Tóm tắt Luận án Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc trung bộ Việt Nam

Chương 2

LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ

VẬN DỤNG LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI TRONG QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM

2.1- Người Thái và luật tục người Thái ở Việt Nam

2.1.1. Khái quát về người Thái ở Việt Nam

Trình bày nguồn gốc, lịch sử, tên gọi, địa bàn cư trú; đặc trưng của

người Thái ở Việt Nam; vị trí, vai trò của cộng đồng người Thái ở Việt

Nam. Khái quát nguồn gốc của người Thái ở Việt Nam, các nhà nghiên

cứu cho rằng, thông qua ngôn ngữ và các bản Anh hùng ca Thái, người

Thái có chung một nguồn gốc. Nhiều tài liệu cho thấy, người Thái ở Việt

Nam có nguồn gốc ở Tây Nam Trung Quốc, vào Việt Nam khoảng thế kỷ

thứ VIII (sau công nguyên).

2.1.2. Khái niệm, đặc điểm luật tục người Thái, mối tương quan

giữa luật tục người Thái với pháp luật và vai trò của luật tục người Thái

trong lịch sử đời sống cộng đồng người Thái

- Trình bày khái niệm luật tục, luật tục người Thái và nguồn gốc của

luật tục người Thái, theo đó khái niệm luật tục được hiểu là những qui tắc

xử sự mang tính chất bắt buộc do cộng đồng làng, xã xây dựng nên và

được truyền từ đời này sang đời khác. Làm rõ đặc điểm của luật tục người

Thái, đó là: Thứ nhất, luật tục người Thái chưa phải là “luật” và cũng

không phải là “tục”, mà là hình thức trung gian giữa luật với tục; thứ hai,

luật tục người Thái tồn tại dưới hai dạng Luật mường và các tục lệ liên

quan đến cưới xin, ma chay, cúng lễ; thứ ba, luật tục người Thái có phạm

vi điều chỉnh rộng; luật tục người Thái không hạn chế về mức hình phạt và

thẩm quyền xét xử; thứ tư, luật tục người Thái thiên về giáo dục, răn đe là

chính; thứ năm, luật tục người Thái quan tâm đến việc xử lý các mối quan

hệ xã hội; thứ sau, quan tâm xử lý các mội quan hệ gia đình và dòng họ;

thứ bảy, xử lý mối quan hệ giữa xã hội con người với thế giới linh thiêng.

