Tóm tắt Luận án Giải pháp thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ khi Việt Nam tham gia tpp

Triển vọng gia tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị phần nhờ thực thi

các cơ hội thương mại từ các Hiệp định thương mại

Hiện nay Việt Nam đã và đang tham gia một loạt Hiệp định thương mại tự

do, trong đó có CPTTP. Thông qua việc thực thi các cam kết trong các hiệp

định CPTPP, sẽ mở ra một giai đoạn hợp tác mới đầy triển vọng, kỳ vọng

mang lại lợi ích thiết thực cho các DN xuất khẩu, tạo ra sức bật lớn cho ngành

nông nghiệp Việt Nam. Các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam đều có lợi

thế, cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu nhờ ưu đãi thuế quan từ các nhóm nước

như: Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Brunei, Australia, New Zealand Đặc

biệt, thương mại hàng nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác phát triển nông

nghiệp công nghệ cao với thị trường như Canada, nước xuất khẩu nông

nghiệp lớn thứ 5 toàn cầu

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ khi Việt Nam tham gia tpp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng Hoa kỳ hơn là vào các nước thành viên CPTPP. Từ kết quả khảo sát các doanh nghiệp chuyên gia và nhà quản lý, luận án cũng làm rõ các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong đáp ứng 6 qui định của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu 3 nhóm hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Trong đó chỉ rõ 6 những nguyên nhân từ các doanh nghiệp xuất khẩu và từ các cơ quan nhà nước có liên quan. - Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp: Đề xuất ba nhóm giải pháp, trong đó trọng tâm là các giải pháp đảm bảo thích ứng của 3 nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đối với 6 quy định về hàng rào kỹ thuật; cải thiện và nâng cao nguồn lực thực hiện các hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm của doanh nghiệp. Đề xuất hai nhóm kiến nghị với các cơ quan nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, trong đó tập trung vào các vấn đề về hài hóa tiêu chuẩn, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ và các hỗ trợ về cung cấp thông tin, tăng cường kết nối các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị xuất khẩu của 3 nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu theo 4 chương CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Luận án đã tổng quan 16 công trình nghiên cứu, trong đó có 9 công trình nghiên cứu trong nước, 7 công trình nghiên cứu nước ngoài. Bằng việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố, luận án đã tìm ra được khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. 7 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 2.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản của nước nhập khẩu 2.1.1 Các khái niệm có liên quan - Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Theo Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là các tiêu chuẩn (standards), quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp (conformity assessment procedures) của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó. - Hàng nông sản Trong phạm vi nghiên cứu này, luận án sẽ sử dụng khái niệm nông sản phân ngành kinh tế Việt Nam, ngành nông nghiệp bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Do đó, các sản phẩm của ngành nông nghiệp cũng được hiểu là các sản phẩm nông nghiệp, hay thường được gọi là hàng nông sản.luận án tập trung nghiên cứu 3 nhóm hàng nông sản chủ lực xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, bao gồm: Hàng nông sản (cà phê, hạt điều, hồ tiêu); Thủy sản (cá tra, cá basa và tôm); Quả nhiệt đới (nhãn, vải, chôm chôm, xoài, thanh long). - Hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản HRKT trong thương mại đối với hàng nông sản trong luận án này được hiểu là: “những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định, tiêu chuẩn về môi trường, quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, quy định về nhãn mác, quy định về đóng gói và bao bì cho sản phẩm nông sản mà nước nhập khẩu đưa ra nhằm hạn chế, ngăn ngừa hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo quy 8 cách, phẩm chất vào thị trường trong nước, bảo đảm an toàn sức khỏe con người, động thực vật, môi trường, an ninh quốc