Tóm tắt Luận án Giải quyết khiếu nại về đất đai của ủy ban nhân dân thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

Trên cơ sở báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, căn cứ quy định của pháp

luật, kết quả xác minh, đối thoại (nếu có), kết quả trưng cầu giám định và kết quả tham

khảo ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có), Chủ tịch UBND thị xã phải ban hành

quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trên cơ sở quy

định của pháp luật và kết quả tham mưu giải quyết khiếu nại của Phòng Tài nguyên và

Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Chủ tịch UBND thị xã đã ban hành các quyết

định giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải quyết khiếu nại về đất đai của ủy ban nhân dân thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khiếu nại về đất đai Giải quyết khiếu nại về đất đai là hoạt động thụ lý, kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai bị khiếu nại để có biện pháp giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong quá trình quản lý nhà nước về đất đai. 1.1.2.2. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai Như vậy, giải quyết khiếu nại về đất đai với tư cách là một hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai cũng phải tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình giải quyết khiếu hành chính. Cụ thể: Thứ nhất, giải quyết khiếu nại phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Thứ hai, giải quyết khiếu nại phải bảo đảm tính khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. Thứ ba, giải quyết khiếu nại hành chính phải thể hiện bằng văn bản. Giải quyết khiếu nại về đất đai là một hoạt động mang tính chuyên ngành, do đó, ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc chung trong giải quyết khiếu nại hành chính đã nêu, còn phần tuân thủ các nguyên tắc mang tính đặc thù trong lĩnh vực đất đai, cụ thể: (i) Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý; (ii) Trong quá trình phát triển đất nước, theo tình hình cụ thể mà Nhà nước có các chủ trương, chính sách đất đai phù hợp, vì vậy, giải quyết khiếu nại phải căn cứ vào thời điểm phát sinh của vụ việc và chính sách tương ứng của thời kỳ đó; (iii) Giải quyết khiếu nại về đất đai trên cơ sở tôn trọng quá trình sử dụng đất ổn định của người sử dụng đất, bảo vệ thành quả cách mạng và lợi ích của người sử dụng đất, đồng thời, phải tôn trọng quy hoạch sử dụng đất của cấp chính quyền địa phương; (iv) Khi giải Quyết khiếu nại về đất đai, nếu phát sinh những vấn đề về kinh tế, lợi ích vật chất... cần phải đảm bảo lợi ích chung và quan tâm đến lợi ích của người sử dụng đất. 1.2. Giải quyết khiếu nại về đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 1.2.1. Khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện 9 Tại UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Theo đó, Chủ tịch UBND cấp huyện: (i) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành về quản lý đất đai của UBND cấp huyện và của mình; (ii) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai mà Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan tài nguyên và môi trường thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. 1.2.2. Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai cơ bản trải qua các bước sau: Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại Bước 4: Chuẩn bị ra quyết định giải quyết khiếu nại Bước 5: Quyết định giải quyết khiếu nại, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại Bước 6: Lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại 1.2.3. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc cấp huyện trong giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Việc giúp Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết khiếu nại về đất đai có thể do nhiều cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thuộc UBND cấp huyện thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tế nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại về đất đai cho Chủ tịch UBND cấp huyện chủ yếu giao cho Thanh tra huyện hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường. Điều này xuất phát từ đặc thù về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hai cơ quan này. 10 1.2.4. Tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật Luật Khiếu nại 2011, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định về những người có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trên cơ sở đó có thể thấy việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện có hiệu lực pháp luật thuộc về trách nhiệm của các chủ thể: (i) Chủ tịch UBND cấp huyện; (ii) Người bị khiếu nại có trách nhiệm; (iii) Người khiếu nại; (iv) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; (v) Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; (vi) Cơ quan được giao tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; (vii) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. 1.3. Các yếu tố tác động đến giải quyết khiếu nại về đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 1.3.1. Mức độ hoàn thiện của thể chế quản lý nhà nƣớc về đất đai Mức độ hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đất đai vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai tại UBND cấp huyện nói riêng. Điều đó cho thấy, việc hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đất đai là tiền để cho việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai. 1.3.2. Năng lực giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan nhà nƣớc, cá nhân có thẩm quyền Thời gian qua cho thấy ở nhiều nơi tình trạng người dân khiếu nại đông người, vượt cấp, kéo dài xảy ra một phần bắt nguồn từ việc người dân không “tin tưởng” vào người giải quyết khiếu nại. Thậm chí ở một số nơi còn xảy ra tình trạng người có trách nhiệm “thách thức” người dân đi khiếu nại. Ngược lại, tại một số địa phương tình trạng khiếu nại đông người, gay gắt, kéo dài về cơ bản được xử lý dứt điểm mà một phần nguyên nhân bắt nguồn từ uy tín, khả năng đối thoại, thuyết phục và thái độ tận tâm, thiện chí của các cán bộ, công chức giải quyết khiếu nại. 11 1.3.3. Sự tham gia, hợp tác của các bên liên quan trong giải quyết khiếu nại về đất đai Ý thức trách nhiệm, thái độ tận tâm và thiện chí thể hiện thông qua sự tham gia, hợp tác của các bên trong giải quyết khiếu nại về đất đai là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai. 12 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG 2.1. Thực trạng đất đai và khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị xã Thuận An 2.1.1. Thực trạng kinh tế-xã hội và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Thuận An Thị xã Thuận An [34, tr.9-10] nằm ở phía Nam tỉnh Bình Dương, là đô thị loại III, có 10 đơn vị hành chính bao gồm 9 phường và 1 xã với tổng diện tích tự nhiên 8.371,2 ha, chiếm 3,11% diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Dương.. Dân số thị xã Thuận An theo niên giám thống kê tính đến ngày 01/10/2015 là 480.320 người, mật độ dân số trên diện tích tự nhiên là 4.516 người/km2. Trong những năm qua, quy mô nền kinh tế thị xã liên tục tăng trưởng nhanh. Giá trị theo giá so sánh năm 2012 đạt 11.577 tỷ đồng, năm 2013 đạt 12.936 tỷ đồng, năm 2014 đạt 14.425,5 tỷ đồng và năm 2015 đạt 16.338 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-2015 đạt 12,17%/năm. Năm 2015, cơ cấu kinh tế của thị xã về ngành công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất (70,54%), đến các ngành dịch vụ (29,19%) và nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất (0,27%). Tổng diện tích tự nhiên của toàn thị xã đạt 8.371,2 ha, trong đó đất khu vực nội thị là 1.793,9 ha (chiếm 93,1%), đất khu vực ngoại thị là 577,3 ha (chiếm 6,9%). Qua tìm hiểu thực trạng kinh tế-xã hội và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Thuận An cho thấy, trong khi diện tích tự nhiên chỉ chiếm 3,11% diện tích toàn tỉnh, thì dân số thị xã lại chiếm gần 25% dân số toàn tỉnh và tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm rất cao đã khiến áp lực dân số lên hệ thống cơ sở hạ tầng của thị xã càng ngày càng lớn. Trong bối cảnh mật độ dân số cao, áp lực gia tăng dân số lớn và nỗ lực đầu tư xây dựng, chỉnh trang đô thị nhằm đạt mục tiêu trở thành đô thị loại II đã dẫn đến nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn thị xã ở mức cao