pdf28 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc trung bộ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến người Thái Việt Nam Văn hóa và lịch sử dân tộc Thái đã được đông đảo c¸c nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm nay. Theo thống kê thì cuối thế kỷ XIX đến năm 1991 đã có 1.303 tác giả viết về các tộc người nói tiếng Thái. Nội dung các bài viết đó đã đề cập đến tất cả các lĩnh vực liên quan đến người Thái Đông Nam Á. Tác giả nghiên cứu về người Thái ở Việt Nam, kể cả trong và ngoài nước cũng khá phong phú, tiªu biÓu cã mét sè c«ng tr×nh nghiªn cøu nh­: “Nhận xét về người Tày Đèng ở Lang Chánh” của tác giả R.Rô – ber, Nhà in Viễn Đông, Hà Nội, 1941; “Người Thái ở Tây bắc Việt Nam”. Cầm Trọng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1978. Nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, xã hội, tập quán người Thái Tây Bắc Việt Nam. Có thể khẳng định, đây là công trình của tác giả Việt Nam đầu tiên giới thiệu khá sâu sắc về văn hoá, phong tục tập quán của người Thái Tây Bắc nước ta. Từ hơn 20 năm nay (1991) Viện Việt Nam học và khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội đã sáng lập Chương trình Thái học nhằm nghiên cứu những đặc điểm về quá trình tộc người, mối liên hệ văn hóa tộc người, không gian văn hóa và các mối quan hệ của cộng đồng trong khu vực Tây Bắc Việt Nam. Từ đó đến nay, Chương trình Thái học đã tổ chức sáu Hội thảo khoa học. Như vậy, thông qua các công trình nghiên cứu đã nêu ở trên, cho chúng ta hình dung sự ưu ái, quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm về văn hóa các dân tộc nói tiếng Thái trên thế giới nói chung và văn hóa người Thái Việt Nam nói riêng. Ngoài những công trình nêu trên, còn có rất công trình nghiên cứu về văn hoá nghệ thuật, giới thiệu về ca dao, dân ca, hát giao duyên, truyện cổ, truyện thơ, các khóa luận, luận văn, bài viết trên các tạp chí nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ ... 9 1.2.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luật tục người Thái ở Việt Nam Các học giả nước ngoài là những người tiên phong trong nghiên cứu giới thiệu luật tục và nghiên cứu các khía cạnh vận dụng luật tục. Sau đó, nhiều học giả trong nước đã tiếp cận vấn đề này một cách tích cực, song mới chỉ dừng lại ở việc tập hợp luật tục, giới thiệu đặc điểm, ưu, khuyết điểm của luật tục, và gợi mở một số nét cơ bản về vận dụng, chưa có công trình chuyên sâu về vấn đề vận dụng vào quản lý xã hội. Một số công trình nổi bật phải kể đến đó là: Cuốn “Tư liệu về Lịch sử và xã hội dân tộc Thái”, Đặng Nghiêm Vạn chủ biên và các tác giá Cầm Trọng, Khà Văn Tiến, Tòng Kim Ân. Công trình tập hợp và giới thiệu các nội dung chủ yếu sau: Truyện kể bản mường; Lai lịch dòng họ Hà Công; Lệ mường; Luật mường; Tục lệ người Thái Đen ở Thuận Châu – Sơn La. Cuốn sách tập hợp các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, với tựa đề “Luật tục và phát triển nông thôn ở Việt Nam hiện nay”. Tại đây, có những bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về vận dụng luật của nhiều dân tộc khác nhau, tuy nhiên việc nghiên cứu vận dụng trong quản lý nhà nước thì còn mời nhạt. Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng đã xuất bản cuốn “Luật tục Thái ở Việt Nam”, nội dung chủ yếu của cuốn sách trình bày khái quát một số khái niệm về luật tục, luật tục người. Tác giả Bùi Xuân Trường có phương pháp tiếp cận luật tục thực tế hơn, gắn với những vấn đề liên quan đến quản lý xã hội, có tính thời sự, với cuốn “Tác dụng của luật tục đối với việc quản lý xã hội ở các dân tộc Thái, H’Mông Tây Bắc Việt Nam”. 