Để tạo lập nền tảng cho việc hoàn thiện KTMT, theo tác giả thì Bộ
Tài chính cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chuẩn mực kế
toán có liên quan đến thực hiện KTMT như: sửa đổi VAS 03 theo IAS
16, ban hành chuẩn mực kế toán mới theo IAS 36, IAS 20, IFRS 6.
3.3.2 Hoàn thiện về ghi nhận thông tin kế toán môi trường
3.3.2.1 Hoàn thiện về ghi nhận thông tin kế toán tài chính môi trường
Các DN khai khoáng tỉnh Bình Định cần nhận diện độc lập, thể
hiện giá trị riêng biệt của TSMT, NPTMT, CPMT, TNMT và minh
bạch hóa thông tin phi tài chính môi trường.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch Ngọc (2017),
Nguyễn Thị Nga (2017) và Ngô Thị Hoài Nam (2017) cho thấy báo
cáo KTQTMT được lập hạn chế tại các DN Việt Nam.
6
2.2 Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế
toán môi trường
2.2.1 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi
trường trên thế giới
2.2.1.1 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTTCMT
Trong các nghiên cứu trước, các nhân tố ảnh hưởng đến KTTCMT
hay công bố thông tin môi trường đã được xác định, bao gồm: đặc
điểm doanh nghiệp (quy mô, ngành công nghiệp, khả năng sinh lợi)
(xem Deegan và Gordon, 1996; Zhang và cộng sự, 2008; Malarvizhi
và Matta, 2016), áp lực các bên liên quan (chính phủ, cộng đồng, khách
hàng, cổ đông, ) (xem Hoffman, 2001; Liu và Anbumozhi, 2009).
Các nhân tố này được nghiên cứu từ góc độ lý thuyết nền kết hợp với
nghiên cứu thực hành.
2.2.1.2 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT
Tương tự KTTCMT, tổng quan nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
KTQTMT trên thế giới được nghiên cứu dưới hai góc độ: lý thuyết
nền và nghiên cứu thực hành. KTQTMT chịu ảnh hưởng của bối cảnh
thể chế và xã hội liên quan đến sự gia tăng các quy định môi trường,
nhận thức môi trường ảnh hưởng đến nhận thức nhà quản trị (xem
Bouma và Van der Veen, 2002; Qian và Burritt, 2008; Jalaludin và
cộng sự, 2011; Jamil và cộng sự, 2015) và một số yếu tố ngữ cảnh
trong lý thuyết bất định như: chiến lược môi trường, tính không chắc
chắn môi trường, quy mô DN, ngành công nghiệp, (Parker, 1997;
Lewis và Harvey, 2001; Qian và Burritt, 2009; Ferreira và cộng sự,
2010, Qian và cộng sự, 2011; Christ và Burritt, 2013; Setthasakko,
2015).
2.2.2 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi
trường tại Việt Nam
2.2.2.1 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTTCMT
Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam về nhân tố ảnh hưởng đến
thực hiện KTTCMT đều hướng đến nhận diện, đo lường các nhân tố
như: quy mô, lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, số năm hoạt động, kiểm
7
toán độc lập, áp lực cưỡng chế của Chính phủ, nhận thức nhà quản trị
cấp cao, ngành công nghiệp, áp lực cộng đồng, (xem La Soa
Nguyen và các cộng sự, 2017; Nguyễn Thị Kim Tuyến và cộng sự,
2018; Lâm Thị Trúc Linh, 2019).
2.2.2.2 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT
Tại Việt Nam, công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến
thực hiện KTQTMT còn hạn chế. Một số nghiên cứu liên quan chẳng
hạn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Nga (2017), Lê Thị Tâm (2017),
Nguyễn Thị Nga (2017), Hoàng Thị Bích Ngọc (2017). Các nghiên
cứu này đã nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT
là: chiến lược môi trường, sự biến động của môi trường kinh doanh,
áp lực quy chuẩn, sự phức tạp của nhiệm vụ, áp lực mô phỏng, áp lực
cưỡng ép, áp lực cộng đồng, nhận thức nhà quản lý về kế toán quản trị
CPMT,
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Các tổ chức và chuyên gia trên thế giới đã trình bày nhiều khía cạnh
khác nhau trong quy trình xử lý thông tin KTMT nói chung và
KTTCMT, KTQTMT nói riêng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào
thể hiện một khuôn khổ KTMT toàn diện và tập trung.
