Tóm tắt Luận án Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.4

1.1. Bối cảnh nghiên cứu .4

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .5

1.3. Câu hỏi nghiên cứu.5

1.4. Phạm vi nghiên cứu .5

1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu .5

1.6. Điểm mới của luận án.6

1.7. Cấu trúc của luận án .7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC .7

2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế, hội nhập và tiêu thụ năng lượng.7

2.2. Lược khảo các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và

tăng trưởng kinh tế .8

2.3. Lược khảo các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng

và tăng trưởng kinh tế. 13

2.4. Giả thuyết nghiên cứu. 15

2.5. Khoảng trống nghiên cứu . 15

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU. 17

3.1. Các hướng nghiên cứu của luận án . 17

3.2. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và tăng trưởng

kinh tế . 17

3.3. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng

kinh tế . 18

3.4. Mô hình nghiên cứu tác động của hội nhập kinh tế, tiêu thụ năng lượng

đến tăng trưởng kinh tế. 18

3.5. Dữ liệu và nguồn thu thập dữ liệu. 18

3.6. Phương pháp nghiên cứu của luận án . 19

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 19

pdf30 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên cứu chi tiết hơn 3 trụ cột trong chỉ số toàn cầu hóa của Dreher cho 6 nước Asean trong giai đoạn từ 2006-2012. Nghiên cứu đưa ra kết luận là hội nhập kinh tế và hội nhập chính sách có tác động khuyến khích tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia này. Tuy nhiên hội nhập xã hội thì không có tác động. Neagu (2017) lại tìm thấy tác động âm của hội nhập xã hội đến tăng trưởng kinh tế của Romania giai đoạn 1990-2013. Đồng thời Neagu cũng khẳng định có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa hội nhập kinh tế, hội nhập chính sách với tăng trưởng kinh tế của Romania. Số lượng các nghiên cứu về hội nhập và tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam còn khiêm tốn. Phạm Lan Hương (2013) tìm thấy tác động tích cực của toàn cầu hóa đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế -xã hội của Việt Nam. Theo tác giả, điều quan trọng giúp Việt Nam có thể hội nhập thành công đó là giáo dục, đặc biệt là năng lực của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đạt và Vân (2017) sử dụng chỉ số toàn cầu hóa của Dreher trong giai đoạn từ 1995-2014 cho kinh tế Việt Nam, tìm được bằng chứng thống kê để kết luận Việt Nam nên hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Theo Trần Thọ Đạt và Nguyễn Thị Cẩm Vân (2017), hội nhập kinh tế giúp Việt Nam thu hút được nguồn vốn FDI tốt hơn và cải thiện tình trạng thâm hụt của cán cân thương mại. Khái quát lại, có thể thấy các nghiên cứu trước về tác động của hội nhập tổng quan đến tăng trưởng kinh tế còn khá khiêm tốn, mặc dù mỗi nghiên cứu đều phân tích sâu một khía cạnh, nhưng kết luận của các nghiên cứu là tương đồng. Phần lớn đều thống nhất là hội nhập tổng quan có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Do vậy, ứng dụng cụ thể cho trường hợp kinh tế Việt Nam (là quốc gia đang phát triển), luận án kỳ vọng tác động của hội nhập tổng quan đến tăng trưởng kinh tế sẽ là tác động tích cực. Hội nhập tài chính và tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ giữa hội nhập tài chính và tăng trưởng kinh tế đã được nhiều nghiên cứu thực hiện, tuy nhiên kết luận của các nghiên cứu là không đồng nhất, thậm chí còn tranh luận trực tiếp. Nhóm 1: Nhóm ủng hộ hội nhập tài chính Acemoglu và Zilibotti (1997), Edison và cộng sự (2002a) là những tác giả ủng hộ mạnh mẽ cho việc các quốc gia nên thúc đẩy hội nhập tài chính. Họ cho rằng hội nhập tài chính quốc tế sẽ tạo điều kiện chia sẻ rủi ro, mở