và càng ngày càng tăng, trong khi nguồn cung về đất đai của thị xã không lớn và ở mức cố định do dưới hạn về diện tích tự nhiên đã khiến 13 cho giá đất trên địa bàn thị xã tăng cao, giá nhà đất trên thị trường thường xuyên trải qua các cơn “sốt giá” và không có dấu hiệu “hạ nhiệt” trong nhiều năm qua. Điều này dự báo tình trạng tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thị xã trong thời gian tới sẽ nhiều về số lượng, phức tạp về nội dung và gay gắt về tính chất vụ việc. 2.1.2. Thực trạng khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị xã Trong những năm qua, thị xã Thuận An là một trong các địa phương có số lượng đơn khiếu nại nhiều trong tỉnh Bình Dương. Tuy vậy, số lượng đơn khiếu nại nhận được và số lượng đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã trong lĩnh vực đất đai có xu hướng giảm dần qua các năm và tập trung vào các vấn đề sau: (i) Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng; (ii) Khiếu nại liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (iii) Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất. Số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An giai đoạn 2012-2016 gồm 553 đơn, trong đó đơn khiếu nại về đất đai chiếm số lượng lớn, điều này phản ánh đúng tình hình thực tế đang diễn ra khi nhiều dự án đầu tư công đã và đang được triển khai trên địa bàn thị xã và đi kèm với các dự án này là nhiều cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất nhằm phục vụ cho dự án. Theo đó, giai đoạn 2012-2016 có 458 đơn khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thị xã. 2.2. Phân tích thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND thị xã Thuận An 2.2.1. Tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại về đất đai Thứ nhất, tiếp nhận đơn khiếu nại về đất đai. Trong số đơn liên quan đến đất đai tiếp nhận được, đơn khiếu nại đất đai chiếm đa số. Thống kê cho thấy so với các cơ quan, tổ chức khác, Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị tiếp nhận nhiều đơn khiếu nại về đất đai nhất trên địa bàn thị xã Thuận An trong giai đoạn 2012-2016. Cụ thể: Năm 2012: 150 đơn; năm 2013: 37 đơn; năm 2014: 04 đơn; năm 2015: 46 đơn; năm 2016: 17 đơn. 14 Thứ hai, thụ lý đơn khiếu nại về đất đai. Số lượng văn bản thông báo thụ lý khiếu nại tương ứng với số đơn khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An. 2.2.2. Xác minh, thẩm tra khi giải quyết khiếu nại về đất đai Phòng Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Phát triển quỹ đất đã tổ chức việc thẩm tra, xác minh các vụ việc khiếu nại về đất đai. Trên thực tế, đối với từng vụ việc khiếu nại cụ thể, căn cứ vào quy định của Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND và tính chất của từng vụ việc cụ thể mà Chủ tịch UBND thị xã Thuận An ra các quyết định về việc giao nhiệm vụ xác minh nội dung đơn khiếu nại cho một trong hai cơ quan nêu trên. Tuy nhiên, vì đơn khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã chủ yếu có nội dung liên quan đến vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Do đó, việc thẩm tra, xác minh các khiếu nại về đất đai hiện chủ yếu do Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Trung tâm Phát triển quỹ đất đã tích cực phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị và UBND các phường, xã trên địa bàn thị xã trong việc thẩm tra, xác minh các vụ việc khiếu nại cụ thể. Khi triển khai việc thẩm tra, xác minh đối với từng vụ việc cụ thể, Trung tâm Phát triển quỹ đất đều có kế hoạch xác minh cụ thể. Sau khi xác minh, đơn vị này đều có văn bản báo cáo cụ thể kết quả xác minh cho Chủ tịch UBND thị xã. Hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giải quyết các vấn đề tồn đọng, bức xúc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã. 2.2.3. Đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai Theo Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND thì người tổ chức đối thoại tại cấp huyện ngoài Chủ tịch UBND, có thể là Phó Chủ tịch UBND hoặc Trưởng các phòng, ban nếu được Chủ tịch ủy quyền. Do đó, trên thực tế tùy theo vụ việc và tình hình công tác mà người tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An có thể là đồng chí Chủ tịch, hoặc một đồng chí Phó Chủ tịch, Chánh Thanh tra huyện, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, Giám 15 đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất nếu được Chủ tịch ủy quyền. Về cơ bản, việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã được thực hiện đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục tổ chức đối thoại. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng các cuộc đối thoại được tổ chức không nhiều. Điều này có nghĩa rằng có nhiều trường hợp theo quy định của pháp luật về khiếu nại phải tổ chức đối thoại nhưng chưa được tổ chức thực hiện. Số lượng cuộc đối thoại được tổ chức cụ thể như sau: Năm 2012: 06 cuộc; năm 2013: 07 cuộc; năm 2014: 05 cuộc; năm 2015: 08 cuộc; năm 2016: 06 cuộc. 2.2.4. Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai Trên cơ sở báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, căn cứ quy định của pháp luật, kết quả xác minh, đối thoại (nếu có), kết quả trưng cầu giám định và kết quả tham khảo ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có), Chủ tịch UBND thị xã phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trên cơ sở quy định của pháp luật và kết quả tham mưu giải quyết khiếu nại của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Chủ tịch UBND thị xã đã ban hành các quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền. 2.2.5. Tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai có hiệu lực pháp luật Kết quả cho thấy việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An trong giai đoạn 2012-2016 đạt tỷ lệ cao, trung bình đạt 95%. Trong 05 năm có 16 quyết định bị khiếu nại lần hai và cũng có 16 quyết định bị khởi kiện hành chính. Điều này có nghĩa rằng trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 03 quyết định bị khiếu nại lần hai, và 03 quyết định bị khởi kiện hành chính. 2.3. Nhận xét hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân 2.3.1.1. Kết quả đạt được 16 Thứ nhất, tỷ lệ vụ việc khiếu nại về đất đai được giải quyết đạt kết quả cao, trung bình trong giai đoạn 2012-2016 đạt 88,8%. Thứ hai, hoạt động đối thoại của Chủ tịch UBND thị xã đạt một số kết quả tích cực. Thứ ba, hoạt động tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai có hiệu lực pháp luật đạt kết quả cao. Trung bình giai đoạn 2012-2016 đạt 95%. 2.3.1.2. Nguyên nhân Thứ nhất, sự quan tâm chỉ đạo của Thị ủy và lãnh đạo UBND thị xã Thuận An trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng. Thứ hai, sự tích cực trong hoạt động tham mưu giải quyết khiếu nại về đất đai của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ. Việc giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tham mưu giải quyết các khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An là một điểm đặc biệt trong cơ chế giải quyết khiếu nại về đất đai, góp phần không nhỏ vào kết quả chung về giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị xã. Thứ ba, căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 15, khoản 2 Điều 36 Luật Khiếu nại 2011 và khoản 2 Điều 20 Thông tư số 07/2013/TT-TTCP Chủ tịch UBND thị xã Thuận An đã thành lập các Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền của mình đã góp phần đảm bảo tính khách quan và hợp lý của nhiều quyết định giải quyết khiếu nại. 2.3.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế, bất cập Thứ nhất, một cách khách quan cho thấy việc giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An về cơ bản mới có thể giải quyết được “phần ngọn” mà chưa giải quyết được “phần gốc” của vấn đề. 17 Thứ hai, các đơn vị được giao tham mưu giải quyết khiếu nại về đất đai tuy có trình độ chuyên môn và sự am hiểu cần thiết đối với pháp luật về đất đai, nhưng chưa nắm vững và hiểu đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về khiếu nại. 2.3.2.2. Nguyên nhân Thứ nhất, pháp luật về đất đai sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung hoặc thay mới vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế, là nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến cho việc giải quyết khiếu nại về đất đai không mang tính bền vững, không hiệu quả khi chưa loại bỏ được