Tóm tắt Luận án Kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nguyên nhân của những hạn chế về hệ thống kiểm soát nội bộ

trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt trong nền kinh tế với

nhiều đặc thù so với các ngành khác. Hai là, do ảnh hưởng bởi các yếu tố từ

bên ngoài như tình hình kinh tế vĩ mô không thuận lợi hay từ bên trong như sự

phát triển quá nhanh của các ngân hàng trong những năm qua, trong khi hệ

thống KSNB còn hạn chế, chưa theo kịp sự phát triển của hoạt động ngân hàng.

Ba là, việc đánh giá hệ thống KSNB từ phía công ty kiểm toán độc lập còn có

những hạn chế nhất định. Bốn là, sự thiếu hụt về nhân sự có kinh nghiệm trong

lĩnh vực kiểm toán. Năm là, Việc phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước (Cơ

quan Thanh tra, giám sát NHNN, Bộ tài chính.)

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thanh Trang (2015) về “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam ”. Đề tài khoa học “Đánh giá hệ thống KSNB của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị” tác giả Phạm Thanh Thủy và các cộng sự thực hiện năm 2016. 1.2.2. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong mối quan hệ với quản trị rủi ro Luận án tiến sĩ của tác giả Đinh Hoài Nam (2016), nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp trong Tổng công ty phát triển nhà và đô thị Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2016), nghiên cứu về hệ thống 8 KSNB trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Thủy (2017), nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống KSNB của Tập đoàn Điện lực Việt. 1.3. Kết luận về khoảng trống nghiên cứu Qua nghiên cứu tổng quan của tác giả, đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các ngành, các lĩnh vực, các đơn vị khác nhau nhưng vẫn còn có những khoảng trống để đề tài tiếp tục nghiên cứu và khai thác, cụ thể: Về nội dung: Theo nghiên cứu tổng quan của tác giả, trên góc độ nghiên cứu lý luận thì phần lớn các đề tài tiếp cận hệ thống KSNB dưới góc độ quản trị doanh nghiệp trong phạm vi một Ngành, một Bộ hay Tổng công tynhưng chưa đề cập đến vai trò của Nhà nước với chức năng quản lý vĩ mô, thực hiện việc quản lý/giám sát hoạt động đối với các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Về phạm vi nghiên cứu: Theo nghiên cứu tổng quan của tác giả, có rất ít nghiên cứu khái quát về lý luận và thực tiễn về hệ thống KSNB của các NHTM Việt Nam trên phạm vi ngành, đặc biệt là tiếp cận hệ thống KSNB với chức năng quan trọng là cảnh báo và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Từ những lý do trên, tác giả cho rằng khoảng trống để tác giả nghiên cứu đề tài “Kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” là hoàn toàn phù hợp và cần thiết. Luận án tập trung vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hệ thống KSNB trong các NHTM; đánh giá thực trạng về hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam từ góc độ quản lý nhà nước và bản thân các thành phần thuộc hệ thống KSNB; đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.1. Kiểm soát nội bộ 2.1.1. Kiểm soát trong quản lý 2.1.1.1. Khái niệm, vai trò của kiểm soát trong quản lý Kiểm soát là một chức năng mà nhà quản lý phải thực hiện dù kết quả công việc của các bộ phận đều đạt được theo kế hoạch đã đề ra. Để đảm bảo mọi việc đi đúng hướng, nhà quản lý phải giám sát và đánh giá kết quả công việc. Kết quả thực tế phải được so sánh với mục tiêu đã xác lập trước đó để nhà quản lý đưa ra các hoạt động cần thiết đảm bảo tổ chức đi đúng quỹ đạo. Từ các quan điểm khác nhau về kiểm soát và nhận diện vai trò của kiểm soát trong quản lý, theo tác giả, có thể hiểu một cách toàn diện về kiểm soát như sau: Kiểm soát là chức năng quan trọng của quản lý, được thực hiện một cách thường xuyên liên tục trong mọi mặt hoạt động và trong mọi cấp độ quản lý 9 trong doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của kiểm soát là làm cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu cao nhất đã đề ra với chi phí và mức độ rủi ro thấp nhất. 2.1.1.2. Phân loại kiểm soát