rộng thị trường tiêu thụ, hình thành các chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó nâng cao chuyên môn hóa sản xuất, phân bổ vốn và tăng được tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó, hội nhập tài chính quốc tế sẽ cải thiện hoạt động của hệ thống tài chính nội địa thông qua tăng cường cạnh tranh và phát triển các dịch vụ tài chính. Hội nhập cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí đầu vào (lãi suất đi vay), tăng lợi nhuận và khuyến khích đầu tư nội địa. Nghiên cứu của Bonfiglioli (2008), Altomonte và Nicolini (2012) cho thấy khi các doanh nghiệp nội địa phải hội nhập và cạnh tranh với các doanh nghiệp đa quốc gia thì bắt buộc họ phải nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện năng suất lao động. Nghiên cứu của Bauer và cộng sự (2014) bổ sung thêm là nhờ cạnh tranh mà các doanh nghiệp nội địa sẽ tái cấu trúc được các chi phí và nghĩa vụ thuế. Nghiên cứu của Dreger và Zhang (2014); Samina và cộng sự (2019) còn cho rằng các quốc gia đang phát triển chỉ có con đường duy nhất là hội nhập để có thể tiếp cận được các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến của các nước phát triển. Nghiên cứu của Lawal và cộng sự (2016); Saucier và Rana (2017); Boglioni (2018); Danlami và cộng sự (2018) đều tìm thấy khi quốc gia hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì cải thiện được cán cân thương mại, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Mặt tích cực nữa của hội nhập tài chính đó là sự hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp (Coulibaly và cộng sự, 2018). Nhóm 2: Nhóm không ủng hộ hội nhập tài chính Lucas (1990) phát hiện ra một nghịch lý (sau này được gọi tên là nghịch lý Lucas). Theo lý thuyết thì dòng vốn phải dịch chuyển từ Mỹ sang Ấn Độ, tuy nhiên sự kiện thực tế đã diễn ra theo chiều ngược lại, tức là dòng vốn lại chảy từ Ấn Độ vào Mỹ. Lý giải nghịch lý này, Lucas cho rằng vốn không chảy đến quốc gia nghèo do tại đó vốn nhân lực thấp, thị trường không hoàn hảo, tồn tại rủi ro xuất phát từ các quốc gia nghèo không tuân thủ các nghĩa vụ của mình và có thể cắt đứt mối quan hệ với các nhà đầu tư. Phát hiện của Lucas đã thúc đẩy nhóm không ủng hộ hội nhập tài chính. Boyd và Smith (1992) phát biểu rằng hội nhập tài chính quốc tế ở các nước có thể chế và chính sách yếu kém có thể dẫn đến một lượng vốn đi ra ngoài, từ nước thiếu vốn sang nước thừa vốn có thể chế tốt hơn. Kinh tế trong nước đã thiếu vốn nay càng thiếu trầm trọng hơn. Rodrik (1998), Edwards (2001), Okada (2013) cũng cho rằng hội nhập tài chính quốc tế cao đã đẩy các nền kinh tế mới nổi rơi vào tình trạng suy thoái, lợi ích thu được thì ít trong khi hệ lụy tiêu cực rất khó kiểm soát. Các thị trường mới nổi có thể thể chế tài chính lạc hậu hơn nên rất dễ bị tác động bởi sự biến động của thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt nghiêm trọng đối với các quốc gia có tài khoản vốn mở. Giải thích tác động tiêu cực này, Rahman và Shahari (2017), Vinh và Phong (2017), Trang và Kiều (2015) cho rằng việc hội nhập tài chính sẽ không giống nhau giữa nước phát triển và nước đang phát triển, chủ yếu là bởi vì các quốc gia có một chính sách dự trữ và một khối lượng dự trữ ngoại hối khác nhau. Các nước đang phát triển có khối lượng dự trữ ngoại hối ít, nên khi kinh tế thế giới xảy các các “cú sốc kinh tế” thì thường phản ứng chậm và yếu. Nhóm 3: Nhóm đối lập và nhóm có điều kiện Edwards (2001) tìm thấy bằng chứng thống kê là sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế sẽ tác động âm đến tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển, nhưng tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, kết luận này bị nghiên cứu của Arteta và cộng sự (2001), Edison và cộng sự (2002b) cho rằng không đủ tin cậy vì chưa kiểm