Các DN đã sử dụng phần mềm tin học để hỗ trợ cho công việc của kế toán
nhanh và hiệu quả hơn. Các phần mềm thông dụng như: FAST Acounting;
ACSOFT Acounting ; MISA Acounting ngoài ra còn các loại phần mềm khác như
EXACT (Công ty xi măng Nghi Sơn) Phần mềm Foxfro được sử dụng để hỗ trợ
các công đoạn và thao tác mang tính tác nghiệp như tính lương nhân công trực tiếp
sản xuất trong DN, tính trị giá nhập và xuất nguyên vật liệu và các vật tư khác giúp
cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành có hiệu quả hơn. Các sản phẩm của phần
mềm kế toán chủ yếu phục vụ cho thông tin của kế toán tài chính nhưng khi khách hàng
có nhu cầu riêng thì đơn vị cung cấp phần mềm phối hợp để có thể hỗ trợ trực tiếp cho
công tác kế toán quản trị, cũng như các báo cáo phục vụ thông tin cho nhu cầu quản trị
nội bộ trong các DNSX xi măng.
Bộ máy kế toán trong các DN được sự hỗ trợ của các phần mềm kế toán và một
số phần mềm ứng dụng đã giúp cho công tác kế toán ghi nhận được các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh tốt hơn, từ đó có thể kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của
DN. Đây là đặc điểm cho phép các phương pháp và kỹ thuật kế toán quản trị vận dụng
có thể phát huy lợi thế của các phần mềm kế toán hiện có để sử dụng thông tin từ kế
toán tài chính phân tích, xử lý phục vụ mục tiêu của KTQT.
176 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam - Trần Anh Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường. Trong điều kiện đó, việc KTCPMT được đưa vào áp dụng có thể là giải pháp
hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thông tin chính xác về
khoản mục chi phí phải bỏ ra để bù đắp những tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế
đến môi trường cũng như các chi phí cho những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và
kiểm soát các tác động môi trường tiêu cực.
KTCPMT được áp dụng thành công ở nhiều lĩnh vực từ sản xuất, thương mại
cho đến dịch vụ, từ lĩnh vực tư cho đến lĩnh vực công, từ đất nước phát triển cho đến
đất nước đang phát triển. Điều này cho thấy, Việt Nam hoàn toàn có điều kiện để học
hỏi, đúc rút kinh nghiệm, sử dụng cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và trường hợp
nghiên cứu điển hình trên thế giới để áp dụng cho các doanh nghiệp trước hết là
DNSX. Mặt khác, vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành chủ đề nóng trong các hội
thảo, hội nghị tại Việt Nam với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế thảo luận về kế
toán môi trường ở tầm vi mô (doanh nghiệp) và vĩ mô (quốc gia). Đây cũng là thuận
lợi ban đầu cho thấy sự sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế đối với
Việt Nam trong sự phát triển bền vững. Mặc dù KTCPMT là lĩnh vực mới trong cả
nghiên cứu và thực hành nhưng bước đầu Việt Nam đã có một số nghiên cứu thực
64
hiện. Kết quả của các nghiên cứu đó đã khẳng định rằng việc xây dựng hệ thống thông
tin kế toán tích hợp khía cạnh môi trường trong hoạt động của doanh nghiệp là rất cần
thiết.
Từ kinh nghiệm áp dụng KTCPMT của các nước trên thế giới, một số bài học
có thể được rút ra cho Việt Nam như sau:
- Để áp dụng KTCPMT trong các DN trước hết cần xây dựng khuôn khổ pháp
lý về KTCPMT, điều này đòi hỏi phải có hệ thống các chính sách, pháp luật hoàn
chỉnh, đồng bộ, phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Chính phủ liên quan
đến vấn đề MT và kế toán, các tổ chức BVMT, các hội nghề nghiệp như: Hội kế toán,
Ủy ban BVMT v.v..., đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần sự hỗ trợ
của các tổ chức tài chính quốc tế như: Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế .v.v.
