Tóm tắt Luận án Đổi mới sáng tạo sản phẩm và quy trình trong ngành khách sạn tại Việt Nam

Đổi mới sáng tạo sản phẩm được đề cập tới hai khía cạnh là giới thiệu sản phẩm mới

và cải tiến những sản phẩm hiện có (Chang và cộng sự, 2012; Polder và cộng sự, 2010). Đổi

mới sáng tạo sản phẩm có thể bao gồm những thay đổi trong thiết kế mà từ đó đưa đến những

thay đổi quan trọng trong việc sử dụng hoặc các tính năng của một sản phẩm (OECD, 2005).

Trong lĩnh vực lưu trú, ví dụ, khách sạn bắt đầu cung cấp dịch vụ giá thấp mà

không làm ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn cốt yếu và cơ bản của khách sạn như sự dễ tiếp

cận dịch vụ, tiêu chuẩn vệ sinh và giường ngủ thoải mái (Hall và Williams, 2008). Trước

đó, Reiwoldt (2006) đã từng minh họa loại đổi mới sáng tạo ở khu vực lưu trú quy mô nhỏ

bằng sự sự đa dạng hóa sản phẩm thông qua khâu thiết kế thích hợp để tạo ra một bầu

không khí đặc trưng riêng như sự lãng mạn, ấm áp, nghệ thuật và thẩm mỹ. Một số nghiên

cứu khác đề cập đến những đổi mới sáng tạo sản phẩm /dịch vụ ở các khu vực cấu thành

sản phẩm khác nhau như: ẩm thực, cung cấp dịch vụ linh hoạt phục vụ nhu cầu phát sinh

của khách, cơ sở hạ tầng của dịch vụ hoặc các tiện ích về chăm sóc sức khỏe (Jacob và

cộng sự, 2003; Pikkemaat, 2008), cung cấp tiện nghi tùy chỉnh theo yêu cầu của khách

(Enz & Siguaw, 2003) và các biện pháp bảo vệ môi trường (Le và cộng sự 2006)

