Biện pháp giáo dục GTNN cho SV chuyên ngành GDMN qua TTNN
3.1.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng biện pháp
Việc xây dựng các biện pháp giáo dục GTNN cho SV cao đẳng ngành GDMN qua
TTNN cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
3.1.1. 1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
- Phân tích rõ mục tiêu GD GTNN cho từng loại hình TTNN, tích hợp mục tiêu GD GTNN
trong mục tiêu của hoạt động TTNN.
- Xây dựng nội dung giáo dục GTNN phù hợp với chương trình TTNN sao cho hướng tới
mục tiêu chung của TTNN.
- Xây dựng các biện pháp giáo dục nhằm GD GTNN và thực hiện mục tiêu của hoạt động
TTNN.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá theo mục tiêu GD GTNN được lồng ghép trong mục tiêu
TTNN.
3.1.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
- Các biện pháp giáo dục GTNN nằm trong một chỉnh thể phù hợp và tác động hữu cơ với
các thành tố khác của quá trình giáo dục GTNN thông qua TTNN như mục tiêu, nội dung,
hình thức, phương tiện, cách thức đánh giá.
- Các biện pháp giáo dục GTNN qua TTNN có quan hệ mật thiết, hỗ trợ và bổ sung cho
nhau hướng tới mục tiêu giáo dục GTNN qua TTNN.18
3.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
- Các biện pháp phải phát huy những thành tựu trong phương pháp giáo dục và tổ chức hoạt
động TTNN đã thực hiện ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, đồng thời xác định các
mặt hạn chế tồn tại của từng phương pháp giáo dục nhằm khắc phục chúng.
- Hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức hoạt động TTNN và kinh nghiệm GD GTNN nói
chung, GD GTNN trong đào tạo giáo viên mầm non nói riêng, khái quát thành lí luận nhằm
vận dụng cho việc đề xuất các biện pháp giáo dục GTNN cho SV qua TTNN.
3.1.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
- Các biện pháp phù hợp với các quy định về chức năng nhiệm vụ của cơ sở đào tạo giáo
viên mầm non và trường mầm non, thẩm quyền của nhà giáo dục trong thực hiện các nhiệm
vụ giáo dục, phù hợp với chương trình đào tạo giáo viên mầm non.
- Các biện pháp giáo dục phải đáp ứng được các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện như:
+ Nhân lực thực hiện
+ Thời gian và không gian thực hiện
+ Cách tiến hành các biện pháp
+ Các nguồn lực vật chất, tài chính cần huy động
+ Các rào cản tâm lý của người thực hiện
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên Cao đẳng ngành giáo dục mầm non qua thực tập nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i giảng đường của nhà trường sư phạm thì các hoạt động kiến tập, thực tập sư
phạm diễn ra hoàn toàn tại cơ sở giáo dục mầm non.
Trong quá trình kiến tập, thực tập, sinh viên vận dụng những kiến thức kỹ năng đã học
vào thực tiễn nghề nghiệp, SV cũng có thể thiết lập được các mối quan hệ trong nghề nghiệp
của mình, điều này rất hữu ích cho sinh viên khi ra trường. Nếu thực tập tốt, sinh viên còn có
cơ hội kiếm được việc làm ngay trong quá trình thực tập. Như vậy, có thể thấy, thực tập nghề
nghiệp có ưu thế vượt trội trong góp phần hình thành, khẳng định và rèn luyện, phát triển
GTNN ở SV.
10
*Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục GTNN cho SV
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục GTNN cho SV qua TTNN, tuy
nhiên, tối thiểu cần chú ý đến các yếu tố:
- Đội ngũ giáo viên (người giáo dục) và sinh viên (người được giáo dục):người giáo dục (giảng
viên) là yếu tố quan trọng nhất cho chất lượng giảng dạy. Giảng viên không chỉ nắm vững
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải là một chuyên gia về giáo dục mầm non, có
kinh nghiệm thực tiễn và cập nhật thực tiễn. Giảng viên phải chứa đựng trong mình những
GTNN và truyền lửa được cho SV nhu cầu, mong muốn được chiếm lĩnh các GTNN đó.
