Tóm tắt Luận án Liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại khu công nghiệp

Một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến sự gắn bó của công

nhân trong cấp độ thiết chế đó là “ý thức lao động” có hệ số Beta là 0.106.

Tiếp theo là các yếu tố liên quan đến chính sách doanh nghiệp có các

chỉ báo lần lượt là Tiền lương hàng tháng (.076), Các khoản phụ cấp ngoài

lương (.090), Mức độ tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi, giải trí hoặc

tham quan, nghỉ mát của Công đoàn doanh nghiệp (.160), Chế độ chính

sách xã hội : Quan tâm đến NLĐ có thu nhập thấp (.178), Sự quan tâm của

của chủ doanh nghiệp với công nhân (.298), Mong muốn hiện nay của

công nhân (.156) Như vậy công nhân đánh giá yếu tố Sự quan tâm của chủ

doanh nghiệp với công nhân có sức ảnh hưởng mạnh nhất đến mối liên kết

cấp thiết chế của công nhân, hệ số Beta là 0.398 thể hiện mức tương đối

mạnh giữa các yếu tố. Hệ số R2 điều chỉnh là 0.289 thể hiện các yếu tố

đưa vào có thể giải thích được 28.9% sự biến thiên của yếu tố mức độ gắn

bó và các yếu tố khác

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại khu công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỤC NGANG (CẤP LIÊN CÁ NHÂN) Khái quát lại, từ những năm 1950 đến nay các nhà xã hội học trong và ngoài nước đã nghiên cứu về liên kết xã hội dưới nhiều góc độ: quan hệ lao động, đoàn kết xã hội, quan hệ xã hội... Từ những năm 1950 đến 1980, các nhà xã hội học lao động đã nghiên cứu liên kết xã hội ngang giữa các cá nhân/nhóm công nhân với tư cách là một hiện tượng thể hiện bản sắc văn hóa. Những nghiên cứu gần đây dù không nghiên cứu trực tiếp liên kết xã hội trong công nhân lao động nhưng qua các phân tích các tác giả đã làm rõ những khía cạnh nhất định về cả lý thuyết và thực trạng mối liên kết xã hội cá nhân với cá nhân và cá nhân với tổ chức xã hội. Liên kết xã hội nói chung (như các tổ chức xã hội dân sự) hay liên kết xã hội cấp nhóm giữa công nhân với nhóm công nhân nói riêng là một trong các loại hình của liên kết xã hội cấp nhóm. Tính liên kết này ảnh hưởng lớn đến năng suất của nhóm. Mối quan hệ giữa tính liên kết và năng suất nhóm phụ thuộc vào các chuẩn mực mà nhóm đã đưa ra. Tính liên kết của nhóm càng cao thì các thành viên càng tuân theo các mục tiêu của nhóm. 7 1.2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU LIÊN KẾT XÃ HỘI THEO TRỤC DỌC (CẤP THIẾT CHẾ) Từ khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa xã hội, nhiều nhà xã hội học cho rằng, xét về vĩ mô, liên kết xã hội theo trục dọc, tức là liên kết cá nhân với hệ thống giá trị, ý thức hệ ngày càng bị suy yếu. Nguyên nhân đầu tiên của sự suy yếu liên kết xã hội ở cấp độ cấu trúc và ý thức hệ chính là sự tập hợp trong một không gian rộng nhiều nhóm xã hội có đặc trưng khác nhau. Ở cấp độ cấu trúc và thiết chế, khi bàn về liên kết xã hội, các nhà xã hội học trên thế giới thường xếp nó vào một trong ba loại logic trao đổi: (1) logic trao đổi thị trường; (2) logic trao đổi giữa nhà nước và công nhân và (3) logic về quà tặng, tức là logic xúc cảm tình cảm. Nghiên cứu vai trò của liên kết xã hội trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp ở cấp độ vi mô và trung mô, có thể nói rằng những nghiên cứu của Mark Granovetter mang tính điển hình. Tác giả là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng mạnh đến giới nghiên cứu mạng lưới xã hội và vốn xã hội. Phạm trù nghiên cứu của ông thường gắn liền với xã hội học kinh tế. Đặc biệt các hướng nghiên cứu vi mô và trung mô về liên kết xã hội ít được thực hiện hoặc chưa được nổi bật. Đây là khoảng trống để luận án tập trung khai thác nhằm giới thiệu cách tiếp cận mới cả lý luận và thực nghiệm mang màu sắc xã hội học về liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp hiện nay. 8 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT XÃ HỘI CỦA CÔNG NHÂN 2.1. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ 2.1.1. Liên kết xã hội và liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp (Tiếng Anh: Social integration; Tiếng Pháp: Lien social) Luận án đưa ra định nghĩa sau đây cho nghiên cứu: Liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp là những hình thức quan hệ xã hội trong lao động gắn bó các cá nhân hoặc nhóm công nhân với nhau và gắn bó tổng thể công nhân với doanh nghiệp nơi họ làm việc. Liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp là mối quan hệ xã hội gắn kết và hài hòa cả chiều ngang và chiều dọc giúp cho từng công nhân khẳng định được bản sắc của mình và thực hiện được lao động của mình mang tính chuyên nghiệp. Đây là những chỉ báo xã hội góp phần đánh giá lợi thế cạnh tranh và khả năng phát triển bền vững của khu công nghiệp. 2.1.2. Quan hệ xã hội (Social ralationships) Từ nhiều quan niệm về quan hệ xã hội, tác giả luận án đề xuất định nghĩa về quan hệ xã hội cho nghiên cứu này như sau: quan hệ xã hội là những mối liên hệ và tương tác giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm xã hội, giữa nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác và giữa cá nhân với tổng thể xã hội. 2.1.3. Quan hệ lao động (Industrial relations) Quan hệ lao động nói chung là các quá trình trao đổi kinh tế và quan hệ xung đột xã hội giữa tư bản và lao động (trong xí nghiệp, một ngành kinh tế hay một nước) cũng như các tiêu chuẩn, hợp đồng hay thể chế của chúng là các hội (công đoàn và các tổ chức của người giao việc), nhóm và cá nhân của cả hai phía cũng như các cấp nhà nước. 2.1.4. Thiết chế và doanh nghiệp “Thiết chế là tập hợp các hình thức xã hội và các cấu trúc xã hội được tổ chức, cấu thành bởi các luật hoặc bởi các tập quán”. Trong nghiên cứu này, thiết chế doanh nghiệp được xem xét trong mối quan hệ với chuẩn 9 mực của nhóm công nhân. Trên cơ sở đó, tác giả muốn tìm hiểu xem liệu mối quan hệ ấy có được hài hòa và chặt chẽ hay không. 2.1.5. Nhóm xã hội “Nhóm là một tập hợp ít người hoặc nhiều người có nhiều đặc điểm xã hội giống nhau”. Ứng dụng định nghĩa này vào nghiên cứu, tác giả luận án xác định những công nhân đang làm việc ở KCN Thăng Long là một nhóm thuộc tính bởi vì họ chia sẻ nhiều đặc trưng giống nhau. 2.1.6. Công nhân Từ những quan điểm về công nhân và đặc điểm của giai cấp công nhân, tác giả đề xuất định nghĩa: Công nhân là những người lao động làm công ăn lương theo HĐLĐ, những người sản xuất sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ trong các thành phần kinh tế để được nhận từ lãnh đạo của doanh nghiệp một khoản thù lao dưới nhiều hình thức, trong đó lương là hình thức cơ bản. Công nhân trong định nghĩa này đồng nghĩa với người làm công ăn lương. 2.1.7. Khu công nghiệp "Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định”. Như vậy, khu công nghiệp là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp công nghiệp xây dựng trên một vùng có điều kiện thuận lợi về các yếu tố tự nhiên, về kết cấu hạ tầng xã hội để thu hút vốn đầu tư (chủ yếu là đầu tư nước ngoài) và hoạt động theo một cơ cấu hợp lí các doanh nghiệp công nghiệp và các doanh nghiệp dịch vụ nhằm đạt kết quả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh. 2.2. CÁC LÝ THUYẾT TIẾP CẬN 2.2.1. Lý thuyết đoàn kết xã hội của Emile Durkheim Emile Durkheim (1858-1917) đã dùng khái niệm đoàn kết xã hội để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân/ nhóm công nhân với nhau và giữa tổng thể công nhân và doanh nghiệp, tổng thể xã hội. Khái niệm đoàn kết xã hội của ông có nội dung gần giống với khái niệm hội nhập xã hội đang sử dụng hiện nay. 10 Luận án vận dụng lý thuyết đoàn kết xã hội của Emile Durkheim (1858-1917) vào nghiên cứu này, qua đo lường và đánh giá LKXH theo chiều ngang giữa công nhân/nhóm công nhân ở KCN Thăng Long và LKXH theo chiều dọc giữa họ và chủ sử dụng lao động, tác giả luận án muốn kiểm chứng xem liệu LKXH nào biểu hiện mạnh mẽ và chặt chẽ hơn. Vả lại, LKXH theo trục ngang hài hòa như thế nào với LKXH theo trục dọc? Liệu liên kết theo chiều ngang của công nhân ở KCN này có ảnh hưởng đến quá trình chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa chính họ hay không? 