Hoạt động giám sát (MA): đánh giá thấp hơn mức trung bình
của hệ thống KSNB (3,744); ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát ở mức
cao (0,228). Hoàn thiện để góp phần cải thiện hệ thống KSNB và giúp
đạt được các mục tiêu kiểm soát tại NHTM Việt Nam.
MA1 (Basel 10): đánh giá tốt nhất (3,77), ảnh hưởng mạnh nhất
đến MA (0,77). Liên tục theo dõi và đánh giá hệ thống KSNB trong
điều kiện có sự thay đổi trong nội bộ và bên ngoài NHTM; Hoạt động
giám sát được thực hiện bởi Ban kiểm soát và bộ phận kiểm toán nội
bộ; Các hoạt động giám sát thường xuyên và định kỳ.
MA4 (Basel 11): đánh giá thấp nhất (3,71). Chức năng của Ban kiểm
soát và kiểm toán nội bộ cần độc lập với các chức năng hoạt động hàng
ngày của NHTM; Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ cung cấp thông tin
khách quan về hệ thống KSNB và hoạt động của NHTM; Ban kiểm soát
và kiểm toán nội bộ báo cáo về hệ thống KSNB và hoạt động của
NHTM trực tiếp đến Hội đồng quản trị, nhà quản lý
28 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến công tác kiểm soát nội bộ tại các NHTM Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam, từ đó
đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi về mặt không gian,
nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào nhóm các NHTM trong nước,
bao gồm NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần. Phạm vi về mặt thời
gian, nghiên cứu khảo sát tại các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần
trong năm 2016.
6. Phương pháp nghiên cứu khoa học
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu dựa vào lý thuyết đại diện và lý thuyết ngữ cảnh làm
nền tảng xây dựng hệ thống KSNB tại các NHTM; dựa vào khái niệm
KSNB, các thành phần KSNB, các mục tiêu kiểm soát theo khuôn khổ
COSO và Basel để đánh giá hệ thống KSNB trong các NHTM; từ đó
đề xuất những khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống
KSNB các NHTM Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm:
nghiên cứu lịch sử dựa trên tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm và ý
kiến chuyên gia nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu; phương pháp
chuyên gia, phương pháp phỏng vấn nhóm chuyên đề nhằm mục tiêu
khám phá các thành phần của hệ thống KSNB, các mục tiêu kiểm soát,
các biến quan sát đo lường khái niệm thành phần KSNB và mục tiêu
kiểm soát; phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng câu hỏi để thu
thập dữ liệu nghiên cứu; phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp đối chiếu để
đánh giá thực trạng hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam; phương
6
pháp chuyên gia nhằm đề xuất từ kết quả mô hình nghiên cứu các
khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB.
Phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm: phân tích hệ số
Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA); phương pháp
kiểm định T-test và phân tích ANOVA nhằm kiểm định sự khác biệt
về hệ thống KSNB giữa các nhóm NHTM; phân tích nhân tố khẳng
định (CFA); phương pháp mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM)
nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu để tìm ra những thành phần
KSNB ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát và sự ảnh hưởng của môi
trường kiểm soát đến các thành phần còn lại của hệ thống KSNB.
Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua
phương pháp điều tra chọn mẫu. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực
tiếp thông qua bảng câu hỏi điều tra. Thời gian thực hiện chương trình
điều tra từ tháng 06/2016 đến tháng 09/2016. Kết quả có 293 bảng câu
hỏi điều tra hợp lệ cấu thành mẫu cho nghiên cứu. Tỷ lệ cơ cấu mẫu
theo 3 miền như sau: Miền Bắc thu được 18 mẫu, chiếm tỷ lệ 6,14%
tổng số mẫu nghiên cứu; Miền Trung thu được 181 mẫu, chiếm tỷ lệ
61,78% tổng số mẫu nghiên cứu; Miền Nam thu được 94 mẫu, chiếm
tỷ lệ 32,08% tổng số mẫu nghiên cứu.
