Tóm tắt Luận án Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số nước Đông Âu

Cộng hòa Slo-va-kia: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Slo-va-kia tăng giảm thất thường trong giai đoạn 2012 - 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 77,82 tỷ USD năm 2012, giảm xuống còn 56,39 tỷ USD năm 2015; Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: Phương tiện vận tải và phụ tùng 27%, máy móc và thiết bị điện 20%, sắt thép 4%, dầu khoáng và các nhiên liệu 5% (2015). Các quốc gia nhập khẩu chính gồm: Đức 23,3%, Cộng hòa Slo-va-kia 13,6%, Ba Lan 8,8%, Hung-ga-ri 6,6%, Áo 6,5%, Anh 5,4%, Pháp 5,2% và Ý 4,8% (2014). Kim ngạch nhập khẩu giảm từ 74,29 tỷ USD năm 2012 xuống còn 53,5 tỷ USD năm 2015; Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: Mặt hàng chính máy móc và thiết bị điện 20%, phương tiện vận tải và phụ tùng 14%, nhiên liệu và khoáng sản dầu 9% (2015); Các thị trường nhập khẩu chính gồm: Đức 19%, Cộng hòa Séc 16,9%, Áo 9,3%, Nga 7,9%, Ba Lan 6,2%, Hung-ga-ri 6,2%, Hàn Quốc 4,2%, Trung Quốc 4,0% (2014).

- Hung-ga-ri: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hung-ga-ri đều tăng trưởng ở mức tương đối thấp trong giai đoạn 2011 - 2016. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: Mặt hàng chính máy móc thiết bị 53,5%, các hãng sản xuất 31,2%, sản phẩm thực phẩm 8,7%, nguyên liệu 3,4%, nhiên liệu và điện 3,9% (2012). Các quốc gia nhập khẩu chính gồm: Đức 26,7%, Ru-ma-ni 5,8%, Áo 5,7%, Slo-va-kia 5,4%, Ý 4.9%, Pháp 4,6%, Anh 4,1%, Ba Lan 4,0% (2013). Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 87,57 tỷ USD năm 2012 lên 92,92 tỷ USD năm 2015; Các mặt hàng NK chính gồm: Mặt hàng chính máy móc thiết bị 53,5%, các hãng sản xuất 31,2%, sản phẩm thực phẩm 8,7%, nguyên liệu 3,4%, nhiên liệu và điện 3,9% (2012); Các thị trường nhập khẩu chính gồm: Dức 25,5%, Nga 8,6%, Áo 6,8%, Trung Quốc 6,7%, Slo-va-kia 5,8%, Ba Lan 4,9%, Ý 4,4%, Cộng hòa Séc 4,2% (2013).

 

docx24 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số nước Đông Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế và quốc gia nhập khẩu: (1) Tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế; (2) Quan hệ chính trị, kinh tế thế giới, những vấn đề mang tính toàn cầu; (3) Chính sách của các quốc gia nhập khẩu; (4) Yêu cầu về chính sách thương mại của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm về các giải pháp thúc dẩy xuất khẩu của Hàn Quốc Hàn Quốc đã cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng từ những năm 1960. Chính phủ đã đưa ra các ưu đãi khác nhau để thúc đẩy xuất khẩu, mong muốn tăng trưởng kinh tế dựa trên xuất khẩu. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Hàn Quốc bao gồm: ưu đãi về thuế, ưu đãi về tài chính, thành lập các khu vực mậu dịch tự do và các tổ chức hỗ trợ. Chính phủ đã cung cấp một khoản trợ cấp khổng lồ để thúc đẩy các ngành công nghiệp liên quan đến xuất khẩu. Tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu của Hàn Quốc trong giai đoạn thúc đẩy xuất khẩu từ giữa những năm 1960 đến đầu những năm 1980, khác nhau tùy thuộc vào các phương pháp tính toán. Cùng với chính sách thúc đẩy xuất khẩu, Hàn Quốc đã thực hiện các chính sách bảo hộ nhập khẩu. Các biện pháp bảo vệ nhằm mục đích thay thế nhập khẩu có thể có xu hướng chống lại xuất khẩu theo nghĩa là các nguồn lực sản xuất sẽ được phân bổ giữa các hàng phi thương mại, hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu. Các rào cản nhập khẩu như thuế quan hay bất kỳ hàng rào phi thuế quan khác có xu hướng làm tăng mức giá nhập khẩu, do đó chỉ đạo các nguồn lực sản xuất từ ​​xuất khẩu sang hàng nhập khẩu. 