MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH
QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN HUẾ
2.2.1. Các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ cán bộ dân
tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
2.2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
Nhìn chung các yếu tố địa lý tự nhiên tác động không thuận chiều
đối với quá trình phát triển đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Điều kiện địa lý tự nhiên khắc nghiệt đã
kìm hãm sự phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội vùng dân tộc
thiểu số trong đó có sự phát triển đội ngũ cán bộ DTTS.
2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trình độ phát triển kinh tế của vùng dân tộc thiểu số các tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế còn thấp. Đây là rào cản
tương đối lớn trong việc thực hiện các chính sách dân tộc trong đó có
phát triển đội ngũ cán bộ DTTS.
Về tổ chức xã hội, Trong cách thức tổ chức xã hội của đồng
bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa
Thiên Huế, những người có uy tín như già làng, trưởng bản, người
đứng đầu dòng họ có vai trò rất quan trọng. Nếu phát huy được vai
trò của lực lượng này trong chính sách phát triển đội ngũ cán bộ dân
tộc thiểu số sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực.
2.2.1.3. Đặc điểm dân cư tộc người
Có bốn dân tộc thiểu số bản địa ở Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế là: dân tộc Bru - Vân Kiều, dân tộc Cơ-tu, dân tộc
Ta-ôi và dân tộc Chứt, với số lượng 148.248 chiếm 5,7% tổng dân số
của ba tỉnh. Mặc dù không nhiều DTTS nhưng vấn đề tộc danh của
các dân tộc ở đây lại là vấn đề quan trọng cần giải quyết khi thực
hiện phát triển đội ngũ cán bộ DTTS.
2.2.1.4. Đặc điểm về văn hóa
Nhìn chung, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế rất đặc sắc, phong phú và đa
dạng biểu hiện trong cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần như:
kiến trúc, điêu khắc, trong trang phục, lễ hội, phong tục, tập quán,
dân ca, dân vũ,tinh thần đoàn kết, yêu nước Đây sẽ là không gian12
tốt cho những chính sách nhân văn như chính sách phát triển đội ngũ
cán bộ DTTS thực sự mang lại hiệu quả.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giả Nguyễn
Quang Lộc, Nguyễn Hữu Thông, Trần Văn Tuấn, Dương Đình Khôi,
Vũ Thị Việt, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Mạnh. Luật tục của
người Tà Ôi, Cơ tu, Bru - Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế của
Nguyễn Văn Mạnh. KaTu kẻ sống đầu nguồn ngọn nước, do Nguyễn
Hữu Thông. Đồng bào các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế mang họ
Hồ của chủ tịch Hồ Chí Minh, do Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế chủ trì xuất
bản. Người Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế, do Hoàng Sơn.
1.2.4. Những công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ
cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế
Tài liệu các chuyên đề, nghiệp vụ, chính sách dân tộc cho cán
bộ địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế, do Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên
Huế biên soạn. Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số thuộc hệ
thống chính trị cấp tỉnh và huyện các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên
hiện nay - Thực trạng và giải phá, của Trương Minh Dục. Xây dựng
đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Duyên hải miền Trung -
Thực trạng, dự báo nhu cầu và giải pháp của Nguyễn Văn Chỉnh.
Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn - nghiệp vụ thuộc các dân tộc
thiểu số ở miền Trung nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của Phạm Hảo.
1.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Thứ nhất, các công trình đã đi sâu nghiên cứu và làm sáng tỏ
quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn
đề dân tộc và giải quyết các mối quan hệ dân tộc.
Thứ hai, nhiều công trình đã nghiên cứu và trình bày hệ thống
tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và bình đẳng tộc người trên
các lĩnh vực.
Thứ ba, một số công trình đã đi sâu vào làm rõ thực trạng,
phương hướng, quan điểm và giải pháp phát triển ở một số vấn đề
liên quan đến chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số như.
Thứ tư, đã có một số nghiên cứu bước đầu liên quan đến phát
triển đội ngũ cán bộ DTTS ở miền Trung trong đó có các tỉnh Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
8
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
- Luận án làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đội ngũ
cán DTTS số và phát triển đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
- Làm rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ DTTS trong phát
triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
- Luận án làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với
phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
- Luận án luận giải các quan điểm và đề xuất các giải pháp chủ
yếu nhằm phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay.