Phương pháp xử lý số liệu
Luận án sử dụng phần mềm SPSS trong: phân tích hệ số Cronbach
Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA); thống kê mô tả để đánh giá
thực trạng hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam; kiểm định T-test và
phân tích ANOVA nhằm kiểm định sự khác biệt về hệ thống KSNB
giữa các nhóm NHTM.
Luận án sử dụng phần mềm AMOS trong: phân tích nhân tố khẳng
định (CFA); phân tích mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm
kiểm định mô hình nghiên cứu để phân tích các thành phần của hệ
7
thống KSNB và vai trò của môi trường kiểm soát đối với các thành
phần còn lại của hệ thống KSNB.
7. Ý nghĩa của luận án và những đóng góp mới của luận án
- Về mặt lý luận, luận án có những đóng góp sau:
Thứ nhất, nghiên cứu được thực hiện đã góp phần vào việc hệ thống
hoá cơ sở lý thuyết và phát triển những lý luận về hệ thống KSNB công ty
nói chung và hệ thống KSNB ngân hàng nói riêng.
Thứ hai, nghiên cứu đã nhận diện được các thành phần hệ thống KSNB
và các mục tiêu kiểm soát trong các NHTM dựa trên các thành phần và các
nguyên tắc KSNB theo khuôn khổ COSO và Basel.
Thứ ba, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định
T-test và phân tích ANOVA, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, đánh giá và
phân tích thực trạng hệ thống KSNB; sử dụng phương pháp chuyên gia xác
định các thành phần của hệ thống KSNB cần hoàn thiện trong các NHTM.
- Về mặt thực tiễn, luận án có những đóng góp sau:
Thứ nhất, nghiên cứu đã đánh giá các thành phần và các mục tiêu
kiểm soát của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam, phân tích
sự khác biệt của hệ thống KSNB trong các nhóm NHTM theo sở hữu
và theo vùng miền.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu phân tích được 5 thành phần của hệ
thống KSNB cần hoàn thiện; hơn thế nữa, nghiên cứu nhận diện và
kiểm chứng được vai trò của thành phần Môi trường kiểm soát đối với
thành phần Đánh giá rủi ro, thành phần Hoạt động kiểm soát, thành
phần Thông tin và trao đổi thông tin; làm cơ sở đề xuất khuyến nghị
hoàn thiện hệ thống KSNB.
Thứ ba, ý nghĩa thiết thực của nghiên cứu thể hiện ở chỗ đề xuất các
khuyến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam, có
thể giúp ích cho các nhà quản lý ngân hàng nhằm hoàn thiện hệ thống
KSNB tại các NHTM. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị để điều chỉnh,
8
bổ sung thiết kế hệ thống KSNB các NHTM nhằm đáp ứng tốt các yêu
cầu về hệ thống KSNB tại các NHTM Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, nghiên cứu đã xây dựng được bảng câu hỏi khảo sát về hệ thống
KSNB các NHTM, đây là tài liệu tham khảo có ý nghĩa, làm cơ sở để thiết
kế bảng hỏi đánh giá hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.
8. Những điểm mới của luận án
Thứ nhất, nghiên cứu đã tiếp cận khá mới theo lý thuyết ngữ cảnh giải
thích về hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO và Basel được vận dụng
nghiên cứu cho các NHTM trong những năm gần đây tại Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu đã xây dựng được một bảng câu hỏi khảo sát
khá tin cậy về hệ thống KSNB các NHTM nói riêng và có thể điều
chỉnh để thực hiện khảo sát về hệ thống KSNB trong những lĩnh vực
hoạt động khác nhau trong nền kinh tế. Sử dụng thang đo lường khá
tin cậy dựa trên các nguyên tắc và hướng dẫn đánh giá hệ thống KSNB
của khuôn khổ COSO và Basel. Bảng câu hỏi khảo sát này có thể sử
dụng trong đánh giá hệ thống KSNB khi kiểm toán BCTC của kiểm
toán viên độc lập.
