Tóm tắt Luận án Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ

TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Mục tiêu của chương 2 là nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận và

thực tiễn về hiệu quả tín dụng của NHTM. Để đạt được mục tiêu này,

chương 2 đề cập tới những vấn đề sau:

2.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại

NHTM là một tổ chức kinh tế hoạt động trong trong lĩnh vực kinh

doanh tiền tệ. Hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM là nhận tiền gửi, sử

dụng tiền huy động được để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng

khác cho khách hàng là tổ chức và cá nhân.

2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng thương mại

2.1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu tín dụng là hoạt động cho

vay thông qua việc chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ NHTM

sang người vay - khách hàng trên cơ sở hợp đồng tín dụng với cam kết bảo

đảm bằng tài sản hoặc uy tín của người đi vay, có phương án sản xuất

kinh doanh hiệu quả được NHTM chấp nhận theo kỳ hạn và lãi suất thỏa

thuận giữa NHTM và người vay.

pdf28 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn của ngân hàng cũng như những tồn tại trong quản lý, điều hành dẫn đến hiệu quả tín dụng chưa cao. - Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương, 10 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Mục tiêu của chương 1 là nghiên cứu các công trình liên quan đến đề tài nhằm xác định những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tiêu chí đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng nhằm chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Để đảm bảo tính kế thừa và khẳng định những đóng góp của luận án, luận án đã chia các công trình nghiên cứu liên quan thành 2 nhóm: các nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, việc bổ sung vào khoảng trống những vấn đề lý luận và thực tiễn hiệu quả tín dụng tại một ngân hàng cá biệt là điểm mới đối với các NHTM hiện nay. Trong đó nghiên cứu mới cần đảm bảo thực hiện một số vấn đề sau: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các tiêu chí đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của NHTM nhằm đưa ra hệ thống các tiêu chí đo lường hiệu quả tín dụng cho chi nhánh cấp tỉnh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Thứ hai, trên cơ sở áp dụng hệ thống các tiêu chí đo lường, các nhân tố ảnh hưởng. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009 - 2013, tìm ra được những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng cũng như những tồn tại trong quản lý, điều hành dẫn đến hiệu quả tín dụng chưa cao. Thứ ba, đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới góp phần lựa chọn các chính sách, đưa ra các quyết định phù hợp. 7 1.2. Ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam Trình tự ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam thực hiện như sau: Một là, mô tả các biến liên quan. Hai là, xây dựng các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến liên quan với hiệu quả tín dụng tổng thể. Ba là, giới thiệu mô hình hồi quy mẫu. Bốn là, giới thiệu phương pháp thu thập và xử lý số liệu. Năm là, kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến số với hiệu quả tín dụng tổng thể của NH. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Mục tiêu của chương 2 là nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả tín dụng của NHTM. Để đạt được mục tiêu này, chương 2 đề cập tới những vấn đề sau: 2.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại NHTM là một tổ chức kinh tế hoạt động trong trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM là nhận tiền gửi, sử dụng tiền huy động được để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng là tổ chức và cá nhân. 