Chƣơng 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH,
QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN HUẾ
(Từ trang 23 đến trang 66)
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
DÂN TỘC THIỂU SỐ
2.1.1. Khái niệm “Đội ngũ cán bộ”,“đội ngũ cán bộ dân tộc
thiểu số”, “phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số”
2.1.1.1. Khái niệm “Đội ngũ cán bộ”
Đội ngũ cán bộ là khái niệm được sử dụng phổ biến trong
nghiên cứu khoa học cũng như trong thực tiễn, có thể khái quát: đội
ngũ: là một khái niệm dùng để chỉ một tập hợp số đông người cùng
chức năng hoặc nghề nghiệp được tổ chức thành lực lượng nhằm
thực hiện những nhiệm vụ nhất định.
Cán bộ: là người đảm nhiệm chức vụ nhất định trong hệ
thống tổ chức của Đảng, bộ máy Nhà nước, trong lực lượng vũ
trang và trong các cơ quan đoàn thể; có phẩm chất đạo đức và
năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong một giai
đoạn lịch sử nhất định.
9
Thông qua cách giải thích hai khái niệm “đội ngũ” và “cán bộ”
như trên, có thể khái quát: Đội ngũ cán bộ là tập hợp những người
đảm nhiệm chức vụ nhất định trong hệ thống chính trị, có chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật và nội quy của
cơ quan; có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của đặc thù
công việc và góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong
những giai đoạn lịch sử nhất định.
2.1.1.2. Khái niệm “Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số”
Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số là tập hợp những cán bộ xuất
thân từ dân tộc thiểu số đảm nhiệm chức vụ nhất định trong hệ thống
chính trị, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của
pháp luật và nội quy của cơ quan; có phẩm chất và năng lực đáp ứng
yêu cầu của đặc thù công việc và góp phần thúc đẩy sự phát triển của
đất nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Trong một số
trường hợp, cụm từ “đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số” được sử
được sử dụng thay cho khái niệm “đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số”.
Đây là hai cụm từ đồng nghĩa và hoàn toàn có thể thay thế cho nhau
mà không gây nên sự nhầm lẫn trong thực tiễn và trong lý luận.
2.1.1.3. Khái niệm phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
Phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số là tổng hợp những
hoạt động nhằm thúc đẩy sự biến đổi của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu
số theo xu hướng đi lên cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những giai đoạn lịch
sử nhất định. Từ quan niệm trên có thể hiểu phát triển đội ngũ cán bộ
DTTS ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bao gồm:
Thứ nhất, về nội dung: phát triển số lượng, phát triển về chất
lượng,phát triển về cơ cấu đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.
Thứ hai, về chủ thể phát triển: Phát triển đội ngũ cán bộ DTTS
số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là trách
nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đứng đầu là tổ chức đảng, quần
chúng nhân dân và mỗi cán bộ dân tộc thiểu số.
Thứ ba, về phương thức phát triển: thực hiện bằng nhiều
phương thức khác nhau: tuyên truyền, giáo dục; tạo nguồn, quy
hoạch, đào tạo bồi dưỡng; khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển; bằng
thể chế, quy định và kiểm tra giám sát cán bộ DTTS
10
2.1.2. Quan điểm của C. Mác - Ph. Ăngghen và V.I. Lênin
về đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
C.Mác - Ph.Ăngghen chưa có những luận giải cụ thể đề đội
ngũ cán bộ DTTS. Tuy nhiên, hai ông đã thấy được tính tất yếu của
việc xây dựng một lực lượng có thể đưa lý luận cách mạng vào thực
tiễn đấu tranh, vận động, lãnh đạo và tổ chức quần chúng, thúc đẩy
sự phát triển của phong trào cách mạng. Trên cơ sở kế thừa những
luận điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, Lênin đã xây dựng lý luận khoa
học về cán bộ. Người cương quyết chống lại chủ nghĩa dân tộc lớn,
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và đề cao tư tưởng bình đẳng. Người chú
trọng tất cả các khâu tiếp theo của công tác cán bộ như: đào tạo, bồi
dưỡng; bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ
2.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển đội ngũ cán bộ
dân tộc thiểu số
Để phát triển đội ngũ cán bộ DTTS, Bác chú ý đến các nội
dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, phải phát huy tinh thần đoàn kết trong công tác cán
bộ DTTS.