Nếu chất lượng giảng viên tốt thì công tác giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục GTNN nói
riêng mới có hiệu quả. Bên cạnh đó, người được giáo dục (SV) phải có chất lượng đầu vào
tốt, có định hướng nghề nghiệp khi bắt đầu lựa chọn ngành học. Trong quá trình học tập
phải có động cơ học tập lành mạnh, sự nghiêm túc, tích cực trong rèn nghề. SV đồng thời
phải có ý thức xâm nhập, tìm hiểu thực tiễn GDMN của địa phương, có động cơ, mong
muốn trở thành GVMN thành công với nghề mà mình lựa chọn. Chất lượng SV cũng ảnh
hưởng lớn tới kết quả giáo dục GTNN trong đào tạo của nhà trường.
- Chương trình giáo dục và cách thức tổ chức giáo dục:Để giáo dục GTNN cho SV ngành
GDMN, nhà trường cần phải xây dựng chương trình giáo dục với mục tiêu, nội dung,
phương pháp, phương tiện, cách đánh giá về giáo dục GTNN. Chương trình giáo dục phải
được thiết kế mang tính phát triển. Chính vì vậy, chương trình giáo dục có ảnh hưởng không
nhỏ tới việc giáo dục GTNN cho SV.
- Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học:Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là yếu tố góp
phần làm nên sự thành công của bài dạy. Khi có các phương tiện dạy học phong phú, hiện
đại, nội dung dạy học sẽ được chuyển tải nhanh hơn, sinh động hơn và giúp người học ghi
nhớ lâu hơn và ngược lại.
- Chất lượng cơ sở tiếp nhận SV tham gia các đợt TTNN: Chất lượng các trường MN được
lựa chọn để SV đến thực tập có ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục GTNN cho SV. Trường
MN nơi SV thực tập nghề nghiệp được mệnh danh là giảng đường thứ 2, nơi SV được thực
hành vận dụng các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đã học trên lớp, được trải nghiệm nghề
nghiệp tương lai với những cảm xúc chân thực nhất. Các trường MN thực hành phải được
trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học, đồng thời phải có đội ngũ
giáo viên có năng lực chuyên môn, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ.
Kết luận chƣơng 1
Giáo dục giá trị cho thế hệ trẻ là vấn đề mang tính cấp thiết và thời sự của thế giới và
mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong thực tiễn cũng như trong nghiên cứu, vấn đề giáo dục GTNN
cho SV sư phạm còn ít được quan tâm.
Giáo dục GTNN cho sinh viên ngành GDMN là một quá trình giáo dục với đầy đủ các
thành tố mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức. Quá trình này không tách rời
với quá trình giáo dục toàn diện nhân cách của SV.
Một trong những con đường giáo dục GTNN có hiệu quả cho SV, là thông qua hoạt
động TTNN. Đây là hoạt động giúp SV có những trải nghiệm nghề nghiệp sâu sắc và sinh
động nhất, có thế mạnh trong quá trình SV tự học, tự đào tạo biến các GTNN chung thành
những giá trị cá nhân. Giáo dục GTNN cho SV qua TTNN còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố
như người dạy – người học, chương trình giáo dục – cách thức tổ chức giáo dục, cơ sở vật
chất – phương tiện dạy học, chất lượng cơ sở tiếp nhận SV thực tập nghề nghiệp.
Những nghiên cứu về lý luận ở trên là rất cần thiết, tạo ra cơ sở lý luận cho việc đề
xuất các biện pháp giáo dục GTNN cho SV ngành GDMN.
11
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GTNN CHO SV CAO ĐẲNG NGÀNH
GIÁO DỤC MẦM NON QUA HOẠT ĐỘNG TTNN
2.1. Khái quát về điều tra khảo sát thực trạng
2.1.1. Mục đích khảo sát
Đánh giá được thực trạng bao gồm những thành quả và cả những hạn chế của hoạt động
giáo dục GTNN cho SV cao đẳng GDMN qua thực tập nghề nghiệp ở các trường CĐSP, thực
trạng định hướng GTNN của SV chuyên ngành GDMN, lấy đó làm cơ sở thực tiễn đề xuất quy
trình giáo dục và một số biện pháp GD GTNN cho SV chuyên ngành GDMN qua thực tập nghề
nghiệp một cách khoa học và hiệu quả ở trường Sư phạm.
2.1.2. Đối tượng, địa bàn khảo sát
- 30 cán bộ, giảng viên và 216 sinh viên của trường Cao đẳng Hải Dương
- 16 giảng viên và 70 sinh viên của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương HN
- 32 cán bộ giảng viên và 100 sinh viên của trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang
- 30 cán bộ giảng viên và 100 sinh viên của trường Cao đẳng Sư phạm Vinh
- 30 cán bộ, giảng viên và 50 sinh viên năm thứ 2, của trường Cao đẳng Sư phạm TW
Thành phố Hồ Chí Minh
- 36 giáo viên mầm non tại Hải Dương, 30 giáo viên mầm non tại Hà nội, 30 giáo viên
mầm non tại Hải Phòng, 30 giáo viên mầm non tại Hưng Yên.