- Việc áp dụng những biện pháp BVMT và áp dụng KTCPMT sẽ dẫn đến tiết
kiệm chi phí nguyên liệu, năng lượng, nước, tiết kiệm chi phí xử lý chất thải, giúp cho
các DN đưa ra quyết định thay đổi về kỹ thuật, về hệ thống tổ chức quản lý, về chiến
lược sản phẩm theo hướng sản phẩm xanh, về sử dụng nguyên liệu thân thiện với MT,
từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh gắn với hiệu quả của BVMT.
- Các DN Việt Nam, tùy theo cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực và trình độ quản
lý ở mỗi giai đoạn có thể nhấn mạnh một hoặc nhiều nội dung của KTCPMT, nhưng
về cơ bản nội dung của KTCPMT theo quan điểm tiếp cận của tác giả là: nhận diện và
phân loại CPMT, xây dựng định mức và lập dự toán CPMT, phương pháp xác định
CPMT, ghi nhận KTCPMT, cung cấp và sử dụng thông tin KTCPMT cho các đối
tượng bên trong và bên ngoài DN.
- Các DN Việt Nam, tùy theo cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực và trình độ quản
lý ở mỗi giai đoạn có thể thực hiện các nội dung của KTCPMT trong từng công đoạn,
từng sản phẩm, từng bộ phận hoặc áp dụng cho toàn bộ DN.
65
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Phát triển bền vững đang đặt ra thách thức cho các DN phải tìm ra phương thức
để cải thiện hoạt động MT song song với tăng trưởng kinh tế. KTCPMT là một công
cụ được thiết kế để theo dõi, tính toán các thông tin CP liên quan đến các hoạt động
MT trong tổ chức. KTCPMT đang ngày càng trở nên quan trọng để phát triển các sáng
kiến quản lý MT cũng như các hoạt động quản lý thường xuyên của tổ chức. Vì vậy,
một khuôn khổ lý thuyết cho hệ thống KTCPMT cần phải được phát triển.
Chương 1 đã chỉ ra cơ sở lý luận về KTCPMT bao gồm việc trình bày các khái
niệm, lợi ích, vai trò và nhiệm vụ của KTCPMT. Từ cơ sở lý luận và tổng quan
nghiên cứu trước đó, luận án chỉ ra các lợi ích có được từ việc áp dụng hệ thống
KTCPMT như: hỗ trợ kiểm soát và tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh
của DN, tạo ra lợi thế mang tính chiến lược cho DN. Nội dung KTCPMT trong các
DN sản xuất được đề cập bao gồm: nhận diện và phân loại, xây dựng định mức và lập
dự toán, phương pháp xác định chi phí, ghi nhận KTCPMT, cung cấp và sử dụng
thông tin CPMT
Ngoài ra, chương 1 còn đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng
KTCPMT trong các DN sản xuất. Dựa trên một số kinh nghiệm của các quốc gia có
nền kinh tế phát triển trên thế giới gồm Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc tác giả cũng đã
đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam để thúc đẩy áp dụng
KTCPMT.
Nền tảng lý luận về KTCPMT trong DNSX và KTCPMT của các quốc gia trên
thế giới là cơ sở để tác giả tiếp tục tìm hiểu về thực trạng việc áp dụng KTCPMT trong
các DNSX xi măng Việt Nam ở chương 2.
66
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KẾ TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất xi măng
Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển của các DNSX xi măng Việt Nam có thể chia
thành ba giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1 từ năm 1975 trở về trước: ngành công nghiệp xi măng ở giai đoạn
bắt đầu hình thành. Ở miền Bắc, với một nhà máy xi măng duy nhất là Xi măng Hải
Phòng được khởi công xây dựng ngày 25/12/1899, bắt đầu sản xuất năm 1901 với 4 lò
đứng sản xuất thủ công. Đến năm 1952, nhà máy được đầu tư thêm nâng lên tổng số
15 lò đứng với 4 lò đứng nửa cơ giới, nửa thủ công với tổng công suất thiết kế 150.000
tấn xi măng/năm và đến những năm đầu thập kỷ 70, nhà máy xi măng Hải Phòng mới
chỉ đạt sản lượng 250.000 tấn xi măng/năm. Ở miền Nam, chỉ có duy nhất nhà máy xi
măng Hà Tiên bắt đầu sản xuất từ năm 1964 với công nghệ sản xuất theo phương pháp
ướt, công suất thiết kế khoảng 300.00 tấn xi măng/năm.
