Tóm tắt Luận án Hoạt động ngoại thương của Việt Nam cộng hòa từ 1955 đến 1975

Thị trường nhập khẩu

Giống như như giai đoạn 1955 – 1964, thị trường nhập khẩu của Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn này chủ yếu là các nước thuộc hai khu vực châu Á và Tây Âu, trong giai đoạn này Việt Nam Cộng hòa còn nhập khẩu hàng của Úc, chủ yếu là hàng nông phẩm.

Ngoài ra, còn có sự xuất hiện một số thị trường nhập khẩu khác như: Canada viện trợ xây dựng trung tâm chữa bệnh cho binh lính Việt Nam Cộng hòa ở Quy Nhơn và một số phương tiện khác, để trang bị bệnh viện cấp cứu; Hà Lan xây dựng phòng khám bệnh lao và viện trợ hợp tác khoa học, kĩ thuật; thị trường châu Á xuất hiện thêm Đài Loan, Nam Triều Tiên, chủ yếu nhập khẩu vào Việt Nam Cộng hòa hàng tiêu dùng gia đình, đồ điện, dụng cụ gia đình; Ấn Độ nhập khẩu mặt hàng nông sản và hàng tiêu dùng thông thường: bông sợi đay

Tóm lại, từ năm 1965 đến năm 1975, hoạt động ngoại thương của Việt Nam Cộng hòa chủ yếu là hoạt động nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu ngày càng giảm sút nghiêm trọng, chủ yếu do tình hình chiến sự, nhu cầu hàng hóa phục vụ cho quân đội Mỹ và người dân miền Nam Việt Nam gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã có sự thay đổi rất nhiều trong chính sách ngoại thương, nổi bật trên hết là biện pháp nhập khẩu tự do không hạn chế, góp phần đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu.

Hoạt động ngoại thương của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1975, chủ yếu là nhập khẩu, tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu là 1/24.

Như vậy, có thể nói rằng, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa là nhập khẩu tiêu thụ, người dân miền Nam Việt Nam đã sống trên sức sản xuất của mình quá xa, sống trong thịnh vượng nhưng dưới sự viện trợ của Mỹ. Ngành nhập khẩu là một trong những lĩnh vực hoạt động ngoại thương chủ yếu của Việt Nam Cộng hòa. Nguồn trang trải nhập khẩu phần lớn phải dựa vào các chương trình viện trợ. Ngoài ra, miền Nam cũng có sử dụng ngoại tệ sở hữu, mà phần lớn cũng dựa vào việc đổi tiền miền Nam lấy đôla. Trong nhập khẩu cũng có một số khoản viện trợ khác của Nhật, Pháp nhưng không đáng kể.

* Tác động của chiến tranh đối với hoạt động ngoại thương

Đầu năm 1965, trước nguy cơ chiến lược "chiến tranh đặc biệt" bị phá sản hoàn toàn, Mỹ đã ồ ạt đưa quân và quân đồng minh cùng với vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam nhằm đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam và mở rộng "chiến tranh phá hoại" miền Bắc. Mặt khác, Mỹ cũng đề ra và giúp chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực hiện hàng loạt dự án, xây dựng các công trình phục vụ cho chiến tranh như đã trình bày ở trên.

Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, việc xuống thang chiến tranh là điều bắt buộc, Mỹ thực hiện thí điểm ở các nước Đông Dương chiến lược toàn cầu mới, đề ra chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh” từ năm 1969, quân Mỹ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh đồng thời tăng cường quân đội tay sai là chủ yếu.

Tác động của chiến tranh đã góp phần làm cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam Cộng hòa giảm sút nghiêm trọng. Vì thế, chiến tranh tàn phá là một trong những nguyên nhân đã làm sản lượng gạo giảm sút. Tuy nhiên, ở các đô thị, hơn một triệu quân đội với nhiều tiền bạc, những nguồn hàng quân nhu, đặc biệt là đồ phế thải chiến tranh là một sản phẩm dồi dào như sắt thép từ những chiến xa, xe nhà binh, đại bác bị phá hủy là một nguồn cung cấp rất lớn cho ngành luyện kim. Vào những năm chiến tranh ác liệt, hàng loạt các khu căn cứ quân sự bị đánh tan, thì số lượng hàng phế thải rất lớn, đến nỗi các xí nghiệp sắt thép và cán đồng không dùng hết, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đem xuất khẩu để lấy ngoại tệ.

