Sản phẩm du lịch khám phá, thưởng ngoạn
Sản phẩm tham quan khám phá trải nghiệm VMQTG trước hết là
cảnh quan, kiến trúc.
Khu thứ nhất :Từ Văn Miếu Môn, theo con đường lát gạch thắng tắp, du
khách sẽ tới cổng thứ hai là Đại Trung môn gồm 3 gian dựng trên nền gạch
cao, mái lợp ngói, kết cầu ba hàng chân cột, hai bên có 2 cửa nhỏ là Thành
Đức môn và Đại Tài môn. Bên trong có nhiều cây xanh, bóng mát khiến cho
du khách có cảm giác thư thái khi dạo giữa chốn trang nghiêm, tĩnh mịch.
Khu vực thứ hai từ Đại Trung môn đến Khuê Văn Các, được dựng
năm 1805. Khuê Văn Các là một lầu vuông gồm 2 tầng, 8 mái. Hai bên
Khuê Văn Các là hai cửa Bí văn và Súc văn, những tên gọi có ý nghĩa ca
ngợi vẻ đẹp và giá trị của văn chương. Khuê Văn Các được xem là công
trình kiến trúc độc đáo, biểu tượng của văn hóa và văn học Việt Nam.
Khu vực thứ ba trong quần thể di tích VMQTG, đó là Giếng Thiên
Quang và hệ thống bia tiến sĩ. Giếng Thiên Quang (Thiên Quang tỉnh) còn
được gọi là Văn Trì (Ao Văn) có hình vuông quanh năm đầy nước. Mặt
nước phẳng lặng trở thành tấm gương soi bóng gác Khuê Văn.12
Khu vực thứ tư, là khu chính của VMQTG. Hai bên của sân là hai
dãy Tả vu, Hữu vu, mỗi dãy có 9 gian, dựng trên nền cao, mái lợp ngói ta,
nóc đắp kiểu bờ đinh, kết cấu vì kèo kiểu "chồng rường".
Khu vực thứ năm là nhà Thái học, xưa là Quốc Tử Giám, nơi đào tạo
nhân tài cho các triều đại. Năm 1999, nhà Thái học đã được khởi dựng lại
với quy mô kiến trúc hài hòa với cảnh quan của khu Văn Miếu phía trước.
Bên cạnh đó, có thể nói, trong các chương trình tham quan du lịch
của các công ty trên địa bàn Hà nội thì "VMQTG" luôn xuất hiện với tư
cách là điểm tham quan du lịch có giá trị, là điểm đến có sức hấp dẫn, là sự
kết nối hình thành trong các tua du lịch của du khách tại Thủ đô Hà Nội.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giá trị di sản văn hóa với phát triển ở thủ đô Hà Nội hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
di tích được
ngăn cách bởi không gian ồn ào từ bên ngoài bằng tường gạch vồ xây xung
quanh và chia thành 5 lớp không gian khác nhau, mỗi lớp được ngăn cách
nhau bởi các tường gạch có các cửa thông nhau: một cửa chính giữa, hai
cửa phụ ở hai bên, các kiến trúc chủ thể là: Cổng Văn Miếu, cổng Đại
trung, Khuê Văn Các, cổng Đại Thành, khu Điện thờ, cổng Thái học và kết
thúc là khu Thái Học.
2.1.3. Sự tu tạo hiện nay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Năm 1988, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định
thành lập Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG. Trung tâm đã
tiến hành khảo sát và lên kế hoạch tu bổ, tôn tạo đối với toàn bộ khu di tích
lịch sử văn hóa này. Bên cạnh việc trùng tu, tôn tạo các công trình kiến
trúc cổ, Trung tâm còn đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ cảnh quan, môi
trường di tích.
8
Năm 2017, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã phê duyệt Dự án
tòa phương đình và tôn tạo đảo Kim Châu Hồ Văn. Công trình hoàn thành là
địa điểm hoạt động văn hóa nghệ thuật và kết nối với khu nội tự thành một
chỉnh thể của di tích.
Nhờ tất cả những cố gắng cùng các dự án tu bổ, tôn tạo. Vì vậy, diện
mạo cổ kính của di tích cơ bản đã được khôi phục, đưa khu di tích này trở
thành một không gian văn hóa du lịch, một trong những điểm thu hút
khách tham quan trong nước và quốc tế hấp dẫn nhất ở Thủ đô Hà Nội.