2.2.2. Lý thuyết về mạng lưới xã hội của Mark Granovetter Mark Granovetter (1943) là nhà xã hội học người Mỹ được biết đến với những nghiên cứu về vốn xã hội, mạng lưới xã hội và xã hội học kinh tế. Theo ông, khi tiến hành phân tích mạng lưới, nhà nghiên cứu cần phải phân biệt các mối quan hệ (mạnh/yếu) trong mạng lưới theo các tiêu chí. Tiếp thu lập luận của nghiên cứu đi trước tác giả luận án đã sơ đồ hóa qua khung phân tích liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp Thăng Long. 2.3. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VỀ LIÊN KẾT XÃ HỘI CỦA CÔNG NHÂN 2.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về liên kết xã hội của công nhân 2.3.1.1. Quan điểm của C. Mác và Ph.Ăng ghen Từ đặc điểm của giai cấp công nhân là giai cấp vô sản cho nên C.Mác và Ăngghen đặc biệt nhấn mạnh đến sự đoàn kết của công nhân trong các phong trào, các hoạt động từ sản xuất đến các hoạt động đấu tranh cách mạng. Sự đoàn kết của công nhân như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đấu tranh và phát triển của công nhân trong lịch sử phát triển. 2.3.1.2. Quan điểm của V. I. Lênin Tiếp nối quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sự đoàn kết của công nhân Lênin đã phát triển thêm sự đoàn kết này trong những lý luận của mình. Lênin đã phân tích tính chất xã hội hóa của công nhân trong quá 11 trình lao động và làm việc. Đều này đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu về công nhân Việt Nam. Đa phần công nhân Việt Nam có nguồn gốc xuất thân từ nông dân hoặc các nghề nghiệp khác đó là quá trình xã hội hóa công nhân đặc biệt quan trọng. Sự đoàn kết về mặt tư tưởng cũng được Lênin đặc biệt quan tâm. Nó còn xuất hiện từ sự giáo dục lâu dài, chu đáo và kỹ lưỡng của các tổ chức chính trị của giai cấp công nhân. Thông qua những lý luận, quan điểm của Lênin về sự đoàn kết của công nhân trong thực tiễn tác giả kế thừa trong nghiên cứu của mình về sự đoàn kết của công nhân trong hoạt động sản xuất và trong cuộc sống thường nhật. Thêm vào đó là vai trò của Công đoàn là một tổ chức có các hoạt động tuyên truyền giáo dục cho công nhân về mặt tư tưởng lý luận, pháp luật để từ đó công nhân đoàn kết hơn nữa trong các phong trào chung của mình. 2.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về liên kết xã hội của công nhân 2.3.2.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Phải chủ động xây dựng quan hệ đoàn kết và phối hợp giúp đỡ nhau giữa các tổ chức và các ngành nghề, nhất là giữa Công đoàn, Giám đốc và Đoàn Thanh niên. Phải chống tư tưởng chờ đợi, ỷ lại và cục bộ. Phải có kế hoạch bồi dưỡng các anh hùng và chiến sĩ thi đua để phát huy vai trò kiểu mẫu và tác dụng đầu tàu của họ. Đối với anh em lao động trí óc và cán bộ khoa học kỹ thuật, công đoàn phải có kế hoạch giúp đỡ họ không ngừng tiến bộ và thực hiện đoàn kết chặt chẽ với nhau”. Như vậy với tư tưởng của Hồ Chí Minh tác giả có cơ sở để nghiên cứu về liên kết của công nhân trong các nhà máy xí nghiệp. Tính đoàn kết này không chỉ là đoàn kết với nhau trong lợi ích mà bên cạnh đó là những liên kết giai cấp, liên kết trên tinh thần của của những người có chung tư tưởng trên tinh thần của những người vô sản. Những người công nhân luôn 12 nêu cao tinh thần làm việc, luôn là hạt nhân tích cựu trong quá trình phát triển xã hội. 2.3.