiên, đây là khu vực điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức chính trị của một bộ phận đồng bào còn hạn chế... do đó, sinh viên cũng dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng để tuyên truyền, lôi kéo làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giáo dục LLCT trong các trường đại học. Quy mô số lượng sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc có số lượng rất đông. Trong đó, đại học Thái Nguyên có khoảng hơn 90.000 sinh viên, học viên theo học, trong đó sinh viên đại học hệ chính quy có 56.753 sinh viên (năm học 2014 - 2015). Trường Đại học Tây Bắc có 7.135 sinh viên chính quy theo học, trong đó hệ đại học, cao đẳng có 5.092 sinh viên (năm học 2014 – 2015). 2.2. Thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục lý luân chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du miền núi phía Bắc nước ta hiện nay 2.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 2.2.1.1. Kết quả Căn cứ vào các tiêu chí đổi mới phương pháp giáo dục LLCT nêu trên, chúng ta có thể khảo sát kết quả đạt được trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Một là, đổi mới phương pháp giáo dục LLCT trên cơ sở áp dụng các phương pháp giáo dục mới, hiện đại cho sinh viên. Sự đổi mới phương pháp của các chủ thể giáo dục LLCT: Một số chủ thể giáo dục LLCT đã có những sáng tạo nhất định về phương pháp trong giáo dục LLCT cho sinh viên và đã có sự kế thừa, chọn lọc những phương pháp giáo dục mới, hiện đại trong giáo dục LLCT cho sinh viên. Sự đổi mới phương pháp của đối tượng giáo dục LLCT: Một số sinh viên đã có sự đổi mới phương pháp tiếp thu tri thức LLCT theo hướng sáng tạo ra các phương pháp học tập mới, mang tính cá nhân. Một bộ phận sinh viên đã áp dụng các phương pháp mới, hiện đại trong quá trình tiếp thu LLCT. Như vậy, việc đổi mới phương pháp giáo dục LLCT trên cơ sở áp dụng các phương pháp mới, hiện đại đã đạt được những kết quả tích cực. Theo kết quả khảo sát, mức độ đổi mới phương pháp trên cơ sở áp dụng các phương pháp mới trong giáo dục LLCT tại các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc cho thấy, giảng viên sáng tạo ra các phương pháp mới là 4,17%, sử dụng các phương pháp mới, hiện đại là 40,83% , còn sinh viên lần lượt là 2,36% và 30,14%. Hai là, đổi mới từng phần các phương pháp giáo dục LLCT hiện có cho sinh viên. Về chủ thể giáo dục LLCT: Các chủ thể giáo dục đã có những thay đổi trong quan niệm về đổi mới phương pháp giáo dục LLCT theo hướng đổi mới từng phần các phương pháp hiện có. Các chủ thể giáo dục đã có nhiều cố gắng trong đổi mới cách sử dụng các phương pháp giáo dục LLCT truyền thống cho sinh viên. Về đối tượng giáo dục LLCT: Một bộ phận sinh viên đã có ý thức đổi mới phương pháp học tập truyền thống của mình nhằm thích nghi với quá trình đổi mới phương pháp giáo dục LLCT của các trường hiện nay. Các phương pháp tự học của sinh viên đã được tích cực hóa, vận dụng linh hoạt trong điều kiện giáo dục mới. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ đổi mới từng phần các phương pháp giáo dục LLCT hiện có của giảng viên là 30%, của sinh viên là 64.21%. Đây là những kết quả chưa thật mĩ mãn nhưng cũng đã cho thấy dấu hiệu tích cực trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục LLCT của thày và trò các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta. Ba là, đổi mới trên cơ sở đa dạng hóa, tích hợp các phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên. Về chủ thể giáo dục LLCT: Các chủ thể giáo dục đã đa dạng hóa, tích hợp nhiều phương pháp trong giáo dục LLCT cho sinh viên. Bước đầu các chủ thể giáo dục đã kết hợp linh hoạt các phương pháp gắn với sử dụng có hiệu quả các phương tiện giáo dục tiên tiến hiện đại. Về đối tượng giáo dục LLCT: Sinh viên đã có khả năng sử dụng đa dạng các phương pháp trong quá trình tiếp thu LLCT. Một số sinh viên sử dụng tích hợp nhiều phương pháp học tập tích cực, kết hợp với sử dụng các phương