Đối với nguồn nhân lực của doanh nghiệp du lịch:
Áp dụng hình thức đào tạo tại chỗ để vừa nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ du lịch cho nhân viên; tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật
kiến thức về các di tích văn hóa lịch sử, bảo tàng và các công trình
văn hóa của địa phương cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh
viên du lịch hoạt động trên địa bàn tỉnh; tạo sự liên kết chặt chẽ giữa
doanh nghiệp du lịch và các trường đại học, cao đẳng nghề nghiệp vụ
du lịch để đào tạo nguồn lao động phục vụ du lịch; cần có chính sách
đãi ngộ về việc làm để thu hút nguồn lao động chất lượng cao.
4.3.3.3. Đối với cộng đồng địa phương
Phát triển du lịch đảm bảo sinh kế bền vững, xây dựng người
dân này thành tường rào bảo vệ môi trường sống một cách hữu hiệu
nhất; khuyến khích sự tham gia, đóng góp ý kiến của cộng đồng địa
phương trong công tác quy hoạch, xây dựng sản phẩm du lịch; thành
lập đội vệ sinh môi trường tại các khu, điểm đến du lịch; tuyên truyền
và xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường; khai thác một
cách có ý thức những di sản văn hoá địa phương, đảm bảo nguyên tắc
“bảo tồn tính nguyên vẹn”; phát huy vai trò của cộng đồng địa
phương trong phát triển du lịch; khuyến cáo cộng đồng địa phương
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh
thái gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
27 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp phát triển du lịch Tiền giang trong hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường: “Best
Practices in Integrating Sustainability in Tourism Management and
Operations” của Carmela; “Tourism: Principles, Practices,
Philosophies” của Charles R. Goeldner và J.R. Brent Ritchie; Honey
(1998), “Ecotourism and Sustainable Development: Who Owns
Paradise?”; Hens (1998), “Tourism and Environment”; WCED
(1996), “Sustainable Report of the World commission on
Environment and Development: Our common Future”; Emaad
Muhanna (2006), “Sustainable Tourism Development and
Environmental Management for Developing Countries”. (5) du lịch
và chính sách xoá đói, giảm nghèo:“Tourism Development and
Regional Integration in Central America” của Lucy Ferguson và
Manual on Tourism and Poverty Alleviation; “Tourism and Poverty
Alleviation” của UNWTO và SNV;
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu khoa học về: (1) phát triển du lịch
với hội nhập kinh tế quốc tế:“Du lịch Việt Nam hội nhập trong
ASEAN” của Nguyễn Văn Lưu; “Thị trường du lịch Quảng Ninh
trong hội nhập kinh tế quốc tế” của Trần Xuân Ảnh; “Phát triển du
lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội hội nhập kinh tế
quốc tế” của Nguyễn Duy Mậu;“Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: kinh nghiệm của một số
nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam” của Nguyễn Trùng
Khánh; (2) phát triển vùng địa phương và vai trò của Chính quyền địa
phương cấp tỉnh trong phát triển các ngành và lĩnh vực tại địa
phương của Nguyễn Ký và cộng sự (2006), “Đổi mới nội dung hoạt
động của các cấp chính quyền địa phương trong kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế”; Lương Xuân Quỳ (2002), “Quản lý nhà
nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay”; Hoàng Văn Hoan (2002), “Hoàn thiện quản lý nhà
nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam”; Nguyễn
Mạnh Cường (2015), “Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh
trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh bình”; (3) vai trò của
ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội: “Xuất khẩu tại chỗ
thông qua du lịch” của Nguyễn Văn Lưu; “Phát triển du lịch gắn với
xoá đói giảm, nghèo ở Lào Cai” của Phan Ngọc Thắng; (4) quy
hoạch du lịch:“Quy hoạch du lịch”của Bùi Thị Hải Yến; “Một số
vấn đề về du lịch Việt Nam” của Đinh Trung Kiên; “Tài nguyên du
lịch” của Phạm Hồng Long và Bùi Thị Hải Yến; (5) nâng cao năng
lực cạnh tranh điểm đến của Nguyễn Anh Tuấn (2010), “Năng lực
cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam”; Trần Thùy Trang
(2015), “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch thành
phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”; Nguyễn
Thạnh Vượng (2016), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch
tỉnh Tiền Giang”;(6) cơ chế quản lý Nhà nước, phát triển thị trường,
sản phẩm, nguồn nhân lực của các tác giả: Nguyễn Tấn Vinh (2008),
“Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng”; Nguyễn Văn Lưu (2009), “Thị trường du lịch”; Hoàng Thị
Lan Hương (2001), “Phát triển kinh doanh lưu trú tại vùng du lịch
Bắc bộ Việt Nam”; Trần Sơn Hải “Phát triển nguồn nhân lực ngành
du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên”; (7) phát
triển du lịch bền vững:“Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du
lịch bền vững ở Việt Nam” của Phạm Trung Lương; “Giải pháp phát
triển du lịch bền vững Tây Nguyên” của Nguyễn Đức Tuy; “Một số
giải pháp phát triển du lịch bền vững thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2010” Đoàn Liêng Diễm; “Phát triển du lịch bền vững ở Phong
Nha – Kẻ bàng” của Trần Tiến Dũng; Phát triển du lịch tỉnh Bình
Thuận trên quan điểm phát triển bền vững” của La Nữ Ánh Vân.
