Đối với bài toán đa người dùng, dung lượng truyền tối đacũng
được tính toán tương tự như trường hợp đơn người dùng nhưng có
thêm yếu tố nhiễu giữa người dùng và dung lượng CRS là dung
lượng tổng của từng người dùng. Để giải quyết bài toán này, chúng
ta phải cần giải quyết hai bài toán: phân bổ sóng mang con cho mỗi
người dùng và phân bổ công suất cho mỗi sóng mang con
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao dung lượng của hệ thống thông tin có nhận thức dựa trên ofdm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột tiêu chuẩn trong họ
802.11 về WLAN, được thông qua vào tháng 2 năm 2014. Khác với
chuẩn 802.22 sử dụng OFDMA, chuẩn 802.11af sử dụng OFDM.
1.2. Một số hướng nghiên cứu chính về vô tuyến có nhận thức
Vô tuyến có nhận thức là công nghệ mới đang trong quá trình
hình thành và hoàn thiện nêncòn có hàng loạt thách thức, bài toán đặt
ra để nghiên cứu. Trong đó, kỹ thuật nhận dạng phổ tần, giải pháp
nhằm giảm nhiễu giữa các sóng mang con và nhiễu từ CRS sang PU
4
là chủ đề thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả.
Bên cạnh đó, bài toán nâng cao dung lượng của CRS là chủ đề thu
hút được sự quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây.
Luận án đã tổng hợp, tóm tắt một số nghiên cứu về nhận dạng
phổ tần (nhận dạng dựa trên phát hiện năng lượng tín hiệu, nhận
dạng qua đặc tính dừng vòng của tín hiệu, dựa trên dạng sóng, nhận
dạng qua lọc hòa hợp, nhận dạng phân tán, nhận dạng ngoài); Quản
trị phổ tần; Phân chia và chia sẻ phổ tần.
1.3. Bài toán nâng cao dung lượng CRS
1.3.1. Tổng quan
Với bài toán dung lượng CRS, luận án nghiên cứu trường hợp
tổng quát, trong đó có một hệ thống PU sử dụng L đoạn phổ tần số
có độ rộng B1, B2, BL (Hz) và có L đoạn băng tần nằm xen kẽ chưa
được sử dụng nên CRS tìm thấychiếm dụng và chia thành N sóng
mang con OFDM, mỗi sóng mang con có độ rộng ∆Hz.
Hình 1.1: Nhiễu hai chiều qua lại giữa CR và PU
Về khía cạnh nhiễu, tín hiệu phát OFDM của CRS là một
nguồn nhiễu đối với máy thu PU và ngược lại như biểu diễn ở hình
1.2, trong đó hệ số suy hao giữa máy phát CRS và máy thu PU viết
5
tắt là hsp, giữa máy phát PU và máy thu CR viết tắt là hps, giữa máy
phát CR và máy thu CR là h
ss
.
Trong CRS hoạt động với sự hiện diện của các PU, tốc độ
truyền dẫn tối đa của CRS như sau:
2
2 2
1
1
max log 1
i
ssN
i i
L l
P i il
h P
C f
J
(1.1)
với điều kiện:
th
1 1
,
L N
l
i il i
l i
I d P I (1.2)
và 0 1,2,...,Pi i N (1.3)
Trong đó, C là dung lượng của CRS, N là tổng số các sóng
mang con OFDM của CRS, Ith là mức nhiễu tối đa mà PU có thể chấp
nhận được từ CRS, là nhiễu Gauss, ∆f là độ rộng phổ tần của một
sóng mang con, là hệ số suy hao của kênh giữa các người dùng
CR, là nhiễu từ băng thứ l của PU vào sóng mang con OFDM
thứ i của CRS, là nhiễu từ sóng mang con thứ i vào băng l của
PU, Pi là công suất phát của sóng mang con thứ i.
Công thức (1.1) cho thấy, tốc độ truyền phụ thuộc không chỉ
vào công suất phát Pi mà còn vào cả mức nhiễu do máy phát PU
gây ra tại phía thu của CRS.
1.3.2. Các nghiên cứu về nâng cao dung lượng CRS
Trong bài toán nâng cao dung lượng CRS, một số nghiên cứu
trước đây đã đưa ra phương án phân bổ công suất tối ưu, một số
phương án phân bổ công suất cận tối ưu.