định được tính vững của kết quả. Trong các nghiên cứu khác, Quinn (1997) cho rằng hội nhập tài chính sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng bị nghiên cứu của Kraay (1998), Arteta và cộng sự (2001) phủ định vì thiếu tính vững. Một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng tác động của hội nhập tài chính đến tăng trưởng kinh tế chỉ diễn ra trong một số điều kiện nhất định. Bashar và Khan (2007) hội nhập tài chính sẽ phát huy mặt tích cực khi quốc gia tiếp nhận có chất lượng nguồn nhân lực tốt. Batuo và cộng sự (2018), Pradhan và cộng sự (2018) lại cho rằng hội nhập tài chính chỉ tốt đối với các quốc gia có hệ thống tài chính và hạ tầng về công nghệ thông tin phát triển. Cuối cùng là nghiên cứu của Trang và Kiều (2015) cho rằng hội nhập tài chính chỉ tốt đối với các quốc gia có lượng dự trữ ngoại hối lớn. Hội nhập thương mại và tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ giữa hội nhập thương mại và tăng trưởng kinh tế cũng là chủ đề ghi nhận nhiều tranh luận của các nhà kinh tế học. Sự bất đồng quan điểm thể hiện ở cả khía cạnh lý thuyết cũng như minh chứng thực nghiệm. Baldwin và Seghezza (1996) cho rằng hội nhập thương mại giúp thu hút nhiều vốn hơn cho khu vực phi thương mại, sản xuất hàng hóa trong nước được sử dụng các hàng hóa trung gian từ nhập khẩu giúp chất lượng tốt hơn giá bán cao hơn, sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế làm cho giá máy móc thiết bị thấp hơn dẫn đến giảm các gánh nặng về chi phí đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp. Romer (1989), Danlami và cộng sự (2018), Ma và cộng sự (2019) lý luận hội nhập thương mại cũng có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua cải thiện công nghệ do những lan tỏa công nghệ theo chiều ngang và/hoặc theo chiều dọc trong cùng chuỗi cung ứng hay giữa các chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu với nhau. Lợi ích kinh tế theo quy mô của hoạt động nghiên cứu và phát triển sẽ được chuyển giao dần dần trong quá trình tiếp nhận đầu tư, và phụ thuộc lẫn nhau trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Frankel và Cavallo (2008) cho rằng các nền kinh tế có hội nhập thương mại lớn thường phải điều chỉnh giảm tỉ giá thực để cân bằng tài khoản vãng lai, do đó hệ quả tiêu cực của việc giảm giá đồng tiền ít nghiêm trọng hơn, kết quả là quốc gia đó ít có khả năng bị vỡ nợ. Ngoài ra hội nhập thương mại còn giúp các quốc gia ít bị tổn thương bởi các hệ lụy tiêu cực của hội nhập tài chính khi dòng vốn đột ngột bị ngừng hoặc bị rơi vào khủng hoảng tài chính. Hội nhập thương mại giúp nền kinh tế thanh toán nợ tốt hơn và từ đó tránh khỏi tình trạng suy thoái. Nhưng Musila và Yiheyis (2015) lại không tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa hội nhập thương mại với tăng trưởng kinh tế của Kenya giai đoạn 1982-2009. Còn Bolaky và Freund (2004) cho rằng độ lớn của hội nhập thương mại sẽ mạnh mẽ hơn ở các quốc gia có thể chế tốt hơn. Bên cạnh đó, có một sự quan ngại rất lớn là các nước phát triển thường giữ vai trò chi phối các tổ chức thương mại và đầu tư của thế giới như: Tổ chức thương mại quốc tế WTO, Quỹ tiền tệ thế giới IFM nên các chính sách/tiêu chuẩn/quy định được ban hành bởi các định chế thương mại và tài chính lớn này thường mang lại nhiều lợi ích cho các nước phát triển. 