Tóm tắt Luận án Hình thành kĩ nang giao tiếp tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi dân tộc H'mông

Những vấn đề chung về giao tiếp và kĩ năng giao tiếp

1.2.1.1. Giao tiếp

* Khái niệm GT

GT là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc

tâm lí giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm

xúc, tri giác lẫn nhau bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.

* Chức năng của GT: GT có những chức năng cơ bản sau: Chức năng thông tin liên

lạc; Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi; Chức năng cảm xúc; Chức năng hoạt động

phối hợp cùng nhau của con người; Chức năng động viên, kích thích

* Các loại GT: Có nhiều các phân loại GT: Dựa vào phương tiện GT, có các loại GT

sau: GT bằng ngôn ngữ , GT phi ngôn ngữ, GT vật chất; Dựa vào khoảng cách GT, có các

loại GT sau: GT trực tiếp, GT gián tiếp; Dựa vào quy cách GT, có các loại GT sau: GT

chính thức, GT không chính thức.

* Phương tiện GT: GT bằng ngôn ngữ, GT phi ngôn ngữ:

1.2.1.2. Kĩ năng giao tiếp

* Khái niệm KN và KNGT

KN là mặt biểu hiện của năng lực thể hiện ở khả năng con người thực hiện một cách có

hiệu quả một hành động, công việc nào đó trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận

dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

KN được hình thành trong hoạt động, được phát triển và hoàn thiện trong quá trình luyện tập

của con người.

KNGT là mặt biểu hiện của năng lực GT được thể hiện ở khả năng chủ thể GT sửdụng hợp lí ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh

nhất định nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng GT theo mục đích GT đã đặt ra. KNGT

được hình thành trong các mối quan hệ giữa con người với con người, được phát triển và

hoàn thiện trong quá trình luyện tập của con người.

* Cấu trúc của KNGT

Cấu trúc của KNGT bao gồm các thành phần cơ bản: tri thức, vốn kinh nghiệm về đối

tượng GT, về phương thức, phương pháp GT; những thao tác, hành động, những xúc cảm

tình cảm chi phối các hành vi GT của chủ thể phù hợp với điều kiện GT. Trong cấu trúc vĩ

mô của hoạt động (theo A.N. Leonchiev), KNGT không phải là một thành tố độc lập, tồn tại

bên cạnh các thành tố khác (mục đích, động cơ, hành động, thao tác) mà KNGT là một mức

độ của hành động GT.

* Phân loại KNGT

- Dựa vào trật tự các bước tiến hành của một pha GT, V.P.Dakharov cho rằng, để có

năng lực GT, cần có các KN sau: KN thiết lập mối quan hệ trong GT, KN cân bằng nhu cầu

của chủ thể và đối tượng GT, KN nghe và biết lắng nghe, KN tự chủ cảm xúc và hành vi.

- Nếu dựa vào diễn biến của quá trình GT thì KNGT gồm ba nhóm KN cơ bản: KN định

hướng trong GT, KN định vị trong GT, Nhóm KN điều khiển, điều chỉnh

- A.T.Kurbawa và Ph.M.Rakhmatinlira dựa vào tính chất biểu đạt của từ ngữ trong quá

trình GT, cho rằng một quá trình GT gồm ba nhóm KN: KN sử dụng ngôn ngữ, KN diễn đạt