Với phân bổ công suất tối ưu, CRS dùng OFDM đạt được tốc
độ truyền dẫn cao nhất, trong khi vẫn đảm bảo tổng mức công suất
6
nhiễu gây ra cho PU ≤ Ith, khi công suất phân bổ cho từng sóng mang
con được xác định theo công thức sau:
2
* 1
2
1
1
max 0,
|
L l
il
i L ssl
iil
J
P
hK
(1.4)
Nhược điểm của phân bổ công suất tối ưu là độ phức tạp tính
toán cao, khó khả thi cho hệ thống bị giới hạn về công suất hay về độ
phức tạp như CRS. Một số giải pháp cận tối ưu đã được đề xuất:
- Phân bổ đều công suất, các sóng mang con đều được phân bổ
một mức công suất P như nhau:
1 1
U thi N L l
i ii l
I
P
K P
(1.5)
- Phân bổ công suất theo hình bậc thang với hai giải pháp
Scheme A và Scheme B, dựa trên ý tưởng phân bổ công suất tỷ lệ
nghịch với mức nhiễu do sóng mang con CRS gây ra cho PU. Đối
với Scheme A, sóng mang con của CRS nằm kề PU được phân bổ
mức công suất P, thì các sóng mang con nằm cách xa dần PU sẽ
được phân bổ mức công suất tăng đồng biến 2P, 3P,...
Trong Scheme B bước nhảy công suất giữa 2 bậc thang liền kề
được xác lập theo hướng càng nằm cách xa PU, bước nhảy càng lớn.
Mức công suất phân bổ cho sóng mang con thứ i của CRS trong
phương án này được xác định như sau:
th
1
Bi L l
il
I
P
N K
(1.6)
Giải pháp phân bố công suất theo hàm mũ (Scheme C và D),
phát triển từ Scheme A và Scheme B. Trong Scheme C, công suất
7
nhiễu Ith được phân chia đều cho từng sóng mang con CRS, công
suất tối đa mà sóng mang con thứ ith được phân bổ là PCi = p x i
1.5
với i= 1,2,..,N (N là số sóng mang con). Trong Scheme D, việc phân
bổ cũng tương tự, nhưng chỉ số hàm mũ có thay đổi, PCi = p x i
3
.
Hình 1.2: Phân bổ công suất theo hình bậc thang
Một số nghiên cứu ảnh hưởng của tắt (nulling) sóng mang con
để giảm nhiễu cho thấy khi CRS tắt các sóng mang con nằm kề ngay
các băng của PU,hiệu quả giảm nhiễu tốt.
Cũng có thể dùnggiải thuật Max-Min để phân bổ bit cho từng
cặp sóng mang con/trạm gốc CRS để đạt hiệu quả về dung lượng.
Kết quả mô phỏng, CRS đạt được tốc độ dữ liệu gần mức giới hạn
trên của trường hợp tối ưu (sự khác biệt nhỏ hơn 5%).
Giải thuật phân bổ phổ tần số cho người dùng CRS dựa trên
kết quả giám sát nền nhiễu tạp âm và mức nhiễu do PU tạo ra, từ đó
tính mức công suất tối đa có thể phân bổ trên kênh truyền được đề
xuất gần đây. Bằng cách đó hệ thống sẽ xác định tất cả các đường
truyền tiềm năng giữa các người dùng CRS để tối ưu hóa dung lượng
của hệ thống trong khi vẫn đảm bảo ngưỡng bảo vệ Ith cho PU.
8
Chương 2: Giải pháp nâng cao dung lượng CR bằng kỹ thuật
windowing
2.1. Đặt vấn đề
Theo (1.1), dung lượng C của CRS tăng tỷ lệ thuận với công
suất sóng mang con Pi nhưng Pităng thì nhiễu từ CRS sang PU sẽ
tăng do công suất búp phụ (sidelobe) của sóng mang con sẽ tăng. Vì
vậy, cần giải pháp giảm búp phụ từ CRS sang PU, để có thể tăng Pi
qua đó tăng C. Một trong các kỹ thuật để làm giảm công suất búp
phụ là kỹ thuật cửa sổ lọc(windowing). Kỹ thuật này hiện được dùng
phổ biến trong WLAN chuẩn 802.11 cũng dựa trên OFDM.