1.3. Đánh giá khái quát kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Để có cơ sở rút ra những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ, luận án đã đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình trước đó, đồng thời rút ra một số nhận xét về những mặt đã đạt được và vấn đề mà các tác giả chưa quan tâm. 1.4. Những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, luận giải sâu hơn 1.4.1 . Về phương diện lý luận Luận án tập trung tìm hiểu đặc điểm của luật tục người Thái và mối quan hệ giữa luật tục người Thái với pháp luật; phân tích luận giải khái niệm vận dụng, phương thức vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái; làm rõ những vấn đề đặt ra về vận dụng luật tục nói chung và vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với người dân tộc thiểu số và cộng đồng người Thái ở Việt Nam hiện nay; tìm hiểu kinh nghiêm vận dụng luật trên thế giới và ở trong nước, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam. 10 1.4.2. Về phương diện thực tiễn Phân tích làm rõ những giá trị xã hội của luật tục người Thái ở Việt Nam hiện nay; tiến hành khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở đối với cộng đồng người Thái; luận chứng các quan điểm, giải pháp đảm bảo vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ Việt Nam. Tiểu kết chương 1 Như vậy, qua phần đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tác giả cho rằng: trên thế giới cũng như trong nước, đã có nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu các nội dung liên quan đến luật tục và hình thức tập quán pháp, về quản lý nhà nước, phân quyền, phân cấp, tự quản cộng đồng... Một số công trình đã mạnh dạn nghiên cứu vận dụng luật tục trong quản lý nhà nước, tuy nhiên các công trình này không nhiều và còn hạn chế về phần ứng dụng. Đa phần các công trình chỉ mới giới hạn ở việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá những giá trị của luật tục và đề xuất giải pháp lưu giữ, bảo tồn là chính, việc đề xuất các giải pháp vận dụng cụ thể chưa được các nhà khoa học chú trọng. Quá trình nghiên cứu các tác giả chưa so sánh có chiều sâu giữa luật tục và các qui phạm pháp luật; chưa có sự phân tích mối tương quan của luật tục người Thái với pháp luật. Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá công phu về những giá trị của luật tục người Thái trên nhiều lĩnh vực liên quan đến quản lý xã hội, nhất là nghiên cứu vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ Việt Nam thì chưa có công trình nào đề cập đến. Chương 2 LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM 2.1- Người Thái và luật tục người Thái ở Việt Nam 2.1.1. Khái quát về người Thái ở Việt Nam Trình bày nguồn gốc, lịch sử, tên gọi, địa bàn cư trú; đặc trưng của người Thái ở Việt Nam; vị trí, vai trò của cộng đồng người Thái ở Việt Nam. Khái quát nguồn gốc của người Thái ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng, thông qua ngôn ngữ và các bản Anh hùng ca Thái, người Thái có chung một nguồn gốc. Nhiều tài liệu cho thấy, người Thái ở Việt Nam có nguồn gốc ở Tây Nam Trung Quốc, vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ VIII (sau công nguyên). 11 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm luật tục người Thái, mối tương quan giữa luật tục người Thái với pháp luật và vai trò của luật tục người Thái trong lịch sử đời sống cộng đồng người Thái - Trình bày khái niệm luật tục, luật tục người Thái và nguồn gốc của luật tục người Thái, theo đó khái niệm luật tục được hiểu là những qui tắc xử sự mang tính chất bắt buộc do cộng đồng làng, xã xây dựng nên và được truyền từ đời này sang đời khác. Làm rõ đặc điểm của luật tục người Thái, đó là: Thứ nhất, luật tục người Thái chưa phải là “luật” và cũng không phải là “tục”, mà là hình thức trung gian giữa luật với tục; thứ hai, luật tục người Thái tồn tại dưới hai dạng Luật mường và các tục lệ liên quan đến cưới xin, ma chay, cúng lễ; thứ ba, luật tục người Thái có phạm vi điều chỉnh rộng; luật tục người Thái không hạn chế về mức hình phạt và thẩm quyền xét xử; thứ tư, luật tục người Thái thiên về giáo dục, răn đe là chính; thứ năm, luật tục người Thái quan tâm đến việc xử lý các mối quan hệ xã hội; thứ sau, quan tâm xử lý các mội quan hệ gia đình và dòng họ; thứ bảy, xử lý mối quan hệ giữa xã hội con người với thế giới linh thiêng. - Phân tích sự tương đồng và những điểm khác biệt giữa luật tục với pháp luật. Về sự tương đồng: Một là, cùng mục đích tạo ra sự trật tự và ổn định cho xã hội; hai là, đều có nội dung điều chỉnh phong phú; ba là, có nhiều nét giống nhau về cơ cấu và tính chất; bốn là, đều được thực thi trong sự kết hợp với các yếu tố khác như đạo đức, dư luận, thiết chế. Về sự khác biệt: Một là, phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau, luật