Tóm tắt Luận án Mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Ở giai đoạn này, mối quan hệ giữa Chính phủ và cơ quan tư

pháp được thể hiện chủ yếu ở mối quan hệ của chủ thể quản lý với

đối tượng chịu sự quản lý. Cụ thể là việc quản lý Tòa án nhân dân

địa phương tiếp tục kế thừa quy định như Luật tổ chức Tòa án nhân

dân năm 1981 và có điểm mới hơn đó là Bộ Tư pháp quản lý toàn

diện cả về tổ chức, cán bộ và kinh phí hoạt động. Việc tách kinh phí

hoạt động của tòa án với ngân sách địa phương là một điểm mới,

khẳng định xu hướng độc lập của toà án với chính quyền địa phương

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước; Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về thực trạng mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước; Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu về giải pháp bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Luận án cũng chia tài liệu nước ngoài thành 2 nhóm công trình nghiên cứu: Lý luận và thực trạng, giải pháp bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp. 1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua việc nghiên cứu các công trình trong nước và nước ngoài, có thể đưa ra một số nhận xét sau: Thứ nhất, số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án khá phong phú, đa dạng, được tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau, ở mức độ liên quan khác nhau. Thứ hai, các công trình trong nước tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến: nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; nghiên cứu chuyên sâu về nhánh quyền hành pháp và kiểm soát quyền lực hành pháp, về nhánh quyền tư pháp và kiểm soát quyền lực tư pháp; mối quan hệ giữa lập pháp và hành phápTrong những công trình nghiên cứu này cũng đã phần nào đề cập đến mối quan hệ giữa quyền tư pháp và 7 quyền hành pháp, nhưng chủ yếu trên phương diện kiểm soát quyền lực. Hiện chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu tập trung, chuyên sâu, một cách có hệ thống về mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, các công trình nghiên cứu của nước ngoài tập trung nhiều vào nghiên cứu lý luận và mối quan hệ giữa ba ngành: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Có học giả nước ngoài cũng đã nghiên cứu tương đối toàn diện về lịch sử lập hiến Việt Nam và cũng đã đề cập đến nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Những công trình nghiên cứu mà tác giả luận án tiếp cận là những tư liệu quan trọng, giúp giải quyết các nhiệm vụ mà luận án đặt ra. 1.2.2. Những vấn đề nghiên cứu đã sáng tỏ và được luận án kế thừa, phát triển trong nghiên cứu đề tài Trên phương diện lý luận - Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng: nguồn gốc của quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân. Do vậy, để quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân, tránh lộng quyền và lạm quyền, nhất thiết phải được phân chia hoặc phân công cho các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện. - Ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp có mối quan hệ với nhau, trong đó thừa nhận tính độc lập của tư pháp. - Có đề tài đã đưa ra được khái niệm quyền hành pháp, quyền tư pháp, cơ quan thực hiện quyền hành pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp. - Đã có đề tài đề cập đến mối liên hệ giữa ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung vào mối liên hệ giữa lập pháp và hành pháp, còn mối liên hệ giữa tư pháp và hành pháp chưa được chú trọng nghiên cứu. Trên phương diện thực tiễn - Một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến thực trạng tổ chức quyền hành pháp trong nhà nước Việt Nam từ năm 1945 đến 8 nay, thực trạng quyền tư pháp trong nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Đã có công trình đề cập đến thực trạng phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trước khi ban hành Hiến pháp năm 1992 và từ khi có Hiến pháp năm 1992 đến nay. Tuy nhiên, thực trạng mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp qua các bản Hiến pháp Việt Nam chưa được quan tâm nghiên cứu, cần được tiếp tục làm rõ. Trên phương diện đề xuất, kiến nghị - Một số công trình hướng đến việc nghiên cứu để đưa ra các kiến nghị, đề xuất hoàn thiện việc tổ chức thực hiện quyền hành pháp, quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Có công trình hướng đến việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. 1.2.3. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án còn chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa được thấu đáo mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu Xuất phát từ sự phân tích thực trạng tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nêu trên, có thể thấy những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu bao gồm: Thứ nhất, về khái niệm, đặc điểm, nội dung mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp, vai trò xác lập mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp. Kết quả nghiên cứu phải đưa ra được các khái niệm có căn cứ lập luận khoa học thuyết phục. Thứ hai, xác định và phân tích các điều kiện đảm bảo mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp Thứ ba, phân tích quá trình hình thành và phát triển mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam cũng như thực tiễn mối quan hệ của hai nhánh quyền này hiện nay. Thứ tư, xác định các quan điểm và giải pháp bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp. 9 1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp dưới góc độ pháp lý, các giả thuyết khoa học cần đặt ra như sau: Ở nước ta, sự phân công, phối hợp quyền lực giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nói chung cũng như phân công, phối hợp giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp nói riêng đã được nhận thức, áp dụng từ nhiều năm qua nhưng vẫn chưa thực sự rõ ràng, hợp lý. Trong khi đó, kiểm soát giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp mới chính thức được ghi nhận ở Hiến pháp năm 2013. Thực tiễn thực hiện mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp hiệu quả chưa cao, còn nhiều bất cập, vướng mắc, chưa thực sự đảm bảo được sự độc lập của tư pháp cũng như sự mềm dẻo, linh hoạt của hành pháp. Vì vậy, yêu cầu nhận thức, thể chế hóa pháp lý đầy đủ nhằm hiện thực hóa, đảm bảo mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp đang đặt ra cấp bách, là một trong những yếu tố quyết định, góp phần hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cần phải giải đáp: Thứ nhất, những vấn đề lý luận nào về mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp cần phải được phân tích và giải quyết để tạo lập nền tảng nhận thức về mối quan hệ này? Triết lý nào cho việc bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp? Thứ hai, thực trạng mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp được quy định như thế nào trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật Việt Nam? Thực tiễn thực hiện mối quan hệ này có ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân nào? Thứ ba, những quan điểm, giải pháp nào cần đề xuất để bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay? 10 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN TƯ PHÁP VÀ QUYỀN HÀNH PHÁP TRONG THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước 2.1.1. Khái niệm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước 2.1.1.1. Quyền tư pháp Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nhánh quyền lực trong cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước; được trao cho Tòa án nhân dân thực hiện thông qua hoạt động xét xử, nhằm duy trì, bảo vệ công lý, trật tự pháp luật, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức và nhà nước theo quy định của pháp luật. Về chủ thể thực hiện quyền tư pháp: Tòa án có vị trí là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp. 2.1.1.2. Quyền hành pháp Quyền hành pháp bao gồm quyền lập quy và quyền hành chính, trong đó quyền lập quy là quyền hoạch định chính sách quốc gia, ban hành các văn bản pháp quy; quyền hành chính là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, đối ngoại theo pháp luật. Hiến pháp năm 2013 quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Điều này không có nghĩa là toàn bộ quyền hành pháp được giao cho tập thể Chính phủ và các thành viên của Chính phủ đảm nhiệm. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ đề cập đến cơ quan thực hiện quyền hành pháp là Chính phủ trong mối quan hệ với Tòa án – cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Trong bộ máy nhà nước ta, Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, giữa hai nhánh quyền lực này luôn có sự liện hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Tùy vào từng 11 hình thức chính thể, các quốc gia sẽ có cách thiết lập khác nhau về mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp nhưng tựu chung lại, mối quan hệ này luôn được xác lập trên ba phương diện chính: sự phân công, sự phối hợp và sự kiểm soát lẫn nhau giữa hai nhánh quyền lực này. Từ những khái niệm công cụ và phân tích nêu trên, có thể hiểu mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam là quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực thi quyền tư pháp và quyền hành pháp do cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp thực hiện, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất; thực hiện quyền tư pháp, quyền hành pháp đúng pháp luật, có hiệu lực, hiệu quả; xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật; thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức trong xã hội. 2.1.2. Đặc điểm của mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam Một là, mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp có nội dung kiểm soát có tính chất tài phán rõ ràng, cụ thể, bắt buộc thực hiện đối với hành pháp. Hai là, quyền hành pháp có sự kiểm soát nhất định đối với quyền tư pháp nhưng phải bảo đảm tính độc lập của Tòa án nhân dân khi thực hiện quyền tư pháp. Ba là, quan hệ giữa tư pháp và hành pháp mặc dù có sự phân công rành mạch về chức năng nhưng phối hợp chặt chẽ trong hoạt động nhằm phục vụ, hỗ trợ bảo đảm hiệu quả hoạt động của cả hành pháp và tư pháp. 2.1.3. Vai trò xác lập mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam Một là, góp phần kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước giữa cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp. Hai là, việc xác lập mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp góp phần bảo đảm thực thi quyền tư pháp và quyền hành pháp có hiệu lực, hiệu quả. 12 Ba là, việc xác lập mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp góp phần bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, thuộc về nhân dân 2.2. Nội dung mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam 2.2.1. Nội dung phân công giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam Ở Việt Nam, trong thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện rất rõ sự phân công quyền lực. Phương diện này được Hiến định trong Hiến pháp năm 2013 bằng quy định Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp. Bên cạnh đó, Hiến pháp còn quy định những nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Tòa án nhân dân và được cụ thể hóa thông qua Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Theo đó, Hiến pháp trao cho Chính phủ 08 nhiệm vụ và quyền hạn. Đối với Tòa án, Hiến pháp trao cho cơ quan này thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ của Tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 2.2.2. Nội dung phối hợp giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam Đối với Việt Nam, nội dung phối hợp giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp được Hiến định trong Hiến pháp năm 2013. Trong phạm vi luận án, tác giả tập trung nghiên cứu sự phối hợp giữa Tòa án nhân dân và Chính phủ trong hoạt động xây dựng pháp luật, giáo dục pháp luật, trong hoạt động quản lý các Tòa án theo quy định tại Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành bởi Nghị quyết liên tịch số 15/NQLT/CP-TANDTC-VKSNDTC ngày 31/3/2010. 2.2.3. Nội dung kiểm soát giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam 13 * Kiểm soát của quyền lực tư pháp đối với quyền lực hành pháp: Ở nước ta, kiểm soát quyền lực hành pháp từ quyền lực tư pháp được thực hiện bởi Tòa án. Hoạt động kiểm soát của toà án có tính chất gián tiếp, thông qua việc giải quyết các tranh chấp về kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình và thông qua việc giải quyết các vụ án hành chính. Trong quá trình thực hiện quyền hành pháp, các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành các quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chính làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân, cơ quan, tổ chức. Quá trình đó có thể nảy sinh các tranh chấp giữa cơ quan hành chính với công dân, cơ quan, tổ chức. Để giải quyết tranh chấp này, Tòa án có quyền phán quyết đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính (giải quyết khiếu kiện hành chính). Với thẩm quyền đánh giá tính hợp pháp hay sai phạm của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện, xét xử hành chính thực sự là một cơ chế hữu hiệu để bảo đảm cho các cơ quan hành chính nhà nước nói chung thực hiện đúng quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước của mình. * Kiểm soát của quyền lực hành pháp đối với quyền lực tư pháp: Tòa án là một cơ quan nhà nước, do vậy ngoài hoạt động xét xử còn thực hiện các hoạt động hành chính nhà nước có tính chất nội bộ (thiết lập bộ máy hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện các hoạt động tác nghiệp hành chính; sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước và những hoạt động hành chính khác). Theo đó, Tòa án phải chấp hành pháp luật hành chính với tư cách là một chủ thể của luật hành chính. Điều này mang lại cho Chính phủ khả năng kiểm soát Tòa án về những hoạt động hành chính nhà nước do pháp luật quy định. 2.3. Các điều kiện bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước 2.3.1. Chế độ chính trị 14 Mỗi chế độ chính trị, dù đa nguyên hay nhất nguyên thì ở bất kỳ nhà nước hiện đại nào cũng đều có sự hiện diện của việc phân quyền với các mức độ áp dụng khác nhau. Ở các nước tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo nguyên tắc phân quyền và có hệ thống chính trị đa nguyên thì quyền tư pháp và quyền hành pháp hoạt động theo cơ chế cân bằng và đối trọng nhau. Trong khi đó, ở các chế độ chính trị nhất nguyên thường các nhánh quyền lực nhà nước không hoạt động theo cơ chế cân bằng và đối trọng nhau mà có sự tác động qua lại ở mức độ nhất định và kiểm soát lẫn nhau. 2.3.2. Chính thể nhà nước Chính thể là nơi thể hiện một cách tập trung nhất mối quan hệ qua lại giữa các phạm vi quyền lực: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ở các quốc gia theo chính thể cộng hòa tổng thống, điển hình là Hoa Kỳ, giữa các nhánh quyền lực có sự kiềm chế, đối trọng nhau Ở các quốc gia theo chính thể cộng hòa đại nghị, quyền lực nhà nước được tổ chức một cách mềm dẻo, linh hoạt hơn. Điều đó thể hiện ở chỗ hành pháp không hoàn toàn độc lập mà có mối liên hệ mật thiết, thường xuyên với lập pháp do sự chịu trách nhiệm trước lập pháp và sự chung nhân viên giữa hai cơ quan này. Nguyên thủ quốc gia chỉ là hành pháp tượng trưng vì bộ máy hành pháp trực thuộc thủ tướng và thủ tướng mới phải chịu trách nhiệm trước lập pháp. Tư pháp độc lập với hành pháp trong hoạt động song không hoàn toàn độc lập trong tổ chức và trong cả tổ chức lẫn hoạt động đều không hoàn toàn độc lập với lập pháp Ở các quốc gia theo chính thể cộng hòa hỗn hợp, đây là dạng chính thể có các đặc trưng của cả Cộng hòa Đại nghị lẫn Tổng thống và Pháp là đại diện điển hình cho dạng chính thể này. Quyền hành pháp do Chính phủ mà thực chất là Tổng thống nắm. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia đồng thời là người có tác động trực tiếp đến bộ máy hành pháp. Với tư cách là người đứng đầu nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu ra Tổng thống có quyền hoạch định chính sách quốc gia, chủ tọa Hội đồng Bộ trưởng để thông qua chính sách này. 2.3.3. Mức độ hoàn thiện của các quy định trong hệ thống pháp luật về mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp 15 Cho dù tổ chức theo mô hình nào thì những quan điểm nguyên tắc về mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước cũng phải được thể hiện thành các quy định của pháp luật mới có cơ sở pháp lý để thực hiện trong thực tế. Tuy vậy, trong thực tế, khi thể chế hóa các nguyên tắc, quan điểm về mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp cũng như các quan hệ khác không phải bao giờ cũng đầy đủ, chặt chẽ. Trong hệ thống pháp luật vẫn còn những quy định bất cập, khó thực hiện hoặc chưa đủ cụ thể bảo đảm sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát giữa tư pháp và hành pháp. 2.3.4. Tổ chức bộ máy và năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp Hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân được cơ cấu bảo đảm tính độc lập khi xét xử, khách quan, không phụ thuộc vào điều kiện gì, không chịu áp lực nào khi xem xét đánh giá tính đúng đắn, phù hợp pháp luật trong hoạt động của các cơ quan hành pháp, cán bộ, công chức cơ quan hành pháp. Đối với các cơ quan hành pháp cũng vậy. Để phục vụ, hỗ trợ có hiệu quả cho các cơ quan thực hiện quyền tư pháp, các cơ quan hành pháp cũng cần có cơ cấu hợp lý, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng, cụ thể, khả thi. Đây là điều kiện bảo đảm mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp 2.3.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ hoạt động của cơ quan tư pháp và hành pháp Để bảo đảm thực hiện mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước thì ngoài vấn đề tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức còn cần phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, hợp lý, kinh phí đủ yêu cầu phục vụ cho hoạt động tư pháp và hành pháp. Những điều kiện vật chất này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tư pháp và hành pháp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của từng hoạt động, trong đó có mối quan hệ vừa là phân công, phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau, vừa là kiểm soát lẫn nhau giữa tư pháp và hành pháp. 16 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN TƯ PHÁP VÀ QUYỀN HÀNH PHÁP TRONG THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 3.1. Thực trạng quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam 3.1.1. Lịch sử phát triển mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam qua các bản Hiến pháp 3.1.1.1. Hiến pháp năm 1946 Hiến pháp năm 1946 đã bảo đảm tính độc lập của các quyền hành pháp và quyền tư pháp; khẳng định tính nguyên tắc là các cơ quan Chính phủ và Tòa án đều là những cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, mỗi cơ quan nắm giữ một bộ phận quyền lực nhà nước. Hiến pháp năm 1946 cũng tạo cơ chế cân bằng quyền lực, trong