gia.” 2.1.2 Các loại hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng rất khác nhau, phụ thuộc vào loại sản phẩm, nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định kỹ thuật (tiêu chuẩn bắt buộc) do các tổ chức công xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Đối với ngành hàng nông sản, các hàng rào kỹ thuật chủ yếu trong thương mại quốc tế có thể được phân thành một số quy định chính sau: (1) Quy định về chất lượng sản phẩm; (2) Quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm; (3) Quy định về bảo vệ môi trường; (4) Quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm; (5) Quy định về nhãn mác; (6) Quy định về đóng gói và bao bì. 2.1.3 Vai trò của hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản - Vai trò bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khỏe con người, môi trường, an ninh quốc gia, an toàn sức khỏe con người, động thực vật - Vai trò nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm - Vai trò bảo hộ cho ngành sản xuất nông nghiệp trong nước 2.2 Khái niệm, qui trình và phƣơng thức thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại đối với hàng nông sản xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc nhập khẩu 2.2.1. Khái niệm và qui trình đảm bảo thích ứng với hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản của nước nhập khẩu “Thích ứng với hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản là quá trình nắm bắt, phát hiện và điều chỉnh để thích nghi, thích ứng của nước xuất khẩu với những thay đổi về các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật mà nước nhập khẩu đưa ra đối với sản phẩm nông sản”. 2.2.2. Phương thức thích ứng với hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản của nước nhập khẩu 9 “Phương thức thích ứng với hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản chính là quản lý qui trình, kiểm soát các qui định, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với toàn bộ các khâu trong chuỗi giá trị nông nghiệp”. 2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại hàng nông sản của nƣớc nhập khẩu 2.3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp xuất khẩu - Yếu tố cơ sở hạ tầng trong sản xuất - Yếu tố quản lý nguồn nhân lực - Yếu tố công nghệ trong sản xuất - Yếu tố nguồn nguyên liệu đầu vào trong sản xuất 2.3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp - Các chính sách và hoạt động hỗ trợ của Nhà nước - Các chính sách và hoạt động hỗ trợ của hiệp hội ngành hàng nông sản 2.4 Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại đối với hàng nông sản và bài học cho Việt Nam 2.4.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Luận án đi sâu vào nghiên cứu kinh nghiệm của 3 quốc gia: Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản. Trong đó, Trung Quốc và Malaysia là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về mặt hàng xuất khẩu. Đây cũng là hai quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu thành công sang thị trường Hoa Kỳ. Nhật Bản là một quốc gia phát triển, các quy định về HRKT của Nhật Bản cao tương đương với Hoa Kỳ. Đây cũng là quốc gia có nhiều mặt hàng xuất khẩu thành công sang thị trường Hoa Kỳ. Vì vậy, việc học hỏi kinh nghiệm xây dựng các văn bản pháp luật, môi trường pháp lý và hệ thống các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thích ứng với các quy định ngày càng cao của nước nhập khẩu sẽ rất có lợi cho Việt Nam. 2.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 10 Từ bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, luận án đã rút ra 7 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THÍCH ỨNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ KHI VIỆT NAM THAM GIA TPP (CPTPP) 3.1 Tổng quan hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại có liên quan đến quan hệ thƣơng mại Việt Nam Hoa Kỳ 3.1.1 Hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại của Hoa Kỳ đối với hàng nông sản 3.1.1.1 Nguyên tắc áp dụng chung Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ được chia làm 3 nhóm sau: Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary); Các biện pháp đối với người tiêu dùng; Các biện pháp thương mại 3.1.1.2 Hàng rào kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng nông sản nhập khẩu Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp. Nghiên cứu này chỉ đề cập và nghiên cứu sâu 6 quy định về hàng rào kỹ thuật mà 3 nhóm hàng nông sản chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vướng nhiều nhất, đó là: Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; Các quy định, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; Các quy định, tiêu chuẩn môi trường; Quy trình và các phương pháp sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản; Truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Quy định về nhãn mác; Các yêu cầu về đóng gói, bao bì. 3.1.2 Các cam kết về hàng rào kỹ thuật trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ Hiệp Định thương mại Việt Mỹ được là một sự kiện đánh dấu bước phát triển tích cực của mối quan hệ song phương kể từ ngày hai quốc gia lập quan hệ 11 ngoại giao. Hiệp định quy định chi tiết cam kết mở cửa thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư và thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau. Theo cam kết trong Hiệp định sẽ không có những rào cản phi quan thuế và các hạn chế về số lượng đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp. 3.1.3 Các cam kết về hàng rào kỹ thuật trong TPP (CP TPP) Hiệp định CP TPP là thỏa thuận thương mại tự do, được hình thành với mục tiêu chính là xóa bỏ thuế và các rào cản trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các thành viên. Ngoài ra, CP TPP sẽ thống nhất luật lệ, quy tắc chung giữa các thành viên. Cam kết về hàng rào kỹ thuật trong thương mại trong CP TPP nhằm tạo thuận lợi thương mại bằng việc hạn chế những hàng rào kỹ thuật trong thương mại không cần thiết, tăng cường tính minh bạch, thúc đẩy hợp tác pháp lý và thực hành quản lý tốt. Cam kết trong chương TBT áp dụng với việc xây dựng, ban hành và áp dụng toàn bộ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp của cơ quan Chính phủ trung ương có khả năng tác động đến thương mại hàng hóa giữa các bên. 3.1.4 Mức độ tương đồng giữa các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, TPP, CP TPP - Mức độ tương đồng về các tiêu chuẩn giữa Hiệp định CP TPP và TPP Hoa Kỳ trực tiếp tham gia đàm phán các quy định về HRKT trong thương mại của Hiệp định TPP. Về cơ bản, Hiệp định CP TPP kế thừa toàn bộ nội dung của TPP nên HRKT trong thương mại của Hoa Kỳ tương đương với HRKT của TPP và CP TPP. CP TPP dù không có Hoa Kỳ nhưng vẫn được đánh giá là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao cho nên tác động đến môi trường chính sách lớn hơn rất nhiều so với các FTA trước đây. Vì vậy, thực hiện tốt các cam kết trong CP TPP sẽ rất có lợi cho Việt Nam trong việc thích ứng các tiêu chuẩn về HRKT trong thương mại của Hoa Kỳ. 12 - Mức độ tương đồng về các tiêu chuẩn giữa TPP (CP TPP) và Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Theo các cam kết về HRKT trong Hiệp định TPP, có thể thấy TPP sẽ không làm thay đổi lớn cơ chế áp dụng TBT hiện tại ở các nước thành viên TPP trong đó có cả Hoa Kỳ. Đồng nghĩa, sẽ không có thay đổi lớn về HRKT của các nước thành viên TPP cũng như Hoa Kỳ đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam dưới tác động của TPP. Do đó, trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các cơ chế được ký kết trong BTA Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên giá trị. Như đã đề cập, Hoa Kỳ trực tiếp tham gia đàm phán các quy định về HRKT trong thương mại của Hiệp định TPP. Về trình độ phát triển kinh tế và mức độ bảo hộ nông nghiệp của Hoa Kỳ và các nước CP TPP như Nhật Bản, Canada, Mexico tương đương. Chính vì vậy, khi thích ứng tốt với các quy định về HRKT trong thương mại đối với hàng nông sản của Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ khai thác tốt cơ hội thương mại hàng nông sản với các nước CP TPP. - Việc thực thi các cam kết theo CP TPP sẽ giúp Việt Nam nâng cao khả năng thích ứng với HRKT của Hoa Kỳ do: Cơ chế đánh giá sự phù hợp của CP TPP sẽ giúp Việt Nam nâng cao khả năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, phát triển theo hướng bền vững để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường cao như hoa Hoa Kỳ. CP TPP giúp Việt Nam hoàn thiện các quy định của pháp luật, thiết lập các cơ chế quản lý để vừa phù hợp với điều ước quốc tế, nâng cao năng lực xây dựng và ban hành tổ chức, năng lực thực thi. 