tục mang tính riêng đặc thù, pháp luật mang tính chung, phổ quát; hai là, luật tục thể hiện ý chí của cộng đồng bản làng, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị; ba là, luật tục hình thành chủ yếu là sự tích lũy, chắt lọc kinh nghiệm, trái lại pháp luật, ở mỗi thời đại, mỗi chế độ xã hội có pháp luật riêng, do một nhóm người soạn thảo ra; bốn là, về cơ bản, luật tục tồn tại dưới dạng truyền miệng nên uyển chuyển, mềm dẻo hơn trong thực thi; pháp luật tồn tại dưới dạng văn bản, phải học, phải đọc mới nhớ; năm là, cơ cấu và thực thi điều luật của pháp luật phức tạp hơn luật tục. - Làm rõ nội dung luật tục người Thái trong mối tương quan với pháp luật, điểm đáng chú ý là NCS đã phân tích vai trò của luật tục người Thái có vị trí độc lập tương đối với pháp luật ở ba điểm: Một, trong điều kiện nhất định, luật tục người Thái có khả năng thay thế pháp luật; Hai, trong nhiều trường hợp luật tục người Thái có khả năng bổ sung cho pháp luật; Ba, luật tục người Thái có khả năng hỗ trợ cho pháp luật. - Làm rõ vai trò của luật tục người Thái trong lịch sử đời sống cộng đồng người Thái, thể hiện ở các khía cạnh tổ chức quản lý bản mường, quản lý đất đai, các qui định về lễ nghi, tín ngưỡng... 12 2.2. Những vấn đề lý luận về vận dụng luật tục người Thái trong quản lý Nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở Việt Nam 2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước 2.2.2. Quản lý hành chính nhà nước Cả hai tiểu tiết này tác giả tập trung tìm hiểu, kế thừa một số khái niệm về quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước; đặc điểm, nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước. 2.2.3. Quan niệm về vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở Việt Nam Luận giải quan niệm về vận dụng và vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái. Khái niệm “vận dụng” được hiểu là: Đưa kiến thức hoặc tri thức vào thực tiễn cuộc sống, nhằm hướng tới hiệu quả và sự phát triển, hoặc rộng hơn là đưa các thành quả văn hóa tiến bộ do xã hội tạo ra vào thực tiễn cuộc sống nhằm hướng tới sự phát triển. Vậy vận dụng luật tục người Thái trong quản lý Nhà nước đối với cộng đồng người Thái là gì? đó chính là việc đưa tri thức địa phương, tri thức cộng đồng của người Thái để bổ sung, hỗ trợ cho chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái có thêm sự lựa chọn cùng pháp luật quốc gia, ngoài những thiết chế quản lý Nhà nước hiện hành vào quản lý cộng đồng người Thái có hiệu quả. 2.2.4. Phương thức vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Đề xuất phương thức vận dụng luật tục người Thái trong quản lý Nhà nước chính là cách thức, phương pháp chuyển tải những giá trị của luật tục người Thái kết hợp hài hòa với pháp luật vào quản lý Nhà nước đối với chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái. Phương thức vận dụng luật tục tiến hành theo hai cách, đó là vận dụng trực tiếp và vận dụng gián tiếp. Vận dụng trực tiếp, thực ra là thông qua cán bộ, công chức, viên chức, người dân biết luật tục người Thái, để tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước ở cơ sở (Hội họp, vận động nhân dân); vận dụng giái tiếp là quá trình thể chế hóa luật tục vào việc xây dựng qui chế, hương ước, bảng biểu tuyên truyền... 2.2.5. Những vấn đề đặt ra về vận dụng luật tục nói chung và luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với người dân tộc thiểu số và cộng đồng người Thái ở Việt Nam hiện nay Phân tích trên hai phương diện lý luận và thực tiễn. Về phương diện lý luận, tác giả tập trung trình bày những chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước thể hiện sự quan tâm, coi trọng đối với cộng đồng dân tộc 13 thiểu số. Về phương diện thực tiễn, đánh giá những khó khăn nội tại của cộng đồng người thiểu số kể cả vật chất lẫn tinh thần, đòi hỏi phải được Đảng, Nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa. 2.2.6. Các điều kiện đảm bảo vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Trình bày bốn điều kiện đảm bảo đó là: - Đảm bảo về chính trị trong vận dụng luật tục là sự nhận thức đúng đắn, quyết tâm chính trị của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về