Luận án đã phân tích và làm rõ được lợi ích khi sử dụng xe buýt so với sử dụng các
phương tiện khác cho cộng đồng, xã hội như: tiết kiệm ngân sách địa phương thông qua trợ
giá; giảm phương tiện cá nhân; giảm ùn tắc giao thông; giảm chiếm dụng diện tích mặt
đường; giảm ô nhiễm môi trường . Tuy nhiên, luận án cũng chỉ ra được những hạn chế, tồn
tại như: cơ sở hạ tầng phục vụ cho xe buýt, nhà chờ, trạm dừng, biển báo hiệu, bãi đỗ xe, vạch
kẻ đường, đặc biệt là chưa có trạm trung chuyển. Ngoài ra, luận án còn chỉ ra được hệ số
trùng lắp đoạn đường trên tuyến của toàn mạng lên tới 50,53% chiều dài tuyến, điều này ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt tại TT Huế.
21 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt tại Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch sử dụng dịch vụ xe buýt. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi về không gian: Địa bàn hoạt động của xe buýt mà các đơn vị đang kinh doanh
bao gồm 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố. Vì vậy, để đảm bảo tính chuyên sâu, không gian
nghiên cứu của luận án hướng vào địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi về thời gian:
Các số liệu thứ cấp từ năm 2013 đến năm 2017: dùng để phân tích và đánh giá thực trạng về
3
hoạt động vận tải xe buýt của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh TTH.
Các số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập tại các doanh nghiệp, Sở GTVT và hành khách
sử dụng dịch vụ xe buýt ở địa phương nghiên cứu năm 2017.
5. Những đóng góp mới của luận án
(i) Đối với Nhà nước (địa phương): Luận án đã phân tích và làm rõ được lợi ích khi sử
dụng xe buýt so với sử dụng các phương tiện khác cho cộng đồng, xã hội như: tiết kiệm ngân
sách địa phương thông qua trợ giá; giảm phương tiện cá nhân; giảm ùn tắc giao thông; giảm
chiếm dụng diện tích mặt đường; giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, luận án cũng chỉ ra
được những hạn chế, tồn tại của hoạt động vận tải xe buýt như: cơ sở hạ tầng phục vụ cho xe
buýt, nhà chờ, trạm dừng, biển báo hiệu, bãi đỗ xe, vạch kẻ đường, đặc biệt là chưa có trạm
trung chuyển. Ngoài ra, luận án còn chỉ ra được hệ số trùng lặp đoạn đường trên toàn mạng
lên tới 50,53% chiều dài tuyến, điều này ảnh hưởng rất lớn đến HQHĐVTXB tại TTH..
(ii) Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe buýt: Bên cạnh mức độ an toàn và chi phí
chuyến đi thấp của hoạt động vận tải xe buýt, luận án còn làm sáng tỏ về cơ cấu nguồn vốn
của doanh nghiệp chưa hợp lý do tỷ lệ vốn vay lớn hơn vốn tự có; tốc độ tăng chi phí lớn gấp
1,5 lần so với tốc độ tăng vốn; tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí; mức độ tăng
doanh thu tương đương mức độ trợ giá và tỷ lệ tăng lợi nhuận thấp nhất. Bên cạnh đó, luận án
còn cho thấy vận chuyển thực tế so với sức chứa chỉ đạt 12,06%, mức độ đáp ứng nhu cầu chỉ
đạt 8,53% mặc dù địa phương đã có cơ chế chính sách trợ giá, hỗ trợ đầu tư đổi mới phương
tiện, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như mở rộng luồng tuyến. Ngoài ra, theo đánh
giá của CBQL - NV thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy: Mức độ
đáp ứng, Mức độ đồng cảm, Tính tin cậy, Mức độ đảm bảo, Phương tiện hữu hình tác động
cùng chiều đến Chất lượng cảm nhận dịch vụ vận tải xe buýt; và Đầu tư, Trợ giá, Chất lượng
cảm nhận, Chi phí tác động cùng chiều đến Hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt, trong đó yếu
tố Đầu tư (0.74) tác động mạnh nhất và yếu tố Trợ giá (0.36) tác động yếu nhất đến hiệu quả
hoạt động vận tải xe buýt. Các yếu tố còn lại như: Chất lượng cảm nhận (0.54) và yếu tố Chi
phí (0.61) tác động trung dung đến hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt tại tại TTH.