Ở Việt Nam, nhiều luận án, bài báo khoa học và công trình nghiên
cứu cơ sở đề cập đến ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin KTMT.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trước về KTMT tại Việt Nam chưa bao quát
hết các khía cạnh trong quy trình xử lý thông tin môi trường, đề cập
tản mạn về KTTCMT, KTQTMT chủ yếu là góc độ quản trị CPMT
nhưng thiếu vắng các khuôn khổ báo cáo môi trường, các phương tiện
báo cáo thông tin môi trường ra bên ngoài DN. Ngoại trừ nghiên cứu
của Phạm Hoài Nam (2016), các nghiên cứu KTMT còn lại đều thực
hiện theo một trong hai dòng nghiên cứu, đó là: KTTCMT hoặc
KTQTMT. Tuy nhiên, Phạm Hoài Nam (2016) chỉ thể hiện thực hiện
KTMT chứ chưa đề cập đến nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTMT.
Về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTMT nói chung hay
KTTCMT, KTQTMT nói riêng đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trên
8
thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả các nghiên cứu trước lại chưa
thống nhất còn nhiều điểm khác biệt.
2.4 Định hướng nghiên cứu
Theo Herzig và cộng sự (2012), nghiên cứu KTMT tại các nước
đang phát triển còn hạn chế. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung thêm nghiên
cứu về KTMT tại nước đang phát triển như Việt Nam. Nghiên cứu này
sẽ bổ sung vào số ít nghiên cứu KTMT tại Việt Nam khi nghiên cứu
cả KTTCMT và KTQTMT. Luận án sẽ tổng hợp, hệ thống hoá một
cách đầy đủ các khía cạnh trong quy trình xử lý thông tin KTTCMT,
KTQTMT nhằm cung cấp một bức tranh toàn diện, tập trung về
KTMT.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu trước về nhân tố ảnh hưởng đến
KTMT chưa thống nhất nên cần có thêm nghiên cứu về nhân tố ảnh
hưởng đến thực hiện KTMT trong các DN sản xuất nói chung và các
DN khai khoáng nói riêng. So với các nghiên cứu trước, nghiên cứu
này sẽ mở rộng lý thuyết nền, xác định và đo lường các nhân tố có liên
quan đến KTMT bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp.
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là nghiên cứu KTMT tại các DN khai thác
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Từ mục tiêu tổng quát, luận án có các mục tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống hoá lý luận về KTMT trong DN.
- Đánh giá tình hình thực hiện KTMT tại các DN khai thác khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTMT tại các DN
khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Đo lường tác động của các nhân tố đến thực hiện KTMT tại các
DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTMT tại các DN khai thác
khoáng sản tỉnh Bình Định.
9
3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án có câu hỏi nghiên cứu như sau:
- KTMT trong DN bao gồm những nội dung gì?
- KTMT tại các DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình
Định hiện nay như thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thực hiện KTMT tại các DN khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định?
- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thực hiện KTMT tại các
DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định?
- Các giải pháp nào phù hợp để hoàn thiện KTMT tại các DN khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là KTMT và các nhân tố ảnh hưởng đến
KTMT trong DN.
- Phạm vi nghiên cứu là các DN khai thác khoáng sản trên địa bàn
tỉnh Bình Định. KTMT có nhiều công cụ kỹ thuật khác nhau và luận
án tập trung nghiên cứu các công cụ trọng yếu liên quan đến sản phẩm,
quá trình sản xuất với chi phí môi trường nội bộ, bao gồm: kế toán chi
phí dòng vật liệu, chi phí dựa trên hoạt động, chi phí vòng đời sản
phẩm, chỉ số hiệu quả môi trường.
5. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định cơ
sở lý luận, lý thuyết nền về KTMT, xác định giả thuyết nghiên cứu và
mô hình nghiên cứu dự kiến.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định
mô hình nghiên cứu, đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến
thực hiện KTMT thông qua phần mềm SPSS.