Vì lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn kỹ thuật
windowing trong nghiên cứu, đề xuất cho bài toán nâng cao dung
lượng của CRS dựa trên OFDM.
2.2. Hiện tượng dò phổ tín hiệu trong quá trình FFT, DFT
Tín hiệu OFDM có mức phát xạ ngoài băng cao là do búp phụ
cao được tạo ra trong quá trình xử lý lấy mẫu tín hiệu trong miền thời
gian làm cho tín hiệu không liên tục và khác so với ban đầu, qua biến
đổi DFT sang miền tần số sẽ tạo một dải tần số rộng, làm cho phổ
của tín hiệu sau FFT bị kéo rộng, tạo ra hiệu tượng dò phổ tần làm
giảm SNR, đồng thời tăng gây nhiễu cho các băng tần liền kề.
Hình 2.1 mô tả sự khác biệt giữa tín hiệu gốc (tín hiệu sin) và
tín hiệu mà DFT sử dụng cho phép biến đổi của mình. Phổ của tín
hiệu sin chuẩn này là 1 vạch tần số trong miền tần số. Tuy nhiên, khi
qua biến đổi DFT, do tính không liên tục của tín hiệu trong miền thời
gian nên biến đổi qua miền tần số sẽ tạo ra một phổ gồm 1 chuỗi các
tần số (hiện tượng dò phổ tần).
9
2.3. Sử dụng kỹ thuật windowing cho hệ thống dựa trên OFDM
Để giảm hiện tượng dò phổ của tín hiệu, cần làm giảm độ
không liên tục của tín hiệu tại mỗi cuối chu kỳ đo lấy mẫu. Việc này
có thể thực hiện bằng cách nhân tín hiệu trong khoảng thời gian đo
lấy mẫu với một hàm làm cho tín hiệu từ từ tiến về giá trị 0 tại cuối
thời gian đo lấy mẫu. Quá trình nhân với hàm này được gọi là lấy
cửa sổ (windowing), còn hàm nhân được gọi là hàm “cửa sổ”. Phổ
tín hiệu sau khi windowing là tích chập của phổ tần số của hàm
window với phổ của tín hiệu đầu vào.
Hình 2.1: sự khác biệt của tín
hiệu qua FF
Hình 2.2: Sử dụng window cosin
nâng để ghép nối ký tự
Kỹ thuật windowing từ rất lâu đã được các tác giả đề xuất áp
dụngcho các hệ thống OFDM. Hình 2.2 mô tả tác dụng của
windowing trong việc “làm trơn” tín hiệu trong hệ thống WLAN
802.11 để giảm hiện tượng dò tần số.
2.2. Một số kỹ thuật windowing sử dụng cho OFDM
10
Luận án trình bày một số cửa sổ phổ biến như cửa sổ chữ nhật,
Hanning.Trong WLAN 802.11, cửa sổ được sử dụng là Tukey. Vì lẽ
đó, Tukey cũng là cửa sổ được lựa chọn để nghiên cứu trong luận án.
2.3. Đề xuất sử dụng kỹ thuật windowing cho bài toán nâng cao
dung lượng CRS
2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của windowing tới bài toán phân bổ
công suất
Để đánh giá ảnh hưởng, mô phỏng được thực hiện với PU là
truyền hình số DVB-T, CRS có 20 sóng mang con ∆f = 0,3125;Ts = 4
μs, σ2 = 10-3 mW, công suất tín hiệu PU: PPu = 10 mW.
Kết quả mô phỏng cho phân bố công suất sóng mang con của
CRS như hình 2.3 (trường hợp phân bổ công suất tối ưu), hình 2.4
(có windowing), hình 2.5 (windowing với Ith khác nhau) và tốc độ
của CRS như hình 2.6 (window có độ số uốn = 0,3 và = 0,6).
Hình 2.3: phân bổ công suất sóng
mang con CRS khi chưa áp dụng
windowing
Hình 2.4: phân bổ công suất
sóng mang con CRS khi áp
dụng windowing
11
(a)
(b)
Hình 2.5: Phân bổ công suất sóng mang con CRS với trường hợp
Ith = σ
2
(hình a) và = 5σ2 ( hình b)
(a) (b)
Hình 2.6: tốc độ CRS khi có và không có window, hệ số uốn =
0,3 (hình a) và = 0,6 (hình b)
2.3.2. Nhận xét
Về tốc độ truyền của CRS:
Tốc độ truyền của CRS tăng lên đáng kể, từ 28 Mbps lên 40
Mbps(với α=0.3, Ith =σ
2
), khi áp dụng windowing. Điều này là do
cửa sổ giúp làm giảm phát xạ không mong muốn của các sóng mang
con CRS, tức làm giảm nhiễu từ CRS sang PU, qua đó giúp CR tăng
được công suất phát và tăng được tốc độ truyền dẫn của mình.