Hoạt động nhập khẩu gia tăng nhanh chóng, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phục vụ cho quân đội Mỹ như ti vi, xe máy, tủ lạnh, radio, giường, tủ, bàn ghế, đồng hồ, máy ảnh, máy quay phim, phim ảnh, sữa, đường, các loại rượu, giầy dép, quần áo, len dạ, xà phòng, bia, hoa, quả Với nhiều mặt hàng này, có thể nói, nó đã cung cấp cho miền Nam Việt Nam một khối lượng lớn hàng hóa ngoại quốc, chất lượng tốt, giá rẻ.

Khi quân đội Mỹ và quân đồng minh rút dần thì nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa cũng trở nên khó khăn do việc tổng cầu giảm sút đột ngột. Ngân sách luôn trong tình trạng thâm hụt, bất chấp việc chính quyền Việt Nam Cộng hòa thu ngân sách nội địa, bên cạnh đó, viện trợ kinh tế của Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa cũng nhiều hơn mà lý do là chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải tự đảm đương nhiều hoạt động quân sự hơn. Mặt khác, thị trường tiêu thụ các hàng công nghiệp dân dụng ở miền Nam Việt Nam cũng bị thu hẹp, mặc dù, Việt Nam Cộng hòa còn khả năng để nhập khẩu các nguyên vật liệu, nhưng thị trường tiêu thụ không còn rộng lớn như trước, vì thế, sản xuất công nghiệp lâm vào cảnh bế tắc.

 

docx27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoạt động ngoại thương của Việt Nam cộng hòa từ 1955 đến 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1964, đây là giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất của ngành xuất khẩu Việt Nam Cộng hòa, chủ yếu xuất khẩu là mặt hàng gạo và cao su, phát triển tương đối nhanh (giai đoạn 1955-1960) và phát triển vừa phải (1960-1964), song vẫn giữ được mức độ gia tăng vừa phải, nhưng nếu xét giá trị xuất khẩu theo hàng năm, thì có sự lên xuống bất thường, không ổn định. Nhập khẩu trong giai đoạn này luôn cao hơn so với xuất khẩu, làm cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa sử dụng phương thức hàng đổi hàng, đây là biện pháp mà các nước chậm phát triển sử dụng một cách phổ biến, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các nước tư bản phát triển. Ngoài ra, từ giữa năm 1961, Mỹ đã tiến hành cuộc “chiến tranh đặc biệt”, toàn miền Nam Việt Nam bước vào thời kỳ càn quét, chế độ cai trị thời chiến lược đã được áp dụng, dân bị dồn về đô thị, ven đường quốc lộ và nhất là các ấp chiến lược. Do tác động của chiến tranh, tình hình ngoại thương của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1962 bắt đầu sa sút, ngân sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày càng thiếu hụt, tình trạng lạm phát ngày càng gia tăng, hoạt động xuất khẩu giảm sút đặc biệt là hai mặt hàng gạo và cao su, sản phẩm tiêu biểu chủ yếu đặc trưng nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa là gạo thì đến năm 1964 là năm cuối cùng mà mặt hàng này xuất khẩu. Nông nghiệp miền Nam Việt Nam bị tàn phá trầm trọng, nhất là từ năm 1963, ảnh hưởng nhiều nhất là trong lĩnh vực trồng lúa, mức sản xuất giảm, diện tích canh tác bị thu hẹp, cao su cũng trong tình trạng như vậy, diện tích canh tác cũng như sản xuất đều bị thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó, do tác động chiến tranh, các mặt hàng nhập khẩu như sữa, dầu hỏa, dược phẩm và hàng những mặt hàng tiêu dùng, phương tiện khác để phục vụ sinh hoạt trong chiến tranh gia tăng từ năm 1962. CHƯƠNG 3 HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 3.1. Bối cảnh lịch sử mới và những yếu tố tác động đến hoạt động ngoại thương 3.1.1. Tình hình chính trị, kinh tế Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, tình hình chính trị ở miền Nam Việt Nam rơi vào khủng hoảng, nhiều cuộc đảo chính liên tiếp diễn ra. Ngày 30/4/1975, trong cương vị Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa chính thức sụp đổ. Từ cuối năm 1964, quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam và từ sau năm 1965, bắt đầu ồ ạt vào miền Nam Việt Nam. Điều này, đã làm cho tài chính, ngân sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị thâm hụt nghiêm