5.2 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu trong luận án được thực hiện qua các bước:
Bước 1: Tổng quan nghiên cứu
10
Bước 2: Phương pháp nghiên cứu định tính
Bước 3: Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên
cứu định lượng
Bước 4: Các giải pháp và kiến nghị
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa khoa học
Các nghiên cứu học thuật trên thế giới về KTMT đã tương đối đầy
đủ nhưng còn tản mạn nên nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở lý luận
về KTMT thống nhất, tập trung, rõ ràng hơn. Đồng thời, nghiên cứu
này bổ sung thêm vào dòng nghiên cứu thực hiện KTMT và nhân tố
ảnh hưởng đến thực hiện KTMT tại Việt Nam nói riêng và các nước
đang phát triển nói chung khi kết quả các nghiên cứu trước còn chưa
thống nhất.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
KTMT tại Việt Nam còn là lĩnh vực khá mới nên số lượng nghiên
cứu chưa nhiều. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ tình hình thực
hiện KTMT trong ngành khai khoáng tỉnh Bình Định - một trong
những ngành nhạy cảm môi trường theo thông tư 04/2012/TT-
BTNMT. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực
hiện KTMT sẽ cung cấp hàm ý đến các bên liên quan cũng như các
DN khai khoáng tỉnh Bình Định để họ nỗ lực thúc đẩy thực hiện
KTMT hướng tới phát triển bền vững.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về KTMT trong DN.
Chương 2: Thực trạng KTMT tại các DN khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Bình Định.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện KTMT tại các DN khai thác
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.
11
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN MÔI
TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về kế toán môi trường
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển kế toán môi trường
1.1.2 Bản chất kế toán môi trường
KTMT là một bộ phận trong hệ thống kế toán, sử dụng khuôn khổ
lý thuyết và phương pháp kế toán mới để ghi nhận, đo lường và công
bố thông tin tài chính môi trường và thông tin phi tài chính môi trường
nhằm hỗ trợ hữu ích cho việc ra quyết định của các bên liên quan bên
trong và bên ngoài DN. KTMT là phương tiện để đo lường những
tương tác giữa môi trường và hoạt động kinh doanh của DN, nhấn
mạnh liên kết giữa hiệu quả môi trường với hiệu quả kinh tế hướng
đến mục tiêu phát triển bền vững.
KTTCMT là một bộ phận của kế toán tài chính liên quan đến ghi
nhận, đo lường và công bố các thông tin môi trường hữu ích thông qua
báo cáo môi trường chủ yếu đến các bên liên quan bên ngoài như:
chính phủ, các tổ chức môi trường, nhà đầu tư, các tổ chức tài chính.
KTQTMT là quá trình ghi nhận, xử lý và phân tích thông tin tài
chính môi trường (thông tin tiền tệ môi trường) và thông tin phi tài
chính môi trường (thông tin vật lý môi trường) hỗ trợ cho việc ra quyết
định nội bộ nhằm cải thiện hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường
của DN.
1.1.3 Chức năng kế toán môi trường
KTMT có chức năng thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung
cấp thông tin môi trường cho các đối tượng sử dụng bên trong và bên
ngoài DN. Chức năng KTMT được chia thành hai loại, đó là chức năng
bên trong của KTQTMT và chức năng bên ngoài của KTTCMT.
1.1.4 Vai trò kế toán môi trường
1.1.5 Nội dung kế toán môi trường
Dựa vào quy trình kế toán, nội dung KTMT bao gồm các công việc
từ ghi nhận, xử lý, phân tích đến cung cấp thông tin môi trường.
12
Dựa vào đối tượng sử dụng thông tin và phạm vi cung cấp thông
tin, KTMT được chia thành 2 nội dung, đó là: KTTCMT và KTQTMT.
Trong luận án này, nội dung KTMT được nghiên cứu theo hướng
kết hợp giữa quy trình kế toán xử lý thông tin môi trường và đối tượng
sử dụng thông tin môi trường.