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng thương mại 2.1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu tín dụng là hoạt động cho vay thông qua việc chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ NHTM 8 sang người vay - khách hàng trên cơ sở hợp đồng tín dụng với cam kết bảo đảm bằng tài sản hoặc uy tín của người đi vay, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả được NHTM chấp nhận theo kỳ hạn và lãi suất thỏa thuận giữa NHTM và người vay. 2.1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng Sự mở rộng về quy mô, độ phức tạp của nền kinh tế thị trường làm cho các hình thức kinh doanh ngân hàng nói chung, hình thức tín dụng nói riêng cũng phát triển hết sức đa dạng và phong phú. Có thể phân loại các hình thức tín dụng ngân hàng theo một số cách khác nhau. Phân loại dựa trên nghiệp vụ ngân hàng; phân loại theo thời hạn tín dụng; phân loại theo hình thức bảo đảm tiền vay; phân loại theo mục đích sử dụng vốn; phân loại theo hình thái giá trị của tín dụng; phân loại theo phương thức hoàn trả nợ vay; phân loại tín dụng theo xuất xứ. 2.1.2.3. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng thương mại Thứ nhất, tín dụng là hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hàng hóa mà NH bán ra thị trường là tiền có thời hạn cho khách hàng. Thứ hai, tín dụng ngân hàng chịu sự điều tiết của chính sách tiền tệ quốc gia. Thứ ba, tín dụng ngân hàng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rất cao. Thứ năm, tín dụng ngân hàng phải tuân thủ các quy định pháp lý chặt chẽ của cả nhà nước lẫn cam kết trong hợp đồng. Đối với NHTM hoạt động trong lĩnh vực nông nghiêp, nông thôn, hoạt động tín dụng ngoài các đặc điểm chung của NHTM, còn có các đặc điểm riêng. Một là, đối tượng khách hàng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chủ yếu vay các món vay có giá trị nhỏ so với các lĩnh vực khác. Hai là, rủi ro đối với hoạt động tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn thường cao hơn các khu vực khác. 2.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng có năm vai trò cơ bản sau: 9 Một là, tập trung và phân bổ vốn tiền tệ trên cơ sở cho vay và hoàn trả. Hai là, tín dụng ngân hàng góp phần tiết kiệm chi phí tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Ba là, thông qua hoạt động tín dụng, NHTM có thể giám sát các hoạt động kinh tế. Bốn là, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy nền kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại. Năm là, tín dụng ngân hàng góp phần mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế, quốc tế. Tóm lại, tín dụng NH có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với bản thân NH mà còn với cả xã hội. Để tín dụng phát huy được hết vai trò của nó thì các nhà quản lý NH cũng như các cơ quan quản lý của Nhà nước phải tạo điều kiện cho tín dụng được thực hiện một cách hiệu quả. 2.2. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.2.1. Quan niệm về hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại Có thể quan niệm hiệu quả tín dụng của NHTM là kết quả so sánh giữa lợi ích mà NHTM nhận được từ hoạt động tín dụng và chi phí mà NHTM phải bỏ ra để thực hiện hoạt động tín dụng. 2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại Trên cơ sở hệ thống hóa các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng, luận án đã đưa 2 nhóm chỉ tiêu. Một là đo lường hiệu quả tín dụng thông qua nhóm chỉ tiêu trung gian, trong đó có nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chung (quy mô tín dụng và chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng doanh số từ hoạt động tín dụng) và nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trực tiếp (chỉ tiêu nợ xấu, hiệu quả sử dụng vốn, hệ số rủi ro tín dụng, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng). Hai là đo lường hiệu quả tín dụng qua nhóm chỉ tiêu xác định hiệu quả tín dụng cuối cùng (quy mô và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng). 10 2.2.2.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chung - Quy mô tín dụng - Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng doanh số từ hoạt động tín dụng Doanh số cho vay kỳ này Tốc độ tăng doanh số cho vay = Doanh số cho vay kỳ trước - 1 ´ 100% 2.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá trực tiếp hiệu quả tín dụng Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng nhưng tác giả chú trọng đến các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ nợ xấu, hiệu quả sử dụng vốn, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, hệ số rủi ro tín dụng. - Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu (Non-Performance Loan Rate- NPLR) Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu được xác định tại từng thời điểm theo công thức sau: Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ X 100% - Hiệu quả sử dụng vốn (efficient use of capital - EUC) Tổng dư nợ Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng nguồn vốn ´ 100% - Hệ số rủi ro tín dụng (Credit risk factor - CRF) Dư nợ tín dụng Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng tài sản có ´ 100% - Hệ số thu nợ (Ratio obtained debt - ROD) Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay ´ 100% - Vòng quay vốn tín dụng (Turnover credit - TOC) Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Trong đó: Dư nợ bình quân = Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm 2 2.2.