Tóm tắt Luận án Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản từ thực tiễn tại đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

Quan hệ HĐMBHHNS ở ĐBSCL đang có nhiều yếu tố tiêu cực, bất

cập. Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật để điều chỉnh nhưng

kết quả thực hiện không cao.

2. Khu vực ĐBSCL đã và đang tồn tại đa dạng các chủ thể tham gia, với

các hình thức giao dịch phong phú. Nghiên cứu đã cho thấy các vi phạm

vẫn xảy ra thường xuyên nhưng lại thiếu sự quan tâm xử lý cộng với cơ chế

thực thi pháp luật kém đã làm cho các các giải pháp của pháp luật không

phát huy hiệu quả trên thực tế.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản từ thực tiễn tại đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đều đã dành sự quan tâm đối với hợp đồng trong nông nghiệp. Phần lớn các nghiên cứu tập trung ở góc độ kinh tế để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp gắn liền với sinh kế của người nông dân các quốc gia đang phát triển. Một số tổ chức, nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam đã có những nghiên cứu về pháp luật liên quan đến quan hệ hợp đồng trong sản xuất, tiêu thụ HHNS. 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 1.2.1. Những kết quả đạt được của hoạt động nghiên cứu 5 Thứ nhất, Hợp đồng nông nghiệp luôn được sự quan tâm của nhiều quốc gia và Việt Nam, thường hướng đến mục đích nâng cao giá trị của nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. Thứ hai, HĐMBHHNS thường được xem xét ở góc độ pháp luật về hợp đồng dân sự, thương mại và đặc điểm nổi bật là tính bất cân xứng thông tin giữa một bên là nông dân và một bên doanh nghiệp. Thứ ba, HĐMBHHNS đang tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng và thường xuyên bị tác động bởi nhiều yếu tố như: thể chế pháp lý; tập quán và thói quen, các thiết chế xã hội, ý thức pháp luật; khả năng thực thi pháp luật.. được đề cập nhiều mức độ khác nhau. Thứ tư, Công cụ pháp luật để đảm bảo thực hiện hợp đồng còn nhiều hạn chế, gây ra những thiệt hại cho các bên tham gia, chủ yếu là nông dân, nhóm yếu thế trong quan hệ mua bán HHNS. Thứ năm, Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐMBHHNS ở trong nước hiện chưa được giải quyết. Thứ sáu, Ở Việt Nam luật điều chỉnh HĐMBHHNS tính quy phạm thấp, thiếu ràng buộc. Tình trạng không tôn trọng hợp đồng đã trở nên phổ biến cản trở việc thực thi hợp đồng. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu, tìm giải pháp + Cần thiết phải hoàn thiện hệ thống lý luận quan niệm, khái niệm về HĐMBHHNS; + Pháp luật Việt Nam chưa làm rõ tính đặc thù của HĐMBHHNS trong quan hệ với HĐMB tài sản, HĐMB hàng hóa. + Việc tôn trọng thực hiện HĐMBHHNS chưa được đảm bảo, điều đó đặt ra vấn đề về ý thức chấp hành pháp luật và tính thực thi của pháp luật. + Cần phải hoàn thiện pháp luật về HĐMBHHNS phù hợp với điều kiện giao dịch hiện nay. 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu 6 1.3.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: - Khái niệm, đặc điểm pháp lý của HĐMBHHNS để phân biệt với hợp đồng mua bán hàng hóa khác? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc điều chỉnh pháp luật về HĐMBHHNS? Quan hệ pháp luật về HĐMBHHNS được pháp luật quy định ra sao ? - Thực trạng thực thi pháp luật về HĐMBHHNS ở ĐBSCL hiện nay ra sao ? - Những bất cập hiện nay về pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật HĐMBHHNS phải được khắc phục như thế nào? Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là: - Cơ sở lý luận pháp luật về HĐMBHHNS cần được nghiên cứu một cách toàn diện. - Thực trạng HĐMBHHNS ở Việt Nam nói chung, ở ĐBSCL nói riêng còn nhiều vướng mắc, bất cập từ quy định pháp luật đến thực thi. - Cần tìm ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện HĐMBHHNS trong thời gian tới. Luận án sử dụng các lý thuyết nghiên cứu sau: - Luận án sử dụng lý thuyết chung về hợp đồng làm chủ đạo xuyên suốt trong giải quyết các vấn đề của Luận án; Lý thuyết rủi ro nói chung (Risk theory) và rủi ro trong hoạt động nông nghiệp nói riêng; Lý thuyết về bảo vệ kẻ yếu trong mối tương quan với kẻ mạnh nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội; Lý thuyết thông tin không đối xứng (Asymmetrical Information) cho thấy khả năng tiếp cận và tính minh bạch của thông tin giữa các chủ thể tham gia hợp đồng; Lý thuyết trò chơi (Game theory) nhằm lý giải những hành vi cơ hội của các chủ thể tham gia hợp đồng nông nghiệp. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu 7 Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp tiếp cận đa ngành với kinh tế học pháp luật, kết hợp lý luận và thực tiễn; Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh luật học; Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp được sử dụng nhiều nhất trong luận án. Luận án được thực hiện trên nền tảng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện. Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA NÔNG SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA NÔNG SẢN 2.1. Khái quát về hàng hóa nông sản Pháp luật Việt Nam ghi nhận khái niệm “hàng hóa” và “sản phẩm nông nghiệp” không thống nhất và thiếu cụ thể. Tuy nhiên, khái niệm “hàng hóa” trong pháp luật hiện hành cũng không loại trừ cả sinh vật sống như động vật, thực vật và bao gồm cả động vật, thực vật chưa hình thành, sắp được sinh ra, sản phẩm cây trồng được hình thành trong tương lai. Quan điểm về “nông sản” tác giả đồng tình với WTO gồm các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, rau quả tươilà phù hợp đối tượng nghiên cứu của luận án. 2.2. Nhận thức về hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản trên thế giới và Việt Nam Việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản theo vụ mùa đã tồn tại từ lâu đời trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia đều xác định tầm quan trọng của việc sản xuất tiêu thụ HHNS thông qua hợp đồng 8 HĐMBHHNS là một dạng của HĐMB tài sản, hàng hóa được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng. Tùy thuộc vào hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia, quan hệ HĐMBHHNS có thể được đặt trong mối quan hệ pháp luật dân sự, thương mại hoặc dựa trên nền tảng quan hệ của luật về mua bán hàng hóa... Ở Việt Nam HĐMBHHNS được tiếp cận nghiên cứu chủ yếu ở góc độ kinh tế. Pháp luật Việt Nam xem HĐMBHHNS là bộ phận của đồng dân sự, thương mại. 2.3. Khái niệm, đặc điểm và hình thức pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản 2.3.1. Khái niệm Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản là dạng cụ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa nông sản tại thời điểm xác định hoặc trong tương lại cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa nông sản theo thỏa thuận. Trong trường hợp đặc biệt, hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản có thể bao gồm sự cam kết của bên mua về việc hỗ trợ sản xuất nhằm đảm bảo kết quả đầu ra sản phẩm và bảo đảm việc thu mua hàng hóa nông sản của người sản xuất với giá cả, số lượng và chất lượng sản phẩm theo thỏa thuận. 