Trong quan hệ với các đồng minh, đối tác, Mỹ đã chuyển từ "ngấm
ngầm" bênh vực sang công khai giúp đỡ các nước có tranh chấp với Trung
Quốc bằng viện trợ quân sự, giáo dục đào tạo,v.v.
Giai đoạn từ 2009 đến 2015: Trước những hành động gia tăng căng
thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông, ngay sau khi lên cầm quyền
(01/2009), chính quyền Tổng thống Obama đã theo đuổi chiến lược Biển
Đông dựa trên 5 trụ cột mới và thi hành chính sách "Xoay Trục" sang châu
Á.
Chính quyền Obama đã tuyên bố Mỹ coi ASEAN là đầu mối cho các
vấn đề khu vực; ủng hộ các cơ chế hợp tác an ninh của ASEAN trong đó có
vấn đề Biển Đông; ủng hộ đa phương hóa, quốc tế hóa tranh chấp trên Biển
Đông, bác bỏ các yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
Tháng 05/2015, trong cuộc đối thoại Mỹ - ASEAN lần thứ 28, hai bên
khẳng định cam kết phối hợp triển khai những biện pháp nhằm giải quyết
những vấn đề toàn cầu, khu vực trong đó đặc biệt là những diễn biến căng
thẳng gần đây ở khu vực Biển Đông.
Ngoài phát triển quan hệ với ASEAN, Mỹ tăng cường thắt chặt mối
quan hệ với các nước đồng minh ở trong và ngoài khu vực thông qua các thỏa
ước an ninh và viện trợ quân sự.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hợp tác an ninh - Quốc phòng giữa Asean và mỹ giai đoạn 1991 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thúc đã đưa nước Mỹ trở thành một siêu cường
mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, bước vào những thập niên đầu của thế kỷ
XXI, đặc biệt sau sự kiện nước Mỹ bị tấn công khủng bố năm 2001 đã làm
cho uy tín và vị thế của Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, sự trỗi dậy
của các cường quốc như Nhật Bản, Tây Âu, Nga và đặc biệt là Trung Quốc
đã thách thức tham vọng bá quyền của Mỹ và trật tự thế giới đơn cực do
Mỹ lãnh đạo.
Cục diện thế giới mới mặc dù đã đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hủy diệt
trên toàn cầu, như các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo,
can thiệp vũ trang, lật đổ và khủng bố vẫn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Các mâu thuẫn trong thiết lập trật tự thế giới mới, mâu thuẫn về lợi ích dân
tộc, về hệ tư tưởng, chủ nghĩa khủng bố cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia,
v.v. ngày một diễn biến phức tạp hơn nhất là sau năm 2001. Điều này đòi
hỏi các quốc gia, khu vực phải điều chỉnh chiến lược cũng như đưa ra chính
sách đối nội và đối ngoại làm sao cho phù hợp nhằm tạo cho mình một vị
thế thuận lợi trong quan hệ quốc tế.
Với khu vực CA - TBD, Chiến tranh Lạnh kết thúc đã mở ra cơ hội
cho các quốc gia châu Á tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập
8
quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, khu vực CA – TBD vẫn
còn tồn tại nhiều thách thức về an ninh như:
Khu vực CA - TBD trở thành địa bàn cạnh tranh quyết liệt giữa các
nước lớn trong giành quyền lãnh đạo khu vực, điều này đã làm thay đổi cấu
trúc an ninh và làm gia tăng những thách thức an ninh mới ở châu Á.
CA - TBD là nơi tồn tại nhiều "điểm nóng", nhiều mâu thuẫn, tranh chấp
tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến đối đầu trực diện và xung đột vũ trang như: vấn đề
Đài Loan, vũ khí hạt nhân của Triều, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, biển
Hoa Đông,v.v.
Tình trạng "thiếu hụt niềm tin", tâm lý nghi kỵ nhau đã đẩy nhiều quốc
gia vào cuộc chạy đua vũ trang.
CA – TBD đối mặt với nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống như
khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng,
dịch bệnh,v.v.
2.1.2. Một số thách thức an ninh ở Đông Nam Á
Thời gian quan ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực
hợp tác chính trị, an ninh – quốc phòng, nhưng từ cuối thập niên 90 của thế
kỷ XX và bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, ASEAN phải đối mặt
với nhiều thách thức về an ninh - quốc phòng đó là:
2.1.2.1. Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ
Tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ lớn nhất ở khu vực ĐNA hiện nay là
tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước
thành viên ASEAN.