nghĩa trong câu, KN diễn đạt các đặc điểm văn phạm trong câu

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hình thành kĩ nang giao tiếp tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi dân tộc H'mông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gần gũi với cuộc sống mà trẻ quan tâm và có hứng thú tìm hiểu, khám phá. Từ một chủ đề đã lựa chọn, trẻ cùng nhau bàn bạc, trao đối và tiến hành tìm tòi, khám phá, phát hiện, thu thập thông tin cần thiết về chủ đề đó. Qua đó trẻ có một số biểu tượng, KN và thái độ ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh trẻ. Tổ chức HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non là phương thức đan cài, lồng ghép các HĐGD theo chủ đề một cách tự nhiên, hài hòa phù hợp với nhu cầu, hứng thú và nguyện vọng của trẻ trên cơ sở lấy hoạt động chủ đạo làm “hoạt động công cụ” để tích hợp các hoạt động khác nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ GDMN. Biện pháp hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông qua các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non là cách thức tác động cụ thể đến hoạt động GT tiếng Việt của trẻ khi tổ chức các GĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non nhằm hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông. 1.3.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông: Đặc điểm tâm lí trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông; môi trường GT tiếng Việt: môi trường gia đình, môi trường nhà trường, môi trường xã hội; năng lực của GVMN. Chương 2 THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI DÂN TỘC H’MÔNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƢỜNG MẦM NON 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 2.1.1. Mục đích khảo sát - Xác định thực trạng nhận thức, thái độ, biện pháp của GV và phụ huynh trong việc hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông trong các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở một số trường mầm non tại 5 huyện vùng cao Si Ma Cai, Bắc Hà, Sa Pa, Mường Khương, Bát Xát tỉnh Lào Cai. - Xác định thực trạng mức KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông ở một số trường mầm non của 5 huyện vùng cao nói trên. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lí luận, đánh giá thực trạng và phân tích nguyên nhân của thực trạng, đề xuất một số biện pháp tổ chức các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non nhằm hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông. 2.1.2. Đối tượng khảo sát - 285 GV dạy các lớp 5 - 6 tuổi, 337 trẻ 5-6 tuổi và 120 phụ huynh của 30 trường mầm non thuộc 5 huyện vùng cao Si Ma Cai, Bắc Hà, Sa Pa, Mường Khương, Bát Xát tỉnh Lào Cai. - Các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non 2.1.3. Thời gian khảo sát Từ tháng 02/2015 đến tháng 05/2015 2.1.4. Nội dung khảo sát - Nhận thức của GV về tầm quan trọng của GT tiếng Việt và việc hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông. - Thực trạng biện pháp hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông qua các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non nhằm của GVMN vùng cao tỉnh Lào Cai. - Thực trạng về nhận thức và việc làm của phụ huynh trong việc hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông. - Thực trạng KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông và những nguyên nhân của thực trạng. 