2.1.3. Nội dung khảo sát
2.1.3.1.Thực trạngnhận thức của giảng viên, giáo viên mầm non về GTNN và vấn đề
GD GTNN cho SV cao đẳng ngành giáo dục mầm non nói chung, GD qua hoạt động TTNN
nói riêng.
2.1.3.2. Thực trạng tổ chức giáo dục GTNN cho SV cao đẳng ngành GDMN
2.1.3.3. Thực trạng GTNN hiện có ở SV CĐ ngành GDMN
2.1.4. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (anket)
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Thực trạng nhận thức của GVMN và giảng viên về GTNN và giáo dục GTNN
cho SV qua thực tập nghề nghiệp
2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của GVMN
* Đánh giá của GVMN về vị thế nghề GVMN trong xã hội: tỉ lệ giáo viên đánh giá vị
thế của nghề ở hai mức cao nhất (rất coi trọng – 4.8%) và thấp nhất (rất coi thường – 3.2%)
đều chiếm tỉ lệ khá nhỏ. Tỉ lệ GV đánh giá nghề ở mức được coi trọng cũng chiếm tỉ lệ thấp,
chỉ đạt 17.5%. Trong khi đó, số ý kiến đánh giá về vị thế nghề GVMN chiếm tỷ lệ cao nhất
(42.9%) lại là “nghề không được coi trọng”.
* Đánh giá của GVMN về vai trò của các GT phẩm chất, năng lực đối với hoạt động
nghề nghiệp của người GVMN: Tính từ tỉ lệ cao xuống thấp, thì trong 10 giá trị top đầu có
tới 7 giá trị thuộc về phẩm chất bao gồm: trách nhiệm nhà giáo, yêu nghề, yêu trẻ, tôn trọng
pháp luật, kiên trì nhẫn nại, trung thực, yêu nước; chỉ có 3 GT thuộc về năng lực bao gồm:
Kiến thức cơ bản về GDMN, quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục trẻ. Như vậy, với đa số
12
GVMN đang trực tiếp làm nghề, họ đề cao Đức hơn Tài, phẩm chất nghề quan trọng hơn
năng lực nghề. Trong khi đó, 5 GT có tỉ lệ GV lựa chọn vai trò ít quan trọng hơn bao gồm
lần lượt là Kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, Kiến thức cơ bản về tin học, Kiến thức phổ
thông, Phát triển nghề nghiệp, Tiết kiệm.
* Nhận thức của GVMN về hoạt động TTNN và GD GTNN cho SV cao đẳng chuyên
ngành GDMN qua TTNN
- Đánh giá về chất lượng TTNN: 42,1% GV cho rằng TTNN của SV cao đẳng ngành
GDMN hiện nay là tốt, nhưng cũng có tới 43.9 % GVMN cho rằng chất lượng của TTNN
hiện nay chỉ đạt mức bình thường, hay có thể gọi là mức trung bình – khá. Số GVMN đánh
giá chất lượng ở mức “rất tốt” chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáng kể (3.5%).
- Đánh giá biểu hiện của một số phẩm chất và năng lực nghề của SV trong quá trình
thực tập: kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng dưới đây:
Nội dung
Tất
cả SV
Đa số
SV
Một
số SV
Rất ít
SV
Không
SV nào
Ý thức rất tốt, nghiêm túc khi TTNN 14.3% 68.3% 11.1% 6.3%
Thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu tối thiểu 36.5% 60.3% 3.2%
Yêu quý trẻ 17.5% 68.3% 14.3%
Kiến thức tốt, kỹ năng nghề tốt 3.2% 42.9% 49.2% 4.8%
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chưa sát với
thực tiễn
6.3% 28.6% 50.8% 14.3%
Lười biếng, thực tập chống đối 1.6% 15.9% 27.0% 33.3% 22.2%
Thực dụng, chỉ tìm cách để có điểm số cao 3.2% 17.5% 33.3% 31.7% 14.3%
Theo số liệu ở bảng trên, có thể thấy một số biều hiện về phẩm chất và năng lực nghề
nghiệp của tất cả SV năm thứ 2 trong quá trình TTNN là chưa được GVMN đánh giá cao.
