Thế kỉ 21, thế kỉ của văn hóa, tri thức. Để xây dựng đất nước Việt Nam
giàu mạnh và tươi đẹp rất cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà
lực lượng chủ yếu sẽ đại diện cho văn hóa, tri thức của dân tộc chính là SV.
Chiếm tỷ lệ 1/3 SV cả nước, SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện
nay đã khẳng định tiếng nói và lý tưởng sống của mình chính là phấn đấu tới
mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh", đại bộ
phận các trường đại học ở thành phố Hà Nội luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có
khát vọng, ý chí vươn lên, có tinh thần đoàn kết, chia sẻ, tương thân, tương ái, vì
cộng đồng và dân tộc, xung kích hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân
dân giao. Trong giai đoạn đất nước đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập. Để giúp SV Việt Nam nói chung và
SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội có bản lĩnh vững vàng, có “sức đề
kháng” trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, hội nhập và
toàn cầu hóa hiện nay, công tác GDYTDT cho SV giữ vai trò đặc biệt. Nó là
động lực góp phần hình thành tri thức khoa học về dân tộc cho SV; góp phần
hình thành năng lực nhận thức và hành động đúng đắn của SV; góp phần củng
cố vững chắc tình cảm và ý chí dân tộc của SV; là cơ sở để hình thành các phẩm
chất đạo đức mới, lối sống mới của SV
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giáo dục ý thức dân tộc cho sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối chiếu so sánh nhằm
làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra của đề tài.
Đặc biệt, với phương pháp định tính và định lượng, luận án tiến hành
phỏng vấn sâu các đối tượng và tổ chức khảo sát 6 trường đại học trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Tổng số SV được lựa chọn khảo sát là 1.200 người, hiện
đang học tập ở 6 trường đại học đại diện cho 2 khối ngành: Khoa học kỹ thuật
và công nghệ, kinh tế và xã hội nhân văn.
5. Những đóng góp khoa học của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận: YTDT, GDYTDT, tầm
quan trọng, chủ thể, nội dung và phương thức GDYTDT cho SV các trường đại
học ở thành phố Hà Nội hiện nay dưới góc độ triết học.
- Phân tích thực trạng GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà
Nội và nguyên nhân.
5
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm giáo dục có hiệu quả
YTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp
cách mạng Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về YTDT,
GDYTDT cho SV, tầm quan trọng, chủ thể, nội dung và phương thức GDYTDT
cho SV hiện nay, bổ sung thêm những luận cứ khoa học cho việc hoạch định
chiến lược giáo dục và đào tạo SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội nói
riêng và SV Việt Nam nói chung.
- Về thực tiễn: Luận án làm rõ thực trạng GDYTDT cho SV các trường đại
học ở thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó luận án đưa ra phương hướng và giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố
Hà Nội hiện nay.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng
dạy, cho các tổ chức, đoàn thể và cá nhân tham gia công tác giáo dục SV ở Việt
Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC Ý THỨC
DÂN TỘC
1.1.1. Những công trình liên quan đến YTDT và GDYTDT
- Về ý thức dân tộc
Trong lịch sử triết học thế giới, có một số các nhà triết học ở Liên xô và
Đông Âu trong thời kỳ xây dựng CNXH đã đề cập đến khái niệm YTDT. Các
tác giả An-phơ-rét Cô-din-gơ, A.F.Dashdamirov đã đề cập đến cơ sở hình thành
YTDT, những nét cơ bản về đặc trưng của YTDT. Ở nước ta, có rất nhiều hội
thảo, công trình khoa học đã công bố về YTDT như Nguyễn Thị Ngân với “Xây
dựng ý thức và tình cảm dân tộc chân chính cho con người Việt Nam”, Phạm
6
Huy Châu “Về khái niệm dân tộc và chủ nghĩa dân tộc”, Đào Duy Anh trong bài
viết “Bàn thêm về vấn đề dân tộc”, “Phát huy chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân
tộc” của tác giả Nguyễn Văn Nam Từ góc độ triết học các tác giả đã khẳng
định: YTDT là tổng thể các yếu tố dân tộc thể hiện trong hoạt động nhận thức và
thực tiễn của con người. Nó phản ánh những điều kiện tồn tại và phát triển của
dân tộc. Những nội dung cơ bản của ý thức và tình cảm dân tộc bao gồm: Lòng
yêu nước, ý chí tự cường của dân tộc Việt Nam, ý thức cộng đồng và truyền
thống đoàn kết của dân tộc, lòng nhân ái và ý thức vun đắp mối quan hệ với các
dân tộc khác.