2.3.2. Đặc điểm - Đối tượng của hợp đồng là HHNS - một loại hàng hóa đặc thù. - Chủ thể của hợp đồng gồm: Người sản xuất, các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu; các trung gian tiêu thụ như: thương lái... - Hình thức HĐMBHHNS gồm bằng lời nói, hoặc văn bản hoặc hành vi. Việc thiết lập hợp đồng thường theo hướng đơn giản. 9 - Trong HĐMBHHNS có thể có sự phụ thuộc, hỗ trợ lẫn nhau về nghĩa vụ. Nghĩa vụ của một bên sẽ tương ứng với bên kia, hỗ trợ lẫn nhau. - Mục đích của hợp đồng là lợi nhuận nhưng đôi khi chỉ để trang trải cho cuộc sống hộ nông dân hoặc nhằm chia sẻ rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 2.3.3. Hình thức pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản HĐMBHHNS đang tồn tại các hình thức pháp lý cơ bản sau: a) Hợp đồng mua bán HHNS đơn giản; b) Hợp đồng mua bán HHNS cơ bản; c) Hợp đồng sản xuất và tiêu thụ HHNS; d) Hợp đồng mua bán HHNS qua sở giao dịch hàng hóa. 2.4. Khái niệm và nội dung pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản 2.4.1. Khái niệm pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản Pháp luật về HĐMBHHNS là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh về HĐMBHHNS nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất, mua bán, tiêu thụ HHNS được thực hiện đáp ứng nhu cầu của các chủ thể tham gia hợp đồng, phù hợp với các điều kiện tiêu chuẩn giao dịch HHNS. 2.4.2. Nội dung pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản 2.4.2.1. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản - Trình tự giao kết HĐMBHHNS không được trái với nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng; - Chủ thể tham gia giao kết thường có sự mất cân bằng về thông tin do người mua chiếm ưu thế. Do đó, thực tiễn pháp luật các quốc gia đều theo xu hướng bảo vệ người sản xuất. 2.4.2.2. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản Để thực hiện HĐMBHHNS là các chủ thể tham gia phải có nghĩa vụ thực hiện các hành vi nhằm làm cho các điều khoản, nội dung đã cam kết 10 trong hợp đồng trở thành hiện thực. Nghĩa vụ trong HĐMBHHNS thường được chia thành hai nhóm chính: 1) Nhóm nghĩa vụ có tính tương ứng liên quan trực tiếp đến đến đầu ra sản phẩm và 2) Nhóm nghĩa vụ liên quan đến quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 2.4.2.3. Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản Việc thực hiện đúng và đầy đủ HĐMBHHNS phụ thuộc rất lớn vào thái độ và hành vi của các bên. Vi phạm hợp đồng có thể là hành vi cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ về giá bán, giao hàng, chậm tiếp nhận hoặc không thanh toán hoặc trong trường hợp ngoài ý muốn do bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài làm giảm hoặc mất khả năng thực hiện hợp đồng (sự kiện bất khả kháng hoặc khi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng bị thay đổi cơ bản). 2.5. Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản Nhìn chung, các quốc gia khác nhau trên thế giới đã tiếp cận điều chỉnh về hợp đồng nông nghiệp theo những cách thức khác nhau tùy thuộc vào truyền thống pháp luật và quá trình áp dụng luật. Tuy nhiên, BLDS vẫn đóng vai trò là luật khung quan trọng để xem xét các vấn đề phát sinh. Ở Việt Nam, BLDS áp dụng cho hầu hết các loại hợp đồng, bên cạnh đó LTM và pháp luật về hợp đồng nông nghiệp có thể áp dụng trực tiếp. Tuy nhiên, trong các tình huống pháp lý cụ thể việc điều chỉnh có thể được mở rộng ở luật chuyên ngành khác. 2.6. Các yếu tố chi phối pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản. Các yếu tố chi phối pháp luật về HĐMBHHNS có thể là tập quán, thói quen thương mại ở từng vùng, địa phương hoặc các yếu tố rủi ro thực hiện hợp đồng như rủi ro trong sản xuất hoặc thị trường tiêu thụ HHNS 11 2.7. Kinh nghiệm pháp luật của các nƣớc trong điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật của một