- Đánh giá về điều kiện CSVC và chất lượng GV hướng dẫn của trường MN nhằm góp
phần GD GTNN cho SV: đa số GVMN được khảo sát cho rằng, cơ sở tiếp nhận SV TTNN
cần có cơ sở vật chất đạt tối thiểu theo điều lệ trường mầm non (55.3% ý kiến). Một số ý
kiến lại cho rằng cần có cơ sở vật chất “khang trang đạt chuẩn” (27.3% ý kiến). Bên cạnh
đó, có 18.5% GVMN được hỏi lại quan niệm “Cơ sở vật chất ở mức nào cũng tổ chức cho
SV TTNN được”. Quan niệm này còn hạn chế bởi SV chỉ có thể rèn TTNN tốt khi có đủ các
điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu rèn luyện hình thành phẩm chất năng lực
nghề nghiệp trong thời đại mới.
2.2.2.2. Thực trạng nhận thức của giảng viên
*Quan niệm về bản chất GTNN: Đa số giảng viên tham gia khảo sát (82.6%) đã hiểu
đúng về bản chất GTNN của người GV, là các phẩm chất, năng lực nghề nghiệp giúp người
giáo viên có thể thực hiện tốt các chức năng nghề nghiệp của họ. Chỉ có một số giảng viên
(17.4%) cho rằng GTNN của người giáo viên là kiến thức chuyên môn, hoặc đạo đức nghề
nghiệp hay lợi ích của nghề.
* Quan niệm về giáo dục GTNN cho sinh viên CĐ sư phạm mầm non:66.7% số giảng
viên được hỏi đã nhận thức đúng về quá trình GD GTNN cho SV; 33.3% ý kiến của giảng
viên thể hiện nhận thức chưa đầy đủ. Khi nhận thức của một bộ phận giảng viên chưa đầy
13
đủ và toàn diện về quá trình GD GTNN sẽ dẫn đến những tác động sư phạm thiếu tính định
hướng, hạn chế hiệu quả GD GTNN cho SV.
* Quan niệm về tầm quan trọng của giáo dục GTNN cho SV: 94.2% ý kiến giảng viên
cho rằng GD GTNN cho SV là rất quan trọng, chỉ có 5.8% ý kiến giảng viên chưa đề cao
vai trò của nhiệm vụ này và cho rằng không thật quan trọng, có thể lồng ghép tích hợp vào
chương trình đào tạo nói chung.
* Đánh giá của giảng viên về vai trò của các GT đối với hoạt động nghề nghiệp của
GVMN: giảng viên đánh giá vai trò “rất quan trọng” lần lượt đối với 10 GT đứng đầu bảng
là: Yêu nghề, Giao tiếp - ứng xử đúng mực, Kiên trì nhẫn nại, Yêu trẻ, Lập kế hoạch chăm
sóc giáo dục trẻ, Tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ, Tổ chức thực hiện hoạt động
giáo dục trẻ, Trách nhiệm nhà giáo, Trung thực.
2.2.3.Thực trạng tổ chức GD GTNN trong đào tạo GVMN trình độ cao đẳng
- Về chương trình GD GTNN cho SV Cao đẳng ngành GDMN: đa số giảng viên thừa
nhận, chưa có chương trình GD GTNN riêng cho SV ngành Cao đẳng GDMN ở các trường
sư phạm hiện nay. Mục tiêu và nhiệm vụ, nội dung, biện pháp, phương tiện GD GTNN cho
SV hiện nay được lồng ghép trong chương trình đào tạo nói chung.
- Về biện pháp GD GTNN cho SV Cao đẳng ngành GDMN: Các giảng viên tham gia
khảo sát đều tiến hành các biện pháp giáo dục GTNN cho SV với các hoạt động cụ thể trong
quá trình giáo dục, đặc biệt là 100% ý kiến khẳng định thường xuyên tiến hành giáo dục
phẩm chất và năng lực nghề cho SV. Trên 50% các ý kiến cho rằng thường xuyên tiến hành
các công việc như: phân tích vai trò của những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp đối
với hiệu quả lao động của giáo viên mầm non (91.2%), yêu cầu SV liên hệ những nội dung
học với thực tiễn nghề nghiệp (91.2%), phân tích ý nghĩa của phẩm chất và năng lực nghề
nghiệp đối với bản thân SV và xã hội (55.9%).
