Tóm tắt Luận án Liên kết phát triển du lịch vùng bắc trung bộ

Quan điểm

Một là, trên quan điểm liên kết bình đẳng, các bên cùng có lợi trên cơ sở khai

thác và phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh về du lịch của từng địa phương và toàn vùng

để cùng phát triển du lịch một cách bền vững. Tăng cường liên kết phát triển du lịch

giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng với các địa bàn khác trong cả nước và liên

kết với quốc tế và với các nước trong khu vực nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch phù

hợp với thế mạnh của từng địa phương, tạo sự độc đáo trong các tour du lịch, tăng

cường chất lượng sản phẩm du lịch và xúc tiến quảng bá du lịch, vừa tạo sự hài hòa,

thống nhất và sức mạnh tổng hợp của từng địa phương, của vùng.

Hai là, liên kết trên tinh thần tự nguyện của các địa phương, tổ chức, doanh

nghiệp; có bước đi thích hợp, theo từng giai đoạn, mục tiêu cụ thể trên cơ sở lựa chọn

những nội dung, lĩnh vực trọng điểm phát triển du lịch của các địa phương và của toàn

vùng.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Liên kết phát triển du lịch vùng bắc trung bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thúc đẩy tăng trưởng du lịch nhanh và bền vững. Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương và vùng có giá trị gia tăng lớn, có sức cạnh tranh ở tầm quốc gia, khu vực và quốc tế; góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các cộng đồng địa phương. 2.1.3.2. Nguyên tắc * Nguyên tắc 1: (Dựa trên Lý thuyết cực tăng trưởng) Hình thành cực phát triển, các dòng hướng tâm của các nguồn lực sản xuất tới cực, và dòng ly tâm của các dòng tiền, thông tin, tiến bộ khoa học và công nghệ từ cực sang các vùng xung quanh. * Nguyên tắc 2: (Dựa trên Lý thuyết vùng trung tâm) Hình thành những vị trí trung tâm cung cấp dịch vụ và hàng hóa cho các vùng xung quanh. * Nguyên tắc 3: (Dựa trên Lý thuyết Desakota): Định hướng xen vùng 2.1.3.3. Phạm vi của liên kết vùng du lịch Liên kết vùng du lịch là thể hiện rõ nét của hoạt động hợp tác du lịch nói chung trong phạm vi một vùng du lịch. Mục đích hợp tác, liên kết du lịch của một vùng, nói cho cùng, là tạo ra sự phát triển du lịch tại vùng đó với biểu hiện cụ thể là việc tăng lượng khách, tăng doanh thu, tăng lợi thế cạnh tranh và hình ảnh du lịch của vùng. Liên kết vùng du lịch cho thấy hoạt động thúc đẩy hợp tác trong phát triển du lịch một cách chủ động, đặc biệt với sự tham gia của các cơ quan quản lý. 2.1.3.4. Các hoạt động liên kết vùng du lịch 9 Mục tiêu của liên kết vùng du lịch là phát triển và quản lý du lịch điểm đến du lịch cấp vùng một cách có hiệu quả. Với góc nhìn này, các hoạt động liên kết vùng bao gồm các hoạt động từ việc xây dựng chiến lược phát triển, hoạt động marketing, quản lý nâng cao trải nghiệm của khách du lịch (UNWTO 2008) [194]. 2.1.4. Điều kiện liên kết vùng trong phát triển du lịch 2.1.4.1. Cơ sở tạo lập liên kết vùng du lịch 2.1.4.2. Các điều kiện thực hiện liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch 2.1.4.3. Các tiêu chí đánh giá liên kết phát triển du lịch 2.2. Nội dung về liên kết phát triển du lịch Liên kết phát triển du lịch bao gồm nhiều nội dung nhưng luận án tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: 2.2.1. Liên kết tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến xây dựng thương hiệu du lịch 2.2.2. Liên kết xây dựng sản phẩm du lịch, chương trình du lịch (tour du lịch) chung của toàn vùng 2.2.3. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2.2.4. Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông 2.2.5. Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh của từng địa phương 2.2.6. Liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch 2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến liên kết phát triển du lịch 2.4. Kinh nghiệm về liên kết phát triển du lịch và bài học kinh nghiệm cho các tỉnh Bắc Trung Bộ 2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực 2.4.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 2.4.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia 2.4.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc 2.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 2.4.2.1. Kinh nghiệm của vùng Nam Trung Bộ 2.4.2.2. Kinh nghiệm của vùng Tây Bắc 2.4.3. Bài học rút ra cho các tỉnh Bắc Trung Bộ Thứ nhất, liên kết phát triển du lịch theo vùng và liên vùng là một yêu cầu cần thiết cho phát triển du lịch. Thứ hai, liên kết vùng phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, hình thành chuỗi liên kết vùng và liên vùng. Thứ ba, cần có những định hướng và chiến lược rõ ràng cho phát triển liên kết vùng du lịch, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển một số trung tâm du lịch vùng để lan tỏa sang các vùng khác. Thứ tư, xây dựng thể chế quản trị và hình thành tổ chức điều phối liên kết vùng là một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy liên kết du lịch vùng. Thứ năm, liên kết phát triển sản phẩm du lịch là một trong những nội dung trọng tâm của liên kết phát triển du lịch. Thứ sáu, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân là yêu cầu quan trọng để có hiệu quả trong liên kết vùng du lịch. 10 Thứ bảy, cần chú trọng cách tiếp cận bao trùm lợi ích, cam kết và đại diện của các bên trong các hoạt động liên kết du lịch. CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ 3.1. Tiềm năng và lợi thế của du lịch vùng Bắc Trung Bộ 3.1.1. Vị trí địa lý Đây là vùng có vị trí địa lý đặc biệt, có lãnh thổ kéo dài, địa hình phức tạp, nằm gọn trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, với nước bạn Lào, Campuchia, có nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế. Đây là vùng mà tất cả các tỉnh đều giáp biển, là lợi thế mà không phải vùng nào cũng có được. 3.1.2. Tài nguyên du lịch Bắc Trung Bộ là vùng tài nguyên du lịch vô cùng đa dạng, phong phú với dải bờ biển dài khoảng 670 km, thiên nhiên hoang sơ và giàu những nét văn hóa đặc sắc. Bắc Trung Bộ nổi tiếng với các bãi biển đẹp như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế)...; các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia: Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang, Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng, Sơn Đoòng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế)... Với tiềm năng sinh thái rừng và biển phong phú, đa dạng, các tỉnh Bắc Trung Bộ có điều kiện lý tưởng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thể thao mạo hiểm. 3.1.3. Cơ sở hạ tầng Vùng Bắc Trung Bộ có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng khong tương đối phát triển, kết nối toàn bộ 6 tỉnh thuộc vùng là ba tuyến quan trọng trên trục giao thông Bắc – Nam là đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và đường Hồ Chí Minh. Ngoài ra, vùng cũng có nhiều sân bay, trong đó quan trọng nhất là sân bay Phú Bài (Thừa Thiên – Huế), Vinh và Đồng Hới. Nhìn chung, so với cả nước, các tuyến giao thông đường bộ của vùng Bắc Trung Bộ tương đối thuận lợi, thường xuyên được bảo trì, nâng cấp nên có chất lượng tốt. Tuy nhiên, do tác động của thiên tai, bão lũ nên giao thông còn gặp nhiều khó khăn vào mùa mưa bão. 3.1.4. Vị trí Vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước và quốc tế Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định rõ vai trò quan trọng có tính quyết định của du lịch – dịch vụ thông qua mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Hầu hết các địa phương trong vùng đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp - Du lịch, dịch vụ - Nông nghiệp và đã xác định hướng đưa ngành du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hoặc ngành kinh tế mạnh. Như vậy: Du lịch dịch vụ sẽ đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế của các địa phương. 