(iii) Đối với hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt: Luận án đã phân biệt, làm rõ được (i)
nhóm yếu tố cấu thành CLCN, bao gồm: PTHH, MĐĐƯ, TTC, MĐĐC, MĐĐB, và (ii) nhóm
yếu tố ảnh hưởng đến Hiệu quả: TG, CP, CLCN. Ngoài ra, luận án đã xây dựng mô hình SEM
để xác định mức độ ảnh hưởng, mối quan hệ tương quan của các nhân tố đối với Chất lượng
cảm nhận về dịch vụ vận tải xe buýt; mối quan hệ đồng biến giữa CLCN dịch vụ và
HQHĐVTXB, qua đó đã xác định được yếu tố Mức độ đồng cảm (0.94) và yếu tố Tính tin
cậy (0.61) tác động mạnh nhất, yếu tố Mức độ đảm bảo (0.11) tác động yếu nhất đến đến Chất
4
lượng cảm nhận; yếu tố Chi phí (0.79) và yếu tố Chất lượng cảm nhận (0.68) tác động mạnh
nhất, yếu tố Trợ giá (0.66) tác động yếu nhất đến HQHĐVTXB tại TTH. Các yếu tố còn lại
như: Phương tiện hữu hình (0.58) và yếu tố Mức độ đáp ứng (0.44), yếu tố Trợ giá (0.66) tác
động trung dung đến Chất lượng và Hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt tại TTH mà chưa có
nghiên cứu nào đề cập đến.
5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI XE BUÝT
1.1.1. Nhận diện mô hình nghiên cứu hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt của luận án từ
phần tổng quan tài liệu
(i) Hiệu quả theo quan điểm quản lý Nhà nước (địa phương): Luận án sử dụng mô hình
FSA, CBA và MCA để phân tích các lợi ích mang lại cho cộng đồng, xã hội thông qua: tiết
kiệm ngân sách địa phương; phát triển cơ sở hạ tầng; giảm mức độ trợ giá; giảm ô nhiễm môi
trường; giảm phương tiện cá nhân; giảm ùn tắc giao thông; giảm chiếm dụng diện tích mặt
đường.
(ii) Hiệu quả theo quan điểm của doanh nghiệp: Luận án sử dụng mô hình FSA, CBA,
MCA để phân tích các yếu tố như: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp; tốc độ tăng doanh
thu; tỷ suất lợi nhuận; hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào; chi phí khai thác bình quân cho 1
hành khách; tiết kiệm nhiên liệu; tiết kiệm chi phí đầu tư; tần suất hoạt động; hệ số sử dụng
sức chứa; khả năng tiếp cận và mạng lưới tuyến; mức độ đáp ứng nhu cầu; và phương pháp
phân tích EFA, CFA, mô hình SEM để xác định các yếu tố cấu thành CLCN về dịch vụ vận
tải xe buýt và các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐVTXB cũng như mối quan hệ tương quan của
chúng.
(iii) Hiệu quả theo quan điểm của hành khách: Luận án sử dụng mô hình phân tích CBA để
đánh giá lợi ích nếu hành khách sử dụng xe buýt thay cho phương tiện cá nhân thông qua: tiết kiệm
chi phí nhiên liệu, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí tổng hợp cho một chuyến đi, đảm bảo an
toàn. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng mô hình phân tích EFA thông qua các nhân tố: PTHH,
MĐĐƯ, TTC, MĐĐC, MĐĐB, TG, CP. Từ đó xây dựng mô hình SEM để làm sáng tỏ mức độ ảnh
hưởng, mối quan hệ tương quan của các nhân tố cấu thành CLCN; các nhân tố ảnh hưởng đến
HQHĐVTXB; mối quan hệ giữaCLCN dịch vụ vận tải xe buýt với HQHĐVTXB tại TT Huế.
1.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Thông qua cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đã lược khảo, điều chỉnh các biến, thang đo
nhằm phù hợp với bối cảnh, đặc thù của lĩnh vực và địa bàn nghiên cứu, mô hình SERVQUA
biến thể được sử dụng để đo lường mối quan hệ giữa CLCN và HQHĐVTXB tại TTH, được
đề xuất ở hình 1.1.