vận dụng luật tục nói chung, luật tục người Thái nói riêng trong quản lý nhà nước. Sự đồng thuận của người dân trong quá trình vận dụng luật tục, nhất là vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước cần được quan tâm một cách nghiêm túc. - Đảm bảo về pháp lý. Để vận dụng luật tục nói chung, luật tục người Thái nói riêng rất cần có hướng dẫn bằng pháp lý cụ thể, ngoài chủ trương chung phải có văn bản qui phạm pháp luật làm cơ sở cho sự vận dụng. - Đảm bảo về kinh tế. Đó là việc bố trí ngân sách cho các hoạt động vận dụng, bao gồm kinh phí sưu tầm, hệ thống hóa luật tục và những nội dung có liên quan khác, do vậy phải được chú trọng một cách tích cực, vào cuộc có tính hệ thống, đồng bộ thì mới có cơ hội thành công. - Đảm bảo về văn hóa, xã hội. Đó là không ngừng nâng cao năng lực, chất lượng giáo dục đào tạo, khám chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ y tế, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế. Xây dựng và thực hiện chiến lược về nâng cao sức khỏe, tầm vóc thanh, thiếu niên các dân tộc thiểu số nói chung, cộng đồng dân tộc Thái nói riêng; bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo qui định của pháp luật; nâng cao phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc... 2.3.Kinh nghiệm vận dụng luật tục, tập quán trong quản lý nhà nước trên thế giới và một số khu vực ở Việt Nam Tác giả tập trung trình bày một số kinh nghiệm thế giới và một số khu vực trong nước; đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đó là: Một, Đảng, Nhà nước cần nhận thức đúng tầm quan trọng của tập quán, luật tục các dân tộc thiểu số đối với chính cộng đồng của họ và đối với công tác quản lý xã hội nói chung, quản lý nhà nước đối với cộng đồng thiểu số nói riêng, từ đó đề ra chủ trương, chính sách đồng bộ, có tính hệ thống từ trung ương đến địa phương nhằm phát huy hiệu quả các giá trị của luật tục, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc. 14 Hai, vận dụng luật tục trong quản lý nhà nước phải có sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn như cơ quan nội vụ, tư pháp, văn hóa... Đồng thời nhất thiết phải hệ thống hóa luật tục, lựa chọn những luật tục có giá trị trường tồn, có ý nghĩa xã hội cụ thể, loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu, không phù hợp với đời sống hiện đại, từ đó tạo chỗ đứng hợp pháp cho luật tục tồn tại và phát huy hiệu quả. Ba, vận dụng luật tục cần phát huy tốt vai trò của cấp ủy, chính quyền cơ sở, đặc biệt là vai trò của bộ máy tự quản ở cộng đồng dân cư. Trên thực tế, luật tục tồn tại chính là nhờ cộng đồng dân cư cho đến nay vẫn sử dụng nó để điều chỉnh các hành vi diễn ra trong đời sống cộng đồng mà pháp luật chưa đề cấp đến. Mặt khác, việc vận dụng luật tục chủ yếu vào các hoạt động tự quản cộng đồng và một số nội dung quản lý nhà nước ở cơ sở, do vậy nếu quan tâm phát huy tốt vai trò của hệ thống chính trị cơ sở thì hiệu quả của việc vận dụng luật tục vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước sẽ được nâng lên. Bốn, vận dụng luật tục trong quản lý nhà nước, bước đầu thực hiện cần tổ chức làm thí điểm, sau đó đánh giá kết quả vận dụng, điểm nào có hiệu quả nhất, điểm nào cần bổ sung, từ đó kết đánh giá đề ra phương hướng triển khai đồng bộ, có tính hệ thống. Tiểu kết chương 2 Người Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Văn hóa Thái có một kho tàng đồ sộ, có sắc Thái riêng, không thể hòa lẫn với văn hóa của dân tộc nào, đây chính là bản sắc của cộng đồng người Thái. Luật tục là một hiện tượng thuộc thường tầng kiến trúc đã hình thành, phát triển cùng sự hành thành và phát triển của xã hội loài người. Với những đặc điểm riêng, luật tục nói chung và luật tục người Thái nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật và nó sẽ còn tồn tại lâu dài, giữ vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm điều hòa, cân bằng xã hội trong cộng đồng các dân tộc ít người, trong đó có dân tộc Thái. Luật tục bản thân nó đã trở thành bản sắc văn hóa của từng tộc người, cũng như luật tục người Thái là sắc thái văn hóa của dân tộc Thái, chúng sẽ góp phần cùng tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. 