pdf14 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Đổi mới sáng tạo sản phẩm và quy trình trong ngành khách sạn tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a luận án này là rất cần thiết để vừa tăng độ tin cậy vừa bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu trên. Do đó, dựa trên hai lý thuyết nền là mạng lưới quan 8 hệ và năng lực hấp thu, tôi đề xuất hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của hai yếu tố này lên đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh, quy trình xanh và kiểm định tác động của hai loại đổi mới sáng tạo xanh này lên kết quả hoạt động của khách sạn. 3.4. Các giả thuyết nghiên cứu 3.4.1. Mạng lưới quan hệ và đổi mới sáng tạo 3.4.1.1. Khái niệm và các thành phần thiết yếu trong mạng lưới quan hệ 3.4.1.2. Lý thuyết mạng lưới quan hệ 3.4.1.3. Mạng lưới quan hệ và các bên tham gia Các bên tham gia vào mạng lưới quan hệ của doanh nghiệp Từ quan điểm của các bên liên quan, các bên liên quan đến mạng lưới xã hội được coi là những người ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các hành động của toàn bộ doanh nghiệp (Philips và cộng sự, 2003). Sự đa dạng của các bên liên quan tham gia vào các mối quan hệ tương tác với một công ty trong mạng lưới có thể tương đối lớn bao gồm: người mua, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, cơ quan chính phủ, hiệp hội ngành nghề, liên kết tôn giáo, trường đại học và chuyên gia tư vấn (ví dụ như trong nghiên cứu của Smeltzer và cộng sự, 1988; Fann và Smeltzer, 1989; Tidd và Trewhella, 1997). Hình 3.2. Các bên tham gia trong mạng lưới quan hệ của doanh nghiệp khách sạn Nguồn: Tham khảo có điều chỉnh của Indarti, Postma (2013) 3.4.1.4. Mối quan hệ giữa mạng lưới quan hệ, đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh và quy trình xanh Liên kết đa dạng (Tie diversity) Các nghiên cứu trước đây (ví dụ Becker và Dietz, 2004; Nieto và Santamaria, 2007) chỉ ra sự tương tác với các đối tác đa dạng có thể mang lại nhiều lợi thế khác nhau. Các nguồn tri thức đa dạng cho phép công ty tạo ra sự kết hợp mới giữa công nghệ và tri thức, từ đó tạo cơ hội cho công ty lựa chọn các con đường đổi mới có thể có (Metcalfe, 1994). Các đối tác đa dạng cũng có thể đóng góp các nguồn lực và khả năng khác nhau để cải thiện năng lực đổi mới của công ty (Becker và Dietz, 2004). Hơn nữa, các đối tác đa dạng trong mạng lưới quan hệ có thể thu hút nhiều tri thức, thử nghiệm, tìm kiếm, phát triển tri thức và có các rủi ro áp dụng không đồng nhất, góp phần vào sự khám phá đổi mới (Nieto và Santamaria, 2007) và duy trì sự đổi mới (Laursen và Salter, 2006). Cụ thể, sự cộng tác với nhiều đối tác khác nhau sẽ cải thiện cơ hội đạt được đổi Doanh nghiệp khách sạn Các nhà cung cấp Khách hàng Các tổ chức chính phủ Các nhà tư vấn Cơ quan quản lý nhà nước Các hiệp hội Các tổ chức nghiên cứu/ trường đại học Đối thủ cạnh tranh 9mới sản phẩm và quy trình (Becker và Dietz, 2004; Nieto và Santamaria, 2007). Do đó, các giả thuyết sau được đề xuất: H1a. Số lượng các loại tổ chức bên ngoài có mối quan hệ với khách sạn có mối liên hệ thuận chiều với đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh. H1b. Số lượng các loại tổ chức bên ngoài có mối quan hệ với khách sạn có mối liên hệ thuận chiều với đổi mới sáng tạo quy trình xanh. Cường độ liên kết (Tie intensity) Các mối quan hệ lặp đi lặp lại, lâu dài và có cấu trúc là lý do để các mạng lưới quan hệ truyền bá và khuếch tán tri thức giữa các thành viên (Inkpen và Tsang, 2005). Tương tác xã hội được phản ánh theo cường độ về số lần tác nhân chia sẻ thời gian trong bất kỳ loại sự kiện nào với các tác nhân khác, vì vậy, nhiều tương tác giữa các tác nhân giúp tiếp cận nhiều hơn với tri thức mới, dẫn đến