6
Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
Nhằm xác định các yếu tố cấu thành CLCN và mức độ HQHĐVTXB, các cuộc phỏng vấn
chuyên gia đã được thực hiện bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Đây là phương pháp phỏng vấn tất cả các
đối tượng với những câu hỏi đã soạn sẵn như nhau. Bảng hỏi bao gồm nhiều yếu tố được tác giả
tổng hợp và liệt kê theo từng nhóm. Nhóm 1 liên quan đến Chất lượng cảm nhận: MĐĐƯ -
MĐĐC- TTC - MĐĐB - PTHH. Nhóm 2 liên quan đến Hiệu quả: ĐT - TG - CLCN - CP. Tất cả ý
kiến đánh giá của các giảng viên và quản lý doanh nghiệp tham gia phỏng vấn đều đồng tình về
CLCN, riêng nhóm yếu tố Hiệu quả, nhóm chuyên gia đề xuất bổ sung yếu tố Đầu tư vào nhóm
Hiệu quả.
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
- Lựa chọn và phát triển thang đo;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích báo cáo tài chính (FSA);
- Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA);
- Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí (CBA);
- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA);
- Phương pháp phân tích CFA và mô hình (SEM);
- Phương pháp tiếp cận số liệu;
- Phương pháp nghiên cứu khác.
Mức độ đáp ứng
(MĐĐƯ)
Chi phí
(CP)
Tính Tin cậy
(TTC)
Mức độ đồng cảm
(MĐĐC)
Mức độ đảm bảo
(MĐĐB)
Phương tiện hữu hình
(PTHH)
Trợ giá
(TG)
Chất lượng cảm nhận
(CLCN)
HIỆU QUẢ
(HQ)
Đầu tư
(ĐT)
7
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI XE BUÝT
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả
Dajani and Gilbert (1978), hiệu quả là mức độ dịch vụ vận tải thỏa mãn được các mục tiêu
cá nhân và cộng đồng; theo Fielding and Lyons (1993), hiệu quả là mức độ dịch vụ đã tiêu thụ
tương ứng với các mục tiêu của chính phủ đặt ra; hay theo Gleason and Barnum (1982), hiệu
quả là mức độ mà một mục tiêu đã đạt được. Liên quan đến người sử dụng dịch vụ là hành
khách: theo Yeh et al (1996), hiệu quả là mức độ mà các dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu của
hành khách; theo Hensher and Prioni (2002), hiệu quả cho người sử dụng chính là chất lượng
dịch vụ.
2.1.2. Các quan điểm hiệu quả
- Hiệu quả được hiểu theo quan điểm truyền thống: Hiệu quả là tỷ lệ giữa kết quả thu
được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản
phẩm.
- Hiệu quả được hiểu theo quan điểm quan điểm hiện đại: (i) Trạng thái động của mối
quan hệ giữa đầu vào và đầu ra: (ii) Yếu tố thời gian: được coi là một yếu tố quan trọng trong
tính toán hiệu quả; (iii) Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: hiệu quả về tài chính phải
phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững của
các địa phương và quốc gia.
2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
2.2.1. Khái niệm nâng cao hiệu quả
Nâng cao hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân
lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao hơn và có mức chi phí thấp
hơn. Được coi là có hiệu quả cao hơn khi giá trị thu được phải lớn hơn số vốn ban đầu bỏ ra
sau khi đã quy chuẩn trên cùng giá trị thời gian.
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
VẬN TẢI XE BUÝT
2.3.2.1. Khái niệm xe buýt
Theo Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ GTVT, khái
niệm xe buýt được hiểu: Xe buýt là xe có sức chứa từ 17 hành khách trở lên. Xe buýt được
chia làm 3 loại: xe buýt nhỏ là xe buýt có sức chứa đến 40 hành khách; xe buýt trung bình là
xe buýt có sức chứa từ 41 hành khách đến 60 hành khách; xe buýt lớn là xe buýt có sức chứa
từ 61 hành khách trở lên [5].
8
Xe buýt: Là ô tô chở khách có thiết kế từ 17 ghế trở lên và có diện tích sàn xe dành cho
khách đứng là 0,125 m2 theo quy định.