2.1.5. Phương pháp và công cụ khảo sát 2.1.5.1. Phương pháp khảo sát: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (anket); Phương pháp quan sát; Phương pháp thực nghiệm (thực nghiệm phát hiện); Phương pháp trò chuyện; Phương pháp xử lí số liệu 2.1.5.2. Công cụ khảo sát: Phiếu điều tra bằng bảng hỏi (anket); Phiếu quan sát kĩ năng GT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông; Bài tập đo kĩ năng GT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông; Tiêu chí và thang đánh giá kĩ năng GT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông; Tiêu chí đánh giá theo 4 mức độ (Mức 1, mức 2, mức 3, mức 4) ở mỗi chỉ số. - Mức 1 (KN thành thục): Từ 30 đến 36 điểm - Mức 2 (KN đã có nhưng chưa thành thục): Từ 23 đến 29 điểm - Mức 3 (Có biểu hiện của KN): Từ 16 đến 22 điểm - Mức 4 (Chưa có KN): Dưới 16 điểm. 2.1.6. Cách tiến hành khảo sát 2.1.6.1. Khảo sát giáo viên và phụ huynh Sau khí xây dựng xong mẫu phiếu điều tra anket, chúng tôi tiến hành khảo sát 285 GVMN và 120 phụ huynh ở 30 trường mầm non của 5 huyện; xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS, trên cơ sở đó đưa ra các kết luận khoa học. 2.1.6.2. Khảo sát kĩ năng giao tiếp tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông Chúng tôi tiến hành khảo sát KNGT tiếng Việt của 337 trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông bằng 2 công cụ cơ bản: phiếu quan sát và bài tập thực nghiệm phát hiện. Phiếu quan sát được xây dựng theo 9 tiêu chí về 4 KN nghe và nói trong GT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông. Mỗi tiêu chí có 4 mức độ biểu hiện (như đã trình bày ở mục 2.5.2.2) trong các HĐGD cụ thể. Bài tập thực nghiệm phát hiện được xây dựng để đo 4 nội dung tương ứng với 4 KN thành phần trong GT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông. Mỗi nội dung có những yêu cầu trẻ phải giải quyết về một số lô tô theo chủ đề. Qua mức độ giải quyết những yêu cầu của từng nội dung nhà nghiên cứu xác định mức KN của trẻ. 2.2. Kết quả khảo sát 2.2.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về sự cần thiết phải hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông Bảng 2.1. Nhận thức của GVMN Lào Cai về sự cần thiết phải hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông GV các dân tộc Mức độ cần thiết ∑ X Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % H’mông (n = 89) 71 79,8 18 20,2 0 0 249 2,80 2 Tày (n = 45) 35 77,8 10 22,2 0 0 125 2,78 3 Dao (n = 37) 26 70,3 11 29,7 0 0 100 2,70 4 Nùng (n = 28) 18 64,3 10 35,7 0 0 74 2,64 5 Kinh (n = 86) 71 82,6 15 17,4 0 0 243 2,83 1 Chung (n = 285) 221 77,5 64 22,5 0 0 (Ghi chú: Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm) Số liệu cho thấy, phần lớn GVMN trong địa bàn nghiên cứu (77,5%) cho rằng hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ em DTTS nói chung, trẻ em 5 - 6 tuối dân tộc H’mông nói riêng là việc làm rất cần thiết. Không có GVMN nào cho rằng việc dạy tiếng Việt và hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ em DTTS ngay từ lứa tuổi mầm non là không cần thiết có những nhận thức khá đúng về sự cần thiết phải dạy tiếng Việt và hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ em DTTS ngay từ bậc học mầm non. Điểm trung bình cộng (TBC) về sự cần thiết phải hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ em DTTS của GVMN mọi DTTS đều khá cao (Dao động từ 2,64đ - 2,83đ). Nhận thức về sự cần thiết phải dạy tiếng Việt và hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ em DTTS ngay từ bậc học mầm non được tăng dần cùng với thâm niên công tác và theo trình độ chuyên môn. Giáo viên càng có thâm niên công tác và có trình độ chuyên môn cao thì càng thấy mức độ cần thiết phải dạy giao tiếp tiếng Việt cho trẻ. 2.2.2. Thực trạng sử dụng các hoạt động giáo dục nhằm hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông của giáo viên mầm non tỉnh Lào Cai Bảng 2.4. Mức độ sử dụng các HĐGD nhằm hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông của GVMN Lào Cai TT Hoạt động Mức độ sử dụng ∑ X Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Hoạt động chơi 185 64,91 59 20,70 41 14,39 714 2,51 2 2 Hoạt động học có chủ đích 222 77,89 56 19,65 7 2,46 785 2,75 1 3 Đón trẻ, trả trẻ 125 43,86 95 33,33 65 22,81 630 2,21 5 4 Tổ chức cho trẻ ăn, ngủ 177 62,11 68 23,86 40 14,04 707 2,48 3 5 Vệ sinh cá nhân 90 31,58 125 43,86 70 14,56 590 2,07 6 6 Hoạt động tự chọn 170 59,65 74 25,96 41 14,39 699 2,45 4 7 Dạo chơi, tham quan 96 33,68 84 29,47 105 36,84 561 1,97 7 8 Hoạt động lao động đơn giản 75 26,32 116 40,70 94 32,98 551 1,93 8 (Ghi chú: Thường xuyên: 3 điểm; Thỉnh thoảng: 2 điểm; Không bao giờ: 1 điểm) Nhiều HĐGD thỉnh thoảng GV mới sử dụng để hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ, như: hoạt động vệ sinh cá nhân (43,86%); lao động trực nhật (40,70%); thậm chí có những HĐGD nhiều GV không bao giờ sử dụng làm phương tiện để hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ, như: tổ chức cho trẻ dạo chơi, tham quan (36,84%); hoạt động lao động trực nhật (32,98%). GV cho rằng hoạt động học có chủ đích là hoạt động giúp trẻ hình thành KNGT tiếng Việt tốt nhất, nên họ thường chú trọng đến hoạt động này. 2.2.3. Thực trạng biện pháp hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông qua các hoạt động giáo dục của giáo viên mầm non tỉnh Lào Cai Bảng 2.7. Thực trạng biện pháp hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông qua các hoạt động HĐGD ở trường mầm non TT Biện pháp Mức độ sử dụng ∑ X Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Tạo môi trường GT tiếng Việt trong mọi hoạt động. 192 67.37 65 22.81 28 9.82 734 2.58 2 2 Tạo các tình huống GT tiếng Việt có vấn đề trong mọi hoạt động. 129 45.26 91 31.93 65 22,81 634 2.22 5 3 Xây dựng vòng tay bè bạn, khuyến khích, động viên trẻ GT tiếng Việt. 75 26.32 124 43.51 86 30,18 559 1.96 8 4 Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, khám phá cuộc sống xung quanh. 108 37.89 65 22.81 112 39,30 566 1.99 7 5 Sử dụng các tác phẩm văn học (thơ, câu đố, ca dao) 185 64.91 75 26.32 25 8.77 730 2.56 3 6 Sử dụng trò chơi 101 38.11 69 26.04 95 35,85 536 2.02 6 7 Động viên, khuyến khích kịp thời. 210 73.68 65 22.81 10 3.51 770 2.70 1 8 Phối hợp với gia đình trong việc hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ. 115 40.35 121 42.46 49 17,19 636 2.23 4 9 Định hướng và tạo cơ hội cho trẻ sử dụng ngôn ngữ hình thể. 60 21.05 100 35.09 125 43,86 505 1.77 9 (Ghi chú: Thường xuyên: 3 điểm; Thỉnh thoảng: 2 điểm; Không bao giờ: 1 điểm) Qua bảng này ta thấy, mặc dù GV mầm non tỉnh Lào Cai đã sử dụng khá nhiều biện pháp hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông khi tổ chức các HĐGD ở trường mầm non nhưng ở tần suất sử dụng rất khác nhau. Trong đó, những biện pháp được nhiều GV sử dụng thường xuyên nhất là Động viên, khuyến khích kịp thời (73,68% thường xuyên sử dụng), thứ hai là Tạo môi trường GT tiếng Việt trong mọi hoạt động (67,37%); thứ ba là Sử dụng các tác phẩm văn học (64,91%); Quan sát một số hoạt động của trẻ, chúng tôi thấy, các biện pháp GV sử dụng nhằm hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ không hợp lí nên chưa kích thích được sự mạnh dạn, tự tin của trẻ trong việc sử dụng tiếng Việt để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. Chẳng hạn, khi tổ chức các hoạt động GDTH theo chủ đề cho trẻ, một số cô thỉnh thoảng có tạo cơ hội cho trẻ sử dụng tiếng Việt để trả lời câu hỏi của cô, để mô tả về đối tượng mà trẻ biết, trẻ quan sát thấy, để trao đổi với bạn bè, nhưng không chú ý sửa lỗi phát âm, lỗi tạo lập câu khi trả lời cô, khi mô tả đối tượng, khi trao đổi với bạn bè, Điều này làm hạn chế khả năng tiếng Việt và KNGT tiếng Việt của trẻ. GVMN có nhiều năm kinh nghiệm công tác (từ 6 năm