Kiểm soát được phân loại tùy theo mối quan hệ của chủ thể kiểm soát với khách thể kiểm soát; mức độ ảnh hưởng, thời điểm kiểm soát, nội dung, đối tượng, mục tiêu kiểm soát. 2.1.2. Kiểm soát nội bộ 2.1.2.1. Lịch sử phát triển và bản chất của kiểm soát nội bộ Theo định nghĩa của COSO về KSNB thì: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục đích về hoạt động, báo cáo tài chính và tuân thủ” Từ các quan điểm khác nhau về KSNB, theo quan điểm của tác giả thì KSNB là những quy trình, biện pháp, cách thức do ban lãnh đạo và các cá nhân khác trong đơn vị thiết lập để để kiểm soát mọi hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp cũng như ngăn ngừa và xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của đơn vị, nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng phương hướng, chiến lược kinh doanh đã đề ra và phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất. 2.1.2.2. Hạn chế của kiểm soát nội bộ Xuất phát từ đặc tính của KSNB là giúp đem lại một sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Cho nên KSNB dù có được thiết kế hoàn hảo đến đâu cũng không thể vượt qua những hạn chế cố hữu: KSNB chỉ tính đến các sai phạm dự kiến mà không tính đến các sai phạm đột xuất hay bất thường; Sai phạm do nhân viên trong thiết kế thủ tục kiểm soát và thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống KSNB; Các kiểm soát có thể bị vô hiệu hóa do có sự thông đồng; Do lỗi tính năng của các phần mềm; Rủi ro phụ thuộc hoàn toàn vào BGĐ lựa chọn; Giới hạn về chi phí. 2.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thƣơng mại 2.2.1. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại 2.2.1.1. Khái niệm và khung đánh giá hệ thống KSNB trong NHTM Hệ thống KSNB được định nghĩa tai Thông tư 13 của NHNN: “ Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp với quy định tại Luật các TCTD, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ” Khung đánh giá về hệ thống KSNB do COSO ban hành được sử dụng không chỉ tại Mỹ mà còn được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. 10 Hầu hết các ngân hàng các nước đều áp dụng khung thống nhất về KSNB theo COSO để đánh giá hệ thống KSNB. Trên cơ sở khung KSNB COSO, Ủy ban Basel đã ban hành khung KSNB áp dụng cho các ngân hàng, được xem như là hướng dẫn cho việc thiết lập và đánh giá hệ thống KSNB trong ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng tuân thủ Basel.. 2.2.1.2. Vai trò và mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại Hệ thống KSNB có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Bời vì hoạt động của hệ thống KSNB là một phần không tách rời các hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Hệ thống KSNB được tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục để đảm bảo cho tất cả các quá trình hoạt động của ngân hàng được thực hiện đúng pháp luật, an toàn và hiệu quả 2.2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại Hệ thống KSNB gắn liền với trách nhiệm và quyền hạn của mọi bộ phận, mọi qui trình, nghiệp vụ và mọi nhân viên trong một đơn vị. Nó được thiết kế bởi các nhà quản trị doanh nghiệp. Một hệ thống KSNB được coi là phát huy tốt cần tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản sau: đảm bảo tính hiệu lực; đảm bảo tính hiệu quả; đảm bảo tính đầy đủ và toàn diện; đảm bảo tính hợp lý; đảm bảo tính kịp thời. 2.2.2. Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại 2.2.2.1. Môi trường kiểm soát Theo Báo cáo COSO “Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức của mọi người trong đơn vị, là nền tảng cho các bộ phận khác trong hệ thống”. Môi trường kiểm soát bao gồm các chức năng quản trị và quản lý, các quan điểm nhận thức và hành động của Ban quản trị và BGĐ liên quan đến KSNB đối với hoạt động của đơn vị. Môi trường kiểm soát phản ánh đặc điểm của đơn vị, chịu ảnh hưởng bởi ý thức của chính những con người trong tổ chức đó. 2.2.2.2. Quy trình đánh giá rủi ro Quy trình đánh giá rủi ro sẽ giúp nhận diện và phân tích các rủi ro đối với quá trình thực hiện các mục tiêu của đơn vị để từ đó thiết kế các thủ tục