chia sẻ tri thức nhiều hơn ( Molina- Morales và Martinez-Fernandez, 2010; Tsai và Ghoshal, 1998; Yue-Ming, 2005). Khi các mối quan hệ trở nên gần gũi hơn, chất lượng trao đổi tri thức có thể tăng lên, đặc biệt khi các mối quan hệ trở lên chặt chẽ cho phép trao đổi tri thức và học tập nhiều hơn (Granovetter, 1973). Do đó, giả thuyết sau được đề xuất: H2a: Mức độ quan hệ với các tổ chức bên ngoài có ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh H2b: Mức độ quan hệ với các tổ chức bên ngoài có ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình xanh Lượng tri thức tiếp cận được (Multiplexity) Sự đa dạng của liên kết và cường độ liên kết không đủ để nắm bắt chất lượng về sự tương tác với các đối tác khác nhau. Sự đa dạng của liên kết cho biết số lượng đối tác trong mạng lưới quan hệ, trong khi cường độ liên kết biểu thị tần suất tương tác. Để bổ sung cho hai khía cạnh trên, đặc điểm thứ ba trong mạng lưới quan hệ là lượng tri thức (hàm ý phản ánh độ sâu tri thức) được chuyển giao trong các tương tác. Một công ty có nhiều mối quan hệ hơn với các công ty trong một mạng lưới sẽ giúp tiếp cận được nhiều lĩnh vực tri thức phong phú hơn (Hoàng và Antonic, 2003). Cộng tác với các đối tác khác nhau sẽ ảnh hưởng đến số lượng tri thức được chia sẻ nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo của công ty (Becker và Dietz, 2004). Tác giả cho rằng tri thức được trao đổi trong các mối quan hệ càng nhiều, càng đa dạng và càng sâu thì càng có nhiều khả năng các tri thức này sẽ ảnh hưởng tích cực đến đổi mới sáng tạo của công ty do đó tác giả đề xuất giả thuyết: H3a: Lượng tri thức tiếp cận được từ mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài có mối liên hệ thuận chiều với đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh H3b: Lượng tri thức tiếp cận được từ mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài có mối liên hệ thuận chiều với đổi mới sáng tạo quy trình xanh 3.4.2. Năng lực hấp thu và đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh, quy trình xanh 3.4.2.1. Năng lực hấp thu Năng lực hấp thu là “khả năng nhận ra giá trị của thông tin mới bên ngoài, đồng hóa nó và áp dụng nó vào mục đích thương mại” (Cohen và Levinthal, 1990, tr.128). 10 Năng lực hấp thu của tổ chức là một khái niệm nhiều thành phần. Thomas và Wood (2014) chỉ ra các doanh nghiệp du lịch đặc biệt phụ thuộc vào nguồn tri thức bên ngoài để đổi mới sáng tạo và cho rằng mô hình hai yếu tố gồm “khả năng tìm kiếm và thu nạp tri thức - ACQUISITION” và “khả năng sử dụng tri thức - USE” phù hợp hơn mô hình bốn yếu tố được đề xuất bởi Zahra and George’s (2002 ) trước đó. Luận án này sử dụng mô hình đề xuất của Thomas và Wood. Hình 3.3. Mô hình năng lực hấp thu trong du lịch Nguồn: Thomas và Wood (2014) 3.4.2.2. Mối quan hệ giữa năng lực hấp thu với đổi mới sáng tạo sản phẩm và quy trình xanh Cohen và Levinthal (1989, 1990) đã xác định năng lực hấp thu là năng lực vững chắc đem lại giá trị từ việc tiếp nhận tri thức mới bên ngoài, đồng hóa nó và áp dụng nó vào mục đích thương mại. Với sự sẵn có lớn hơn của các nguồn tri thức bên ngoài trong các nền kinh tế hiện đại, năng lực hấp thu ảnh hưởng đến khả năng đạt được mục tiêu, tiếp nhận và triển khai tri thức mới lĩnh hội được từ bên ngoài là rất quan trọng và cần thiết để thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo trong nội bộ đem lại lợi thế cạnh tranh (Fosfuri và Tribó, 2008). Lichtenthaler (2009) chỉ ra năng lực hấp thu tri thức là một trong một số năng lực quan trọng của tổ chức có ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo. Khi được khái niệm hóa một cách thích hợp, một số nghiên cứu thực nghiệm đã đánh giá năng lực hấp thu là một phương tiện có giá trị