2.3.2.2. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
Theo Quyết định 34/2006/QĐ-BGTVT, VTHKCC là hoạt động vận tải khách bằng ô tô
theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành.
Theo Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg có thể hiểu VTHKCC bằng xe buýt là hoạt động
vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe buýt, có các điểm dừng đón, trả khách và
phương tiện chạy theo biểu đồ vận hành.
VTHKCC bằng xe buýt là loại hình vận tải có thu tiền cước theo qui định, hoạt động theo
một biểu đồ vận hành và hành trình qui định để phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của nhân
dân trong đô thị.
9
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI XE BUÝT TẠI
THỪA THIÊN HUẾ
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI XE BUÝT TẠI THỪA THIÊN
HUẾ
3.1.2. Đặc điểm về giao thông vận tải và hoạt động vận tải xe buýt
3.1.2.1. Đặc điểm về giao thông vận tải
Giai đoạn từ năm 2013 đến 2017 tỷ trọng vận chuyển hành khách đường bộ tăng đều qua
các năm, cụ thể năm 2013 đạt 92,5%, đến năm 2017 đạt 96,1% so với vận chuyển địa phương.
Để thấy rõ hơn xu hướng tăng, xem biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng vận chuyển hành khách đƣờng bộ
3.1.2.2. Đặc điểm hoạt động vận tải xe buýt trên địa bàn tỉnh TTH
Qua bảng 3.4 ta thấy, nhìn chung giai đoạn 2013 – 2017, bình quân mỗi năm vận chuyển
bằng xe buýt đảm nhận trên 8,5% tổng lượt khách vận chuyển bằng đường bộ, mặt dù số
lượng phương tiện không lớn, số tuyến không nhiều nhưng mức độ tham gia vào vận chuyển
hành khách của xe buýt là tương đối lớn. Qua đó cho thấy xu hướng hành khách sử dụng dịch
vụ xe buýt ngày càng tăng.
16 17.5
18.6 19.7 20.7
109.4
106.3 105.9 105.1
14.8 16.5
17.5 18.7 19.9
111.5
106.1 106.9 106.4
92.5 94.3 94.1 94.9
96.1
0
20
40
60
80
100
120
2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016
2013 2014 2015 2016 2017
Vận chuyển hành khách địa phương (triệu HK) Vận chuyển hành khách đường bộ (triệu HK)
Tỷ trọng vận chuyển đường bộ/vận chuyển địa phương
10
Bảng 3.4. Tỷ trọng vận chuyển xe buýt so với vận tải hành khách đƣờng bộ giai đoạn
2013 - 2017 trên địa bàn tỉnh TTH
(ĐVT: Triệu lượt)
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Vận chuyển hành khách đường bộ 11.991 14.810 16.503 17.544 18.717
Vận chuyển hành khách bằng xe buýt 0.768 1.150 1.397 1.763 1.862
Tỷ trọng vận chuyển xe buýt/đƣờng bộ (%) 6,40 7,77 8,47 10,05 9,95
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013 - 2017 và Sở GTVT tỉnh TTH)
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI XE BUÝT THEO QUAN ĐIỂM
CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC, DOANH NGHIỆP VÀ HÀNH KHÁCH
3.3.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt theo quan điểm của cơ quan quản lý Nhà
nƣớc
Bảng 3.9. Cự ly và hệ số trùng lặp tuyến xe buýt tại TTH
TT Cự ly tuyến Số hiệu tuyến
Số
lƣợng
tuyến
Tỷ lệ trên
toàn mạng
(%)
Đoạn trùng lặp
Hệ số
trùng lặp
(%/km)
1 Nhỏ hơn 15 km 4 01 5,56
BX phía Nam -
BX phía Bắc
43,33
2 Từ 15 - dưới 30 km
+ 2, 3 02 11,11
+ 5 01 5,56
BX phía Bắc -
BX phía Nam
65,0
3 Từ 30 - dưới 45 km
+ 1, 12, 13 03 16,66
Cầu Dã Viên -
An Lỗ
50,0
+ 6, 8, 9, 14 04 22,22
Đông Ba -Phú
Bài
44,44
4 Trên 45 km
+ 7, 15, 16 03 16,66
Đông Ba - Phú
Bài - Cảnh
Dương
81,25
+ 10, 17 02 11,11
Đông Ba - Phú
Bài
36,36
+ 11 01 5,56
Đông Ba - Diên
Trường
33,33
+ 18 01 5,56
Tổng 18 100,0 50,53
(Nguồn: Sở GTVT Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả)
3.3.1.2. Đánh giá hiệu quả thông qua cự ly và hệ số trùng lặp tuyến
Đa số các tuyến chủ yếu tập trung trên quốc lộ 1A như các tuyến 01, 05, 11, 12, 13, 06,
08, 09, 14, 07, 15, 16 có hệ số trùng lặp trên 43,33% chiều dài quãng đường, đặc biệt có 2
tuyến Đông Ba - Phú Bài - Cảnh Dương và tuyến Đông Ba - Lăng Cô có hệ số trùng lặp tuyến
lên tới 81,25%; bình quân hệ số đoạn đường trùng lặp tuyến trên toàn mạng lên tới 50,53%.