2.3. Lược khảo các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế Trong nhiều thập kỉ qua, mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Bởi vì, năng lượng là ngành công nghiệp mũi nhọn ở nhiều quốc gia, hơn nữa năng lượng tác động đến cả tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế. Tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới tìm được bốn dạng giả thuyết về mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế như sau: Giả thuyết 1: Tăng trưởng kinh tế sẽ khuyến khích tiêu thụ năng lượng (được gọi tên là giả thuyết Conversation). Theo đó, việc tăng trưởng kinh tế ở thời điểm hiện tại sẽ kéo theo sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở các giai đoạn tiếp theo. Đây là dạng mối quan hệ một chiều. Giả thuyết 2: Tiêu thụ năng lượng sẽ khuyến khích tăng trưởng kinh tế (được gọi tên là giả thuyết Growth). Theo đó, việc tăng tiêu thụ năng lượng ở thời điểm hiện tại sẽ thúc đây tăng trưởng kinh tế ở các giai đoạn tiếp theo. Đây cũng là dạng mối quan hệ một chiều. Giả thuyết 3: Tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ qua lại (được gọi tên là giả thuyết Feedback). Theo đó, việc tăng tiêu thụ năng lượng ở thời điểm hiện tại sẽ thúc đây tăng trưởng kinh tế ở các giai đoạn tiếp theo. Và khi tăng trưởng kinh tế được cải thiện thì nhu cầu tiêu thụ năng lượng lại tăng lên một mức mới. Đây là dạng mối quan hệ hai chiều, và tuần hoàn. Giá thuyết 4: Tiêu thụ năng lượng không có mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế (được gọi tên là giả thuyết Neutrality). Theo đó, giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng không tồn tại mối quan hệ, hàm ý chúng tồn tại và vận động tuân theo các quy luật riêng và độc lập hoàn toàn với nhau. Lý giải cho sự tồn tại của bốn giả thuyết này, Apergis và Payne (2009), Lee và Chang (2007) cho rằng nhu cầu tiêu thụ năng lượng phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của quốc gia. Quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia thành 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền công nghiệp. Đặc trưng của giai đoạn này là hoạt động sản xuất giản đơn vì chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên, người dân đa số làm việc ở khu vực nông nghiệp, máy móc thiết bị chưa phát triển nên nhu cầu tiêu thụ năng lượng cho sản xuất, cho tiêu dùng của các doanh nghiệp/hộ gia đình nhìn chung ở quy mô còn nhỏ. Giai đoạn 2: Giai đoạn công nghiệp. Đặc điểm của giai đoạn này là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị được đưa vào quá trình sản xuất thay thế cho kỹ năng của người lao động ngày càng nhiều. Sự gia tăng của cải vật chất cũng đồng nghĩa với việc tiêu hao nhiều năng lượng, lượng khí thải ra môi trường ngày càng nhiều. Quá trình dịch chuyển lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp diễn ra trên quy mô rộng, kéo theo hậu quả là quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, hình thành các cụm, khu công nghiệp. Trong khi đó, ý thức bảo vệ môi trường chưa hình thành, nhu cầu về gia tăng thu nhập lớn hơn nhu cầu về chất lượng cuộc sống. Trong giai đoạn này, nhu cầu về tiêu thụ năng lượng tăng đột biến và không có dấu hiệu ngừng lại. Giai đoạn 3: Giai đoạn hậu công nghiệp. Giai đoạn này ghi nhận sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng từ công nghiệp sang dịch vụ. Cùng với thu nhập được cải thiện trong giai đoạn công nghiệp thì ý thức của người dân, doanh nghiệp và Chính Phủ ngày càng được nâng lên, họ dần tiến tới không chấp nhận đánh đổi chất lượng môi trường sống_do tiêu thụ năng lượng gây ra với tăng trưởng kinh tế. Tiêu thu năng lượng có xu hướng chững lại, giảm dần hoặc chuyển sang tiêu thụ các loại năng lượng sạch, thân thiện hơn với môi trường. 