Thứ hai, cần tránh tâm lý tự ti, ngại cải tiến của một số cán bộ
dân tộc thiểu số
Thứ ba, cần bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số
gắn liền với công tác quy hoạch cán bộ
Thứ tư, ưu tiên phát triển đội ngũ cán bộ nữ người dân tộc
thiểu số
2.1.4. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát
triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển đội ngũ
cán bộ dân tộc thiểu số thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu
số là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên
tinh thần bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Thứ ba, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ DTTS phải toàn
diện, hài hòa, phù hợp đặc điểm tộc người và yêu cầu, nhiệm vụ
trong từng giai đoạn cách mạng.
Thứ tư, phát triển giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số làm
cơ sở cho tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số.
11
Thứ năm, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu
số là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị trên cơ sở chủ động, tích cực
của chính đồng bào DTTS.
2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH
QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN HUẾ
2.2.1. Các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ cán bộ dân
tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
2.2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
Nhìn chung các yếu tố địa lý tự nhiên tác động không thuận chiều
đối với quá trình phát triển đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Điều kiện địa lý tự nhiên khắc nghiệt đã
kìm hãm sự phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội vùng dân tộc
thiểu số trong đó có sự phát triển đội ngũ cán bộ DTTS.
2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trình độ phát triển kinh tế của vùng dân tộc thiểu số các tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế còn thấp. Đây là rào cản
tương đối lớn trong việc thực hiện các chính sách dân tộc trong đó có
phát triển đội ngũ cán bộ DTTS.
Về tổ chức xã hội, Trong cách thức tổ chức xã hội của đồng
bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa
Thiên Huế, những người có uy tín như già làng, trưởng bản, người
đứng đầu dòng họ có vai trò rất quan trọng. Nếu phát huy được vai
trò của lực lượng này trong chính sách phát triển đội ngũ cán bộ dân
tộc thiểu số sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực.
2.2.1.3. Đặc điểm dân cư tộc người
Có bốn dân tộc thiểu số bản địa ở Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế là: dân tộc Bru - Vân Kiều, dân tộc Cơ-tu, dân tộc
Ta-ôi và dân tộc Chứt, với số lượng 148.248 chiếm 5,7% tổng dân số
của ba tỉnh. Mặc dù không nhiều DTTS nhưng vấn đề tộc danh của
các dân tộc ở đây lại là vấn đề quan trọng cần giải quyết khi thực
hiện phát triển đội ngũ cán bộ DTTS.
2.2.1.4. Đặc điểm về văn hóa
Nhìn chung, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế rất đặc sắc, phong phú và đa
dạng biểu hiện trong cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần như:
kiến trúc, điêu khắc, trong trang phục, lễ hội, phong tục, tập quán,
dân ca, dân vũ,tinh thần đoàn kết, yêu nướcĐây sẽ là không gian
12
tốt cho những chính sách nhân văn như chính sách phát triển đội ngũ
cán bộ DTTS thực sự mang lại hiệu quả.
2.2.1.5. Mối quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, vùng
dân tộc thiểu số các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
là căn cứ địa cách mạng. Đây là vùng đất anh dũng với truyền thống
đoàn kết, yêu nước và vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng là một
thuận lợi rất lớn đối với việc phát triển đội ngũ cán bộ DTTS.
2.2.2. Vai trò của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
2.2.2.1. Cán bộ dân tộc thiểu số là người đề xuất các chính
sách ở vùng dân tộc thiểu số cho Đảng và Nhà nước
Cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa
Thiên Huế xuất thân là người dân tộc thiểu số, là người có uy tín,
hiểu rõ những đặc điểm văn hóa, tâm lý, biết ngôn ngữ tộc người là
cơ sở để thực hiện công tác dân vận hiệu quả.
2.2.2.2. Cán bộ dân tộc thiểu số là người đi đầu trong công
tác dân vận ở vùng dân tộc thiểu số
Cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa
Thiên Huế thường người có uy tín, được tin tưởng và am hiểu văn
hóa, tâm lý, nguyện vọng của đồng bào DTTS nên sẽ có nhiều lợi thế
trong công tác dân vận.
