Tóm tắt Luận án Hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo

Hệ thống hóa văn bản

Để thực hiện công tác HTHVB hiệu quả thì trước tiên phải làm tốt công việc rà

soát văn bản, bởi kết quả của rà soát văn bản là tiền đề của HTHVB. Do đó rà soát và hệ

thống hóa là hai lĩnh vực có mối quan hệ biện chứng với nhau.

2.2.1. Rà soát văn bản

Rà soát VBQPPL là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản

được rà soát với văn bản là căn cứ để rà soát, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm

phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng

chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp, Nghị định 34/2016/NĐ-CP [36].

2.2.2. Khái niệm hệ thống hoá văn bản13

Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là việc tập hợp, sắp xếp các văn bản quy

phạm pháp luật đã được rà soát, xác định còn hiệu lực theo các tiêu chí đã được quy

định, Nghị định 34/2016/NĐ-CP [36].

2.2.3. Mục đích của hệ thống hoá văn bản

HTHVB nhằm công bố Tập HTHVB còn hiệu lực và các danh mục văn bản, giúp

công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật được hiệu quả, thuận tiện, tăng cường

tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật [36].

Mục đích cuối cùng của rà soát, hệ thống hóa VBQPPL là sự đảm bảo cho việc hiện

hữu của một hệ thống pháp luật đủ “khỏe” để hiện thực hóa những khát vọng của con

người trong một trật tự được kiểm soát [50].