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Ba Lan 1.3.2.1. Khái quát quan hệ thương mại của Trung Quốc và Ba Lan Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Ba Lan trong thời gian qua đang phát triển một cách nhanh chóng, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều thay đổi đã làm dịch chuyển dòng chảy thương mại và đầu tư. Trong số các quốc gia Trung và Đông Âu, Ba Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, cả về khối lượng thương mại cũng như nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Trung Quốc tiếp tục cải thiện tính minh bạch của các chính sách và thực tiễn thương mại và đầu tư của mình, xây dựng các chính sách thúc đẩy xuất khẩu sang Ba Lan dựa trên các nỗ lực hiện tại để xem xét, sửa đổi và bổ sung những công cụ, biện pháp mang tính cụ thể, rõ ràng hơn. Chính phủ Trung Quốc đã triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, như: chính sách hoàn thuế, chính sách tiền tệ, hỗ trợ lãi suất, Nhìn chung, cả Trung Quốc và Ba Lan đang thực hiện tốt các chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai bên. Hơn nữa, việc mình bạch hóa các chính sách thương mại giữa hai nước không chỉ mang lại lợi ích cho phát triển quan hệ kinh tế kinh tế trực tiếp giữa hai nước, mà còn củng cố thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh xu hướng đa phương hóa đang diễn ra trên khắp các khu vực trên thế giới. 1.3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam 1.3.3.1. Bài học có thể áp dụng Thứ nhất, Chính phủ Hàn Quốc đã thay đổi hướng chính sách từ trợ cấp trực tiếp của các ngành công nghiệp và doanh nghiệp có chọn lọc sang chính sách định hướng chức năng như hỗ trợ chung cho các hoạt động R&D. Ngoài ra, Chính phủ hỗ trợ việc xây dựng và vận hành các tổ chức xúc tiến hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu. Những chính sách và công cụ thúc đẩy xuất khẩu này cũng có thể được đưa ra bởi các nước đang phát triển khác. Thứ hai, phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh trong thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa với bên ngoài. Tăng cường hợp tác đầu tư chế biến sâu và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài. Thực hiện ưu tiên chính sách ngoại giao kinh tế, tăng cường thăm viếng lẫn nhau của lãnh đạo hai bên và tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư cấp chính phủ. Ngoài ra, Trung Quốc tăng cường thực hiện chính sách hoàn thuế xuất khẩu hay giảm thuế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. 1.3.3.2. Bài học kinh nghiệm lưu ý để tránh Thứ nhất, trong bối cảnh cán cân thương mại của Việt Nam tương đối cân bằng nếu không nói là chúng ta đã thường xuyên thâm hụt thương mại (mặc dù cán cân thương mại đã được cải thiện theo hướng bắt đầu thăng dư) thận trọng trong trong việc xem xét và sử dụng công cụ tỷ giá vì việc sử dụng công cụ tỷ giá vừa có thể đem lại hiệu quả tích cực đôi khi đem lại hiệu quả tiêu cực đối với tổng thể nền kinh tế. Kinh nghiệm cho thấy, do tác động của chính sách tỷ giá đối với cán cân thương mại và kinh tế quốc gia, nên Chính phủ Hàn Quốc cũng không sử dụng công cụ này như là một công cụ chính để thúc đẩy xuất khẩu. Thay vào đó, Chính phủ hỗ trợ việc xây dựng và vận hành các tổ chức xúc tiến hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu. Thứ hai, cần lưu ý sử dụng các chính sách tín dụng vì rằng các chính sáchtín dụng nhằm thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các ngân hàng thương mại có thể sẽ dẫn đến thiếu hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên và trong một số trường hợp sẽ làm méo mó hoạt động của ngành ngân hàng cũng như doanh nghiệp. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU 2.1.1. Tổng quan tình hình kinh tế của 4 nước Đông Âu lựa chọn - Cộng hòa Ba Lan: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Ba Lan trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt 3%/năm. GDP của Ba Lan theo ngang giá sức mua đã tăng từ 788,6 tỷ USD năm 2011 lên 1.003 tỷ USD năm 2015. Tỷ trọng các ngành trong GDP cụ thể như sau: Nông nghiệp: 3,3%; công nghiệp: 41,1%; dịch vụ: 55,6%. GDP bình quân đầu người tăng từ 20.500 USD/người/năm năm 2011 lên 26.400 USD/người/năm năm 2015 và đạt 27.700 USD/người/năm năm 2016. - Công hòa Séc: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Cộng hòa Séc trong giai đoạn 2012-2015 đạt 1,1%/năm. GDP của Cộng hòa Séc theo ngang giá sức mua đã tăng từ 295,2 tỷ USD năm 2012 lên 331,4 tỷ USD năm 2015. - Cộng hòa S-lô-va-kia: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong giai đoạn 2012 - 2015 đạt 2,23%/năm. GDP của Slo-va-ki-a theo ngang giá sức mua đã tăng từ 145,1 tỷ USD năm 2012 lên 158,4 tỷ USD năm 2015. Tỷ trọng các ngành trong GDP như sau: Nông nghiệp 3,4% - Công nghiệp 30,4% - Dịch vụ 66,2%. GDP bình quân đầu người tăng từ 26.800 USD/người/năm năm 2012 lên 29.500 USD/người/năm năm 2015. - Hung-ga-ri : Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Hung-ga-ri trong giai đoạn 2012 - 2015 đạt 1,4%/năm. GDP của Hung-ga-ri theo ngang giá sức mua đã tăng từ 230,9 tỷ USD năm 2012 lên 257,0 tỷ USD năm 2015. 2.1.2. Tổng quan về tình hình thương mại của 4 nước Đông Âu lựa chọn - Cộng hòa Ba Lan : Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ba Lan tăng giảm thất thường trong giai đoạn 2011 - 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 191 tỷ USD năm 2012 tăng lên 210,7 tỷ USD năm 2014 sau đó lại giảm xuống còn 190,2 tỷ USD năm 2015; Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: Máy móc, thiết bị giao thông 37,8%, hàng hóa sản xuất trung gian 23,7%, hàng hóa sản xuất khác 17,1%, thực phẩm và động vật sống 7,6%. Các quốc gia nhập khẩu chính của Ba Lan gồm: Đức 27,1%, Anh 6,6%, Cộng hòa Séc 6,6%, Pháp 5.8%, Ý 4,7%, Hà Lan 4,3%, Nga 4,2% (2014). Tương tự kim ngạch nhập khẩu đạt 208,1 tỷ USD năm 2012 tăng lên 215,0 tỷ USD năm 2014 sau đó lại giảm xuống còn 187,5 tỷ USD năm 2015; Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: Máy móc, thiết bị giao thông 38%, hàng hóa sản xuất trung gian 21%, hóa chất 15%, khoáng sản, nhiên liệu, dầu nhờn, và các sản phẩm liên quan 9%; Các thị trường nhập khẩu chính của Ba Lan gồm: Đức 28,0%, Nga 9,1%, Trung Quốc 6,5%, Hà Lan 5,9%, Ý 5,5%, Pháp 4,2%, Cộng hòa Séc 4.2% (2014). - Cộng hòa Séc: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Cộng hòa Séc tăng nhanh trong giai đoạn 2011 - 2016. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Cộng hòa Séc gồm: Máy móc và thiết bị vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất. Các quốc gia nhập khẩu chính gồm: Đức 32,4%, Slo-va-kia 8,4%, Ba Lan 6%, Anh 5,1%, Pháp 5,1%, Áo 4,4% (2014). Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2011-2016, năm 2015 kim ngạch nhập khẩu đạt 124,0 tỷ USD; Các mặt hàng nhập khẩu chính của Cộng hòa Séc gồm: Máy móc và thiết bị vận tải, nguyên liệu và nhiên liệu, hóa chất; Các thị trường nhập khẩu chính gồm: Đức 30,2%, Ba Lan 8,5%, Slo-va-kia 6,8%, Trung Quốc 6,2%, Hà Lan 5,7%, Áo 4,2%. - Cộng hòa Slo-va-kia: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Slo-va-kia tăng giảm thất thường trong giai đoạn 2012 - 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 77,82 tỷ USD năm 2012, giảm xuống còn 56,39 tỷ USD năm 2015; Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: Phương tiện vận tải và phụ tùng 27%, máy móc và thiết bị điện 20%, sắt thép 4%, dầu khoáng và các nhiên liệu 5% (2015). Các quốc gia nhập khẩu chính gồm: Đức 23,3%, Cộng hòa Slo-va-kia 13,6%, Ba Lan 8,8%, Hung-ga-ri 6,6%, Áo 6,5%, Anh 5,4%, Pháp 5,2% và Ý 4,8% (2014). Kim ngạch nhập khẩu giảm từ 74,29 tỷ USD năm 2012 xuống còn 53,5 tỷ USD năm 2015; Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: Mặt hàng chính máy móc và thiết bị điện 20%, phương tiện vận tải và phụ tùng 14%, nhiên liệu và khoáng sản dầu 9% (2015); Các thị trường nhập khẩu chính gồm: Đức 19%, Cộng hòa Séc 16,9%, Áo 9,3%, Nga 7,9%, Ba Lan 6,2%, Hung-ga-ri 6,2%, Hàn Quốc 4,2%, Trung Quốc 4,0% (2014). - Hung-ga-ri: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hung-ga-ri đều tăng trưởng ở mức tương đối thấp trong giai đoạn 2011 - 2016. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: Mặt hàng chính máy móc thiết bị 53,5%, các hãng sản xuất 31,2%, sản phẩm thực phẩm 8,7%, nguyên liệu 3,4%, nhiên liệu và điện 3,9% (2012). Các quốc gia nhập khẩu chính gồm: Đức 26,7%, Ru-ma-ni 5,8%, Áo 5,7%, Slo-va-kia 5,4%, Ý 4.9%, Pháp 4,6%, Anh 4,1%, Ba Lan 4,0% (2013). Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 87,57 tỷ USD năm 2012 lên 92,92 tỷ USD năm 2015; Các mặt hàng NK chính gồm: Mặt hàng chính máy móc thiết bị 53,5%, các hãng sản xuất 31,2%, sản phẩm thực phẩm 8,7%, nguyên liệu 3,4%, nhiên liệu và điện 3,9% (2012); Các thị trường nhập khẩu chính gồm: Dức 25,5%, Nga 8,6%, Áo 6,8%, Trung Quốc 6,7%, Slo-va-kia 5,8%, Ba Lan 4,9%, Ý 4,4%, Cộng hòa Séc 4,2% (2013). 2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU 2.2.1. Khái quát về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Đông Âu - Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường một số nước Đông Âu đã tăng từ 698,6 triệu USD năm 2007 lên 1488,7 triệu USD năm 2011 và tăng lên 5743,2 triệu USD năm 2016. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Slo-va-kia tăng từ 82,1 triệu USD năm 2007 lên 297,6 triệu USD năm 2011 và tăng lên 3.197,5 triệu USD năm 2016; thị trường Ba Lan tăng từ 375,4 triệu USD năm 2007 lên 779,7 triệu USD năm 2011 và tăng lên 1.650,0 triệu USD năm 2016; tiếp đến là thị trường Cộng hòa Séc tăng từ 198,2 triệu USD năm 2007 lên 375,4 triệu USD năm 2011 và tăng lên 771,5 triệu USD năm 2016 và thị trường Hung-ga-ri tăng từ 51,9 triệu USD năm 2007, giảm xuống còn 36,0 triệu USD năm 2011 và tăng lên 124,3 triệu USD năm 2016. - Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước Đông Âu cũng tăng từ 168,5 triệu USD năm 2007 lên 310,9 triệu USD năm 2011 và tăng lên 445,7 triệu USD năm 2016. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Ba Lan tăng từ 68,3 triệu USD năm 2007 lên 130,3 triệu USD năm 2011 và tăng lên 236,0 triệu USD năm 2016; thị trường Cộng hòa Séc từ 65,9 triệu USD năm 2007 giảm xuống còn 44,9 triệu USD năm 2011 và tăng lên 93,3 triệu USD năm 2016; tiếp đến là thị trường Cộng hòa Slo-va-kia tăng từ 2,9 triệu USD năm 2007 lên 13,9 triệu USD năm 2011 và tăng lên 40,5 triệu USD năm 2016 và thị trường Hung-ga-ri tăng từ 31,5 triệu USD năm 2007, tăng lên 45,6 triệu USD năm 2011 và tăng lên 76,1 triệu USD năm 2016. 2.2.2. Thực trạng một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường một số nước Đông Âu 2.2.2.1. Hội nhập khu vực và tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) Để tham gia vào xu thế phát triển chung của thời đại, đón bắt các cơ hội phát triển mới, từ Đại hội VII (1991) đến nay Đảng ta đã đề ra các chủ trương nhất quán về hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng chủ động, đa phương hóa, đa dạng hóa , chú trọng đến các đối tác chiến lược và các nước có chung đường biên giới. Về cơ bản, các FTA đã đóng góp tích cực vào quá trình thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao hiệu quả nhập khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trong nước. 2.2.2.2. Xây dựng chiến lược phát triển thương mại và xuất nhập khẩu hàng hóa (1). Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020 Quyết định số 2471/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/12/2011, ban hành Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030. Thực hiện Chương trình hành động, Bộ Công Thương đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đang tiến hành triển khai thực hiện các Đề án: + Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1467/QĐ-TTg ngày 24/8/2015). + Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03/9/2015). + Đề án phát triển cụm liên kết xuất khẩu các ngành công nghiệp cơ khí, dệt may, da giày và đồ gỗ (Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 4842/QĐ-BCT ngày 09/12/2016). (2). Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hóa - Thời gian qua, hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu đã có nhiều thay đổi, hoàn thiện với sự ban hành và có hiệu lực của một loạt văn bản cấp Luật như: Luật Hải quan năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế năm 2016, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Ngoại thương, Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. - Về thủ tục hành chính và công tác kiểm tra chuyên ngành, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 05/2016/TT-BCT ngày 06/6/2016 quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương; Thông tư số 23/2016/TT-BCT ngày 12/10/2016 bãi bỏ Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may; Quyết định số 3648/QĐ-BCT ngày 08/9/2016 công bố Danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương thay thế Quyết định số 11039/QĐ-BCT; Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05/12/2016 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, - Đối với hoạt động thương mại biên giới, để khắc phục một số tồn tại, vướng mắc tại Thông tư số 52/2015/TT-BCT, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 34/2016/TT-BCT quy định chi tiết hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân tại Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung đường biên giới, có hiệu lực từ ngày 15/02/2017, thay thế cho Thông tư số 52/2015/TT-BCT. - Đối với lĩnh vực tiêu chuẩn quy chuẩn, chất lượng sản phẩm hàng hóa, để góp phần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, góp phần bảo vệ người tiêu dùng trong nước, Bộ Công Thương đã ban hành các Thông tư: Thông tư 33/2016/TT-BCT ngày 23/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2015/TT-BCT ngày 28/10/2015 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh; Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương,... - Bên cạnh hệ thống pháp luật quản lý chuyên ngành, cơ chế quản lý với từng lĩnh vực, mặt hàng cụ thể, hệ thống pháp luật về hải quan thời gian qua cũng có rất nhiều thay đổi, cải tiến với sự ban hành và có hiệu lực. 2.2.2.3. Một số chương trình thúc đẩy xuất khẩu: (1) Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho xuất khẩu; (2) Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; (3) Chương trình thương hiệu quốc gia; (4) Chương trình doanh nghiệp xuất khẩu uy tín. 2.2.2.4. Chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy xuất khẩu: (1) Chính sách tỷ giá, (2) Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. 2.2.2.5. Các chính sách nhằm thuận lợi hóa thương mại cho doanh nghiệp: (1) Phát triển dịch vụ logistics, (2) Cơ chế một cửa quốc gia, (3) Cải cách thủ tục hành chính. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG ÂU 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.1.1. Đối với các chính sách thúc đẩy xuất khẩu - Về chính sách xúc tiến thương mại: Hoạt động XTTM đã được triển khai nhiều, đồng bộ và hiệu quả cao hơn. - Chương trình Thương hiệu Quốc gia: Hoạt động tuyên truyền quảng bá cho Chương trình và các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia ngày càng được tăng cường. - Chương trình Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín: Từ khi bắt đầu triển khai đến nay, chương trình Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Bộ Công Thương đã nhận được hưởng ứng tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu trên cả nước cũng như các cơ quan hữu quan, đóng góp hiệu quả vào công tác giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá hình ảnh các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mang tầm quốc gia. 2.3.1.2. Đối với chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng với tư cách là các biện pháp góp phần thúc đẩy xuất khẩu Về cơ bản, các quy định về chính sách tín dụng đầu tư của Chính phủ đã khắc phục được những hạn chế, tồn tại trong chính sách cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chính sách trong giai đoạn trước. Cụ thể: Một là, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về tài chính, tín dụng hỗ trợ cho thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu sang thị trường một số nước Đông Âu nói riêng. Hai là, cơ chế lãi suất được thực hiện theo nguyên tắc lãi suất cho vay không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với phí hoạt động của ngân hàng. Ba là, danh mục dự án vay vốn đầu tư nhà nước được điều chỉnh tập trung vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành nghề định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bốn là, chính sách tỷ giá đã được Chính phủ chỉ đạo NHNN điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường, tạo điều kiện cho thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nền kinh tế. 2.3.1.3. Đối với việc thuận lợi hóa thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu Các Bộ/Ngành đã tích cực triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính, tiến hành rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai thủ tục trên website của các đơn vị, triển khai tốt công tác tiếp nhận và trả hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Một số Bộ/Ngành đã thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình ISO, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu. Việc cải cách thủ tục hành chính của các Bộ/Ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tiết kiệm được chi phí và rút ngắn thời gian làm thủ tục, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu cho doanh nghiệp. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế trong các chính sách thức đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước Đông Âu: (1) Đối với chính sách phát triển thị trường và mặt hàng: chính sách phát triển thị trường và mặt hàng chưa thực sự góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa cho các sang thị trường các nước Đông Âu. (2) Đối với chính sách thuế: chính sách thuế cũng chưa thật sự góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp nói chung và xuất khẩu sang thị trường trường các nước Đông Âu nói riêng. (3) Chính sách tín dụng cho xuất khẩu và chính sách tỷ giá: chính sách thuế chưa thật sự góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp nói chung và xuất khẩu sang thị trường trường các nước Đông Âu nói riêng. (4) Chính sách xúc tiến thương mại: hoạt động XTTM trên phạm vi cả nước vẫn ít đổi mới, thiếu một chiến lược XTTM chung ở cấp quốc gia để liên kết các hoạt động XTTM thành một tổng thể nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của doanh nghiệp. (5) Chính sách bảo hiểm xuất khẩu: sự phát triển của dịch vụ bảo hiểm xuất khẩu và năng lực của các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. (6) Chính sách phát triển hạ tầng cho xuất khẩu và phát triển nguồn nhân lực: thực tế các chính sách này cũng chưa thực sự phát huy một cách có hiệu quả trong việc hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, tuy nhiên hoạt động bảo hiểm xuất khẩu của Việt Nam. 2.3.2.2. Hạn chế trong việc thuận lợi hóa thương mại: Thứ nhất, thời gian kê khai thuế vẫn còn quá lớn. Thứ hai, ngành Hải quan mặ dù đã có nhiều cải cách, tuy nhiên thủ tục hải quan vẫn còn nhiều điểm "vướng". Ngoài ra, sự đồng bộ của các bộ, ngành trong việc hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thông quan cũng còn nhiều bất cập. Hệ thống hạ tầng viễn thông, đầu tư cơ sở vật chất ở nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu đã làm hạn chế việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính về Hải quan,... 