Từ hình 2.5, 2.6, khi điều kiện về nhiễu được nới lỏng (Ith cao
hơn), CRS sẽ đạt tốc độ truyền cao hơn và ngược lại. Điều này có thể
giải thích khi Ith tăng, tức là PU chấp nhận được mức nhiễu cao hơn,
12
nên công suất phân bổ cho các sóng mang con của CRS có thể tăng
lên, qua đó làm tăng tốc độ truyền của CRS.
Từ hình 2.6, khi hệ số uốn lớn hơn thì tốc độ truyền CRS cao
hơn và ngược lại. Khi hệ số uốn càng cao thì mức phát xạ không
mong muốn càng giảm, tức là mức gây nhiễu cho PU càng thấp, CRS
có thể phát công suất lớn hơn,làm cho tốc độ truyền cao hơn. Ngược
lại khi hệ số uốn bằng 0, tương đương với trường hợp không áp dụng
kỹ thuật windowing, thì mức nhiễu là lớn nhất. Tuy nhiên, khi hệ số
uốn tăng, thì sẽ kéo theo kéo dài ký tự trong miền thời gian. Trong
thực tế, giá trị của hệ số uốn nằm trong khoảng 0-0,3.
Về phân bố mức công suất cho các sóng mang con của CRS:
Các sóng mang con có tần số nằm càng nằm gần tần số của PU
thì có mức công suất càng thấp, có khoảng cách tần số càng xa PU
thì càng được phân bổ công suất cao, nhiều sóng mang con còn được
phân bổ mức công suất tối đa.
Kỹ thuật windowing có tác động rõ rệt lên mức công suất phân
bổ cho từng sóng mang con, công suất phát của các sóng mang con
tăng lên đáng kể so với khi không sử dụng windowing (hình 2.3), các
sóng mang con nằm xa PU (≥ 7 ∆f) đều được phân bổ mức công suất
tối đa mà CRS có thể phân bổ.
Khi Ith tăng lên (hình 2.5), mức công suất của các sóng mang
con của CRS cũng tăng lên.Khi sử dụng windowing, với Ith= 5σ
2
và
Ith= σ
2
thì 8 sóng mang con có vị trí số 7-14 đều có mức công suất
phân bổ tối đa. Điều này có nghĩa là mức nhiễu mà 8 sóng mang con
này gây ra là không đáng kể với PU. Như vậy, với Ith và băng thông
B xác định, chúng ta có thể xác định trước được các sóng mang có có
13
thể được phân bổ mức công suất tối đa mà không cần phải dùng phép
toán tối ưu hóa công suất để tính toán, giảm độ phức tạp tính toán.
Trường hợp sử dụng windowing, một số lượng đáng kể sóng
mang con được phân bổ mức công suất tối đa (mức công suất đã biết
trước),chỉ một số ít các sóng mang con nằm gần PU có mức công
suất nhỏ hơn công suất tối đa.Điều này dẫn đến logic là khi áp dụng
kỹ thuật windowing, chúng ta có thể không cần phải tính toán mức
công suất cần phân bổ cho các sóng mang con của CRS nằm xa PU
mà có thể phân bổ ngay mức công suất tối đa cho chúng.
Như vậy, kỹ thuật windowing không chỉ giúp làm tăng tốc độ
truyền của CRS mà còn mở ra cơ hội làm cho bài toán phân bổ công
suất sóng mang con trở nên đơn giản hơn, độ phức tạp tính toán giảm
xuống. Cụ thể là 8/20 ( tương đương 40%) số sóng mang con như
trong mô phỏng có thể phân bổ công suất tối đa ngay mà không cần
phải thực hiện phép tính tối ưu.