- Về sử dụng các con đường giáo dục GTNN cho SV cao đẳng ngành GDMN
97.10%
70.60%
55.10%
8.70%
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
120.00%
Thực tập nghề
nghiệp
Các hoạt động
phong trào của
Khoa GDMN
Giảng dạy các học
phần trên lớp
Hoạt động của
Đoàn TN và Hội
SV
14
Biểu đồTỷ lệ % mức độ đánh giá “cao” việc tổ chức giáo dục GTNN cho SV cao đẳng
ngành GDMN
Số liệu ở biểu đồ cho thấy, các ý kiến đánh giá hiệu quả của các con đường trong GD
GTNN cho SV, thấp nhất là Hoạt động của Đoàn TN và Hội SV (8.7%). Việc giảng dạy các
học phần trên lớp cũng không được đánh giá cao, chỉ chiếm 55.1% ý kiến.
- Về biện pháp GD GTNN thông qua hoạt động TTNN cho SV
Mức độ cần thiết của những biện pháp GD GTNN cho SV qua TTNN
Theo số liệu này, có thể thấy 97.1% ý kiến giảng viên khẳng định cần thiết nhất là
trang bị đầy đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho SV trước khi tham gia TTNN, tiếp
đó các biện pháp được trên 80% ý kiến lựa chọn rất cần: Xác định rõ mục tiêu GD GTNN
trong mục tiêu TTNN (84.1%), Phổ biến mục tiêu, nội dung về GD GTNN cho SV trước khi
đi TTNN (82.6%), Đánh giá đúng kết quả lĩnh hội GTNN của SV trong kết quả TTNN
(82.6%). Thấp nhất là biện pháp “Lựa chọn cơ sở thực tập có cơ sở vật chất đạt chuẩn”
nhưng cũng giành được quá bán số ý kiến cho rằng rất cần (58.0% ý kiến).
- Đánh giá sự phối hợp của trường sư phạm với trường mầm non trong quá trình tổ
chức cho SV thực tập nghề nghiệp: các trường sư phạm đã có cơ chế phối hợp khá rõ ràng
với trường mầm non trong quá trình tổ chức hoạt động TTNN cho SV. Bên cạnh những
công việc cụ thể của trường SP được đa số GVMN (trên 50% ý kiến) đánh giá thực hiện
tương đối tốt như họp với trường mầm non khi đưa SV đến, dự giờ, góp ý các hoạt động của
SV tại trường MN, họp tổng kết rút kinh nghiệm cùng với trường MN, thì những hoạt động
còn lại, các giảng viên chưa thực hiện thường xuyên (dưới 50% ý kiến đánh giá).
2.2.4.Thực trạng GTNN của SV cao đẳng ngành GDMN
* Thực trạng định hướng GTNN của SV cao đẳng ngành GDMN
97.10%
84.10%
82.60%
82.60%
78.30%
75.40%
73.90%
71.00%
58.00%
0.00% 20.00%40.00%60.00%80.00%100.00%120.00%
Trang bị đầy đủ phẩm chất và năng
lực nghề nghiệp cần thiết cho SV
Xác định rõ mục tiêu giáo dục GTNN
trong mục tiêu thực tập nghề nghiệp
Phổ biến mục tiêu, nội dung về giáo
dục GTNN cho SV trước khi SV đi
Đánh giá đúng kết quả lĩnh hội
GTNN của SV trong kết quả thực tập
Lựa chọn cơ sở thực tập có uy tín
về chất lượng chuyên môn
Tập huấn cho giảng viên sư phạm
và giáo viên mầm non tại cơ sở
Rút kinh nghiệm, tổ chức thảo luận về
GD GTNN sau thực tập.
Yêu cầu cơ sở thực tập lựa chọn
giáo viên mầm non tiêu biểu để
Lựa chọn cơ sở thực tập có cơ sở
vật chất đạt chuẩn
15
- Thực trạng nhận thức của SV về nghề GVMN và các GTNN
+Lý do SV chọn nghề GVMN: đa số SV được khảo sát (trên 50 SV) đưa ra các lý do
cho sự lựa chọn nghề của mình, như Chi phí học tập thấp (50.2), Phù hợp với sức khỏe
(55.8), Theo định hướng của gia đình (59.0), Nghề dễ xin việc làm (63.8), Yêu nghề (76),
Yêu trẻ (80.0). 2 lý do được SV lựa chọn nhiều nhất là Yêu nghề và Yêu trẻ. Như vậy, với 2
lý do được lựa chọn cao nhất, thì tỉ lệ SV không lựa chọn lý do yêu nghề là 24, không lựa
chọn lý do yêu trẻ là 20, trong khi yêu nghề, yêu trẻ là 2 GT cốt lõi nhất của nghề GVMN
- Nhận thức của SV về các GTNN: Tính định hướng trong nhận thức, đánh giá của SV về
các GTNN cũng thể hiện khá rõ. Các GT được lựa chọn, sắp xếp theo thứ bậc tạo thành hệ giá trị.