Thứ ba, nghiên cứu đã thu thập được một cơ sở dữ liệu khá công
phu gồm 293 mẫu phiếu điều tra từ các nhân viên ngân hàng có trình
độ am hiểu nhất định về hệ thống KSNB và kiểm toán trải rộng cả 3
miền của Việt Nam: miền Bắc, miền Trung, miền Nam; cơ sở dữ liệu
này có thể làm cơ sở để phát triển những nghiên cứu tiếp theo.
Thứ tư, nghiên cứu đã đánh giá thực trạng hệ thống KSNB, đánh
giá chung về hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát trong các NHTM
Việt Nam thông qua thống kê mô tả; đồng thời tìm hiểu sự khác biệt
về hệ thống KSNB trong các nhóm NHTM theo sở hữu và theo vùng
miền bằng kiểm định T-Test và phân tích ANOVA.
Thứ năm, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô hình cấu trúc tuyến
tính SEM trong phân tích các thành phần của hệ thống KSNB, làm cơ sở
9
đưa ra các khuyến nghị chính sách hoàn thiện hệ thống KSNB trong lĩnh
vực ngân hàng tại Việt Nam. Phương pháp cho phép nghiên cứu phân
tích ảnh hưởng của các biến ngoại sinh đến biến nội sinh, và đồng thời
phân tích ảnh hưởng của các biến vừa ngoại sinh vừa nội sinh.
Thứ sáu, trong phân tích các thành phần của hệ thống KSNB, nghiên
cứu đã tìm ra sự ảnh hưởng của Môi trường kiểm soát đến 3 thành
phần Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và trao đổi
thông tin. Đây là một điểm mới của luận án trong nghiên cứu hoàn
thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.
Thứ bảy, từ những kết quả đánh giá trên, nghiên cứu kết hợp giữa
phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính đưa ra các
khuyến nghị nhằm hoàn thiện các thành phần KSNB trong các NHTM
Việt Nam theo khuôn khổ COSO 2013 và khuôn khổ Basel 1998; cũng
như những khuyến nghị về chính sách pháp luật đối với hệ thống KSNB
trong các NHTM Việt Nam.
9. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được trình bày thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về hệ thống
kiểm soát nội bộ
Chương 2: Khái quát ngân hàng thương mại và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân
hàng thương mại Việt Nam
Chương 4: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
trong các ngân hàng thương mại Việt Nam
10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu về hệ thống KSNB
1.1.1. Cơ sở lý thuyết đại diện
Lý thuyết đại diện cho rằng trong công ty tồn tại vấn đề đại diện “tách
biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát dẫn đến xung đột lợi ích và chia sẽ
rủi ro”. Quản trị công ty giúp hài hòa lợi ích và giúp cho hoạt động của
công ty hiệu quả hơn, hệ thống KSNB là một trong những cơ chế quản trị
nội bộ công ty. Nghiên cứu hệ thống KSNB dựa trên lý thuyết đại diện
giải thích cho sự cần thiết tồn tại hệ thống KSNB trong công ty.
1.1.2. Cơ sở lý thuyết ngữ cảnh
Lý thuyết ngữ cảnh cho rằng hệ thống KSNB có thể thay đổi. Lý
thuyết ngữ cảnh cung cấp nghiên cứu về hệ thống KSNB là một tiến trình
thực hiện các thủ tục kiểm soát phù hợp với đặc điểm, quy mô, cấu trúc
và sự thay đổi trong công ty. Đây là lý thuyết để nghiên cứu về hệ thống
KSNB trong điều kiện đa dạng loại hình công ty, đa dạng ngành nghề và
nhiều thay đổi như ngày nay.