2.2. CÁC LOẠI HÌNH DI SẢN VĂN HÓA TẠI VĂN MIẾU -
QUỐC TỬ GIÁM
2.2.1. Di sản văn hóa vật thể
- Hồ Văn
- Văn Miếu Môn
- Đại Trung môn
- Khuê Văn Các
- Giếng Thiên Quang
- Bia tiến sĩ
- Đại Thành môn, Ngọc Thành môn và Kim Thành môn
- Văn Miếu, Tả Vu và Hữu Vu
- Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám
2.2.2. Di sản văn hóa phi vật thể
2.2.2.1. Trung tâm giáo dục và đào tạo thời trung đại
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ngay từ đầu, nơi đây không chỉ đơn giản
là nơi thờ Khổng Tử, mà là nơi đào tạo những người sau này giữ trọng
trách lãnh đạo đất nước.
2.2.2.2. Khuyến khích học tập, tôn trọng hiền tài
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi thờ phụng bậc khai sáng của Nho
học Trung Quốc và những tiên hiền, danh nhân của đất nước. Điều đó cho
thấy sự sáng suốt của các vị vua thời Lý và sự tiếp nối, kế thừa truyền
thống văn hiến gắn với sự nghiệp mở mang bờ cõi của dân tộc. Có thể nói
sự ra đời của VMQTG cùng với nhiều thiết chế Nho học khác là những
bằng chứng về một nền văn hiến của dân tộc.
Ngày nay, VMQTG là nơi Nhà nước tổ chức trao các học hàm, học
vị cho những trí thức tiêu biểu, khen tặng cho học sinh, sinh viên xuất sắc
và tổ chức hội thơ hàng năm vào Rằm tháng Giêng. Đặc biệt, trước mỗi kỳ
thi, các sỹ tử đến đây "xin lộc", "cầu may". Mỗi dịp xuân về, người dân
9
khắp nơi háo hức đến dâng hương tại Văn Miếu với mong muốn học hành
tấn tới, "công thành, danh toại".
Ngoài những ý nghĩa nêu trên, VMQTG còn là nơi bảo tồn, lưu giữ
các hiện vật văn hóa quý báu của cha ông, bảo lưu các hoành phi, câu đối
với nội dung phần lớn để tôn vinh đạo học, khuyến học, khuyến tài. Bên
cạnh đó, còn lưu giữ hệ thống các bia đá ghi tên các bậc khoa bảng của
dân tộc.
2.3. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN VĂN HÓA TẠI VĂN
MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
2.3.1. Giá trị lịch sử
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích đặc biệt quan trọng của quốc
gia, nơi gìn giữ và tôn vinh đạo học, nơi lưu giữ và thể hiện đặc sắc nhất
những giá trị nổi bật của văn hiến Việt Nam. Tại đây, nơi hội tụ và lan tỏa
của bề dày lịch sử và chiều sâu văn hiến vượt qua thời gian với những giá
trị nổi bật của chân - thiện - mỹ, của trí tuệ và tri thức của cả dân tộc văn
hiến và anh hùng.
Bia tiến sĩ bằng đá đặt tại VMQTG là một tài sản văn hóa vô giá của
dân tộc Việt Nam, một biểu tượng tôn vinh đạo hiếu học, truyền thống đào
tạo nhân tài bổ sung nguyên khí cho đất nước của nhân dân ta
2.3.2. Giá trị biểu tượng văn hiến
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là DSVH mang một ý nghĩa biểu tượng
đặc biệt của tri thức, trí tuệ, tâm hồn, truyền thống văn hóa tinh thần cao
đẹp của dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm phát triển vươn tới trình
độ văn hiến. Khuê Văn Các, mang những nét riêng biệt dấu ấn của văn
hóa, văn minh Việt Nam.
Với ý nghĩa đó, Thủ đô Hà Nội chọn Khuê Văn Các làm biểu trưng
có ngụ ý lấy trí tuệ làm con đường đi tới tương lai, nói cách khác là Hà
Nội hướng tới tương lai, xây dựng tương lai dựa trên nền tảng trí tuệ.
Thông qua Luật Thủ đô, ngày 21/11/2012, có 385/468 đại biểu đã đồng ý
với việc chọn hình ảnh Khuê Văn Các tại VMQTG là biểu tượng của Thủ
đô Hà Nội.