14
Chương 3. Nâng cao dung lượng bằng giải thuật Full-Filling
3.1. Giải thuật Full-filling
Trên cơ sở nhận xét từ chương 2, nghiên cứu sinh đề xuất hai
giải thuật cận tối ưu với tên gọi chung là Full-Filling. Nội dung của
giải thuật là tìm số lượng lớn nhất các sóng mang con đểphân bổ
ngay mức công suất tối đa trong khi vẫn đảm bảo tổng mức nhiễu do
các sóng mang con CRS gây ra ≤ Ith. Mục đích của giải thuật này là
làm giảm số lượng các sóng mang con cần tính toán phân bổ tối ưu
công suất(vốn là phép tính phức tạp), qua đó làm giảm độ phức tạp
tính toán, trong khi CRS vẫn đạt dung lượng truyền tốt.
Hai giải thuật riêng rẽ được đề xuất trong Full-Filling (FF) là
Max Filling Range (MFR) và Pre-set Filling Range (PFR).
3.1.1. Giải thuật Max Filling Range
Trong MFR, có hai cách để xác định số sóng mang con có thể
phân bổ mức công suất tối đa:
- Cách 1: tắt hết các sóng mang con (đặt Pi= 0), sau đó bật
sóng mang con có khoảng cách tần số lớn nhất tới PU bằng cách
phân bổ mức công suất tối đa Pi = Pmax. Nếu mức nhiễu do các sóng
mang con này gây ra cho PU vẫn ≤Ith thì tiếp tục bật sóng mang con
nằm kế tiếp bằng cách phân bổ mức công suất Pmax cho chúng, lại
kiểm tra mức nhiễu gây cho PU. Quá trình này được tiếp tục lặp đi
lặp lại cho đến khi mức nhiễu do các sóng mang con gây ra vượt qua
mức ngưỡng Ith của PU thì ngừng lại.
- Cách 2: thay vì tắt hết các sóng mang con như cách 1 thì
chúng ta lại phân bổ mức công suất tối đa ngay cho toàn bộ sóng
mang con của CRS. Bước 2 thực hiện kiểm tra điều kiện về tổng
mức nhiễu các sóng mang con gây cho PU, tổng nhiễu lớn hơn Ith thì
15
ta lại tắt bớt đi một sóng mang con có khoảng cách tần số so với PU
là nhỏ nhất và lại quay lại kiểm tra tổng mức nhiễu. Chu trình được
lặp lại đến khi điều kiện về nhiễu thoả mãn thì ta thu được tổng số
sóng mang con được phân bổ mức công suất tối đa.
Nếu tổng nhiễu <Ith, nhưng không thể phân bổ thêm 1 sóng
mang con có công suất cực đại thì chúng ta có thể tiếp tục tính toán
tối ưu mức công suất có thể phân bổ cho các sóng mang con còn lại.
3.1.2. Giải thuật Pre-set Filling Range -PFR
Từ nhận xét ở Chương 2, nếu biết trước về PU, Ith và độ rộng
phổ tần mà CRS chiếm dùng thì ta có thể xác định trước một số các
sóng mang sẽ được phân bổ mức công suất tối đa, các sóng mang
còn lại sẽ được tính toán tối ưu để tìm ra mức công suất cần phân
bổ.Vì đã xác định và biết trước các sóng mang được phân bổ công
suất tối đa nên giải thuật này được gọi là Pre-set Filling Range.
Giải thuật này bao gồm hai bước: Bước 1, xác định các sóng
mang con được phân bổ công suất tối đa; Bước 2: tính toán mức
công suất tối tưu sẽ phân bổ cho các sóng mang còn lại trên cơ sở
đảm bảo tổng nhiễu tới PU từ CRS thỏa mãn ≤ Ith. Dung lượng
truyền của hệ thống được tính trên cơ sở mức công suất đã được
phân bổ cho các sóng mang con.
3.2. Kết quả mô phỏng
Việc mô phỏng được thực hiện với trường hợp CRS nằm giữa
2 hệ thống PU có băng thông như nhau. CRS có 20 sóng mang con
∆f = 0.3125 MHz, độ dài ký hiệu Ts = 4μs, Nhiễu nền σ
2
= 10
-3
W.
Các kênh hi
ss
, hl
sp
, hl
ps
giả thiết là suy hao Rayleigh có độ lợi kênh
trung bình là 10 dB. Thông tin về kênh truyền (CSI) giả thiết là biết
tại phía thu của CRS.
