Tóm tắt Luận án Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực hiện cơ chế đặc thù

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin, nâng cao khả năng cảnh báo sớm, phòng, chống các nguy cơ tấn công, xâm nhập hệ thống công nghệ thông tin và ngăn chặn, khắc phục kịp thời các sư cố an toàn thông tin, trung tâm dữ liệu của Thành phố, phục vụ hoạt động hiệu quả của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Xây dựng, phát triển và duy trì hoạt động của lực lượng chuyên trách đảm bảo an toàn thông tin của thành phố, thường xuyên kiểm tra đánh giá kiểm thử các hệ thống thông tin dung chung của Thành phố và các đơn vị.

docx29 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực hiện cơ chế đặc thù, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệm thành công cũng như những sai lầm mà các nước khác đã trải qua để rút ra bài học cho TPHCM để nâng cao chất lượng tăng trưởng. Ba là, luận án phân tích, đánh giá bức tranh tổng quát CLTT trên địa bàn TPHCM, trước hết là về CLTT kinh tế thông qua các chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế, năng suất tổng hợp về hiệu quả sử dụng các nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chất lượng giải quyết các vấn đề xã hội thông qua giải quyết việc làm, nâng cao phúc lợi xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; chất lượng môi trường thông qua việc đảm bảo môi trường, sinh thái, giảm ô nhiễm môi trường; chất lượng thể chế thông qua việc cải cách hành chính, ổn định KT vĩ mô, thực thi chính sách. Trên cơ sở đó, chỉ ra những thành tựu đạt được và những hạn chế, mâu thuẫn đang đặt ra về CLTT của thành phố giai đoạn 2011 - 2018. Bốn là, trên cơ sở khái quát lý luận và thực tiễn CLTT ở TPHCM thời gian qua, kết hợp các bài học kinh nghiệm của các nước, luận án đưa ra hệ thống các định hướng, mục tiêu và các nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao CLTT ở TPHCM trong bối cảnh thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù mà Nghị quyết số 54 của Quốc hội giao cho TPHCM làm thí điểm và sự tác động của cơ chế đặc thù đến chất lượng tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm năm chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng và cơ chế đặc thù Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng chất lượng tăng trưởng trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011 - 2018 Chương 5: Định hướng và giải pháp nâng cao CLTT trên địa bàn TPHCM trong bối cảnh thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước - Nghiên cứu: “Đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế TP HCM giai đoạn 1990 – 2010. Định hướng và giải pháp hoàn thiện mô hình tăng trưởng đến năm 2020” Hoàng Thị Chỉnh, Trường Đại học Kinh tế TPHCM 2011. - Nghiên cứu: “Quan điểm và giải pháp đảm bảo sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội” Hoàng Đức Thân. Hà nội 2010; - Nghiên cứu “Mối quan hệ quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới - Vấn đề và giải pháp” Nguyễn Thị Nga, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 2006. - Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế TPHCM theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2025”; Lương Minh Cừ, Đào Duy Huân, Trường Đại học Tài chính Marketing, 2013. - Công trình nghiên cứu: “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Lý thuyết và thực tiễn ở TPHCM”; Đỗ Phú Trần Tình. - Nghiên cứu: “Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam”; Đinh Quang Ty, Hoàng Đức Thân. - Công trình nghiên cứu: “Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Tạp chí: “Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới”; Bùi Quang Bình. - Nghiên cứu: “Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ đổi mới đến nay - Những thành tựu và hạn chế”; Trương Bá Thanh, Bùi Quang Bình; - Nghiên cứu: “Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu nghèo”; Lý Thu Huệ, Quản lý Nhà nước 2014, số 222. - Nghiên cứu: “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam bằng phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn”; Vũ Xuân; Tiến bộ khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng 2014, số 4. - Công trình nghiên cứu: “Một số vấn đề xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở nước ta - Thực trạng và khuyến nghị”; Mai Ngọc Cường; Kinh tế và phát triển 2013, số 196. - Nghiên cứu: “Lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”. Nguyễn Công Mỹ; Quản lý kinh tế 2012, số 45. - Công trình nghiên cứu: “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Thực trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2011- 2016”; Nguyễn Đình Cung; Tài chính 2012, số 1. - Nghiên cứu: “Bảo đảm gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong chiến lược phát triển ở nước ta đến năm 2020”; Nguyễn Hữu Dũng; Phát triển kinh tế 2011, số 163. - Nghiên cứu: “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong thời kỳ quá độ”; Phạm Xuân Nam; Tạp chí Cộng sản, 2011. - Công trình nghiên cứu “Kinh tế TPHCM 30 năm xây dựng và phát triển (1975-2005)”, - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới – Vấn đề và giải pháp” thực hiện năm 2006. - Đề tài “Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam” của GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng. - Đề tài: “Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh, bền vững chất lượng cao ở Việt Nam” của tác giả TS. Đinh Văn Ân. - Sách chuyên khảo: “Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế” do TS Cù Chí Lợi chủ biên, xuất bản năm 2009. - Sách chuyên khảo: “Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của tác giả PGS. TS Trần Thọ Đạt xuất bản năm 2006. - GS.TS Nguyễn Khắc Minh & TS. Nguyễn Việt Hùng (2010), Thay đổi cấu trúc kinh tế Việt Nam – cách tiếp cận IO, Tạp Chí Kinh tế & Phát triển. 1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến luận án - Gylfason và Zoega; 2003. “Giáo dục, công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế: một cái nhìn toàn cảnh”. - Clarke và Islam; 2004. “Tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội” sự vận hành chuẩn lý thuyết lựa chọn xã hội. - Guisa và Frias, 1996 “Tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội ở Châu Âu”. - Martin Evans, Ian Gough, Đào thanh Huyền, Đỗ Lê Thanh Ngọc; 2007 “An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức độ nào”. - Linder, 2004 “Gia tăng chi tiêu xã hội công cộng và tăng trưởng kinh tế từ thế kỷ 18”. - Các nghiên cứu cạnh tranh của nhiều học giả đã chỉ ra vai trò cạnh tranh quốc gia ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi cấu trúc kinh tế và có tính quyết định trong cất cánh kinh tế như Adam Smith (1776), Jasimuddin (2001), Dutta (2007), Garelli (2004), McFetridge (1995), Heap (2007), Porter (1990) Đây là cơ sở khoa học của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đưa ra chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) với 12 nhân tố thuộc 3 nhóm (1) yếu tố cơ bản, (2) yếu tố nâng cao hiệu quả, (3) yếu tố đổi mới và hiện đại. Tuy nhiên, các chỉ số GCI quá toàn diện và rất khó để chọn điểm nhấn cho quá trình thực hiện từ yếu tố nào. Ngoài ra, Schwab (2009) chỉ ra rằng sự khác nhau của các cột của GCI tác động đến các quốc gia là rất khác nhau, ví dụ tốt nhất cho quốc gia Burkina nhưng là không tốt nhất cho Thụy sĩ. - Hollis B. Chenery trong tác phẩm Công nghiệp hóa và tăng trưởng (Industrialization and Growth, năm 1982) 1.3. Khoảng trống trong các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Chưa có công trình nào đi sâu phân tích CLTT kinh tế ở các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và cơ chế, trong bối cảnh của thực hiện cơ chế đặc thù từ sự phân cấp và tự chủ trên địa bàn TPHCM. Đặc biệt khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 54 về cơ chế đặc thù cho TPHCM áp dụng cho Thành phố từ năm 2018 đến nay thì chưa có công trình nào nghiên cứu nào về chất lượng tăng trưởng kinh tế Thành phố gắn với cơ chế đặc thù thế nào? Mối quan hệ tác động qua lại giữa chất lượng tăng trưởng kinh tế và cơ chế đặc thù ra sao? CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG VÀ CƠ CHẾ ĐẶC THÙ ĐỂ PHÁT TRIỂN 2.1. Lý luận về chất lượng tăng trưởng 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế Bản chất của TTKT là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, để đo lường sản lượng hay thu nhập của nền KT người ta thường dùng các chỉ tiêu sau: Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross Output), tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) và tổng sản phẩm trên địa bàn một thành phố, một tỉnh, một địa phương (GRDP - Gross Regional Domestic Product). 