11
Ngoài ra, mạng lưới tuyến xe buýt còn nhiều bất cập bởi các tuyến chủ yếu tập trung vào 2
hướng Bắc (27,78%), hướng Nam (44,44%) là do các tuyến đều đi trên quốc lộ 1A; chiều dài
bình quân của tuyến lớn; không có điểm trung chuyển và chỉ có 5 tuyến có điểm đầu ở Bến xe
phía Nam, trong khi đó có đến 10 tuyến có điểm đầu ở Bến xe Đông Ba, 01 tuyến có điểm
đầu tại Bến xe phía Bắc và 02 tuyến có điểm đầu là KCN Phú Bài.
3.3.1.4. Đánh giá hiệu quả trong việc giảm phương tiện cá nhân
Giả sử bình quân mỗi lượt xe buýt chở được 40 hành khách; xe con chở 5 hành khách và
xe máy chở 2 hành khách, có thể xác định được một xe buýt cóthể thay thế cho bao nhiêu xe
máy, xe con cá nhân. Kết quả cho thấy, nếu sử dụng xe buýt thay xe con cá nhân giảm sẽ
1.214.841 lượt, tương tự, nếu sử dụng xe buýt thay xe máy sẽ giảm 3.297.426 lượt. Qua đó có
thể nói rằng, sử dụng xe buýt giúp Nhà nước tiết liệm được các khoản chi phí về đầu tư cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ, giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông, giảm nguy cơ tai nạn giao
thông, tiết kiệm chi phí quản lý của Nhà nước và giảm thời gian đi lại của người dân do ùn tắc
giao thông gây ra.
Bảng 3.11. Giảm lƣợng phƣơng tiện lƣu thông trên đƣờng giai đoạn 2013 -2017
(ĐVT: Lượt phương tiện)
Năm
(1)
Lƣợng HK
xe buýt vận
chuyển (2)
Lƣợt phƣơng tiện lƣu thông trên đƣờng
Xe buýt
(3=2/40n)
Xe con
(4=2/5n)
Xe máy
(5=2/2n)
Xe con-Xe
buýt (6=4-3)
Xe máy-Xe
buýt (7=5-3)
2013 768.246 19.206 153.649 384.123 134.443 364.916
2014 1.150.182 28.754 230.036 575.091 201.281 546.336
2015 1.397.277 34.931 279.455 698.638 244.523 663.706
2016 1.763.837 44.095 352.767 881.918 308.671 837.822
2017 1.862.409 46.560 372.481 931.204 325.921 884.644
Tổng 6.941.951 173.548 1.388.390 3.470.975 1.214.841 3.297.426
(Nguồn: Sở Giao thông vận tải TTH và tính toán của tác giả)
3.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt theo quan điểm của doanh nghiệp bằng
phƣơng pháp SFA, MCA và CBA
3.3.2.1. Đánh giá hiệu quả dựa vào tình hình tài sản và nguồn vốn
Bảng 3.19 cho thấy hiệu suất sử dụng vốn giảm đều qua các năm, cụ thể năm 2013 đạt
1,26 vòng, đến năm 2017 đạt 0,97 vòng, so với năm 2016 chỉ đạt 1,09%. Đối với hiệu suất sử
dụng chi phí, năm 2014 đạt 3,93 vòng đến năm 2017 giảm còn 1,06 vòng, so với năm 2016
đạt 1,36%. Năm 2015 là năm có hiệu suất sử dụng chi phí thấp nhất, đạt 0,62 vòng. Đối với
hiệu quả sử dụng lao động năm 2017 là lớn nhất, đạt 61,17%, so với năm 2016 đạt 1,15%.