- Giai đoạn 2 từ năm 1976 đến năm 1990: sau khi miền Nam hoàn toàn giải
phóng và trước khi Việt Nam chuyển đổi sang cơ chế thị trường có hai nhà máy mới ra
đời nhà máy xi măng Hoàng Thạch và xi măng Bỉm Sơn. Ngày 19/05/1977 khởi công
xây dựng Nhà máy xi măng Hoàng Thạch với công suất thiết kế 1,1 triệu tấn
clinker/năm, đây là dây chuyền lớn và hiện đại nhất của Việt Nam thời điểm đó. Nhà
máy do hãng FL Smidth (Đan Mạch) thiết kế, cung cấp toàn bộ thiết bị và trợ giúp kỹ
thuật với lò nung công suất 3.100 tấn clinker/ngày. Nhà máy xi măng Hoàng Thạch bắt
đầu sản xuất năm 1983 đánh dấu một bước tiếp cận công nghệ sản xuất mới của xi
măng Việt Nam theo phương pháp khô hiện đại. Tháng 10/1976, nhà máy xi măng
Bỉm Sơn triển khai thi công xây dựng với công suất thiết kế 1,2 triệu tấn clinker/năm
với 02 lò quay phương pháp ướt và bắt đầu sản xuất năm 1981. Ở miền Nam, ngày
6/5/1978 xây dựng mở rộng nhà máy xi măng Hà Tiên: ở Kiên Lương với dây chuyền
sản xuất 900.000 tấn clinker/năm và lò nung công suất đạt 3.000 tấn clinker/ngày, sản
xuất theo phương pháp khô, đốt 100% dầu MFO và xưởng nghiền xi măng 500.000 tấn
xi măng/năm. Ở Thủ Đức với dây chuyền sản xuất đồng bộ đạt 500.000 tấn xi
67
măng/năm và máy nghiên có công suất đạt 90 – 100 tấn/giờ.
- Giai đoạn 3 từ năm 1991 đến nay: Đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất của
ngành xi măng Việt Nam. Do thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế xã hội nước ta
phát triển mạnh, chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu xi măng
cho sản xuất và nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng cao. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã
tập trung chỉ đạo đầu tư xây dựng nhiều nhà máy xi măng mới với công suất thiết kế
lớn, công nghệ hiện đại đồng thời cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài
vào đầu tư sản xuất, kinh doanh xi măng như Holcim (Thụy Sỹ), Lafarge (Pháp),
Chinfon (Đài Loan)Trải qua hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển, ngành công
nghiệp xi măng Việt Nam đã đánh dấu sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ cả về quy
mô, phương thức đầu tư và trình độ công nghệ sản xuất. Tính đến năm 2017 tổng công
suất thiết kế của các nhà máy xi măng đã đạt 97,91 triệu tấn/năm, năng lực sản xuất
85 triệu tấn với tổng 83 dây chuyền lò quay.Trong năm 2017 ngành xi măng Việt Nam
có thêm 03 dây chuyền công suất lớn đi vào hoạt động: Dự án xi măng Long Sơn 2 tại
Bỉm Sơn, Thanh Hóa, công suất 2,3 triệu tấn xi măng/năm, Dự án 2 xi măng Thành
Thắng ở Thanh Liêm, Hà nam công suất 2,3 triệu tấn xi măng/năm, Dự án 2 xi măng
Xuân Thành ở Thanh Liêm, Hà Nam công suất 4,5 triệu tấn/năm
Hình 2.1: Kết quả tiêu thụ xi măng năm 2017
68
Xi măng là nhóm hàng dẫn đầu về tăng trưởng xuất khẩu trong quý 1/2018, với mức
tăng rất mạnh trên 76% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 8,5 triệu tấn,
tương đương 296,88 triệu USD.