kiểm soát – đây được coi là nhân tố then chốt để phát huy hiệu quả và hiệu năng của hệ thống KSNB. Ngân hàng không chỉ thiết lập mục tiêu mong muốn đạt được mà còn phải hiểu được với những rủi ro gặp phải trong quá trình thực hiện. Quy trình đánh giá rủi ro được thực hiện thông qua các bước: Xác định mục tiêu; Nhận diện rủi ro; Phân tích và đánh giá rủi ro; Quyết định các hành động thích hợp đối với các rủi ro đó. 2.2.2.3. Hoạt động kiểm soát 11 Theo COSO 2005 thì hoạt động kiểm soát là các chính sách và các thủ tục trợ giúp đảm bảo cho các chỉ đạo của các nhà quản lý được thực hiện. Mục tiêu của các hoạt động kiểm soát là nhằm đảm bảo rằng các chỉ đạo của BGĐ được thực hiện. Hoạt động kiểm soát xuất hiện trong khắp tổ chức, ở tất cả các cấp độ và trong tất cả các chức năng. Hoạt động kiểm soát tồn tại ở mọi cấp quản trị trong ngân hàng, gồm cả hoạt động kiểm soát chung liên quan tới nhiều mục tiêu kiểm soát và hoạt động kiểm soát cụ thể tập trung vào từng mục tiêu riêng biệt. 2.2.2.4. Hệ thống thông tin và trao đổi thông tin Hệ thống thông tin và trao đổi thông tin tạo ra báo cáo, chứa đựng các thông tin cần thiết cho việc quản lý và kiểm soát của đơn vị. Các thông tin cần thiết phải được nhận dạng thu thập và trao đổi trong đơn vị để giúp mọi người thực hiện nhiệm vụ của mình. Hệ thống thông tin và trao đổi thông tin bao gồm một hệ thống tổng thể liên quan tới xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin trong đơn vị và góp phần tạo sự kết nối với các thành phần khác trong hệ thống KSNB. 2.2.2.5. Giám sát Giám sát các kiểm soát là quy trình đánh giá hiệu quả hoạt động của KSNB trong từng giai đoạn, nhằm đảm bảo hệ thống KSNB luôn hoạt động hữu hiệu, phát hiện kịp thời những khiếm khuyết của hệ thống kiểm soát nội bộ và có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt. Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ, đánh giá về hệ thống KSNB, báo cáo về hạn chế của hệ thống. 2.2.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại 2.2.3.1. Rủi ro và quản trị rủi ro trong ngân hàng Rủi ro gắn liền với bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động. Rủi ro là những điều xảy ra ngoài mong muốn và mang lại hậu quả xấu. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về rủi ro, tác giả tiếp cận định nghĩa về rủi ro của NHNN “Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm thu nhập, vốn tự có dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng có thể gặp những rủi ro trọng yếu sau: Rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suãt trên sổ ngân hàng Để giảm thiểu các thiệt hại, tổn thất do rủi ro gây ra đối với ngân hàng, giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro thì nhà quản lý các cấp trong ngân hàng phải tiến hành quản trị rủi ro. 12 Hình 2.2: Qui trình quản trị rủi ro của NHTM Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.2.3.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong ngân hàng Hệ thống KSNB và quản trị rủi ro ngân hàng có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Điều này thể hiện ở chỗ: bản thân hệ thống KSNB được xây dựng dựa trên cơ sở nhận diện và phân tích các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của ngân hàng, và hệ thống KSNB được thiết lập và vận hành nhằm mục đích ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của ngân hàng. 2.3. Ảnh hƣởng của đặc điểm ngân hàng thƣơng mại đối với hệ thống kiểm soát nội bộ 2.3.1. Ngân hàng thương mại và những yêu cầu đặt ra đối với hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có hoạt động kinh doanh phức tạp nhất trong nền kinh tế. Xét về bản chất thì ngân hàng thương mại là một loại hình trung gian tài chính đứng giữa người cho vay và đi vay, hoạt động cơ bản của ngân hàng là đi vay để cho vay và đối tượng giao dịch của ngân hàng là các tổ chức kinh tế và cá nhân. Do đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có những đặc thù nhất định, từ đó đặt ra yêu cầu cho việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB dựa trên: quy mô, rủi ro tiềm ẩn, quan hệ khách hàng rộng lớn và đa dạng, phạm vi hoạt động và tính phụ thuộc nhau rất lớn và sự quản lý chặt chẽ nhất các cơ quan quản lý 2.3.2. Nhân tố ảnh hưởng hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại Hệ thống KSNB được hiểu không phải là một yếu tố mà phải là một tập hợp các yếu tố cùng loại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để nhằm đạt được các mục tiêu đơn vị đã đặt ra. Do đó, để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống KSNB, tác giả dựa trên quan điểm về “sự pha trộn” trong nghiên cứu của Mikes. 