- Về giáo dục ý thức dân tộc
Vấn đề giáo dục YTDT, có rất nhiều công trình khoa học đã công bố có
liên quan ít nhiều đến nội dung, cụ thể: Bài viết “Tinh thần yêu nước, lòng tự
hào dân tộc - Truyền thống và triết lý phát triển bền vững Việt Nam” của
Nguyễn Văn Đạo; Luận án tiến sỹ triết học “Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần
truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách SV Việt Nam
hiện nay” của tác giả Bùi Thanh Thủy; Cuốn sách “Tu dưỡng đạo đức tư tưởng”
của GS. La Quốc Kiệt; Cuốn sách “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên
hiện nay” của Phạm Đình Nghiệp Trên cơ sở phân tích nội dung công tác giáo
dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, các công trình xây dựng những hình thức
và phương pháp giáo dục lý tưởng cách mạng trong đó hướng thanh niên tới mô
hình nhân cách của con người mớí: “phát huy tinh thần tự lập, tự cường, tự tôn
dân tộc, quyết không cam chịu nghèo hèn, quyết đưa dân tộc Việt Nam phát
triển đi lên”.
1.1.2. Những công trình liên quan đến thực trạng GDYTDT cho SV các
trƣờng đại học ở thành phố Hà Nội
Giáo dục YTDT cho SV hiện nay là một trong những nội dung quan
trọng trong sự nghiệp “trồng người” ở nước ta hiện nay. Liên quan gián tiếp đến
nội dung đề tài nghiên cứu có các công trình như sau: “Giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách SV Việt Nam hiện nay” của tập thể
tác giả do Lương Gia Ban và Nguyễn Thế Kiệt đồng chủ biên; Cuốn sách “Định
hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập” do Phạm Minh
7
Hạc và Thái Duy Tuyên, Luận án tiến sỹ Triết học “Giá trị đạo đức truyền
thống với việc hình thành và phát triển nhân cách SV Việt Nam hiện nay - Qua
thực tế các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội” của tác giả Phùng Thu Hiền.
Phạm Hồng Tung với cuốn sách “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt
Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”. Cuốn sách “Giá trị trong lối
sống của SV Việt Nam hiện nay, thực trạng và xu hướng” của Lưu Minh Văn,
Trần Văn Kham (Đồng chủ biên), Hoàng Văn Luân, Nguyễn Văn Thắng. Ở các
mức độ khác nhau, các đề tài đã có phân tích, đánh giá về thế hệ trẻ thanh niên
SV Hà Nội, về vai trò và những thay đổi định hướng chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống của thanh niên SV trong giai đoạn hiện nay. Các số liệu khảo sát
về tình hình ý thức tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thanh niên SV thủ đô là
những số liệu tham khảo nhất định cho luận án.