1.2. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ
1.2.1. Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống KSNB bộ là tiến trình thực hiện các thủ tục, cơ chế kiểm
soát nhằm đối phó với các rủi ro đạt được mục tiêu công ty, gồm: hữu
hiệu và hiệu quả của hoạt động; đảm bảo sự tin cậy của báo cáo tài
chính; tuân thủ các luật lệ và quy định.
1.2.2. Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống KSNB là một trong những cơ chế quản trị trong nội bộ công
ty, góp phần thực hiện và đạt được các mục tiêu trong hoạt động công ty.
11
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu thực nghiệm
1.3.1. Khuôn khổ hệ thống kiểm soát nội bộ
1.3.1.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ theo khuôn khổ COSO
Theo khuôn khổ KSNB của COSO, hệ thống KSNB gồm có 5
thành phần, được phát triển thành 17 nguyên tắc kiểm soát.
1.3.1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng theo
khuôn khổ Basel
Khuôn khổ Basel đề ra 13 nguyên tắc thiết kế và đánh giá hệ thống
KSNB ngân hàng; về cơ bản, các nguyên tắc này tương tự 5 thành
phần của hệ thống KSNB theo khuôn khổ của COSO.
1.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
Một số nghiên cứu nước và trong nước về hệ thống KSNB. Bao
gồm: nghiên cứu về hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO, về hệ
thống KSNB theo khuôn khổ Basel; nghiên cứu về các thành phần
kiểm soát nội bộ, tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội
bộ; nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống KSNB các công ty và
NHTM, nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến
hiệu quả hoạt động và các mục tiêu kiểm soát. Từ đó, đưa ra các hàm ý
chính sách dựa trên các kết quả nghiên cứu.
1.4. Khoảng trống nghiên cứu
Qua phần tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án xác định được 5
khoảng trống về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn cho tình hình nghiên
cứu về lĩnh vực KSNB ở Việt Nam: (1) Nghiên cứu chủ yếu sử dụng
khuôn khổ COSO, (2) Nghiên cứu chưa kết hợp giữa khuôn khổ
COSO và Basel, (3) Chưa có nhiều nghiên cứu tiếp cận lý thuyết đại
diện và lý thuyết ngữ cảnh về hệ thống KSNB tại Việt Nam,
(4) Nghiên cứu chủ yếu dựa vào định tính (5) Chủ yếu nghiên cứu tình
huống cho một ngân hàng.
12
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại
2.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
NHTM là một định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế thị
trường, với các mặt hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.
2.1.2. Phân loại ngân hàng theo hình thức sở hữu
- NHTM thuộc sở hữu nhà nước: Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
- NHTM ngoài quốc doanh gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần,
Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHTM
100% vốn nước ngoài.
2.1.3. Hoạt động của ngân hàng thương mại
Nhận tiền gửi, Cấp tín dụng, Đầu tư tài chính, Thực hiện trao đổi
ngoại tệ, Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, Bảo quản vật có
giá, Tài trợ các hoạt động của chính phủ, Nghiệp vụ trung gian, Một số
dịch vụ khác, Một số hoạt động ngoài bảng tổng kết tài sản.
2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu các thành phần của hệ thống KSNB
Giả thuyết H1: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Môi trường
kiểm soát (CE) đến mục tiêu kiểm soát (ICO) các NHTM Việt Nam.
Giả thuyết H2: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Đánh
giá rủi ro (RA) đến mục tiêu kiểm soát (ICO) các NHTM Việt Nam.
Giả thuyết H3: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Hoạt động
kiểm soát (CA) đến mục tiêu kiểm soát (ICO) các NHTM Việt Nam.
Giả thuyết H4: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Thông tin và
trao đổi thông tin (IC) đến mục tiêu kiểm soát (ICO) các NHTM Việt Nam.
Giả thuyết H5: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Giám
sát (MA) đến mục tiêu kiểm soát (ICO) các NHTM Việt Nam.