Hình 2.2 : Thị phần xi măng xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường
2.1.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất xi măng tại Việt Nam ảnh hưởng đến kế toán
chi phí môi trường
2.1.2.1. Đặc điểm công nghệ sản xuất xi măng tại Việt Nam
` Sản xuất xi măng là ngành công nghiệp có dây truyền sản xuất phức tạp, chế biến
liên tục. Các DNSX xi măng là những đơn vị có quy mô lớn. Đây là ngành SX đặc thù
chỉ có thể tổ chức sản xuất ở những địa điểm, khu vực địa lý có điều kiện tự nhiên gắn
liền với vùng cung cấp nguyên liệu là núi đá vôi, đất sét, quặng...Đây là các vùng có
điều kiện thuận lợi về nguyên liệu, có điều kiện phát triển công nghiệp, có điều kiện hạ
tầng giao thông tốt. Do đó các DNSX xi măng có mật độ tập trung lớn ở các tỉnh như
Thanh Hóa, Ninh Bình và dải dác ở một số địa phương như Thái Nguyên, Hải Phòng,
Hải Dương, Hà Nam, Tây Ninh
Hiện nay hầu hết các nhà máy đang vận hành dây truyền sản xuất xi măng theo
phương pháp khô công nghệ lò quay. Dây truyền sản xuất xi măng theo phương pháp
khô công nghệ lò quay là dây truyền sản xuất hiện đại, tự động hóa cao tiêu thụ ít
năng lượng và nhiên liệu, tốn ít nhân công vận hành quá trình sản xuất. Các DN đầu tư
69
dây truyền sản xuất từ những năm 80 hầu hết là các dây truyền công nghệ cũ, lạc hậu.
Do vậy đến năm 2015 các dây truyền công nghệ cũ sản xuất theo phương pháp lò
đứng đã dừng hoạt động hoặc được đầu tư, chuyển đổi thành công nghệ lò quay
phương pháp khô theo đúng chiến lược quy hoạch phát triển của ngành công nghiệp
sản xuất xi măng. Đối với các nhà máy mới đầu tư lựa chọn các dây truyền công nghệ
hiện đại có suất đầu tư thấp (nhập khẩu từ Trung Quốc) để thu hồi vốn nhanh. Tác
giả mô tả quy trình sản xuất theo phương pháp khô lò quay đang được vận hành tại
các DNSX xi măng Việt Nam. Quy trình sản xuất xi măng lò quay công nghệ khô
được thực hiện như sau:
Sơ đồ 2.1 : Quy trình công nghệ sản xuất xi măng lò quay công nghệ khô
70
Đá vôi tại các mỏ được khai thác bằng phương pháp khoan, nổ mìn được ô tô
trọng tải lớn loại R 32 (32T) vận chuyển về phễu cấp liệu cho máy đập búa kiểu Ev
200*300 nhờ băng tải xích qua 2 ru lo dẫn liệu. Các hạt vật liệu được phá huỷ ở máy
đập búa, đạt kích thước yêu cầu lọt qua lỗ ghi (25 *25) rơi xuống thiết bị vận chuyển
kiểu băng tải cao su đi về kho để đồng nhất sơ bộ. Tại kho đá vôi đổ thành 2 đống, 1
đống để phục vụ sản xuất thì một đống đang được đổ đầy lên; 1 đống chứa khoảng
15.000 tấn dải thành 8 lớp, mỗi lớp 30 luống để tăng mức độ đồng nhất sơ bộ. Hệ số
đồng nhất là 10/1 so với ban đầu.
Đá sét sau khi được khai thác tại các mỏ theo phương pháp cắt tầng, được xếp
lên xe loại R32 vận chuyển về máy đập đá sét “đập lần một’’ kiểu DMT 160 * 150 loại
máy đập 2 trục ro to quay ngược chiều nhau nhờ 2 động cơ. Tại đây vật liệu được đập
sơ bộ đến nhỏ hơn khe hở giữa các thanh ghi cuối rơi xuống băng tải rồi đến máy cán
sét (1M02M1) là loại máy cán F150 *150 đập lần 2, có 2 trục cán đặt nằm ngang song
song nhau, quay ngược chiều nhau. Trên bề mặt 2 trục có các vấu, tại đây vật liệu
được cán xé đến kích thước đạt yêu cầu (25mm) rơi qua khe hở giữa 2 trục cán rơi
xuống băng tải đi về kho. Ở kho đá sét chia làm 2 đống như đá vôi để đồng nhất sơ bộ.
Để đảm bảo thành phần khoáng trong clinker xi măng và tăng khả năng đập
nghiền, người ta bổ sung vào trong phối liệu một lượng quặng sắt hoặc boxit, silic.