11 Biểu đồ 3.1. So sánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011 - 2018 Tóm lại: Vùng du lịch Bắc Trung Bộ là một vùng đất không chỉ có cảnh quan đẹp do thiên nhiên ưu đãi mà còn có lịch sử, xã hội, văn hóa biến động phức tạp. Là nơi hội nhập các luồng văn hóa tư tưởng khác nhau với sự pha tạp các dân tộc khác nhau. Chính sự pha trộn đó làm cho các địa phương trung vùng trở thành nét đặc thù về lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam. Với lợi thế so sánh của mình, việc phát triển hoạt động du lịch tại vùng thực sự có vai trò quan trọng nó không chỉ đóng góp vào sự phát triển du lịch của cả nước mà còn thúc đẩy sự phát triển du lịch ở khu vực Đông Nam và Châu – Thái Bình Dương. 3.1.5. Thực trạng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ * Thị trường khách du lịch Năm 2011 cả vùng Bắc Trung Bộ đón được 10.908.503 lượt khách du lịch, năm 2018 lượng khách đến các tỉnh này đã là 27.985.000 lượt khách, tăng 156,54%. Trong đó, lượng khách nội địa năm 2018 tăng so với năm 2011 là 158,87%; lượng khách quốc tế năm 2018 tăng so với năm 2011 là 136,61%. Trong 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, tỉnh Quảng Bình có lượng khách du lịch nội địa và quốc tế tăng nhanh nhất cả về số tuyệt đối và số tương đối. Bảng 3.3. Doanh thu từ du lịch của các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ (ĐVT: tỷ đông) Tỉnh Năm So sánh 2011 2014 2015 2018 Tổng cộng 2015/2011 2018/2011 Thanh Hóa 2 245 3 690 5 180 10 605 21 720 230,73 472,38 Nghệ An 1 004 2 093 2 382 7 410 12 889 237,30 738,19 Hà Tĩnh 256 306 400 5 601 6 563 156,25 2187,89 Quảng Bình 403 2 871 3 235 4 485 10 993 803,48 1114,01 Quảng Trị 946 1 270 1 300 1 624 5 140 137,42 171,67 Thừa Thiên - Huế 4 910 4 833 4 750 4 950 19 442 96,73 100,81 Cộng 9 763 15 062 17 246 34 675 76 747 176,64 355,15 (Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch các năm - Sở VHTT & DL các tỉnh) [62] 12 * Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vùng nhìn chung còn kém phát triển, chưa thực sự thuận lợi cho khách tiếp cận các khu/điểm du lịch và đảm bảo vệ sinh, môi trường cho hoạt động du lịch. Biểu đồ 3.4. So sánh lƣợng buồng lƣu trú du lịch của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ qua các năm (ĐVT: buồng) * Nguồn nhân lực du lịch Năm 2011 số lao động trực tiếp trong ngành du lịch tại vùng là 52.522 người, đến năm 2018 số lao trực tiếp trong ngành du lịch tại vùng là 72.093 người, tốc độ tăng năm 2018 so với năm 2011 là 37,26%. Lao động trong ngành du lịch đông nhất là ở tỉnh Quảng Trị, tiếp đến là Thanh Hóa và Huế, các tỉnh còn lại có số lao động trong ngành du lịch tương đương nhau và chiếm khoảng 7 – 8% của toàn vùng. Trong tổng số lao động trong ngành du lịch của vùng có khoảng 19% có trình độ đại học và trên đại học. Hiện nay cả vùng có 25 cơ sở có các chương trình đào tạo du lịch ở các trình độ khác nhau. Tuy nhiên chí có trường Cao đẳng Du lịch Huế, Trung cấp du lịch miền Trung là đào tạo chuyên sâu. (ĐVT: người) Biểu đồ 3.5. So sánh lao động du lịch của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ qua các năm 13 * Các sản phẩm du lịch Phát huy thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, Bắc Trung Bộ phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như: Du lịch nghỉ dưỡng biển: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô,... Du lịch tham quan tiềm hiểu di sản: cố đô Huế, Thành nhà Hồ, ... Du lịch sinh thái, khám phá hang động: Phong Nha – Kẻ Bàng, Sơn Đoòng,.. Du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng, du lịch về nguồn: Kim Liên (Nghệ An), nghĩa trang Trường Sơn, thành cổ Quảng Trị, ... Ngoài ra, vùng còn có nhiều mô hình liên kết du lịch như: hành trình kinh đô Việt Cổ; Con đường di sản miền Trung; Một ngày ăn cơm ba nước,... 