2.3.3. Giá trị văn hóa giáo dục
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi thờ Khổng Tử - Người được Nho
gia coi là Tiên Thánh. Khổng Tử là một nhà tư tưởng kiệt xuất, một nhà
văn hóa, giáo dục uyên bác của Trung Quốc nói riêng, của nhân loại nói
chung. Những đóng góp của Khổng Tử vào nền văn hóa, giáo dục nhân
10
loại vô cùng to lớn có tính nhân văn sâu sắc. Đối với VMQTG không chỉ
là nơi giữ chức năng thờ phụng Khổng Tử mà đóng vai trò một trung tâm
đào tạo Nho giáo cao cấp của cả nước, gắn bó chặt chẽ với chế độ học
hành, thi cử, tuyển dụng và biểu dương lưu danh nhân tài của đất nước.
Văn Miếu còn thờ những học trò xuất sắc của Nho giáo như Chu Văn An
(1292 – 1370). Ông là một nhà sư phạm kiệt xuất của dân tộc, một tri thức
luôn quan tâm đến thời cuộc đất nước.
Với 82 bia đã đề danh tiến sĩ là những di vật quý giá về lịch sử khoa
cử của Nho học đã hàm chứa nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, giáo dục,
triết lý, giáo dục
2.3.4. Giá trị văn hóa tâm linh
Văn Miếu - Quốc Tử giám được xây dựng theo mô hình miếu học,
vừa là nơi thờ tự Thánh hiền vừa là trường học. Từ khi thành lập, trải bao
thế kỷ, qua các triều đại việc tế lễ Khổng Tử vẫn được tiến hành xuân thu
hai kỳ vào các ngày Đinh tháng 2 và tháng 8
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một di tích gắn liền với việc thành lập
kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, tiêu biểu nhất cho Hà Nội, cho nước
Việt Nam ngàn năm văn hiến, cũng được coi là một cõi văn hóa tâm linh.
2.3.5. Giá trị cảnh quan kiến trúc, thẩm mỹ - nghệ thuật
Giá trị cảnh quan kiến trúc, thẩm mỹ - nghệ thuật của VMQTG được
thể hiện rõ qua tổng thể di tích và từng yếu tố của nó. Trước hết, về cơ bản
còn bảo lưu được cấu trúc mặt bằng và toàn vẹn của loại hình thiết chế
Văn Miếu, mang phong cách kiến trúc phương Đông truyền thống.
2.3.6. Giá trị kinh tế và du lịch
Hằng năm VMQTG có số lượng khách tham quan đạt trung bình từ
1,4 triệu lượt người đến 1,6 triệu lượt du khách, doanh thu đạt trên 40 tỷ
đồng. Các dịch vụ phục vụ du lịch: các ngành nghề thủ công mỹ nghệ,
khôi phục các làng nghề truyền thống; thông tin liên lạc; ngân hàng, giao
thông vận tải; xây dựngDu lịch VMQTG kéo theo sự phát triển của các
ngành kinh tế khác, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, tăng khả năng đô thị
hóa. Những dịch vụ trực tiếp cho du lịch như khách sạn, lữ hành, sản xuất
hàng lưu niệm, các dịch vụ ăn uốngphát triển mạnh mẽ.
Tiểu kết
Trong chương 2, Luận án đã nghiên cứu khái quát về VMQTG và
các GTDSVH VMQTG. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là: sự hình thành
quá trình bảo tồn, tôn tạo di tích VMQTG, không gian văn hóa của
11
VMQTG; sự tu bổ hiện nay của VMQTG; các loại hình DSVH tại
VMQTG với các DSVH vật thể, đó là: Hồ Văn, Văn Miếu Môn; Đại
Trung môn; Khuê Văn Các, Giếng Thiên Quang với kiến trúc độc đáo.
Bên cạnh đó, VMQTG còn là di tích phi vật thể, nơi lưu danh các bậc hiền
tài qua các khoa thi (thể hiện ở 82 tấm bia tiến sỹ) biểu hiện cho truyền
thống hiếu học của dân tộc.Trải qua những biến động của lịch sử và tự
nhiên, VMQTG vẫn giữ được dáng cổ kính, là quần thể di tích chứa đựng
nhiều giá trị nhân văn cao quý của Thủ đô Hà Nội nói riêng, cả nước nói
chung. Những GTDSVH VMQTG đó là: giá trị lịch sử; giá trị biểu tượng
văn hiến; giá trị văn hóa giáo dục; giá trị văn hóa tâm linh; giá trị cảnh
quan kiến trúc, thẩm mỹ nghệ thuật; giá trị du lịch và kinh tế.