Ngoài ra, các nước thành viên ASEAN cũng tồn tại tranh chấp lãnh
thổ như: Thái Lan và Campuchia liên quan đến khu vực ngôi đền Preah
Vihear; Thái Lan với Myanma liên quan đến chủ quyền tại hai con sông
Moei và Salween; Philippines và Malaysia ở bang Sabah,v.v.
Các tranh chấp này đã diễn ra trong thời gian dài, mặc dù có sự tham
gia của Tòa án Công lý quốc tế, nỗ lực của ASEAN và các bên liên quan
nhưng mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết mà còn diễn biến phức tạp hơn,
nguy cơ xung đột giữa các bên ngày tăng cao.
2.1.2.2. Vấn đề chạy đua vũ trang
Nhằm đối phó với những thách thức an ninh mới, hầu hết các quốc gia
ĐNA đã gia tăng chi ngân sách quốc phòng. Các nước lớn tăng cường cạnh
tranh và can dự vào khu vực. Mỹ thực thi chính sách "xoay trục", Trung Quốc
tăng cường ngân sách quốc phòng, phát triển lực lượng hải quân, không quân
và tên lửa chiến lược. Chính những điều trên đã khiến ĐNA trở thành "vùng
trũng" trong vấn đề an ninh khu vực, là "thùng thuốc súng" có thể bùng phát
bất cứ lúc nào nếu không được kiểm soát tốt.
2.1.2.3. Vấn đề xung đột sắc tộc - tôn giáo, bạo lực và khủng bố
Vấn đề xung đột sắc tộc - tôn giáo: Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc,
ĐNA bùng phát trở lại những điểm nóng về xung đột tôn giáo, sắc tộc, điển
9
hình là phong trào đòi ly khai ở Indonesia, phong trào Hồi giáo ở miền Nam
Philippine và 3 tỉnh miền Nam Thái Lan, v.v.
Vấn đề bạo lực và khủng bố: ĐNA với gần 300 triệu tín đồ Hồi giáo,
hoạt động khủng bố ở ĐNA thường lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để
kích động bạo lực và tư tưởng cực đoan; Các nhóm vũ trang, tổ chức khủng
bố ở ĐNA thường dùng bạo lực, khủng bố để thực hiện mục đích chính trị;
Chủ nghĩa khủng bố ở ĐNA thời gian qua đã được quốc tế hóa dưới sự dẫn
dắt của IS; Các nhóm khủng bố ở ĐNA có xu hướng phối hợp bắt tay nhau.
2.1.2.4. Vấn đề cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc
Trong nhiều thập kỷ qua, ĐNA luôn là địa bàn cạnh tranh giữa các
nước lớn, trong đó cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc là quyết liệt nhất trên cả ba
khía cạnh là kinh tế, chính trị và an ninh - quân sự. Bên cạnh những mặt
tích cực, thì cũng đặt ra nhiều thách thức an ninh cho ASEAN.
Một là, nguy cơ từ tham vọng kiểm soát không gian địa chính trị của
các nước lớn đặt ra nhiều vấn đề đối với an ninh khu vực.
Hai là, việc Mỹ và Trung Quốc tăng cường can dự vào khu vực làm
cho tình hình an ninh ở ĐNA ngày một phức tạp hơn, đẩy đẩy cuộc chạy
đua vũ trang ở ĐNA leo thang.
Ba là, Mỹ và Trung Quốc ttăng cường lôi kéo, tập hợp lực lượng đã
đẩy các nước ĐNA đứng trước những lựa chọn khó xử.
Bốn là, ASEAN đứng trước nguy cơ bị hủy hoại nếu các nước lớn
không dừng các thủ đoạn mua chuộc, lôi kéo, chia rẽ gây mất đoàn kết nội
bộ.
2.1.2.5. Vấn đề ô nhiễm môi trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở ĐNA thời gian qua diễn ra ở cả 5
nhóm vấn đề là ô nhiễm không khí, nguồn nước, môi trường đất, vùng Biển
Đông và trao đổi thương mại nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguyên nhân
là:
Thứ nhất, ĐNA là khu vực có tỷ lệ tăng dân số và đô thị hóa cao dẫn
tới nhu cầu về nguyên vật liệu, lượng khí thải, nước thải, rác thải tăng cao
trong khi khả năng xử lý chất thải còn hạn chế.