số nước đã thực hiện khá thành công trong chính sách và điều chỉnh pháp luật về hợp đồng nông nghiệp như: Thái Lan, Indonesia, hoặc các nước nông nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Trung Quốc. Kết luận chƣơng 2 1. Về nhận thức, HĐMBHHNS thường được đặt trong mối quan hệ của hợp đồng nông nghiệp hay hợp đồng liên kết sản xuất. Khi được xem xét dưới góc độ quan hệ HĐMB tài sản, hàng hóa thì pháp luật các quốc gia phần lớn điều chỉnh bởi Luật Dân sự hoặc Luật Thương mại, một số nước có thể điều chỉnh cách thức khác nhau, nhưng BLDS và LTM vẫn là nguồn cơ bản. 2. HĐMBHHNS là một loại hợp đồng đặc biệt của HĐMB hàng hóa, bởi những đặc thù riêng về hình thức, đối tượng, nghĩa vụ, mục đích, mối quan hệ pháp luật các chủ thể tham gia hợp đồng. 3. Trong HĐMBHHNS nông dân là chủ thể chính chiếm đa số nhưng lại yếu thế về kinh tế và hạn chế thông tin và bên kia thường là các thương gia hoặc doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế lợi thế về thông tin. Đây là mối quan hệ pháp luật rất đặc thù chi phối mạnh mẽ đến kết quả thực hiện hợp đồng. 4. Các yếu tố như tập quán, thói quen thương mại hoặc rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường là những vấn đề lớn chi phối thường xuyên đối với kết quả thực hiện HĐMBHHNS. 5. Một số quốc gia trên thế giới đã thực hiện khá thành công chính sách và điều chỉnh pháp luật về hợp đồng nông nghiệp đã gợi mở nhiều bài học và kinh nghiệm cho Việt Nam trong điều chỉnh và thực hiện pháp luật. 12 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA NÔNG SẢN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 3.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản 3.1.1. Thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản Một thời gian dài Nhà nước đã cố gắng ban hành nhiều văn bản điều chỉnh quan hệ HĐMBHHNS như: Quyết định 80/2002/QĐ-TTg, Quyết định 62/2013/QĐ-TTg và hiện nay là Nghị định 98/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên vẫn không mang lại kết quả, việc điều chỉnh vẫn mang tính chất là những chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, đó là nguyên nhân mà quan hệ sản xuất, tiêu thụ vẫn nhiều rủi ro, bất cập. 3.1.2. Thực trạng pháp luật về hình thức ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản 3.1.3.1. Hợp đồng bằng lời nói: Hình thức HĐMBHHNS bằng lời nói thường chỉ thể hiện được những vấn đề các bên quan tâm tại thời điểm giao kết. Yếu tố niềm tin có tính quyết định đến sự kết quả thực hiện hợp đồng. 3.1.3.2. Hợp đồng bằng văn bản: HĐMBHHNS bằng văn bản từ đơn giản đến phức tạp, thường được các doanh nghiệp kinh doanh HHNS sử dụng rộng rãi trong tiêu thụ hoặc xuất khẩu. Hợp đồng có thể được soạn thảo theo mẫu có sẵn để giao dịch cho nhiều khách hàng có cùng điều kiện giao dịch. Hiện nay, hình thức hợp đồng không bị ràng buộc bởi quy định phải công chứng, chứng thực hoặc công khai, đăng ký. 13 3.1.3.3. Hợp đồng bằng hành vi cụ thể: Hình thức giao kết HĐMBHHNS bằng hành vi có thể được thể hiện bằng việc chấp thuận hành vi thu hái của người mua hoặc thương lái cùng với việc nhận thanh toán Đây cũng là hình thức hợp đồng mang lại nhiều rủi ro trên thực tế. 3.1.3. Thực trạng pháp luật về thủ tục ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản 3.1.3.1. Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản Đối với các HĐMBHHNS giao ngay, các giai đoạn như chào hàng, đàm phán hoặc đề nghị giao kết có thể không tồn tại một cách rõ nét. Đề nghị giao kết tiêu thụ HHNS thường xuất phát từ nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh HHNS. Phía hộ nông dân thường sẽ tiếp nhận đề nghị của bên tiêu thụ theo chu kỳ sản xuất. Vấn đề là người nông dân có đủ năng lực để hiểu được toàn bộ nội dung lời đề nghị và đề nghị đó có mang lại lợi ích cho người sản xuất hay không. 