pdf25 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hối hợp tổ chức ngày 10/08/2010, Các tác giả trên đã đưa ra những yêu cầu cơ bản trong quá trình thực hiện hệ thống hóa, đề cập nhiều đến công tác pháp điển hóa và các nội dung pháp điển hóa đã được đề cập đến một cách khá cụ thể. 1.1.3. Luận án Luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Minh Hà với đề tài: "Pháp điển hoá pháp luật về ban hành VBQPPL" bảo vệ tại Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam- 2007[42]. Luận án này đã đề cập đến nhiệm vụ pháp điển hóa như một hướng hệ thống hóa nâng cao đang được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt trong thời gian gần đây và đã có được những kết quả nghiên cứu bước đầu. 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống hóa văn bản của ngành 1.2.1. Sách, giáo trình, tài liệu, tạp chí - “Tổ chức đánh giá và sử dụng các hệ thống VBQLNN” của Nguyễn Văn Thâm trong cuốn soạn thảo và xử lý VBQLNN - Nhà Xuất bản CTQG, 2001 [75]. “Những vấn đề cơ bản về hành chính nhà nước và chế độ công vụ, công chức”, của Bộ Nội vụ (2016), dùng cho thi nâng ngạch từ chuyên viên lên chuyên viên chính, NXB Chính trị quốc gia phát hành năm 2016 [16]. - “Ban hành văn bản quản lý nhà nước” của Nguyễn Thế Quyền (1996), NXB CAND, Hà Nội, 1996[51]; “Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản” của Nguyễn Thế 9 Quyền, Lưu Kiếm Thanh (2004), NXB CAND, Hà Nội, 2004 [52]. Các tác phẩm này đã phân loại hệ thống VBQLNN thành ba loại gồm: VBQPPL, văn bản hành chính (VBHC) và văn bản chuyên ngành(VBCN). Các tác giả ở đây tập trung xem xét về VBQPPL, VBHC, VBCN và cho rằng trong các HTVB này đã có những văn bản chứa đựng nội dung quy định về lĩnh vực quản lý của một bộ, ngành nhất định. - “Khắc phục tình trạng rối loạn trong hệ thống VBQPPL” bài viết của PGS.TS. Chu Hồng Thanh trong Tạp chí Luật sư số 5/2014[73], cho rằng: Pháp luật sản xuất ra không đi vào cuộc sống như một nguy cơ hiện hữu, nhiều nhà lập pháp lập quy với không ít bối rối lại đang đòi hỏi “cuộc sống phải đi vào pháp luật”. Khá nhiều VBQPPL với những quy định và những đề xuất phi thực tiễn, gây phản ứng trong công luận, tác động không tốt trong đời sống xã hội, gây thiệt hại ngân sách và chi phí tốn kém cho việc làm chính sách, xây dựng pháp luật. - Các tác giả Liên bang [99; 93; 95; 97],... nhìn chung cũng phân biệt: hệ thống hoá văn bản (систематизация документов); hệ thống hoá văn bản pháp luật (cистематизация правовых актов); hệ thống hóa quy phạm pháp luật hành chính (cистематизация норм административного права),...; VBQPPL chung (oбщие нормативные акты) và văn bản quy phạm pháp riêng hay chuyên ngành (специальные нормативные акты); văn bản chuyên ngành – kỹ thuật (cпециальные нормативно-технические документы), trong đó có thể bao gồm: VBQPPL (нормативные), văn bản hướng dẫn (методические) và văn bản tra cứu (справочные документы),... Như vậy, ở đây các tác giả cũng chưa đề cập tới việc liên quan đến HTHVB của một ngành nào cụ thể. - Một số tác giả nghiên cứu của phương Tây, như: Reading beyond Words.1995[100] và The elements of drafting Melbourne.1995 [102] cũng nhận thấy ngoài hệ thống VBQPPL còn có sự tồn tại khách quan của HTVB hành chính và văn bản chuyên ngành. Mặc dù họ không đi sâu nghiên cứu, mà chỉ hướng dẫn thực hành soạn thảo các văn bản đó trên cơ sở “mẫu”, “biểu” có sẵn, nhưng khái niệm “specialized documents”, “specialized texts” cũng chủ yếu chỉ ra “lĩnh vực” chuyên biệt của văn bản, chứ chưa đề cập đến HTVB của một lĩnh vực hay một ngành quản lý cụ thể. - “Một số giải pháp hoàn thiện HTVB chuyên ngành Giáo dục và đào tạo”. Tạp chí Giáo dục, số 226 (kỳ 2- 11/2009) của tác giả Lưu Kiếm Thanh và Tống Duy Tình [74], bài viết này đã nêu được vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước của nhóm văn bản 10 chuyên ngành đối với Bộ GDĐT. Từ đó đã đề xuất 8 giải pháp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống VBCN của Bộ GDĐT. 1.2.2. Kinh nghiệm hệ thống hóa từ một số quốc gia trên thế giới - Ở Trung Quốc: “Quá trình tái pháp điển hóa và mô hình cấu trúc Bộ Luật Dân sự tại Trung Quốc”, Bùi Thị Thanh Hằng, Đỗ Giang Nam[47], đã nghiên cứu và cho rằng: thực hiện pháp điển hóa