Thứ hai, vì mục tiêu phát triển kinh tế, đa phần các quốc gia ĐNA dựa
vào khai thác các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên một cách quá mức.
Thứ ba, vấn đề biến đổi khí hậu gây ra những hệ lụy môi trường to lớn
cho khu vực ĐNA.
Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là nguyên nhân đẩy một số
quốc gia ĐNA đứng trước tình trạng xung đột như:
Nguy cơ xung đột liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn nước sông
Mêkông: Việc Trung Quốc sử dụng chính sách "ngoại giao nước" và các
hoạt động đầu tư tại Lào và Campuchia để gây sức ép về chính trị với các
quốc gia là một thách thức đáng quan ngại.
10
Vấn đề ô nhiễm môi trường biển và tranh chấp tài nguyên trên biển
Đông: Các hoạt động khai thác tài nguyên biển quá mức, việc xả thải và
tình trạng gia tăng tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ trên Biển Đông, Trung
Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo, quân sự hóa Biển Đông phi pháp,v.v. là
nguy cơ tiềm ẩn đẩy khu vực vào các cuộc tranh chấp có thể dẫn tới xung
đột vũ trang.
Như vậy, sự nổi lên của các vấn đề an ninh khu vực đã và đang tác
động sâu sắc tới ASEAN và các nước thành viên, đẩy ASEAN cuốn vào
"vùng trũng" của an ninh.
2.2. Khái quát quan hệ hợp tác ASEAN - Mỹ trước năm 1991
2.2.1. Giai đoạn từ 1967 đến 1976
Phía Mỹ muốn lôi kéo ASEAN vào quỹ đạo của mình, biến ASEAN
thành tổ chức phụ thuộc và chịu sự chi phối của Mỹ trong cuộc chiến tại
Đông Dương và thiết lập vành đai "chống cộng" ở ĐNA.
ASEAN là những nước nhỏ, yếu về kinh tế nên muốn dựa vào ô an ninh
và nhận sự giúp đỡ từ Mỹ nên ủng hộ chính sách của Mỹ ở ĐNA.
Tóm lại, trong 10 năm đầu thành lâp ASEAN, quan hệ ASEAN - Mỹ
gắn bó khá mật thiết trên cơ sở toan tính lợi ích của các bên.
2.2.2. Giai đoạn từ 1977 đến 1991
Sau khi hai bên xác lập quan hệ đối thoại năm 1977, quan hệ ASEAN
- Mỹ tiếp tục phát triển trên các mặt kinh tế, chính trị - quân sự và ngoại
giao. Mỹ tăng cường các hoạt động viện trợ kinh tế, quân sự nhằm lôi kéo
ASEAN. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối, nhận thấy sự khác biệt trong giải
quyết vấn đề Campuchia, ASEAN đã duy trì thái độ độc lập tương đối với
Mỹ.
2.3. Nhu cầu hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ
sau năm 1991
2.3.1. Nhu cầu và lợi ích của ASEAN khi hợp tác vơi Mỹ
Chiến tranh Lạnh kết thúc, ASEAN phải đối mặt với hàng "núi" thách
thức an ninh mới, đòi hỏi ASEAN phải tăng cường mở rộng hợp tác với các
nước bên ngoài, nhất là với Mỹ bởi: Mỹ là nước cung cấp “dịch vụ an ninh
công cộng” của thế giới.
Về an ninh - quốc phòng: Lực lượng quân sự Mỹ đóng vai trò then
chốt trong duy trì "nền hòa bình lâu dài" ở châu Á. Việc ASEAN tăng
cường hợp tác an ninh với Mỹ sẽ cân bằng quan hệ với Trung Quốc, hóa
giải những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống ở ĐNA.
Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao: ASEAN đã tranh thủ được sự
ủng hộ của Mỹ trong quá trình mở rộng tổ chức, xây dựng cộng đồng và
nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
11
2.3.2. Toan tính lợi ích và chính sách của Mỹ với ASEAN từ sau
Chiến tranh Lạnh
2.3.2.1. Lợi ích của Mỹ trong quan hệ với ASEAN
Mỹ có lợi ích quốc gia gắn chặt với ASEAN và khu vực ĐNA.