Tuy nhiên, đa số SV chưa đánh giá cao vai trò của 2 giá trị rất quan trọng đó là Kiên trì nhẫn nại
(42,3), và Kiến thức cơ bản về GDMN (44.1). Trong khi đó các GT chung, không mang tính đặc
trưng cho nghề GVMN mà là GT quan trọng cho bất cứ công dân nào, ngành nghề nào như Yêu
nước (78.4) và Tôn trọng pháp luật (65.5) lại được SV lựa chọn với tần suất khá cao.
- Thái độ của SV về GTNN
Có một số lượng SV chưa yêu nghề, không yên tâm với ngành nghề mà mình đang theo
học và sẵn sàng chuyển nghề khi được chọn lựa lại cũng đặt ra thử thách cho công tác giáo
dục nghề nghiệp ở cả các trường phổ thông trung học nói chung và các trường sư phạm đào
tạo nghề GVMN nói riêng.
- Hành vi hướng tới lĩnh hội các GTNN của SV cao đẳng ngành GDMN.
Ngoài học tập trên lớp, nhìn chung, SV chưa chú ý đến các hoạt động học tập và rèn
luyện khác trong nhà trường. SV có học thêm kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, nhưng cũng
chỉ có 48.6 SV tham gia thường xuyên. Nhiều hoạt động khác rất hữu ích cho nghề nghiệp
tương lai như Hoạt động thực hành rèn kỹ năng nghề nhưng đa số SV cũng thừa nhận chỉ
đôi khi tham gia. Tương tự như thế, mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động khác rất
thấp như Tự học, nghiên cứu lý luận về nghề nghiệp (9.4%), Tham gia hội thi về nghề
nghiệp (12.0%), Làm quen, thâm nhập thực tế nghề nghiệp tại trường MN (27.0%). Có
12.0
45.5
39.7
1.8 1.0
9.8
32.7
38.4
18.2
.8
54.1
12.1
33.8
0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
R
ất
y
êu
Yê
u
C
h
ấp
n
h
ận
K
h
ô
n
g
yê
u
C
h
án
g
h
et
R
ất
y
ên
t
âm
Yê
n
t
âm
B
ìn
h
t
h
ư
ờ
n
g
K
h
ô
n
g
yê
n
t
âm
R
ất
k
h
ô
n
g
yê
n
t
âm
K
h
ô
n
g
t
h
a
y
đ
ổ
i
C
h
u
yể
n
n
gh
ề
P
h
ân
v
ân
Tình cảm đối với nghề Yên tâm với nghề Chọn lại ngành
nghề
16
những hoạt động tỉ lệ SV tham gia thường xuyên rất thấp như Tham gia nghiên cứu khoa
học, Câu lạc bộ Gia sư (2%).
* Thực trạng GTNN của SV năm thứ 3 hệ cao đẳng GDMN
Khảo sát nhận thức, thái độ, hành vi của SV hướng tới các GTNN là một căn cứ quan
trọng góp phần đánh giá thực trạng định hướng GTNN của SV. Tuy nhiên, với SV năm thứ
ba chuẩn bị ra trường là sản phẩm gần như hoàn thiện của quá trình giáo dục nghề nghiệp
trong đào tạo của các trường sư phạm, thì mức độ biểu hiện các GTNN cốt lõi đạt ở mức
nào, có đáp ứng được với mục tiêu GD nói chung, GD GTNN cho SV nói riêng hay chưa.