3.2. Thực trạng liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ 3.2.1. Liên kết tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch Kết quả công tác quảng bá, xúc tiến cho thấy hình thức và cách thức tuyên truyền quảng bá du lịch của các tỉnh khá phong phú cả về nội dung và hình thức, có tác động tích cực tới việc nâng cao thương hiệu du lịch đặc sắc của vùng Bắc Trung Bộ, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách trong nước và quốc tế về tiềm năng du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người được hỏi (90,42%) cho rằng chương rình liên kết du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ đã có tác dụng nâng cao thương hiệu du lịch ở Băc Trung Bộ. Nhiều tour, tuyến du lịch liên kết được hình thành và đưa vào khai thác có hiệu quả. Nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng được xây dựng nhờ việc kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch. Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã có nhiều chương trình hợp tác liên kết xây dựng nhiều sản phẩm du lịch đặc thù trở thành một trong những tuyến du lịch thu hút khá đông khác quốc tế. Chất lượng du lịch cộng đồng được cải thiện đáng kể. Sự phát triển của các chương trình liên kết du lịch và các tour, tuyến du lịch liên tỉnh đã tạo điều kiện từng bước hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch. Xu hướng đầu tư vào phân khúc cao cấp với sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ đã hình thành. Sự liên kết giữa các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ với các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra sức hút đầu tư lớn. Các tỉnh Bắc Trung Bộ đã thu hút được nhiều sự án đầu tư khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, cơ sỏ lưu trú cao cấp, trong đố nhiều dự án xây dựng khách sạn đạt chuẩn từ 3 – 4 sao, góp phần thay đổi diện mạo một số khu du lịch và từng bước đáp ứng yêu cầu về chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. 3.2.2. Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Các chương trình liên kết đã bước đầu giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ và từng nhóm địa phương cũng như sản phẩm đặc thù của từng địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy, với tổng số phiếu khảo sát là 386 phiếu trả lời, bao gồm cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cán bộ ở các khu du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các nhà khoa học và khách du lịch về kết quả của chương trình liên kết đối với sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Bắc Trung Bộ được 14 thể hiện ở bảng 3.7. Kết quả cho thấy có đến 87,05% số người được hỏi đồng ý cho rằng các chương trình liên kết du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ đã có tác dụng giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng. 3.2.3. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực * Về quy mô Bắc Trung Bộ là vùng có quy mô nhân lực lớn, dân số chủ yếu tập trung tại vùng nông thôn. Năm 2018, dân số toàn vùng là 10.513.694 người, trong đó dân số nông thôn chiếm đến 82,9%. Dân cư thưa thớt, mật độ thấp hơn so với các khu vực (121 người/km 2 ). Cơ cấu dân số trẻ, số người thuộc nhóm dưới 15 tuổi là 3.082.271 (26,84%). Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2018 chiếm có 62,2% dân số (nam 15-60 tuổi, nữ 15-55 tuổi). * Về chất lượng Trình độ lao động chưa cao: năm 2018, tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của Thanh Hóa là 12%, Huế là 16,2%, Hà Tĩnh là 13,7%, Quảng Trị là 11,8% (cả nước là 17,9%). Quảng Bình có tín hiệu tốt hơn là 17,9% và Nghệ An là 18,9%. Tỷ lệ này thể hiện phần nào chất lượng nhân lực vùng Bắc Trung Bộ, có ảnh hưởng quan trọng đến các chính sách, mục tiêu phát triển du lịch của vùng. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thấp nhất trong toàn quốc. Nếu như, tỷ lệ dân số biết chữ của cả nước là 94,8%, thì tỷ lệ này ở vùng Bắc Trung Bộ chưa đạt được mức 90%. 3.2.4. Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông Hạ tầng giao thông trong khu vực được chú trọng đầu tư. Về giao thông đường bộ, các dự án lớn (dự án nâng caaos mạng lưới giao thông khu vực miền Trung – ADB5, dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh, dự án cầu vượt ngã ba Huế - Đà Nẵng,), đã được xúc tiến triển khai nhằm đẩy mạnh sự giao lưu giữa các vùng Bắc – Nam Trung Bộ với các cực phát triển của cả nước là đồng bằng sông Hồng (phía Bắc) và Đông Nam bộ (phía Nam) góp phần tạo nền tảng phát triển kinh tế xã hội, qua đó thúc đẩy hoạt động du lịch. Trong vùng, hệ thống vận tải đường bộ giữ vai trò chủ đạo, chiếm 90% thị phần vận tải, các phương thức khác chỉ đảm nhận thị phần nhỏ (hàng không 2,2% hành khách), đường sắt (4,49% hành khách). Hệ thống giao thông đường bộ về cơ bản đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách nội vùng, liên vùng và vận tải quốc tế, nhất là vận tải quá cảnh quốc tế. Hệ thống cầu trên quốc lộ 1A được cải tạo, nâng cấp, xây mới đã nâng cao đáng kể năng lực lưu thông của hệ thống giao thông đường bộ trong vùng. 3.2.5. Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với thế mạnh của từng địa phương Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển du lịch vùng đến năm 2030 là 165.025 tỷ đồng (tương đương khoảng 8,05 tỷ USD). Mục tiêu này cũng đặt ra không ít thách thức đối với vùng Bắc Trung Bộ, bởi đây là vùng còn nhiều khó khăn về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nguồn lực phát triển du lịch nói riêng. Công tác thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch của các địa phương trong vùng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu thực tiễn, chưa tương xứng với những 15 tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch của vùng. Đặc biệt, còn thiếu các giải pháp chính sách mang tính liên kết vùng để thu hút vốn đầu tư phát triển các loại hình du lịch đặc thù, các hình thức liên kết trong du lịch... trong bối cảnh vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho phát triển du lịch của vùng còn hạn chế. Bảng 3.6. Huy động vốn từ khu vực tƣ nhân cho phát triển du lịch trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ (2011 – 2018) Tỉnh Năm 2011 2014 2015 2018 Cộng Thanh Hóa 193 137 1157 115 1602 Nghệ An 597 841 1257 958 3653 Hà Tĩnh 133 167 150 237 687 Quảng Bình 112 99 162 343 716 Quảng Trị 91 211 233 357 892 Thừa Thiên - Huế 1057 391 612 882 2942 Tổng cộng 2210 2255 2693 3423 10581 (Nguồn: Tổng cục du lịch, 2019) Số liệu bảng 3.6 cho thấy, nguồn đầu tư tư nhân có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch Vùng, các tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ đã có nhiều giải pháp, nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư tư nhân trong nước cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, so với nguồn lực rất lớn trong dân cư thì mức thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch trong Vùng hiện nay còn hạn chế. Các địa phương trong khu vực còn thiếu những chính sách thu hút mang tính liên kết vùng nên còn thiếu vắng các đầu tư vào các dự án liên kết, khai thác các khu, điểm du lịch liên vùng. 3.2.6. Liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 