Về kinh tế: ĐNA cũng như ASEAN là thị trường đầu tư, tiêu thụ hàng
hóa lớn của Mỹ; là khu vực mang lại nguồn lợi khổng lồ cho ngành công
nghiệp, công nghệ cao của Mỹ.
Về chính trị - an ninh: ASEAN với nòng cốt là các quốc gia ĐNA nằm
trên vị trí địa chiến lược quan trọng ở khu vực và trên thế giới, nơi có Biển
Đông – tuyến đường hàng hải quan trọng và các nước đồng minh, đối tác
thân thiết của Mỹ.
2.3.2.2. Chính sách của Mỹ với ASEAN
Quan điểm của Chính quyền Bill Clinton với ASEAN (1993 - 2001)
Mặc dù tầm quan trọng không bằng khu vực Đông Á, nhưng ASEAN
và khu vực ĐNA cũng dành được sự ưu tiên trong chính sách của chính
quyền Tổng thống Clinton ở hai khía cạnh: Một là, ủng hộ ASEAN thiết lập
cơ chế an ninh đa phương (ARF), mở rộng thành viên; ủng hộ lập trường
của ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Hai là, coi trọng mối quan hệ với các
nước thành viên ASEAN, đặc biệt là các đồng minh, đối tác trên cơ sở mô
hình an ninh "trục và nan hoa".
Quan điểm của chính quyền G.W.Bush giai đoạn (2001- 2008)
Đây là giai đoạn mà chính sách chính trị - an ninh của Mỹ với ASEAN
chịu tác động bởi ba nhân tố: (1) Nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày
11/09/2001; (2) Mỹ có nhận thức mới về sự trỗi dậy của Trung Quốc; (3)
ASEAN có vai trò ngày càng lớn trong các thiết chế an ninh khu vực. Vì
vậy, Mỹ đã xác định ĐNA là "mặt trận thứ hai chống khủng bố" và thắt
chặt quan hệ với ASEAN thông qua Tuyên bố chung về Hợp tác chống
khủng bố Quốc tế (08/2002), Tuyên bố chung về Tầm nhìn về thúc đẩy
quan hệ Mỹ - ASEAN (2005).
ASEAN trong chiến lược "Quay trở lại châu Á" của Chính quyền
Obama (2009 - 2015)
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chính sách “xoay
trục” sang CA - TBD xác định khu vực ĐNA là trọng tâm, mắt xích quan
trọng ở CA – TBD và thắt chặt, tăng cường quan hệ với ASEAN và coi
ASEAN là "đối tác thiết yếu", và giữ vai trò trung tâm trong "cấu trúc khu
vực mới". Phía Mỹ nhận định: "Trong số các tổ chức đan xen nhau ngày
càng tăng về số lượng trong khu vực, có lẽ tổ chức quan trọng nhất là
ASEAN", và "Mỹ quay trở lại sự tập trung với ASEAN".
Tiểu kết chương 2
Một là, sau Chiến tranh Lạnh, tình hình chính trị, an ninh ở khu vực
CA - TBD và ĐNA có những chuyển biến mau chóng, bên cạnh những
12
thuận lợi thì ASEAN cũng phải đối diện với rất nhiều thách thức mới về an
ninh khó giải quyết.
Hai là, ASEAN và Mỹ có lịch sử quan hệ gắn bó mật thiết trong nhiều
vấn đề.
Ba là, bước vào thập niên đầu thế kỷ XXI, trước những cơ hội và thách
thức mới, ASEAN và Mỹ đều có mục tiêu phát triển riêng của mình nên đã
tăng cường hợp tác an ninh với nhau.
Chương 3
THỰC TRẠNG HỢP TÁC AN NINH - QUỐC PHÒNG GIỮA
ASEAN VÀ MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015
3.1. Cơ chế hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ
3.1.1. Tiến trình xây dựng thể chế
3.1.1.1. Giai đoạn 1991 - 2000
Phía ASEAN: Luôn đánh giá cao vai trò của Mỹ và phát triển quan hệ
với đối tác này trên tất cả các mặt nhất là về chính trị và an ninh.
Về phía Mỹ: Sau khi các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô tan rã, Mỹ
không còn bị ám ảnh và lo sợ về chủ nghĩa cộng sản, Tổng thống G.H.W.