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan (thuộc về nhà nước): Trước hết, hình thức huy động vốn theo chiều sâu đối với các doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN về hỗ trợ DN phát triển. Thứ hai, chính sách khuyến khích cho vay đồng ngoại tệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thứ ba, mặc dù chính sách tỷ giá hối doái chưa đóng vai trò tích cực trong việc bảo hộ một cách hợp lý các doanh nghiệp trong nước, chưa hỗ trợ đấy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Thứ tư, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng của Việt Nam còn nhiều hạn chế, tỷ trọng bảo hiểm tín dụng xuất nhập khẩu còn rất thấp. Thứ năm, các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia còn đơn điệu, không có sự thay đổi nhiều về tổ chức và phương thức thực hiện; không có nhiều hình thức xúc tiến thương mại mới. Thứ sáu, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo tích cực, nhưng quá trình sửa đổi các văn bản pháp quy vẫn diễn ra chậm (chưa đạt 30% trong 2016) trong khi lại phát sinh các nội dung bất cập mới. Thứ bảy, các chính sách thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường một số nước Đông Âu vẫn chưa thực sự tập trung. Thứ tám, vai trò lãnh đạo của các các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các hiệp hội ngành nghề chưa thực sự hiệu quả, chậm đổi mới theo yêu cầu thực tiễn; chưa làm tốt vai trò thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp. Thứ chín, vai trò của đại diện thương mại và cộng đồng người Việt Nam tại các nước Đông Âu trong việc hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường này còn hạn chế. 2.3.3.2. Nguyên nhân về phía doanh nghiệp: Thứ nhất, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay chưa chủ động xây dựng được chiến lược kinh doanh mang tầm dài hạn sang thị trường các nước Đông Âu. Thứ hai, tiềm lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và xác định những mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng để xây dựng chiến lược thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường này còn yếu. Thứ ba, hoạt động xúc tiến thương mại đã được các doanh nghiệp quan tâm, tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực họ chưa thực sự chủ động trong việc tăng cường triển khai hoạt động này. Thứ tư, do thị trường các nước Đông Âu rất đa dạng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn chưa thực sự chủ động đàm phán, khắc phục được những khó khăn phát sinh trong việc thanh toán. Thứ năm, việc áp dụng các phương thức kinh doanh mới, các hình thức xúc tiến thương mại mới của doanh nghiệp Việt Nam trong mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa sang các nước Đông Âu còn rất hạn chế. Thứ sáu, tham gia phân phối trực tiếp các mạng phân phối tại thị trường các nước Đông Âu còn rất hạn chế. Thứ bảy, lĩnh vực vận tải, logistics vẫn đang là trở ngại lớn để tăng kết nối giao thương Việt Nam với các nước Đông Âu. Thứ tám, xuất khẩu Việt Nam ngày càng tập trung vào thị trường lớn. Thứ chín, các sản phẩm xuất khẩu của DN Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, mẫu mã, bao bì, chất lượng... Thứ mười, sự mất cân đối giữa khu vực trong nước và FDI trong vấn đề xuất khẩu. Mười một, vấn đề liên kết với doanh nghiệp của các nước Đông Âu trong sản xuất, xuất khẩu, tiếp cận thị trường, tận dụng ưu đãi, khắc phục thách thức hiện nay còn hạn chế. 2.3.3.3. Nguyên nhân khách quan (thuộc về các nước nhập khẩu): Thứ nhất, việc khai thác tiềm năng xuất khẩu sang t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_giai_phap_thuc_day_xuat_khau_hang_hoa_cua_vi.docx
Tài liệu liên quan