Tóm tắt Luận án Minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Hausman và Sagan cho biết không còn hiện tượng biến

nội sinh trong mô hình hồi quy 2SLS và kiểm định WuHausman

và Hansen’J cho biết không còn hiện tượng

biến nội sinh trong mô hình hồi quy GMM. Nghiên cứu

sử dụng kết quả mô hình hồi quy 2SLS để giải thích ảnh

hưởng của minh bạch và công bố thông tin đến tỷ số

ROE. Minh bạch và CBTT, sở hữu quản trị, sở hữu nước

ngoài có tương quan thuận với tỷ số ROE ở mức ý nghĩa

1%. Đòn bẩy tài chính có tương quan nghịch với tỷ số

ROE .

pdf35 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuyết ở phần sau. 2.2.5 Lý thuyết quan hệ người quản lý Lý thuyết quan hệ người quản lý (Donaldson and Davis, 1991) cho thấy một mối liên hệ chặt giữa các nhà quản lý và sự thành công của công ty, và cho rằng lợi ích của của cổ đông sẽ được tối đa hóa nếu có sự kiêm nhiệm Tổng giám đốc điều hành của chủ tịch HĐQT. Lý thuyết này giải thích việc kiêm nhiệm giúp tăng cường sự giám sát CBTT, và thực thi làm giảm các sai sót trong điều hành. 2.2.6. Lý thuyết chi phí giao dịch Lý thuyết chi phí giao dịch (Williamson, 1979) xem chi phí giao dịch là một trọng tâm của nghiên cứu kinh tế. Chi phí giao dịch là một lý thuyết giải thích rằng hầu hết mọi thứ có thể được hợp lý hóa bằng cách trả một chi phí giao dịch được chỉ định phù hợp; và xem việc xử lý thông tin hiệu quả khi giao dịch là một khái niệm quan trọng. 2.2.7 Cơ sở về mối quan hệ giữa công bố thông tin, chi phí vốn chủ sở hữu và hiệu quả tài chính Các mệnh đề của lý thuyết đại diện cung cấp lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa người chủ sở hữu, người đại diện, CBTT và chi phí vốn chủ sở hữu, hiện quả tài chính. Mệnh đề (1) kết luận CBTT của CTNY từ người đại diện nhằm để thông báo đến người chủ sở hữu là các hoạt động của họ chủ yếu vì mục đích đem lại lợi ích cho cổ đông. Mệnh đề (2) cho biết khi thông tin được công bố rộng rãi, minh bạch làm cho người chủ sở hữu CTNY có thể xác minh hành vi của người đại diện thực chất vì lợi 9 ích của cổ đông. Mệnh đề (3) cho biết hệ thống CBTT là giải pháp hữu hiệu giảm bất cân xứng thông tin giữa người chủ sở hữu và người đại diện và có ảnh hưởng tích cực đến sự kiểm soát hành vi của người đại diện. Cheynel (2013) đã cung cấp một lý thuyết liên hệ giữa CBTT và chi phí vốn chủ sở hữu, hiệu quả tài chính: - Khi có nhiều thông tin công bố từ CTNY sẽ dẫn đến chi phí vốn chủ sở hữu của các CTNY công bố thông tin giảm dần. - Thông tin bất cân xứng khi được thu hẹp giữa các bên sẽ giúp CTNY giảm được chi phí vốn chủ sở hữu và tăng hiệu quả kinh doanh. 2.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.3.1. Chỉ số công bố thông tin trên thế giới Các thị trường chứng khoán trên thế giới đánh giá mức độ CBTT của các CTNY dựa trên các bộ chỉ số sau: bộ thẻ điểm Quản trị công ty (OECD, 2004); chỉ số minh bạch và CBTT của Standard and Poors (Patel, 2002); hệ thống xếp hạng minh bạch và CBTT của Đài Loan (SFI, 2006); chỉ số Quản trị và minh bạch của Singapore (2012). Các bộ chỉ số trên hướng đến minh bạch hóa CBTT, giảm thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và người quản lý công ty. 2.3.2 Chỉ số công bố thông tin tại Việt Nam Lê Trường Vinh và Hoàng Trọng (2008) là hai người đầu tiên nghiên cứu minh bạch CBTT của các CTNY tại Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo, các tác giả Grey Tower, Kelly Anh Vu, và Glennda Scully tại Đại học Curtin, Australia đã sử dụng bộ thẻ điểm quản trị công ty thiết lập bộ chỉ số CBTT “VnDI” với 84 câu hỏi và nghiên cứu trên 45 CTNY tại Sở GDCK TP Hồ Chí Minh và Hà Nội năm 2008. 