Bush đã không xem ASEAN là vốn quý địa chính trị có giá trị nữa, vị thế của
ASEAN vì thế bị suy giảm nghiêm trọng.
Tiến trình xây dựng thể chế chính trị, an ninh giữa ASEAN và Mỹ giai
đoạn này như sau:
Trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng: Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự
nhất định ở nhiều nước ĐNA thông qua thỏa thuận, cam kết với các nước
thành viên ASEAN. Trong hợp tác ASEAN, Mỹ ủng hộ lập trường, quan
điểm của ASEAN trong Tuyên bố ASEAN về Biển Đông (1992) và kêu gọi
giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Quốc hội Mỹ ra tuyên bố "quyền đi lại
tự do trên Biển Đông và đó là lợi ích quốc gia của Mỹ" (3/1995) và Bộ
Ngoại giao tuyên bố "Mỹ có lợi ích lâu dài trong việc duy trì hòa bình và ổn
định ở Biển Đông. Duy trì sự tự do đi lại của tàu bè là lợi ích cơ bản của
Mỹ. Việc đi lại không bị ngăn cản của tất cả tàu bè và máy bay trên biển
Nam Trung Hoa là cần thiết cho hòa bình và phồn vinh của toàn khu vực
CA - TBD" (5/1995).
Trong chính trị ngoại giao: Nhằm duy trì sự lãnh đạo của mình ở ĐNA,
Mỹ tiếp tục giữ quan hệ với ASEAN thông qua các cơ chế đối thoại của Hội
nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM), Hội nghị sau Bộ trưởng ASEAN (PMC), Đối
thoại ASEAN - Mỹ, đặc biệt Mỹ đã không chỉ tích cực ủng hộ ASEAN thành
lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Với ASEAN, một mặt tiến hành đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
nhằm tránh lệ thuộc vào các nước lớn, mặt khác ASEAN duy trì tốt đẹp quan
hệ với Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga. Tuy nhiên, quan hệ ASEAN – Mỹ giai
13
đoạn này vấp phải nhiều thử thách nhất là trong vấn đề dân chủ, nhân quyền
khi Mỹ phản đối ASEAN kết nạp Myanmar là thành viên khối,v.v.
Tóm lại, tiến triển quan hệ an ninh – quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ
giai đoạn 1991 - 2000 được duy trì thông quan nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, việc
Mỹ rút quân khỏi Philippines đã tạo ra "khoảng trống quyền lực" ở ĐNA,
việc Mỹ bỏ mặc nhiều nước đồng minh trong cuộc khủng hoảng tài chính
năm 1997 và can thiệp vào nội bộ ASEAN khiến cho uy tín và ảnh hưởng của
Mỹ ở khu vực bị suy giảm nghiêm trọng.
3.1.1.2. Giai đoạn 2001 - 2008
Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ ASEAN – Mỹ có
những dấu hiệu chuyển biến mới, có ý kiến cho rằng đây là thời kỳ quan hệ
"quay trở lại quỹ đạo" vốn có của nó. Và yếu tố thúc đẩy ASEAN và Mỹ xích
lại gần nhau hơn bắt nguồn từ các nhân tố cơ bản như: nước Mỹ bị khủng bố
năm 2001 và Mỹ cần đồng minh ủng hộ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa
khủng bố trên thế giới; sự trỗi dậy của Trung Quốc và nhu cầu khôi phục vị
thế của Mỹ ở khu vực,v.v.
Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng:
Thứ nhất, điểm nổi bật nhất trong tiến trình xây dựng thể chế hợp tác
quốc phòng - an ninh giữa ASEAN và Mỹ giai đoạn này là hợp tác trong lĩnh
vực chống khủng bố ở cả phương diện song phương lẫn đa phương.
Thứ hai, trước những thách thức về an ninh như tranh chấp lãnh thổ,
lãnh hải, vấn đề cướp biển, buôn bán vũ khí trái phép trên biển, ASEAN và
Mỹ đã đẩy mạnh triển khai hợp tác trong giải quyết vấn đề Biển Đông và
thực thi an ninh, an toàn hàng hải với nhiều sáng kiến quan trọng.