phải chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, không vội vã, mà phải công khai để có thời gian tranh luận, phản biện để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất thì sẽ thành công. - Ở Cộng hòa Pháp: “Báo cáo kết quả nghiên cứu về pháp điển hóa” thuộc dự án Hỗ trợ thể chế cho Việt Nam (ISP)[48], đã cho rằng: Hệ thống hóa là một khái niệm bao hàm về cả hình thức, nội dung của hoạt động xây dựng VBQPPL nói chung, trong khi pháp điển hóa chỉ đúng với một đạo luật cụ thể. Muốn thực hiện được pháp điển hóa có hiệu quả thì ngoài các điều kiện khác cần phải có đội ngũ chuyên gia và kết hợp với công nghệ thông tin - Ở Hoa Kỳ: “Mô hình pháp điển hóa của Hoa kỳ và một số nội dung Việt Nam có thể tiếp thu” https:// hocluat.vn/ mo-hinh- phap-dien-hoa-cua-hoa-ky-va-mot-so-noi-dung- viet-nam-co-the -tiep-thu[91], đã cho rằng: Cái khó của công tác hệ thống hóa là làm thế nào tập hợp được tất cả các văn bản pháp luật liên quan đến một lĩnh vực cụ thể và phải sắp xếp lại văn bản theo một trật tự hợp lý, không sai sót, không bỏ sót và phải bảo đảm trung thành với các văn bản gốc. Kết quả là chỉ cần nhìn vào một cuốn sách duy nhất là có thể tra cứu được tất cả các quy định hiện hành mà không phải tìm ở nhiều văn bản rải rác. 1.2.3. Luận văn Xây dựng và hoàn thiện HTVB chuyên ngành của Bộ GDĐT, Tống Duy Tình[82], tác giả đã bước đầu làm rõ khái niệm cơ bản và đề ra những yêu cầu thực hiện khi xây dựng HTVB chuyên ngành của một bộ, ngành và đã đề cập đến việc rà soát, HTHVB chuyên ngành đối với lĩnh vực quản lý của ngành giáo dục, đào tạo. 1.3. Những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án cần tiếp tục nghiên cứu Như vậy, từ các công trình nghiên cứu kể trên chưa thấy một công trình nào, nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ về HTHVB của một ngành, một lĩnh vực cụ thể. Có thể nói đây là vấn đề hiện vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống, 11 toàn diện cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Nhiệm vụ của Tác giả luận án là tiếp tục nghiên cứu những nội dung còn bị bỏ trống để hoàn thiện đề tài của mình. Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN NGÀNH GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO 2.1. Tổng quan về hệ thống văn bản, văn bản quản lý nhà nước và văn bản của một ngành 2.1.1. Văn bản và hệ thống hóa văn bản - Văn bản là một trong những phương tiện ghi tin, được sử dụng để cố định và truyền đạt thông tin nhằm mục đích thống nhất các thông tin và giúp cho việc sử dụng chúng được nhiều lần và thuận lợi trên một phạm vi rộng... [83], - HTVB là một tập hợp những văn bản hình thành trong hoạt động của một cơ quan hay một số cơ quan, đơn vị nhất định có liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời có quan hệ nhất định về mặt pháp lý hoặc theo một đặc trưng nào đó (lĩnh vực chuyên môn, địa bàn tác động,...). Giới hạn của HTVB được xác định bởi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức đã tạo nên hệ thống đó trong hoạt động của mình hoặc theo mục tiêu sử dụng của các nhà quản lý. 2.1.2. Văn bản quản lý nhà nước 2.1.2.1. Quan niệm về văn bản quản lý nhà nước Văn bản quản lý nhà nước là những thông tin quản lý thành văn do các cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, thủ tục và trình tự nhất định nhằm điểu chỉnh các mối quan hệ quản lý hành chính qua lại giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức, các cá nhân. Căn cứ vào địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan nhà nước khác nhau sẽ ban hành những loại văn bản khác nhau. 2.1.2.2. Văn bản quản lý hành chính nhà nước Văn bản quản lý hành chính nhà nước là sản phẩm trực tiếp của hoạt động quản lý hành chính nhà nước Điều quan trọng là những văn bản đó đã tác động làm thay đổi hiện thực cuộc sống của con người, của xã hội như thế nào, chúng được tổ chức sử dụng 12 thế nào trong thực tế. Nếu không có tác động hữu ích, làm thay đổi hiện thực đời sống xã hội theo hướng tích cực thì mọi văn bản QLHCNN dù là của cấp nào, ngành nào được ban hành sẽ không có giá trị[76]. 