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng - Quy mô lợi nhuận tín dụng được đo lường bằng số tuyệt đối và được tính bằng công thức sau: 11 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng = Thu nhập từ hoạt động tín dụng – Chi phí từ hoạt động tín dụng. - Để đánh giá đúng sự tăng trưởng hiệu quả tín dụng qua các thời kỳ, người ta thường dùng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tín dụng (profit growth of credit speed). PGCS = LNTD kỳ này - LNTD kỳ trước LNTD kỳ trước x 100% Trong đó : LNTD là lợi nhuận tín dụng 2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng ngân hàng 2.2.3.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại Luận án đã phân tích kỹ các nhân tố như: Chính sách tín dụng ngân hàng; Khả năng huy động nguồn vốn của ngân hàng; Chất lượng bộ máy tổ chức, quản lý ngân hàng; Chất lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng; Qui trình tín dụng; Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng; Hệ thống thông tin tín dụng; Kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Công nghệ ngân hàng; Uy tín của ngân hàng; Danh mục khách hàng truyền thống; Chất lượng quản lý rủi ro tín dụng; Chỉ tiêu rủi ro lãi suất. 2.2.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại - Khách hàng; Những chủ trương, chính sách của NHNN - cơ quan quản lý vĩ mô trực tiếp của các NHTM có tác động hết sức lớn lao tới hoạt động tín dụng của NHTM; Ngoài ra, cơ chế, chính sách cuả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế nên cũng tác động trực tiếp đến khách hàng vay vốn của ngân hàng; Môi trường kinh tế; Nhân tố xã hội; Nhân tố pháp lý; Nhân tố môi trường tự nhiên; Nhân tố bất khả kháng. Tóm lại, qua nghiên cứu nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng nhận thấy rằng: tùy theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và sự hoàn thiện môi trường pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ cán bộ của từng NHTM mà các 12 nhân tố này có ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả tín dụng khác nhau. Và nếu các NHTM biết vận dụng sáng tạo sự ảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế, sẽ tìm được những biện pháp quản lý có hiệu quả để củng cố và nâng cao hiệu quả tín dụng hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, cuối cùng là sẽ dễ dàng mang lại HQTD cho các NHTM. 2.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC Trong luận án đã phân tích kinh nghiệm từ NHNo&PTNT Quảng Ngãi, NHNo&PTNT Bình Định, kinh nghiệm của một số NHTM ở ngoài nước. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam Một là, ngân hàng cần thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay Hai là, ngân hàng không chỉ quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng thông qua phân tích, đánh giá phương án kinh doanh, hiệu quả dự án cần tài trợ vốn, dòng tiền. Ba là, cần phân loại khách hàng thông qua kỹ thuật cho điểm tín dụng. Bốn là, cần xác định cụ thể, rõ ràng thẩm quyền ra quyết định đối với các hợp đồng tín dụng. Năm là, ngân hàng cần xây dựng danh mục các khoản vay. Sáu là, liên tục giám sát các khoản vay sau khi cho vay. Bảy là, nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định và sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. Tám là, chú trọng công tác phục vụ khách hàng, tổ chức tốt khâu tiếp thị phục vụ khách hàng. Mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh. Chín là, chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh đầu tư công nghệ ngân hàng hiện đại. Việc đầu tư các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại giúp ngân hàng có thể phát hiện nhanh chóng và kịp thời các khoản nợ xấu. 13 Chương 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM Mục tiêu của chương 3 là phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Qua đó, vận dụng kết quả chạy mô hình kinh tế lượng chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân nhằm luận chứng tính cần thiết và tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Chương 3 tập trung giải quyết các nội dung sau: 3.