13 Hình 2.3. Nhân tố ảnh hưởng hệ thống KSNB Nguồn : Tác giả tổng hợp 2.3.3. Quản lý nhà nước đối với hệ thống KSNB trong các NHTM Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả giới hạn chủ thể của quản lý nhà nước đối với các NHTM là NHNN. Do vậy, khi nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với các NHTM về hệ thống KSNB, trên phương diện quản lý của NHNN đối với hệ thống KSNB trong NHTM, gồm các nội dung sau: 2.3.3.1 Xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống KSNB trong NHTM Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các NHTM, theo đó NHTM phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ. Bảo đảm chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệ thống thông tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tuân thủ trong ngân hàng và tình hình kinh tế, thị trường bên ngoài hợp lý, tin cậy, kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành hiệu quả. 2.3.3.2. Hệ thống KSNB trong các NHTM phải thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá Để đảm bảo hoạt động của hệ thống KSNB có hiệu lực, hiệu quả thì cá nhân, bộ phận ở các cấp của ngân hàng phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ được giao. 2.3.3.3. Hoạt động của hệ thống KSNB trong NHTM phải được đánh giá độc lập Việc đánh giá độc lập của kiểm toán độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về kiểm toán độc lập đối với các NHTM. Để đảm bảo tính khách quan của việc xem xét và hoàn thiện, hệ thống KSNB của các NHTM phải được đánh giá độc lập theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Các tổ chức tín dụng. 2.3.3.4. Báo cáo hoạt động của hệ thống KSNB với cơ quan quản lý Nhà nước 14 Ngân hàng nhà nước thực hiện quản lý hệ thống KSNB của các NHTM thông qua việc báo cáo của các NHTM. Báo cáo về hệ thống KSNB phải cập nhật các tồn tại, hạn chế, rủi ro mới phát sinh của hệ thống KSNB trong toàn bộ NHTM (bao gồm các bộ phận tại trụ sở chính, chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc khác của NHTM theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại. Báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: Báo cáo hằng năm về kết quả tự kiểm tra, đánh giá kiểm soát nội bộ; về quản lý rủi ro; về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn; về kiểm toán nội bộ. 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thƣơng mại và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Tại Anh Mô hình hệ thống KSNB được xây dựng dựa vào thực tiễn, rất hiệu quả trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng ở Anh như Lloyds, Bank of England là mô hình ba vòng phòng thủ. Mục đích của việc xây dựng mô hình này là nhằm quản trị rủi ro tốt hơn và từ đó gia tăng tài sản của cổ đông Tại Thái Lan Hệ thống Ngân hàng Thái Lan có bề dày hoạt động hàng trăm năm, tuy nhiên đã bị chao đảo trong cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997-1998. Nhiều NHTM và công ty tài chính bị phá sản hoặc buộc phải sáp nhập. Trước tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan phải xem xét lại toàn bộ chính sách, cách thức, quy trình hoạt động ngân hàng, trong đó đặc biệt là hoạt động KSNB trong ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trong chương 2, tác giả đã hệ thống hóa và cụ thể hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB. Các yếu tố cấu thành của hệ thống cũng được phân tích, tổng hợp và khái quát hóa nhằm làm rõ bản chất của hệ thống KSNB với tư cách là công cụ hữu hiệu cho nhà quản lý đối với việc hiện thực hóa các mục tiêu của ngân hàng cụ thể: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Phân tích các quan điểm khác nhau về hệ thống KSNB, vai trò vị trí, mục tiêu, các nguyên tắc và năm thành phần của hệ thống KSNB trong NHTM. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống KSNB trong NHTM. Luận án làm rõ ảnh hưởng của đặc điểm hoạt động của NHTM chi phối đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB đồng thời phân tích hệ thống KSNB với việc quản trị rủi ro trong NHTM. - Phân tích quản lý nhà nước đối với hệ thống KSNB trong các NHTM, giới hạn chủ thể quản lý nhà nước là NHNN và quản lý nhà nước đối với hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam bao gồm 4 nội dung chính. - Luận án nghiên cứu kinh nghiệm vận hành hệ thống KSNB của các ngân hàng tại một số nước trên thế giới như Anh, Thái Lan, Singapore, từ đó 15 rút ra những bài học cho việc xây dựng và vận hành hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Chƣơng 3 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1. Hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và những quy định về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thƣơng mại 3.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại Việt Nam Hệ thống NHTM Việt Nam gồm 3 nhóm ngân hàng chính là các NHTM nhà nước, các NHTM cổ phần và các NHTM nước ngoài. Ngoài ra, còn có các ngân hàng liên doanh và các văn phòng đại diện của các TCTD nước ngoài. Hệ thống NHTM Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng và quy mô.Từ đầu năm 2013, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã bắt đầu quá trình tái cơ cấu theo Đề án 254/QĐ- TTG của Thủ tướng Chính phủ. Bảng 3.1: Số lượng NHTM Việt Nam giai đoạn 2013-2018 Năm NHTM Nhà nước NHTM cổ phần Ngân hàng chính sách Ngân hàng liên doanh Ngân hàng 100% vốn nước ngoài Tổng 2013 5 33 2 4 5 49 2014 5 33 2 4 5 49 2015 7 28 2 3 5 45 2016 4 31 2 2 8 47 2017 4 31 2 2 9 48 2018 4 31 2 2 9 48 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website http: //www.sbv.gov.vn 3.1.2. Những quy định về hệ thống KSNB trong NHTM Việt Nam 3.1.2.1. Hệ thống KSNB được tổ chức hoạt động theo quy định tại Quyết định số 03/NHNN và Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 3.1.2.2. Hệ thống KSNB được tổ chức hoạt động theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2004, Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN và quyết định 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của NHNN 3.1.2.3. Hệ thống KSNB được tổ chức hoạt động theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Thông tư 44/2011/TT- NHNN ngày 29/12/2011 của NHNN 3.1.2.4. Hệ thống KSNB được tổ chức hoạt động theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi và có hiệu lực từ 15/1/2018 và thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 3.1.3. Rủi ro trọng yếu trong hoạt động của ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng Tại các NHTM Việt Nam những năm qua rủi ro tín dụng vẫn diễn biến khá phức tạp, thể hiện ở các khoản nợ xấu gia tăng khó kiểm soát những năm trước 2013. Từ sau năm 2013 cùng với sự ra đời của Công ty quản lý tài sản 16 (VAMC) thì nợ xấu của các NHTM cũng từng bước được kiểm soát hiệu quả hơn. Nợ xấu của các NHTM trong giai đoạn 2013-2018 có xu hướng giảm dần từ 3,6% năm 2013 xuống còn 2,4 năm 2018. Rủi ro hoạt động Những năm qua rủi ro hoạt động có những diễn biến khá phức tạp do công tác KSNB chưa hiệu quả, đặt trong bối cảnh hành lang pháp luật về hoạt động ngân hàng vẫn còn thiếu sự đồng bộ và chưa hoàn thiện, các giao dịch ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp gắn với sự phát triển của công nghệ thông tin, nên những rủi ro tiềm ẩn càng cao đối với các NHTM trong nước. Về rủi ro thị trƣờng. Rủi ro lãi suất: Do lãi suất thị trường luôn diễn biến khá phức tạp những năm trước đây nên nó không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động huy động vốn và cho vay của NHTM mà còn gây những bất lợi đối với tình hình tài chính của khách hàng vay vốn. Rủi ro tỷ giá: Những năm trước đây các NHTM đều thực hiện huy động và cho vay bằng