trọng, giá cả hàng hóa sinh hoạt trong đời sống thường ngày của người dân miền Nam Việt Nam không ổn định. Năm 1969, quân đội Mỹ lần lượt rút khỏi miền Nam Việt Nam. Việc rút đi hơn nữa triệu quân Mỹ, đã để lại một khoảng trống khổng lồ trong đời sống kinh tế miền Nam Việt Nam, đồng thời, một số lượng lớn những người lao động làm việc cho Mỹ, cũng không còn việc làm. Điều này, dẫn đến là đời sống nhân dân ở miền Nam Việt Nam gặp khó khăn. Bên cạnh đó, hoạt động của nhiều ngành kinh tế ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn này giảm sút liên tục, góp phần dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa, nhập khẩu tăng cao. 3.1.2. Chính sách viện trợ của Mỹ Đến năm 1965, do tình hình chiến tranh phức tạp, Mỹ đã đề ra và giúp chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực hiện hàng loạt dự án, xây dựng các công trình phục vụ cho chiến tranh, đặc biệt là phục vụ quân đội, như mở mang các nhà máy điện, hệ thống cung cấp nước, xây dựng đường xá, bến cảng, sân bay, nhà máy dệt, giầy vải, đồ hộp Với việc Mỹ tăng viện trợ thương mại, đã tạo một điều kiện rất lớn để cung cấp hàng hóa nhập khẩu vào miền Nam Việt Nam. Đến năm 1969, viện trợ của Mỹ ở Việt Nam Cộng hòa không thể kéo dài, do tốn kém quá nhiều tiền của, thương vong nhiều binh lính, thiệt hại nhiều vũ khí, phương tiện, phong trào phản đối chiến tranh trên thế giới, giới cầm quyền Mỹ nghĩ đến việc rút khỏi miền Nam Việt Nam, xét về mọi phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội. Đặc biệt, với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ đã rút dần quân và trao gánh nặng chiến tranh cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tăng viện trợ để Việt Nam Cộng hòa tận lực tăng quân số, chống đỡ khó khăn về kinh tế. 3.1.3. Bộ máy quản lý hoạt động ngoại thương Trong giai đoạn 1965 – 1975, bộ máy chính quyền quản lý hoạt động ngoại thương của Việt Nam Cộng hòa, đã có những thay đổi nhất định, để phù hợp với tình hình mới, nhưng nhìn chung, chức năng quản lý ngoại thương không có sự thay đổi đáng kể, mà chủ yếu là cơ cấu lại tổ chức của bộ máy ngoại thương. Mặc dù, Bộ Kinh tế đã qua nhiều lần cải tổ nhưng về cơ bản chức năng, nhiệm vụ của Nha Ngoại thương hầu như không bị xáo trộn. Bộ Tài chính thay đổi trong cơ cấu tổ chức để thích hợp với nhu cầu công việc và tình hình mới. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cũng thay đổi để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và cũng nhằm củng cố tổ chức ngày càng hoàn thiện hơn. Ngoài ra, còn có sự thay đổi chức năng trong một số tổ chức vận động thương nhân. 3.1.4. Chính sách ngoại thương của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Việc Mỹ trực tiếp can thiệp vào nội tình ở miền Nam Việt Nam và đặc biệt là từ sau năm 1965, với sự hiện diện trên nửa triệu quân đội Mỹ và đồng minh ở miền Nam Việt Nam, đã đem lại hậu quả nghiêm trọng, là hoạt động kinh tế của Việt Nam Cộng hòa bị đảo lộn, tiền tệ bị ảnh hưởng lạm phát, nhu cầu chi tiêu của quân đội Mỹ và đồng minh, đã làm gia tăng số thu về ngoại tệ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Do đó, chính sách ngoại thương của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng đã thay đổi. Xuất khẩu Kiểm soát xuất khẩu, từ năm 1965, do hàng hóa nội địa không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã ra lệnh cấm xuất khẩu một vài sản phẩm Trợ cấp xuất khẩu, nhằm khuyến khích xuất khẩu, chính quyền Việt Nam Cộng hòa giảm thuế xuất khẩu. Đối với các nhà xuất khẩu, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập Trung tâm Khuếch trương xuất cảng vào ngày 26/11/1964, nhằm giúp đỡ các nhà xuất cảng. Nhập khẩu Trong giai đoạn này, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chủ trương nhập khẩu ồ ạt, nhờ vào ngoại viện và số ngoại tệ dồi dào do quân đội Mỹ mang lại, một phần để chế ngự lạm phát lấy tiền tăng quân số và làm giảm bớt các chống đối chính trị, chợ đen, đồng thời, nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ. Khác