2.2.2.3. Cán bộ dân tộc thiểu số là người lãnh đạo, quản lý,
tổ chức triển khai đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi ở các tỉnh Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
Cán bộ DTTS không chỉ là người gắn bó lâu dài, am hiểu thực
tiễn miền núi mà còn là người ý thức được trách nhiệm to lớn của mình
trong việc góp phần đưa các DTTS tiến kịp với trình độ phát triển chung
của đất nước. Mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của quê
hương và trách nhiệm với cộng đồng trở thành động lực to lớn thúc đẩy
cán bộ dân tộc thiểu số phấn đấu không ngừng trong công tác.
2.2.2.4. Cán bộ dân tộc thiểu số các tỉnh Quảng Bình, Quảng
Trị và Thừa Thiên Huế là lực lượng tiên phong trong việc thực
hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội ở địa phương
Muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa -
xã hội ở vùng miền núi các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa
13
Thiên Huế thì cán bộ dân tộc thiểu số trước hết phải là lực lượng
nòng cốt, tiên phong, noi gương tốt để đồng bào làm theo. Hành động
thực tiễn chính là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm lý thuyết. Lời nói đi đôi
với việc làm và việc làm không chỉ là minh chứng cho lời nói mà còn
là thước đo lòng nhiệt tình và năng lực thực tiễn của cán bộ dân tộc
thiểu số. Người dân chỉ tin những người có lòng nhiệt tình và năng
lực thực tiễn. Bên cạnh đó, cán bộ dân tộc thiểu số là người dân tộc
thiểu số, cán bộ làm được thì đồng bào sẽ làm được. Đây chính là
logic tâm lý của đồng bào.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ
VÀ THỪA THIÊN HUẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
(Từ trang 67đến trang 106)
3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG
TRỊ VÀ THỪA THIÊN HUẾ
3.1.1. Thành tựu phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu
số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế và
nguyên nhân
3.1.1.1. Thành tựu phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, số lượng cán bộ dân tộc thiểu số đã có những chuyển
biến tích cực.
Thứ hai, chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế có những chuyển biến tích cực
trên một số mặt nhất định.
Thứ ba, thành tựu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của
đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế.
Thứ tư, công tác tuyển dụng, tạo nguồn và quy hoạch cán bộ
DTTS ngày càng hiệu quả hơn.
3.1.1.2. Nguyên nhân của thành tựu
Thứ nhất, sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.
Thứ hai, các cấp chính quyền ngày càng quan tâm hơn đến đội
ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.
14
Thứ ba, việc ban hành và tổ chức triển khai chính sách phát triển
đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số được thực hiện kịp thời, nghiêm túc.
Thứ tư, sự phát triển của giáo dục và đào tạo vùng dân tộc
thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã
thúc đẩy sự phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.
Thứ năm, sự nỗ lực, phấn đấu của đồng bào các dân tộc thiểu
số và đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.
3.1.2. Những hạn chế trong phát triển đội ngũ cán bộ dân
tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên
Huế và nguyên nhân
3.1.2.1. Những hạn chế trong phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc
thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, số lượng cán bộ dân tộc thiểu số tăng nhưng thiếu sự
cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt còn rất thiếu cán bộ
DTTS làm công tác dân tộc.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ DTTS cấp tỉnh còn thiếu và cấp cơ sở
còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
Thứ ba, trình độ quản lý nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thứ tư, trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ DTTS còn
thấp chưa đáp ứng được nhu cầu công việc và học tập.
Thứ năm, thiếu những cán bộ có trình độ cao trong nhiều lĩnh vực.
Thứ sáu, năng lực thực tiễn còn hạn chế.
Thứ bảy, cơ cấu giới tính trong đội ngũ cán bộ DTTS các tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế còn có sự chênh lệch lớn.
3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan:
+ Những yếu tố thời tiết khắc nghiệt và địa hình không thuận lợi.
+ Do lịch sử để lại và hậu quả nặng nề của chiến tranh.
+ Khi bước vào thời kỳ đổi mới, vùng DTTS và miền núi tỉnh
các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ở trên một xuất
phát điểm thấp.
+ Sự chống phá, xuyên tạc chính sách dân tộc nói chung và
chính sách phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng của
các thế lực thù địch.
Nguyên nhân chủ quan:
Đối với chính quyền các cấp:
+ Công tác quản lý Nhà nước về chính sách cán bộ dân tộc
thiểu số còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, đôi lúc bị động.