Các chính sách có liên quan đến vấn đề phát triển du lịch tỉnh
Tiền Giang: (1) Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030; (2) Đề án Quy hoạch phát triển du lịch
ĐBSCL đến năm 2020; (3) Đề án Quy hoạch phát triển du lịch Tiền
Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; (4) Nghị quyết
92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy
mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.
1.3 Đánh giá khái quát các công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước, Luận án
đã chỉ ra được những vấn đề các nghiên cứu đã làm rõ, những vấn đề
chưa đề cập đến để chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề
đặt ra cần nghiên cứu tiếp theo như: xây dựng cơ sở khoa học về phát
triển du lịch cấp tỉnh trong hội nhập kinh tế quốc tế; nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển du lịch của một số quốc gia và địa phương trong và
ngoài nước; đánh giá thực trạng phát triển du lịch Tiền Giang; định
hướng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, định hướng đến năm 2030.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CẤP TỈNH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch và hội nhập kinh
tế quốc tế
2.1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch: du lịch, ngành du
lịch, phát triển du lịch, tài nguyên du lịch, khách du lịch, sản phẩm du
lịch, điểm du lịch, thị trường du lịch.
2.1.2. Khái niệm, tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự đan xen, gắn bó phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và thế giới, vừa hợp tác vừa cạnh
tranh để phát triển. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình
các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở.
2.1.2.2. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế: do bản
chất xã hội của lao động và quan hệ giữa người với người.
2.1.3. Du lịch là ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế xã hội
2.1.3.1. Luận cứ khoa học cho các hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch ban đầu chỉ có ít người tham gia, dần dần
số người tham gia ngày càng nhiều, thời gian càng lâu và mục đích
ngày càng đa dạng. Lúc này, du lịch trở thành một ngành kinh tế
quốc dân, thuộc lĩnh vực dịch vụ. Đó là kết quả của quá trình phát
triển và phân công lao động xã hội của loài người.
2.1.3.2. Vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế xã
hội
Du lịch ngày càng khẳng định vị trí vai trò quan trọng của
mình trong nền kinh tế thế giới, bởi sự đóng góp của ngành du lịch
vào GDP ngày càng lớn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tích cực, làm phong phú, đa dạng nền văn hoá nhân loại, tăng
cường được các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn
nhau giữa các dân tộc, các quốc gia góp phần bảo vệ hoà bình thế
giới, tăng cường sức khoẻ, tái tạo sức lao động và nâng cao chất
lượng cuộc sống, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.
2.1.3.3. Đặc điểm của hoạt động phát triển du lịch
Du lịch vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế vừa mang
đặc điểm của một ngành văn hóa – xã hội phụ thuộc vào tài nguyên
du lịch, mang tính mùa vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan,
giải trí, nghỉ ngơi, chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các
nhu cầu khác.
2.1.3.4. Tính xung đột trong phát triển du lịch
Hoạt động phát triển du lịch chịu sự xung đột từ hai phía: chủ
quan (người làm du lịch, du khách) và khách quan (các yếu tố như
kinh tế, chính trị, văn hóa, môi trường). Tính xung đột luôn được
các chủ thể có trách nhiệm liên quan tìm phương án giải quyết để
hướng đến sự hài lòng của du khách.
2.1.4. Nội dung phát triển du lịch cấp tỉnh trong hội nhập
kinh tế quốc tế
2.1.4.1. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với phát triển
du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: Chính quyền cấp tỉnh
có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về du lịch tại địa phương,
cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát
triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo
đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du
lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
2.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch cấp tỉnh: về
phát triển kinh tế; về phát triển xã hội; về bảo vệ môi trường.