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam được thành lập theo Quyết định số 515/NHNo-02 ngày 16/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Với chức năng và nhiệm vụ được giao trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác vì mục tiêu lợi nhuận. Tốc độ tăng huy động vốn bình quân hàng năm giai đoạn 2009-2013 đạt mức từ 20% - 25%. Đến cuối năm 2013, tổng nguồn vốn toàn Ngân hàng đạt 6.142 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2012, tăng gấp 4.405% lần so với ngày đầu mới thành lập (năm 1997), và chiếm 35,47% thị phần trong hệ thống các NHTM toàn tỉnh. Tổng tài sản có của NHNo&PTNT Quảng Nam luôn tăng. Mức tăng bình quân đạt khoảng 22,5%. Năm 2013, tổng giá trị tài sản có của Ngân hàng tăng khoảng 2,5 lần so với năm 2009. Tổng số khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT Quảng Nam đến năm 2013 là 44.037 khách hàng, trong đó: 863 khách hàng là tổ chức, 43.147 khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân có quan hệ vay vốn tại NHNo&PTNT Quảng Nam. So với những năm trước thì số khách hàng là 14 tổ chức có xu hướng tăng lên, số khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân có xu hướng giảm xuống. 3.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM 3.2.1. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam qua các chỉ tiêu đánh giá chung Tổng dư nợ đến cuối năm 2013 của NHNo & PTNT Quảng Nam đạt 4.840 tỷ đồng, tăng trên 1.376 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là gần 2 lần so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 18%. Trong tổng dư nợ của ngân hàng, có gần 99% số nợ là nợ nhóm 1, Nợ nhóm 4 và 5 chỉ chiếm 0,89%. Số liệu này cho thấy nợ của Ngân hàng chủ yếu là nợ có khả năng thanh toán, độ rủi ro thấp. Dư nợ tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp dân doanh tăng từ 1.008 tỷ đồng năm 2009 lên 2.013 tỷ đồng năm 2013, tăng gần 2 lần so với năm 2009, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 42% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước cũng tăng dần qua các năm. Năm 2009, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước là 317 tỷ đồng. Đến năm 2013 dư nợ tăng lên 735 tỷ đồng, chiếm trên 15% tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Dư nợ cho vay hộ kinh doanh, cá nhân năm 2013 đạt 2.092 tỷ đồng, tăng trên 409 tỷ đồng so với năm 2009. Mức tăng trưởng cho vay hộ kinh doanh, cá nhân đạt cao nhất trong số các thành phần kinh tế. Tỷ trọng cũng đạt trên 43% tổng dư nợ cho vay. So sánh với các NHTM khác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, quy mô tổng dư nợ của NHNo & PTNT Quảng Nam khá lớn. Năm 2013 dư nợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt 23.887 tỷ đồng tăng 11.311 tỷ đồng so năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng xấp xỉ 90%. Trong đó dư nợ của khối NHTM Nhà Nước chiếm tỷ trọng xấp xỉ 32% trên tổng dư nợ và NHNo&PTNT 15 Quảng Nam đạt mức dư nợ 4.840 tỷ đồng chiếm trên 20% tổng dư nợ của toàn tỉnh. Doanh số cho vay của NHNo&PTNT Quảng Nam tăng trưởng liên tục từ năm 2009 - 2013 (tăng 2.920 tỷ đồng) với mức tăng năm sau cao hơn năm trước. 3.2.2. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam qua đánh giá các chỉ tiêu trực tiếp. 3.2.2.1. Hệ số rủi ro tín dụng (CRF) Hệ số rủi ro tín dụng được thể hiện bằng tỷ lệ dư nợ/ tổng tài sản của ngân hàng. CRF có sự biến động qua các năm 2009 – 2012, cụ thể CRF năm 2009 giảm 2% so với năm 2010, có thể lý giải được điều này là do sự tăng trưởng tài sản của ngân hàng nhanh hơn so với sự tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng. Nhưng những năm về sau, CRF lại tăng trở lại năm 2012 tăng 4% so với năm 2010 do ngân hàng đã đưa ra các biện pháp nâng cao dư nợ nhằm nhanh chóng cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của mình. Những năm trước đây chỉ tiêu CRF của NHNo&PTNT Quảng Nam luôn đạt trên 90% là khá cao so với mức hợp lý là 60-80%. Năm 2012, chỉ tiêu CRF đã giảm xuống còn 75% và 76% vào năm 2013 và nằm trong giới hạn của mức hợp lý (60-80%). Qua phân tích định lượng, tác giả nhận thấy rằng PGCS của NHNo& PTNT Quảng Nam có sự biến động ngược chiều so với CRF trong giai đoạn này. Nếu muốn cải thiện hiệu quả tín dụng thì phải có các chính sách phù hợp để giảm hệ số CRF xuống thấp hơn nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới. 3.