3.1.3.2. Chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản Trong điều kiện dân cư vùng sản xuất nông nghiệp nước ta còn có hạn chế trong khả năng hiểu các điều khoản của hợp đồng là trở ngại phổ biến cho giao kết hợp đồng. Việc ký kết trong điều kiện thông tin không đầy đủ là một sự nhầm lẫn, theo BLDS hợp đồng có thể vô hiệu. Pháp luật hiện chưa có quy định các biện pháp nào hỗ trợ pháp lý cụ thể cho nông dân, trái lại đang có hẳn một luật có quy định hỗ trợ nhiều mặt đối với doanh nghiệp (Luật 04/2017/QH14). Hợp đồng dựa trên mẫu chuẩn thường được nhà tiêu thụ áp dụng. Việc áp dụng mẫu hợp đồng chuẩn không đồng nghĩa là một dạng hợp đồng theo mẫu theo quy định của BLDS. 3.1.3.4. Nội dung các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản 14 a) Đối tượng của hợp đồng: là các thông số về số lượng và chất lượng, quy cách sản phẩm của HHNS. Trong điều kiện thị trường hiện đang đòi hỏi các tiêu chuẩn ngày càng cao về chất lượng sản phẩm. b) Giá cả và phương thức thanh toán là những nội dung quyết định đến hiệu quả hợp đồng, phụ thuộc vào việc thực hiện đúng nghĩa vụ của hợp đồng. c) Giao nhận hàng hóa nông sản là thời điểm quan trọng để xác định kết quả thực hiện hợp đồng, thường gắn với thời gian sản phẩm được thu hoạch. Ngoài những điều khoản cơ bản, hợp đồng còn có thể có các thỏa thuận tùy nghi để bổ sung các quyền và nghĩa vụ hợp đồng. 3.2. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong những năm gần đây 3.2.1. Đặc điểm giao dịch hàng hóa nông sản của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long - HHNS có tính thời vụ nhưng giao dịch lại mang tính liên tục - HHNS đi vào thị trường phải qua các tầng nấc trung gian làm chi phí tăng cao - Giao dịch được thiết lập dựa trên sự tin cậy và trật tự tư nhân - Giao dịch HHNS vượt ra khỏi phạm vi vùng ĐBSCL đi ra các quốc gia trên thế giới 3.2.2. Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay 3.2.2.1. Chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản Chủ thể tham gia HĐMBHHNS rất đa dạng, vị trí của họ trong thị trường cũng có thể thay đổi từ vị trí của người bán sang vị trí của người mua hàng hoặc ngược lại, tùy thuộc vào vai trò của họ trong thị trường, các chủ thể chính gồm: 15 - Nhà nước hoặc pháp nhân, tổ chức của Nhà nước - Các doanh nghiệp thương mại - Hợp tác xã và hộ gia đình sản xuất - Tổ hợp tác, tư thương - Thương lái; - Thành viên chuỗi cung ứng, liên kết sản xuất. 3.2.2.2. Hình thức ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản Nông dân ĐBSCL thích thỏa thuận với các thủ tục đơn giản tránh các điều khoản pháp lý phức tạp. Các hình thức HĐMBHHNS ký kết cơ bản và HĐSXTT thường được các công ty chế biến hoặc xuất khẩu sử dụng. Tuy nhiên, các bên không nhận thức đầy đủ về bản chất hợp đồng dẫn đến quá trình tổ chức không đạt kết quả. Chợ nổi ở ĐBSCL là một hình thức giao dịch đặc thù. Việc giao kết chỉ bằng lời nói và thực hiện trên nền tảng chữ “tín”. 