tiện mới, hiện đại đem lại hiệu quả cao trong học tập LLCT. Đổi mới phương pháp theo hướng đa dạng hóa, tích hợp nhiều phương pháp đang là xu hướng chủ yếu trong đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên ở các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc trong thời gian qua. Theo kết quả khảo sát, 75,83 % giảng viên và 60,79% sinh viên đã sử dụng đa dạng, tích hợp các phương pháp trong quá trình truyền thụ và tiếp thu LLCT. 2.2.1.2. Nguyên nhân của kết quả - Nguyên nhân chủ quan: Được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu các nhà trường trong đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên. Sự nỗ lực, cố gắng đổi mới phương pháp của giảng viên và sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc. - Nguyên nhân khách quan: Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học trong các cơ sở giáo dục đại học Những thành tựu to lớn của quá trình đổi mới đất nước; mặt tích cực của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự phát triển của cuộc cuộc cách mạng khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp giáo dục LLCT trong các trường đại học. 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.2.2.1. Hạn chế Một là, hạn chế của việc đổi mới phương pháp giáo dục LLCT trên cơ sở áp dụng các phương pháp mới , hiện đại cho sinh viên. Đối với chủ thể giáo dục LLCT: Các chủ thể giáo dục LLCT chưa sáng tạo ra được nhiều phương pháp mới nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thu tri thức LLCT của sinh viên. Khả năng sử dụng các phương pháp mới của một số chủ thể giáo dục LLCT còn hạn chế, số lượng các phương pháp mới được áp dụng chưa nhiều. Đối với đối tượng giáo dục LLCT: Khả năng sáng tạo ra các phương pháp mới trong tiếp thu LLCT mới dừng lại ở một bộ phận nhỏ sinh viên. Khả năng sử dụng các phương pháp mới trong tiếp thu LLCT của sinh viên còn nhiều hạn chế, tần xuất vận dụng còn ít. Kết quả khảo sát trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc cho thấy, số lượng giảng viên đổi mới phương pháp trên cơ sở sáng tạo ra các phương pháp mới chưa nhiều, chỉ chiếm 4,17%, còn sinh viên là 2,36%. Việc sử dụng các phương pháp mới trong truyền thụ và tiếp thu LLCT còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, nên hiệu quả chưa cao. Hai là, hạn chế của việc đổi mới từng phần các phương pháp giáo dục LLCT hiện có cho sinh viên. Đối với chủ thể giáo dục LLCT: Nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với việc đổi mới phương pháp giáo dục LLCT còn giản đơn, coi đổi mới phương pháp là phủ định sạch trơn các phương pháp hiện có. Quá trình đổi mới từng phần phương pháp giáo dục LLCT diễn ra còn chậm và thiếu hiệu quả. Về đối tượng giáo dục LLCT: Phương pháp tiếp thu LLCT của một bộ phận sinh viên vẫn mang tính thụ động, ỷ lại, lười tư duy nên kém hiệu quả. Nhiều sinh viên chậm đổi mới phương pháp học tập nên chưa hình thành được phương pháp tự học, tự nghiên cứu hiệu quả. Thực tế hiện nay, ở các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc đa số chủ thể và đối tượng giáo dục LLCT đang tiến hành đổi mới phương pháp trên cơ sở đổi mới từng phần các phương pháp hiện có. Trong đó, sinh viên, chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống và chậm đổi mới hơn so với sự đổi mới phương pháp của giảng viên. Theo số liệu khảo sát, còn 77,5% sinh viên chưa có ý thức đổi mới phương pháp tiếp thu LLCT, 80,83% sinh viên chưa có phương pháp tự học, tự nghiên cứu hiệu quả, 67,5% sinh viên còn học tập thụ động, lười suy nghĩ. Ba là, hạn chế của việc đổi mới trên cơ sở đa dạng hóa, tích hợp các phương pháp trong giáo dục LLCT cho sinh viên. Đối với chủ thể giáo dục LLCT: Việc sử dụng đa đạng hóa các phương pháp trong giáo dục LLCT cho sinh viên còn hạn chế, đổi mới phương pháp mới dừng lại ở sử dụng các phương pháp truyền thống kết hợp với các phương tiện giáo dục hiện đại. Việc tích hợp các phương pháp trong giáo dục LLCT cho