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn (EUC) Chỉ tiêu EUC- thể hiện hiệu quả sử dụng của một đồng vốn huy động trong tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Chỉ tiêu EUC của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009 – 2011 luôn ở mức cao trên 90% và có xu hướng tăng qua các năm. Điều 16 này thể hiện rằng trong giai đoạn này ngân hàng đã sử dụng triệt để nguồn vốn huy động để cho vay, không để cho nguồn vốn huy động bị ứ đọng. Ngược lại, từ năm 2011 đến 2013 chỉ số này lại sụt giảm và giữ ở mức dưới 80%. Năm 2010 chỉ số này là 97%, cho biết, bình quân cứ 1 đồng vốn huy động được sẽ đem đi cho vay 0,97 đồng. Từ năm 2010 đến năm 2013, tỷ số này giảm xuống, cho thấy trong thời gian này ngân hàng có khả năng huy động vốn cao hơn so với cho vay. Mặc dù lượng vốn dư thừa của ngân hàng sẽ được điều chuyển bên trong hệ thống NHNo&PTNT. Tuy nhiên mức phí điều chuyển này nhỏ hơn nhiều so với lãi suất cho vay. 3.2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng (TOC) Chỉ tiêu TOC của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam từ năm 2009 đến năm 2013 tương đối nhanh, chỉ tiêu này năm 2009 đạt xấp xỉ 1 lần, còn lại các năm từ 2010 đến 2013 đều đạt trên 1 lần, điều này phản ảnh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tương đối tốt và an toàn của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam thời gian qua đồng thời cho thấy chi nhánh đã làm rất tốt công tác thu hồi nợ thể hiện qua doanh số thu hồi nợ luôn tăng. Tuy nhiên nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng số vòng quay vốn tín dụng thì từ năm 2010 đến năm 2013, tốc độ này đã giảm đi. Đặc biệt năm 2012 tốc độ tăng trưởng vòng quay tín dụng giảm gần 8% so với năm 2011. Năm 2013, tỷ lệ này tiếp tục giảm trên 4% so với năm 2012. 3.2.2.4. Hệ số thu nợ (ROD) Với doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng dần qua các năm, chênh lệch doanh số cho vay và doanh số thu nợ luôn luôn dương, phản ảnh tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Quảng Nam từ năm 2009 đến năm 2013 rất hiệu quả. Hệ số thu nợ hàng năm đạt mức bình quân xấp xỉ 87%. Đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý. 3.2.2.5. Tình hình nợ xấu (NPLR) Tình hình nợ xấu tại NHNo&PTNT Quảng Nam năm 2009 là 5,57%, năm 2010 giảm xuống còn 2,75%, năm 2011 còn 1,31% và năm 2012 là 1,07%, năm 2013 nhích lên 1,86%. 17 PG = 0.338502 + 0.363856 EUC - 0.482811 CRF + 0.501275 TOC + 0.180434 ROD - 14.93047 NPLR 3.2.2.6. Kết quả chạy mô hình kinh tế lượng trong phân tích hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu định lượng, dựa trên kết quả phân tích hồi quy, sử dụng Eview 6.0 ta có hàm hồi quy có dạng như sau: Theo kết quả chạy mô hình định lượng cho thấy nhân tố vòng quay vốn tín dụng TOC có tác động cùng chiều (+) và tác động nhiều nhất đến hiệu quả tín dụng (HQTD) của ngân hàng (0.501275), tiếp theo đó là nhân tố NPL với tương quan nghịch (-14.93047), nhân tố CRF tuy có tương quan nghịch nhưng nó cũng tác động ít, cuối cùng là nhân tố EUC, ROD tác động cùng chiều đến HQTD lần lượt là 0.363856, 0.180434. 3.2.5. Đánh giá chung hiệu quả tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam 3.2.5.1. Những kết quả đạt được Một là, thu nhập từ hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 2013 cao gấp hai lần năm 2009. So với các ngân hàng khác, thu nhập từ tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cũng cao hơn nhiều lần. Hai là, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu là 5,57% tổng dư nợ, đến 2012 chỉ còn chiếm 1,07% tổng dư nợ. Ba là, tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn tốc độ tăng dư nợ bình quân nên chỉ số vòng quay vốn tín dụng giai đoạn 2009 – 2013 đạt gần 1,3 vòng một năm. 3.2.5.2. Những hạn chế Thứ nhất, tổng dư nợ có xu hướng bị giảm xuống do phải đối mặt với nguy cơ bị cạnh tranh từ 13 tổ chức tín dụng và 3 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn. 18 Thứ hai, sử dụng nguồn dự phòng quá cao để