2.4. Giả thuyết nghiên cứu Tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, kết hợp với thực tiễn quản lý hội nhập kinh tế và tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam, luận án phát biểu các giả thuyết nghiên cứu như sau: Giả thuyết H1: Hội nhập tổng quan có tác động tích đến tăng trưởng kinh tế Giả thuyết H2: Hội nhập tài chính có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Giả thuyết H3: Hội nhập thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Giả thuyết H4: Tiêu thụ điện và tiêu thụ xăng dầu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Giả thuyết H5: Tác động của tiêu thụ điện, tiêu thụ xăng dầu đến tăng trưởng kinh tế là giống nhau qua các thời kỳ Giả thuyết H6: Tác động của tiêu thụ điện, tiêu thụ xăng dầu đến tăng trưởng kinh tế là tác động đối xứng 2.5. Khoảng trống nghiên cứu Tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm, luận án nhận thấy có một số khe hổng nghiên cứu như sau: Thứ nhất: Các nghiên cứu trước đây chỉ xem tác động riêng lẻ của từng dạng hội nhập đến tăng trưởng kinh tế. Mặc dù có ý nghĩa về khoa học, nhưng lại cung cấp một cái nhìn không đầy đủ về tất cả các tác động của hội nhập. Bởi vì, hầu hết các quốc gia đang phát triển như Việt Nam đều cùng một lúc tham gia tất cả các dạng hội nhập tổng quan, hội nhập tài chính và hội nhập thương mại. Thứ hai: Các nghiên cứu trước đây có phân tích tác động ngắn hạn và tác động dài hạn, tuy nhiên lại đều dựa trên một giả định cơ bản là các tác động này giống nhau trong mọi thời kỳ. Tăng trưởng kinh tế là thước đo tổng hợp của tất cả các hoạt động kinh tế, do vậy nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Do vậy, tương ứng với từng thời kỳ là từng quy mô của nền kinh tế, từng phương thức hoạt động sản xuất vật chất khác nhau, tức là tăng trưởng kinh tế, hay hội nhập kinh tế sẽ đạt và chịu sự chi phối nhất định bởi “hiệu ứng ngưỡng” của các yếu tố khác như chất lượng thể chế, hoặc tỉ lệ lạm phát. Thứ ba: Ngoài việc bỏ qua hiệu ứng ngưỡng, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho kinh tế Việt Nam còn dựa trên một giả định đó là không tồn tại “điểm gãy cấu trúc” trong toàn bộ dữ liệu. Trong giai đoạn 1986-2018, nền kinh tế Việt Nam có hai cột mốc quan trọng về hội nhập kinh tế đó là: (i) Năm 1995, Mỹ bỏ cấm vận kinh tế và Việt Nam được kết nạp là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á; (ii) Năm 2008, Việt Nam chính thức được Tổ chức thương mại thế giới WTO kết nạp là thành viên. Đây có thể là lý do để tin rằng giả định không tồn tại điểm gãy cấu trúc là chưa thực sự hợp lý. Thứ tư: Các nghiên cứu trước thường dựa trên giả định tác động của tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế là tác động đối xứng có nghĩa là nếu kết luận ủng hộ cho giả thuyết Growth thì khi tăng tiêu thụ năng lượng và giảm tiêu thụ năng lượng sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế là như nhau. Điều này có thể chưa thực tế vì trong giai đoạn 1971-2017 kinh tế Việt Nam và cả kinh tế thế giới chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng. Hơn nữa sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho các máy móc thiết bị tiêu hao năng lượng ít hơn, tỉ trọng đóng góp của tiêu thụ năng lượng vào tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm dần. Thời kỳ kinh tế tăng trưởng sẽ có nhu cầu tiêu thụ năng lượng khác với thời kỳ kinh tế suy thoái, do vậy rất có thể độ lớn của tác động giảm tiêu thụ năng lượng sẽ khác với độ lớn của tăng tiêu thụ năng lượng. 3. CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Các hướng nghiên cứu của luận án Luận án được chia thành ba hướng nghiên cứu: Nội dung chi tiết: Hướng 1: được thiết kế để trả lời cho mục tiêu 1, đó là phân tích mối quan hệ giữa hội nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Hướng 2: được thiết kế để trả lời cho mục tiêu 2, đó là phân tích mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Hướng 3: được thiết kế để trả lời cho mục tiêu 3, đó là phân tích tác động của hội nhập, tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. 3.2. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và tăng trưởng kinh tế 0 1 2.t t t tLnGDP X UB u  = + + + (Mô hình 1) 0 1 2 3 4. . .