nguyên nhân dân đến khiếu nại: Một là, vấn đề rắc rối và phức tạp nhất hiện nay là vấn đề về giá đất tính tiền bồi thường cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất. Pháp luật về đất đai quy định giá đất bồi thường được xác định dựa vào giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh ban hành. Nhưng trên thực tế giá đất cụ thể thấp hơn nhiều so với giá đất trên thị trường. Hai là, một số quy định liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã không phù hợp với thực tế. Ba là, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi được lập đã không tổ chức lấy ý kiến nhân dân hoặc nếu có chỉ mang tính hình thức, không hiệu quả dẫn đến khi các dự án có thu hồi đất không nhận được sự đồng thuận, hoặc ít nhận được sự đồng thuận từ người có đất bị thu hồi, nảy sinh tâm lý gay gắt và làm phát sinh khiếu nại. Thứ hai, pháp luật về khiếu nại sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung hoặc thay mới vẫn đang bộc lộ nhiều điểm hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng: Một là, Luật Khiếu nại 2011 tại khoản 1 Điều 11 không cho phép khiếu nại các quyết định hành chính quy phạm, trong khi bản thân chúng trong nhiều trường hợp là nguyên nhân dẫn đến khiếu nại của người khiếu nại. Do đó, việc giải quyết khiếu nại về đất đai trong một chừng mực nhất định cũng chỉ mới giải quyết được “phần ngọn” mà chưa giải quyết được “phần gốc” của vấn đề. Hai là, từ thực tiễn giải quyết khiếu nại trong thời gian qua cho thấy, cơ chế giải quyết khiếu nại đã bộc lộ nhiều bất cập. 18 Ba là, về quyền của người khiếu nại, của luật sư, trợ giúp viên pháp lý. Bốn là, về tổ chức đối thoại. Năm là, theo quy định của Luật Khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành, công dân không có quyền khiếu nại tiếp, nhưng trên thực tế nhiều quyết định giải quyết khiếu nại lần hai vẫn phải xem xét lại theo chỉ đạo của các cơ quan Trung ương do sự tiếp khiếu của người khiếu nại. Sáu là, về vấn đề đình chỉ giải quyết khiếu nại. Bảy là, Luật Khiếu nại 2011 đã không quy định chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong trường hợp người bị khiếu nại là UBND các cấp. Thứ ba, một số yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai làm phát sinh khiếu nại của người dân. 19 CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TỪ THỰC TIỄN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG 3.1. Định hƣớng bảo đảm giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn của Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng 3.1.1. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai Quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cần được tôn trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai. Bản chất của hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai là hoạt động giải quyết “tranh chấp” giữa người khiếu nại với Nhà nước. Để tạo được sự đồng thuận của các bên trong “tranh chấp” đối với kết quả khiếu nại cần thật sự tôn trọng quyền lợi chính đáng của các bên, tránh chủ quan áp đặt một chiều trong quá trình giải quyết khiếu nại. Hiện nay, có một thực tế là các cơ quan có trách nhiệm đã cố gắng nhiều trong việc giải quyết khiếu nại, tỷ lệ các vụ việc được coi là “đã giải quyết” luôn đạt tỷ lệ cao, thường trên 80% những vụ việc thuộc thẩm quyền, nhưng số vụ việc khiếu nại về đất đai không có chiều hướng giảm mà lại tăng lên không ngừng. 3.1.2. Tuân thủ đầy đủ quy trình, thủ tục trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai Quy trình, thủ tục trong quá trình giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng chính là những việc mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và các bên có liên quan phải thực hiện theo trật tự về mặt thời gian đã được pháp luật về khiếu nại quy định. Quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại nói chung có ba chức năng cơ bản: (i) Là cơ chế để đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại của người khiếu nại; (ii) Là những việc mà khi thực hiện nó sẽ giúp đạt tới phương án giải quyết khiếu nại hợp pháp và hợp lý nhất; (iii) Là những việc mà khi thực hiện nó sẽ giúp đảm bảo sự công bằng cho những người khiếu nại