Những nguyên liệu này được nhập từ nơi khác về dự trữ trong kho rồi được các máy
xúc cấp cho băng tải vận chuyển tới két chứa.
Vật liệu sau khi được đồng nhất sơ bộ trong kho đá vôi, đất sét được các gầu
xúc xúc lên qua cân định lượng xuống băng tải đi vào đầu máy nghiền. Các nguyên
liệu phụ bổ sung cũng được tháo từ két chứa xuống các băng tải cùng đi vào máy
nghiền. Tại đây hỗn hợp nguyên liệu được đưa vào ngăn sấy, được các cánh xới phân
và gầu nâng rải liệu vào dòng khí nóng, hỗn hợp nguyên liệu được sấy khô ở nhiệt độ
280 - 350oC trước khi đi sang ngăn nghiền. Tại ngăn nghiền hỗn hợp vật liệu được đập
và chà sát đến kích thước yêu cầu. Cuối máy nghiền một phần bụi nhỏ theo dòng khí
đi lên thiết bị phân ly Sepax, một phần bụi nhỏ theo các hạt mịn rơi qua lỗ đi xuống
máng khí động, đến gầu nâng rồi xuống máng động vào thiết bị phân ly Sepax.
Những hạt thô sẽ hồi lưu trở lại máy nghiền, những hạt mịn đạt kích thước yêu
cầu theo dòng khí được đẩy lên 2 cyclon lắng. Bột liệu sau 2 cyclon lắng qua máng khí
71
động theo gầu nâng lên cao theo máng khí động đổ xuống Silô chứa tại đây bột liệu
được đồng nhất sơ bộ trong Silô bằng khí nén trước khi cấp cho lò nung.
2.1.2.2. Các tác động môi trường và chính sách môi trường của các doanh nghiệp
sản xuất xi măng Việt Nam
Ngành sản xuất xi măng cung cấp nguyên vật liệu quan trọng cho lĩnh vực
xây dựng là một trong những hoạt động làm môi trường trở nên tồi tệ, đã tiêu hao
năng lượng tài nguyên không tái tạo và tiêu thụ hoặc tạo ra chất thải, cũng có một
số lượng đáng kể khí thải khí nhà kính. Xi măng là loại vật liệu thường dùng nhất
và chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất vật liệu xây dựng.
Một nhà máy xi măng có thể ảnh hưởng đến môi trường ngay từ khi xây
dựng nhà máy và khi đưa vào hoạt động sản xuất. Những ảnh hưởng hoặc tác động
có thể chỉ là tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Ảnh hưởng đặc điểm công nghệ sản xuất xi măng tại Việt Nam đến KTCPMT:
+ Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí
sản xuất, nên việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí NVL trực tiếp có tầm quan
trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất. Trong các
DNSX xi măng, NVL chính gồm: clinker, thạch cao, phụ gia, chất trợ nghiền, xi sắt.
Các NVL phụ và nhiên liệu gồm: điện, nhớt, mỡ, dầu diezen, bi đạn, tấm lót, ghi, vỏ
bao. NVL đầu vào này sẽ tạo ra đầu ra là xi măng thành phẩm và chất thải.