15 Chương 3 GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI HIỆN NAY VÀ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM 3.1. Giá trị xã hội và một số tồn tại hạn chế của luật tục người Thái hiện nay. 3.1.1. Giá trị xã hội của luật tục người Thái hiện nay Tác giả đã dày công tìm hiểu, lựa chọn, phân loại, phân tích, nhận xét, đánh giá những nội dung luật tục người Thái còn nguyên giá trị, có khả năng bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật điều chỉnh trên một số lĩnh vực liên quan, cụ thể như: Một, luật tục người Thái với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; Hai, luật tục người Thái với việc xây dựng đoàn kết cộng đồng; ba, luật tục người Thái với việc giáo dục phòng ngừa tội phạm; bốn, luật tục người Thái với giáo dục ý thức trong lao động sản xuất; năm, luật tục người Thái với việc giáo dục ý thức trong học tập, sáng tạo; sáu, luật tục người người Thái với việc giáo dục ý thức bảo vệ quê hương đất nước; bảy, luật tục người Thái với việc giáo dục ý thức trong sinh hoạt tín ngưỡng; tám, luật tục người Thái với việc giáo dục ý thức trong phòng, chống quan liêu, tham nhũng; chín, luật tục người Thái trong xây dựng hôn nhân và gia đình. Những nội dung, giá trị xã hội của luật tục người Thái điều chỉnh nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó chín vấn đề được nêu ở trên là những nội dung có thể vận dụng rất hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái. Do vậy, nếu được nghiên cứu một cách nghiêm túc, có hệ thống, vận dụng sáng tạo trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái thì những giá trị xã hội của luật tục người Thái sẽ được phát huy hiệu quả. 3.1.2. Một số hạn chế của luật tục người Thái hiện nay Thứ nhất, luật tục người Thái có nhiều nội dung không còn phù hợp với đời sống hiện đại, như các qui định về những ưu ái về lợi ích vật chất và tinh thần cho các tầng lớp cai trị trước đây. Tuy nhiên, những qui định này nó đã tự mất đi cùng với thiết chế bản mường truyền thống; đất nước đã xây dựng một chế độ xã hội mới, văn minh hơn. Có thể nói, đây là những hạn chế lớn nhất của luật tục người Thái trong lịch sử đời sống cộng đồng. Thứ hai, trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Xuất từ quan niệm luật tục người Thái cho rằng, đất đai, rừng núi là tài sản chung của cả cộng đồng bản mường (cá nhân chỉ được chiếm dụng), nên ý thức đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Qua khảo sát một số địa phương vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, quản lý khoáng sản 16 (phát nương làm rẫy, khai thác vàng trái phép). Mặt khác, xuất phát từ tập quán của người Thái là ở nhà sàn, họ luôn mong muốn được ở ngôi nhà sàn bằng gỗ. Do vậy, trong thời gian qua một vài nơi vẫn xảy ra hiện tượng khai thác gỗ trái phép để làm nhà, làm nảy sinh phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương, cơ sở. Thứ ba, trong phòng ngừa tội phạm. Với tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội phức tạp như hiện nay, nhất là tệ nạn ma túy, cùng với tập quán quan niệm rằng trộm cắp là xấu xa, nên trong cộng đồng người Thái ít xảy ra trộm cắp, đồng bào chưa thích nghi với sự cảnh giác trong sinh hoạt (nhà cửa ít khóa, trâu bò thả trong rừng) nên rất dễ bị mất trộm tài sản. Nội dung này cần được tuyên truyền để khắc phục trong thời gian tới. Thứ tư, văn hóa sử dụng rượu của người Thái có những nét nhân văn, thậm chí có những giá trị nhất định. Tuy nhiên, từ quan niệm, lấy chén rượu để thổ lộ tình cảm, mở đầu câu chuyện đã trở thành thói quen và dần dần bị biến tướng dẫn đến các cuộc chúc tụng quá đà, không đúng nguyên nghĩa truyền thống là sử dụng rượu để hòa giải mâu thuẫn, để xây dựng đoàn kết cộng đồng, để thực hiện các hoạt động tín ngưỡng... Tình trạng sử dụng rượu, bia hiện nay quá nhiều, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, vừa dễ nảy sinh xích mích, dẫn đến phạm tội, thực tế hiện tượng này diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương, rất đáng báo động. Thứ năm, trong các hoạt động tín ngưỡng. Việc tổ chức ma chay ở một số nơi, một số gia đình vẫn kéo dài nhiều ngày, ăn uống linh đình, vừa tốn kém, có khi phản cảm, nhất là trong cuộc lễ xuất