ngoại tệ nên rủi ro tỷ giá luôn tiềm ẩn. Rủi ro giá chứng khoán: Giá chứng khoán – một công cụ được các NHTM nắm giữ - luôn có những diễn biến thất thường nên gây ra các tác động tiêu cực đối với các NHTM nắm giữ chứng khoán lớn, và cũng gây ra các rủi ro với các ngân hàng cho vay kinh doanh chứng khoán. Rủi ro thanh khoản Thanh khoản trên thị trường của các NHTM tương đối ổn định, do đây là giai đoạn ngành ngân hàng thực hiện tái cơ cấu vì vậy khả năng thanh khoản luôn được kiểm soát. Rủi ro tập trung: Đây là rủi ro do NHTM có hoạt động kinh doanh tập trung vào một khách hàng, đối tác, sản phẩm, giao dịch, ngành, lĩnh vực kinh tế, loại tiền tệ ở mức độ có tác động đáng kể đến thu nhập, trạng thái rủi ro theo quy định nội bộ của NHTM. Rủi ro chiến lƣợc: Trong bối cảnh thị trường tài chính khu vực và toàn cầu luôn có các diễn biến khó dự báo thì đòi hỏi các NHTM phải đưa ra các dự báo đúng và có các kịch bải ứng phó phù hợp với từng tình huống và hoàn cảnh cụ thể. 3.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 3.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống KSNB trong NHTM, Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN có trách nhiệm giám sát hoạt động của hệ thống KSNB trong các NHTM và là đơn vị nhận các báo cáo về hệ thống KSNB của NHTM theo quy định tại Thông tư 13 ngày 18 tháng 5 năm 2018 của NHNN về Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều đó cho thấy công tác quản lý nhà nước đối với 17 hoạt động của hệ thống KSNB trong các NHTM đã dần được hoàn thiện. Đặc biệt, báo cáo của các NHTM đã phản ánh cơ bản thực trạng về hệ thống KSNB của ngân hàng, các chỉ tiêu báo cáo đã đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Thông tư 13. 3.2.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 3.2.2.1. Thực trạng về môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát bao gồm những nhân tố bên trong và bên ngoài có tác động đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB. Kết quả khảo sát môi trường kiểm soát được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.3: Kết quả khảo sát môi trường kiểm soát Chỉ báo đo lƣờng Minimum Maximum Mean Sự trung thực và các giá trị đạo đức của Ban lãnh đạo và nhân viên 1.00 5.00 3.62 Đảm bảo về năng lực của ban lãnh đạo và nhân viên 1.00 5.00 3.95 Sự tham gia của Ban quản trị 1.00 5.00 3.43 Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý 1.00 5.00 3.06 Cơ cấu tổ chức 1.00 5.00 4.18 Phân định quyền hạn và trách nhiệm 1.00 5.00 3.75 Chính sách về nhân sự 1.00 5.00 3.85 3.2.2.2. Thực trạng về quy trình đánh giá rủi ro Nhận diện và đánh giá rủi ro sẽ hình thành cơ sở để lãnh đạo ngân hàng quyết định các rủi ro cần được quản lý và quyết định mức độ chấp nhận rủi ro để đảm bảo ngân hàng kiểm soát được các rủi ro trọng yếu và những rủi ro không ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Bảng 3.4: Kết quả khảo sát quy trình đánh giá rủi ro Chỉ báo đo lƣờng Minimum Maximum Mean Xây dựng các mục tiêu rõ ràng và xác định các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đó. 2.00 5.00 3.52 Thường xuyên cập nhật các rủi ro liên quan đến các hoạt động của ngân hàng 2.00 5.00 3.55 Phân tích và đánh giá rủi ro dựa trên những thay đổi bên trong và bên ngoài 2.00 5.00 3.19 Quyết định các hành động thích hợp đối với các rủi ro 2.00 5.00 3.22 3.2.2.3. Thực trạng về hoạt động kiểm soát Các chỉ đạo của nhà quản lý được thực hiện bởi những thủ tục và chính sách hay nói cách khác là thông qua các hoạt động kiểm soát. Chính vì vậy, nguyên tắc “Độc lập trong hoạt động” cần phải được tuân thủ chặt chẽ để đảm bảo tính hiệu lực của KSNB và vai trò giám sát của HĐQT được phát huy. Bảng 3.5: Kết quả khảo sát hoạt động kiểm soát 18 Chỉ báo đo lƣờng Minimum Maximum Mean Soát xét của nhà quản lý cấp cao 2.00 5.00 3.22 Quản trị hoạt động 2.00 5.00 3.14 Phân chia trách nhiệm đầy đủ 2.00 5.00 4.21 Kiểm soát quá trình xử lý thông tin 2.00 5.00 3.11 Kiểm soát vật chất 2.00 5.00 3.55 Phân tích rà so

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_kiem_soat_noi_bo_trong_cac_ngan_hang_thuong.pdf