Trong chính trị - ngoại giao: Hai bên đã tìm thấy những điểm chung
khi ký: Tuyên bố Tầm nhìn chung về tăng cường quan hệ đối tác ASEAN -
Mỹ (17/11/2005), thông qua Kế hoạch hành động thực hiện Tuyên bố Tầm
nhìn chung quan hệ đối tác tăng cường ASEAN - Mỹ, hai bên đã nhất trí
tăng cường nhận thức về Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ở ĐNA (TAC),
Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn Nghị quyết đề cao 30 năm quan hệ Mỹ -
ASEAN.
Nhìn chung, tiến trình xây dựng thể chế hợp tác chính trị, an ninh
ASEAN và Mỹ giai đoạn này có nhiều chuyển biến tích cực hơn giai đoạn
trước.
3.1.1.3. Giai đoạn 2009 - 2015
Đây là giai đoạn quan hệ ASEAN - Mỹ phát triển nồng ấm nhất kể từ
sau Chiến tranh Lạnh. Hợp tác an ninh – quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ
diễn ra trong bối cảnh ASEAN nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng cộng
đồng ASEAN vào năm 2015, khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính
toàn cầu 2008, xử lý thách thức trong vấn đề Biển Đông, Mỹ triển khai
chính sách "Xoay Trục" sang CA – TBD. Xét một cách tổng thể, hai bên đã
14
thiết lập quan hệ ở một tầm cao mới, hợp tác toàn diện và theo chiều sâu
với nhiều điểm mới:
Trong quan hệ với ASEAN: Đây là giai đoạn mà Mỹ rất coi trọng vai
trò của ASEAN, hợp tác với ASEAN sẽ là "chìa khóa để Mỹ đảm bảo vai
trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới". Điểm nhấn quan hệ ASEAN - Mỹ giai
đoạn này là: Mỹ ký tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ĐNA (TAC)
ngày 27/07/2009; ký văn kiện Kế hoạch Hành động nhằm tăng cường Quan
hệ Đối tác ASEAN - Mỹ giai đoạn 2011 - 2015 vì Hòa bình và Thịnh vương;
Mỹ tham gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng
(ADMM+) lần thứ nhất (2010); Mỹ là thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á
(EAS) (2010); hai bên đã nâng cấp quan hệ thông qua Tuyên bố chung về
Quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN - Mỹ ( 2015).
Ngoài ra, Mỹ còn tích cực tham gia vào Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF),
Đối thoại ASEAN - Mỹ, Ủy ban hợp tác chung (JCC), Hội nghị Cấp Bộ trưởng
ASEAN - Mỹ (MPC), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Mỹ,v.v.
Trong quan hệ song phương với các nước thành viên ASEAN: Mỹ xem
trọng mối quan hệ song phương với các đồng minh, đối tác và chia thành 03
cấp độ quan hệ là: (1) Nhóm đồng minh thân thiết gồm Thái Lan và
Philippine; (2) Nhóm đối tác chiến lược là Singapore; (3) Nhóm đối tác
chiến lược tiềm năng là Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Nhìn chung, đây là giai đoạn quan hệ ASEAN và Mỹ nồng ấm trở lại,
hợp tác an ninh – quốc phòng là nét nổi trội trong quan hệ giữa ASEAN và
Mỹ.
3.1.2. Cơ chế hợp tác an ninh - quốc phòng đa phương của ASEAN và
sự tham gia của Mỹ
3.1.2.1. Trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)
Vai trò của ASEAN trong ARF: ASEAN giữ vai trò sáng lập ARF, các
nước lớn trong ARF buộc phải chấp nhận vai trò trung tâm của ASEAN.
Ý đồ xuyên suốt của Mỹ đối với ARF: Mỹ tham gia ARF và sử dụng
Diễn đàn này như một công cụ để duy trì lợi ích chiến lược ở CA - TBD,
củng cố thế đứng chân ở ĐNA và thực hiện các mục tiêu chiến lược tại khu
vực với trọng tâm là bao vây, kiềm chế Trung Quốc
Đóng góp của Mỹ trong ARF:
Thứ nhất, ARF đã trở thành một kênh để Mỹ can dự và thúc đẩy giải
quyết các vấn đề an ninh khu vực theo ý đồ của Mỹ.
Thứ hai, Mỹ đã thành công trong việc đề nghị các quan chức quân sự
được tham gia vào các cuộc gặp cấp Bộ trưởng của ARF kể từ năm 1997.
Thứ ba, thông qua ARF, Mỹ đã lôi kéo và gây áp lực buộc Trung
Quốc tham gia có trách nhiệm vào những vấn đề an ninh của khu vực trong
đó có vấn đề Biển Đông.