với giai đoạn trước, chính quyền Việt Nam Cộng hòa không còn ưu đãi việc nhập khẩu hàng hóa trực dụng và bảo vệ kỹ nghệ nội địa. Một số kỹ nghệ nội địa gần như bị phá sản, vì không cạnh tranh với hàng ngoại hóa, giá rẻ, phẩm chất tốt. Mặc dù, khi quân đội Mỹ rút dần từ năm 1969, đường lối nhập cảng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa có điều chỉnh, hạn chế tiêu thụ, yểm trợ sản xuất nhưng sau đó, với cuộc cải cách kinh tế tài chính mùa thu 1971, chính quyền lại cho nhập cảng tự do, với sự kiểm soát gần như không còn. Tóm lại, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chưa có chính sách nhập khẩu hợp lý, chủ yếu vẫn là đẩy mạnh nhập khẩu, không phân biệt hàng hóa, không có những chính sách nhập khẩu cần thiết cấp thời kết hợp với lợi ích lâu dài về sau. 3.2. Hoạt động xuất khẩu (1965 – 1975) 3.2.1. Hàng xuất khẩu Từ sau năm 1965, khi Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam Việt Nam để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, thì kinh tế của Việt Nam Cộng hòa rơi vào tình trạng mất ổn định, trong hoạt động ngoại thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Cộng hòa liên tục giảm sút, trong khi đó, nhập khẩu lại tăng lên nhanh chóng, điều này làm cho cán cân ngoại thương chênh lệch ngày càng to lớn. Nếu giai đoạn 1955 – 1964, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Cộng hòa có sự phát triển nhất định với khối lượng và cơ cấu hàng hóa bán ra trên thị trường thế giới tương đối khả quan, thì giai đoạn 1965 – 1975, tình hình xuất khẩu giảm sút nghiêm trọng, mặc dù, các chính phủ của Việt Nam Cộng hòa nối tiếp nhau cũng đã có những cố gắng đề ra nhiều biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, do tình hình chiến tranh ngày càng diễn ra ác liệt, đồng thời, dưới áp lực của viện trợ Mỹ để giải quyết nhu cầu cho Qũy đối giá, đã đặt ra cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa vào tình thế bất khả kháng buộc phải cho xuất khẩu ngày càng thu hẹp, đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam Cộng hòa. Trong đó, nhiều mặt hàng có sự giảm sút nghiêm trọng và thậm chí không còn xuất khẩu được nữa như gạo, cát trắng, trứng vịt, dầu thực vật, bia, cà phê, đậu phộng, đồng vụn, quế, Oil cake, sản phẩm cao su, trà, lông vịt đã giảm sút so với giai đoạn trước, các sản phẩm khác chủ yếu là vật liệu phế thải trong chiến tranh gia tăng nhanh chóng. Cũng trong những năm này, Việt Nam Cộng hòa còn xuất khẩu được các loại nông phẩm, chế phẩm, đồ tiểu công nghệ, phế liệu, sắt vụn. Tình trạng xuất khẩu được xem là khá bi đát, nhất là từ năm 1965, riêng ngành xuất khẩu vô hình lại gia tăng, bù đắp một phần lớn cán cân thương mại thiếu hụt, ngành này gia tăng nhờ đổi đô la chi tiêu của quân đội Mỹ các dịch vụ bán cho ngoại quốc như chuyên chở, nghiệp vụ bảo hiểm, du lịch, học bổng 3.2.2. Thị trường xuất khẩu Trong giai đoạn này, thị trường xuất khẩu của Việt Nam Cộng hòa ngày càng theo chiều hướng thu hẹp dần theo thời gian, bên cạnh đó, là kim ngạch xuất khẩu cũng giảm mạnh trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Cộng hòa. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn này, chủ yếu vẫn là Pháp, Tây Đức, Nhật, Anh, Mỹ, các nước tư bản Tây Âu, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này giảm sút liên tục, đặc biệt, từ năm 1969 một số thị trường đã không còn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Cộng hòa. 3.3. Hoạt động nhập khẩu (1965 – 1975) 3.3.1. Hàng nhập khẩu Đặc điểm nổi bật nhất trong lĩnh vực nhập khẩu ở giai đoạn này, là số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng mãnh liệt, đặc biệt nhất, là từ năm 1966, ngoài những sản phẩm cần thiết cho nhu cầu thiết yếu, mà tình hình sản xuất ở miền Nam Việt Nam không cung ứng đủ, vì lý do chiến tranh thì sản phẩm nhập khẩu lại có những sản phẩm xa xỉ, phô trương. Nếu như giai đoạn trước, Việt Nam Cộng hòa chủ yếu nhập khẩu các mặt nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là nguyên liệu dệt ở vị trí hàng đầu, thì trong giai đoạn 1965-1975, thức ăn, đồ uống và thuốc lá đứng đầu, trong đó, mặt hàng gạo lại là mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu người dân miền Nam, đặc biệt là nhu cầu sinh hoạt cho hơn nửa triệu quân Mỹ và đồng minh ồ ạt vào miền Nam Việt Nam. Kế đến là mặt hàng máy móc và xe cộ, nhưng phần lớn máy móc và phụ tùng thay thế không phải phục vụ cho sản xuất công nghiệp, mà là cho sinh hoạt, đó là xe gắn máy, xe hơi, máy phát điện, những phụ tùng thay thế cho các xe cộ đã nhập khẩu từ trước. Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu trong giai đoạn này không có nhiều mặt hàng mới, hầu như đã nhập khẩu trong giai đoạn trước, chỉ có sự khác biệt rõ ràng so với giai đoạn trước là số lượng và trị giá nhập khẩu tăng rất nhanh, cụ thể tăng nhiều nhất là mặt hàng về thức ăn, đồ uống, thuốc lá, do phục vụ thêm cho quân đội Mỹ, kế đến là sản phầm hóa học quan trọng nhất là dược phẩm và phân bón, tiếp theo là xe cộ và máy móc, riêng các mặt hàng khác phần lớn là hàng tiêu thụ, những hàng hóa được xếp loại vì tính cách đặc biệt như: vũ khí đạn dược, hột lổ, mìn và chất nổ, thuốc súng, những mặt hàng này chủ kho hàng phải giữ sổ xuất, nhập, cập nhật hóa số hàng xuất nhập kho và trình nhà chức trách mỗi khi bị xét hỏi. Về nhập khẩu vô hình, từ năm 1965 số ngoại tệ gia tăng hàng năm, nhất là trong mục chỉ tiêu của chính phủ, mục chuyên chở, học bổng Từ năm 1967 các khoản bảo hiểm và lợi tức tư bản được tính chung vào phần các thứ khác, tuy nhiên, số ngoại tệ mà Việt Nam Cộng hòa thu được từ nhập cảng vô hình chiếm tỷ lệ không đáng kể trong nguồn sở hữu ngoại tệ của Việt Nam Cộng hòa. 3.3.2. Thị trường nhập khẩu Giống như như giai đoạn 1955 – 1964, thị trường nhập khẩu của Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn này chủ yếu là các nước thuộc hai khu vực châu Á và Tây Âu, trong giai đoạn này Việt Nam Cộng hòa còn nhập khẩu hàng của Úc, chủ yếu là hàng nông phẩm. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện một số thị trường nhập khẩu khác như: Canada viện trợ xây dựng trung tâm chữa bệnh cho binh lính Việt Nam Cộng hòa ở Quy Nhơn và một số phương tiện khác, để trang bị bệnh viện cấp cứu; Hà Lan xây dựng phòng khám bệnh lao và viện trợ hợp tác khoa học, kĩ thuật; thị trường châu Á xuất hiện thêm Đài Loan, Nam Triều Tiên, chủ yếu nhập khẩu vào Việt Nam Cộng hòa hàng tiêu dùng gia đình, đồ điện, dụng cụ gia đình; Ấn Độ nhập khẩu mặt hàng nông sản và hàng tiêu dùng thông thường: bông sợi đay Tóm lại, từ năm 1965 đến năm 1975, hoạt động ngoại thương của Việt Nam Cộng hòa chủ yếu là hoạt động nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu ngày càng giảm sút nghiêm trọng, chủ yếu do tình hình chiến sự, nhu cầu hàng hóa phục vụ cho quân đội Mỹ và người dân miền Nam Việt Nam gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã có sự thay đổi rất nhiều trong chính sách ngoại thương, nổi bật trên hết là biện pháp nhập khẩu tự do không hạn chế, góp phần đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu. Hoạt động ngoại thương của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1975, chủ yếu là nhập khẩu, tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu là 1/24. Như vậy, có thể nói rằng, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa là nhập khẩu tiêu thụ, người dân miền Nam Việt Nam đã sống trên sức sản xuất của mình quá xa, sống trong thịnh vượng nhưng dưới sự viện trợ của Mỹ. Ngành nhập khẩu là một trong những lĩnh vực hoạt động ngoại thương chủ yếu của Việt Nam Cộng hòa. Nguồn trang trải nhập khẩu phần lớn phải dựa vào các chương trình viện trợ. Ngoài ra, miền Nam cũng có sử dụng ngoại tệ sở hữu, mà phần lớn cũng dựa vào việc đổi tiền miền Nam lấy đôla. Trong nhập khẩu cũng có một số khoản viện trợ khác của Nhật, Pháp nhưng không đáng kể. * Tác động của chiến tranh đối với hoạt động ngoại thương Đầu năm 1965, trước nguy cơ chiến lược "chiến tranh đặc biệt" bị phá sản hoàn toàn, Mỹ đã ồ ạt đưa quân và quân đồng minh cùng với vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam nhằm đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam và mở rộng "chiến tranh phá hoại" miền Bắc. Mặt khác, Mỹ cũng đề ra và giúp chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực hiện hàng loạt dự án, xây dựng các công trình phục vụ cho chiến tranh như đã trình bày ở trên. Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, việc xuống thang chiến tranh là điều bắt buộc, Mỹ thực hiện thí điểm ở các nước Đông Dương chiến lược toàn cầu mới, đề ra chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh” từ năm 1969, quân Mỹ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh đồng thời tăng cường quân đội tay sai là chủ yếu. Tác động của chiến tranh đã góp phần làm cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam Cộng hòa giảm sút nghiêm trọng. Vì thế, chiến tranh tàn phá là một trong những nguyên nhân đã làm sản lượng gạo giảm sút. Tuy nhiên, ở các đô thị, hơn một triệu quân đội với nhiều tiền bạc, những nguồn hàng quân nhu, đặc biệt là đồ phế thải chiến tranh là một sản phẩm dồi dào như sắt thép từ những chiến xa, xe nhà binh, đại bác bị phá hủy là một nguồn cung cấp rất lớn cho ngành luyện kim. Vào những năm chiến tranh ác liệt, hàng loạt các khu căn cứ quân sự bị đánh tan, thì số lượng hàng phế thải rất lớn, đến nỗi các xí nghiệp sắt thép và cán đồng không dùng hết, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đem xuất khẩu để lấy ngoại tệ. Hoạt động nhập khẩu gia tăng nhanh chóng, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phục vụ cho quân đội Mỹ như ti vi, xe máy, tủ lạnh, radio, giường, tủ, bàn ghế, đồng hồ, máy ảnh, máy quay phim, phim ảnh, sữa, đường, các loại rượu, giầy dép, quần áo, len dạ, xà phòng, bia, hoa, quả Với nhiều mặt hàng này, có thể nói, nó đã cung cấp cho miền Nam Việt Nam một khối lượng lớn hàng hóa ngoại quốc, chất lượng tốt, giá rẻ. Khi quân đội Mỹ và quân đồng minh rút dần thì nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa cũng trở nên khó khăn do việc tổng cầu giảm sút đột ngột. Ngân sách luôn trong tình trạng thâm hụt, bất chấp việc chính quyền Việt Nam Cộng hòa thu ngân sách nội địa, bên cạnh đó, viện trợ kinh tế của Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa cũng nhiều hơn mà lý do là chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải tự đảm đương nhiều hoạt động quân sự hơn. Mặt khác, thị trường tiêu thụ các hàng công nghiệp dân dụng ở miền Nam Việt Nam cũng bị thu hẹp, mặc dù, Việt Nam Cộng hòa còn khả năng để nhập khẩu các nguyên vật liệu, nhưng thị trường tiêu thụ không còn rộng lớn như trước, vì thế, sản xuất công nghiệp lâm vào cảnh bế tắc. CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG ĐỐI VỚI KINH TẾ VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1975 4.1. Tác động của hoạt động ngoại thương đến nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa 4.1.1. Tác động tích cực * Về nông nghiệp Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp được tăng cường, quá trình cơ khí hóa nông nghiệp miền Nam Việt Nam đến cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 đã có những bước phát triển đáng kể. Do nguồn viện trợ dồi dào, Việt Nam Cộng hòa đã nhập khẩu nhiều máy móc các loại và phân bón sử dụng cho nông thôn. Mức độ sử dụng phân bón trên mỗi héc ta ruộng đất của miền Nam Việt Nam gia tăng liên tục trong việc thâm canh, đã tác động mạnh đến quá trình sản xuất nông nghiệp và năng suất ruộng lúa ở miền Nam Việt Nam. Điều này cũng chứng tỏ, ngành sản xuất lúa gạo của Việt Nam Cộng hòa đã có một số bước tiến đáng kể về mặt kỹ thuật. Trong thực tế, người nông dân miền Nam Việt Nam cũng thấy rằng sử dụng máy móc trong nông nghiệp tiết kiệm hơn dùng sức người, bên cạnh đó, để tìm hiểu điều kiện tự nhiên, nhu cầu thực tế và sở trường của người nông dân miền Nam Việt Nam, nhiều hãng nhập khẩu và hội đoàn khuyến