16
3.1.1. Phân bổ mức công suất cho các sóng mang con
Hình 3.2, hình 3.3 là công suất trung bình của các sóng mang
con CRS cho 10.000 lần truyền đối với thuật toán MFR, PFR. Phân
bố này có dáng tương tự như trường hợp phân bổ tối ưu (hình 3.1).
Từ hình 3.2, hình 3.3 có thể thấy, như đã phân tích ở Chương
2, số lượng sóng mang con được phân bổ công suất cực đại trong cả
2 trường hợp áp dụng PFR và MFR đều là 8 trên tổng số 20 và vị trí
của chúng là nằm giữa của CRS. Vì vậy, đối với một số trường hợp
đặc biệt khi băng thông CRS chiếm dụng là cố định (ví dụ 8 MHz),
Ith đã biết thì chúng ta có thể sử dụng PFR. Tuy nhiên, so với PFR,
MFR có ưu điểm là có thể áp dụng tổng quát cho mọi trường hợp.
3.2.2. Dung lượng truyền của CRS
Dung lượng CRS khi áp dụng Full-Filling được so sánh với
các trường hợp phân bổ tối ưu, phân bổ đều công suất, phân bổ tỷ lệ
nghịch với nhiễu, có hoặc không có windowing (hình 3.4).
Từ kết quả mô phỏng này chúng ta có thể thấy:
Khi không áp dụng windowing, tốc độ truyền của CRS là thấp
nhất. Windowing đã giúp nâng cao đáng kể tốc độ truyền của CRS.
Ví dụ, với Scheme B thì tốc độ truyền của CRS chỉ đạt 1,2 x 107 bps
tại Ith=
2
nhưng khi áp dụng windowing, tốc độ truyền của CRS
được nâng lên tới 4,7 x107 bps. Khi áp dụng kỹ thuật Full-filling thì
sự chênh lệch đối với phân bổ tối ưu gần như không còn với Ith ≥
0,6
2
. Khi ngưỡng chịu nhiễu Ith của PU nhỏ đi, dung lượng của
CRS giảm nhẹ, khoảng 0,1 x 107 bit/s (2%) so với trường hợp tối ưu
(hình 3.5).
Đối với các trường hợp có áp dụng windowing (hình 3.4), thì
kỹ thuật phân bổ công suất đều (uniform) là cho kết quả thấp nhất.
17
Scheme B của Basal cho kết quả tốt hơn nhưng vẫn kém so với giải
pháp full-filling.
Hình 3.1: Phân bổ
công suất trong
trường hợp tối ưu
(Ith= 5
2
)
Hình 3.2:Phân bổ
công suất trung
bình theo thuật
toán MFR, Ith=
2
Hình 3.3: phân bổ
công suất đối với
trường hợp PFR
(Ith=5
2
)
Hình 3.4: Tốc độ
truyền của CRS khi
ngưỡng chịu nhiễu
của PU cao
Hình 3.5: Tốc độ
truyền CR khi
ngưỡng chịu nhiễu Ith
của PU thấp
Hình 3.6: Tốc độ
truyền của CRS
(α= 0.2, 0.35, 0.5,
0.7)
Như đã trình bày ở chương 2, hệ số uốn α có tác động quan
trọng đến mức nhiễu ngoài băng mà sóng mang gây ra cho PU. Hình
3.5, cũng đã chứng minh điều này.Tuy nhiên, khi α tăng thì sẽ kéo
dài chu kỳ ký tự trong miền thời gian. Do vậy, hệ số uốn thực tế
được lựa chọn với giá trị trong khoảng 0-0,3.
18
3.2.3. Độ phức tạp tính toán khi áp dụng Full-filling
Hình 3.7 là số lượng các sóng mang con cần phải phân bổ
công suất khi dùng Full-filling khikhông và có áp dụng
windowing.Ta thấy, nếu không áp dụng windowing thì thuật toán
Full-filling không được hiệu quả. Số lượng biến giảm từ 20 xuống 19
và 18 sóng mang con khi Ith= 5,3
2
và 8,4
2
.Khi áp dụng windowing
thì số lượng biến và độ phức tạp tính toán giảm một cách nhanh
chóng. Ví dụ, với Ith= 0,1
2
thì khi kết hợp full-filling với
windowing có hệ số uốn a = 0,2 thì số lượng biến giảm từ 20 xuống
chỉ còn 11, độ phức tạp tính toán giảm từ 26 xuống còn 11,5. Khi
ngưỡng chịu nhiễu Ith của PU tăng lên, Ith ≥ 1,1
2, nếu kết hợp giữa
full-filling và windowing, thì số lượng biến chỉ còn là 4, độ phức tạp
tính toán tương ứng là 2,4 với các hệ số uốn được khảo sát, giảm tới
80% so với số biến ban đầu.