- Thực trạng mức độ biểu hiện các GTNN cốt lõi theo tự đánh giá của SV
Bảng Tỷ lệ tự đánh giá “tốt” của SV GDMN về các GTNN cốt lõi
Mức độ
Các giá trị
Kém Yếu
Trung
bình
Khá Tốt
Yêu trẻ .5 1.4 15.3 54.2 28.7
Yêu nghề .5 1.9 16.2 42.6 38.9
Trung thực .5 .5 21.3 55.1 22.7
Kiên trì .5 2.8 22.7 65.3 8.8
Trách nhiệm .5 9.3 67.1 23.1
Giao tiếp 7.4 52.8 36.6 3.2
Chăm sóc trẻ 6.5 23.6 60.6 9.3
Giáo dục trẻ .9 35.6 55.6 7.9
Hợp tác 1.9 13.4 60.2 24.5
Quản lý 2.3 22.7 56.9 18.1
Đa số SV năm thứ 3 chưa tự tin với các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của mình.
Phẩm chất được SV tự đánh giá tốt với tỷ lệ nhiều nhất là “Yêu nghề” cũng chỉ có 38.9.
Trong khi đó, nhiều năng lực cốt lõi của nghề như chăm sóc, giáo dục, giao tiếp lại chiếm tỷ
lệ khá khiêm tốn, dưới 10% SV tự đánh giá ở mức độ tốt.
- Mức độ biểu hiện GTNN của SV qua sản phẩm hoạt động: Để bổ sung cho đánh giá
mức độ GTNN ở SV một cách đa chiều hơn, chúng tôi đánh giá sản phẩm hoạt động của các
SV năm thứ 3, cụ thể là với yêu cầu soạn 1 giáo án với đề tài cho trước. Qua việc soạn giáo
án, có thể đánh giá được ở cả 3 mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ của SV về nghề nghiệp,
cũng là những biểu hiện của GTNN, qua chất lượng của giáo án, thể hiện ở bảng dưới đây:
Kết quả đánh giá biểu hiện GTNN của SV qua điểm chấm giáo án
Mức độ
N
Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu
216
N N N N N
25 11.6 37 17.1 132 61.1 18 8.3 4 0.2
Số SV đạt điểm 9 -10, loại xuất sắc chiếm 11.6 và số SV đạt điểm 7 –cận 8 chiếm
17.1. Tỉ lệ đều khiêm tốn. Số SV đạt từ 5 – cận 7 điểm, loại khá chiếm tỉ lệ cao nhất, 61.1.
Bên cạnh đó, vẫn còn số lượng SV đạt loại Trung bình và Yếu, khi chỉ đạt dưới 5 điểm. Kết
quả này phản ánh thực tế: kiến thức, kỹ năng nghề của SV năm thứ 3 là không đồng đều,
17
vẫn còn một số SV chưa ý thức được vai trò của các GTNN đối với nghề nghiệp tương lai
của mình, dẫn đến việc soạn giáo án chưa đạt yêu cầu, chưa biết xác định mục tiêu bài dạy,
còn sai về kiến thức kỹ năng, cẩu thả trong trình bày.
Kết luận chƣơng 2
GD GTNN cho SV ngành GDMN là quá trình giáo dục biến các giá trị nghề nghiệp
của người giáo viên mầm non (những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp) thành các giá trị
bản thân của SV, giúp SV có thể trở thành những GVMN có tay nghề cao trong tương lai.
Quá trình giáo dục này có vai trò rất quan trọng và không nằm ngoài chương trình đào tạo
GVMN của nhà trường sư phạm. Qua khảo sát thực trạng , chúng tôi nhận thấy:
- Đa số GVMN, SV và một bộ phận giảng viên chưa có nhận thức đầy đủ về GTNN
của người GVMN
- Trường sư phạm đào tạo GVMN chưa đặt vấn đề một cách tường minh tầm quan
trọng của việc giáo dục giá trị nghề nghiệp cho SV trong mục tiêu đào tạo chung.
- Sự định hướng GTNN và mức độ biểu hiện các GTNN của SV có những dấu hiệu
tích cực song còn nhiều hạn chế. Một số giá trị nghề nghiệp của người giáo viên mầm non
chưa trỏ thành giá trị bản thân của SV, người giáo viên mầm non tương lai.
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CHO SINN
VIÊN CAO ĐẲNG CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON QUA THỰC TẬP
NGHỀ NGHIỆP. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Biện pháp giáo dục GTNN cho SV chuyên ngành GDMN qua TTNN
3.1.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng biện pháp
Việc xây dựng các biện pháp giáo dục GTNN cho SV cao đẳng ngành GDMN qua
TTNN cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
3.1.1. 1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
- Phân tích rõ mục tiêu GD GTNN cho từng loại hình TTNN, tích hợp mục tiêu GD GTNN
trong mục tiêu của hoạt động TTNN.