2.1.1.2. Phát triển kinh tế (PTKT) Được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. PTKT là quá trình thay đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế, là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện và phát triển cả về kinh tế (KT) và xã hội (XH) ở mỗi quốc gia. 2.1.1.3. Phát triển bền vững Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức tại Nam Phi năm 2002 đã xác định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa, hợp lý giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường” 2.1.2. Một số quan điểm về tăng trưởng Tác giả đã đưa ra các quan điểm cổ điển về tăng trưởng; quan điểm của Các Mác về tăng trưởng; mô hình tân cổ điển về tăng trưởng; Mô hình của J.M.Keynes về tăng trưởng; Mô hình của Harrod – Domar về tăng trưởng; Quan điểm của kinh tế học hiện đại về tăng trưởng 2.2. Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng Tác giả đã trình bày rõ các quan điểm về chất lượng tăng trưởng; đo lường chất lượng tăng trưởng 2.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chất lượng tăng trưởng Khẳng định: phải chuyển từ mô hình TTKT theo chiều rộng chủ yếu dựa vào khai thác yếu tố tài nguyên và lao động giản đơn, sang mô hình TTKT theo chiều sâu chủ yếu dựa vào KHCN và lao động tri thức. 2.3. Cơ sở lý luận về cơ chế đặc thù trong phân cấp quản lý đề phát triển kinh tế các vùng và thành phố lớn Phần này đã nêu khái niệm cơ chế đặc thù, phân quyền ở các địa phương và các căn cứ và cơ sở để Quốc Hội ban hành cơ chế đặc thù theo Nghị Quyết số 54 cho TP HCM làm thí điểm. 2.4. Về cơ chế đặc thù trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Tác giả đã trình bày rõ: Quan điểm về cơ chế đặc thù; Về phân quyền ở các địa phương; Căn cứ và cơ sở để Quốc hội ban hành cơ chế đặc thù theo Nghị Quyết số 54 cho TP.HCM làm thí điểm trên cơ sở 2.5. Kinh nghiệm của một số nước về nâng cao CLTT và bài học kinh nghiệm cho TP.HCM Tác giả đã phân tích rõ kinh nghiệm của một số nước về nâng cao chất lượng tăng trưởng bao gồm: Kinh nghiệm của Nhật Bản; Kinh nghiệm của Singapor; Kinh nghiệm của Trung Quốc; Kinh nghiệm của Thái Lan trong; Kinh nghiệm về phân cấp và phân bổ ngân sách của Vùng Occitanie, Cộng hoà Pháp. Từ đó rút ra Những bài học kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận án bao gồm: Phép duy vật biện chứng; Phương pháp trừu tượng hóa khoa học; Phương pháp logic kết hợp với lịch sử; Phương pháp tiếp cận hệ thống 3.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Bao gồm: Phương pháp phân tích - tổng hợp; Phương pháp đối chiếu và so sánh; Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê, mô tả; Phương pháp nghiên cứu bàn giấy. 3.3. Quy trình và khung phân tích luận án: CLTT kinh tế Hiệu lực, Hiệu quả Quản lý Nhà nước Thể chế quản lý (cơ chế, chính sách) Vốn, nguồn lực tài chính Lao động và NSLĐ Trình độ Khoa học, công nghệ Cơ chế, chính sách cụ thể Nghị quyết 54/QH về cơ chế chính sách đặc thù phát triển TPHCM Nghị quyết 16 và 20 của Bộ Chính trị về phát triển TPHCM Công bằng và tiến bộ xã hội Hiệu quả kinh tế Môi trường (sinh thái và xã hội) CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011 - 2018 4.1. Giới thiệu khái quát về TP.HCM TPHCM nằm ở trung tâm Nam bộ, trong tọa độ: 10010’ - 10038’ vĩ Bắc, 106022’ -106054 kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, phía Nam giáp với biển Đông, có bờ biển dài 15 km. Diện tích tự nhiên là 2.095,24 km2, chia thành 24 quận, huyện với 322 phường, xã. Dân số khoảng hơn 13 triệu người (kể cả dân nhập cư). TP.HCM hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông nối liền với các địa phương trong nước và là cửa ngõ của cả nước ra thế giới. Bên cạnh đó, việc tập trung các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp, bệnh viện, trung tâm thương mại, cơ sở văn hóa, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế. Cuối năm 2017, Quốc Hội đã thông qua Nghị quyết số 54/2017/QH14 “Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh”, điều này đã mở ra cơ hội to lớn, những cũng đầy thách thức cho TPHCM trong PTKT - XH. 4.2. Thực trạng CLTT trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2011 - 2018 4.2.1. Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế Tác giả đã phân tích rõ: Thực trạng tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh; Thực trạng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố; Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) trên địa bàn; Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Thực trạng thu - chi ngân sách trên địa bàn Thành phố và Thực trạng về phát triển doanh nghiệp, thực trạng phát triển khoa học, công nghệ. 4.2.2. Thực trạng giải quyết các vấn đề xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục - đào tạo trên địa bàn Thành phố về: Tác giả đã phân tích rõ: thực trạng giải quyết các vấn đề xã hội và đảm bảo an sinh xã hội như giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội; Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; Thực trạng công tác giáo dục và đào tạo như nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho đội ngũ doanh nhân; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho chính quyền và hệ thống chính trị của Thành phố; Thực trạng công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng 4.2.3. Thực trạng chất lượng môi trường, sinh thái trên địa bàn Thành phố Tác giả đã phân tích rõ các vấn đề như: Hoạt động bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường; Chương trình giảm ngập nước 4.2.4. Thực trạng chất lượng thể chế kinh tế Tác giả đã phân tích rõ nội dung: triển khai thực hiện Chương trình cải cách thủ tục hành chính; công tác ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng thông tin kinh tế - kỹ thuật 4.3. Đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế về CLTT trên địa bàn TPHCM thời gian qua 4.3.1. Những kết quả đạt được (1) Thành phố đã chủ động, kịp thời, sáng tạo trong việc quán triệt và cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ phù hợp tình hình thực tiễn; nhạy bén, linh hoạt xử lý hiệu quả các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh, góp phần tích cực cùng cả nước ổn định KT vĩ mô, kiềm chế và kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh XH, giữ vững quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống. Trong điều kiện khó khăn chung của KT thế giới và trong nước, Thành phố đã tập trung thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều giải pháp đồng bộ, toàn diện, sáng tạo, đạt hiệu quả cao, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát, không để xảy tình trạng mất cân đối cung – cầu, đồng thời khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, từng bước chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng nâng cao CLTT, hiệu quả và sức cạnh tranh; hiệu quả đầu tư tăng; khẳng định vai trò là đầu tàu hạt nhân, động lực của Vùng KTTĐPN và cả nước. (2) Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn nước ngoài, giảm tỷ trọng kinh tế có vốn nhà nước; kinh tế nhà nước được cũng cố và phát huy vai trò nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các loại thị trường đều phát triển và có tín hiệu khởi sắc, cụ thể; thị trường hàng hóa thương mại, dịch vụ đạt quy mô ngày càng lớn, duy trì tăng trưởng cao, đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của thành phố. Tổng mức bán lẻ và dịch vụ bình quân giai đoạn 2016-2020 ước tăng 11,38%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra 8% năm. Thị trường tài chính tiền tệ từng bước đi vào ổn định, huy động vốn của ngân hàng liên tục tăng trưởng hàng năm (từ 1,7 triệu đồng năm 2016 lên đến trên 2,2 triệu tỷ đồng năm 2018), tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng và phát triển; tiếp tục phát triển thị trường cổ phiếu, phát triển mạnh thị trường bất động sản, trong đó có nhà ở ngày càng đáp ứng nhu cầu của người dân tốt hơn. Thị trường khoa học công nghệ từng bước được hình thành, phát triển và tăng trưởng về quy mô, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh; thị trường ngoại hối và thị trường vàng ổn định, trật tự thị trường được đảm bảo. Cơ cấu nghành và lĩnh vực kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, 09 nhóm ngành dịch vụ và 04 ngành công nghiệp trọng yếu phát triển nhanh, theo hướng nâng tỉ trọng các dịch vụ cao cấp, sản phẩm