3.2.3. Thực trạng thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long - Về giá bán HHNS là một trong những loại xác định giá phức tạp dựa trên các yếu tố như: chi phí sản xuất, giá trên thị trường và tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm. Có hai phương thức tính giá cơ bản, đó là giá cố định và giá không cố định - Trong thanh toán: Các thương lái thường sử dụng phương thức đặt cọc (30% đến 50%) và thanh toán số tiền còn lại sau khi thu hoạch. Nông dân hay phá vỡ cam kết với doanh nghiệp để giao dịch với thương lái do được ứng trước và thực hiện thanh toán kịp thời. - Các rủi ro bất khả kháng ít được sự quan tâm đúng mức. Khi xảy ra bất khả kháng việc xử lý cũng không phù hợp pháp luật. Thực hiện hợp đồng khi thay đổi hoàn cảnh cơ bản là quy định mới của BLDS còn khá xa lạ đối với cả người sản xuất doanh nghiệp và các tổ chức thực thi pháp luật. 16 - Thực trạng vi phạm thực hiện HĐMBHHNS ở ĐBSCL diễn ra ở tất cả các hình thức ký kết, một số hành vi sau: + Vi phạm hợp đồng khi có sự biến động về giá + Vi phạm hợp đồng do không thực hiện đúng thỏa thuận về chất lượng, quy cách sản phẩm. + Vi phạm hợp đồng do không thực hiện nghĩa vụ giao hàng, tiếp nhận hàng hóa. + Vi phạm hợp đồng do chậm thanh toán, không thực hiện đúng thời hạn thanh toán. + Vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi cơ bản + Vi phạm hợp đồng do trình độ nhận thức về pháp luật - Khi có tranh chấp các giải pháp giải quyết theo tố tụng thường không phù hợp với đối tượng HHNS do dễ hao hụt, giảm sút chất lượng trong thời gian ngắn. Mặt khác lại tốn chi phí và thời gian nhưng hiệu quả mang lại không cao nên cả phía người nông dân, bên tiêu thụ thường chọn giải pháp từ bỏ đối tác và không tiếp tục giao dịch ở lần sau. Nông dân bị thiệt hại có thể sẽ kiện doanh nghiệp để yêu cầu bồi thường. Nhưng doanh nghiệp thường không có ý định kiện nông dân, vì việc kiện hàng ngàn hộ sản xuất là một vấn đề hoàn toàn khác, vừa tốn kém và khả năng thực hiện nghĩa vụ bồi thường thấp. 3.3. Nhận xét thực trạng pháp luật và thực tiễn ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 3.3.1. Về thực trạng pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản - Pháp luật Việt Nam có xu hướng điều chỉnh các quan hệ về hợp đồng bằng BLDS và LTM nhưng do tính khái quát của luật khó có thể giải quyết cụ thể nhiều vấn đề nảy sinh trong quan hệ HĐMBHHNS. - Hình thức ký kết HĐMBHHNS tương đồng với quy định về hình thức giao dịch trong BLDS và LTM. Hợp đồng bằng lời nói khá thích nghi với 17 yêu cầu của giao dịch HHNS do tính chất tiện lợi, nhanh chóng. Hợp đồng bằng văn bản và bằng phương tiện điện tử đang được thực hiện ngày càng phổ biến hơn trong các HĐMBHHNS cơ bản và HĐSXTT. - Pháp luật nước ta hiện chưa có những quy định cụ thể nhằm hạn chế sự mất cân bằng thông tin trong giao kết HĐMBHHNS - Về đối tượng hợp đồng, khó phân định quyền sở hữu đối với HHNS khi có sự tham gia của yếu tố liên kết, đầu tư hợp tác sản xuất. 3.3.2. Về thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản tại Đồng Bằng Sông Cửu Long - Trong mối quan hệ HĐMBHHNS, vai trò của doanh nghiệp có yếu tố quyết định trong thị trường Khu vực. Doanh nghiệp bị chi phối mạnh bởi lợi nhuận do đó có thể dẫn tới những hành vi thương mại gây ra thiệt hại đối với người sản xuất. - Các thực thể pháp lý như hộ gia đình, tổ hợp tác, thương lái, tư thương có ý nghĩa quan trọng trong các giao dịch ở vùng ĐBSCL. - Sự không cân bằng về thông tin thị trường có ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất và tiêu thụ, lợi ích kinh tế của người nông dân. - Về hình thức pháp lý của HĐMBHHNS đang tồn tại tình trạng thiếu sự quan tâm của các bên tham gia, khi có tranh chấp thường không đủ các cơ sở pháp lý để bảo vệ bên hợp pháp. - Khả năng thực thi HĐMBHHNS kém đã tác động tới ý thức pháp luật và chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia. - Các chủ thể tham gia chưa có nhận thức tôn trọng hợp đồng. Sự không tuân thủ hợp đồng một cách tự nhiên có thể xem như là một hiện tượng pháp lý đáng quan tâm. - Đối với doanh nghiệp thì năng lực giao kết, soạn thảo và quản lý việc thực hiện hợp đồng kém cũng là những nguyên nhân dẫn đến không tôn trọng hợp đồng. 18 - Trường hợp có tranh chấp các bên thường chọn cơ chế tự giải quyết, xem nhẹ các giải pháp luật định. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ở ĐBSCL đang duy trì một thị trường cạnh tranh ở mức hoàn hảo, đã khuyến khích các giải pháp tự giải quyết mà không nhờ vào các công cụ pháp lý theo pháp luật. Kết luận chƣơng 3 1. Quan hệ HĐMBHHNS ở ĐBSCL đang có nhiều yếu tố tiêu cực, bất cập. Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật để điều chỉnh nhưng kết quả thực hiện không cao. 2. Khu vực ĐBSCL đã và đang tồn tại đa dạng các chủ thể tham gia, với các hình thức giao dịch phong phú. Nghiên cứu đã cho thấy các vi phạm vẫn xảy ra thường xuyên nhưng lại thiếu sự quan tâm xử lý cộng với cơ chế thực thi pháp luật kém đã làm cho các các giải pháp của pháp luật không phát huy hiệu quả trên thực tế. Chƣơng 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA NÔNG SẢN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản - Hoàn thiện pháp luật về HĐMB hàng hóa, nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện pháp luật về HĐMBHHNS phải phù hợp với quan điểm phát triển về nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước - Nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện HĐMBHHNS là cơ sở hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và HĐMB hàng hóa 19 4.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản 1. Hoàn thiện pháp luật đối với HĐMBHHNS phải hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh về HĐMBHHNS 2. Cần thiết phải có Luật điều chỉnh HĐMBHHNS. Có hai giải pháp điều chỉnh bằng luật: Thứ nhất: Ban hành Luật nông nghiệp trong đó có các điều luật cụ thể quy định điều chỉnh quan hệ HĐMBHHNS Thứ hai: Sửa đổi Bộ luật Dân sự 2015 theo hướng bổ sung một mục trong Chương XVI “một số hợp đồng thông dụng” quy định về HĐMBHHNS 3. Các giải pháp điều chỉnh pháp luật về địa vị pháp lý các chủ thể tham gia HĐMBHHNS - Hoàn thiện khung pháp luật về tổ chức hoạt động của tổ hợp tác - Pháp luật cần làm rõ khái niệm và điều chỉnh hoạt động của thương lái. 4. Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản tại ĐBSCL: - Nâng cao khả năng thực thi hợp đồng bằng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và nghiêm túc thực hiện hợp đồng. - Hoàn thiện các biện pháp giải quyết tranh chấp HĐMBHHNS bằng cách khuyến khích giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng hòa giải và giải quyết tranh chấp bằng tòa án theo hướng rút gọn và đơn giản. + Nâng cao hiệu quả thương lượng, hòa giải + Giải pháp giải quyết tranh chấp thông qua khởi kiện tại tòa án. 5. Cần thiết phải hướng dẫn pháp lý để nâng cao năng lực giao kết hợp đồng nông nghiệp Gồm những lưu ý quan trọng, những điều khoản cần thiết liên quan cần phải được bổ sung, làm rõ khi thương lượng ký kết HĐMBHHNS: 20 1. Những điều khoản liên quan đến khắc phục rủi ro như: a) Xử lý tình huống rủi ro bất khả kháng hoặc hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi cơ bản; b) Ngăn ngừa hành vi vi phạm hợp đồng bằng áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng; c) Ngăn ngừa phá vỡ hợp đồng do giá cả thị trường biến động. 2. Các điều khoản thường không đầy đủ hoặc tiềm ẩn nguy cơ ít được quan tâm trong soạn thảo hợp đồng a) Thiếu sự rõ ràng trong việc xác định giá b) Các thỏa thuận về chất lượng không rõ ràng c) Điều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng d) Điều khoản bảo mật không phù hợp pháp luật Kết luận chƣơng 4 1. Yêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_hop_dong_mua_ban_hang_hoa_nong_san_tu_thuc_t.pdf
Tài liệu liên quan