sinh viên còn tỏ ra lúng túng, các phương pháp được tích hợp sử dụng chưa nhuần nhuyễn, chưa thật phù hợp với nội dung. Về đối tượng giáo dục LLCT: Trong quá trình học tập LLCT nhiều sinh viên chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống, chưa biết kết hợp với các phương pháp mới, hiện đại một cách thành thạo, hiệu quả. Việc tích hợp các phương pháp trong quá trình học tập LLCT của sinh viên còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều sinh viên chưa có khả năng đổi mới phương pháp tiếp thu LLCT gắn với sử dụng có hiệu quả các phương tiện giáo dục hiện đại. Như vậy, đổi mới phương pháp trên cơ sở đa dạng hóa, tích hợp các phương pháp trong giáo dục LLCT cho sinh viên là một xu hướng chủ yếu ở các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, từ phía chủ thể và đối tượng giáo dục LLCT, quá trình đổi mới phương pháp còn một số hạn chế. Trong đó, sinh viên đổi mới phương pháp theo hướng đa dạng hóa, tích hợp các phương pháp còn chậm hơn so với quá trình đổi mới phương pháp của các chủ thể giáo dục LLCT, nhất là ở khả năng sử dụng linh hoạt các phương pháp mới gắn với sử dụng có hiệu quả các phương tiện giáo dục mới, hiện đại. 2.2.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế - Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức về vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên của cả chủ thể và đối tượng còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các chủ thể trong đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên. Chất lượng đội ngũ giảng viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục LLCT hiện nay. Động cơ, thái độ học tập LLCT của một bộ phận sinh viên chưa đúng đắn, chưa tích cực đổi mới phương pháp học tập. - Nguyên nhân khách quan: Nội dung, chương trình giáo dục LLCT cho sinh viên chưa đổi mới kịp thời với yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục LLCT. Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục LLCT hiện nay Âm mưu ”diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhất là trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng đối với thanh niên, sinh viên. Những hạn chế, khiếm khuyết của quá trình đổi mới đất nước và tác động mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. 2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường Đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay 2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị còn chưa ngang tầm với yêu cầu cấp thiết phải đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay 2.3.2. Tiến trình đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên còn chậm so với so với yêu cầu phải đổi mới nhanh và kịp thời phương pháp trong giáo dục đại học hiện nay 2.3.3. Các điều kiện của đổi mới phương pháp chưa đồng bộ, chưa tạo động lực cho đổi mới phương pháp của giảng viên và sinh viên so với yêu cầu của quá trình đổi mới phương pháp giáo dục LLCT Tiểu kết chương 2 Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng đổi mới phương giáo dục LLCT cho sinh viên các trường Đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta, cho thấy việc đổi mới phương pháp giáo dục LLCT đã được thực hiện với những kết quả đạt được đáng ghi nhận. Đây là những tín hiệu đáng mừng, khẳng định quá trình đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía đang đi vào chiều sâu, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, luận án cũng chỉ ra như những hạn chế, bất cập trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay như: việc sử dụng các phương pháp mới, trong đó có sáng tạo ra các phương pháp hoàn toàn mới chưa nhiều, việc đổi mới phương pháp trên cơ sở kế thừa, vận dụng sáng tạo các phương pháp truyền thống còn hạn chế, việc tích hợp, đa dạng hóa các phương pháp còn lúng túng.... Từ việc phân tích các nguyên nhân của nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_doi_moi_phuong_phap_giao_duc_ly_luan_chinh_t.doc
Tài liệu liên quan