Hình 3.7: Số lượng biến trong các kỹ thuật phân bổ công suất
Nếu nhiễu do các sóng mang con được phân bổ công suất tối
đa tạo ra chiếm tỷ lệ lớn, xấp xỉ Ith, thì có thể bỏ qua việc tính toán
công suất tối ưu cho các sóng mang còn lại. Khi đó, bài toán trở về
như phân bổ công suất đều, chỉ có khác là chúng ta chỉ phân bổ đều
19
công suất tối đa cho một số, chứ không phải cho tất cả các sóng
mang con và số sóng mang còn lại không được phân bổ công suất.
Hình 3.8: Số sóng mang con cần phân bổ tối ưu công suất khi băng
thông CRS thay đổi
Để tổng quát hơn, nghiên cứu sinh đã xem xét mức độ phức
tạp tính toán khi áp dụng giải thuật Full-filling kết hợp với
windowing trong trường hợp số lượng sóng mang con CRS thay đổi.
Hình 3.8 cho thấy, trường hợp phân bổ tối ưu (water-filling) số
lượng sóng mang con cần tính toán phân bổ tối ưu bằng chính số
sóng mang con N của nó nên độ phức tạp tính toán NlogN cao nhất.
Khi kết hợp Full-filling với windowing thì số lượng sóng
mang con cần phải tính toán phân bổ công suất giảm mạnh và gần
như hội tụ, không thay đổi khi băng thông của CRS tăng nên độ phức
tạp tính toán không tăng. Như vậy, có thể thấy khi băng thông mà
CRS chiếm dùng càng rộng thì hiệu quả giảm độ phức tạp tính toán
của giải thuật Full-filling càng cao, đặc biệt là khi sử dụng kết hợp
0
20
40
60
80
100
120
10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
S
ố
b
iế
n
c
ần
t
in
h
t
o
án
t
ố
i
ư
u
cô
n
g
s
u
ất
Số sóng mang con của CRS
Số biến cần tối ưu của Water-
filling
Số biến tối ưu của FF không
windowing
Số biến cần tối ưu của FF với
windowing, a=0.2
20
với kỹ thuật windowing. Đây là ưu điểm khác của Full-filling so với
các giải pháp cận tối ưu khác.
Chương 4: Nâng cao dung lượng CRS đa người dùng bằng kỹ
thuật windowing
4.1. Tổng quan về CRS đa người dùng
Chương 4 nghiên cứu CRS có nhiều người dùng cùng một thời
điểm. Khi đó cần xử lý vấn đề phân chia tài nguyên băng thông giữa
người dùng. Cơ chế FDMA dùng trong WLAN 802.11 được xem xét
cho CRS.
4.2. Nhiễu giữa PU và CR trong CRS đa người dùng
Trong CRS đa người dùng, do các người dùng được phân
nhóm sóng mang con khác nhau, không trực giao nên cần tính tới
yếu tốnhiễu giữa các người dùng.
4.3. Bài toán nâng cao dung lượng
Đối với bài toán đa người dùng, dung lượng truyền tối đacũng
được tính toán tương tự như trường hợp đơn người dùng nhưng có
thêm yếu tố nhiễu giữa người dùng và dung lượng CRS là dung
lượng tổng của từng người dùng. Để giải quyết bài toán này, chúng
ta phải cần giải quyết hai bài toán: phân bổ sóng mang con cho mỗi
người dùng và phân bổ công suất cho mỗi sóng mang con.
4.4. Giải pháp phân bổ sóng mang con cho người dùng CRS
Giải thuật phân chia sóng mang tỷ lệ nghịch với nhiễu (IIA) đã
được đề xuất trong nghiên cứu trước. Tuy nhiên, việc phân chia
nghịch đảo với nhiễu Jn do PU gây ra cho CRS là chưa hoàn toàn hợp
lý vì Jn là giá trị không biết trước. Việc phân bổ sóng mang con dựa
trên phân chia đều về nhiễu cũng dẫn đến người dùng nằm cạnh băng
21
của PU được phân bổ ít sóng mang hơn vì gây nhiễu cao hơn. Ngoài
ra, kỹ thuật windowing chưa được đề cập tới trong nghiên cứu này.