1.2 Ghi nhận thông tin kế toán môi trường
1.2.1 Ghi nhận thông tin kế toán tài chính môi trường
Thông tin phi tài chính môi trường là thông tin định tính môi
trường, mang tính chất mô tả nhằm thông báo cho các bên liên quan
bên ngoài về chính sách môi trường, mục tiêu môi trường, hệ thống
quản lý môi trường, tuân thủ các quy định môi trường,
Thông tin tài chính môi trường là thông tin định lượng môi trường
thể hiện dưới dạng các con số, bao gồm TSMT, NPTMT, CPMT,
TNMT. TSMT là tài sản thuộc quyền kiểm soát của DN, được sử dụng
cho mục đích bảo vệ môi trường, giá trị được xác định một cách đáng
tin cậy và có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. NPTMT là
nghĩa vụ liên quan đến CPMT phát sinh đáp ứng tiêu chuẩn ghi nhận
nợ phải trả. CPMT bao gồm các chi phí tự nguyện hoặc bắt buộc chi
ra để quản lý tác động môi trường từ hoạt động sản xuất của DN do ý
thức trách nhiệm với môi trường, cũng như các chi phí khác phát sinh
để thực hiện mục tiêu và yêu cầu bảo vệ môi trường của DN. TNMT
là thu nhập liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường phát sinh từ
hoạt động bán phế liệu, chất thải, chứng chỉ giảm phát thải, trợ cấp
chính phủ về bảo vệ môi trường. dẫn đến gia tăng lợi ích kinh tế
trong kỳ kế toán dưới hình thức tăng tài sản hoặc giảm đi nợ phải trả,
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
1.2.2 Ghi nhận thông tin kế toán quản trị môi trường
Thông tin vật lý môi trường về dòng luân chuyển năng lượng,
nước, vật liệu trong quá khứ, hiện tại và tương lai có ảnh hưởng đến
hệ sinh thái dưới dạng các đơn vị vật lý như kilôgam, mét khối, tấn
13
Thông tin tiền tệ môi trường thể hiện các tác động môi trường liên
quan đến DN trong quá khứ, hiện tại và tương lai bằng các đơn vị tiền
tệ tập trung vào các khía cạnh như: CPMT, TNMT,
1.3 Xử lý, phân tích thông tin kế toán môi trường
1.3.1 Xử lý, phân tích thông tin kế toán tài chính môi trường
TSMT được đo lường theo các quy định liên quan trong chuẩn mực
kế toán ở mỗi quốc gia hoặc chuẩn mực kế toán quốc tế, gồm 2 nội
dung: xác định giá trị ban đầu và xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu.
Đo lường TSMT trong chuẩn mực kế toán quốc tế được thể hiện lần
lượt qua IAS 16 cho TSCĐ hữu hình và IAS 38 cho TSCĐ vô hình.
Ngoài ra, TSMT bị tổn thất cần xử lý theo IAS 36.
NPTMT được đo lường tập trung vào các khoản dự phòng nợ phải
trả. Theo UNCTAD (2002) và IAS 37 có ba phương pháp để ước tính
giá trị dự phòng NPTMT, đó là: phương pháp giá trị hiện tại, phương
pháp chi phí hiện tại, phương pháp chi phí dự kiến trong suốt quá trình
hoạt động.
CPMT được đo lường giống như chi phí sản xuất kinh doanh thông
thường. TNTM được đo lường giống như thu nhập thông thường.
1.3.2 Xử lý, phân tích thông tin kế toán quản trị môi trường
KTQTMT sử dụng các công cụ như chi phí dựa trên hoạt động
(ABC), chi phí theo dòng luân chuyển vật liệu (MFCA), phân tích hiệu
quả môi trường, .... để xử lý, phân tích thông tin KTQTMT.
1.4 Cung cấp thông tin kế toán môi trường
1.4.1 Cung cấp thông tin kế toán tài chính môi trường
Các DN lập báo cáo môi trường bên ngoài dựa trên các khuôn khổ
báo cáo như: Khuôn khổ Báo cáo Phát triển bền vững của Tổ chức
Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI), Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp
quốc, Khuôn khổ Phát triển bền vững của Tổ chức Tài chính Quốc tế
(IFC), Tuy nhiên, việc sử dụng khuôn khổ nào còn tuỳ thuộc vào
mỗi quốc gia, mỗi DN.
Các thông tin tài chính và phi tài chính môi trường được cung cấp
trong báo cáo tài chính hoặc được thể hiện trong một báo cáo riêng
14
biệt như báo cáo trách nhiệm xã hội - CSR, báo cáo tích hợp- IR, báo
cáo phát triển bền vững.