trở lên) và có trình độ nghiệp vụ SPMN cao (từ CĐSPMN trở lên) quan tâm đến việc tạo môi trường GT tiếng Việt cho trẻ trong mọi hoạt động hơn GVMN trẻ (từ 1 - 5 năm) và có trình độ nghiệp vụ sư phạm thấp (TCSPMN) trong quá trình hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông. 2.2.4. Thực trạng ảnh hưởng của gia đình đến việc hình thành KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông Qua khảo sát 120 phụ huynh và trò chuyện trực tiếp với một số phụ huynh về vấn đề hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 2.10. Nhận thức của phụ huynh về sự cần thiết phải hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ H’mông Địa bàn cƣ trú Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % Bắc Hà (n = 28) 25 89.3 3 10.7 0 0.0 Si Ma Cai (n = 27) 22 81.5 5 18.5 0 0.0 Sa Pa (n = 25) 21 84.0 4 16.0 0 0.0 Mường Khương (n = 21) 19 90.5 2 9.5 0 0.0 Bát Xát (n = 19) 16 84.2 3 15.8 0 0.0 Chung (n = 120) 103 85.9 17 14.1 0 0.0 Phần lớn phụ huynh của tất cả các huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai được khảo sát đều cho rằng việc hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ là rất cần thiết (85,9%), nhất là các bậc phụ huynh huyện Mường Khương (90,5%) và huyện Bắc Hà (89,3%). Như vậy chúng ta thấy, phụ huynh người DTTS đã nhận thức được sự cần thiết của việc hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông, họ mong muốn được cho con đến trường để học tiếng Việt, học cái chữ. Bảng 2.11. Mức độ sử dụng tiếng Việt để GT với nhau trong gia đình Địa bàn cƣ trú Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % Bắc Hà (n = 28) 6 21,5 18 64,2 4 12,3 Si Ma Cai (n = 27) 7 25,9 16 59,3 4 14,8 Sa Pa (n = 25) 8 32,0 15 60,0 2 8,0 Mường Khương (n = 21) 5 23,8 13 61,9 3 14,3 Bát Xát (n = 19) 3 15,8 14 73,6 2 10,5 Chung (n = 120) 29 24,2 76 63,3 15 12,5 Nhìn vào bảng thống kê cho thấy, tần suất sử dụng tiếng Việt để GT với nhau trong gia đình là rất thấp, chỉ có 24,2% các gia đình được hỏi thường xuyên sử dụng tiếng Việt để GT với nhau khi ở nhà. Thậm chí có một số gia đình (12,5%) không bao giờ sử dụng tiếng Việt để GT với nhau. Thông qua đó chúng ta thấy, mặc dù 100% các bậc phụ huynh xác định được sự cần thiết phải hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ, song họ vẫn chưa dành nhiều thời gian, tạo cơ hội để trẻ GT tiếng Việt. 2.2.5. Thực trạng KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông Bảng 2.12. Thực trạng KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông (theo địa bàn cư trú) Địa bàn cƣ trú Mức kĩ năng Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 SL % SL % SL % SL % Bắc Hà 10 10,8 15 16,1 31 33,3 37 39,8 Si Ma Cai 10 9,5 17 16,2 35 33,3 43 41,0 Sa Pa 6 12,8 9 19,1 12 25,5 20 42,6 Mường Khương 5 10,0 6 12,0 18 36,0 21 42,0 Bát Xát 6 14,3 11 26,2 13 31,0 12 28,6 Chung 37 11,0 58 17,2 109 32,3 133 39,5 Qua bảng này ta thấy, KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông ở các huyện vùng cao tỉnh Lào Cai còn rất hạn chế. Có tới 39,5% trẻ chưa có KNGT tiếng Việt (Mức 4); 32,3% trẻ chỉ có dấu hiệu của KNGT tiếng Việt (Mức 3). Số trẻ có KNGT tiếng Việt không nhiều: 28,2% (Trong đó 11,0% ở mức 1 - Mức thành thục; 17,2% mức 2 - Mức chưa thành thục). * Xét theo từng kĩ năng Bảng 2.14. Thực trạng KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông (theo từng kĩ năng) Các kĩ năng Mức kĩ năng X Thứ bậc Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 SL % SL % SL % SL % KN nghe hiểu lời nói tiếng Việt 28 8,3 62 18,4 99 29,4 148 43,9 1,91 2 KN độc thoại bằng tiếng Việt 38 11,3 49 14,5 115 34,1 135 40,1 1,97 1 KN đàm thoại bằng tiếng Việt 30 8,9 47 13,9 105 31,2 155 46,0 1,86 3 KN biểu cảm bằng tiếng Việt và các phương tiện phi ngôn ngữ 39 11,6 65 19,3 105 31,2 128 38,0 1,75 4 Qua bảng này ta thấy, điểm trung bình của các KN trong KNGT tiếng Việt của trẻ xoay quanh mức 3 - Có biểu hiện KN. Trong đó KN độc thoại tiếng Việt là khá hơn cả ( X = 1,97), tiếp đến là KN nghe hiểu lợi nói tiếng Việt ( X = 1,91). Thấp hơn là KN biểu cảm bằng tiếng Việt và các phương tiện phi ngôn ngữ ( X = 1,75). Chương 3 BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CHO TRẺ 5 - 6 TUỔi DÂN TỘC H’MÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƢỜNG MẦM NON 3.1. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông qua các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trƣờng mầm non - Nguyên tắc đảm bảo thực hiện được mục tiêu, chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi; - Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp; - Nguyên tắc đảm bảo hình thành ở trẻ sự mạnh dạn, tự tin trong quá trình GT tiếng Việt; - Đảm bảo tính phát triển; - Đảm bảo tạo ra nhiều cơ hội thực hành GT tiếng Việt của trẻ. 3.2. Xây dựng một số biện pháp hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông qua các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trƣờng mầm non Biện pháp 1: Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng thường xuyên tiếng Việt để GT với cô và với bạn khi tổ chức các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non a. Mục đích, ý nghĩa Khi tổ chức các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non, nếu GV tạo cơ hội cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông được sử dụng tiếng Việt để GT với cô và các bạn một cách thường xuyên thì KNGT tiếng Việt của trẻ sẽ được hình thành, phát triển. b. Nội dung và cách tiến hành - Trong giờ đón, trả trẻ: Cô yêu cầu trẻ sử dụng tiếng Việt để chào cô, tạm biệt mẹ, cất/lấy giầy dép và đồ dùng cá nhân ở nơi quy định,. - Trong hoạt động học: Cô cùng trẻ sử dụng tiếng Việt để tương tác với nhau trong quá trình tổ chức hoạt động học theo chủ đề nhằm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động: - Trong hoạt động vui chơi: Cô sử dụng tiếng Việt để tổ chức cho trẻ: thỏa thuận với nhau về chủ đề chơi, nội dung chơi, cách chơi và thực hiện nội dung chơi, hành động chơi với những lời thoại tiếng Việt phù hợp với nhiệm vụ của mình; - Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời (tham quan, dạo chơi, lao động,): Cô sử dụng tiếng Việt để tổ chức hoạt động tham quan, dạo chơi, lao động, theo chủ đề cho trẻ. - Khi tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân,: Cô sử dụng tiếng Việt để trò chuyện với trẻ bằng tiếng Việt về các món ăn, dụng cụ ăn uống; về giường chiếu, chăn gối, đồ dụng vệ sinh cá nhân và ăn uống, ngủ, vệ sinh cá nhân, như thế nào là đúng cách. c. Điều kiện thực hiện - Trẻ chỉ GT được bằng tiếng Việt khi có vốn từ tiếng Việt cần thiết, nắm được ngữ pháp của câu tiếng Việt, - GV cần tạo cơ hội, khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Việt để trò chuyện, trao đổi, GT với nhau trong quá trình tham gia hoạt động. Biện pháp 2: Động viên, khuyến khích kịp thời những tiến bộ của trẻ về KNGT tiếng Việt; chỉnh sửa kịp thời cho trẻ những lỗi GT tiếng Việt trong quá trình tổ chức các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non. a. Mục đích, ý nghĩa Động viên, khuyến khích kịp thời những tiến bộ của trẻ khi GT tiếng Việt sẽ giúp trẻ tích cực, tự tin, hào hứng và mạnh dạn hơn trong quá trình GT tiếng Việt. b. Nội dung và cách tiến hành - Động viên, khuyến khích kịp thời những tiến bộ của trẻ về KNGT tiếng Việt trong quá trình tổ chức các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non. - Đồng thời với việc động viên, khuyến khích kịp thời những tiến bộ về KNGT tiếng Việt của trẻ, GVMN cần phải chỉnh sửa kịp thời những lỗi mà trẻ mắc phải khi GT tiếng Việt. c. Điều kiện thực hiện - Động viên, khuyến khích kịp thời những tiến bộ của trẻ về KNGT tiếng Việt phải được diễn ra thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động; đặc biệt chú ý đến những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin. - Khi chỉnh sửa những lỗi mà trẻ mắc phải trong GT tiếng Việt cần nhẹ nhàng, tế nhị, tránh gây cho trẻ sự xấu hổ, mặc cảm, tự ti, dẫn đến ngại GT tiếng Việt. Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ làm việc theo nhóm giữa trẻ em các dân tộc với nhau khi tham gia các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non a. Mục đích, ý nghĩa Khi tham gia làm việc theo nhóm đa dân tộc, trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông sẽ học hỏi được kiến thức tiếng Việt và KNGT tiếng Việt từ bạn bè một cách nhẹ nhàng, thoải mái. b. Nội dung và cách tiến hành Cô chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm vừa có trẻ dân tộc H’mông vừa có trẻ em các dân tộc khác. Tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm khi học, khi chơi, khi hoạt động ngoài trời, trong khi ăn uống, vệ sinh, c. Điều kiện thực hiện - Chia nhóm phải dựa trên tinh thần tự nguyện của trẻ, không ép trẻ vào nhóm những bạn mà trẻ không thân thiết, hay xung đột nhau. - Mỗi nhóm phải có những em có kiến thức và KNGT tiếng Việt vững vàng. Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ sử dụng tiếng Việt để trải nghiệm, khám phá cuộc sống xung quanh a. Mục đích, ý nghĩa Tạo cơ hội cho trẻ giao lưu, tiếp xúc với các đối tượng khác nhau, qua đó kĩ năng nghe, nói tiếng Việt của trẻ được rèn luyện, làm cho KNGT của trẻ trở nên thành thục và giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình GT. b. Nội dung và cách tiến hành - Cho trẻ tham gia vào các hoạt động trong cộng đồng tại địa phương: như chợ phiên, ngày lễ hội truyền thống, tổ chức cho trẻ giao lưu với các anh chị ở trường tiểu học. - Khích lệ trẻ mạnh dạn, tự tin sử dụng tiếng Việt đểt hỏi han, trò chuyện với nhiều đối tượng khác nhau về những nội dung khác nhau. c. Điều kiện thực hiện - Những người trẻ tiếp xúc, hỏi han, trò chuyện khi tham quan, trải nghiệm phải biết tiếng Việt, có KNGT tiếng Việt thành thạo và sẵn sàng trò chuyện, GT với trẻ bằng tiếng Việt. - Khi cho trẻ tham gia các hoạt động giao lưu, tiếp xúc với cộng đồng cần phải tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, mạnh dạn, tự tin khi GT tiếng Việt. Biện pháp 5: Phối hợp giữa nhà trường với gia đình dạy trẻ sử dụng tiếng Việt để GT hằng ngày với nhau a. Mục đích, ý nghĩa Phối hợp giừa nhà trường với gia đình trong việc dạy trẻ sử dụng tiếng Việt để GT hằng ngày, một mặt sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với việc rèn luyện KNGT cho trẻ, một mặt nó tạo cơ hội cho trẻ được rèn luyện KNGT tiếng Việt cho trẻ. b. Nội dung và cách tiến hành Xác định vai trò, trách nhiệm của nhà trường và gia đình trong việc dạy KNGT tiếng Việt cho trẻ em và xây dựng và thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc dạy KNGT tiếng Việt cho trẻ em phù hợp với từng chủ đề giáo dục tích hợp của năm học. c. Điều kiện thực hiện - Nhà trường (GVMN) phải giữ vai trò chủ đạo trong việc phối kết hợp với gia đình trong việc dạy KNGT tiếng Việt cho trẻ. - Gia đình phải xác định được đây là việc làm rất cần thiết và sẵn sàng phối kết hợp với nhà trường về vấn đề này. * Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ tác động qua lại, tương hỗ, đan xen vào nhau trong quá trình hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông khi tổ chức HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non. 3.3. Thực nghiệm sƣ phạm 3.3.1. Khái quát về thực nghiệm 3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm Tổ chức thực nghiệm (TN) nhằm xác định hiệu quả và tính khả thi của những biện pháp hình thành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông qua các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non do chúng tôi đề xuất. 3.3.1.