Chương 3
NHẬN DIỆN KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ
VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIẢM VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1. CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN VĂN HÓA VĂN MIẾU -
QUỐC TỬ GIÁM VÀ SỰ HÌNH THÀNH SẢN PHẨM DU LỊCH
3.1.1. Sản phẩm du lịch khám phá, thưởng ngoạn
Sản phẩm tham quan khám phá trải nghiệm VMQTG trước hết là
cảnh quan, kiến trúc.
Khu thứ nhất :Từ Văn Miếu Môn, theo con đường lát gạch thắng tắp, du
khách sẽ tới cổng thứ hai là Đại Trung môn gồm 3 gian dựng trên nền gạch
cao, mái lợp ngói, kết cầu ba hàng chân cột, hai bên có 2 cửa nhỏ là Thành
Đức môn và Đại Tài môn. Bên trong có nhiều cây xanh, bóng mát khiến cho
du khách có cảm giác thư thái khi dạo giữa chốn trang nghiêm, tĩnh mịch.
Khu vực thứ hai từ Đại Trung môn đến Khuê Văn Các, được dựng
năm 1805. Khuê Văn Các là một lầu vuông gồm 2 tầng, 8 mái. Hai bên
Khuê Văn Các là hai cửa Bí văn và Súc văn, những tên gọi có ý nghĩa ca
ngợi vẻ đẹp và giá trị của văn chương. Khuê Văn Các được xem là công
trình kiến trúc độc đáo, biểu tượng của văn hóa và văn học Việt Nam.
Khu vực thứ ba trong quần thể di tích VMQTG, đó là Giếng Thiên
Quang và hệ thống bia tiến sĩ. Giếng Thiên Quang (Thiên Quang tỉnh) còn
được gọi là Văn Trì (Ao Văn) có hình vuông quanh năm đầy nước. Mặt
nước phẳng lặng trở thành tấm gương soi bóng gác Khuê Văn.
12
Khu vực thứ tư, là khu chính của VMQTG. Hai bên của sân là hai
dãy Tả vu, Hữu vu, mỗi dãy có 9 gian, dựng trên nền cao, mái lợp ngói ta,
nóc đắp kiểu bờ đinh, kết cấu vì kèo kiểu "chồng rường".
Khu vực thứ năm là nhà Thái học, xưa là Quốc Tử Giám, nơi đào tạo
nhân tài cho các triều đại. Năm 1999, nhà Thái học đã được khởi dựng lại
với quy mô kiến trúc hài hòa với cảnh quan của khu Văn Miếu phía trước.
Bên cạnh đó, có thể nói, trong các chương trình tham quan du lịch
của các công ty trên địa bàn Hà nội thì "VMQTG" luôn xuất hiện với tư
cách là điểm tham quan du lịch có giá trị, là điểm đến có sức hấp dẫn, là sự
kết nối hình thành trong các tua du lịch của du khách tại Thủ đô Hà Nội.
3.1.2. Sản phẩm du lịch khảo sát, nghiên cứu khoa học
* Khảo sát, nghiên cứu lịch sử văn hóa, giáo dục Việt Nam
Nhóm này bao gồm các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, các
nhà nghiên cứu về văn hóa, giáo dục, lịch sử, họ đến khảo sát về truyền
thống giáo dục của Việt Nam thời trung đại, nghiên cứu tài liệu về
VMQTG, kiến trúc cổ, bia tiến sỹ
* Tham quan học tập chuyên đề
Du khách tham quan có thể tìm hiểu chủ yếu vào chuyên đề quan
tâm như: nghiên cứu giáo dục Nho học; nội dung và cách thức dạy học,
vấn đề thi cử; vai trò của Khổng Tử là một nhà giáo dục; quy mô trường
lớp, học tập và giảng dạy. Ngoài ra họ còn nghiên cứu các vấn đề kiến
trúc, hội họa, điêu khắc (biểu tượng Khuê Văn Các; tranh; tượng thờ và
trang trí; chữ viết, họa tiết hoa văn của các tấm bia) và cách quản lý, vận
hành của VMQTG như một thiết chế giáo dục của một quốc gia.
* Khuyến tài khuyến học
Đối tượng tham quan thường là các em học sinh trường Tiểu học,
Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông , các em thường đi theo trường
với mong muốn tham quan trực tiếp kết hợp với hướng dẫn viên giới thiệu về
lịch sử, truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa, coi trọng nhân tài, tôn sư trọng
đạo của dân tộc, biểu dương tinh thần và kết quả học tập của các em. Qua đó,
khuyến khích các em phấn đấu học tập tốt hơn.