1.4.2 Cung cấp thông tin kế toán quản trị môi trường
KTQTMT cung cấp báo cáo môi trường cho các nhà quản trị sử
dụng nội bộ. Báo cáo môi trường nội bộ không bắt buộc tuân thủ theo
các quy định pháp lý, chuẩn mực kế toán như báo cáo môi trường bên
ngoài. Nói cách khác, tuỳ vào đặc điểm quản lý và yêu cầu của nhà
quản trị để thiết lập nội dung, biểu mẫu báo cáo môi trường nội bộ.
1.5 Lý thuyết nền
Lý thuyết nền là nền tảng vô cùng quan trọng để lập luận và giải
thích logic những nhân tố tác động đến thực hiện KTMT. Luận án sử
dụng các lý thuyết nền như: lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết hợp
pháp, lý thuyết thể chế, lý thuyết bất định, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết
đại diện. Các lý thuyết này tổng hợp các khía cạnh kinh tế, chính trị,
xã hội tương quan với nhau khi giải thích thực hiện KTMT. Sáu lý
thuyết nền đã luận giải các nhân tố ảnh hưởng đến KTMT được phát
hiện từ các nghiên cứu trước như: nhận thức nhà quản trị cấp cao, đặc
điểm doanh nghiệp, áp lực các bên liên quan, áp lực cưỡng chế, áp lực
quy phạm,
1.6 Kinh nghiệm về kế toán môi trường của một số quốc gia trên
thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ sự tương đồng về văn hoá Á Đông cũng như học hỏi trải nghiệm
KTMT ở các nước tiên tiến cho ngành công nghiệp nhạy cảm với môi
trường trong đó có ngành khai khoáng, tác giả đã nghiên cứu KTMT
ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Úc để đút rút kinh nghiệm cho Việt
Nam.
Kết luận chương 1
15
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1 Tổng quan về ngành khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Bình Định
2.2 Thực trạng kế toán môi trường tại các doanh nghiệp khai thác
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định
2.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu sử dụng trong đề tài này được chọn theo phương
pháp chọn mẫu xác suất với kỹ thuật lấy mẫu phân tầng, thu thập mẫu
bằng phương pháp khảo sát qua bảng hỏi, quy mô mẫu 149 quan sát.
2.2.2 Nghiên cứu định tính về thực hiện KTMT và các nhân tố ảnh
hưởng đến thực hiện KTMT tại các doanh nghiệp khai thác khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Bình Định
Về tình hình thực hiện KTMT tại các DN khai khoáng tỉnh Bình
Định, tác giả xem xét trên cơ sở phân loại DN niêm yết và DN chưa
niêm yết.
ü Đối với các DN chưa niêm yết
Về ghi nhận thông tin KTMT: các DN khai khoáng chưa niêm yết
tỉnh Bình Định chủ yếu ghi nhận thông tin tài chính môi trường ở góc
độ KTTCMT. Trong khi đó, ở góc độ KTQTMT thông tin môi trường
được ghi nhận thiên về thông tin tiền tệ dễ nhận diện. Hầu hết các DN
này đều chưa chú trọng đến thông tin vật lý môi trường, thông tin phi
tài chính môi trường.
Về xử lý, phân tích thông tin KTMT: Ở góc độ KTTCMT, các thông
tin môi trường được xử lý giống như thông tin kế toán tài chính truyền
thống khi đo lường theo các chuẩn mực kế toán, quy định hiện hành,
chưa tách biệt giá trị hoặc phản ánh vào tài khoản riêng. Ở góc độ
KTQTMT, việc xử lý, phân tích thông tin môi trường thông qua các
phương pháp phân bổ hiện đại, phân tích hiệu quả môi trường còn hạn
chế.
16
Về cung cấp thông tin KTMT: Ở góc độ KTTCMT, các DN khai
khoáng chưa niêm yết tỉnh Bình Định cung cấp thông tin môi trường
bằng các báo cáo tài chính. Ở góc độ KTQTMT, việc lập báo cáo môi
trường nội bộ tại các DN này còn hạn chế.