2.1.2.3. Đặc điểm của văn bản quản lý hành chính nhà nước Văn bản quản lý hành chính nhà nước thẩm quyền được ban hành rộng rãi, là hình thức pháp lý đặc thù của quyết định quản lý hành chính, được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ viết, do chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định nhằm thực thi pháp luật, quản lý điều hành và giải quyết những công việc cụ thể phát sinh trong đời sống xã hội. 2.1.3. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước của một ngành Các văn bản được ban hành phù hợp với tính chất quản lý một ngành, lĩnh vực cụ thể để điều hành các hoạt động của ngành đó gắn với nhiệm vụ quản lý về chuyên môn mà ngành được giao có thể gọi chung là văn bản của ngành. Chúng đều có giá trị pháp lý chung của văn bản quản lý nhà nước. HTVB quản lý nhà nước của một ngành, bao gồm các nhóm văn bản: VBQPPL; VBHC; VBCN. 2.1.4. Văn bản quản lý nhà nước ngành giáo dục, đào tạo Văn bản QLNN của ngành GD,ĐT gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của ngành nhằm phục vụ cho công tác quản lý của ngành. Văn bản này dùng để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ của ngành GD,ĐT đã được pháp luật quy định. Những văn bản của ngành đều được gắn liền đến nhiệm vụ, chức năng, thẩm quyền của Bộ GDĐT. 2.2. Hệ thống hóa văn bản Để thực hiện công tác HTHVB hiệu quả thì trước tiên phải làm tốt công việc rà soát văn bản, bởi kết quả của rà soát văn bản là tiền đề của HTHVB. Do đó rà soát và hệ thống hóa là hai lĩnh vực có mối quan hệ biện chứng với nhau. 2.2.1. Rà soát văn bản Rà soát VBQPPL là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ để rà soát, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp, Nghị định 34/2016/NĐ-CP [36]. 2.2.2. Khái niệm hệ thống hoá văn bản 13 Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là việc tập hợp, sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, xác định còn hiệu lực theo các tiêu chí đã được quy định, Nghị định 34/2016/NĐ-CP [36]. 2.2.3. Mục đích của hệ thống hoá văn bản HTHVB nhằm công bố Tập HTHVB còn hiệu lực và các danh mục văn bản, giúp công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật được hiệu quả, thuận tiện, tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật [36]. Mục đích cuối cùng của rà soát, hệ thống hóa VBQPPL là sự đảm bảo cho việc hiện hữu của một hệ thống pháp luật đủ “khỏe” để hiện thực hóa những khát vọng của con người trong một trật tự được kiểm soát [50]. 2.2.4. Các hình thức hệ thống hóa văn bản bản pháp luật Hệ thống hóa pháp luật là hoạt động nhằm chấn chỉnh luật, đưa chúng vào một hệ thống nhất định. Là việc tập hợp, sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, xác định còn hiệu lực theo các tiêu chí quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (khoản 6 Điều 2) [36]. 2.2.4.1. Tập hợp hoá văn bản pháp luật Tập hợp hoá văn bản pháp luật là việc thu thập và sắp xếp các VBQPPL, các QPPL riêng biệt theo một trình tự nhất định (theo cơ quan ban hành, theo thời gian ban hành, theo cấp độ hiệu lực pháp lý). Hình thức này không làm thay đổi nội dung văn bản, mà chỉ nhằm loại bỏ những QPPL đã hết hiệu lực hoặc mâu thuẫn với VBQPPL có hiệu lực cao hơn. 2.2.4.2. Pháp điển hoá văn bản pháp luật Pháp điển hoá là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó không những tập hợp các văn bản đã có theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời. Kết quả của nó là một văn bản pháp luật mới, hoặc có hiệu lực pháp lý cao hơn, hoặc rộng hơn, tổng quát hơn về phạm vi điều chỉnh, hoàn chỉnh hơn về kỹ thuật lập pháp, hoặc đồng thời đạt được tất cả các yếu tố đó. Như vậy, hoạt động pháp điển hoá rất gần với khái niệm sáng tạo pháp luật (hay hoạt động xây dựng pháp luật)” [64]. 