06 tỉnh có nhiều điều kiện khá tương đồng về điều kiện phát triển và sản phẩm du lịch, nằm cận kề nhau trong các hành trình khác nhau của khách du lịch. Một cách tự nhiên, mối liên hệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, chính quyền các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ trong các hoạt động phát triển du lịch đã được hình thành. Ở mức độ đơn giản nhất, đó là việc kết nối giao thông giữa các tỉnh, trước hết là do yêu cầu dân sinh, sau đó là cho phát triển du lịch. Việc hình thành các tour du lịch tại vùng Bắc Trung Bộ là chất xúc tác mang tính tự nhiên cho việc hình thành các liên hệ giữa các tỉnh, nhất là giữa các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Thứ nhất, hợp tác, liên kết du lịch vùng Bắc Trung Bộ được hình thành ở mức độ ban đầu. Điều này được thể hiện ở cả ba phạm vi hợp tác. Ở phạm vi hợp tác nội bộ địa phương, các cơ chế hợp tác giữa các bên mang tính giao dịch nhiều hơn là quá trình hợp tác. Tương tự với liên kết doanh nghiệp cấp vùng. Ở cấp liên kết chính sách vùng, một số sáng kiến và kết quả hợp tác đã được ghi nhận (như tổ chức một số hoạt động xúc tiến chung, trao đổi thông tin ). Tuy vậy hợp tác chính sách cấp vùng mới dừng lại ở các hoạt động cụ thể mà chưa hình thành nên các chương trình hành động hay ở mức cao hơn là một cách tiếp cận chiến lược cho hợp tác. Thứ hai, các hoạt động hợp tác liên kết đang chuyển từ tạo lập niềm tin sang 16 giai đoạn xây dựng các chương trình hợp tác. Việc tạo lập niềm tin được xem là giai đoạn đầu tiên của hợp tác, từ có những định hướng hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau trong hoạt động động trước khi có những quyết định hành động chung. Quá trình hợp tác, liên kết du lịch trong khu vực Bắc Trung Bộ chuyển dần từ giai đoạn thử nghiệm, thăm dò sang giai đoạn định hướng phối hợp hành động chung. Điều này thấy rõ hơn ở liên kết chính sách cấp vùng và liên kết nội bộ tại các địa phương. Thứ ba, hợp tác và liên kết du lịch trong vùng không thực sự cân xứng, do phát triển không đồng đều của du lịch các tỉnh trong vùng. Du lịch vùng Bắc Trung Bộ nổi bật trong vùng là du lịch tỉnh Quảng Bình - trung tâm du lịch của cả vùng. Tại Quảng Bình, lực lượng các doanh nghiệp du lịch đã được hình thành khá đông đảo. Không chỉ là các cơ sở lưu trú, cung cấp dịch vụ địa phương, sự hình thành của các doanh nghiệp lữ hành đánh dấu giai đoạn phát triển mới của điểm đến du lịch này - giai đoạn tăng trưởng (development) (Butler 2011, dẫn Butler 1980). Trong khi đó, các tỉnh khác trong vùng mới trong giai đoạn phát triển khai phá (exploration) hoặc tham gia (involvement) (Butler 2011, dẫn Butler 1980) khi ngành du lịch còn rất non trẻ. Giai đoạn phát triển du lịch khác nhau dẫn tới năng lực phát triển của ngành du lịch khác nhau và mức độ hợp tác tại địa phương cũng như yêu cầu hợp tác trong vùng và ngoài vùng cũng khác nhau. Tại Quảng Bình, trong khi hợp tác nội bộ tại địa phương đang phát triển mạnh trong thời gian 5 năm trở lại đây, dần trở thành yêu cầu quan trọng đối với các doanh nghiệp, chính quyền và các bên tham gia thì hợp tác nội bộ địa phương tại các địa phương khác mới đang ở giai đoạn hình thành ban đầu. Một số doanh nghiệp tại Quảng Bình, nhất là các doanh nghiệp lữ hành đã từng bước mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh lân cận, dần tạo nên những mạng lưới hợp tác doanh nghiệp cấp vùng. Thứ tư, phạm vi hợp tác chủ yếu trong cấp độ ngành du lịch (cấp sở và doanh nghiệp). Các hoạt động hợp tác đã và ngày càng nhận được sự quan tâm của cấp lãnh đạo tỉnh. Tuy vậy những quan tâm này chưa được chuyển nhiều thành những định hướng chính sách và đầu tư ở cấp Tỉnh, làm hạn chế hiệu quả và năng lực hợp