Bảng 2.1: Suất tiêu thụ nguyên liệu của sản xuất clinker và xi măng tại Việt Nam
Nguyên liệu (khô) tấn Việt Nam
Tấn /tấn clinker Tấn/ tấn xi
măng Đá vôi, đất sét, phụ gia điều chỉnh 1,58-1.62 1,27- 1.32
Đá vôi 1,20-1.22 -
Thạch cao - 0,030
Phụ gia xi măng - 0,165
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành sản xuất xi măng)
Như vậy, các DNSX xi măng cần phải nhận diện được chi phí nguyên vật liệu của
chất thải là nội dung của KTCPMT
+ Sản xuất xi măng là một quá trình tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Chi phí năng
lượng chiếm khoảng từ 30 – 40% chi phí sản xuất. Năng lượng sử dụng trong nhà máy
xi măng bao gồm điện cho các thiết bị điện, các động cơ, các máy bơm, quạt, máy
72
nén và nhiên liệu sử dụng cho các quá trình sấy, nung Nhiên liệu chính sử dụng
trong nhà máy xi măng là than, dầu hay khí đốt. Ngoài ra còn có thể sử dụng một số
nhiên liệu thay thế là các chất thải từ các ngành công nghiệp khác như săm lốp, dầu
thải, nhựa, dung môiCông nghệ tốt nhất hiện có trong ngành xi măng là công nghệ lò
quay phương pháp khô hiện đại có hệ thống tháp trao đổi nhiệt và canxiner, mức tiêu
thụ nhiệt khoảng 450 kcal/kg clinker. Trong quá trình sản xuất xi măng, các hộ tiêu thụ
năng lượng chính gồm nhiệt để sấy khô nguyên liệu và nung clinke, điện tiêu thụ cho
chế biến nguyên liệu và nung clinke; điện dùng để xử lý nguyên liệu thô, nhiệt để sấy
khô các phụ gia trong quá trình sản xuất xi măng. Việc tiêu thụ năng lượng do nung
clinke chiếm 45% - 80% tổng tiêu thụ năng lượng. Điện được dùng cho các máy nghiền
nguyên liệu, quạt đốt lò, động cơ quay lò, quạt làm nguội clinke, nghiền clinke. Như
vậy chi phí năng lượng sử dụng cho quá trình sản xuất sẽ được ghi nhận là CPMT trong
đó năng lượng sử dụng tính bằng năng lượng đầu vào trừ đầu ra.
+ Đối với các DNSX xi măng sử dụng công nghệ lò quay phương pháp khô, nước
sử dụng trong quá trình sản xuất xi măng thường chỉ dùng cho mục đích làm mát.
Trong quá trình sản xuất, một phần nước bị bay hơi và phần còn lại thì tuần hoàn sử
dụng lại. Nước thải không phải là vấn đề môi trường đáng quan tâm của DNSX xi
măng sử dụng công nghệ này. Đối với DNSX xi măng sử dụng phương pháp ướt hoặc
xử lý bụi bằng phương pháp rửa khí (lọc bụi ướt) thì nước thải cần lưu tâm hơn.
+ Chất thải rắn trong DNSX xi măng bao gồm bụi, cặn thu được từ thiết bị làm
sạch khí chứa kiềm cao và có thể chứa lượng nhỏ các tạp chất như kim loại nằm trong
thành phần của nguyên liệu. Ngoài ra còn lượng bụi tách ra từ hệ thống lò nung có thể
chứa kiềm, sunfat và clo cao như bụi lọc có trường hợp không thể tuần hoàn vào quá
trình sản xuất. Thông thường, toàn bộ bụi lò được quay lại quá trình sản xuất, nhưng
trong một số trường hợp, một phần bị loại ra và thải bỏ. Với cả hai loại bụi, cần có sự
xử lý và thải bỏ đặc biệt để tránh làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Ngoài ra còn chất
thải rắn từ bao bì nguyên liệu, bao xi măng thành phẩm hỏng với lượng không lớn. Các
chất thải này thường được Công ty Môi trường thu gom vận chuyển và thải bỏ. Vì vậy
các DNSX xi măng cũng thường phải chi một khoản CPMT cho việc thu gom vận
chuyển và thải bỏ chất thải rắn.
73
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp đầu vào - đầu ra trong quy trình sản xuất xi măng
ĐẦU VAO
ĐẦU RA
Loại Nội dung Loại Nội dung
Nguyên vật liêu
chính
Clinker Sản phẩm Xi măng PCB30 Xi măng
PCB40 Xi măng PC40
Chất thải rắn (kim loại nặng, vật liệu lạ,
đất đá, rác sinh hoạt, vỏ bao hỏng, xi
măng bị đóng rắn, tro, xỉ than, đá vôi,
giấy phế thải)
Thạch cao Nước thải
Chất độc hại
trong nước
thải
pH
Oxy hòa tan TSS
Phụ gia COD
BOD
Cặn lơ lửng Zn
Nguyên vật liệu
phụ, Nhiên liệu
Chất trợ nghiền Nitơ, Phốtpho
Vỏ bao Ion kim loại
Dầu diezen Dầu, mỡ
Điện năng Bụi tổng
Nước Khí thải Cacbon oxit, CO
Bi đạn + tấm lót Nitơ oxit
Mỡ, dầu bôi trơn NOx (tính theo NO2) Lưu
huỳnh đioxit, SO2
Từ đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất xi măng cho thấy những vấn đề
tiềm năng hoặc những tác động có thể xảy ra theo tài liệu đánh giá tác động môi
trường của các nhà máy sản xuất xi măng như sau:
74
Bảng 2.3: Nguồn phát sinh các chất gây ô nhiễm MT trong DNSX xi măng
Nguồn gây ô nhiễm Chất gây ô nhiễm
- Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu:
+ Chuẩn bị phối liệu thô: Gia công nguyên
liệu đến <25mm.