Giả thuyết H6: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Môi
trường kiểm soát (CE) đến thành phần Đánh giá rủi ro (RA) các
NHTM Việt Nam.
13
Giả thuyết H7: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Môi
trường kiểm soát (CE) đến thành phần Hoạt động kiểm soát (CA) các
NHTM Việt Nam.
Giả thuyết H8: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Môi
trường kiểm soát (CE) đến thành phần Thông tin và trao đổi thông tin
(IC) các NHTM Việt Nam.
Giả thuyết H9: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Môi trường
kiểm soát (CE) đến thành phần Giám sát (MA) các NHTM Việt Nam.
2.3. Mô hình phân tích các thành phần của hệ thống kiểm soát nội
bộ trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
2.4. Thang đo lường các thành phần KSNB và mục tiêu kiểm soát
2.4.1. Thang đo lường thành phần Môi trường kiểm soát (CE):
đo lường bằng 7 biến quan sát từ CE1 đến CE7.
2.4.2. Thang đo lường thành phần Đánh giá rủi ro (RA):
đo lường bằng 5 biến quan sát từ RA1 đến RA5.
2.4.3. Thang đo lường thành phần Hoạt động kiểm soát (CA):
đo lường bằng 5 biến quan sát từ CA1 đến CA5.
2.4.4. Thang đo lường thành phần Thông tin và trao đổi thông tin (IC):
đo lường bằng 5 biến quan sát từ IC1 đến IC5.
H1 (+)
H2 (+)
H3 (+)
H4 (+)
H5 (+)
Mục tiêu
kiểm soát
H9 (+)
H7 (+)
H8 (+)
H6 (+)
Môi trường kiểm soát
Đánh giá
rủi ro
Hoạt động
kiểm soát
Thông tin và
trao đổi thông
tin
Hoạt động
giám sát
14
2.4.5. Thang đo lường thành phần Hoạt động giám sát (MA):
đo lường bằng 5 biến quan sát từ MA1 đến MA5.
2.4.6. Thang đo lường mục tiêu kiểm soát (ICO):
đo lường bằng 6 biến quan sát từ ICO1 đến ICO6.
2.5. Thang đo các thành phần nghiên cứu: sử dụng thang đo quãng
Likert Scale 5 điểm.
2.6. Xây dựng bảng câu hỏi điều tra: các câu hỏi trong bảng hỏi phù hợp
với các thang đo lường các thành phần KSNB và mục tiêu kiểm soát.
2.7. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng.
2.8. Khung nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong
các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.9. Quy trình nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
trong các ngân hàng thương mại Việt Nam
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Loại hình sở hữu NHTM Vị trí địa lý
Phân loại Số lượng Cơ cấu Phân loại Số lượng Cơ cấu
NHTM nhà nước
(nhà nước > 50%)
110 37,54%
Miền Bắc 18 6,15%
Miền Trung 181 61,77%
NHTM cổ phần 183 62,45% Miền Nam 94 32,08%
Tổng cộng 293 100% Tổng cộng: 293 100%
3.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp hệ số
Cronbach alpha
Các biến tiềm ẩn sau khi thực hiện phân tích Cronbach alpha:
CE (CE2, CE3, CE4, CE5, CE6, CE7), RA (RA1, RA2, RA3, RA5),
CA (CA1, CA2, CA3, CA4, CA5), IC (IC1, IC2, IC3, IC4, IC5), MA
(MA1, MA3, MA4, MA5), ICO (ICO1, ICO2, ICO3, ICO4, ICO5, ICO6)
được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo.
15
3.3. Đánh giá giá trị thang đo - Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
các thành phần KSNB và thành phần mục tiêu kiểm soát
Sau khi rút trích các biến, CE (CE2, CE3, CE6, CE7),
RA (RA2, RA3, RA5), CA (CA1, CA2, CA5), IC (IC1, IC3, IC4),
MA (MA1, MA4), ICO (ICO1, ICO2, ICO3, ICO5, ICO6).