15
Thứ tư, thông qua ARF, Mỹ đã thúc đẩy hợp tác an ninh với các nước
trong khu vực thông qua hợp tác chống khủng bố, tập trận quân sự, trao đổi
đào tạo,v.v.
3.1.2.2. Trong Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS)
Ngày 14/12/2005 tại Malaysia, Hội nghị cấp cao Đông Á chính thức ra
đời với 16 quốc gia thành viên gồm 10 nước thành viên ASEAN, 03 nước
Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và sự có mặt của cả Ấn Độ,
Australia và New Dilan.
Nhận thấy việc nếu không tham gia vào EAS Mỹ có nguy cơ bị gạt ra
ngoài lề khu vực. Vì vậy, ngày 27/9/2009, tại Thái Lan, Mỹ ký tham gia Hiệp
ước Thân thiện và Hợp tác ĐNA (TAC) điều kiện để trở thành thành viên của
EAS. Và năm 2010, Mỹ cùng với Nga trở thành thành viên của EAS.
Về phía ASEAN: sự có mặt của Mỹ giúp ASEAN sẽ nâng cao được vị
thế và tầm ảnh hưởng của mình, giữ được vai trò trung tâm ở khu vực.
Về phía Mỹ: Mỹ sẽ có tiếng nói trong EAS cũng như nhiều vấn đề
quan trọng của khu vực, điều mà trước đó Mỹ bị "phớt lờ".
3.1.2.3. Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở
rộng (ADMM+)
Về sự tham gia của Mỹ vào cơ chế ADMM+: Ngày từ khi thành lập,
chính quyền của Tổng thống Obama đã tích cực hưởng ứng khuôn khổ hợp
tác này của ASEAN và có nhiều đóng góp xây dựng môi trường an ninh
khu vực như: tham gia nhóm chống khủng bố (CT) do Indonesia và Mỹ
đồng chủ trì; Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa kết hợp quân y
(HADR/MM); Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã tổ chức hội thảo với chủ đề
Tăng cường nhận thức lĩnh vực an ninh biển tại khu vực; giúp đỡ các thành
viên về đào tạo nhân lực, hỗ trợ trang bị, xây dựng lực lượng; Mỹ phối hợp
cùng nhiều nước ASEAN phản đối hành động đơn phương của Trung Quốc
trên Biển Đông,v.v.
ADMM+ đã trở thành kênh đối thoại an ninh quân sự cấp cao nhất ở
khu vực, góp phần quan trọng trong duy trì hòa bình, an ninh và thịnh
vượng ở ĐNA.
3.1.2.4. Trong cơ chế Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ (ASEAN +1)
Sự tham gia của Mỹ vào ASEAN+1: Mỹ có quan hệ với ASEAN từ rất
sớm, tuy nhiên Mỹ không muốn bị trói buộc vào các cơ chế đa phương của
ASEAN mà coi trọng các liên minh song phương hơn, tuy nhiên quan điểm
này đã thay đổi theo thời gian.
Nội dung hợp tác an ninh - quốc phòng ASEAN - Mỹ trong ASEAN+1:
Hợp tác chính trị, an ninh - quốc phòng là một nội dung quan trọng trong
quan hệ ASEAN - Mỹ. Không chỉ hợp tác trong chống khủng bố, Mỹ còn là
nhà tài trợ kinh phí mua trang thiết bị, làm cố vấn điều hành và trực tiếp huấn
luyện nghiệp vụ cho nhân viên an ninh của các nước ASEAN. Mỹ còn giúp
đỡ ASEAN và các nước thành viên trong phòng chống tội phạm xuyên quốc
16
gia; phòng chống ma túy, cứu hộ, phòng chống dịch bệnh, thiên tai; chia sẻ
thông tin tình báo và thông tin về tài chính của các tổ chức khủng bố; hỗ trợ
nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật; viện trợ vì mục đích an
ninh và quân sự dưới các hình thức: huấn luyện, đào tạo nhân viên kỹ thuật;
rà phá bom mìn,v.v.