2.1.5. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát
triển du lịch là xu thế tất yếu
2.1.5.1. Tác động đến việc ban hành và hoạch định chính
sách phát triển du lịch: quá trình nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đòi
hỏi Việt Nam phải thực hiện các cam kết đầy đủ hơn. Vì vậy, cơ chế
chính sách cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp. Chính phủ và
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 39/NQ-CP; 46/NQ-
CP và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 nhằm tháo gỡ khó khăn
cho du lịch, tạo bước chuyển biến mới cho ngành du lịch.
2.1.5.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển
du lịch: Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy hợp tác, hoà bình và hữu
nghị; tiếp cận với thị trường quốc tế để thu hút khách; số lượng khách
quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng; xuất khẩu tại chỗ các sản
phẩm, hàng hoá và dịch vụ; các doanh nghiệp du lịch được tiếp cận
và học hỏi nâng cao trình độ quản lý tiên tiến từ các tập đoàn du lịch
lớn trên thế giới; thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở
hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch. Tuy nhiên, hội nhập kinh
tế quốc tế cũng mang lại nhiều thách thức như: lệ thuộc vào sân chơi
của các nước lớn; cạnh tranh điểm đến du lịch ngày càng gay gắt; có
nguy cơ bị mất thị phần và dễ bị thôn tính; nguy cơ “chảy máu chất
xám” cao; lai căng về văn hóa; tội phạm công nghệ cao xuyên quốc
gia tăng; ô nhiễm môi trường...
2.2. Kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước về phát
triển du lịch
2.2.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch
2.2.1.1. Chính sách ưu đãi đầu tư và đào tạo phát triển
nguồn nhân lực của từng địa phương ở Trung Quốc: tất cả các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài đều được miễn thuế trong 3 năm đầu, sau
đó được giảm 50% đối với 2 năm tiếp theo; tiếp tục chiến lược “Giáo
dục kiến lập Trung Quốc” và xây dựng một xã hội học tập; cải tiến
những hệ thống bất hợp lý, hoàn thiện hệ thống thị trường lao động,
tạo ra một môi trường phát triển và sử dụng nguồn nhân lực tốt hơn.
2.2.1.2. Các chính sách thu hút khách du lịch và đa dạng hoá
các sản phẩm du lịch cho từng khu vực, từng tỉnh có tiềm năng tài
nguyên của Thái Lan: triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá
du lịch rộng rãi đưa ra nhiều ưu đãi, mời các đơn vị truyền thông
quốc tế tới tham quan; luôn tạo ra những sản phẩm du lịch mới hấp
dẫn hơn, khuyến khích nghệ thuật ẩm thực đường phố và tập trung
khai thác dịch vụ khác để thu hút khách.
2.2.1.3. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch và các chính sách
ưu đãi đặc biệt cho các tỉnh có tiềm năng để phát triển du lịch của
Malaysia: công tác xúc tiến quảng bá du lịch được thực hiện có trọng
điểm dựa vào từng địa điểm, hoạt động cụ thể và thị trường khách,
chú trọng thị trường khách du lịch cao cấp; thực hiện chính sách
giảm thuế và miễn thị thực, đồng thời thành lập Quỹ đặc biệt để hỗ
trợ phát triển du lịch nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.2.1.4. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá và bảo vệ tài
nguyên môi trường ở Nepal: mỗi chương trình, dự án đầu tư đều có
sự tham gia đóng góp của nhân dân bằng ngày công lao động hoặc
bằng tiền với tỉ lệ từ 30 đến 70% tổng kinh phí; triển khai các chương
trình bảo tồn hiện đại và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về
bảo vệ các loài động thực vật và môi trường sinh thái.
2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
2.2.2.1. Đa dạng hoá các loại hình du lịch và chủ động liên
kết trong phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận: dựa vào tiềm năng
về tự nhiên và chủ động liên kết với các với các địa phương trong và
ngoài nước để đa dạng hóa các loại hình du lịch nhằm kéo dài thời
gian lưu trú của khách và thu hút khách quay trở lại du lịch.