10 Tạ Quang Bình (2012) nghiên cứu mức độ CBTT của 199 CTNY trên TTCK Việt Nam trong năm 2009. Bộ tiêu chí bản câu hỏi được thiết lập dựa trên Luật Doanh Nghiệp 2005 và Luật Chứng khoán 2006. Hieu and Lan (2017) vận dụng đặc điểm bộ tiêu chí của Tower et al., (2011) để thiết lập chỉ số CBTT tự nguyện Việt Nam với 42 câu hỏi dựa trên Thông tư 52/BTC/2012 về CBTT của CTNY nghiên cứu 205 CTNY trên TTCK Việt Nam. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Kim Anh (2016) xây dựng bộ chỉ số minh bạch và CBTT theo chỉ số T&D của S&P (2002) với 53 tiêu chí và đánh giá 278 CTNY tại Sở GDCK TP Hồ Chí Minh trong năm 2014. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) đã nghiên cứu minh bạch thông tin tài chính của 178 CTNY trên Sở GDCK TP Hồ Chí Minh từ năm 2011-2012. Phương pháp thang đo linker 5 cấp đã được sử dụng để chấm điểm 13 tiêu chí về minh bạch thông tin tài chính của các CTNY. Chỉ có ít nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ CBTT dạng chỉ số của CTNY đến chi phí vốn và hiệu quả tài chính, lợi nhuận, và không phổ biến nên không khuyến khích các công ty thực hiện minh bạch và CBTT. 2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết * Quản trị công ty: Cheung et al., (2007); Zhang and Li (2008); Andrade et al., (2014) đã chỉ ra đặc điểm quản trị công ty có liên hệ chặt với mức độ CBTT. Thành phần ban quản trị công ty có ảnh hưởng nhiều đến sự minh bạch và CBTT của CTNY. Trên TTCK Việt Nam, Ngô Thu Giang và Đặng Anh Tuấn (2013), Nguyễn Thị Phương Hồng và Lê Hoàng Trung (2016) tìm thấy có mối liên hệ giữa đặc điểm công ty và hoạt động CBTT của CTNY. Công bố thông tin được thực hiện tốt hơn ở những CTNY có sự độc lập trong quản lý giữa Ban giám đốc với Hội đồng quản trị. 11 * Quy mô công ty: Stiglbauer (2010); Đặng Ngọc Hùng (2016), Nguyễn Thị Phương Hồng và Lê Hoàng Trung (2016) đã chỉ ra yếu tố quy mô công ty có tương quan thuận với mức độ minh bạch CBTT của CTNY. * Cấu trúc sở hữu: Stiglbauer (2010) cũng tìm thấy một mối tương quan thuận giữa cấu trúc sở hữu với sự minh bạch thông tin về quản trị công ty và hiệu quả công ty. Mức độ CBTT của CTNY chịu tác động của sở hữu quản trị, sở hữu gia đình, sở hữu nhà nước, sở hữu khối ngoại (Fan and Wong, 2002; Eng and Mak, 2003; Cheng and Courtenay, 2006). * Kiểm soát từ bên ngoài công ty: Nhiều nghiên cứu kết luận yếu tố công ty kiểm toán độc lập có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính của công ty niêm yết (Đặng Ngọc Hùng, 2016; Nguyễn Thị Phương Hồng và Lê Hoàng Trung, 2016). * Môi trường pháp luật: Môi trường pháp lý là một nguyên nhân quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thông tin công bố và tính minh bạch thông tin của các CTNY trên TTCK Việt Nam (Nguyễn Thị Hải Hà, 2011). Các quy