3.1.3. Sản phẩm du lịch tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội, vui
chơi, giải trí
- Với mặt bằng không gian cổ kính, khu di tích VMQTG là địa điểm
có uy tín đối các cơ quan trong việc lựa chọn nơi tổ chức các hoạt động
văn hóa, nghệ thuật, lễ hội và khoa học. Một số hoạt động văn hóa nghệ
13
thuật như: Lễ tôn vinh văn hóa dân tộc, lễ khai bút đầu xuân, tôn vinh gốm
Bát Tràng, giới thiệu Nhã nhạc cung đình Huế, Liên hoan Ca trù toàn
quốc; Triển lãm ảnh nghệ thuật, thư pháp Trẻ; Ngày thơ Việt Nam,Tuyên
dương thủ khoa, giáo dục DSVH, Liên hoan Du lịch Hà Nội, Hội thi Trạng
nguyên nhỏ tuổi, Ngày hội đọc sách
3.1.4. Sản phẩm du lịch thực hành nghi lễ tâm linh
- Lễ hội xin chữ đầu năm
Du khách đến xin chữ là một nét đẹp, là dấu hiệu của niềm tin, là
món quà tặng mang ý nghĩa xã hội, triết học và tâm linh, tạo mối giao lưu
văn hóa trong cộng đồng, cùng nhau hướng tới cái chân - thiện - mỹ. Đó
cũng là một truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc Việt Nam.
- Lễ cầu đỗ đạt
Trước kỳ thi đã có rất nhiều thí sinh cùng phụ huynh đến VMQTG
thắp hương cầu may mắn. Nhiều người tâm niệm, viết tên và điều mong
muốn lên Bảng vàng sẽ được may mắn trong thi cử. Có rất nhiều sớ cầu thi
cử học hành được ghi rõ họ tên, số báo danh, phòng thi được bày trên ban
thờ, thành kính trước nơi thờ Khổng Tử bên trong điện Đại Thành.
- Lễ dâng hương
Đó là hoạt động của các trường học và học sinh được diễn ra với
không khí vô cùng trang nghiêm, thành kính và long trọng. Dâng hương
báo công đã trở thành hoạt động truyền thống của nhà trường trước kết
thúc năm học, thể hiện lòng thành kính không phụ công ơn các bậc tiền
nhân, mang ý nghĩa khuyến học, khuyến tài truyền thống.
3.1.5. Sản phẩm du lịch tổng hợp đáp ứng nhiều nhu cầu
Với đối tượng du khách đến VMQTG từ nhiều nơi khác nhau, với
trình độ khác nhau và không cùng độ tuổi. Mong muốn được trải nghiệm,
vãn cảnh, khám phá, lĩnh hội thông tin cơ bản khái quát nhất về di tích vừa
có những phút giây bình yên, thư thái trong một không gian kiến trúc cổ.
3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC ĐIỂM ĐẾN
DU LỊCH TẠI VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
3.2.1. Tổ chức không gian điểm đến
Về tổ chức không gian điểm đến, trước hết quy hoạch không gian; tu
bổ, tôn tạo di tích; kiến tạo các sản phẩm, trưng bày sản phẩm; truyền
thông quảng bá
* Công tác bảo tồn, tôn tạo, tu bổ di tích được phát huy từ khi Luật
di sản Văn hóa chính thức có hiệu lực, công tác bảo vệ và phát huy DSVH,
14
công tác đầu tư chống xuống cấp, tu bổ và tôn tạo Khu di tích VMQTG
được Trung tâm thường xuyên quan tâm và thực hiện đạt kết quả cao. Các
công trình đều được thực hiện theo quy định của: Luật di sản Văn hóa và
các Thông tư hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
(VHTT&DL) về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích Lịch sử Văn hóa, danh
lam thắng cảnh.
* Tổ chức trưng bày, triển lãm
Văn Miếu - Quốc Tử Giám trưng bày hiện vật được thực hiện tại
mặt bằng tổ chức không gian nhà Tiền Bái và Hậu Cung, trưng bày một số
hiện vật quý là chuông lớn, khánh đá, bình phong, câu đối, bức Đại tự
"Vạn Thế Sư Biểu" (Người Thầy tiêu biểu của muôn đời) . Không gian nhà
Thái học có phòng trưng bày về lịch sử VMQTG lưu giữ nhiều hiện vật về
Nho giáo, lịch sử khoa bảng, bút nghiên cùng những hiện vật gốm sứ như bát
đĩa, ấm chén, gạch đất nung, ngói mũi hài được tìm thấy dưới lòng đất
Văn Miếu.