1.1.3. Những nghiên cứu liên quan đến phƣơng hƣớng và giải pháp
GDYTDT cho sinh viên các trƣờng đại học ở thành phố Hà Nội
Liên quan đến phương hướng và giải pháp của đề tài đã có nhiều công
trình khoa học đề cập đến. Cuốn sách “Vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa
và con người Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng” của Viện Khoa
học Xã hội Nhân văn Quân sự do Nguyễn Quý Dương và Đặng Văn Sánh đồng
chủ biên. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên” của tác giả Đoàn
Nam Đàn, “Thanh niên quân đội với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong
hội nhập và quốc tế hiện nay” của Lưu Ngọc Khải và Nguyễn Văn Tùng. Bài
viết “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam trước tác
động của toàn cầu hóa” của Nguyễn Đình Tường Những kết quả nghiên cứu
của các công trình nêu trên là những định hướng có giá trị để tác giả xây dựng
các giải pháp GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội. Gắn
với thực tiễn GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội thì chưa
có một công trình nào nghiên cứu, các giải pháp của các công trình tham khảo
chỉ đề cập đến một phần nào đó trong nội dung GDYTDT, chứ chưa có tính hệ
thống. Do đó, đề xuất phương hướng và các giải pháp GDYTDT hiệu quả cho
SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội là nhiệm vụ quan trọng của luận án.
8
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN - GIÁ
TRỊ VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên, có thể thấy các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước đã có những đóng góp khoa học, có giá trị cả về
mặt lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu vấn đề GDYTDT cho SV các trường đại
học ở thành phố Hà Nội hiện nay. Tổng quan các công trình trên, tác giả nhận
thấy nổi bật những vấn đề sau:
Một là, về lý luận YTDT, từ nhiều góc độ khác nhau như triết học, lịch
sử học, tâm lý học đã có nhiều công trình nghiên cứu, chỉ ra được sự hình
thành YTDT, nội dung YTDT và các yếu tố cấu thành YTDT.
Hai là, nghiên cứu các đề tài, công trình liên quan đến thực trạng
GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội. Ở các mức độ khác
nhau, các đề tài đã có phân tích, đánh giá về thế hệ thanh niên SV Hà Nội, về vai
trò và những thay đổi định hướng chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của SV
trong giai đoạn hiện nay.
Ba là, về phương hướng và giải pháp của luận án đã có nhiều công trình
khoa học đề cập đến, các giải pháp được phân thành các nhóm như: chủ thể giáo
dục, nội dung giáo dục, môi trường giáo dục, công tác truyền thông, định hướng
nhận thức của SV về các giá trị văn hóa tinh thần, đạo đức, ý thức chính trị,
pháp luật cho SV Việt Nam hiện nay. Những kết quả nghiên cứu của các công
trình nêu trên là những định hướng có giá trị để tác giả xây dựng các giải pháp
GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Một là, luận án tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về YTDT,
GDYTDT; tầm quan trọng, chủ thể và nội dung GDYTDT cho SV Việt Nam nói
chung và SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội nói riêng. Phân tích các
nhân tố tác động đến quá trình giáo dục ý thức dân tộc cho sinh viên các trường
đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay.
Hai là, luận án nghiên cứu, khảo sát thực trạng GDYTDT cho SV các
trường đại học ở thành phố Hà Nội; những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
9
Ba là, luận án tiếp tục xây dựng phương hướng và các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội đáp
ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Những giải pháp của luận án
được xây dựng dựa trên các luận cứ khoa học, xác thực của luận án. Các kết quả
của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc GDYTDT cho SV Việt Nam
nói chung và công tác giáo dục chính trị tư tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam hiện
nay.
Chƣơng 2: GIÁO DỤC Ý THỨC DÂN TỘC CHO SV CÁC TRƢỜNG ĐẠI
HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2. 1. Ý THỨC DÂN TỘC VIỆT NAM
2.1.1. Ý thức dân tộc
- Ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: Ý thức là hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan hay ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào
trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”. Về kết cấu, ý thức bao
gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí, trong đó tri thức là
nhân tố quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức, là điều kiện để ý thức
phát triển.
- Ý thức xã hội
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan
điểm, tư tưởng, tình cảm, tập quán, truyền thống nảy sinh từ tổn tại xã hội và
phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất định.
Ý thức xã hội còn bao hàm cả YTDT, đó là tư tưởng, tình cảm, tính cách
của dân tộc và được lưu truyền đời này sang đời khác tạo thành truyền thống dân
tộc. Trong xã hội có giai cấp, thì giai cấp cách mạng, tiến bộ luôn quan tâm đến
việc bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc.