định phát luật về CBTT là cơ sở bắt buộc các CTNY tuân thủ và thực hiện tại các TTCK trên thế giới. 2.3.4. Ảnh hưởng của minh bạch và công bố thông tin đến chi phí vốn chủ sở hữu công ty niêm yết Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đến chi phí vốn chủ sở hữu dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế học tài chính là mối quan hệ lợi suất với rủi ro. Bất cân xứng thông tin làm tăng rủi ro đầu tư và do đó nhà đầu tư yêu cầu lợi suất cao hơn (chi phí vốn chủ sở hữu tăng lên). Barry and Brown (1985) đã kết luận rằng cải thiện mức độ thông tin công bố có thể làm giảm chi phí vốn cổ phần thông qua việc hạn chế rủi ro không thể đa dạng hóa danh mục đầu tư. Verrecchia (1982) kết luận là minh bạch thông tin làm giảm mức độ bất cân xứng thông tin, chi phí đại diện từ 12 đó giảm chi phí vốn chủ sở hữu. Có hai dạng chi phí vốn được giảm đi do minh bạch thông tin: tăng tính thanh khoản thị trường do giảm chí phí giao dịch (Amihud and Mendelson, 1986; Diamond and Verrechia, 1991) và giảm rủi ro thông tin cho các nhà đầu tư (Coles et al.,1995).Yang and Li (2013); Khlif et al.,(2015) đã kết luận CBTT có ảnh hưởng nghịch chiều đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết. 2.3.5. Ảnh hưởng của minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính công ty niêm yết Aksu and Kosedag (2005) đã chỉ ra rằng các CTNY có chỉ số minh bạch và CBTT tài chính cao thường có lợi nhuận cao. Nghiên cứu của Stiglbauer (2010 cho thấy sự minh bạch thông tin về quản trị công ty có một mối tương quan thuận với hiệu quả tài chính của công ty. Sharif and Lai (2015) đã kết luận CBTT của công ty có ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận CTNY. Nghiên cứu của Ngô Thu Giang và Đặng Anh Tuấn (2013); Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường (2016) kết luận minh bạch và CBTT có tương quan thuận với lợi nhuận CTNY. 2.4 Kết luận Kết quả lược khảo cho thấy: (i) minh bạch và CBTT của CTNY là khái niệm gắn liền nhau khi công ty thực hiện công bố thông tin trên TTCK thế giới và Việt Nam; (ii) lý thuyết cơ bản để dùng giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch và CBTT của CTNY, và ảnh hưởng của minh bạch và CBTT đến chi phí vốn chủ sở hữu, hiệu quả tài chính của CTNY là lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu; (iii) các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan gần nhất được lược khảo tài liệu trong luận án kết hợp với các lý thuyết kinh tế cung cấp cơ sở để giải thích các giả thuyết đặt ra trong chương sau. 13 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU Phương pháp chọn mẫu của luận án là nghiên cứu toàn bộ các CTNY đã niêm yết từ 5 năm trở lên tại HOSE và HNX (trừ UpCom). Kết quả chọn được 484 công ty có đủ dữ liệu 3 năm liên tục từ 2014-2016, gồm có 271 công ty niêm yết tại HOSE và 213 công ty niêm yết tại HNX, tương đương 1452 quan sát. Dữ liệu nghiên cứu để phân tích là các loại báo cáo: Báo cáo thường niên CTNY, báo cáo tài chính năm, bán niên, quý; báo cáo CBTT công khai tại UBCK Nhà nước, HOSE và HNX, trang web của công ty niêm yết. 3.2 PHƯƠNG PHÁP THIẾT LẬP BỘ TIÊU CHÍ MINH BẠCH VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN 3.2.1 Cơ sở thiết lập bộ tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch và công bố thông tin Luận án sử dụng cơ sở thiết lập bộ chỉ số công bố thông tin của ba mô hình sau: (i) công bố thông tin theo thẻ điểm Quản trị công ty; (ii) chỉ số minh bạch và công bố thông tin theo Standard and Poors (2002); (iii) chỉ số quản trị và minh bạch thông tin và (iv) khung pháp lý về công bố thông tin của CTNY trên TTCK Việt Nam (Thông tư 121/2012/TT-BTC; Thông tư 200/2014/TT- BTC; Thông tư 155/2015/TT-BTC; Nghị định 108/2013/NĐ-CP; Nghị định số 105/2013/NĐ-CP) . 3.2.2 Khung phân tích xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch và CBTT của CTNY trên TTCK Việt Nam 14 Do hạn chế về số trang nên phần xây dựng bộ tiêu chí chỉ số minh bạch và CBTT của CTNY không trình bày trong bảng tóm tắt. 3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Luận án sử dụng thống kê mô tả để mô tả đặc điểm quản trị và tài chính của các CTNY được khảo sát. Để xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến minh bạch và CBTT, ảnh hưởng minh bạch và CBTT đến chi phí vốn chủ sở hữu, hiệu quả tài chính luận án sử dụng phương pháp phân tích hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects) và hiệu ứng cố định (Fixed Effects) để ước lượng mô hình (3.4), (3.8) và (3.12). Kiểm định Hausman (1978) được sử dụng để lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp giữa hai mô hình FE và RE. Tuy nhiên, kết quả ước lượng bằng hai phương pháp ước lượng này có thể bị chệch do có hiện tượng nội sinh trong mô hình. Phương pháp bình phương nhỏ nhất hai bước (Two Stages Least Square-2SLS) và Moments tổng quát (Generalized Method of Moments- GMM) được sử dụng để khắc phục hiện tượng nội sinh 15 trên. Để kiểm định tính phù hợp của kết quả ước lượng, kiểm định Sagan, Hansen’J, Wu-Hausman được sử dụng để xác định tính hợp lý của biến công cụ, loại bỏ sự nội sinh trong mô hình hồi quy. 3.4 MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG 3.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch và CBTT của CTNY Luận án xây dựng mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch và CBTT gồm có các biến độc lập là CBTT trong quá khứ, quy mô HĐQT, Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Tổng Giám đốc, số thành viên độc lập, quy mô công ty, tỷ số ROA, Tobin Q trong mô hình 3.4. Các biến Ban giám đốc, đòn bẩy tài chính, cấu trúc sở hữu, nơi niêm yết được sử dụng làm biến công cụ cho biến quy mô công ty trong mô hình 3.4. Mô hình 3.4 itititit ititittiit TOBINQROAQMCT TVDLKTGDHDQTTDITDI      765 4321,1 Bảng 3.6: Diễn giải các biến độc lập và kiểm soát được sử dụng trong mô hình Ký hiệu Định nghĩa/ phương pháp đo lường Dấu kỳ vọng TDI Chỉ số minh bạch và công bố thông tin CTNY HDQT Số thành viên Hội đồng quản trị + KTGD Kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT: là 1 công ty có chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, bằng 0 nếu ngược lại. - TVDL Số thành viên HĐQT độc lập + 16 Ký hiệu Định nghĩa/ phương pháp đo lường Dấu kỳ vọng QMCT Quy mô công ty đo bằng logarit của tổng tài sản + ROA Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (lần) + TOBINQ Giá trị thị trường của công