2.2.2.2. Chiến lược phát triển du lịch phù hợp với từng thị
trường và thu hút cộng đồng cùng bảo vệ tài nguyên môi trường của
tỉnh Kiên Giang: chú trọng khai thác thị trường khách nội địa, lựa
chọn thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài
ngày. Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển các làng nghề thủ công
mỹ nghệ, nghề truyền thống; khuyến khích cộng đồng tham gia phát
triển du lịch và bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Tiền Giang về phát triển
du lịch: (1) Đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế về tài nguyên tự
nhiên, kinh tế, môi trường, nguồn nhân lực để đề xuất các chính sách
phát triển du lịch phù hợp; (2) Cần nghiên cứu đánh giá tác động môi
trường trước khi xây dựng kế hoạch quy hoạch du lịch, đồng thời
phải công khai minh bạch các dự án quy hoạch; (3) Xây dựng chính
sách sử dụng tài nguyên hợp lý để nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho
cộng đồng; (4) Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tạo
công ăn việc làm cho cư dân địa phương. Thực hiện xã hội hóa trong
đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; (5) Quan tâm phát triển và thu
hút nguồn nhân lực chất lượng cao; (6) Phát triển du lịch phải đi đôi
với việc phát triển xã hội, thu hút người dân tham gia phát triển du
lịch cộng đồng; (7) Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển du
lịch, phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch; (8) Tăng
cường liên kết, hợp tác để đa dạng và tạo tính cạnh tranh cao cho sản
phẩm du lịch.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỀN GIANG
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
3.1. Khái quát về Tiền Giang
3.1.1. Vị trí địa lý và tiềm năng phát triển du lịch
3.1.1.1. Vị trí địa lý: diện tích tự nhiên là 2.481,8 km2, dân số
toàn tỉnh là 1.733.086 người, mật độ dân số là 696 người/km2.
3.1.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch Tiền Giang: các điều
kiện về địa hình, khí hậu các nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên
du lịch nhân văn vô cùng phong phú đa dạng rất thuận lợi cho sự phát
triển của du lịch.
3.1.2. Nguồn lực phát triển du lịch Tiền Giang
3.1.2.1. Nguồn lực kinh tế: qui mô và tốc độ tăng trưởng kinh
tế giai đoạn 2010-2015 đạt khá.
3.1.2.2. Nguồn lực xã hội: công tác an sinh xã hội, trật tự an
toàn xã hội, an ninh quốc phòng được quan tâm đảm bảo.
3.1.3. Vai trò của ngành du lịch Tiền Giang đối với phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh, vùng đồng bằng sông Cửu Long
3.1.3.1. Vai trò của du lịch Tiền Giang đối với phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh: mở thêm thị trường tiêu thụ cho nông sản và các
ngành sản xuất, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, tăng tỷ trọng của khối
thương mại dịch vụ trong cơ cấu GDP của tỉnh góp phần vào sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giải quyết lao động
việc làm, tạo thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân, góp
phần tích cực xoá đói, giảm nghèo, bảo vệ, tôn tạo các giá trị di sản
văn hoá truyền thống và bảo vệ tài nguyên môi truờng sinh thái.
3.1.3.2. Vai trò của du lịch Tiền Giang đối với phát triển
kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long: du lịch Tiền Giang là
điểm sáng có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển du
lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3.1.4. Du lịch Tiền Giang với hội nhập kinh tế quốc tế
3.1.4.1 Du lịch Tiền Giang với Tổ chức Thương mại thế giới:
đã tạo ra cơ hội lớn để thu hút khách du lịch, kêu gọi các nguồn vốn
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, kinh nghiệm, thông
tin, công nghệ.
3.1.4.2. Du lịch Tiền Giang với Tổ chức Du lịch thế giới:
được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ về phát triển du lịch và dự hội nghị, hội thảo quốc tế về du
lịch.
3.1.4.3. Du lịch Tiền Giang với Hiệp Hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN): mở ra thị trường lớn cho ngành du lịch Tiền Giang.
Hơn nữa, Tiền Giang nhận được hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển
Châu Á, dự án phát triển Tiểu vùng sông Mekong mở rộng để phát
triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
3.2. Thực trạng phát triển du lịch Tiền Giang trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế
3.2.1. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong
việc ban hành các văn bản pháp quy tạo dựng hành lang pháp lý
cho phát triển du lịch Tiền Giang trong hội nhập kinh tế quốc tế
3.2.2. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong
xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý phát triển du lịch Tiền Giang
3.2.3. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong
thanh tra, kiểm tra phát triển du lịch Tiền Giang
3.3. Đánh giá chung
3.3.1. Kết quả đạt được
3.3.1.1. Về phát triển kinh tế: Khách du lịch đến Tiền Giang
trong những năm qua liên tục tăng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
là 9,68%. Lượng khách du lịch Tiền Giang nằm trong Top 5 của
Vùng đồng bằng sông Cửu Long; thu nhập của ngành du lịch năm
2015 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010; thời gian lưu trú của khách
du lịch quốc tế đạt 1,9 ngày/người, chiếm 11% tổng số du khách
quốc tế, thời gian lưu trú của khách nội địa 1,7 ngày/người, chiếm
18% trên tổng số lượt khách nội địa; Mức chi tiêu của khách: tăng
liên tục, trung bình cả giai đoạn đạt 89 USD.