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đảng ta luôn khẳng định vị trí, vai trò cốt yếu của công nhân và giai cấp công nhân đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. “Phải coi vấn đề xây dựng giai cấp công nhân và công tác công đoàn là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng trong thời kỳ phát triển mới, bởi vì chỉ có giai cấp công nhân trưởng thành về chính trị, có trình độ tổ chức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, mới có thể là nòng cốt để liên minh với nông dân, trí thức, tập hợp và đoàn kết các thành phần khác, phấn đấu cho thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học, đúng đắn này, những nghiên cứu khoa học công nhân, giai cấp công nhân ở Việt Nam nói chung, nghiên cứu liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp nói riêng có được cái nhìn hệ thống, biện chứng, lôgíc, lịch sử về vị trí, vai trò của công nhân trong khu công nghiệp và tầm quan trọng của liên kết xã hội của công nhân đối với sự ổn định, phát triển khu công nghiệp; đóng góp vào sự nghệp xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm tới. Tiểu kết chương 2 Các khái niệm liên kết xã hội, quan hệ xã hội, công nhân, khu công nghiệp và liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp được làm rõ về nội dung, hình thức làm cơ sở để vận dụng triển khai liên kết xã hội của công nhân trong các doanh nghiệp ở khu công nghiệp hiện nay. Vận dụng lý thuyết đoàn kết xã hội của E.Durkheim, lý thuyết mạng lưới xã hội của Mark Granovetter sẽ giúp quá trình triển khai nghiên cứu liên kết xã hội của công nhân trong các doanh nghiệp ở khu công nghiệp có thêm cơ sở để phân tích, đánh giá. 13 Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng vai trò cốt yếu của giai cấp công nhân, lấy lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công nhân và giai cấp công nhân là tiền đề, kim chỉ nam để xây dựng và phát triển đất nước. Do đó, quan điểm của Đảng, Nhà nước và chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn được khẳng định là bất biến trong xây dựng liên kết xã hội của công nhân trong doanh nghiệp ở khu công nghiệp. Chương 3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT XÃ HỘI CỦA CÔNG NHÂN TRONG KHU CÔNG NGHIỆP 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ MẪU NGHIÊN CỨU 3.1.1. Một vài nét về khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội Nghiên cứu được tiến hành tại khu công nghiệp Thăng Long- Hà Nội. KCN Thăng Long được xem là KCN lớn và thành công nhất ở miền bắc Việt Nam. Khu công nghiệp Thăng Long được phát triển bởi Thăng Long Industrial Park, một công ty liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Công ty cơ khí Ðông Anh (Bộ Xây dựng), được thành lập theo Giấp phép đầu tư số 1845/GP do Bộ Kế hoạch & Ðầu tư Việt Nam cấp ngày 22/2/1997. Khu công nghiệp Thăng Long được các nhà đầu tư coi là một địa điểm lý tưởng, với 59.032 công nhân. Trong KCN này có 85 nhà đầu tư, trong đó 67 nhà máy sản xuất, còn lại là các văn phòng. Các công ty đầu tư vào KCN này chủ yếu là các công ty sản xuất hàng xuất khẩu. 3.1.2. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội của mẫu nghiên cứu Về độ tuổi và thâm niên làm việc: Độ tuổi của công nhân phần lớn còn rất trẻ. Người nhiều tuổi nhất sinh năm 1977 (39 tuổi) và ít tuổi nhất sinh năm 1998 (18 tuổi). Trong đó, công nhân có khoảng tuổi từ 18 đến dưới 25 chiếm tỷ lệ cao nhất, với 40,9%, khoảng tuổi từ 25 đến 29 chiếm 39,1% và khoảng tuổi trên 30 là thấp nhất, với 19,9%. Các khoảng tuổi này của công nhân cũng phù hợp với sự trả lời của họ về thâm niên làm việc tại KCN 14 Thăng Long, Hà Nội. Vì trong ba mức đánh giá về thâm niên công tác của công nhân, thì công nhân có thâm niên từ 6 năm trở lên chiếm 27,3%, thâm niên từ 3 đến 5 năm là 31,0% và từ 1 đến 2 năm là 41,7%. Về giới tính: Công nhân trong KCN Thăng Long, Hà Nội chủ yếu là nữ, chiếm 72,4%, còn lại công nhân nam là 27,6%. Cơ cấu nữ này cũng phần nào cho thấy tình hình chung trong các KCN ở Hà Nội hiện nay (công nhân nữ chiếm đa số, chiếm khoảng 70% trở lên). Về dân tộc, tôn giáo: Số liệu cho thấy đa phần là người dân tộc Kinh và không theo tôn giáo nhưng thờ cúng tổ tiên; chỉ có 8,7% công nhân là người dân tộc thiểu số, còn lại 91,3% công nhân là người dân tộc Kinh; có 15,0% theo đạo Phật; 3,9% theo đạo Thiên Chúa; 1,3% theo Đạo khác; có tới 79,8% không theo tôn giáo nhưng thờ cúng tổ tiên. Về trình độ học vấn và trình độ đào tạo tay nghề: Số liệu khảo sát cho biết chỉ có 1,3% là tiểu học; 10,0% là trung học cơ sở; 88,7% là trung học phổ thông. Tỷ lệ công nhân chưa qua bất kỳ khóa đào tạo nghề nào chiếm cao nhất, với 41,2%; tiếp đến là đạo tạo nghề tại doanh nghiệp, với 26,5%; trung cấp nghề là 15,5%; cao đẳng nghề là 16,8% . Về chức danh công việc tại doanh nghiệp và HĐLĐ: Phần lớn công nhân đang lao động sản xuất trực tiếp, với 81,6%; chỉ có 8,9% hoạt động dịch vụ, 5,2% làm nhân viên văn phòng và 4,2% làm những công việc khác. Với chức danh công việc này, có 44,1% công nhân trả lời hiện đang làm hợp đồng tại doanh nghiệp với thời hạn từ 1 đến dưới 3 năm; 34,9% là hợp đồng không xác định thời hạn; hợp đồng có thời vụ, có thời hạn dưới 12 tháng là 13,9%; đặc biệt, vẫn còn 7,1% công nhân không có HĐLĐ với doanh nghiệp. Về thành viên của tổ chức chính trị, xã hội: Tỷ lệ công nhân tham gia tổ chức Đoàn Thanh niên cao nhất, với 53,8%; 38,1% là thành viên công đoàn; có 4,1% là đảng viên Đảng Cộng sản; 3,8% tham gia các tổ chức xã hội khác. Những đặc điểm trên đã cho thấy một bức tranh đa dạng, phong phú về công nhân trong KCN hiện nay. 15 3.2. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT XÃ HỘI CỦA CÔNG NHÂN 3.2.1. Liên kết xã hội cấp liên cá nhân Liên kết xã hội cấp liên cá nhân được biểu hiện ở sự trao đổi, chia sẻ giữa nhóm công nhân với nhóm công nhân về các lĩnh vực như kinh nghiệm trong công việc, thông tin về pháp luật lao động, cơ chế chính sách của doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến sức khỏe người lao động, kĩ năng sống trong môi trường lao động ở doanh nghiệp... Tổng điểm trao đổi giữa nhóm công nhân cũ với nhóm công nhân mới là 3.1549 điểm. Trao đổi giữa nhóm công nhân cũ với nhóm công nhân mới được đánh giá ở mức độ thường xuyên với giá trị trung bình là 3,1549 cho thấy mối liên hệ giữa nhóm công nhân cũ với nhóm công nhân mới tương đối chặt chẽ. Mối liên hệ này cho thấy nhu cầu mong muốn chia sẻ, giúp đỡ của các nhóm trong cuộc sống cũng như trong công việc. Trong liên kết xã hội cấp cá nhân điểm trung bình cao nhất ở nhóm đồng hương (3,26), tiếp sau là nhóm cùng tổ sản xuất (3,22) và nhóm cùng khu trọ (3,13); còn lại điểm trung bình ở nhóm cùng sở thích là 2,86, cùng lứa tuổi là 2,68, khác tổ sản xuất là 2,82. Tuy nhiên, tất cả điểm trung bình ở các nhóm này đều ứng với mức đánh giá trung bình hoặc khá gắn bó; riêng nhóm cùng thu nhập và cùng tôn giáo, với điểm trung bình là 2,63 là ứng với mức đánh giá rất ít gắn bó. Kết quả đánh giá theo thang đo likert về mức độ sự gắn bó trong các nhóm công nhân chỉ ở mức độ gắn bó với giá trị trung bình là 2.9165. Thông qua so sánh ANOVA các nhóm của yếu tố biến độc lập có thể thấy các yếu tố: Độ tuổi; Giới tính; Học vấn; Hợp đồng lao động; có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm của các biến độc lập. Như ở độ tuổi nhóm tuổi <25 tuổi có mức độ gắn bó cao hơn nhóm >25 tuổi, nam có mức độ gắn bó cao hơn nữ giới, học vấn cao