- Dân tộc
Thuật ngữ “dân tộc” được rất nhiều các nhà khoa học trong và ngoài
nước nghiên cứu. Trong đề tài này, tác giả tiếp cận vấn đề dân tộc theo nghĩa là
một quốc gia (nation) đó là một cộng đồng người ổn định được hình thành phát
10
triển trong lịch sử trên một vùng lãnh thổ ổn định, với một ngôn ngữ, chế độ
kinh tế, chính trị thống nhất và có chung một nền văn hóa, tâm lý, tính cách mà
đỉnh cao là ý thức tự giác về cộng đồng mình.
- Ý thức dân tộc
YTDT là mặt tinh thần của dân tộc, được hình thành từ những điều kiện
sinh hoạt vật chất của dân tộc.
YTDT (quốc gia) là toàn bộ tinh thần của dân tộc, phản ánh điều kiện
sinh hoạt vật chất trong lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, là tổng hòa các
yếu tố tri thức, ý chí, tình cảm của các cá nhân, nhóm người đối với dân tộc
mình và biểu hiện tập trung ở lòng yêu nước và ý thức tự giác dân tộc.
Từ quan niệm trên thì nội hàm của YTDT bao gồm:
Thứ nhất, YTDT là mặt tinh thần của dân tộc, phản ánh điều kiện lịch sử
xã hội của dân tộc.
Thứ hai, hình thức thể hiện của YTDT là các yếu tố tri thức, ý chí, tình
cảm của các cá nhân, nhóm người đối với dân tộc mình.
Thứ ba, YTDT là sự tự ý thức của cá nhân về trách nhiệm, nghĩa vụ và ý
nghĩa sự tồn tại của mình đối với dân tộc, quốc gia của mình khi tham gia các
hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thứ bốn, nội dung của YTDT bao gồm: tinh thần yêu nước, ý thức về
cội nguồn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của dân tộc; đó là ý thức về quyền dân tộc,
chủ quyền quốc gia và con đường phát triển của dân tộc; ý thức về trách nhiệm,
nghĩa vụ của cá nhân đối với dân tộc mình.
Thứ năm, YTDT mỗi quốc gia hướng tới xây dựng đó là YTDT chân
chính.
2.1.2. Ý thức dân tộc Việt Nam
- Cơ sở hình thành ý thức dân tộc Việt Nam
Cơ sở địa lý - tự nhiên
Cơ sở kinh tế - xã hội
Cơ sở văn hóa
-Nội dung ý thức dân tộc Việt Nam
11
YTDT Việt Nam là mặt tinh thần của dân tộc Việt Nam, phản ánh điều
kiện sinh hoạt vật chất trong lịch sử hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam,
là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của các cá nhân, nhóm người
Việt Nam đối với dân tộc mình và biểu hiện tập trung ở lòng yêu nước và ý thức
tự giác dân tộc.
Trong luận án này với mục tiêu GDYTDT cho SV nên luận án nghiên
cứu ở góc độ cấu trúc thì nội dung của YTDT Việt Nam bao gồm các nội dung
sau:
Thứ nhất, tri thức của con người Việt Nam về dân tộc mình. Tri thức
của con người Việt Nam về các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân
tộc; về cội nguồn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; về quyền dân tộc và chủ quyền
quốc gia - khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam; Tri thức về con đường mà
dân tộc và nhân dân lựa chọn: độc lập dân tộc gắn với CNXH; về trách nhiệm xã
hội của cá nhân đối với dân tộc mình.
Thứ hai, tình cảm dân tộc của người Việt Nam.
Trong văn hoá Việt Nam, tình cảm dân tộc là cái gắn kết, nuôi dưỡng
thực thể “quốc gia - dân tộc”. Tình cảm dân tộc được biểu hiện là tình yêu
thương cộng đồng "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải
thương nhau cùng"¸ "Thương người như thể thương thân"; lòng nhân ái, bao
dung "Lá lành đùm lá rách"; tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái.