ü Đối với các DN niêm yết
Về ghi nhận thông tin KTMT: Ở góc độ KTTCMT, các DN khai
khoáng niêm yết tỉnh Bình Định cũng chủ yếu ghi nhận thông tin tài
chính môi trường về CPMT, NPTMT, TSMT. Ngoài ra, các DN này
còn ghi nhận thêm các thông tin phi tài chính về khối lượng vật liệu,
nước, năng lượng, tuân thủ quy định môi trường. Ở góc độ KTQTMT,
các DN này tập trung vào thông tin tiền tệ môi trường chủ yếu là
CPMT hơn là quan tâm đến thông tin vật lý môi trường.
Về xử lý, phân tích thông tin KTMT: thông tin KTTCMT tại các
DN khai khoáng niêm yết tỉnh Bình Định được xử lý, đo lường cơ bản
giống như DN chưa niêm yết. Ở góc độ KTQTMT, các DN này chưa
sử dụng các chỉ số hiệu quả môi trường cho phân tích và ra quyết định
kinh doanh và CPMT được phân bổ bằng các tiêu thức truyền thống.
Về cung cấp thông tin KTMT: Ở góc độ KTTCMT, báo cáo tài
chính, báo cáo thường niên được các DN khai khoáng niêm yết tỉnh
Bình Định sử dụng để công bố thông tin môi trường ra bên ngoài. Ở
góc độ KTQTMT, chưa có DN nào quan tâm đến việc lập và sử dụng
báo cáo môi trường nội bộ phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh.
Về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTMT, tác giả nhận diện
một số nhân tố thông qua phương pháp phỏng vấn sâu nhà quản trị, cụ
thể: áp lực từ các cơ quan quản lý nhà nước, đặc điểm DN, nhận thức
nhà quản trị cấp cao, nhận thức môi trường của khách hàng, cộng đồng
dân cư, trình độ nhân viên kế toán.
17
2.2.3 Nghiên cứu định lượng về thực hiện KTMT và các nhân tố ảnh
hưởng đến thực hiện KTMT tại các doanh nghiệp khai thác khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Bình Định
2.2.3.1 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên các lý thuyết nền,
các nghiên cứu trước đã công bố kết hợp với ý kiến chuyên gia.
Giả thuyết 1 (H1) : Áp lực từ các bên liên quan có mối quan hệ
thuận chiều đến thực hiện KTMT tại các DN khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Bình Định.
Giả thuyết 2 (H2) : Nhận thức của nhà quản trị cấp cao có mối quan
hệ thuận chiều đến thực hiện KTMT tại các DN khai thác khoáng sản
trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Giả thuyết 3 (H3) : Trình độ nhân viên kế toán về thông tin môi
trường có mối quan hệ thuận chiều đến thực hiện KTMT tại các DN
khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Giả thuyết 4 (H4) : Đặc điểm DN có mối quan hệ thuận chiều đến
thực hiện KTMT tại các DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Bình Định.
2.2.3.2 Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu là mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (Hình
2.1). Biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu là thực hiện KTMT với
mã hoá THKTMT gồm 8 biến quan sát (Bảng 2.6). Các biến độc lập
lần lượt là áp lực bên liên quan (mã hoá ALBLQ) gồm 9 biến quan sát,
nhận thức nhà quản trị cấp cao (mã hoá NTNQT) gồm 3 biến quan sát,
trình độ nhân viên kế toán (mã hoá NVKT) gồm 3 biến quan sát và
đặc điểm DN (mã hoá DDDN) gồm 4 biến quan sát (Bảng 2.7).
Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến sử dụng trong nghiên cứu này
là:
THKTMT = α1 ALBLQ + α2 NTNQT+ α3 NVKT + α4 DDDN + ε
18
2.2.3.3 Nghiên cứu định lượng về thực hiện KTMT tại các doanh
nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định
Thực hiện KTMT tại các DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Bình Định là rất thấp với giá trị trung bình là 2,147 < 3 (trung bình
trên thang đo Likert 5 điểm) (Bảng 2.8).
2.2.3.4 Nghiên cứu định lượng về nhân tố ảnh hưởng đến KTMT tại
các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định
Phân tích thống kê mô tả
Kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy thang đo áp lực các bên
liên quan có giá trị trung bình lớn hơn 3 trong khi ba thang đo còn lại
về nhận thức nhà quản trị, trình độ nhân viên kế toán hay đặc điểm DN
đều có giá trị trung bình dưới 3 (Bảng 2.9).