nông đã thường xuyên xuống tận nông thôn, tạo điều kiện cho họ có thể lựa chọn và đặt hàng với các hãng ngoại quốc để cung cấp những loại máy móc mà phù hợp với khả năng tài chính, kỹ năng sử dụng của nông dân và thích hợp với điều kiện địa hình của miền Nam Việt Nam. Có thể nói, đây là con đường đơn giản nhất để các nhà cung cấp tìm đến nhu cầu của người nông dân và ngược lại, đó cũng là biện pháp để đưa kỹ thuật mới vào trong nông nghiệp theo cơ chế thị trường. Và không quá để nói rằng, khắp nông thôn miền Nam Việt Nam đã diễn ra qúa trình cơ giới hóa theo kiểu tiểu nông khoảng giữa thập kỷ 60. * Về công nghiệp Bên cạnh sự phát triển tuần tự từ thủ công lên nửa cơ khí, cơ khí, ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1958-1973, dưới ảnh hưởng của viện trợ Mỹ và ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, quá trình tiến bộ kỹ thuật trong công nghiệp có những bước phát triển nhảy vọt, từ thủ công lên cơ khí hóa và tự động hóa. Máy móc thường nhập cảng từ các quốc gia tư bản phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Đài Loan Những máy móc này thuộc vào loại máy móc thế hệ những năm 1960. Trong nhiều ngành công nghiệp đã bắt đầu xuất hiện các dây chuyền chuyên môn hóa sản xuất với công suất lớn, những quy trình công nghệ hiện đại như quy trình ép dầu, làm bột ngọt, sản xuất đồ hộp, dệt vải, lắp ráp và chế tạo nông ngư cơ Mà điển hình nhất là nhà máy lắp ráp chế tạo nông ngư cơ Vinappro, Vikyno, cơ cấu sản xuất của Vinappro được tổ chức theo lối dây chuyền chuyên môn hóa cao và hai công ty này còn nhận sự giúp đỡ kỹ thuật của hai công ty lớn của Nhật (Yanmar và Nichimen). Trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam Cộng hòa, tỷ trọng nhập khẩu thiết bị, máy móc và dụng cụ phụ tùng do đó được nâng cao. Việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho các công trình lớn có ý nghĩa chiến lược, như việc thành lập nhà máy thủy điện, vì hầu hết nguồn năng lượng là dựa vào dầu nhập khẩu, mỗi năm Việt Nam Cộng hòa phải nhập khoảng gần 2 triệu tấn dầu các loại, vừa để chạy xe và các máy thủy, còn khoảng một nửa để chạy các nhà máy điện. * Về thương mại Nổi bật trên hết là ở các thành thị đặc biệt là ở những thành phố lớn như Sài Gòn - Chợ Lớn, Cần Thơ, Đà Nẵng đã hình thành thêm các cơ sở thương mại như chợ, hiệu buôn các cơ sở cũ đều được sửa sang Ở Sài Gòn đa số các con đường của thành phố đều có hoạt động thương mại dịch vụ nhộn nhịp, số hiệu buôn, tiệm quán trong các khu thương mại chuyên nghiệp đã tăng lên nhiều lần từ năm 1962 đến 1972, nhiều cơ sở thương nghiệp có 18 đến 20 lao động phụ việc, ngoài ra ở các thành phố còn xuất hiện nhiều hình thức cơ sở thương nghiệp hiện đại giống như Âu, Mỹ đó là những thương xá, siêu thị các gian hàng trưng bày sản phẩm, ở những cơ sở này việc buôn bán được tổ chức rất chu đáo và chia thành nhiều gian hàng khác nhau, đồng thời có một số trung tâm thương mại tiêu biểu với giá trị thương vụ rất cao như Charner, Passage Eden, SaiGon Departo, Crystal Palace Nếu trước năm 1954, Sài Gòn chỉ là một trung tâm thương mại tài chính, tính chất trung tâm công nghiệp chưa rõ ràng, tuy nhiên, thời kỳ 1955 – 1975, nó đã nhanh chóng trở thành một trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Nam Việt Nam, song song với vai trò là trung tâm thương mại và tài chính, tính chất này vốn đã có từ trước. Mặt khác, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam Cộng hòa cũng đã tạo điều kiện cho giới kinh doanh xuất nhập khẩu thể hiện được tính năng động, tiếp cận với những thị trường rất đa dạng của khu vực và trên thế giới như: Campuchia, Ai Lao, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hồng Kông, Nhật, Bỉ, Hà Lan, Tân Gia Ba, Thụy Điển, Đan Mạch, Thái Lan Sự am hiều về thị trường tài chính tiền tệ, về mẫu mã chủng loại, các tri thức cần thiết trong các quan hệ kinh tế đối ngoại là một trong những yếu tố góp phần làm cho Việt Nam Cộng hòa có những bước đột phá sáng tạo trong