Thứ ba, ý chí của dân tộc Việt Nam
Ý chí của dân tộc Việt Nam là sự kết tinh của tri thức và tình cảm dân
tộc, được thể hiện thành quyết tâm thực hiện nhiệm vụ cách mạng, được hình
thành và tôi luyện trong lịch sử chống giặc ngoại xâm và trong lao động sáng tạo
của nhân dân Việt Nam.
2.2. GIÁO DỤC Ý THỨC DÂN TỘC - TẦM QUAN TRỌNG, CHỦ THỂ,
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC GIÁO DỤC Ý THỨC DÂN TỘC CHO
SV CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
2.2.1. Tầm quan trọng của giáo dục ý thức dân tộc cho sinh viên các trƣờng
đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay
12
2.2.1.1. Sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay
SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội là tất cả những người đang
theo học thuộc mọi loại hình đào tạo tại các trường đại học ở thành phố Hà Nội,
đó là một lực lượng đông đảo chiếm 34% SV trong cả nước (Theo nguồn: Tổng
cụ thống kê năm 2016, cả nước có 1.759.449 SV, Hà Nội có 610.872 SV).
Ngoài những đặc điểm chung vốn có của SV Việt Nam như là lớp người
trẻ, có trình độ văn hóa cao, đầy nhiệt huyết, sáng tạo và rất khát khao lý tưởng
cách mạng, SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội còn có các đặc điểm
riêng, nổi bật: SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội rất trí tuệ, thông minh,
thích ứng tốt với sự phát triển của xã hội và thế giới; SV các trường đại học ở
thành phố Hà Nội còn nổi tiếng năng động, sáng tạo và tự tin, luôn hướng tới
cái mới; Tính tích cực chính trị - xã hội của SV các trường đại học ở thành phố
Hà Nội cao hơn so với các thành phố khác; SV các trường đại học ở thành phố
Hà Nội có đặc điểm nổi bật là đa dạng về thành phần, phong phú về ngành nghề
đào tạo.
2.2.1.2. Ý nghĩa giáo dục ý thức dân tộc cho SV các trường đại học ở thành
phố Hà Nội hiện nay
- Giáo dục ý thức dân tộc
GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội là hoạt động
tuyền truyền, phổ biến YTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội
nhằm hình thành nên tri thức, ý chí, tình cảm của SV các trường đại học ở thành
phố Hà Nội đối với dân tộc mình, biểu hiện tập trung ở bản lĩnh chính trị, nâng
cao lòng tự hào, tự tôn về dân tộc và quyết tâm phấn đấu xây dựng đất nước theo
nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay.
- Giáo dục ý thức dân tộc cho SV các trường đại học ở thành phố Hà
Nội hiện nay là một tất yếu khách quan
+ GDYTDT góp phần hình thành tri thức khoa học về dân tộc cho SV.
+ GDYTDT góp phần hình thành năng lực nhận thức và hành động đúng
đắn của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội.
+ GDYTDT là góp phần củng cố vững chắc tình cảm và ý chí dân tộc của
SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội.
13
+ GDYTDT là cơ sở để hình thành các phẩm chất đạo đức mới, lối sống
mới của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội.
2.1.2. Chủ thể, nội dung và phương thức giáo dục ý thức dân tộc cho SV các
trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay
+ Chủ thể giáo dục ý thức dân tộc: Gia đình, nhà trường, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và bản thân sinh viên các trường đại
học ở thành phố Hà Nội.
+ Nội dung GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện
nay.
- Giáo dục lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc.
- Giáo dục các truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà nội dung cốt lõi là
chủ nghĩa yêu nước chân chính.
- Giáo dục khát vọng, ý chí thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên CNXH.
- Giáo dục tinh thần sống có trách nhiệm, sẵn sàng cống hiến sức trẻ
cho cộng đồng và dân tộc.
- Giáo dục ý thức kiên quyết, kiên trì đấu tranh với mọi hành động xâm
phạm lợi ích của quốc gia, dân tộc.