để kiểm định đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp du lịch. Do đó tác giả đề xuất giả thuyết: H4a: Khả năng tìm kiếm và thu nạp tri thức có mối liên hệ thuận chiều với đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh Năng lực hấp thu Kích hoạt Kinh nghiệm Tiếp nhận Sử dụng Tri thức từ các nguồn bên ngoài Cá nhân hóa các nguồn tri Cơ chế kích hoạt xã hội Cách thức phù hợp Lợi thế cạnh tranh Chiến lược linh hoạt Đổi mới sáng tạo Kết quả hoạt động 11 H4b: Khả năng tìm kiếm và thu nạp tri thức có mối liên hệ thuận chiều với đổi mới sáng tạo quy trình xanh H5a: Khả năng sử dụng tri thức có mối liên hệ thuận chiều với đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh H5b: Khả năng sử dụng tri thức có mối liên hệ thuận chiều với đổi mới sáng tạo quy trình xanh 3.4.3. Mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh và quy trình xanh với kết quả hoạt động của khách sạn Đổi mới sáng tạo là điều kiện quan trọng để cải thiện kết quả hoạt động và nâng cao giá trị của tổ chức (Llore´ Montes và cộng sự, 2005; Bowen và cộng sự, 2010). Các tổ chức đạt được kết quả hoạt động tốt như giảm chi phí, tăng chất lượng, phân phối hiệu quả và tăng cường tính linh hoạt nhờ tập trung nguồn lực và nỗ lực của họ vào cải tiến sản phẩm và quy trình (Tan và cộng sự, 2007). Kafetzopoulos và Psomas (2015) phát hiện ra mức độ đổi mới sáng tạo có liên quan tích cực đến năng suất và kết quả hoạt động. Saunila và cộng sự (2014) đã chứng minh rằng các tổ chức thành công trong đổi mới sáng tạo có kết quả hoạt động và tài chính cao hơn so với các tổ chức khác. Theo một số học giả, khách sạn nên sáng tạo trong lĩnh vực thực hành môi trường (Best vàThapa, 2013; Le và cộng sự 2006; Smerecnik và Andersen, 2011). Áp dụng các thực hành xanh rất có lợi cho khách sạn và ngành du lịch (Chou, 2014). Do đó, tôi đề xuất giả thuyết H6: H6a: Đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh có mối liên hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của khách sạn H6b: Đổi mới sáng tạo quy trình xanh có mối liên hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của khách sạn 3.4.4 Đổi mới sáng tạo sản phẩm và quy trình xanh, các nhân tố tác động và kết quả hoạt động của khách sạn De Jong và Den Hartog (2010) cho rằng việc sử dụng các kỹ năng và hành vi của nhân viên không trực tiếp ủng hộ kết quả kinh doanh nếu mối quan hệ đó không được trung gian bằng đầu ra là đổi mới sáng tạo. Nói cách khác, sẽ có sự gia tăng trong kết quả kinh doanh chỉ khi ý tưởng của nhân viên và đổi mới sáng tạo tại nơi làm việc được chuyển thành các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo cụ thể (Marques và Ferreira, 2009). Do đó, luận án này đề xuất kiểm định mức độ trung gian của đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh và quy trình xanh trong mối quan hệ giữa năng lực hấp thu tri thức, mạng lưới quan hệ với kết quả hoạt động của khách sạn cho dù đó là sự trung gian hoàn toàn hay trung gian một phần. H7a: Đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh là trung gian mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và kết quả hoạt động của khách sạn. H7b: Đổi mới sáng tạo quy trình xanh là trung gian mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và kết quả hoạt động của khách sạn. 12 3.5. Mô hình nghiên cứu lý thuyết CHƯƠNG 4: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 5: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu định tính Tác giả phỏng vấn và thảo luận với 15 cán bộ quản lý gồm: 3 giám đốc, 2 phó giám đốc, 5 trưởng phòng nghiệp vụ và 5 trưởng phòng kinh doanh của 6 khách sạn để tìm hiểu ý nghĩa, sự cần thiết của đổi mới sáng tạo xanh trong khách sạn; tìm hiểu các nhân tố tác động lên đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh và quy trình xanh trong khách sạn; khám phá nhân tố nổi trội trong bối cảnh thực tiễn. Kết hợp với khảo sát sơ bộ để sàng lọc, điều chỉnh các thước đo, đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức. 5.2. Khảo sát thực nghiệm 5.2.1. Mục tiêu, 5.2.2. Tiến trình khảo sát, 5.2.3. Quá trình thu thập dữ liệu và mẫu Mẫu khảo sát là là tất cả các khách sạn được cấp hạng từ ba đến năm sao của tổng cục du lịch Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ tháng hai đến tháng sáu năm 2019. Mỗi khách sạn khảo sát ba đối tượng: ban lãnh đạo, trưởng bộ phận kinh doanh, trưởng bộ phận nghiệp vụ .Hai kênh triển khai khảo sát được lựa chọn. Kênh thứ nhất, 19 sở du lịch của 19 tỉnh, thành phố hỗ trợ gửi 987 bức thư kèm bảng hỏi giấy tới từng đối tượng khảo sát của từng khách sạn trực thuộc. Kênh thứ hai, hiệp hội du lịch Việt Nam, hiệp hội du lịch Quảng Ninh, chi hội khách sạn Đà Nẵng, câu lạc bộ CEO các khách sạn và hai công ty du lịch hỗ trợ gửi email phiếu khảo sát tới các khách sạn của 37 tỉnh còn lại. Năng lực tiếp nhận Khả năng tìm kiếm và thu nạp tri thức Khả năng sử dụng tri thức Quan hệ mạng lưới Số lượng các loại tổ chức bên ngoài có mối quan hệ Mức độ quan hệ với các tổ chức bên ngoài Lượng tri thức tiếp cận được để đổi mới sáng tạo Đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh Kết quả hoạt động khách sạn Kết quả marketing Kết quả kinh tế Kết quả tài chính Biến kiểm soát Quy mô khách sạn Số năm hoạt động Số nhân viên Hạng sao Loại khách sạn Hình thức sở hữu Đổi mới sáng tạo quy trình xanh 13 5.2.4. Các biến và các thang đo Ngoại trừ biến đổi mới sáng tạo sản phẩm, đổi mới sáng tạo quy trình và biến kiểm soát, các biến còn lại sử dụng thang đo Likert (1 = rất không đồng ý đến 5 = rất đồng ý) với một nhóm các thước đo (item). Theo Neuran (2000), một nhóm các thước đo phản ánh bản chất của một biến số có thể làm tăng độ tin cậy của thang đo. Thang đo Likert được lựa chọn do tính đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng và đem lại hiệu quả cao (Settle, 1995). Các biến này được đưa vào mô hình sau khi tính giá trị trung bình (mean). Thang đo đánh giá kết quả hoạt đông của khách sạn trong ba năm qua được sử dụng theo Snoj và cộng sự (2007) gồm ba thành phần: kết quả marketing, kết quả kinh tế, kết quả tài chính với 10 thước đo là: (1) mức độ hài lòng của khách hàng, (2) tỷ lệ phần trăm khách hàng quay trở lại, (3) chất lượng sản phẩm dịch vụ, (4) hình ảnh khách sạn, (5) phát triển bán hàng, (6) phát triển thị phần, (7) công suất buồng phòng, (8) tổng lợi nhuận, (9) tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn đầu tư, (10) tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Thang đo đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh và đổi mới sáng tạo quy trình xanh trong ba năm qua được tham khảo có điều chỉnh của Salmones và cộng sự ( 2005); Smerecnik và Andersen (2011), Jeou-Shyan và cộng sự, (2017), Maria del Rosario và cộng sự (2017). Thước đo được đưa vào bảng hỏi dưới hình thức trả lời “có / không” đối với mỗi khía cạnh thể hiện đổi mới sáng tạo xanh của khách sạn, cụ thể: Đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh được đánh giá qua các 5 yếu tố: (1) có yếu tố tái sử dụng ngày càng nhiều, (2) có nguyên vật liệu, thành phẩm, bao bì, đóng gói không chứa chất độc hại và có thể làm giảm tác động xấu đến môi trường, (3) có yếu tố hữu cơ, (4) sử dụng nguồn lực hiệu quả, (5) thiết kế không gian đảm bảo môi trường tự nhiên. Đổi mới sáng tạo quy trình xanh được đánh giá qua 7 yếu tố: (1) áp dụng các phương pháp mới hoặc phương pháp có cải tiến để có thể tái chế trong quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, (2) đầu