- Xây dựng nội dung giáo dục GTNN phù hợp với chương trình TTNN sao cho hướng tới
mục tiêu chung của TTNN.
- Xây dựng các biện pháp giáo dục nhằm GD GTNN và thực hiện mục tiêu của hoạt động
TTNN.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá theo mục tiêu GD GTNN được lồng ghép trong mục tiêu
TTNN.
3.1.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
- Các biện pháp giáo dục GTNN nằm trong một chỉnh thể phù hợp và tác động hữu cơ với
các thành tố khác của quá trình giáo dục GTNN thông qua TTNN như mục tiêu, nội dung,
hình thức, phương tiện, cách thức đánh giá.
- Các biện pháp giáo dục GTNN qua TTNN có quan hệ mật thiết, hỗ trợ và bổ sung cho
nhau hướng tới mục tiêu giáo dục GTNN qua TTNN.
18
3.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
- Các biện pháp phải phát huy những thành tựu trong phương pháp giáo dục và tổ chức hoạt
động TTNN đã thực hiện ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, đồng thời xác định các
mặt hạn chế tồn tại của từng phương pháp giáo dục nhằm khắc phục chúng.
- Hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức hoạt động TTNN và kinh nghiệm GD GTNN nói
chung, GD GTNN trong đào tạo giáo viên mầm non nói riêng, khái quát thành lí luận nhằm
vận dụng cho việc đề xuất các biện pháp giáo dục GTNN cho SV qua TTNN.
3.1.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
- Các biện pháp phù hợp với các quy định về chức năng nhiệm vụ của cơ sở đào tạo giáo
viên mầm non và trường mầm non, thẩm quyền của nhà giáo dục trong thực hiện các nhiệm
vụ giáo dục, phù hợp với chương trình đào tạo giáo viên mầm non.
- Các biện pháp giáo dục phải đáp ứng được các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện như:
+ Nhân lực thực hiện
+ Thời gian và không gian thực hiện
+ Cách tiến hành các biện pháp
+ Các nguồn lực vật chất, tài chính cần huy động
+ Các rào cản tâm lý của người thực hiện
3.1.2. Biện pháp giáo dục GTNN cho SV cao đẳng ngành GDMN qua TTNN
3.1.2.1. Nhóm các biện pháp điều chỉnh chương trình thực tập nghề nghiệp theo hướng
tiếp cận giáo dục GTNN
Biện pháp 1: Xác định rõ mục tiêu giáo dục GTNN trong mục tiêu TTNN
Thứ nhất, phân tích mục tiêu của hoạt động TTNN hiện hành theo Quy chế Thực
hành thực tập (Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2003/QĐ-BGDĐT ngày 01/8/2003) và
mục tiêu mà một số cơ sở đào tạo giáo viên mầm non hiện nay đang thực hiện. Nhận định
mặt hạn chế của mục tiêu.
+ Không còn cập nhật và phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, chưa gắn sát với
xu hướng đào tạo giáo viên mầm non trong thời kỳ đổi mới;
+ Mục tiêu còn diễn đạt chung chung, chưa có các mục tiêu cụ thể, khó lượng hóa và
chưa có tính định hướng rõ rệt quá trình thực hiện nhằm đạt được mục tiêu;
+ Mục tiêu chưa tiếp cận năng lực người học, chưa tiếp cận giáo dục GTNN một cách
cụ thể.
Thứ hai, phân tích kết quả việc thực hiện mục tiêu hoạt động TTNN của những năm
gần đây ở một số cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, nhận định mặt ưu điểm và hạn chế,
những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra, mức độ đạt được của
mục tiêu
Thứ ba, phân tích xu hướng phát triển mô hình nhân cách của giáo viên mầm non
trong thời kỳ mới, các GTNN của người giáo viên mầm non, lấy đó làm căn cứ quan trọng
để xây dựng mục tiêu hoạt động TTNN, gắn với nhu cầu của xã hội và từng vùng miền
Thứ tư, dựa trên mục tiêu chung và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để có
căn cứ xác định mục tiêu của TTNN theo định hướng giáo dục GTNN
Thứ năm, xây dựng mục tiêu của hoạt động TTNN theo định hướng giáo dục
GTNN: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng loại hình TTNN.
19
Thứ sáu, đưa mục tiêu vào chương trình đào tạo và công khai hóa với SV.
Theo đó, mục tiêu chung của giáo dục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_giao_duc_gia_tri_nghe_nghiep_cho_sinh_vien_c.pdf