+ Phương thức GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội
hiện nay.
- GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội thông qua
giảng dạy các môn Lý luận chính trị Mác - Lênin.
- GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội thông qua
tổ chức các tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, cuối khóa, các hoạt động kỷ niệm,
tri ân ngày lễ lớn của dân tộc.
- GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội thông qua
hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội SV của các trường Đại học ở thành phố Hà
Nội.
- GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội thông qua
vai trò gia đình.
14
- GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội thông qua
các phương tiện truyền thông hiện đại
- Sự tự ý thức của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội trong
tiếp thu YTDT.
2.1.3. Các nhân tố tác động đến GDYTDT cho SV các trƣờng đại học ở
thành phố Hà Nội hiện nay
- Sự tác động của điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế - chính trị, văn hóa của
thành phố Hà Nội.
- Sự tác động của bối cảnh quốc tế - xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- Sự tác động của các phương tiện truyền thông hiện đại.
Tiểu kết chƣơng 2
Giáo dục là hoạt động đặc trưng của xã hội loài người, đó là quá trình
truyền thụ những giá trị xã hội để cho người học có thể trưởng thành và phát
triển trong xã hội. Để công tác GDYTDT cho SV có hiệu quả, chúng ta cần nhận
thức được tầm quan trọng và nội dung của việc GDYTDT cho SV. Trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ đặc điểm của SV các trường đại học ở
thành phố Hà Nội và yêu cầu cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tác
giả đã chỉ ra các chủ thể và nội dung cần giáo dục. Trên cơ sở nội dung
GDYTDT, luận án có phân tích các phương thức và các nhân tố tác động đến
GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay.
Chƣơng 3: GIÁO DỤC Ý THỨC DÂN TỘC CHO SV CÁC TRƢỜNG ĐẠI
HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. THỰC TRẠNG GDYTDT CHO SV CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
Về tiêu chí đánh giá thực trạng GDYTDT cho SV các trường đại học ở
thành phố Hà Nội về cơ bản dựa trên các yêu cầu và nội dung cơ bản của YTDT
Việt Nam đó là: Lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc; Các truyền thống tốt đẹp
của dân tộc mà nội dung cốt lõi là chủ nghĩa yêu nước chân chính; Khát vọng, ý
15
chí thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”,
vững bước đi lên CNXH; Tinh thần sống có trách nhiệm, sẵn sàng cống hiến sức
trẻ cho cộng đồng và dân tộc; Ý thức kiên quyết, kiên trì đấu tranh với mọi hành
động xâm phạm lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Dựa trên hệ thống phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận xã hội học,
tác giả đã phân tích tương đối đầy đủ, cập nhật và toàn diện về thực trạng, những
vấn đề đặt ra trong công tác GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố
Hà Nội.
3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc trong giáo dục ý thức dân tộc cho SV các
trƣờng đại học Hà Nội hiện nay
3.1.1.1. Những kết quả đạt được của chủ thể giáo dục ý thức dân tộc
- Những kết quả đạt được của các trường đại học ở thành phố Hà Nội
trong công tác GDYTDT cho SV.
- Những kết quả đạt được của Đoàn Thanh niên và Hội SV các trường đại
học ở thành phố Hà Nội.
- Vai trò gia đình trong GDYTDT cho SV các trường đại học ở thành phố
Hà Nội.
3.1.1.2. Những kết quả đạt được từ phía SV các trường đại học ở thành
phố Hà Nội - đối tượng giáo dục ý thức dân tộc hiện nay
Thứ nhất, hầu hết các trường đại học ở thành phố Hà Nội đã giữ vững và
phát huy tinh thần yêu nước, giàu lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Thứ hai, hầu hết các trường đại học ở thành phố Hà Nội đã chủ động, tích
cực, sáng tạo, tự giác học tập, rèn luyện, hình thành khát vọng, ý chí thực hiện
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của dân tộc.
Thứ ba, các trường đại học ở thành phố Hà Nội đã có tinh thần trách
nhiệm, tính tích cực chính trị - xã hội, sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho cộng đồng
và dân tộc.