3.4. Đánh giá hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát trong các NHTM
Việt Nam - Thống kê mô tả
Dữ liệu phân tích cho thấy, nhìn chung các thang đo đo lường 5
thành phần KSNB, đánh giá chung hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm
soát các NHTM được đánh giá trên mức trung bình và ở mức khá tốt.
3.5. Phân tích sự khác biệt về hệ thống KSNB trong các NHTM
Việt Nam
Không có sự chênh lệch về đánh giá 5 thành phần KSNB, đánh giá
chung về hệ thống KSNB và đánh giá các mục tiêu kiểm soát giữa các
nhóm NHTM theo sở hữu và theo vùng miền. Riêng thành phần Đánh
giá rủi ro (RA) có sự chênh lệch giữa các nhóm NHTM theo sở hữu và
theo vùng miền, nhưng chênh lệch này không lớn.
3.6. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 5 thành phần kiểm soát
nội bộ và mục tiêu kiểm soát – Mô hình đo lường tới hạn
Kết quả CFA (chuẩn hoá) mô hình đo lường tới hạn
16
4.7. Phân tích các thành phần của hệ thống KSNB - Kiểm định mô
hình hoá cấu trúc tuyến tính (SEM)
Kết quả SEM (chuẩn hoá) của mô hình nghiên cứu
Kết quả SEM (chuẩn hoá) của mô hình điều chỉnh
17
Kết quả SEM (chuẩn hoá) của mô hình điều chỉnh dựa vào hệ số MI
Hệ số hồi quy của mô hình điều chỉnh; R2: Mục tiêu kiểm soát = 72,8%;
R2: Đánh giá rủi ro = 10,5%; R2: Hoạt động kiểm soát = 48,7%;
R2: Thông tin và trao đổi thông tin = 48,6%
Tương quan
Estimate chưa
chuẩn hóa
Estimate
chuẩn hóa
SE CR P-value
CE → RA 0,242 0,324 0,067 3,591 0,0000
CE → CA 0,684 0,698 0,106 6,470 0,0000
CE → IC 0,777 0,697 0,111 6,973 0,0000
CE → ICO 0,257 0,286 0,145 1,767 0,077
RA → ICO 0,192 0,160 0,088 2,184 0,029
CA → ICO 0,186 0,203 0,112 1,655 0,098
IC → ICO 0,308 0,383 0,096 3,229 0,001
MA → ICO 0,284 0,228 0,100 2,829 0,005
18
CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
HỆ THỐNG KSNB TRONG CÁC NHTM MẠI VIỆT NAM
4.1. Khuyến nghị hoàn thiện các thành phần kiểm soát nội bộ
trong các NHTM Việt Nam
4.1.1. Môi trường kiểm soát (CE): đánh giá tốt nhất (3,819), ảnh hưởng
đến các thành phần KSNB khác, ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát ở mức
khá cao (0,286). Tập trung phát triển điểm mạnh để tạo giá trị cốt lõi của hệ
thống KSNB các NHTM, hỗ trợ hoàn thiện các thành phần KSNB khác,
góp phần đạt được các mục tiêu kiểm soát tại các NHTM Việt Nam.
CE2 (COSO 02): đánh giá tốt nhất (3,87), ảnh hưởng mạnh đến CE
(0,62). Cần xác định mục tiêu kiểm soát và trách nhiệm giám sát của Hội
đồng quản trị; Hội đồng quản trị phải có sự độc lập nhất định; Cần cân
nhắc giữa nhiệm vụ của Hội đồng quản trị và mục tiêu của NHTM; Kỳ
vọng Hội đồng quản trị trung thực, tôn trọng giá trị đạo đức, có khả năng
lãnh đạo; Ban kiểm soát thực hiện vai trò giám sát của Hội đồng quản trị.