công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ, giá trị gia tăng cao, nông nghiệp đô thị phát triển hiệu quả, bền vững, từng bước hiện đại, tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, tập trung sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tập trung thực hiện “Chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới ngày càng văn minh, giàu đẹp”. (3) Công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch và phát triển đô thị có nhiều chuyển biến tích cực hoàn thành và phủ kín quy hoạch phân khu để làm cơ sở triển khai quy hoạch chi tiết; hoàn thành và rà soát quy hoạch của 24 quận huyện để phục vụ cho phát triển đô thị, lập và điều chỉnh quy hoạch một số khu vực quan trọng của thành phố như quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 huyện Cần Giờ, điều chỉnh quy hoạch phân khu 1/5000 khu đô thị Tây Bắc thành phố, quy haoch5 chi tiết 1/500 khu công viên 23/9 và nhà ga Bến Thành. Nghiên cứu rà soát, lập điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Công tác công bố, công khai thông tin quy hoạch có tiến bộ, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công bố trên mạng Internet và điện thoại thông minh; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý quy hoạch góp phần xây dựng nền tảng đô thị thông minh của thành phố. Quy hoạch phát triển các khu đô thị mới cơ bản hoàn thành nghiên cứu định hướng quy hoạch khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố thuộc quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức, dựa trên nền tảng kinh tế tri thức và công nghệ cao của cuộc cách mạng công nghệ 4.0; quy hoạch điều chỉnh huyện Cần Giờ thành trung tâm du lịch, nghĩ dưỡng, sinh thái và bảo tồn; thi tuyển chọn phương án quy hoạch khu Thanh Đa – Bình Quới; quy hoạch không gian nguồn và ngầm hóa hạ tầng kỹ thuật đô thị ... nhìn chung công tác quy hoạch có nhiều đổi mới về phương pháp tổ chức, lập, tích hợp quy hoạch cảnh quan, môi trường, kinh tế, phát triển đô thị, dịch vụ đô thị, văn hóa đô thị ... Tập trung phát triển đô thị, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, mở rộng không gian đô thị, phục vụ tích cực phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, văn hóa - xã hội, cải thiện dân sinh. Thành phố thực hiện nhiều cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư xã hội vào phát triển kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, làm cho hệ thống hạ tầng, diện mạo đô thị ở nhiều khu vực thay đổi tốt hơn, ngày càng văn minh, hiện đại; từng bước giảm ùn tắc giao thông đô thị, đồng thời giảm ngập nước tại một số khu vực, giảm ô nhiễm môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố. (4) Sự nghiệp văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, thể dục thể thao có chuyển biến tích cực; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ từng bước góp phần thiết thực vào quá trình phát triển; chất lượng chăm sóc sức khỏe được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện có hiệu quả với sự cộng đồng trách nhiệm, chia sẻ của các tầng lớp nhân dân; chương trình giảm nghèo bền vững, tăng hộ khá hoàn thành kế hoạch trước thời hạn đề ra, góp phần ổn định XH, an dân trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước còn có nhiều khó khăn, thách thức. (5) Thành phố đã giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn XH trong mọi tình huống; quốc phòng - an ninh không ngừng được củng cố, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; phạm pháp hình sự được kiềm chế, tai nạn giao thông giảm trên cả 3 mặt; chủ động tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy; công tác cải cách hành chính đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước xây dựng bộ máy chính quyền thật sự hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt; công tác tư pháp có chuyển biến tích cực; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo có nhiều nỗ lực, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố được nâng lên; kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế được mở rộng và phát triển tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. (6) Cuối năm 2017, Quốc Hội ban hành Nghị quyết 54/2017/QH14 về cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh đã tạo thuận lợi hơn, tạo điều kiện