* Về bảo quản, sưu tầm tài liệu
Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG sưu tầm hơn 600
thác bản văn bia, trên 500 ảnh chụp sắc phong, 6000 ảnh về di tích, 25 cuốn
gia phả, trên 2000 trang tư liệu Hán Nôm (gồm trước tác, thơ văn, bài thi
đình của các Tiến sỹ); hơn 2000 câu đối, hoành phi; dịch hàng trăm văn
bia; lập trên 200 hồ sơ khảo sát di tích nho họcTừ cơ sở dữ liệu, giúp cho
việc phục vụ cho các chuyên đề bảo tồn, phát huy giá trị di tích và các danh
nhân khoa bảng, đặc biệt du khách hiểu thêm các vị Đại khoa được lưu danh
trên bia Tiến sỹ, hàng ngàn hiện vật, tài liệu. quý hơn cả là bảo vật quốc gia.
3.2.2. Hình thành các dịch vụ
* Thuyết minh hướng dẫn
Về tham quan VMQTG trước đây, du khách cảm nhận bằng trực
quan về cảnh quan kiến trúc VMQTG và nghe thuyết minh tại điểm do phòng
Giáo dục truyền thông đảm nhận. Đối với du khách nước ngoài thuyết minh
viên của Trung tâm giới thiệu với du khách bằng ba ngôn ngữ: Anh, Pháp,
Trung đã đem đến những trải nghiệm thú vị khó quên đối với du khách.
Hiện nay, với sự năng động, không ngừng đổi mới, ngày 11/1/2018
Trung tâm hoạt động khoa học VMQTG chính thức giới thiệu hệ thống
biển chỉ dẫn, thuyết minh tự động. Hệ thống biển chỉ dẫn gồm chỉ dẫn
phân luồng đường đi cho du khách, chỉ dẫn hiện vật, di tích do chuyên gia
Pháp thiết kế và thực hiện. Du khách có thể trải nghiệm hệ thống thuyết
15
minh tự động giới thiệu 32 điểm với 8 ngôn ngữ khác nhau: Anh, Pháp,
Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc Thái Lan và Việt Nam.
Qua đây, du khách có thể tự tìm hiểu thêm về GTDSVH VMQTG.
* Hoạt động khuyến học:
Hàng năm có rất nhiều học sinh các trường học của cả nước tới tham
quan và làm lễ dâng hương khuyến học của các em tại di tích.
Tham dự buổi lễ dâng hương của các em học sinh thường hai phần:
Lễ tôn vinh các bậc Tiên Thánh, Tiên Hiền và danh nhân được thờ tự tại
VMQTG, thuyết minh viên giới thiệu về di tích và truyền thống khoa cử
với các đoàn tham quan. Các em học sinh trường học còn kết hợp cả
chương trình báo công, khen thưởng học sinh giỏi hay kết nạp đội Đây
là hoạt động có ý nghĩa giáo dục cao, thu hút các giáo viên, học sinh chuẩn
bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học, cao đẳng.
* Hội chữ xuân: Việc "Xin chữ đầu xuân" từ năm 2014, Trung tâm
đã phối hợp với cơ quan hữu quan tổ chức trong khu vực Hồ Văn. Hàng
năm với các "Ông đồ" viết chữ và quảng bá, giới thiệu về nét văn hóa
truyền thống của người Việt thông qua việc phân tích, giải nghĩa chữ viết
như: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, hạnh, phúc, an, khang, nhẫn, triển lãm tác
phẩm thư pháp tiêu biểu. Nhiều hoạt động như: tái hiện quang cảnh trường
thi, giới thiệu sản phẩm truyền thống, giới thiệu các dòng tranh dân gian,
tổ chức các trò chơi dân gian, tổ chức các gian hàng ẩm thực, biểu diễn âm
nhạc truyền thống.
Đầu năm 2018, tính đến mùng 4 Tết, có hơn 10 vạn lượt du khách
đến xin chữ đầu năm. Như vậy gây ra quá tải đối với di tích, bên cạnh đó
ảnh hưởng đến môi trường, độ bền của di sản.