đó có việc kiểm soát giữa các cơ tư pháp đối với cơ quan hành pháp và ngược lại. 3.1.1.2. Hiến pháp năm 1959 Nhìn chung, sự phân công quyền lực giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp đã “mờ nhạt” hơn so với Hiến pháp năm 1946. Những học thuyết về phân định quyền lực được thể chế trong Hiến pháp năm 1946 đã “không được kế thừa và phát huy” trong Hiến pháp năm 1959. Có thể nói, từ Hiến pháp năm 1959 đã bắt đầu hình thành xu hướng tập trung quyền lực nhà nước vào Quốc hội, còn quyền lực của các cơ quan khác chỉ được coi là quyền lực phái sinh từ Quốc hội 3.1.1.3. Hiến pháp năm 1980 Ở giai đoạn này, việc thực hiện quyền tư pháp của cơ quan hành pháp đã có sự chỉ đạo tập trung vào quản lý biên chế, kinh phí. Bộ Tư pháp được tổ chức và đảm nhiệm việc quản lý toà án và chủ yếu là việc chăm lo về đội ngũ cán bộ ngành tư pháp như: trình tổng số biên chế và quy định biên chế cụ thể cho từng Tòa án nhân dân 17 địa phương và chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về ngân sách địa phương cho hoạt động của Toà án nhân dân ở địa phương. 3.1.1.4. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) * Giai đoạn từ 1992 đến trước 2002 Ở giai đoạn này, mối quan hệ giữa Chính phủ và cơ quan tư pháp được thể hiện chủ yếu ở mối quan hệ của chủ thể quản lý với đối tượng chịu sự quản lý. Cụ thể là việc quản lý Tòa án nhân dân địa phương tiếp tục kế thừa quy định như Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 và có điểm mới hơn đó là Bộ Tư pháp quản lý toàn diện cả về tổ chức, cán bộ và kinh phí hoạt động. Việc tách kinh phí hoạt động của tòa án với ngân sách địa phương là một điểm mới, khẳng định xu hướng độc lập của toà án với chính quyền địa phương. * Giai đoạn từ năm 2002 đến 2013 Hiến pháp năm 1992 đã vận dụng được những hạt nhân hợp lý của học thuyết phân quyền để xác lập mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp theo cơ chế phân công, phối hợp quyền lực. Tuy nhiên, tính đến thời điểm trước khi Hiến pháp năm 2013 ra đời, thì ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không được trao một cách độc lập cho ba cơ quan khác nhau. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, chỉ có Quốc hội là cơ quan duy nhất được nắm quyền lập pháp. Sự phân công quyền lực cũng không được thực hiện một cách triệt để. 3.1.2. Mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan 3.1.2.1. Về phân công giữa Chính phủ và Tòa án nhân dân Hiến pháp năm 2013 thể hiện rất rõ sự phân công quyền lực nhà nước thông qua việc trao quyền hành pháp cho Chính phủ, quyền tư pháp cho Tòa án. Điều này được luật Tổ chức Tòa án năm 2014 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể của Tòa án nhân dân và Chính phủ. 3.1.2.2. Về phối hợp giữa Chính phủ và Tòa án nhân dân 18 Giữa Chính phủ và Tòa án nhân dân có sự phối hợp trong công tác xây dựng pháp luật, công tác giáo dục pháp luật và hoạt động quản lý các Tòa án. 3.1.2.3. Về kiểm soát giữa Chính phủ và Tòa án nhân dân * Kiểm soát của cơ quan tư pháp đối với cơ quan hành pháp Hiện nay việc kiểm soát của Tòa án đối với cơ quan hành pháp được nhận diện thông qua hoạt động xét xử theo thủ tục tố tụng hành chính. Hiện nay, Tòa án nhân dân không có thẩm quyền phán xét đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng trở lên và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trở xuống. * Kiểm soát của cơ quan hành pháp đối với cơ quan tư pháp Hiện nay Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác quy định sự kiểm soát Tòa án từ Chính phủ chưa thực sự rõ ràng nếu không nói là mờ nhạt. Chủ yếu nhận thấy Chính phủ có thể kiểm soát Tòa án thông qua kiểm soát việc thu chi tài chính, ngân sách phục vụ cho ngành Tòa án. 3.2. Thực tiễn mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay 3.2.1. Thực tiễn phân công giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện rõ sự phân công này khi quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp tại Điều 94, tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp tại Khoản 1 - Điều 102, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 được ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 cũng đã thể hiện rất rõ điều này. Tuy nhiên, trong số các nhiệm vụ, quyền hạn đó, nhận thấy hiện nay Tòa án ở Việt Nam chưa có thẩm quyền xét xử các văn bản pháp luật bị coi là vi phạm Hiến pháp. Ngoài ra, pháp luật cũng không trao cho Tòa án quyền giải thích Hiến pháp và pháp luật. 19 3.2.2. Thực tiễn phối hợp giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay Trong công tác xây dựng pháp luật, các dự án luật Chính phủ chủ trì xây dựng đều tham khảo ý kiến của Tòa án v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_moi_quan_he_giua_quyen_tu_phap_va_quyen_hanh.pdf
Tài liệu liên quan