mới, động lực mới để thành phố phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững hơn. Đến nay, HĐND TP đã thông qua được 2 đề án và ban hành Nghị quyết về việc tăng thu nhập thêm 1,8 lần cho cán bộ, công chức, viên chức của TP. Hồ Chí Minh, tạo động lực mới, phấn khởi hơn, an tâm hơn do thu nhập tăng thêm nâng cao đời sống, giữ chân được người giỏi trong khu vực công lập, nhà nước, hạn chế tình trạng chuyển dịch chất xám ra khu vực ngoài nhà nước. Nghị quyết về Đề án thu hút, chế độ, chính sách đãi ngộ tài năng, chuyên gia giỏi, nhà kho học, tài năng đặc biệt để thực hiện chính sách trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng nhân tài. Thành phố đang chuẩn bị 12 Đề án còn lại thông qua HĐND TP sắp tới để tạo chuyển biến thật sự trong thu hút nguồn nhân lực phát triển thành phố, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế và sức cạnh tranh của kinh tế thành phố. 4.3.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân (1) Tăng trưởng kinh tế thành phố chủ yếu dựa vào vốn và lao động góp 64,7% (dự kiến đến năm 2020 còn khoảng 58%) vào tốc độ tăng trưởng GRDP; năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tốc độ tăng trưởng, tuy có tăng lên nhưng tỉ trọng thấp, đóng góp 35,3% (dự kiến đến 2020 tăng lên 42%) năng suất lao động còn thấp hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chất lượng tăng trưởng nhìn chung chưa bền vững, năng lực cạnh tranh chưa cao; cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế tuy có chuyển biến tích cực, đúng định hướng nhưng hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp, tỷ lệ sản xuất gia công, lắp ráp còn cao; sức cạnh tranh chưa tăng nhiều. Công nghiệp thành phố chủ yếu phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu bền vững, năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu còn hạn chế; tính liên kết giữa công nghiệp sản xuất và công nghiệp hỗ trợ với các nhà sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh còn hạn chế; tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ còn thấp, công nghệ sản xuất chưa cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực chưa rõ nét, sự gia tăng hiệu quả sử dụng, năng suất lao động còn thấp. Hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng nhanh và xu hướng tăng mạnh hơn nữa nhưng hạn chế và khó khăn về quản lý nhà nước về thuế, hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu, hàng kém chất lượng. Chưa gắn kết hệ thống logistics và xuất-nhập khẩu do quy mô doanh nghiệp logistics còn nhỏ, cạnh tranh yếu; cơ sở hạ tầng logistics còn yếu, thiếu đồng bộ, quy mô nhỏ, chi phí cao. Xuất khẩu tăng trưởng chủ yếu những mặt hàng gia công lắp ráp, dựa vào nguồn lao động giá rẻ, giá trị gia tăng thấp; chưa thực sự tham gia vào chuỗi sản xuất và lưu thông sản phẩm toàn cầu và khu vực. Chuyển dịch cơ cấu KT chậm, tỉ trọng các dịch vụ cao cấp, sản phẩm CN có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng cao và yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế còn hạn chế so với tiềm năng phát triển; quy mô, tỷ trọng của kinh tế tập thể quá nhỏ. Trình độ phát triển của các loại thị trường thấp, vận hành chưa đồng bộ, thông suốt; thị trường tài chính tiền tệ và bất động sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chậm xây dựng hệ thống hàng rào kỹ thuật và hệ thống quản lý thị trường đủ năng lực và hiệu quả quản lý để bảo vệ thị trường trong nước, môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, ngăn chặn gian lận thương mại, hàng giả, hàng lậu. (2) Mặc dù có bước tăng trưởng, tuy nhiên nông nghiệp thành phố vẫn phát triển chưa thật sự bền vững, tình trạng thiên tai, dịch bệnh, thị trường nông sản thiếu ổn định, vẫn thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến đời sống một bộ phận dân cư nông thôn; tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán còn phổ biến, sức cạnh tranh thấp; các hình thức tổ chức sản xuất NN dù có chuyển biến, nhưng vẫn chậm đổi mới, chưa phát triển sản xuất hàng hóa mạnh ở nông thôn; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; tình trạng bỏ hoang hóa đất đai ở các quận huyện ngo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_nang_cao_chat_luong_tang_truong_tren_dia_ban.docx
Tài liệu liên quan