3.3.1.2. Về phát triển xã hội: Phát triển du lịch đã góp phần
giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần
vào thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở địa phương, cải thiện đời sống
của người dân địa phương; ngành du lịch phát triển kéo theo các
ngành khác phát triển theo. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng được
quan tâm đầu tư; bản sắc văn hóa của người dân địa phương được
bảo tồn; công tác thanh tra, kiểm tra, an ninh và an toàn cho du khách
được các ngành các cấp chú trọng quan tâm.
3.3.1.3. Về bảo vệ môi trường: Công tác tôn tạo, bảo vệ môi
trường được quan tâm thực hiện; công tác phòng ngừa ứng phó với
biến đổi khí hậu được Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh quan tâm chỉ
đạo sâu sát; tích cực hỗ trợ cộng đồng tham gia phát triển du lịch
cộng động, đồng thời tuyên truyền và vận động người dân địa
phương tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên.
3.3.2. Hạn chế: (1) Cơ sở hạ tầng phát triển du lịch chưa
tương xứng, việc mời đầu tư các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang còn gặp nhiều khó khăn; (2) Công tác triển khai các dự án
được quy hoạch chậm trễ so với tiến độ, không đáp ứng được yêu cầu
phát triển; (3) Sản phẩm du lịch chậm đổi mới, còn trùng lắp so với
các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Không có sự
đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí; (4) Mức độ khai thác,
phát triển du lịch sinh thái gắn với di tích văn hóa lịch sử chưa tương
xứng với tiềm năng. Du lịch Tiền Giang chưa phát huy tốt lợi thế so
sánh tuyệt đối của tỉnh với vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả
nước; (5) Đội ngũ lao động mặc dù được đào tạo, bồi dưỡng nhưng
vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; (6) Nguồn
khách du lịch đến Tiền Giang phụ thuộc vào các doanh nghiệp lữ
hành ở thành phố Hồ Chí Minh; (7) Các điểm kinh doanh mua bán
hàng hoá phát triển tự phát tại các khu, điểm du lịch dẫn đến trình
trạng cạnh tranh không lành mạnh; (8) Hình ảnh du lịch Tiền Giang
còn mờ nhạt.
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế: (1) Tiền Giang cũng có
thể xem là vùng ngoại vi của thành phố Hồ Chí Minh do khoảng cách
về không gian và thời gian từ Tiền Giang đến thành phố Hồ Chí
Minh được rút ngắn; (2) Phần lớn các dự án nằm trong Quy hoạch
phát triển du lịch Tiền Giang không có quỹ đất công, nên công tác
giải toả đền bù cho người dân gặp rất nhiều khó khăn; (3) Các doanh
nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong ngành du lịch đã chuyển
sang hình thức công ty cổ phần nên không có đầu tàu để tạo nên sự
thống nhất trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh; (4) Các
doanh nghiệp du lịch Tiền Giang vốn yếu, thiếu kinh nghiệm; (5)
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa được quan tâm
đúng mức, chế độ hỗ trợ, ưu đãi, động viên chưa thực sự tạo động lực
thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ;
(6) Các công ty hoạt động kinh doanh du lịch của Tiền Giang có qui
mô nhỏ và vừa không đủ tiềm lực để tự tìm kiếm thị trường khách du
lịch mà phải thông qua các doanh nghiệp lữ hành ở thành phố Hồ Chí
Minh; (7) Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều mặt hạn
chế. Sự phối hợp giữa các ban, ngành và các địa phương còn nhiều
bất cập; (8) Công tác xúc tiến quảng bá du lịch Tiền Giang chưa được
quan tâm đầu tư.