hiện những người say rượu, đánh mất sự linh thiêng vốn có của các hoạt động tín ngưỡng. Hiện tượng bói toán có nơi, có chỗ vẫn còn (người Thái gọi là mò, dượng), thật ra đây là hoạt động mê tín dị đoan, cần được tuyên truyền loại bỏ dần. Thứ sáu, trong phát triển kinh tế. Từ những đặc trưng cơ bản của cộng đồng người Thái, đó là tư tưởng tự bằng lòng, tự hài lòng với cuộc sống, ít khi phấn đấu hết sức để làm ra nhiều của cải, vật chất, làm giàu. Do vậy, trên thực tế tỉ lệ người khá giả, người giàu có trong cộng đồng người Thái rất ít. Theo qui định mới, thì tỷ lệ hộ nghèo trong cộng đồng người Thái còn cao (trung bình trên 30 %). Tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại vào chính sách của nhà nước vẫn còn. 3.2. Thực trạng vận dụng luật tục người Thái trong quản lý Nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam. 3.2.1. Khái quát thực trạng chính trị, kinh tế, xã hội ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam, nơi có cộng đồng người Thái cư trú Nhìn chung kinh tế, xã hội của hai tỉnh Thanh hóa, Nghệ An, đặc biệt là vùng có người Thái cư trú tập trung còn nhiều khó khăn. An ninh chính 17 trị, trật tự an toàn xã hội tiềm ẩn phức tạp; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị mặc dù đã có nhiều chuyển biến nhưng có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, đưa vùng núi Nghệ An, Thanh Hóa có chuyển biến tiến bộ hơn. 3.2.2. Thực trạng nhận thức về luật tục người Thái của cán bộ, công chức, viên chức cấp xã và ý thức vận dụng trong quản lý nhà nước ở cơ sở vùng dân tộc Thái Bắc Trung Bộ - Việc nâng cao nhận thức về vai trò của luật tục người Thái đã được chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái quan tâm. Tổng số người được hỏi biết rõ luật tục người Thái chiếm 17 %, số người biết luật tục người Thái chiếm 48 %; số người trả lời biết ít về luật tục người Thái chiếm 33 % và số người không biết luật tục người Thái chiếm khoảng 2 %. Như vậy số người biết rõ và biết luật tục người Thái chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm 65 %). Điều này khẳng định, đa số cán bộ, công chức, viên chức cấp xã cơ bản có hiểu biết về luật tục người Thái, đây là yếu tố thuận lợi trong quá trình triển khai vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở. Kết quả khảo sát về sự cần thiết vận dụng luật tục người Thái trong quản lý của chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái thấy rằng, số phiếu trả lời cần thiết phải vận dụng chiếm tỷ lệ khá cao 84 %, số phiếu trả lời không cần thiết chỉ chiếm tỷ lệ 11 %. Từ những ý kiến nêu trên có thể rút ra nhận xét: Việc vận dụng luật tục người Thái vào quản lý nhà nước ở cơ sở vùng dân tộc Thái là hết sức cần thiết, là yêu cầu khách quan trong điều kiện nước ta đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong quá trình tìm kiếm sự hài hòa giữa tập quán và pháp luật để xây dựng chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. - Về ý thức vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở cho thấy: Có 40 % ý kiến trả lời đã vận dụng nhiều; 53 % ý kiến trả lời đã vận dụng một phần và chỉ có 9 % ý kiến trả lời là không vận dụng luật tục Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở. Khi hỏi hiệu quả từ sự vận dụng luật tục Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở, các ý kiến trả lời đạt hiệu quả cao chiếm 27 %; đạt hiệu quả chiếm 53 %; đạt hiệu quả thấp chiếm 16 %, và chỉ có 1/212 phiếu trả lời không đạt hiệu quả khi vận dụng luật tục Thái trong quản lý Nhà Nhà nước ở cơ sở. Như vậy, thông qua các ý kiến trả lời câu hỏi điều tra xã hội học, đa phần ý kiến đã vận dụng luật tục Thái và thấy được hiệu quả trong quá trình vận dụng, điều này chứng tỏ cán bộ chính quyền cơ sở bước đầu đã có ý thức vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước và kết quả vận dụng là khả thi và khá hiệu quả. Đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh đề xuất các giải pháp vận dụng trong thời gian tới. 18 - Kết quả khả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_luat_tuc_nguoi_thai_va_su_van_dung_trong_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cong_dong_nguoi_thai_o_cac_tinh.pdf
Tài liệu liên quan