tác, liên kết. Thứ năm, các cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình hợp tác. Các doanh nghiệp du lịch trong vùng Bắc Trung Bộ, trừ tỉnh Quảng Bình, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, mới hình thành, có phạm vi hoạt động bó hẹp tại địa phương. Các hoạt động hợp tác, liên kết mới ở trạng thái bị động. Trong điều kiện đó, hợp tác liên kết du lịch trong vùng nổi lên vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Các cơ quan này tiên phong trong hợp tác, tạo ra nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động này, từng bước giới thiệu và thúc đẩy các mô hình hợp tác. Tuy các kết quả mới chỉ là bước đầu nhưng vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước ngày càng rõ rệt. Thứ sáu, vai trò của các đối tác ngoài vùng thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết. Một trong những đối tác quan trọng ngoài vùng là các công ty lữ hành đưa khách tới du lịch trong vùng. Một tua du lịch vùng Bắc Trung Bộ thường đi qua nhiều địa điểm du lịch tại nhiều tỉnh trong vùng. Gắn kết các điểm du lịch, các dịch vụ du lịch này trở thành một tua, một sản phẩm du lịch là công việc của các công ty lữ hành. Quá trình kinh doanh các tua du lịch đem lại yêu cầu hợp tác giữa các doanh nghiệp của địa 17 phương với các doanh nghiệp du lịch ở ngoài vùng. Dần dần, quá trình hợp tác này lan tỏa thành hợp tác giữa các doanh nghiệp và các bên tham gia của địa phương. Một ví dụ điển hình của hợp tác này là những chuyến du lịch làm quen (FAM trip) giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ du lịch địa phương tới các công ty lữ hành để xây dựng sản phẩm. 3.3. Phân tích mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến liên kết phát triển du lịch ở Bắc Trung Bộ 3.3.1. Khái quát về mô hình Từ khung lý thuyết đã đề xuất, mô hình liên kết du lịch tốt cần đưa ra kết quả đối với những yếu tố sau đây: (i) Yếu tố về phẩm cấp và mức độ phổ biến; (ii) Yếu tố về chính sách, kế hoạch phát triển du lịch; (iii) Yếu tố về quản lý; (iv) Yếu tố về tài nguyên du lịch chủ chốt; (v) Yếu tố phụ trợ; (vi) Yếu tố thị trường. Các yếu tố chính này là tập hợp của rất nhiều tiêu chí cụ thể. Yếu tố thứ nhất gồm các điều kiện thực tế như vị trí, sự an toàn, độ nổi tiếng. Yếu tố thứ hai thể hiện môi trường thể chế cho hoạt động du lịch. Yếu tố thứ ba thể hiện khả năng điều chỉnh, thích nghi với các điều kiện thực tế. Yếu tố thứ tư chỉ các lợi thế trực tiếp để thu hút khách du lịch. Yếu tố thứ năm gồm các điều kiện ảnh hưởng tới việc khai thác, đưa các lợi thế trực tiếp ra thị trường, ví dụ như cơ sở hạ tầng. Yếu tố cuối cùng liên quan đến đặc điểm của thị trường nguồn khách. Vì vậy, mô hình đánh giá liên kết phát triển du lịch các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cần được thiết kế để bao gồm những yếu tố quan trọng này. Điều kiện thực tế của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã chỉ rõ tài nguyên du lịch, các vấn đề thuộc về phía thị trường (nhu cầu của du khách), quản lý du lịch cũng như sự tương tác, liên hệ giữa các yếu tố là đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, du lịch vùng Bắc Trung Bộ cũng có những đặc trưng riêng khác với du lịch các vùng khác. Ví dụ các yếu tố thuộc tài nguyên du lịch đặc trưng là du lịch biển (các tỉnh Bắc Trung Bộ đều có biển, bãi biển đẹp nổi tiếng), ngoài ra còn có các tài nguyên du lịch khác như du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, khám phá, mạo hiểm...là những tài nguyên cần được phát huy để thu hút du khách. Chính vì vậy, thiết kế mô hình liên kết cho các tỉnh Bắc Trung Bộ cần ưu tiên hơn những đặc điểm này. Tổng cộng cả 5 nhóm yế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_lien_ket_phat_trien_du_lich_vung_bac_trung_b.pdf