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian qua 3.2.1 Các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước Chính sách về tham gia hiệu quả vào các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế; Chính sách hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam theo hướng tương thích với hệ thống tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu; Chính sách 13 về khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn nội bộ tương thích với các tiêu chuẩn tiên tiến; Chính sách về xây dựng một hệ thống đánh giá tiêu chuẩn minh bạch, thuận lợi và vì doanh nghiệp; Chính sách hỗ trợ thông tin thị trường và xúc tiến xuất khẩu cho các doanh nghiệp 3.2.2 Các biện pháp hỗ trợ từ phía các Hiệp hội ngành hàng Xây dựng trang thông tin điện tử của Hội và xuất bản các ấn phẩm của hội theo quy định của pháp luật; Tổ chức các hội nghị tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật và hội nhập quốc tế; Cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường xuất khẩu; Bảo vệ doanh nghiệp trong các tranh chấp thương mại; Tổ chức giao lưu với các tổ chức quốc tế, các tổ chức, doanh nghiệp ở các địa phương khác; Hợp tác với công đoàn giải quyết tốt mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động; Chắp mối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp; Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo, tư vấn kỹ thuật; Hiệp hội đã thực hiện được chức năng là cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước; Thực hiện công tác đối ngoại của ngành trong việc hợp tác với các Tổ chức quốc tế. 3.3 Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ 3.3.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ qua các năm Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Giai đoạn 2007-2018, ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 9,3% năm. Năm 2018, giá trị xuất khẩu nông sản đạt 40,02 tỉ USD, so với 12 năm trước tăng 27 tỉ USD. Giá trị hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu có tỷ lệ tăng bình quân khoảng 13%/năm nhưng chưa thực sự ổn định. 14 Hoa Kỳ hiện là một trong những đối tác lớn xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chủ yếu gồm các mặt hàng: thủy sản, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, hàng rau quả....Từ năm 2007 đến nay Hoa Kỳ luôn là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này sang Hoa Kỳ trong giai đoạn 2007-2018 tăng bình quân 2,2%/năm. Đây là thị trường đứng đầu của Việt Nam về xuất khẩu hồ tiêu, đứng thứ 2 về cà phê, thủy sản. 3.3.2 Thủy sản Với thị trường Hoa Kỳ, năm 2018 mặt hàng tôm xuất khẩu kể cả tôm chế biến và đông lạnh (HS160521, HS030617) đều sụt giảm lần lượt là - 17% và -9% về giá trị so với năm 2017 do những năm gần đây mặt hàng tôm xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị áp thuế chống bán phá giá với mức 25,39%. Mặt hàng cá tra năm 2018 có tốc độ tăng đáng kể, 43% so với năm 2017. Với thị trường các nước CPTPP, mặt hàng tôm xuất khẩu cả hai mã HS160521 và HS030617 đều sụt giảm lần lượt là -48% và 9% về giá trị so với năm 2017 do lượng nhập khẩu ở hầu hết các thị trường các nước CPTPP đều sụt giảm, chỉ duy Australia tăng 92% mặt hàng tôm đông lạnh. Riêng với hàng cá tra, năm 2018 có tốc độ tăng đáng kể, 123% so với năm 2017. 3.3.3 Nông sản - Hạt điều Thị trường Hoa Kỳ: hiện Hoa Kỳ vẫn là thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, những năm gần đây do nhu cầu tiêu dùng hạt điều của người Hoa Kỳ tăng cao, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này năm 2018 đạt ở mức kỷ lục hơn 1,2 triệu USD, chiếm 1/3 trong tổng số kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước. 15 Thị trường các nước CPTPP: kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang thị trường các nước CPTPP chưa cao. Với hạt điều thô (HS 080131) mặc dù kim ngạch xuất khẩu năm 2018 sang thị trường các nước thành viên chưa cao nhưng đã có những biến chuyển so với năm 2017. - Cà phê Thị trường Hoa Kỳ, hiện Hoa Kỳ đang là nhà tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, theo số liệu thống kê từ ITC, Việt Nam đang đứng thứ 4 với 7,2 % thị phần xuất khẩu trên thế giới, sau Colombia (21% thị phần), Brazil (16,8% thị phần) và Canada (7,5%). Kim ngạch xuất khẩu cà phê các loại của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ năm 2017 đạt khoảng 413 triệu USD, giảm 23,6% so với năm 2017. Thị trường các nước CPTPP, nhìn chung tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê các loại sang các nước thành viên CPTPP năm 2018 tăng nhẹ so với năm 2017. Các nước có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất cà phê Việt Nam là Nhật Bản, tiếu đến là Malaysia, Mexico, Australia, Canada và Chile. - Hạt tiêu Thị trường Hoa Kỳ: hiện Hoa Kỳ vẫn là thị trường tiêu thụ hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 2018 đạt 178 triệu USD hạt tiêu các loại, chiếm 23.5% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong cả nước. Thị trƣờng các nƣớc CPTPP: Trong bối cảnh xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục đối diện nhiều khó khăn và sức ép cạnh tranh lớn thì việc ký kết Hiệp định CPTPP được đánh giá là cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành hồ tiêu Việt Nam. Trong các nước CPTPP, chỉ có Malaysia là nước có sản xuất hồ tiêu đáng kể, tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu không nhiều, chỉ chiếm khoảng 3% lượng xuất khẩu toàn cầu. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh giá là cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành hồ tiêu. 16 3.3.4 Quả nhiệt đới Thị trường Hoa Kỳ: Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ trái cây lớn trên thế giới. Vì vậy, XK rau quả Việt Nam (chủ yếu là trái cây) sang Hoa Kỳ tuy còn khiêm tốn nhưng đang đứng trước nhiều cơ hội để gia tăng thị phần cũng như tỷ trọng XK. Thị trường các nước CPTPP: Trong số các nước CPTPP, hiện chỉ có Mexico là quốc gia xuất khẩu quả nhiệt đới nhiều nhất sang Hoa Kỳ, các nước còn lại có khối lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ tuy có tăng nhưng không đáng kể. Đây sẽ là cơ hội tốt đối với Việt Nam, trái cây Việt Nam có thế thông qua Mexico, tận dụng những ưu đãi từ Hiệp định USMCA đưa trái cây vào Hoa Kỳ. 3.3.5 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và các nước CPTPP - Đánh giá động thái xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và các nước CPTPP - Đánh giá cơ hội xuất khẩu hàng nông sản sang Hoa Kỳ và các nước CPTPP 3.4 Thực trạng khả năng thích ứng hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại đối với hàng nông sản VN xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ Luận án sử dụng phương pháp điều tra và khảo sát 200 DN trong lĩnh vực chế biến và XK hàng nông sản nhằm phân tích, đánh giá về khả năng thích ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Hoa Kỳ. Nghiên cứu sẽ sử dụng các yếu tố nguồn lực trong doanh nghiệp (Hạ tầng cơ sở trong sản xuất, nguồn nhân lực, công nghệ trong sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào) như các tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng với 6 quy định về HRKT của Hoa Kỳ (Quy định về chất lượng sản phẩm; Quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm; Quy định về bảo vệ môi trường; Quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Quy định về nhãn mác; Quy định về đóng gói, bao bì). 17 3.4.1 Thực trạng thích ứng các quy định của Hoa Kỳ đối với hàng nông sản nhập khẩu - Thực trạng thích ứng quy định về chất lượng sản phẩm - Thực trạng thích ứng quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm - Thực trạng thích ứng quy định về môi trường - Thực trạng thích ứng quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm - Thực trạng thích ứng quy định về nhãn mác - Thực trạng thích ứng quy định về đóng gói, bao bì 3.4.2 Thực trạng áp dụng các biện pháp tăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp với hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ - Thực trạng khả năng đáp ứng về hạ tầng cơ sở trong sản xuất - Thực trạng khả năng đáp ứng về nguồn nhân lực - Thực trạng khả năng đáp ứng về công nghệ trong sản xuất - Thực trạng khả năng đáp ứng về nguồn nguyên liệu đầu vào 3.4.3 Đánh giá thực trạng khả năng thích ứng các quy định về hàng rào kỹ thuật 3.4.3.1 Những kết quả đạt được Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu đều nhận thức được về tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng thích ứng với 6 quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ. Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện rất nhiều các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với hàng rào kỹ thuật của Hoa Kỳ, bao gồm: Tham gia hiệu quả vào tổ chức quốc tế; Đàm phán thành công với Hoa Kỳ về việc công nhận tiêu chuẩn tương đương Mỹ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát ATTP; Đàm phán mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản; Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và chống bán phá giá; Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn 18 Thứ ba, các Hiệp hội ngành hàng thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với rào cản kỹ thuật bao gồm: Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, sản phẩm trên thị trường xuất khẩu; Cung cấp thông tin về những thay đổi trên thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp; Hỗ trợ các doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý. Cung cấp thông tin, tư vấn chính sách, pháp luật và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế; Một số hiệp hội đã thực hiện khá tốt công tác đối ngoại và hợp tác với các Tổ chức quốc tế, tham gia tranh tụng quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích và nâng cao vị thế của ngành trong cộng đồng quốc tế, xúc tiến các dự án hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam. 3.4.3.2 Những tồn tại Thứ nhất, doanh nghiệp chưa nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện về HRKT của thị trường nhập khẩu. Thứ hai, những vấn đề tồn tại trong việc hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước: Kết nối thông tin giữa doanh nghiệp với thị trường xuất khẩu còn hạn chế; Liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ, liên kết với các nhà cung cấp trong và ngoài nước còn yếu; Chưa tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu hàng nông sản; Công tác hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại chưa hiệu quả Thứ ba, những vấn đề tồn tại trong việc hỗ trợ từ phía Hiệp hội ngành hàng: Chưa phát huy được vai trò và tiếng nói của mình; Chưa thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ DN 3.4.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại Việt Nam chưa xây dựng chiến lược xuất khẩu rõ rang; Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn yếu; Hỗ trợ của Chính phủ cho các doanh nghiệp xuất khẩu còn nhiều hạn chế CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG 19 NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ GẮN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CPTPP 4.1 Xu hƣớng áp dụng hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại hàng nông sản thế giới và triển vọng xuất khẩu đối với Việt Nam 4.1.1 Xu hướng áp dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại hàng nông sản thế giới Trong hoàn cảnh hàng rào quan thuế bị dỡ bỏ, các biện pháp trợ cấp, trợ giá bị loại trừ, các thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu ngày càng được tinh giảm thì hàng rào kỹ thuật được các quốc gia tận dụng tối đa để bảo hộ sản xuất trong nước và quyền lợi cho cộng đồng của quốc gia đó. Hầu hết các nước sử dụng hàng rào kỹ thuật như một thứ vũ khí bí mật để bảo hộ mậu dịch trong nước. Vì mục tiêu riêng, mỗi quốc gia đã xây dựng các qui định, tiêu chuẩn đến một mức độ mà hàng hóa các nước khác khó có thể đáp ứng hoặc đáp ứng được với chi phí cao hơn nhiều so với trước, hay nói các khác là biến qui định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp thành các rào cản kỹ thuật. Sự trỗi dậy của các hàng rào kỹ thuật vô hình hiện nay đã tạo ra môi trường thương mại không thông thoáng, gây bất lợi cho tiến trình tự do hóa thương mại trên phạm vi khu vực và thế giới. Một số nhận định về xu hướng biến đổi hàng rào kỹ thuật trong thương mại của các quốc gia trên thế giới theo các xu hướng sau đây: - Xu hướng gia tăng hàng rào kỹ thuật trong thương mại nông sản thế giới - Xu hướng bảo hộ mậu dịch - Xu hướng phát triển công nghệ mới - Xu hướng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững - Xu hướng mới liên quan đến sản phẩm biến đổi gen - Xu hướng liên quan đến biến đổi khí hậu, sản phẩm thân thiện với môi trường 20 4.1.2 Triển vọng mở rộng thị phần xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam thông qua thực thi các Hiệp định thương mại - Triển vọng gia tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị phần nhờ thực thi các cơ hội thương mại từ các Hiệp định thương mại Hiện nay Việt Nam đã và đang tham gia m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_giai_phap_thich_ung_hang_rao_ky_thuat_trong.pdf
Tài liệu liên quan