xử lý nợ xấu đã làm ảnh hưởng phần nào đến lợi nhuận. Nợ xấu vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro do nợ nhóm 2 tương đối lớn. Thứ ba, từ năm 2010 đến nay, hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng giảm xuống thể hiện sự lãng phí trong sử dụng vốn. Thứ tư, hệ số rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng. Năm 2010, hệ số này khoảng 95%, trong khi năm 2012 tăng lên trên 98%. Hệ số này quá cao dễn dẫn đến nguy cơ mất thanh khoản do thiếu dự trữ thanh toán. Thứ năm, hệ số thu nợ có xu hướng giảm cho thấy doanh số cho vay tăng nhanh hơn doanh số thu nợ. Nguyên nhân của những hạn chế Một là, ngân hàng chưa có đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn. Hai là, năng lực của cán bộ tín dụng còn những hạn chế nhất định. Việc phân công và bố trí cán bộ làm công tác thẩm định chưa phù hợp. Ba là, quy trình tín dụng hiện đang áp dụng ở Ngân hàng còn lỏng lẻo, tạo nhiều kẽ hở cho cán bộ tín dụng và khách hàng. Bốn là, NH còn thụ động, trông chờ khách hàng tìm đến NH. Ngoài nguyên nhân từ phía ngân hàng, còn có nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn và cơ chế chính sách cũng như các nguyên nhân khách quan khác như môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng còn nhiều bất cập. Một số cơ chế chính sách của NHNN chưa phù hợp với thực tiễn. Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM Mục tiêu của chương 4 là trên cơ sở những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân mà luận án nêu ra, dựa vào định hướng phát triển tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đến năm 2020. Luận án đã nêu ra các quan 19 điểm, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQTD của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. 4.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NAM 4.1.1. Định hướng phát triển tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam Trong phần này luận án đã phân tích các định hướng chính phát triển tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam 4.1.2. Mục tiêu phát triển tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam - Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản 15%/năm - Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm 10% - 15%. Trong đó dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng tối đa 40%/tổng dư nợ - Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân hàng năm từ 15% - 20%. - Tỷ lệ thu ngoài tín dụng: tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10-15%. - Tỷ lệ nợ xấu: Dưới 5%. - Lợi nhuận: Tăng trưởng bình quân hàng năm 10%. Đảm bảo đủ hệ số tiền lương theo cơ chế khoán của ngành. 4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM 4.2.1. Nhóm các giải pháp cải thiện các chỉ tiêu về hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam 4.2.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn một cách hợp lý Tuỳ theo từng thời kỳ mà ngân hàng cần ưu tiên sử dụng nợ ngắn hạn hay trung dài hạn cho phù hợp. 4.2.1.2. Xác định vòng quay vốn tín dụng phù hợp NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thu hồi nợ và có chính sách đãi ngộ nhằm tăng trưởng doanh số cho vay. 20 4.2.1.3. Gia tăng tài sản có và giảm bớt rủi ro tín dụng Muốn tăng hiệu quả tín dụng, ngân hàng cần phải cân đối tỉ số này, phải đảm bảo giữa chất lượng dịch vụ và rủi ro trong hoạt động tín dụng. 4.2.1.4. Giảm tỷ lệ nợ xấu Ngân hàng cần phải có nhiều giải pháp tích cực để giảm nợ xấu, trong luận án đã phân tích kỹ 6 giải pháp cụ thể về lĩnh vực này 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy chế, thủ tục cho vay, các khâu trong quy trình cho vay Để cải tiến quy trình, thủ tục cấp tín dụng Ngân hàng cần nghiên cứu rút gọn quá trình thiết lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng, đơn giản hoá các thủ tục. Xây dựng sổ tay tín dụng làm chuẩn mực nhằm giúp cán bộ tín dụng thuận tiện trong việc tra cứu các quy định cụ thể của ngân hàng về cấp tín dụng. Nới lỏng quy định về cho vay tín chấp với các khách hàng truyền thống có uy tín. 4.2.3. Giải pháp về đa dạng hoá phương thức cho vay Ngoài các phương thức cho vay đang áp dụng, Ngân hàng cần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_hieu_qua_tin_dung_cua_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_tinh_quang_nam_857_1917196.pdf
Tài liệu liên quan