+ Nghiền phối liệu và đồng nhất: Nghiền
mịn bằng máy sấy nghiền liên hợp
+ Đồng nhất và định lượng phối liệu
+ Sấy nghiền than
- Bụi thô, ồn
- Bụi mịn, ồn, nhiệt, các khí độc hại
- Ồn, bụi
- Ồn, bụi, nhiệt, các khí độc hại
- Công đoạn nung clanhke
+ Nung clanhke
+ Làm nguội clanhke
- Bụi, SO2 , NO2 , CO, CO2, bức xạ
nhiệt, ồn,...
- Nhiệt, bụi
- Công đoạn nghiền và đóng bao xi măng - Bụi xi măng, ồn
- Công đoạn phụ trợ (nồi hơi sử dụng dầu
FO)
- SO2 , NO2 , CO, CO2, bụi
- Vận chuyển, đóng bao - Bụi nguyên nhiên liệu, ximăng
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
Để thấy rõ mức độ tác động của các chất gây ô nhiễm môi trường trong các
công đoạn của quy trình công nghệ sản xuất xi măng đến MT mà các DNSX xi
măng phải nhận diện đầy đủ để ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin nhằm thực
hiện trách nhiệm với cộng đồng và MT. Các chất gây ô nhiễm trong sản xuất xi
măng mà DNSX xi măng phải xử lý bao gồm:
Thứ nhất, các loại bụi phát sinh trong tất cả các công đoạn sản xuất xi măng.
Đặc biệt là công đoạn nung clanhke. Trong công đoạn này ngoài lượng bụi lớn còn có
các loại khí độc hại sinh ra trong quá trình nung.
Bụi có hại đến sức khoẻ của con người, ảnh hưởng đến đường hô hấp, thị giác
và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt khác của con người. Đặc biệt đối với đường hô
hấp, hạt bụi càng nhỏ ảnh hưởng của chúng càng lớn, với cỡ hạt 0,5 ÷ 10µm chúng có
thể thâm nhập sâu vào đường hô hấp nên còn gọi là bụi hô hấp. Trong thành phần của
bụi có các hợp chất khoáng vô cơ, khi vào phổi thường gây kích thích cơ học và phát
75
sinh phản ứng sơ hoá phổi, gây nên những bệnh về đường hô hấp. Bụi phát sinh từ sản
xuất xi măng có nhiều loại với mức độ tác hại khác nhau cụ thể:
+ Bụi silic đi sâu vào phổi gây bệnh bụi phổi, bệnh silicon.
+ Bụi than có chứa các hyđrocacbon đa vòng tạo thành trong quá trình đốt
không triệt để nhiên liệu, có độc tính cao và có khả năng gây bệnh ung thư.
+ Bụi đi vào nguồn nước, làm tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước và
gây ô nhiễm nước.
+ Bụi rơi xuống đất làm thay đổi thành phần và tính chất của đất, thay đổi độ
phì nhiêu của đất, làm cho đất trồng bị chai hoá nên ảnh hưởng tới quá trình sinh
trưởng của cây trồng.
Thứ hai, các loại khí phát sinh như khí SO2, CO2, NO2, CO được hình thành do
quá trình cháy các nhiên liệu. Trong qúa trình sấy nguyên nhiên liệu, đặc biệt trong
quá trình nung clanhke. Do sử dụng nhiên liệu là than, các nguyên tố có trong nhiên
liệu: C, N, S, O, H, F khi cháy sẽ tác dụng với oxy trong không khí sinh ra một lượng
khí thải độc hại như CO2, SO2, NO2, HF thoát ra theo ống thải gây ô nhiễm môi
trường.