15
+ Hạn chế trong nhận thức và thực hiện chính sách cán bộ DTTS.
Việc nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà
nước về phát triển đội ngũ cán bộ DTTS của các cấp, các ngành chưa
sâu sắc, nhiều lúc còn mang nặng tính chủ quan, giáo điều.
Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Quảng Bình, Quảng Trị
và Thừa Thiên Huế.
+ Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế còn thấp.
+ Tâm lý tự ti, cam chịu, tư tưởng bảo thủ cùng với sự bị động,
trông chờ, ỷ lại và phó mặc cho nhà nước trong bộ phận đồng bào
DTTS vẫn còn tồn tại.
+ Phong tục tập quán lạc hậu.
+ Những mâu thuẫn về tộc danh chưa được giải quyết một cách
thấu đáo dẫn đến hình thành rào cản vô hình trong công tác cán bộ.
+ Chính sách dân tộc chưa phát huy được động lực của cán bộ DTTS.
3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC
TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN HUẾ
3.2.1. Nhận thức của hệ thống chính trị các cấp về phát
triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số chƣa tƣơng xứng với vị trí,
vai trò của đội ngũ này
Việc phát triển đội ngũ cán bộ DTTS là một nhiệm vụ lâu dài,
khó khăn và có ý nghĩa chiến lược ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị
và Thừa Thiên Huế. Nhiều địa phương chưa có kế hoạch toàn diện,
lâu dài cho việc phát triển đội ngũ cán bộ DTTS. Cũng có lúc các địa
phương nhận thức việc phát triển đội ngũ cán bộ DTTS một cách đơn
giản, máy móc nên chỉ nặng về phát triển số lượng mà chưa chú ý
nhiều đến chất lượng cán bộ, cơ cấu cán bộ và đặc biệt là việc tuyển
dụng, bổ nhiệm cán bộ đúng với yêu cầu của xã hội và năng lực
chuyên môn của cán bộ. Vùng DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng
Trị và Thừa Thiên Huế có những đặc điểm riêng. Vì vậy, phát triển
đội ngũ cán bộ DTTS nói riêng cũng cần phải chú ý đến những đặc
điểm riêng đó để thực hiện hiệu quả hơn.
3.2.2. Trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp chưa tương
xứng với yêu cầu của công tác phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu
số ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
Trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp là phải cụ thể hóa
những chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phát triển đội ngũ
16
cán bộ DTTS thành những chính sách, những chương trình, những
nội dung phù hợp với đặc điểm địa phương. Thực tiễn của công tác
phát triển đội ngũ cán bộ DTTS ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa
Thiên Huế cho thấy ở nhiều nơi vẫn diễn ra hiện tượng trùng lặp,
chống chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc tổ chức không phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ được giao. Vì vậy, việc làm rõ trách nhiệm của
hệ thống chính trị các cấp ở địa phương, vai trò của tổ chức Đảng đối
với công tác cán bộ, quy hoạch và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số là
một nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
3.2.3. Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ
dân tộc thiểu số với đòi hỏi tinh giản biên chế và cải cách hành
chính ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
Phát triển toàn diện đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số là yêu cầu
tất yếu của công tác cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Thực trạng cán bộ DTTS ở các tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cho thấy một bộ phận
không nhỏ cán bộ hiện nay chưa thể nhanh chóng đáp ứng yêu cầu
này. Bên cạnh đó, với việc hầu hết các cơ quan trên địa bàn đã tuyển
dụng hết chỉ tiêu được giao nên trong những năm tới rất khó phát
triển nhanh số lượng cán bộ dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu.
3.2.4. Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ
dân tộc thiểu số với những rào cản trong cơ chế, chính sách sử
dụng, đãi ngộ và tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
Những cơ chế chính sách sử dụng, đãi ngộ và tạo nguồn cán bộ
DTTS không chỉ giúp cán bộ DTTS yên tâm công tác mà còn là bằng
chứng cho sự tin tưởng, quan tâm của Đảng và Nhà nước vào khả năng
của đồng bào. Điều này không chỉ có ý nghĩa chính trị mà còn mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải nghiên cứu, đề
xuất, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách ưu tiên, sử dụng đãi
ngộ và tạo nguồn cán bộ DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế thực sự hiệu quả và phù hợp với thực tiễn địa phương
khi mà nguồn lực dành cho công tác này còn hạn chế.