ty/giá trị sổ sách + 3.4.2 Ảnh hưởng đến minh bạch và CBTT đến chi phí vốn chủ sở hữu của CTNY (CE) Luận án xây dựng mô hình ước lượng ảnh hưởng của yếu tố minh bạch và CBTT đến chi phí vốn chủ sở hữu gồm có các biến sau: minh bạch và CBTT, tỷ lệ sở hữu quản trị, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính. Biến TVDL, SHNN, NAMNY, SGDCK được dùng làm công cụ khắc phục hiện tượng nội sinh trong mô hình ước lượng 2SLS và GMM. Mô hình 3.8 itititittiit DBTCQMCTSHQTTDICE   432,1 Bảng 3.8: Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình yếu tố CBTT ảnh hưởng đến chi phí vốn chủ sở hữu Ký hiệu Phương pháp đo lường Dấu kỳ vọng TDI Chỉ số minh bạch và công bố thông tin - SHQT Tỷ lệ sở hữu của tổng giám đốc và HĐQT (%) + QMCT Quy mô công ty đo bằng logarit của tổng tài sản - DBTC Đòn bẩy tài chính đo bằng tỷ số nợ/tổng tài sản của công ty - 17 3.4.3 Ảnh hưởng đến minh bạch và CBTT đến hiệu quả tài chính của CTNY (ROA; ROE) Luận án xây dựng mô hình ước lượng ảnh hưởng của yếu tố minh bạch và CBTT đến hiệu quả tài chính của CTNY gồm có các biến sau: minh bạch và CBTT, số thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm của Tổng Giám đốc, tỷ lệ sở hữu quản trị, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, đòn bẩy tài chính, loại công ty kiểm toán, nơi niêm yết, ngành. Mô hình 3.12 itit itit ititititit NGANH SGDCKCTKTDBTCSHNN SHQTKTGDHDQTTDIFP       9 8765 4321 Bảng 3.10: Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình yếu tố CBTT ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính Ký hiệu Định nghĩa/ phương pháp đo lường Dấu kỳ vọng TDI Chỉ số minh bạch và công bố thông tin + HDQT Số thành viên hội đồng quản trị - KTGD Kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT: là 1 công ty có chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, bằng 0 nếu ngược lại. - QMCT Quy mô công ty (logarit của tổng tài sản) + DBTC Đòn bẩy tài chínhđo bằng tổng nợ/tổng tài sản (lần) - SHQT Tỷ lệ sở hữu của Tổng giám đốc và HĐQT (%) + SHNN Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài (%) + CTKT là 1 nếu công ty kiểm toán ở nhóm Big4, bằng 0 nếu trường hợp khác + SGDCK Nơi niêm yết: là 1 khi niêm yết tại HOSE, bằng 0 nếu trường hợp khác + NGANH Là 1 nếu CTNY ở ngành phi tài chính, 0 nếu ở ngành tài chính. + 18 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐO MỨC ĐỘ MINH BẠCH VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 4.1.1 Cơ sở thiết lập bộ chỉ số minh bạch và công bố thông tin của luận án * Thông tư 155 /2015 /TT-BTC năm 2015 Chỉ số minh bạch và CBTT của các CTNY trên TTCK Việt Nam áp dụng theo Thông tư 155 tại chương 1 với các điều 3, 4, 5, 6, 7; chương 2 với các điều 8, 9, 10; chương 3 với các điều 11, 12, 13; chương 7 với các điều 26, 27, 28, 30, 31. Các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (TT200/2014/BTC hoặc TT133/2016/BTC), báo cáo thường niên và báo cáo quản trị công ty áp dụng theo TT155/2015/BTC. * Thông tư 121/2012/TT-BTC năm 2012 Quy định quản trị công ty của CTNY tuân thủ trong nội dung Thông tư 121 được cụ thể hóa trong Thông tư 155/2015/BTC. *Bộ tiêu chí minh bạch và công bố thông tin của Standard and Poors Chỉ số minh bạch và CBTT (TDS) được xếp thành 3 phần chính: cơ cấu sở hữu và quyền nhà đầu tư; minh bạch trong CBTT tài chính; cơ cấu hội đồng quản trị và điều hành với 98 câu hỏi phải trả lời. Nghiên cứu sử dụng các tiêu chí chọn lọc từ tiêu chí S&P (2002) và kết hợp quy định CBTT từ thông tư 155/BTC để xây dựng bộ tiêu chí. 4.1.2 Bộ tiêu chí minh bạch và CBTT của CTNY trên TTCK Việt Nam Sử dụng phương pháp đánh giá số lượng thông tin công bố tương tự như phương pháp S&P. Nghiên cứu phân 19 biệt mức độ minh bạch thông tin ở một số câu hỏi trong điều kiện có thông tin cho phép chi tiết hơn. - Những nội dung chưa thực hiện theo quy định của tiêu chí sẽ bị điểm 0 cho tiêu chí đó. Mỗi một thông tin được cung cấp trên câu hỏi được cho là 1 điểm. - Các tiêu chí đánh giá được thiết kế thể hiện tính chất tuân thủ (luật pháp Việt Nam, quốc tế), theo thông lệ áp dụng cho CTNY và tính chất tự nguyện CBTT. - Tất cả các câu hỏi sẽ được tìm thấy trên báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị công ty, trang điện tử của công ty niêm yết, trang thông tin điện tử của HOSE, HNX, UBCK Nhà nước. Chỉ số minh bạch và CBTT (TDI) được tính dựa trên 3 thành phần chính: CBTT cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư (18 điểm); CBTT tài chính (50 điểm) và CBTT cơ cấu hội đồng quản trị và điều hành công ty (30 điểm). Tổng số điểm công ty đạt trên bảng hỏi là 98 điểm (100%). Phương pháp cho điểm các câu hỏi trên bộ tiêu chí minh bạch và CBTT như sau: câu hỏi không có thông tin công bố được cho “0” điểm, khi có thông tin công bố được cho “1” điểm; số câu hỏi có tính chất quan trọng khi có thông tin công bố được cho “2” điểm với điều kiện thông tin công bố đầy đủ chi tiết và kịp thời (19 câu hỏi). Các công ty vi phạm CBTT trên thị trường theo thông báo của Uỷ ban chứng khoán bị trừ 2 điểm cho mỗi lần vi phạm. Chỉ số minh bạch và CBTT của công ty được tính như sau: 100 79 1 x S S TDI tc i i j   TDIj: Chỉ số minh bạch và CBTT của công ty j Si : Điểm của tiêu chí thứ i đạt được khi khảo sát Stc : Tổng số điểm của bộ tiêu chí đánh giá 20 Bảng 4.4 : Chỉ số minh bạch và CBTT của các CTNY trên TTCK Việt Nam Thành phần của chỉ số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư 5,1 17,3 12,5 12,2 1,6 Tài chính công ty 11,2 40,8 31,5 31,6 4,1 Cơ cấu hội đồng quản trị và điều hành 7,1 26,5 18,6 18,4 2,7 Tổng số điểm 36,7 79,6 62,5 63,3 5,8 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả Kết quả tại Bảng 4.4 cho thấy điểm minh bạch và CBTT của 484 công ty khảo sát thay đổi từ 36,7 đến 79,6 điểm, trung bình là 62,5 điểm (mức độ trung bình). Điểm minh bạch và CBTT lớn nhất thuộc về CBTT tài chính của công ty là 37,5 điểm; CBTT về cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư thấp hơn yêu cầu 5,9 điểm; tương tự thông tin về cơ cấu hội đồng quản trị và hoạt đồng điều hành thấp hơn yêu cầu 12 điểm. Kết quả phân tích cho thấy các công ty có mức độ CBTT từ thấp đến trung bình ở tất cả các mục. 4.2 THÔNG TIN TỔNG QUÁT CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG MẪU NGHIÊN CỨU * Cơ cấu mẫu nghiên cứu Luận án khảo sát 505 công ty niêm yết tại SGDCK TP Hồ Chí Minh và Hà Nội; loại bỏ các công ty thiếu dữ liệu và số liệu cực đoan, các CTNY được niêm yết dưới 5 năm để đảm bảo các CTNY được chọn có tính đồng điều về thời gian niêm yết và đặc điểm quản trị. Kết quả thu được 484 công ty có đủ dữ liệu 3 năm liên tục từ 2014- 2016, tương đương 1452 quan sát đảm bảo cho quy mô phân tích của nghiên cứu luận án. Kết quả trình bày tại Bảng 4.6. 