14 2.3. Những vấn đề về hệ thống hóa văn bản của ngành 2.3.1. Cơ sở pháp lý của việc hệ thống hóa văn bản của ngành Việc xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước của các ngành đều phải tuân thủ theo pháp luật quy định: Hiến pháp, Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL, các thông tư hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ chủ quản về việc thực hiện nghị định của Chính phủ đã quy định về công tác HTVB quản lý nhà nước. 2.3.2. Mục đích hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo - Tạo ra một HTVB được tổ chức khoa học, được “trật tự hóa”; - Phát hiện những mâu thuẫn và lỗ hổng của HTVB để phục vụ cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thuận lợi; - Làm rõ những nội dung phù hợp hoặc chưa phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội, tạo sự tiện lợi, dễ hiểu cho việc sử dụng, để việc tiếp cận các quy định pháp luật được dễ dàng và nhanh chóng; - Tạo ra tiền đề pháp lý để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật giúp Việt Nam nhanh chóng hội nhập với khu vực và quốc tế; - Giúp cho việc phát hiện các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển của ngành dễ dàng để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản vi phạm. 2.3.3. Cơ sở thực tiễn của hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo Đối với giáo dục, đào tạo của Việt Nam khi đã được coi là “quốc sách hàng đầu” nếu không có một HTVB của ngành được tổ chức khoa học thì khó có thể bắt nhịp với nền giáo dục của khu vực và toàn cầu. Hoạt động quản lý ngành GD,ĐT còn nhiều bất cập, hạn chế, đôi lúc nhân dân và xã hội còn nghi ngờ, thiếu lòng tin thực sự vào sự đổi mới căn bản và toàn diện của ngành. Đặc biệt là những vấn đề như: chương trình đào tạo, loại hình đào đạo, cơ sở đào tạo, đội ngũ đào tạo, kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo, chất lượng đào tạo, đạo đức nghề nghiệp, Những nội dung này luôn là chủ đề tranh luận giữa các đại biểu Quốc hội với 15 Bộ trưởng Bộ GDĐT trên nghị trường tại các kỳ họp Quốc hội. Do vậy cần phải rà soát, HTHVB của ngành một cách kịp thời và toàn diện. 2.3.4. Quy trình hệ thống hóa văn bản của ngành Quy trình HTHVB được vận dụng theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ, cần có các bước sau: Bước 1, Lập kế hoạch rà soát, HTHVB của ngành; Bước 2, Thu thập, tập hợp và phân loại văn bản; Bước 3, Đánh giá các văn bản để nâng cao chất lượng các nhóm văn bản đã được phân loại; Bước 4, Xử lý kết quả rà soát, HTHVB [34]. 2.3.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả và yếu tố tác động đến công tác hệ thống hóa văn bản của ngành giáo dục, đào tạo 2.3.5.1. Tiêu chí đánh giá Để đánh giá văn bản quản lý của ngành GD,ĐT, cần dựa vào đặc điểm chung của tài liệu ngành giáo dục, đào tạo[75] Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng công tác rà soát, HTHVB pháp luật của Bộ GDĐT là hết sức cần thiết. Bởi nó sẽ giúp Bộ theo dõi, nắm bắt tình hình tổ chức hoạt động thực hiện công tác rà soát, HTHVB một cách kịp thời (xem PL V, Bảng 2, Câu 8). Bộ Tiêu chí cần phân ra các nhóm tiêu chí để dễ nhận xét đánh giá kết quả hoạt động cụ thể của mỗi nhóm. 2.3.5.2. Yếu tố tác động đến công tác hệ thống hóa văn bản của một ngành Các yếu tố tác động gồm: thể chế, bộ máy quản lý, đội ngũ công chức, tài chính, cơ sở vật chất và CNTT. Cần chú trọng đến yếu tố: đội ngũ, CNTT, thể chế, tài chính ( xem PL V, Bảng 2, Câu 9). 2.4. Kinh nghiệm của nước ngoài và giá trị tham khảo cho hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo Việt Nam Thứ nhất, tập hợp ban đầu thường phải bao hàm một cách rộng nhất tất cả các văn bản có thể có các quy phạm thuộc hệ thống, Thứ hai, cần kết nối các chuyên gia hệ thống hóa với sự hỗ trợ của các công cụ tin học hiện đại. Thứ ba, quá trình hệ thống hóa phải lập thành một chiến lược và có bước đi thận trọng. 16 Thứ tư, hệ thống hóa pháp luật là việc làm mang tính thường xuyên của các cơ quan nhà nước. Chương 3 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN NGÀNH GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO 3.1. Tổng quan về Bộ GDĐT - Cơ quan quản lý nhà nước ngành giáo dục, đào tạo 3.1.1. Tóm lược lịch sử phát triển ngành giáo dục, đào tạo Việt Nam Bộ Giáo dục được thành lập ngày 02 tháng 9 năm 1945. Tháng 10/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phê chuẩn việc thành lập Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tách khỏi Bộ Giáo dục. Năm 1988, sáp nhập Tổng cục Dạy nghề vào Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thành Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Năm 1990 Chính phủ quyết định thành lập Bộ GDĐT trên cơ sở sáp nhập Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Cơ cấu tổ chức của Bộ GDĐT được quy định tại Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017. 