tư mới các trang thiết bị, mua nguyên vật liệu tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước hoặc các mặt hàng dán nhãn xanh, (3) áp dụng phân loại rác thải theo chủng loại, (4) giới thiệu các phương pháp mới hoặc phương pháp có cải tiến để sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, (5) giới thiệu các phương pháp mới hoặc các phương pháp có cải tiến trong phân phối nước tái sử dụng, (6) khách sạn sử dụng các vật dụng làm sạch thân thiện với môi trường hơn, (7) sử dụng các vật liệu tự nhiên để bài trí và điều hòa không gian các khu vực trong khách sạn. Thang đo đánh giá số lượng và mức độ quan hệ với các tổ chức bên ngoài tham khảo có điều chỉnh của Zeng và cộng sự (2010) gồm 8 loại tổ chức đặc thù trong môi trường kinh doanh khách sạn tại Việt Nam: (1) khách hàng tổ chức, (2) khách hàng cá nhân, (3) nhà cung cấp, (4) các khách sạn khác, (5) cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, (6) các hiệp hội du lịch, (7) các diễn đàn du lịch, (8) các tổ chức nghiên cứu về du lịch. Đánh giá về số lượng các loại tổ chức bên ngoài có mối quan hệ được đếm bằng các câu trả lời “có” khi tích vào danh sách các loại tổ chức trong mạng lưới quan hệ. Thang đo đánh giá lượng tri thức tiếp cận được từ các tổ chức bên ngoài để đổi mới sáng tạo tham khảo có điều chỉnh từ Indarti và postma (2013). Nhóm tác giả này đã phát triển thang đo từ nghiên cứu của Simon (1976), Van der Spek và Spijkervet (1997), gồm 8 loại tổ chức : (1) khách hàng cá nhân, (2) khách hàng cá nhân, (3) nhà cung cấp, 14 (4) các khách sạn khác, (5) cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, (6) các hiệp hội du lịch, (7) các diễn đàn du lịch, (8) các tổ chức nghiên cứu về du lịch. Thang đo năng lực tiếp nhận tri thức cho riêng ngành khách sạn được tham khảo từ Thomas và wood (2014). Nhóm tác giả này đã phát triển thang đo từ 4 nghiên cứu của Camisón và Forés (2010), Delmas và cộng sự (2011), Flatten và cộng sự (2011), Barrionuevo và cộng sự (201) gồm 15 thước đo ( bảng 6.1). Các biến kiểm soát phổ biến trong nghiên cứu về đổi mới sáng tạo khách sạn được tìm thấy qua tổng quan tài liệu bao gồm 6 biến: (1) số năm hoạt động, (2) hạng sao, (3) sô nhân viên, (4) quy mô, (5) loại khách sạn, (6) hình thức sở hữu. 5.2.5. Xử lý dữ liệu Tiến trình xử lý dữ liệu theo hai bước sau. Bước 1, sử dụng phương pháp Coronbach alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis - EFA) để đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo (Aaker, Kurmar và Day, 1998). Sau đó kiểm tra độ tương quan giữa các biến. Bước 2, Phân tích hồi qui được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa các biến độc lập và đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh, đổi mới sáng tạo quy trình xanh; giữa đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh, đổi mới sáng tạo quy trình xanh với kết quả hoạt động và mối quan hệ trung gian của đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh, đổi mới sáng tạo quy trình xanh. Theo Hair và cộng sự (1998) kỹ thuật phân tích này có thể hiệu quả trong việc đánh giá mối quan hệ của từng biến phụ thuộc với một nhóm các biến độc lập. Để kiểm định ảnh hưởng của biến trung gian đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh, đổi mới sáng tạo quy trình xanh, phương pháp phân tích của Baron and Kenny (1989) được áp dụng. CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6.1. Kết quả nghiên cứu định tính Kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh thực trạng về đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh và quy trình xanh trong các khách sạn Việt Nam. Qua đánh giá của cán bộ quản lý khách sạn về tác động của các nhân tố đến hoạt động này, yếu tố được nhắc