đẳng đại học thì có mức độ gắn bó cao hơn học vấn khác, lao động trực tiếp có mức độ gắn bó cao hơn lao động gián tiếp, những người trước khi vào làm ở doanh nghiệp là nông dân thì có mức độ gắn bó cao hơn nhóm khác. 3.2.3. Liên kết xã hội cấp thiết chế Liên kết xã hội cấp thiết chế được thể hiện thông qua mối liên hệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp với công nhân, nhóm công nhân hay sự quan 16 tâm, giúp đỡ của tổ chức, doanh nghiệp với công nhân, nhóm công nhân và ngược lại. Mối liên kết xã hội giữa công nhân với tổ trưởng tổ sản xuất trực tiếp của mình có số điểm trung bình là 3.15 điểm và mạnh hơn so với mức độ liên kết giữa công nhân và tổ chức công đoàn là 2.90 điểm. Mỗi khi ốm bệnh, hoặc lúc khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc ngoài những sự giúp đỡ thân tình từ các liên kết xã hội cấp liên cá nhân công nhân luôn nhận được giúp đỡ từ các phía cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp. Trước hết, các đội trưởng/tổ trưởng sản xuất là những người thường xuyên giúp đỡ công nhân nhất mức độ của mối quan hệ gắn bó này đạt 2.99 điểm, tiếp đến là tổ chức công đoàn 2.38 điểm và lãnh đạo doanh nghiệp 2.35 điểm. Tiểu kết chương 3 Thông qua phân tích, đánh giá liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp, thấy rằng: liên kết xã hội của công nhân trong các doanh nghiệp ở khu công nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ và thông qua mỗi chỉ báo cụ thể, mỗi cấp độ liên kết xã hội lại phản ánh mức độ gắn kết khác nhau như: liên kết giữa công nhân/nhóm công nhân với nhau là khá bền chặt; liên kết giữa công nhân với doanh nghiệp còn chưa bền chặt. Điều này khẳng định giả thuyết: Liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp giữa công nhân với công nhân, giữa các nhóm công nhân là khá bền chặt, nhưng giữa công nhân với các thiết chế doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Chương 4 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ LIÊN KẾT XÃ HỘI CỦA CÔNG NHÂN TRONG KHU CÔNG NGHIỆP 4.1. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT XÃ HỘI CỦA CÔNG NHÂN 4.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết liên cá nhân của công nhân Kết quả phân tích thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết liên cá nhân của công nhân được thể hiện thông qua hệ số beta chuẩn hóa trong 17 mô hình hồi qui. Hệ số Beta càng cao chứng tỏ yếu tố đó càng ảnh hưởng lớn đến mức độ liên kết cấp cá nhân của công nhân. Nhân khẩu xã hội bao gồm các yếu tố: Trình độ học vấn (0.152), Hợp đồng lao động (0.176), Yếu tố Ý thức lao động bao gồm : Hành vi ngăn chặn các tình huống tiêu cực trong DN (0.073) . Thường xuyên nâng cao tay nghề (.174) Yếu tố Cơ chế chính sách của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố: Mức độ tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi, giải trí hoặc tham quan, nghỉ mát của Công đoàn doanh nghiệp (.107), Chính sách xã hội: Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động (0.116), Quan tâm đến NLĐ có thu nhập thấp (0.101), Sự quan tâm của của chủ doanh nghiệp với công nhân(0.199), Thực hiện các chính sách trong doanh nghiệp(.100) Như vậy thông qua phân tích thể hiện: các yếu tố cơ chế chính sách của doanh nghiệp, công đoàn vẫn là những yếu tố ảnh hưởng mạnh hơn các yếu tố cá nhân trong liên kết xã hội cấp liên cá nhân hiện nay. Kết quả phân tích cho thấy vai trò của Công đoàn không chỉ là liên kết công nhân với chủ doanh nghiệp mà thông qua các hoạt động của mình Công đoàn đã cải thiện mức độ gắn kết giữa công nhân với công nhân làm cho người công nhân có điều kiện đoàn kết với nhau hơn trong quá trình sản xuất làm tăng năng suất lao động. 4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết cấp thiết chế của