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm - Đối tượng thực nghiệm: Trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông trường Mầm non Lử Thẩn, huyện Si Ma Cai và trường mầm non Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà. - Thời gian thực nghiệm: + Thực nghiệm lần 1: 4 tháng (Từ tháng 09/2015 đến tháng 12/2015): 50 trẻ của 2 lớp MGL trường mầm non Lử Thẩn. Trong đó, 25 trẻ của lớp MGLA được chọn là nhóm thực nghiệm (TN1), 25 trẻ của lớp MGLB được chọn là nhóm đối chứng (ĐC1). + Thực nghiệm lần 2: 4 tháng (Từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2016): 52 trẻ của 2 lớp MGL, trường Mầm non Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà. Trong đó, 26 trẻ của lớp MGL1 được chọn là nhóm thực nghiệm (TN2), 26 trẻ của lớp MGL2 được chọn là nhóm đối chứng (ĐC2). 3.3.1.3. Nội dung thực nghiệm TN được tiến hành song song giữa nhóm TN và nhóm ĐC. Ở nhóm TN, chúng tôi sử dụng các biện pháp hình hành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông qua các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non do chúng tôi đề xuất. Ở nhóm ĐC, chúng tôi sử dụng những biện pháp hình hành KNGT tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông GV thường dùng khi tổ chức các HĐGD tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non. 3.3.1.4. Tiến trình thực nghiệm * Bước 1: Chuẩn bị TN * Bước 2: Thiết kế chương trình TN * Bước 3: Triển khai TN * Bước 4: Xử lí và phân tích kết quả TN 3.3.1.5. Điều kiện thực nghiệm 3.3.2. Kết quả thực nghiệm 3.3.2.1. Kết quả thực nghiệm lần 1 a. Kết quả trước thực nghiệm lần 1 * Đánh giá chung về mức KNGT tiếng Việt của trẻ trước TN lần 1 Bảng 3.1. Mức KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông trước TN lần 1 Nhóm trẻ Mức kĩ năng ∑ X Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Nhóm TN1 (n=25) 1 4 10 10 532 18.9 Nhóm ĐC1 (n=25) 1 5 10 9 545 19.3 Qua bảng này ta thấy, điểm trung bình cộng (TBC) về KNGT tiếng Việt của trẻ nhóm lớp TN1 và nhóm lớp ĐC1 ở cả 4 mức độ là khá tương đương nhau ( X ĐC1 = 19.3; X TN1 = 18.9) - xoay quanh mức 3 (từ 16 đến 22đ), mức có biểu hiện KN. Sự khác biệt của điểm TBC trên đây là rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê khi chúng tôi kiểm định giá trị thống kê bằng thử t-student. Dựa trên kết quả thống kê ở bảng 3.1, chúng tôi xây dựng biểu đồ về mức KNGT của nhóm TN1 và nhóm ĐC1 trước TN như sau: 0 2 4 6 8 10 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Nhóm TN (n=25) Nhóm ĐC (n=25) Biểu đồ 3.1. Mức KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông trước TN lần 1 Nhìn vào bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 ta thấy, KNGT tiếng Việt của trẻ ở cả 2 nhóm (TN1 và ĐC1) chủ yếu tập trung ở mức 3 (Có biểu hiện KN) và mức 4 (Chưa có KN). Số trẻ có KNGT tiếng Việt ở mức 2 (Mức đã có KN nhưng chưa thành thục), đặc biệt là mức 1 (mức có KN thành thục) rất ít. Như vậy KNGT tiếng Việt của tre 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông của cả 2 nhóm trước TN còn ở mức độ thấp. b. Kết quả sau thực nghiệm lần 1 * Đánh giá chung về mức KNGT tiếng Việt của trẻ sau TN lần 1 Bảng 3.3. Mức KNGT tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’mông sau TN lần 1 Nhóm trẻ Mức kĩ năng ∑ X Mức 1 Mức 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_hinh_thanh_ki_nang_giao_tiep_tieng_viet_cho.pdf
Tài liệu liên quan