CE6 (COSO 04): đánh giá thấp nhất (3,76). Chính sách nguồn nhân
lực cần giữ chân nhân viên có năng lực; Nhà quản lý xác định yêu cầu
về năng lực công việc, cụ thể bằng yêu cầu về kiến thức và kỹ năng;
xác dịnh và đánh giá các vị trí, chức năng quan trọng giúp đạt được
mục tiêu hoạt động.
CE7 (COSO 05): đánh giá trung bình khá cao (3,83), ảnh hưởng
mạnh đến CE (0,62). Ban giám đốc là người chịu trách nhiệm điều
hành hoạt động NHTM; Nhà quản lý báo cáo và chịu sự giám sát
của Hội đồng quản trị về trách nhiệm này; Thiết lập và thực hiện
trách nhiệm giải trình của Nhà quản lý; Tiêu thức đo lường kết quả
hoạt động bao gồm cả tiêu chuẩn định lượng và định tính, gắn với
cá nhân và nhà quản lý; Khuyến khích tạo động lực cho nhà quản lý
và nhân viên hoàn thành nhiệm vụ.
19
4.1.2. Đánh giá rủi ro (RA): đánh giá thấp hơn mức trung bình của hệ
thống KSNB (3,746), ảnh hưởng thấp nhất đến mục tiêu kiểm soát
(0,160). Tập trung hoàn thiện để cải thiện hệ thống KSNB các NHTM.
RA2 (COSO 07, Basel 04): đánh giá trung bình khá (3,74), ảnh
hưởng mạnh nhất đến RA (0,76), Cần thiết thực hiện đánh giá rủi ro;
Đánh giá rủi ro ở mức độ toàn bộ hoạt động NHTM; Đánh giá rủi ro ở
mức độ hoạt động tại chi nhánh, phòng giao dịch các NHTM; Phân
tích đánh giá rủi ro; Biện pháp đối phó rủi ro.
4.1.3. Hoạt động kiểm soát (CA): đánh giá thấp hơn mức trung bình của
hệ thống KSNB (3,747); ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát ở mức thấp
(0,203). Hoàn thiện để cải thiện hệ thống KSNB các NHTM.
CA1 (COSO 10, Basel 05): đánh giá thấp nhất (3,70). Hoạt động
kiểm soát cần phù hợp với đánh giá rủi ro; Cần có kiểm soát nghiệp vụ
cho các hoạt động của NHTM; Cần phối hợp các hoạt động kiểm soát
sao cho hiệu quả; Hoạt động kiểm soát nhằm đạt mục tiêu đầy đủ, chính
xác, có thực và tuân thủ trong thực tế; Cần có kiểm soát ở cấp hội
sở/khu vực, là những thủ tục phân tích rà soát kết quả kinh doanh; Kết
hợp giữa kiểm soát ở cấp độ nghiệp vụ và cấp độ hội sở/khu vực NHTM
tạo thành các lớp kiểm soát nhằm đối phó với những rủi ro.
CA5 (COSO 12): đánh giá trung bình khá (3,73), ảnh hưởng mạnh
nhất đến CA (0,62). Định kỳ đánh giá các chính sách và thủ tục; Áp
dụng biện pháp sửa chữa cần thiết đối với chính sách và thủ tục kiểm
soát bị lỗi; Chính sách và thủ tục trong hoạt động kiểm soát được thực
hiện cẩn thận, kịp thời.
4.1.4. Thông tin và trao đổi thông tin (IC): đánh giá thấp nhất
(3,696); ảnh hưởng mạnh nhất đến mục tiêu kiểm soát (0,382). Tập
trung hoàn thiện để cải thiện hệ thống KSNB và góp phần đạt được
các mục tiêu kiểm soát tại NHTM.
IC1 (COSO 13): đánh giá thấp nhất (3,68). Xác định các yêu cầu về
20
thông tin cho từng cấp độ quản lý; Cần lựa chọn những nguồn cung
cấp thông tin thích hợp và hữu ích; Ban hành các chính sách quản lý
thông tin, nêu rõ trách nhiệm về chất lượng thông tin.