3.2.5. Ý thức, trách nhiệm tham gia đào tạo và tự đào tạo
của bản thân cán bộ dân tộc thiểu số chưa tương xứng với vai
trò, vị trí của đội ngũ này
Suy cho cùng sự phát triển của tập thể phải dựa vào sự phát
triển của cá nhân. Để mỗi cá nhân phát triển thì yếu tố khách quan
17
đóng vai trò quan trọng và yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định. Do
ảnh hưởng của những tư tưởng truyền thống, một bộ phận cán bộ
DTTS Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chỉ coi trọng tri
thức kinh nghiệm, cách thức quản lý truyền thống. Bên cạch đó, một
bộ phận lại có tư tưởng chủ quan, công thần hoặc tư ti, ngại tiếp cận
với tri thức mới đặc biệt là những tri thức về quản lý. Vì thế, cần
tuyên truyền để cán bộ DTTS thấy được trách nhiệm của mình trong
việc đào tạo và tự đào tạo để đáp ứng yêu cầu công tác.
Chƣơng 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH,
QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY
(Từ trang 107 đến trang 141)
4.1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CẦN QUÁN TRIỆT TRONG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC
THIỂU SỐ
4.1.1. Phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phải gắn
liền với chiến lƣợc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn
Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ
trọng yếu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đội ngũ
cán bộ DTTS là lực lượng lãnh đạo, lực lượng nòng cốt, đi đầu trong
quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở vùng dân
tộc thiểu số. Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn
ở mỗi địa phương khác nhau. Vì vậy, chiến lược phát triển đội ngũ
cán bộ DTTS phải luôn luôn gắn liền với chiến lược đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở các địa phương.
Có như thế công tác cán bộ DTTS mới thực sự khoa học, hiệu quả,
trách lãng phí các nguồn lực phục vụ cho công tác cán bộ và cả lãng
phí chính đội ngũ cán bộ đã được đào tạo.
4.1.2. Phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số là nhiệm
vụ chiến lƣợc lâu dài, thƣờng trực, cấp bách của các tỉnh Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
Công tác cán bộ DTTS là công tác vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài
đồng thời là công tác thường trực, cấp bách gắn với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương. Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong
chính sách cán bộ DTTS. Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng chiến lược
18
và sách lược phát triển cán bộ DTTS cần phải tuân thủ quan điểm toàn
diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể. Có như thế đội ngũ
cán bộ DTTS mới thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách
mạng trước sự vận động biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế.
4.1.3. Phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế phải trên cơ sở tôn
trọng những giá trị văn hóa và đặc điểm tâm lý tộc ngƣời
Đây là quan điểm thể hiện tính lịch sử cụ thể trong phát triển
đội ngũ cán bộ DTTS. Quan điểm này là cơ sở quan trọng cho việc
hoạch định và triển khai các chính sách phát triển đội ngũ cán bộ
DTTS ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Những
giá trị văn hóa và đặc điểm tâm lý tộc người ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả của chính sách dân tộc nói chung và chính sách phát triển
đội ngũ cán bộ DTTS nói riêng. Vì thế, tôn trọng những giá trị văn
hóa và đặc điểm tâm lý tộc người là quan điểm mang tính nguyên tắc
trong phát triển đội ngũ cán bộ DTTS.
4.1.4. Phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế phải phát huy đƣợc
vai trò, ý thức tự giác của bản thân mỗi cán bộ dân tộc thiểu số
Ý thức, trách nhiệm, tự học tập, tự đào tạo của cán bộ DTTS
để đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện ở các địa phương là yếu tố
quyết định sự phát triển của cán bộ. Đây cũng chính là nhiệm vụ
thường xuyên của cán bộ và cũng là tiêu chí quan trọng đánh giá chất
lượng đội ngũ cán bộ DTTS, là căn cứ cho việc quy hoạch, luân
chuyển và bổ nhiệm cán bộ. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có sự nỗ lực
của bản thân cán bộ DTTS và cả hệ thống chính trị nhằm nâng ý thức
tự học tập, tự đào tạo cho cán bộ dân tộc thiểu số thành một nét văn
hóa trong công tác cán bộ.
4.2. GIẢI PHÁP CH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_doi_ngu_can_bo_dan_toc_thieu_so_o_cac_tinh_q.pdf