21 Bảng 4.6: Số công ty niêm yết khảo sát trên TTCK Việt Nam Mã Ngành HNX HOSE Tỷ lệ(%) 01 Tài chính 23 17 8,26 02 Hàng tiêu dùng thiết yếu 20 31 10,54 03 Bất động sản 7 32 8,06 04 Công nghiệp 99 76 36,17 05 Nguyên vật liệu 22 45 13,84 06 Hàng tiêu dùng không thiết yếu 28 30 11,98 07 Dịch vụ tiện ích 0 18 3,72 08 Năng lượng 3 8 2,27 09 Chăm sóc sức khoẻ 8 8 3,31 10 Công nghệ thông tin 3 6 1,85 Tổng số 213 271 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả * Đặc điểm quản trị công ty và tài chính công ty Phân tích đặc điểm tài chính của các CTNY tại Bảng 4.8 cho thấy cho thấy quy mô công ty, đòn bẩy tài chính ít biến động trong giai đoạn khảo sát 2014-2016. Tuy nhiên, chi phí vốn chủ sở hữu của công ty tăng sau 3 năm: tăng từ 7,7% năm 2014 lên 10,7% năm 2016. Và việc thay đổi chi phí vốn có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận công ty, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm từ 9,2% năm 2014 đến 8,3% năm 2016; tương tự lợi nhuận trên tài sản giảm từ 5,2% năm 2014 đến 4,9% năm 2016. 22 Bảng 4.8: Tóm tắt đặc điểm công ty niêm yết theo năm Chỉ tiêu khảo sát Năm Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Năm niêm yết 2014 0 14 5,3a 2,4 2015 1 15 6,3b 2,4 2016 2 16 7,3c 2,4 MB và CBTT 2014 43,9 73,5 61,4a 5,6 2015 36,7 78,6 62,9b 5,7 2016 42,9 79,6 63,3b 5,9 QMCT 2014 23,330 34,125 27,289 1,693 2015 23,282 34,377 27,395 1,712 2016 23,287 34,545 27,472 1,727 ĐBTC (lần) 2014 0,015 0,967 0,498 0,232 2015 0,007 0,971 0,498 0,231 2016 0,001 0,967 0,487 0,242 CP VCSH (lần) 2014 0,000 0,100 0,077b 0,008 2015 0,054 0,069 0,062a 0,002 2016 0,000 0,327 0,107c 0,058 ROA (lần) 2014 -0,365 0,386 0,052 0,071 2015 -1,587 0,784 0,054 0,109 2016 -0,418 0,374 0,049 0,075 ROE (lần) 2014 -3,927 0,559 0,092 0,239 2015 -2,401 0,982 0,098 0,194 2016 -1,875 0,491 0,083 0,196 TOBIN_Q (lần) 2014 0,297 6,774 1,065 0,495 2015 0,235 27,633 1,098 1,294 2016 0,195 17,687 1,126 0,949 MBR (lần) 2014 0,254 14,454 1,140 1,036 2015 0,154 57,846 1,178 2,690 2016 0,098 26,709 1,185 1,487 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả 23 4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ MINH BẠCH VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CÔNG TY NIÊM YẾT Để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch và CBTT của các CTNY trên TTCK Việt Nam, luận án sử dụng các phương pháp ước lượng tĩnh (REM và FEM) và phương pháp ước lượng với biến công cụ (2SLS và GMM). Kết quả ước lượng từ các mô hình được trình bày chi tiết ở Bảng 4.17. Luận án sử dụng các biến BGD, SHNN, SHQT, DBTC, SGDCK, CBTT t-1 , làm biến công cụ cho biến quy mô công ty (QMCT) dựa trên kết quả hồi quy và hệ số tương quan cặp tại Bảng 4.16. Kết quả của phương pháp ước lượng 2SLS và GMM từ “mô hình 4” là phù hợp với các kết quả kiểm định. Kết quả mô hình ước lượng 2SLS và GMM cho thấy mức độ minh bạch và CBTT chịu ảnh hưởng của