nhiều nhất và có ảnh hưởng mạnh để khách sạn tiến hành đổi mới sáng tạo cũng như có thể thực hiện được loại đổi mới sáng tạo này là khách hàng (cá nhân và tổ chức), nhà cung cấp, đối thủ canh tranh, cơ quan chức năng quản lý ngành ngang và dọc, các tổ chức xã hội không chính thống trong ngành nơi các doanh nghiệp khách sạn tìm được ý tưởng để đổi mới sản phẩm hay phương pháp thực hiện thông qua quá trình tương tác trong các mối quan hệ của khách sạn với các tổ chức bên ngoài. Để đưa ý tưởng mới vào thực hiện tại khách sạn thì yếu tố thuộc về nội bộ cũng rất quan trọng như năng lực, trình độ nhân viên, văn hóa chia sẻ và hợp tác, sự năng động và sẵn sàng thay đổi cũng đã được các cán bộ quản lý chia sẻ. Hai yếu tố này cũng phù hợp với các nghiên cứu đã chỉ ra của: Rice (2009), Teece và cộng sự (1997), Zander và Kogut (1995), Zott (2003), Meeus và cộng sự 2001), Vinding (2006), Chesbrough và cộng sự (2006), Rice (2009), Morone và Taylor (2012). Kết quả nghiên cứu định tính đối với 15 cán bộ quản lý khách sạn cho thấy về cơ bản mô hình lý thuyết là phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của ngành. Tuy nhiên nhân tố   15 “mạng lưới quan hệ” có một thước đo dự báo là không có giá trị trong phân tích và kiểm định mô hình về sau. Đó là thước đo về “số lượng các loại tổ chức bên ngoài có quan hệ”. Theo lý thuyết nghiên cứu ở chương 3, có 8 loại tổ chức bên ngoài đặc thù có thể có mối quan hệ với khách sạn. Kết quả phỏng vấn sâu không thấy phát sinh thêm loại tổ chức mới so với tổng quan lý thuyết song lại chỉ ra một đặc điểm chung là các khách sạn đều có quan hệ với cả 8 loại tổ chức nêu trên. 6.2. Kết quả khảo sát sơ bộ Bảng hỏi được gửi cho 55 người trong ban lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc) và trưởng các bộ phận của 22 khách sạn từ ba đến năm sao. Kết quả phản hồi cho thấy không có sự khó hiểu nào đối với người trả lời và kết quả phân tích Coronbach alpha cũng cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy với giá trị lớn hơn 0.70 (Nunnally và Bernstein, 1994). Yếu tố ‘nghi ngờ’ của nhà nghiên cứu cũng được làm rõ. Kết quả phản hồi của 55 phiếu khảo sát cho thấy tất cả các khách sạn đều có mối quan hệ với 8 loại tổ chức có trong mô hình nghiên cứu. Do đó thước đo về “số lượng các loại tổ chức có mối quan hệ bên ngoài” bị loại bỏ trong thang đo về mạng lưới quan hệ của khách sạn. Cùng với việc loại bỏ thước đo này, các giả thuyết ban đầu H1a, H1b cũng được loại khỏi nội dung kiểm định. Mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết được đề xuất lại như sau: H1a: Mức độ quan hệ với các tổ chức bên ngoài có ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh H1b: Mức độ quan hệ với các tổ chức bên ngoài có ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình xanh H2a: Lượng tri thức tiếp cận được từ mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài có mối liên hệ thuận chiều với đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh H2b: Lượng tri thức tiếp cận được từ mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài có mối liên hệ thuận chiều với đổi mới sáng tạo quy trình xanh H3a: Khả năng tìm kiếm và thu nạp tri thức có mối liên hệ thuận chiều với đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh H3b: Khả năng sử dụng tri thức có mối liên hệ thuận chiều với đổi mới sáng tạo quy trình xanh H4a: Khả năng tìm kiếm và thu nạp tri thức có mối liên hệ thuận chiều với đổi mới sáng tạo quy trình xanh H4b: Khả năng sử dụng tri thức có mối liên hệ thuận chiều với đổi mới sáng tạo quy trình xanh H5a: Đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh có mối liên hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của khách sạn H5b: Đổi mới sáng tạo quy trình