* Kinh doanh hàng lưu niệm
Hiện tại khu di tích VMQTG có 6 gian hàng kinh doanh dịch vụ bán
hàng lưu niệm (khu di tích không có nhà hàng, khu lưu trú) được bố trí tại
hay dãy Tả vu, Hữu vu (khu Điện Đại Thành) và Tiền đường, gian đầu hồi
Hậu đường (khu Thái học).
Sản phẩm chủ yếu là đồ thủ công mỹ nghệ, tranh, ảnh, tượng, đồ
dùng học tậpTrong những năm gần đây, để đổi mới hình thức phục vụ,
các sản phẩm hàng lưu niệm mang tính đặc thù của di tích như: hình Khuê
Văn Các dưới dạng đĩa sứ, đĩa đồng, móc treo chìa khóa, mô hình Rùa đội
bia tiến sỹ có khắc chữ Đăng khoa, Đỗ đạt
16
* Dịch vụ du khách mượn trang phục
Góp phần làm đổi mới phương thức phục vụ, VMQTG thực hiện cho
du khách được mượn áo choàng khi tham quan nơi thờ tự là Điện Đại
Thành và Hậu Đường nhà Thái học. Mẫu áo được lấy ý tưởng từ chiếc áo
của các nhà nho sinh ngày xưa và có cách điệu. Với trang nhã màu sắc và
tinh thần của trang phục tương thích với không gian văn hóa du lịch.
3.2.3. Xây dựng các thể chế, thiết chế tổ chức, quản lý
Ngày 25/4/1988, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ra Quyết định số
1776/QĐ/UB về việc thành lập Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học
VMQTG với chức năng và nhiệm vụ: quản lý khu di tích VMQTG; tổ chức các
hoạt động Văn hóa khoa học, nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát
triển Thủ đô; tổ chức hướng dẫn khách tham quan du lịch; lập quy hoạch bảo
vệ và tôn tạo khu di tích; trang bị những phương tiện cần thiết nhằm phát huy
tác dụng và đáp ứng những yêu cầu hoạt động khoa học văn hóa nghệ thuật.
3.2.4. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá
Hàng năm, VMQTG còn in các tờ rơi với các thứ tiếng Anh, Pháp,
Việt nhằm tuyên truyền, giới thiệu tới các du khách trong nước và quốc
tế về di tích. Tổ chức thành công các cuộc thi tìm hiểu về di tích
VMQTG cho các em học sinh Trung học cơ sở của một số trường tại
Thủ đô Hà Nội. Trung tâm thường xuyên phối hợp với Tạp chí Thế giới
Di sản ra số đặc biệt về VMQTG để quảng bá hình ảnh của khu di tích,
về giá trị Văn bia tiến sĩ với thế giới. Phối hợp với các cơ quan truyền
thông thông tấn thông qua một số chương trình văn hóa của các kênh
truyền hình Hà Nội, Đài truyền hình Việt Nam về lịch sử hình thành và
phát triển của VMQTG cũng như nền giáo dục nho học Việt Nam.
3.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VĂN
MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỦ
ĐÔ HÀ NỘI
3.3.1. Thu hút khách du lịch
Số liệu thống kê thông qua việc bán vé tham quan di tích ở VMQTG
cho thấy số lượng khách tăng lên. Những năm 2012, 2013, 2014 số lượng
khách ở mức ổn định. Năm 2016 số lượng khách so với năm 2015 đã tăng
lên 259.000 lượt khách. Năm 2017 số lượng khách là 1.623,000 đến tham
quan VMQTG, tăng khoảng 20% so với năm 2016. Như vậy tính trung
bình mỗi ngày có khoảng 500 - 600 lượt du khách đến thăm VMQTG.
17
3.3.2. Tăng thêm tỷ lệ thu nhập của ngành du lịch cho ngân sách
Thủ đô Hà Nội
- Về doanh thu du lịch:
Với việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, doanh thu từ du
lịch tại VMQTG những năm qua đã có những đóng góp nhất định vào
doanh thu của ngành du lịch Hà Nội.
Doanh thu tại di tích VMQTG chủ yếu là từ nguồn thu bán vé tham
quan, còn lại một phần là từ nguồn thu khác từ các dịch vụ như: quầy hàng
lưu niệm, thu công đức...
Năm 2012, doanh thu 26.820.000.000 VN đồng; năm 2016 là
41.146.500.000 VN đồng; năm 2017 là 46.000.000.000 VN đồng.
- Tăng thêm thu nhập cho người dân và kích thích phục hồi một số
nghề truyền thống
Nhìn chung các hoạt động dịch vụ du lịch có tác động tích cực đến
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Du lịch phát triển góp phần
tạo việc làm tại địa bàn có tài nguyên du lịch. Không phải chỉ có những
người trong độ tuổi lao động, mà cả những người ngoài tuổi lao động như
trẻ ẹm có thể tham gia vào hoạt động du lịch.