Kiểm định độ tin cậy thang đo
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát cho 5 thang đo về
THKTMT, nhân tố ảnh hưởng đến THKTMT đều đạt yêu cầu về độ
tin cậy ngoại trừ ALBLQ8 và DDDN3 bị loại vì hệ số tương quan biến
tổng đều nhỏ hơn 0,3 (Bảng 2.10).
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích EFA cho thang đo THKTMT cho kết quả: hệ số KMO =
0,855; giá trị Sig = 0,000; hệ số tải các biến đều lớn hơn 0,5; giá trị
Eigenvalues = 5,583 với phương sai trích là 69,791% > 50% nên kết
luận là đạt yêu cầu khi phân tích EFA.
Phân tích EFA cho bốn thang đo về nhân tố ảnh hưởng đến
THKTMT cho thấy hệ số KMO = 0,701; giá trị Sig = 0,000; giá trị
Eigenvalues = 1,652 với năm nhân tố được rút trích và phương sai
trích là 72,296% > 50%; hệ số tải các biến đều lớn hơn 0,55. Như vậy,
phân tích EFA này là phù hợp và kết quả EFA đã khám phá thêm một
nhân tố mới ngoài 4 nhân tố ban đầu. Nhân tố mới này tác giả đặt tên
là áp lực cưỡng chế từ cơ quan quản lý nhà nước gồm các biến quan
sát ALBLQ1 (áp lực cưỡng chế từ quy định pháp luật của Chính phủ),
ALBLQ2 (áp lực cưỡng chế từ văn bản pháp luật của các Bộ),
ALBLQ3 (áp lực cưỡng chế từ văn bản pháp luật của Chính quyền
19
địa phương). Năm nhân tố giải thích được 72,296% sự biến thiến dữ
liệu thông qua 17 biến quan sát.
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
Từ kết quả phân tích EFA, giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên
cứu sử dụng trong phân tích hồi quy đa biến có sự thay đổi so với ban
đầu, được thể hiện ở Bảng 2.12 và Hình 2.2. Phương trình hồi quy
tuyến tính đa biến sử dụng chính thức trong nghiên cứu này là:
THKTMT = α1 ALCC + α2 ALBLQ + α3 NTNQT + α4 NVKT +
α5 DDDN+ ε
Bảng 2.12: Các giả thuyết nghiên cứu chính thức
Các giả thuyết Nội dung giả thuyết Dấu kỳ vọng
H1
Áp lực các bên liên quan có ảnh hưởng thuận
chiều đến thực hiện KTMT tại các DN khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.
+
H2
Nhận thức nhà quản trị cấp cao về môi trường
có ảnh hưởng thuận chiều đến thực hiện
KTMT tại các DN khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Bình Định.
+
H3
Trình độ nhân viên kế toán về thông tin môi
trường có ảnh hưởng thuận chiều đến thực
hiện KTMT tại các DN khai thác khoáng sản
trên địa bàn tỉnh Bình Định.
+
H4
Đặc điểm DN có ảnh hưởng thuận chiều đến
thực hiện KTMT tại các DN khai thác
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.
+
H5
Áp lực cưỡng chế từ cơ quan quản lý nhà
nước có ảnh hưởng thuận chiều đến thực hiện
KTMT tại các DN khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Bình Định.
+
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
20
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy phương trình hồi quy tuyến tính
đa biến của nghiên cứu này là:
THKTMT = -3,479 + 0,592 ALCC+ 0,089 ALBLQ + 0,310 DDDN
+ 0,481 NTNQT + 0,266 NVKT
Phân tích sự khác biệt theo ngành nghề kinh doanh
Thực hiện KTMT có sự khác biệt giữa các ngành nghề kinh
doanh trong các DN khai khoáng tỉnh Bình Định, nhiều nhất là các DN
trong ngành khai thác đá (mean = 2,609), sau đó là các DN trong ngành
khai thác titan (mean = 2,588) và thấp nhất là các DN trong ngành khai
thác cát (mean = 1,822) (Bảng 2.18).
Phân tí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_ke_toan_moi_truong_tai_cac_doanh_nghiep_khai.pdf