các yếu tố như là mức độ CBTT ở kỳ trước, số thành viên độc lập trong HĐQT, quy mô công ty, tỷ suất ROA, giá trị công ty, và có cùng chiều ảnh hưởng với kết quả ước lượng tại mô hình ước lượng cơ bản (mô hình REM). Kết quả luận án tìm thấy: (i) số thành viên độc lập trong HĐQT có tương quan thuận với mức độ minh bạch và CBTT, khi tăng số thành viên độc lập trong HĐQT sẽ làm giảm thông tin bất cân xứng giữa các nhà quản lý và cổ đông; (ii) quy mô công ty có tương quan thuận với mức độ minh bạch và CBTT của CTNY; (iii) hiệu quả tài chính đo lường bằng tỷ suất ROA có ảnh hưởng tích cực đến mức độ minh bạch và CBTT. Công ty có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ CBTT nhiều hơn và người đại diện sử dụng vấn đề này cho việc ký kết hợp đồng tốt hơn; (iv) giá trị công ty đo lường bằng TobinQ có tương quan thuận với mức độ minh bạch và CBTT của CTNY; (v) mức độ minh bạch và CBTT ở kỳ trước có tương quan thuận đến CBTT ở kỳ hiện tại. 24 Bảng 4.17: Ảnh hưởng của yếu tố quản trị công ty và tài chính công ty đến mức độ minh bạch và CBTT của CTNY Biến khảo sát REM FEM 2SLS GMM Hệ số a 20,31*** 25,35 14,01*** 15,38*** (7,49) (1,06) (3,35) (3,77) CBTT t-1 0,548 *** -0,337*** 0,586*** 0,602*** (20,13) (-7,57) (18,39) (19,44) HDQT 0,125 0,116 0,0599 0,0441 (1,20) (0,67) (0,64) (0,47) KTGD -0,499 -2,149*** -0,417 -0,489 (-1,43) (-2,69) (-1,23) (-1,45) TVDL 0,358** -0,0992 0,287* 0,365** (2,43) (-0,26) (1,77) (2,28) QMCT 0,268*** 2,147** 0,426*** 0,344** (2,78) (2,44) (2,48) (2,06) ROA 6,686*** 0,603 6,599*** 6,752*** (4,06) (0,27) (3,93) (4,16) TOBIN_Q 0,140 -0,358 0,138* 0,135* (1,00) (-0,88) (1,78) (1,79) Số quan sát 968 968 968 968 R2 (%) 71,07 1,7 42,27 42,42 Wald/ F 564,8*** 9,6*** 548,5*** 599,2*** Hausman(FE/RE) 669,6 *** Wu-Hausman 1,85 ns 0,95 ns Sagan/ Hansen’s J 7,54 * 7,54 * Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra tổng hợp của tác giả Ghi chú: ***, **,*: Có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 1%, 5% và 10%, Giá trị thống kê t, z ở trong dấu ngoặc đơn cho mô hình ước lượng, Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình ước lượng REM/FEM, Kiểm định Sagan, Hansen’s J xác định biến công cụ quá mức trong mô hình GMM; kiểm định Wu-Hausman xác định hiện tượng nội sinh trong mô hình, 25 4.4 ẢNH HƯỞNG CỦA MINH BẠCH VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐẾN CHI PHÍ VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT Kết quả mô hình hồi quy 2SLS và IV-2SLS cho thấy chi phí vốn chủ sở hữu của CTNY chịu ảnh hưởng của các yếu tố như là mức độ minh bạch và CBTT, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, và có cùng chiều ảnh hưởng với kết quả ước lượng tại mô hình ước lượng cơ bản (mô hình FEM). Quy mô công ty có tương quan thuận với chi phí vốn chủ sở hữu; và mức độ minh bạch và CBTT, đòn bẩy tài chính có tương quan nghịch với chi phí vốn chủ sở hữu của CTNY. Kết quả luận án tìm thấy: Mức độ minh bạch và CBTT có tương quan nghịch với chi phí vốn chủ sở hữu của CTNY. Kết quả luận án phù hợp với lý thuyết công bố thông tin và chi phí vốn ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_minh_bach_va_cong_bo_thong_tin_cua_cac_cong.pdf
Tài liệu liên quan