3.4. Phân tích ma trận SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Tiền Giang trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
3.5. Một số vấn đề đặt ra cho ngành du lịch Tiền Giang
trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương: (1) Tăng cường
hoạt động nghiên cứu thị trường, đầu tư cải tiến và nâng cao trình độ
công nghệ trong du lịch; (2) Hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia
phát triển du lịch; (3) Xây dựng và bảo vệ môi trường du lịch phát
triển bền vững. Từng bước hoàn thiện chính sách pháp luật và tăng
cường quản lý nhà nước về du lịch; (4) Thực hiện công tác quy hoạch
tại các khu điểm đến du lịch, tạo điểm nhấn cho ngành du lịch Tiền
Giang, rà soát và loại bỏ các dự án quy hoạch du lịch không còn phù
hợp; (5) Liên kết hợp tác phát triển du lịch phải dựa trên nguyên tắc
đôi bên cùng có lợi; (6) Tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực
du lịch, kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ và chất lượng phục vụ du lịch; (7) Tập trung phát triển
nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế; (8) Phát triển sản phẩm du lịch đi vào chiều sâu và nâng tầm cao,
phù hợp với từng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước.
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TIỀN GIANG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát
triển du lịch Tiền Giang
4.1.1. Bối cảnh quốc tế: tình hình thế giới có rất nhiều biến
động bất ổn nhưng ngành du lịch thế giới vẫn có xu hướng phát triển
và tăng trưởng mạnh mẽ.
4.1.2. Bối cảnh trong nước: ngành du lịch Việt Nam còn
non trẻ và nhiều yếu điểm chịu tác động mạnh mẽ của tình hình thế
giới và sự biến đổi khí hậu.
4.2. Định hướng phát triển du lịch Tiền Giang
4.2.1. Quan điểm phát triển du lịch: dựa trên quan điểm
phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ tỉnh, Chiến lược phát triển Du
lịch Việt Nam đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển du lịch đồng
bằng sông Cửu Long.
4.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch: phấn đấu đến năm 2020,
ngành du lịch Tiền Giang trở thành một ngành kinh tế quan trọng,
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội góp phần tích cực vào công cuộc
xóa đói giảm nghèo và đến năm 2030 trở thành ngành du lịch tiêu
biểu của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
4.2.3 Định hướng phát triển du lịch Tiền Giang trong hội
nhập kinh tế quốc tế
4.2.3.1 Định hướng chung về phát triển du lịch Tiền Giang
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: định hướng sản phẩm du
lịch; định hướng thị trường; tổ chức không gian và các tuyến điểm du
lịch; liên kết tuyến du lịch trong tỉnh với các tuyến ngoài tỉnh.
4.2.3.2 Định hướng tạo bước đột phá phát triển du lịch: (1)
phát triển du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn và môi trường bền
vững; (2) phát triển du lịch sinh thái biển Gò Công; (3) phát triển văn
hoá, lễ hội, làng nghề truyền thống.
4.3. Giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế
4.3.1. Giải pháp về quản lý Nhà nước của chính quyền địa
phương về phát triển du lịch Tiền Giang: (1) Tăng cường vai trò
của Nhà nước về quản lý du lịch đối với việc giải quyết xung đột về
lợi ích của du khách với doanh nghiệp du lịch và cộng đồng tham gia
phát triển du lịch; (2) xây dựng và hoàn thiện chính sách bảo vệ môi
trường, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các thành
tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; (3) ban hành chính
sách phát triển riêng dành cho ngành du lịch.
4.3.2. Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch Tiền
Giang: Các dự án quy hoạch phải bám sát vào các chương trình, đề
án phát triển du lịch Việt Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long,
đồng thời phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, công tác giải toả
đền bù để thực hiện các dự án phải tính đến việc tạo sinh kế cho
người dân gắn với du lịch; công bố quy hoạch rộng rãi nhiều lần trên
các phương tiện truyền thông để người dân và doanh nghiệp biết; tiến
hành bỏ các dự án không còn phù hợp và đề xuất bố trí dự án mới;
chuẩn bị hồ sơ, tài liệu quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch để
tạo thuận tiện cho các nhà đầu tư; công tác quy hoạch xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông phải có tầm nhìn dài hạn và thực hiện trước
một bước, tạo sự lưu thông thuận lợi; khuyến khích đầu tư phát triển
các loại hình dịch vụ cao cấp; quy hoạch xây dựng các công trình tạo
điểm nhấn cho Tiền Giang; thiết kế, quy hoạch các tuyến điểm du
lịch sinh thái văn hóa lịch sử của tỉnh.
4.3.3. Giải pháp về nâng cao chất lượn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_phat_trien_du_lich_tien_giang_trong_hoi_nhap_kinh_te_quoc_te_phat_trien_hop_tac_xa_van_tai.pdf