Thứ bốn, các trường đại học ở thành phố Hà Nội đã có ý thức kiên quyết
đấu tranh với mọi hành động xâm phạm lợi ích của quốc gia, dân tộc.
3.1.2. Những hạn chế của quá trình giáo dục ý thức dân tộc cho SV các
trƣờng đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay
16
3.1.2.1. Những hạn chế của các chủ thể trong giáo dục ý thức dân tộc cho
SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội.
- Hạn chế từ phía Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội sinh viên.
- Hạn chế về công tác giáo dục các môn Lý luận chính trị Mác - Lênin trong
các trường đại học ở thành phố Hà Nội.
- Hạn chế từ phía gia đình trong GDYTDT cho các trường đại học ở thành phố
Hà Nội.
Như vậy, từ những hạn chế trong giáo dục gia đình, nhà trường và các tổ
chức chính trị - xã hội trong GDYTDT cho các trường đại học ở thành phố Hà
Nội nên hàng năm, hàng chục nghìn các trường đại học ở thành phố Hà Nội bị
buộc thôi học do nhiều nguyên nhân, trong đó sự phối hợp không chặt chẽ giữa
gia đình và nhà trường cũng là một lý do chính.
3.1.2.2. Những hạn chế của SV các trường đại học ở thành phố Hà Nội - đối
tượng của giáo dục ý thức dân tộc
Một bộ phận nhỏ sinh viên các trường đại học ở thành phố Hà Nội nhận
thức về chính trị, tư tưởng pháp luật còn kém, ít quan tâm đến tình hình đất
nước, thờ ơ, vô cảm với các vấn đề xã hội; Về nhiệm vụ học tập, một bộ phận
nhỏ SV chưa có thái độ nhận thức đúng đắn trong học tập; Tình trạng nhiều các
trường đại học ở thành phố Hà Nội hiện nay, yếu ngoại ngữ và năng lực thực
hành do kết quả của một lối sống lười biếng, thờ ơ với các sinh hoạt tập thể,
thiếu trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân;
thiếu trung thực, lười lao động, thích hưởng thụ; số ít còn rơi vào tình trạng cờ
bạc, rượu bia, game, đặc biệt là nghiện điện thoại di động, đam mê với cuộc
sống ảo
3.1.3. Nguyên nhân của thực trạng giáo dục ý thức dân tộc cho SV các
trường đại học ở Hà Nội hiện nay
3.1.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Nhiều Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về công tác thanh niên và giáo dục
thế hệ SV đã được triển khai, đạt nhiều kết quả. Hệ thống pháp luật, công tác
quản lý nhà nước về SV ngày càng được hoàn thiện, phù hợp tạo môi trường để
17
SV rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Các trường đại học ở Việt Nam nói
chung và thành phố Hà Nội nói riêng, rất coi trọng công tác giáo dục toàn diện
cho SV: dạy làm người, dạy tri thức, dạy chuyên ngành, đặc biệt chú ý giáo dục
lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hoá của dân tộc,
bồi dưỡng khát vọng mãnh liệt về xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh cho
SV; Công tác giáo dục Lý luận Chính trị Mác - Lênin, đạo đức, lối sống cho SV
các trường đại học ở thành phố Hà Nội không ngừng được tăng cường và đổi
mới; Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các trường đại học Hà Nội đã tổ chức
nhiều hoạt động tìm hiểu về giá trị truyền thống dân tộc, lồng ghép phổ biến nội
dung các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Đoàn, Hội cấp trên thông qua những hoạt
động bổ ích.
3.1.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Mặt trái của cơ chế thị trường, mở của, hội nhập cũng tác động không nhỏ
đến mọi người dân trong đó có thanh niên SV.
- Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức cao thoái hóa, biến
chất, chưa là tấm gương để thế hệ trẻ học tập và noi theo.
- Sự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_giao_duc_y_thuc_dan_toc_cho_sinh_vien_cac_tr.pdf