3.2. Hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ trên một số
vấn đề chủ yếu
3.2.1. Hợp tác ASEAN - Mỹ trong vấn đề chống khủng bố
Sự kiện nước Mỹ bị tấn công khủng bố đã làm thay đổi mau chóng
quan hệ ASEAN - Mỹ, khu vực ĐNA ngay sau đó được xác định là "mặt
trận thứ hai" trong cuộc chiến chống khủng bố
Một là, trong hợp tác với ASEAN, hai bên đã ký "Tuyên bố chung về
hợp tác tấn công chủ nghĩa khủng bố quốc tế" với mục tiêu hợp tác là để
ngăn chặn, làm gián đoạn và chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Mỹ và
ASEAN đã nhất trí áp dụng Kế hoạch hợp tác ASEAN nhằm tăng cường quan
hệ Mỹ - ASEAN.
Hai là, Mỹ đẩy mạnh hợp tác chống khủng bố với một số nước
ASEAN có nguy cơ nghĩa khủng bố cao như: Philippine; Thái Lan;
Singapore; Indonesia,v.v.
Ba là, lợi dụng danh nghĩa chống khủng bố, Mỹ đã từng bước triển khai
lực lượng, bố trí vũ khí trang bị hiện đại ở ĐNA.
3.2.2. Hợp tác ASEAN - Mỹ trong vấn đề tranh chấp Biển Đông và
an ninh, an toàn hàng hải
3.2.2.1. Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông
Biển Đông có vị trí địa - chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị
và quân sự, ASEAN và Mỹ đều có lợi ích chiến lược trên khu vực Biển
Đông.
Giai đoạn từ 1991 - 2001: Sau Chiến tranh Lạnh, ASEAN và Mỹ đã
thay đổi quan điểm trong vấn đề Biển Đông. Phía ASEAN từ "không quan
tâm" thì đã "lo ngại, quan tâm nhiều hơn"; Phía Mỹ từ "không can thiệp",
thì "bắt đầu tham gia sâu" vào vấn đề Biển Đông.
Giai đoạn từ 2001 đến 2008: Mỹ tiếp tục ủng hộ quan điểm của
ASEAN về tình hình Biển Đông; chuyển chính sách từ đối phó, đề phòng tiến
tới ngăn chặn và cô lập đối với Trung Quốc; ASEAN và Trung Quốc đạt
được thỏa thuận về Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC).
Mỹ tích cực mở rộng hợp tác quân sự và an ninh với ASEAN và các nước
thành viên thông qua các cơ chế như ASEAN +1, Diễn đàn khu vực ARF, v.v.
Mỹ ủng hộ quan điểm giải quyết tranh chấp của ASEAN trên Biển Đông
bằng biện pháp hòa bình thông qua tiến trình ngoại giao và tuân thủ luật pháp
quốc tế.
17
Trong quan hệ với các đồng minh, đối tác, Mỹ đã chuyển từ "ngấm
ngầm" bênh vực sang công khai giúp đỡ các nước có tranh chấp với Trung
Quốc bằng viện trợ quân sự, giáo dục đào tạo,v.v.
Giai đoạn từ 2009 đến 2015: Trước những hành động gia tăng căng
thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông, ngay sau khi lên cầm quyền
(01/2009), chính quyền Tổng thống Obama đã theo đuổi chiến lược Biển
Đông dựa trên 5 trụ cột mới và thi hành chính sách "Xoay Trục" sang châu
Á.
Chính quyền Obama đã tuyên bố Mỹ coi ASEAN là đầu mối cho các
vấn đề khu vực; ủng hộ các cơ chế hợp tác an ninh của ASEAN trong đó có
vấn đề Biển Đông; ủng hộ đa phương hóa, quốc tế hóa tranh chấp trên Biển
Đông, bác bỏ các yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
Tháng 05/2015, trong cuộc đối thoại Mỹ - ASEAN lần thứ 28, hai bên
khẳng định cam kết phối hợp triển khai những biện pháp nhằm giải quyết
những vấn đề toàn cầu, khu vực trong đó đặc biệt là những diễn biến căng
thẳng gần đây ở khu vực Biển Đông.
Ngoài phát triển quan hệ với ASEAN, Mỹ tăng cường thắt chặt mối
quan hệ với các nước đồng minh ở trong và ngoài khu vực thông qua các thỏa
ước an ninh và viện trợ quân sự.
3.2.2.2. Hợp tác an ninh, an toàn và tự do hàng hải
Hợp t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_hop_tac_an_ninh_quoc_phong_giua_asean_va_my.pdf