công nhân Quá trình phân tích hồi qui cho thấy một cách rõ nét các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết theo trục dọc đó là liên kết giữa công nhân với tổ trưởng sản xuất, tổ chức công đoàn, lãnh đạo nhà quản lý của doanh nghiệp. Trong nhóm yếu tố về nhân khẩu học chỉ còn 3 yếu tố có các hệ số Beta chuẩn hóa thể hiện tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết cấp thiết chế của công nhân là vị trí làm việc (-0.121) và hợp đồng lao động (0.013), thành viên tổ chức công đoàn (0.096). Như vậy kết quả phân tích đã thể hiện vai trò của Công đoàn không chỉ là liên kết công nhân với chủ doanh nghiệp mà thông qua các hoạt động của mình Công đoàn đã cải thiện mức độ gắn kết giữa công nhân với công nhân làm cho người công nhân có điều kiện đoàn kết với nhau hơn 18 trong quá trình sản xuất làm tăng năng suất lao động. Đồng thời hoạt động của tổ chức Công đoàn đã góp phần tích cực và việc cải thiện mối liên kết giữa Công nhân với doanh nghiệp ở cấp độ thiết chế. Một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến sự gắn bó của công nhân trong cấp độ thiết chế đó là “ý thức lao động” có hệ số Beta là 0.106. Tiếp theo là các yếu tố liên quan đến chính sách doanh nghiệp có các chỉ báo lần lượt là Tiền lương hàng tháng (.076), Các khoản phụ cấp ngoài lương (.090), Mức độ tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi, giải trí hoặc tham quan, nghỉ mát của Công đoàn doanh nghiệp (.160), Chế độ chính sách xã hội : Quan tâm đến NLĐ có thu nhập thấp (.178), Sự quan tâm của của chủ doanh nghiệp với công nhân (.298), Mong muốn hiện nay của công nhân (.156) Như vậy công nhân đánh giá yếu tố Sự quan tâm của chủ doanh nghiệp với công nhân có sức ảnh hưởng mạnh nhất đến mối liên kết cấp thiết chế của công nhân, hệ số Beta là 0.398 thể hiện mức tương đối mạnh giữa các yếu tố. Hệ số R2 điều chỉnh là 0.289 thể hiện các yếu tố đưa vào có thể giải thích được 28.9% sự biến thiên của yếu tố mức độ gắn bó và các yếu tố khác. Thông qua phân tích so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết của công nhân cấp độ thiết chế thể hiện yếu tố về cơ chế chính sách có tác động mạnh mẽ hơn so với yếu tố nhân khẩu xã hội. Như vậy để có thể tăng cường tinh thần làm việc, mức độ gắn kết của công nhân đối với doanh nghiệp thì các nhà quản lý doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến những nhu cầu của công nhân từ đó kích thích người lao động hăng say làm việc. 4.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP VỀ LIÊN KẾT XÃ HỘI CỦA CÔNG NHÂN TRONG KHU CÔNG NGHIỆP 4.2.1. Một số vấn đề đặt ra về liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp Việc nhận diện được các mối quan hệ xã hội của công nhân không phải là dễ dàng đối với lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN Thăng Long có các mối quan hệ đa dạng, từ quan hệ xã hội với lãnh đạo, quản lý doanh 19 nghiệp đến các quan hệ xã hội cùng tổ, khác tổ sản xuất, cùng xóm trọ, lứa tuổi, sở thích, tôn giáo, đồng hương liên kết xã hội của công nhân có sự chi phối nhất định đến việc làm của công nhân, sự trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc của công nhân. Từ đó ảnh hưởng đến động lực của công nhân trong công việc, ảnh hưởng đến năng suất lao động, làm suy giảm sự LKXH giữa công nhân với doanh nghiệp. 4.2.2. Gợi ý giải pháp về liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp - Chú trọng sắp xếp công việc phù hợp với đặc điểm cá nhân, lối sống của công nhân. Chú ý đến các mối quan hệ xã hội của công nhân. - Quan tâm nâng cao trình độ tay nghề của công nhân. - Quan tâm nhiều hơn đến các chế độ, chính sách về ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflien_ket_xa_hoi_cua_cong_nhan_trong_khu_cong_nghiep_hien_nay.pdf
Tài liệu liên quan