( . ) .t t t t t t tLnGDP X DT X DT UB u    = + + + + + (Mô hình 2) Trong đó: UB là tỉ lệ đô thị hóa, biến này đóng vai trò là biến kiểm soát trong mô hình. ut là sai số của mô hình. Biến Xt sẽ lần lượt nhận các giá trị là KOF (hội nhập tổng quan), LnIFI (hội nhập tài chính), OPEN (hội nhập thương mại). DT là biến giả (trước điểm gãy cấu trúc = 0, sau điểm gãy nhận cấu trúc sẽ nhận giá trị = 1). Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 1986-2018. 3.3. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế 0 1 2 3 4. . .( . ) .t t t t t t tGDP X DT X DT UB u    = + + + + + (Mô hình 3) 0 1 2 3. . .t t t t tGDP ECcapita Oilcapita UB u   = + + + + (Mô hình 4) Trong đó: UB là tỉ lệ đô thị hóa, biến này đóng vai trò là biến kiểm soát trong mô hình. ut là sai số của mô hình. Trong mô hình 3, biến Xt sẽ nhận các giá trị là Oilcapita (nếu phân tích tác động của tiêu thụ xăng dầu) nhận giá trị là ECcapita (nếu phân tích tác động của tiêu thụ điện đến tăng trưởng kinh tế). DT là biến giả (trước điểm gãy cấu trúc = 0, sau điểm gãy nhận cấu trúc sẽ nhận giá trị = 1). Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 1971-2017. 3.4. Mô hình nghiên cứu tác động của hội nhập kinh tế, tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế 0 1 2 3. . .t t t t tLnGDP LnIFI LnEC UB u   = + + + + (Mô hình 5) Trong đó: UB là tỉ lệ đô thị hóa, biến này đóng vai trò là biến kiểm soát trong mô hình. ut là sai số của mô hình. Biến LnIFI là hội nhập tài chính, biến LnEC là tiêu thụ điện. Dữ liệu được thu thập theo năm, từ 1986-2017. 3.5. Dữ liệu và nguồn thu thập dữ liệu Dữ liệu về tăng trưởng kinh tế được thu thập từ WB và UNCTAD. Dữ liệu về hội nhập tài chính, hội nhập thương mại được thu thập từ UNCTAD. Dữ liệu về tiêu thụ điện, tiêu thụ xăng dầu được thu thập từ IEA. Dữ liệu về hội nhập tổng quan được thu thập từ Viện nghiên cứu kinh tế Thụy Sĩ 3.6. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận định lượng gồm: Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS), phương pháp hồi quy có điểm ngưỡng (TR), phương pháp tự hồi quy phân phối trễ (ARDL), phương pháp tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến (NARDL). Kiểm định nhân quả giữa các biến được tiến hành theo phương pháp do Toda và Yamamoto đề xuất. 4. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế, hội nhập và tiêu thụ năng lượng của Việt Nam giai đoạn 1971-2018 Về hội nhập kinh tế, theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì kể từ sau đường lối đổi mới kinh tế năm 1986, kinh tế Việt Nam đã từng bước hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế khu vực/thế giới. Năm 1995, Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, năm 2008 được công nhận là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đến tháng 05/2019, Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do FTA song phương và đa phương, đang đàm phán 4 hiệp định. Có 126 quốc gia/vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, và Việt Nam có quan hệ thương mại với khoảng 178 quốc gia/vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Nhờ đó mà vị thế của kinh tế Việt Nam có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Phải thừa nhận rằng xu hướng hội nhập kinh tế đang được ủng hộ rộng rãi ở Việt Nam. Về tiêu thụ năng lượng thì cùng với sự mở rộng quy mô của nền kinh tế, tất cả các loại tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam đều tăng mạnh. Tuy nhiên hiện nay mức tiêu thụ điện của Việt Nam được đánh giá là quá cao, tức là để làm ra 1 đơn vị sản phẩm thì Việt Nam phải tiêu tốn một sản lượng điện gấp gần 3 lần so với các nước Trung Quốc và các nước thuộc khu vực ASEAN. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tuy bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 và thế giới năm 2008, nhưng nhìn chung kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng khá mạnh trong suốt giai đoạn 1986-2018, có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới thì thu nhập bình quân đầu người đã tăng gần 6 lần, từ 391 (USD/người/năm) vào năm 1986, đã lên 1.965 (USD/người/năm) vào năm 2018 (tính theo giá cố định năm 2010). Việt Nam được xếp vào nhóm nước đang phát triển từ năm 2012. 4.2. Kết quả thực nghiệm mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và tăng trưởng kinh tế Bảng 1. Tác động trong dài hạn của hội nhập đến tăng trưởng kinh tế Tên biến Hệ số β Sai số Prob KOF -0,0147 0,0220 0,513 DT 1,1953 0,8458 0,177 KOF_DT -0,0245 0,0217 0,274 UB 0,1449 0,0650 0,041 Hệ số chặn 0,4259 0,2894 0,161 LnIFI 0,1059 0,0345 0,008 DT 3,3715 1,1336 0,009 LnIFI_DT -0,3458 0,1201 0,011 UB 0,1207 0,0219 0,000 Hệ số chặn 0,4859 0,2419 0,063 OPEN 0,0248 0,0078 0,006 DT 1,5102 0,5274 0,013 OPEN_DT -0,0203 0,0074 0,016 UB 0,0402 0,0092 0,001 Hệ số chặn 0,8994 0,2097 0,001 Theo kết quả trong bảng 1, biến hội nhập tổng quan (KOF) không có ý nghĩa thống kê, biến hội nhập tài chính (LnIFI) và biến hội nhập thương mại (OPEN) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Biến LnIFI_DT và biến OPEN_DT cùng mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Các kết quả này chứng tỏ, cả hội nhập tài chính và hội nhập thương mại đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong dài hạn. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đã bị giảm xuống sau năm 1995 (năm xuất hiện điểm gãy cấu trúc). 4.3. Kết quả thực nghiệm mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế Bảng 2. Tác động trong dài hạn của tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế Kết quả ước lượng từ phương pháp ARDL của tiêu thụ điện ECcapita 0,9904 0,2098 0,000 DT 110,74 26,935 0,000 EC_DT -0,9178 0,1976 0,000 UB 81,440 5,1313 0,000 Hệ số chặn -625,45 137,70 0,000 Kết quả ước lượng từ phương pháp NARDL của tiêu thụ điện ECcapita_POS 0,1024 0,0291 0,001 ECcapita_NEG -6,9053 3,5553 0,061 Kết quả ước lượng từ phương pháp ARDL của tiêu thụ xăng dầu Oilcapita -267,97 166,16 0,115 DT -4,1862 75,667 0,956 Oil_DT 61,937 175,27 0,726 UB 137,03 27,523 0,000 Hệ số chặn -322,29 97,904 0,002 Kết quả ước lượng từ phương pháp NARDL của tiêu thụ xăng dầu Oilcapita_POS 114,265 46,809 0,020 Oilcapita_NEG -58,943 19,878 0,006 Theo kết quả thu được trong bảng 2 bằng phương pháp ước lượng ARDL và NARDL cho thấy tiêu thụ điện có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong dài hạn và tác động này là tác động bất đối xứng. Tác động của tiêu thụ xăng dầu cũng là tác động tích cực và bất đối xứng. Theo đó thì tăng tiêu thụ xăng dầu sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế nhiều hơn là giảm tiêu thụ xăng dầu. 4.4. Kết quả thực nghiệm tác động của hội nhập kinh tế, tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế Bảng 3: Tác động trong dài hạn của hội nhập kinh tế, tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế. Tên biến Hệ số β Sai số Prob Kết quả ước lượng từ phương pháp OLS LnIFI 0,0205 0,0030 0,000 LnEC 0,3725 0,0243 0,000 UB 0,0115 0,0047 0,020 Hệ số chặn 4,1671 0,0318 0,000 Kết quả ước lượng từ phương pháp ARDL LnIFI 0,0283 0,0123 0,035 LnEC 0,2219 0,0718 0,007 UB 0,0283 0,0106 0,017 Hệ số chặn 1,8936 0,6860 0,014 Giá trị R_square = 0,87, Giá trị R_square hiệu chỉnh = 0,78 ECM = LnGDP - [0,0283.LnIFI + 0,2219.LnEC + 0,0283.UB + 1,8936] Theo kết quả trong bảng 3, thì cả hội nhập kinh tế và tiêu thụ năng lượng đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu Về mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và tăng trưởng kinh tế Kết luận của nghiên cứu này ủng hộ cho cả ba giả thiết H1, H2, H3. Theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_hoi_nhap_tieu_thu_nang_luong_va_tang_truong.pdf
Tài liệu liên quan