nền kinh tế. * Về tài chính ngân hàng Nếu như năm 1955 đến năm 1964 tổng số ngân hàng ở miền Nam Việt Nam có 13 ngân hàng và 17 chi nhánh, thì giai đoạn 1965 - 1970, hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam nhất là các ngân hàng thương mại đã phát triển nhảy vọt nhờ vào sự gia tăng đột biến của hoạt động nhập khẩu. Hệ thống ngân hàng thu lời chủ yếu bằng cách tìm kiếm sai biệt giữa lãi suất ký thác và lãi suất tín dụng cung cấp. Ngân hàng nào có nhiều chi nhánh thu được nhiều tiền ký thác nhất, là loại ký thác hoạt kỳ, thì sẽ kiếm lời nhiều hơn. Ngoài ra, ngân hàng còn có thể thu lợi qua dịch vụ cũng như thu huê hồng các nghiệp vụ, như nghiệp vụ ngân quỹ (chương mục, thâu ngân, xác nhận chi phiếu, chuyển ngân...), nghiệp vụ hối đoái (mua bán ngoại tệ, chuyển ngân tài chính...), nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ nhập cảng và xuất cảng (mở tín dụng thư, bảo lãnh thu hồi ngoại tệ...). Trong các hoạt động của ngân hàng, thì hoạt động cung cấp tín dụng cho ngành nhập khẩu và các nghiệp vụ xoay quanh nhập khẩu là có thể thu cao nhất. Ngoài ra, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu còn có những tổ chức chân rết ở khắp các vùng nông thôn, nhất là ở vùng giàu tài nguyên là các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đó là các hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp, hiệp hội nông dân chịu trách nhiệm thu mua nông sản và phân phối các vật tư kỹ thuật cần thiết cho việc canh tác. Nhiều nơi, các tổ chức này còn làm trung gian trong việc cho vay tiền của các ngân hàng ở Sài Gòn, các tổ chức này đều được chính quyền Sài Gòn nâng đỡ khuyến khích và kiểm soát. * Về giao thông vận tải Dưới sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải, hoạt động lưu thông hàng hóa ở Việt Nam Cộng hòa tương đối thuận lợi. Đó là cơ sở hạ tầng quan trọng để đẩy mạnh, phục vụ cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam Cộng hòa, giải quyết đại bộ phận nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Có thể nói hệ thống đường bộ ở Việt Nam Cộng hòa đã được xây dựng với chất lượng tốt, nổi bật là hệ thống đường trải nhựa đã nối liền nhiều thành phố, trung tâm chính trị, kinh tế. Một mạng lưới sông rạch chằng chịt khắp đồng bằng sông Cửu Long đã giúp cho việc vận tải, chuyên chở hàng hóa bằng đường thủy tới thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn cũng như giữa các trung tâm kinh tế trong vùng trở nên thuận lợi. Do ảnh hưởng của chiến tranh, không đảm bảo an toàn, nên đường sắt Việt Nam Cộng hòa không phát triển được. Mặc dù vậy, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng đã có những chính sách cải tiến và phục hồi các quãng đường, đặc biệt là các nhánh đường sắt, đồng thời xây dựng một số đường nhánh mới cải tiến lại các đường hầm và cầu, đã thúc đẩy vận chuyển hàng hóa, phục vụ chủ yếu các khu công nghiệp và hải cảng miền duyên hải miền Trung. Về vận chuyển bằng đường hàng không, từ năm 1958 đến năm 1969 số hành khách và hàng hóa vận chuyển bằng đường này có gia tăng. Số lượng hàng hóa vận chuyển qua cảng hàng không quốc tế cao gấp nhiều lần so với hàng không quốc nội, ngược lại, vận chuyển hành khách qua hàng không quốc nội lại tăng cao so với hàng không quốc tế. Trong hàng không nội địa, hàng hóa được di chuyển nhiều nơi như: Ban Mê Thuột, Đà Lạt, Đà Nẵng, Huế, Kontum, Nha Trang, Pleiku, Qui Nhơn, Sài GònVề hàng không quốc tế, hàng hóa được đưa đi trao đổi buôn bán với nhiều nước Cam Bốt, Ai Lao, Hà Nội, Mỹ, Hương Cảng, Pháp, Tân Gia Ba, Thái Lan, TokyoTuy nhiên, từ năm 1971 trở đi, vận chuyển hàng không đã bắt đầu có khuynh hướng giảm dần do tình hình chiến sự, cơ sở hạ tầng ngày càng xuống cấp, hư hại nhanh chóng. * Góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, các chính phủ kế tiếp nhau luôn khuyến khích đầu tư vào miền Nam, tư nhân ngo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_hoat_dong_ngoai_thuong_cua_viet_nam_cong_hoa_tu_1955.docx
Tài liệu liên quan