Vì vậy, trong chương 4 một số nội dung được đề xuất:
- Cải tiến giải thuật IIA thành IIA-I, trong đó thay vì sử dụng
tham số nhiễu J từ PU sang CRS, sử dụng ngưỡng biết trước Ith.
- Đề xuất giải thuật phân chia nghịch đảo với nhiễu có qui
chuyển về băng thông chuẩn (Q-IIA), theo đó sau khi tính toán sơ bộ
số sóng mang cho từng người dùng, giải thuật sẽ gán về băng thông
kênh chuẩncho người dùng đó.
0
ROUNDQ IIA kk
N f
N
B
(0.1)
- Đề xuất sử dụng windowing cho CRS đa người dùng.
4.5. Kết quả mô phỏng dung lượng hệ thống CRS đa người dùng
Mô phỏng được thực hiện cho các trường hợp:
- Phân chia sóng mang cho mỗi người dùng theo các phương
pháp IIA-I, Q-IIA và chia đều (uniform);
- Thực hiện cho trường hợp có và không áp dụng windowing.
Hình 4.1: dung lượng CRS với
IIA-I, Q-IIA, phân chia đều,
không windowing
Hình 4.2: dung lượng của
CRSvới IIA, Q-IIA và phân chia
đều khi áp dụng windowing
Dung lượng truyền của CRS khi sử dụng kỹ thuật IIA-I, Q-
IIA, uniform với windowing được biểu diễn tại hình 4.1. Theo đó,
1 2 3 4 5 6 7 8 9
x 10
-4
0
5
10
15
x 10
7
Muc nhieu gioi han cho phep
D
u
n
g
lu
o
n
g
k
e
n
h
b
it
/s
Q-IIA
IIA
Uniform
1 2 3 4 5 6 7 8 9
x 10
-4
1.34
1.35
1.36
1.37
1.38
1.39
x 10
8
Interference Threshold Level
C
a
p
a
c
it
y
b
p
s
22
IIA-I có dung lượng truyền cao nhất, tiếp theo là Q-IIA và kém nhất
là uniform. Cụ thể, tại Ith=1mW, IIA cho tốc độ đạt 125 Mbps và Q-
IIA đạt 65 Mbps, cao hơn 25% so với 52 Mbps của phân bố đều.
Khi có windowing thì số lượng sóng mang con được phân bổ
công suất tối đa tăng, trong khi không sử dụng windowing, các sóng
mang nằm gần băng tần của PU và nằm giữa các người dùng CR
được phân chia công suất rất nhỏ.
Đối với trường hợp CRS đa người dùng, các sóng mang nằm
giữa 2 người dùng CR, dù nằm xa băng của PU, cũng không được
phân chia công suất. Điều này được lý giải là do yếu tố nhiễu
giữa các người dùng của CRS đa người dùng.
Khi sử dụng windowing, do windowing làm giảm phát xạ phụ
của sóng mang con, tức giảm giữa các người dùng, nên CRS
có thể phân chia công suất cho các sóng mang con nằm giữa 2 người
dùng CR, dẫn đến dung lượng CRS trong trường hợp Q-IIA có áp
dụng windowing (hình 4.2) tăng lên lên 134Mbps so với 51 Mbps
trường hợp không sử dụng windowing.
Trong trường hợp IIA-I, không sử dụng windowing, băng
thông của từng người dùng CR được phân chia trên bài toán tối ưu
mà không theo các kênh tiêu chuẩn đã được định nghĩa trước. Q-IIA
có ưu điểm sát thực tế vì băng thông của mỗi người dùng CR là các
kênh tiêu chuẩn. Tuy nhiên, quá trình quy chuẩn băng thông này làm
giảm tác dụng tối ưu hóa của kỹ thuật IIA-I nên dung lượng CRS
trong Q-IIA thấp hơn IIA-I trong cả hai trường hợp áp dụng và
không áp dụng windowing (hình 4.9).
23
KẾT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nang_cao_dung_luong_cua_he_thong_thong_tin_c.pdf