3.3.3. Tạo dựng thương hiệu điểm đến cho du lịch Hà Nội, quảng
bá đất nước, con người và văn hóa Việt Nam
Từ những giá trị lịch sử, văn hóa mà ngày nay VMQTG luôn là một
địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, cũng là điểm du lịch được
đón các đoàn khách quốc tế và các nguyên thủ quốc gia các nước tham
quan nhiều nhất.
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.4.1. Thành tựu
Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG là một trong
những di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Trải qua bao nhiêu thăng
trầm của lịch sử, cho đến nay di tích này vẫn giữ được những giá trị văn
hóa là cơ sở hình thành tạo nên sản phẩm du lịch với du khách: du lịch
khám phá, thưởng ngoạn; du lịch khảo sát, nghiên cứu khoa học; du lịch
tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội, vui chơi, giải trí; du lịch thực
hành nghi lễ tâm linh; du lịch hỗn hợp những nhu cầu. Với việc tổ chức
không gian điểm đến VMQTG như: quy hoạch không gian, trưng bày hiện
vật, tu bổ di tích; hình thành các dịch vụ như dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ
quà lưu niệm, dịch vụ phục vụ hội nghị, xây dựng các thể chế, thiết chế
18
tổ chức quản lý hay tổ chức tuyên truyền quảng bá. Tất cả những yếu tố đó
đã góp phần làm cho GTDSVH trở thành sản phẩm quan trọng trong việc
phát triển du lịch của VMQTG.
Như vậy, đối với VMQTG, GTDSVH có một vai trò tích cực trong
phát triển du lịch
Thứ nhất, GTDSVH trở thành nguồn lực để phát triển du lịch.
Thứ hai, GTDSVH góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ ba, GTDSVH nâng cao mức sống của người dân.
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
- Trung tâm VMQTG hiện nay chưa có phòng, ban chuyên trách tổ
chức quản lý các dịch vụ du lịch. Nhân sự phục vụ du lịch chỉ có ít người
có chuyên môn hiểu biết về du lịch.
- Các sản phẩm lưu niệm còn đơn điệu, chất lượng chưa cao. Chưa có
sản phẩm lưu niệm đặc trưng riêng đại diện cả di tích VMQTG.
- Về hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về di tích vẫn còn
những hạn chế.
* Nguyên nhân
- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu. Với đặc thù liên quan
đến di tích Nho học, yêu cầu người làm công tác du lịch tại di tích
VMQTG vừa phải có kiến thức về du lịch vừa phải am hiểu về học thuyết
Nho giáo, truyền thống giáo dục khoa cử Nho học của đất nước. Hơn nữa,
để phát huy được GTDSVH VMQTG thì kiến thức Hán Nôm, kiến trúc
cũng là một yêu cầu rất cần thiết.
- Sự kết hợp giữa các nhiệm vụ, chức năng của Trung tâm Hoạt động
Văn hóa Khoa học VMQTG cần hài hòa và chú ý đến phát huy giá trị kinh
tế của di sản qua hoạt động du lịch
Tiểu kết
Trong Chương 3, Luận án đã nhận diện sự khai thác GTDSVH
VMQTG với phát triển du lịch Hà Nội hiện nay.
Nghiên cứu sinh nhận thấy đây là điểm du lịch văn hóa, một điểm
tham quan hết sức quyến rũ với các sản phẩm du lịch đó là: Du lịch khám
phá thưởng ngoạn các GTVH; du lịch khảo sát, nghiên cứu khoa học; du
lịch tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội, vui chơi, giải trí; du lịch thực
hành nghi lễ tâm linh; du lịch tổng hợp đáp ứng nhiều nhu cầu. Qua nghiên
cứu thực trạng xây dựng và khai thác điểm đến du lịch tại VMQTG về :tổ
19
chức không gian điểm đến; hình thành các dịch vụ; xây dựng các thể chế,
thiết chế, tổ chức, quản lý; tạo dựng thương hiệu điểm đến cho du lịch Hà
Nội. Công tác tổ chức tuyên truyền, quảng bá tại VMQTG, đã đem đến
niềm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_gia_tri_di_san_van_hoa_voi_phat_trien_o_thu.pdf