xanh có mối liên hệ thuận chiều với kết quả hoạt động của khách sạn H6a: Đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh là trung gian mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và kết quả hoạt động của khách sạn. H6b: Đổi mới sáng tạo quy trình xanh là trung gian mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và kết quả hoạt động của khách sạn.   16 Hình 6.1. Mô hình nghiên cứu chính thức 6.3. Kết quả nghiên cứu định lượng 6.3.1. Kết quả thu thập dữ liệu và mẫu khảo sát Kết quả thu về 609 phiếu từ 268 khách sạn. Trong đó có 172 phiếu khảo sát online, 438 phiếu khảo sát giấy. Trong số phiếu khảo sát giấy có 27 phiếu bị “missing data” và 151 phiếu không đảm bảo độ tin cậy trong quá trình thu thập dữ liệu. Sau khi loại bỏ các phiếu không đảm bảo độ tin cậy, dữ liệu đưa vào phân tích gồm 432 phiếu của 206 khách sạn chiếm 22 % trên tổng số khách sạn toàn quốc; chiếm 31% tổng số khách sạn không thuộc chuỗi. Với kỳ vọng khảo sát được đủ ba đối tượng cho một khách sạn để tiến hành phân tích đa cấp độ (muti-level) song do những khó khăn trong quá trình điều tra nên thực tế số khách sạn thu được phản hồi của đủ 3 đối tượng là 94 khách sạn, số khách sạn thu được phản hồi của một đến hai đối tượng trả lời là 112 khách sạn. Do đó, nhà nghiên cứu thống nhất chọn mỗi khách sạn một phiếu đại diện. Đối với khách sạn có 2 đến 3 phiếu sẽ lấy giá trị trung bình cho các câu trả lời ở mỗi thang đo. Mẫu phân tích ở cấp tổ chức gồm 206 phiếu, đại diện cho đánh giá của mỗi khách sạn về đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh và quy trình xanh. 6.2.2. Đánh giá sơ bộ thang đo Kết quả phân tích Coronbach Alpha cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy với giá trị lớn hơn 0.70 (Nunnally và Bernstein, 1994). Kết quả phân tích nhân tố lần 1 trích ra được 7 nhân tố. Biến độc lập năng lực hấp thu có hệ số tải thấp nhất (.416) ở thước đo A1 và tải không nhất quán vào 2 nhân tố, thước đo A4 có hệ số tải cao (.713) tải riêng lẻ vào một nhân tố. Nếu loại thước đo A4 thì kết quả thước đo A1 xấu hẳn. Nếu loại cả 2 thước đo thì hệ số alpha tăng từ 0.94 lên 0.952, chỉ số KMO cũng tăng từ 0.883 lên 0.887 đánh giá về “face validity” hai thước đo này cũng có thể loại được khỏi mô hình mà không làm ảnh hưởng đến nội hàm của biến số. Bộ thang đo mới sau khi loại ra hai thước đo trên được Năng lực tiếp nhận Khả năng tìm kiếm và thu nạp tri thức Khả năng sử dụng tri thức Mạng lưới quan hệ Mức độ quan hệ với các tổ chức bên ngoài Lượng tri thức tiếp cận được để đổi mới sáng tạo Đổi mới sáng tạo sản phẩm xanh Kết quả hoạt động khách sạn Kết quả marketing Kết quả kinh tế Kết quả tài chính Biến kiểm soát Quy mô khách sạn Số năm hoạt động Số nhân viên Hạng sao Loại khách sạn Đặc điểm sở hữu Đổi mới sáng tạo quy trình xanh 17 đưa vào phân tích EFA lần thứ hai. Kết quả cho thấy có 6 thành phần được trích ra với tổng phương sai trích là 72.763 % tại eigen-value là 1.01. Hơn nữa, các biến đo lường đều có trọng số tải cao (> = 0.556) trên khái niệm chúng đo lường và thấp trên khái niệm chúng không đo lường. Biến mức độ quan hệ với các tổ chức bên ngoài được trích ra hai nhân tố đặt lại tên là mức độ quan hệ với khách hàng và doanh nghiệp trong ngành gồm 4 thước đo N1, N2. N3, N4 và mức độ quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức hỗ trợ gồm 4 thước đo N5, N6, N7, N8. Biến năng lực hấp thu được trích ra một nhân tố đặt tên lại là khả năng tìm kiếm và sử dụng tri thức gồm 13 thước đo A2, A3, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11, A12, A13, A14, A15. Biến kết quả hoạt động được trích r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_doi_moi_sang_tao_san_pham_va_quy_trinh_trong.pdf
Tài liệu liên quan