không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội 20 và tránh sự tùy tiện của người có thẩm quyền trong quá trình giải quyết khiếu nại. Đây là ba chức năng của quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại với điều kiện các quy trình, thủ tục đó phải hợp pháp và hợp lý. 3.1.3. Minh bạch, trách nhiệm trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai Minh bạch trong quá trình giải quyết khiếu nại tức là việc giải quyết khiếu nại diễn ra một cách rõ ràng, không lợi dụng việc khiếu nại hoặc giải quyết khiếu nại để thực hiện cho mục đích trái pháp luật của mình, không có những biểu hiện thiếu khách quan, áp đặt, đe dọa trong quá trình giải quyết khiếu nại. Minh bạch đi kèm với công khai tạo nên sự “trong sáng” cho hoạt động giải quyết khiếu nại, đảm bảo cho các chủ thể vì nhu cầu hoặc trách nhiệm của bản thân có thể giám sát được quá trình giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền. Trách nhiệm trong quá trình giải quyết khiếu nại, tức là người có thẩm quyền và các bên liên quan cần chủ động với một thái độ tận tâm và thiện chí trong việc giải quyết khiếu nại. 3.2. Giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn của Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về đất đai, pháp luật về giải quyết khiếu nại 3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật về đất đai Thứ nhất, pháp luật đất đai cần có quy định về việc thiết lập hệ thống cơ quan định giá đất thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhằm giúp Nhà nước theo dõi sát và nắm bắt được những diễn biến của giá đất thị trường để định kỳ hoặc đột xuất điều chỉnh, công bố kịp thời giá đất của Nhà nước cho phù hợp [11, tr.302]. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách đào tạo phù hợp để nhằm hình thành được một đội ngũ cán bộ, chuyên viên định giá đất chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai. Thứ hai, pháp luật đất đai cần có quy định cụ thể về mối quan hệ giữa giá đất của Nhà nước với quyền và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Vấn đề bồi thường cho người có đất bị thu hồi trong thời gian tới có thể thực hiện theo một trong hai phương án sau: 21 Phƣơng án 1: Không sử dụng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành để tính tiền bồi thường cho người có đất bị thu hồi, thay vào đó sử dụng giá đất thị trường để tính tiền bồi thường. Phƣơng án 2: Nếu vẫn sử dụng giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh ban hành để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thì pháp luật đất đai cần nhấn mạnh đến vấn đề ổn định cuộc sống của những người có đất bị thu hồi, tức là nhấn mạnh đến vấn đề tái định cư, hỗ trợ ổn định sản xuất, tạo việc làm... Thứ ba, cần xác định thời điểm xác định giá đất bồi thường là tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. Nhưng, nếu lúc chi trả tiền bồi thường giá đất đã có sự thay đổi theo hướng tăng lên thì cần xác định lượng giá trị tăng thêm đó để trả thêm cho người dân. Thứ tư, cần xác định rõ ràng ranh giới giữa hai cơ chế chuyển dịch đất đai bắt buộc và tự nguyện, theo đó nên chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất là mục đích đầu tư. Các doanh nghiệp khi thực hiện cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tiến hành thuê dịch vụ định giá đất. Thứ năm, đảm bảo quyền được thông tin, đóng góp ý kiến đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của người dân. Thứ sáu, (i) Pháp luật đất đai cần quy định về cơ chế điều tiết giá trị tăng thêm mà người sử dụng đất được hưởng do các dự án đầu tư công của Nhà nước có thu hồi đất mang lại mà không do công sức đầu tư của họ; (ii) Pháp luật đất đai cần quy định về trách nhiệm của các bên liên quan trong trường hợp đã hết thời hạn hỗ trợ tiền thuê nhà cho người có đất bị thu hồi nhưng nhà ở tái định cư chưa được giao; (iii) Pháp luật đất đai cũng cần có quy định mang tính chế tài đối với người có đất bị thu hồi trong trường hợp họ cố tình không nhận tiền bồi thường và cản trở việc giải phóng mặt bằng mà không có lý do chính đáng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_giai_quyet_khieu_nai_ve_dat_dai_cua_uy_ban_n.pdf
Tài liệu liên quan