IC4 (Basel 08): đánh giá tốt nhất (3,72), ảnh hưởng mạnh nhất
đến IC (0,69). Thiết lập và duy trì hệ thống thông tin quản lý đầy đủ các
hoạt động của NHTM; Chú trọng hệ thống công nghệ thông tin điện tử.
4.1.5. Hoạt động giám sát (MA): đánh giá thấp hơn mức trung bình
của hệ thống KSNB (3,744); ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát ở mức
cao (0,228). Hoàn thiện để góp phần cải thiện hệ thống KSNB và giúp
đạt được các mục tiêu kiểm soát tại NHTM Việt Nam.
MA1 (Basel 10): đánh giá tốt nhất (3,77), ảnh hưởng mạnh nhất
đến MA (0,77). Liên tục theo dõi và đánh giá hệ thống KSNB trong
điều kiện có sự thay đổi trong nội bộ và bên ngoài NHTM; Hoạt động
giám sát được thực hiện bởi Ban kiểm soát và bộ phận kiểm toán nội
bộ; Các hoạt động giám sát thường xuyên và định kỳ.
MA4 (Basel 11): đánh giá thấp nhất (3,71). Chức năng của Ban kiểm
soát và kiểm toán nội bộ cần độc lập với các chức năng hoạt động hàng
ngày của NHTM; Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ cung cấp thông tin
khách quan về hệ thống KSNB và hoạt động của NHTM; Ban kiểm soát
và kiểm toán nội bộ báo cáo về hệ thống KSNB và hoạt động của
NHTM trực tiếp đến Hội đồng quản trị, nhà quản lý.
4.2. Khuyến nghị đối với chính sách pháp luật nhà nước về kiểm
soát nội bộ các NHTM Việt Nam
Cần ban hành quy định hướng dẫn cụ thể hơn các thành phần của
hệ thống KSNB. Có thể tham khảo và sử dụng khuôn khổ COSO 2013
và khuôn khổ Basel 1998.
Quy định hướng dẫn cụ thể về các thành phần của hệ thống KSNB
sẽ giúp các NHTM Việt Nam báo cáo đầy đủ hơn về hệ thống KSNB
đến cơ quan quản lý Ngân hàng Nhà nước.
21
10. Kết luận
Luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các
Ngân hàng thương mại Việt Nam” đã được thực hiện dựa trên lý
thuyết đại diện và lý thuyết ngữ cảnh làm nền tảng nghiên cứu về
KSNB trong các NHTM Việt Nam. Dựa trên khuôn khổ COSO 1992,
cập nhật 2013 và khuôn khổ Basel 1998 xây dựng các thành phần, các
nguyên tắc của hệ thống KSNB trong các NHTM. Sử dụng hệ thống
dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi điều tra do chính tác giả thực
hiện. Sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định
lượng được vận dụng phù hợp với mục tiêu và bối cảnh thực hiện luận
án. Với tất cả các nội dung đã được trình bày ở trên, kết quả đạt được
của luận án như sau:
Thứ nhất, tổng quan được các nghiên cứu về hệ thống KSNB. trên cơ
sở tổng quan các nghiên cứu có liên quan, luận án đã nhận diện được hệ
thống KSNB các NHTM theo khuôn khổ COSO và Basel. Qua tổng
quan các nghiên cứu, luận án đã xác định được các khoảng trống nghiên
cứu làm cơ sở tác giả thực hiện đề tài về hệ thống KSNB trong các
NHTM Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu đã xác định lý thuyết nghiên cứu về hệ thống
KSNB các NHTM. Sử dụng lý thuyết đại diện làm nền tảng nghiên cứu
về hệ thống KSNB trong NHTM, sử dụng lý thuyết ngữ cảnh để hướng
đến hệ thống KSNB the
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_hoan_thien_he_thong_kiem_soat_noi_bo_trong_c.pdf