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ GDĐT 3.1.2.1. Chức năng hành chính Bộ GDĐT là cơ quan đầu ngành thuộc Chính phủ. Bộ trưởng Bộ GDĐT được tham gia vào hoạt động hành pháp trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý bằng cách trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành thể chế có liên quan[24, 25]. 3.1.2.2. Chức năng cung cấp dịch vụ công Bộ GDĐT thực hiện quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ về lĩnh vực GD,ĐT theo quy định của pháp luật[23,24,25]. 3.2. Thực trạng hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo 3.2.1. Cơ sở pháp lý của hệ thống văn bản ngành giáo dục, đào tạo Cơ sở pháp lý của HTVB của ngành giáo dục, đào tạo, gồm: Hiến pháp, Luật, VBQPPL và các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành liên quan đến lĩnh vực GD,ĐT. 3.2.2. Thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo 3.2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn a) Thuận lợi: Có thể chế; Lãnh đạo Bộ có sự quan tâm, Đội ngũ công chức, viên 17 chức thực hiện công tác này có kinh nghiệm, trách nhiệm; Vụ Pháp chế tham mưu tích cực giúp Bộ trưởng b) Khó khăn: Do Luật và Nghị định hướng dẫn có nhiều điểm mới nên công tác kiểm tra, rà soát HTH VBQPPL đôi lúc chưa được thực hiện kịp thời; Một số cán bộ lãnh đạo đơn vị vẫn còn lối tư duy cũ, chưa thấy tầm quan trọng của rà soát, HTHVB; Nhân sự thiếu và còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ; Văn bản QPPL ban hành vượt thẩm quyền; Kinh phí hạn chế; Ứng dụng CNTT còn hạn chế. Chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể. 3.2.2.2. Cơ sở pháp lý của hệ thống văn bản ngành giáo dục, đào tạo Gồm các văn bản QPPL của Nhà nước có liên quan đến Bộ GDĐT, đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo cùng với các văn bản pháp luật của Bộ GDĐT tạo thành căn cứ pháp lý cho hệ thống văn bản của ngành giáo dục, đào tạo. 3.2.2.3. Thực hiện công tác rà soát nhóm văn bản quy phạm pháp luật Rà soát văn bản QPPL theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP, theo: loại văn bản; giá trị pháp lý; thời gian ban hành; cấp ban hành; tên văn bản. Rà soát còn là: thường xuyên và theo chuyên đề. Vẫn còn nhiều văn bản vi phạm, thậm chí trái quy định của pháp luật [8,9,10]. 3.2.2.4. Thực hiện rà soát nhóm văn bản quản lý hành chính Đây là nhóm văn bản được sử dụng nhiều nhất phục vụ công tác quản lý của ngành. Trong khối văn bản đồ sộ của Bộ ban hành hằng năm có một số lượng VBHC rất lớn. Thực tế cho thấy, chất lượng các loại văn bản này hiện rất khác nhau, còn nhiều vi phạm, nhất là văn bản không phải là QPPL nhưng lại chứa QPPL mặc dù Bộ đã có nhiều văn bản hướng dẫn yêu cầu thực hiện theo đúng quy định chung của nhà nước [11,12,13]. 3.2.2.5. Thực hiện rà soát nhóm văn bản chuyên ngành Qua kiểm tra, rà soát cho thấy vẫn còn khá nhiều bất cập, không ít trường hợp các văn bản ban hành còn sai sót, trái thẩm quyền, vi phạm pháp luật, nhất là về lĩnh vực: chương trình đào tạo, liên kết đào đạo, văn bằng, chứng chỉ, quy chế tuyển sinh,... trái với các quyết định của Bộ trưởng đã ban hành[10], (Xem PL VI, VII) 3.2.3. Kết quả công tác hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo từ 2008 đến nay 18 Tổng số văn bản trong danh mục của các đơn vị gửi về: 662 văn bản (02 văn bản của Bộ Chính trị, 13 Luật, 01 Nghị quyết của Quốc hội, 03 nghị quyết Trung ương, 97 Nghị định của Chính phủ, 79 Quyết định, Chỉ thị của TTg, 467 văn bản do Bộ GDĐT ban hành hoặc liên tịch ban hành). Trong số 662 văn bản đã rà soát, kết quả: a) Loại bỏ ra khỏi danh sách văn bản cần rà soát: 313 văn bản. Lý do: Văn bản đã hết hiệu lực; Văn bản bị trùng lặp; Văn bản không phải văn bản QPPL; Văn bản do Bộ ngành khác chủ trì soạn thảo. b) Bổ sung vào danh sách văn bản cần rà soát: 75 văn bản. Lý do: các VBQPPL còn hiệu lực còn thiếu. c) Sau khi rà soát còn lại tổng số: 425 văn bản, kết quả: - Số văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung: 70 văn bản (04 nghị định của Chính phủ; 03 quyết định của thủ tướng Chính phủ; 63 văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng). - Số văn bản kiến nghị thay thế: 43 văn bản (04 nghị định của Chính phủ; 03 quyết