Các loại khí tạo ra trong quá trình sản xuất xi măng có tác hại lớn
tới sức khỏe con
người:
- Khí CO: có áp lực mạnh với hemoglobin và chiếm chỗ ôxy trong máu gây thiếu
oxy cho cơ thể, vì thế CO gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngất và rối loạn nhịp
tim. Với nồng độ 311,8 mg/m3 CO có thể gây tử vong. Người lao động làm việc liên
tục ở khu vực có nồng độ CO cao bị ngộ độc mãn tính, thường bị xanh xao, gầy yếu.
- Khí CO2: Khí CO2 tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người
nhưng là một trong những khí nhà kính, phá huỷ nghiêm trọng tầng ôzôn bảo vệ, làm
tăng nhiệt độ của trái đất.
- Khí SO2: là loại không màu, mùi hăng, bay hơi khá nhanh và nặng hơn không khí, bay
là là mặt đất, không cháy nhưng gây ô nhiễm nặng. Khí SO2, gây viêm đường hô hấp,
viêm họng, khi nhiễm vào máu gây rối loạn quá trình chuyển hoá protein và đường
làm cơ thể thiếu vitamin B, C. Khí SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ
kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra theo nước bọt. Khí SO2 kết
hợp với bụi tạo nên các hạt bụi axit có kích thước nhỏ, dễ dàng đi vào các phế nang,
gây hại tới các tổ chức tế bào. Khí SO2 là nguyên nhân gây ra mưa axit. Tác hại của
76
mưa axit rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Nó không những chỉ gây ra ô nhiễm cho nguồn nước mà còn làm cho đất trồng bị axit
hóa, kéo theo sự hoà tan các kim loại nặng như cadimi, thuỷ ngân, chì ... để tạo thành
các muối sunfat rất độc. Ngoài ra mưa axit còn gây ra sự ăn mòn các công trình xây
dựng, các thiết bị máy móc do tính axit và tính oxi hoá-khử.
- Khí NO2: gây ảnh hưởng tới hệ thống hô hấp, tổn thương tế bào phổi. Các phân
tử NO2 nhỏ xâm nhập sâu vào tế bào phổi gây bệnh hô hấp và viêm phế quản. Bên
cạnh đó khí NO2 còn ảnh hưởng lớn tới môi trường:
+ Khí NO2 phản ứng với amoni và các hợp chất khác trong không khí có hơi nước
tạo thành axit gây mưa axit.
+ Khí NO2 theo nước mưa rơi xuống nước gây biến đổi chất lượng nước.
+ Gây biến đổi khí hậu: NO2 là một trong những khí nhà kính làm tăng nhiệt độ
của trái đất.
+ Trong không khí NO2 dễ phản ứng với các hóa chất thông thường và cả ozon tạo
thành các chất độc hại, một số chất có thể gây đột biến với một số sinh vật.
+ NO2 ngăn cản sự truyền ánh sáng, giảm tầm nhìn trong đô thị và khu vực.
- Khí HF
Khí HF chỉ sinh ra khi có sử dụng các hợp chất có chứa flo làm phụ gia khoáng
hoá. Đầu tiên, các hợp chất này phân huỷ thành F2, sau đó F2 gặp hơi nước tạo ra HF
theo phản ứng:
F2 + H2 2 HF
- Khí H2S
H2S là khí axit ngoài việc gây các tác hại đối với môi trường, khí H2S còn có mùi
rất đặc trưng (mùi trứng thối) gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh dù nồng độ
rất nhỏ.
Thứ ba, nước thải công nghiệp như cặn lơ lửng cao, dầu, mỡ, kim loại nặng
COD lớn, độ pH, kiềm, một số ion kim loại pH, BOD, COD cao, tông Nitơ, tông
Phốtpho nó được thải từ nước làm nguội thiết bị, nước thải từ quá trình nghiền
nguyên liệu, than, nước từ quá trình rửa thiết bị (kể các lọc bụi).
Bên cạnh đó còn có nước thải từ nguồn nước mưa chảy qua các bãi vật liệu,
rác của nhà máy, nước thải sinh hoạt, nước rửa xe vận chuyển xi măng, clinker.
77
Nước thải tại các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_ke_toan_chi_phi_moi_truong_trong_cac_doanh_n.pdf