định của thủ tướng Chính phủ; 36 văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng). - Số văn bản kiến nghị ban hành mới do có khoảng trống pháp lý: 12 văn bản (đều là văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng). - Số văn bản kiến nghị bãi bỏ: 05 văn bản (đều là văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng). Đến ngày 30/10/2017 Vụ Pháp chế cùng các đơn vị (20/20 đơn vị) đã tiếp tục rà soát, cụ thể: Tổng số văn bản rà soát: 516 văn bản, kết quả: a) Số văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung: 63 văn bản (04 nghị định của Chính phủ; 03 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 56 văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng) b) Số văn bản kiến nghị ban hành văn bản thay thế: 65 văn bản(01 nghị định của Chính phủ; 06 quyết định của thủ tướng Chính phủ; 58 văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng). c) Số văn bản kiến nghị ban hành mới: 41 văn bản (06 quyết định của thủ tướng Chính phủ; 40 văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng). d) Số văn bản kiến nghị bãi bỏ: 17 văn bản (đều là văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng). e) Số văn bản kiến nghị công bố hết hiệu lực: 02 văn bản (đều là văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng). 19 Ngoài việc tiến hành tập hợp hóa văn bản pháp luật theo thời gian ban hành, theo giá trị pháp lý, theo thẩm quyền ban hành, Bộ GDĐT còn tiến hành tập hợp hóa văn bản pháp luật theo các chuyên đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo của ngành. Sau khi rà soát Bộ đã thực hiện bước tiếp theo là HTHVB QPPL số văn bản theo từng năm. Kết quả là đã xử lý các văn bản được rà soát, kịp thời được thay thế, bổ sung vào chương trình công tác văn bản QPPL của Bộ hằng năm, với tổng số là 513 văn bản QPPL (từ năm 2012 đến 2018) đã được đưa vào chương trình soạn thảo văn bản. [8,9,10], (xem PL VI, VII). 3.2.4. Kết quả của tập hợp hóa và pháp điển hóa pháp luật của Bộ giáo dục và đào tạo 3.2.4.1. Kết quả Tập hợp hóa Đã rà soát, tập hợp nhiều văn bản QPPL còn hiệu lực và công bố các tập HTVB đó cùng các danh mục của nó, Đây chính là kết quả của tập hợp hóa văn bản pháp luật mà ngành GD,ĐT đã đạt được trong suốt thời gian qua, góp phần không nhỏ vào công tác hoàn thiện HTVB QLNN của ngành giáo dục, đào tạo. 3.2.4.2. Kết quả Pháp điển hóa Bộ Ban hành Quyết định số 1889/QĐ-BGDĐT ngày 09/6/2015 thành lập tổ công tác thực hiện pháp điển hệ thống QPPL thuộc lĩnh vực giáo dục . Thực hiện pháp điển theo Đề mục thuộc thẩm quyền của Bộ GDĐT, Đề mục 1: Giáo dục; Đề mục 2: Giáo dục đại học. Các quy phạm pháp luật thuộc 02 Đề mục này tương đối phức tạp, số lượng VBQPPL rất lớn (khoảng gần 600 văn bản/2 Đề mục). 3.3. Thực trạng nguồn lực để thực hiện công tác hệ thống hóa văn bản của ngành giáo dục, đào tạo 3.3.1. Thực trạng đội ngũ nhân sự Trên thực tế, trong suốt nhiều năm qua đội ngũ nhân sự thực hiện nhiệm vụ rà soát, HTHVB QLNN nói chung và văn bản QPPL của ngành nói riêng vẫn chưa đáp ứng được cả số lượng và chất lượng, nhất là trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vẫn còn hạn chế. Vụ pháp chế của Bộ được Bộ trưởng giao cho là đơn vị đầu mối chủ trì việc kiểm tra, xử lý, rà soát và HTHVB của Bộ cũng gặp không ít khó khăn về nhân sự, nhất là công tác hậu kiểm cũng chỉ có một người lại còn phải kiêm nhiệm công việc khác. 3.3.2. Thực trạng kinh phí và điều kiện vật chất 20 3.3.2.1. Về kinh phí Việc “vận dụng” theo các văn bản của Chính phủ để tạo nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của công tác này vẫn là một bài toán nan giải mà Bộ GDĐT cũng như các cơ quan khác đang nỗ lực tìm kiếm. Theo khảo sát thực tế (qua Phiếu hỏi) về yếu tố tác động đến HTHVB của một ngành thì khá nhiều ý kiến cho rằng là “yếu tố tài chính”. 3.3.2.2. Về điều kiện vật chất Hiện tại cả về phương tiện, trang thiết bị và diện tích phòng làm việc cũng còn rất “khiêm tốn”. Bộ GDĐT đang từng bước cải thiện để đáp ứng điều kiện ngày một tốt hơn. 3.3.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin Bộ đã có nhiều văn bản yêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_he_thong_hoa_van_ban_nganh_giao_duc_dao_tao.pdf
Tài liệu liên quan