Đối với hiệu quả sử dụng lao động có xu hướng tăng, cụ thể năm 2013 đạt 39,55%, sang năm
12
2014 tăng lên 43,08% so với năm 2013 tăng 1,08%, tương tự năm 2016 đạt 53,07% sang năm
2017 tăng lên 61,17% so với năm 2016 tăng 1,15%.
Bảng 3.19. Kết quả các yếu tố đầu vào của hoạt động vận tải xe buýt 2013 - 2017
Năm
2013 2014 2015 2016 2017
2014
/2013
(%)
2015
/2014
(%)
2016
/2015
(%)
2017
/2016
(%) Chỉ tiêu ĐVT
Tổng doanh thu
(Dt)
(trđ) 7.238 7.626 2714 14.012 16.457 - - - -
Tổng chi phí (Hc) (trđ) 3.671 1.936 4.377 17.936 15.468 - - - -
Tổng vốn (V) (trđ) 5.718 6.168 15.166 15.764 16.923 - - - -
Tổng lao động
(HLĐ)
(n) 183 177 225 264 269 - - - -
Tổng lợi nhuận (L) (trđ) 3.567 5.690 -1.663 -3.924 9.89 - - - -
Hiệu suất sử dụng
vốn
(V) 1,26 1,23 0,17 0,88 0,97 0,97 0,14 4,96 1,09
Hiệu suất sử dụng
chi phí
(V) 1,97 3,93 0,62 0,78 1,06 1,99 0,15 1,25 1,36
Hiệu quả sử dụng
lao động
(%) 39,55 43,08 12,06 53,07 61,17 1,08 0,27 4,40 1,15
(Nguồn: Sở GTVT Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả)
Tỷ suất lợi nhuận/1 đồng vốn giảm, nếu năm 2013 đạt 0,03 lần thì năm 2017 giảm còn
0,01 lần, so với năm 2016 đạt 0,94%. Tỷ suất lợi nhuận/1 đồng chi phí có dấu hiệu giảm, nếu
năm 2013 đạt 0,05 lần thì năm 2017 giảm còn 0,02 lần, so với năm 2016 chỉ tăng 1,18%. Tỷ
suất lợi nhuận/1 lao động năm 2013 đạt 4,62 lần, đến năm 2017 giảm còn 4,39%, so với năm
2016 đạt 0,88%. Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên 1 đồng chi phí và 1 đồng vốn đều giảm, trong
đó tốc độ giảm của tỷ suất lợi nhuận của 1 đồng chi phí lớn hơn tốc độ giảm của 1 đồng vốn,
có nghĩa tốc độ tăng chi phí lớn gấp 1,5 lần tốc độ tăng vốn.
Bảng 3.20. Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động vận tải xe buýt giai đoạn 2013-2017
Năm
2013 2014 2015 2016 2017
2014
/2013
(%)
2015
/2014
(%)
2016
/2015
(%)
2017
/2016
(%)
Chỉ tiêu
Tỷ suất lợi nhuận/1
đồng vốn (L)
0,03 0,02 0,01 0,01 0,01 0,89 0,51 1,12 0,94
Tỷ suất lợi nhuận/1
đồng chi phí (L)
0.05 0.09 0.05 0.01 0.02 1.83 0.56 0.28 1.18
Tỷ suất lợi nhuận/1
lao động (L)
4,62 4,10 18,65 4,97 4,39 0,88 4,54 0,26 0,88
(Nguồn: Sở GTVT Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả)
13
3.3.2.7. Đánh giá hiệu quả dựa trên chi phí chuyến đi
Bảng 3.21. So sánh chi phí chuyến của xe máy, xe con, xe buýt
Chỉ tiêu
Xe máy Xe con Xe buýt
Định mức
BQ/
chuyến
đi
Định mức
BQ/
chuyến
đi
BQ/
chuyến đi
Lệ phí trước bạ
Phí đăng ký biển số
5% giá trị xe
=1.500.000
400.000
1.284
1.027
10% giá trị xe
=30.000.000
1.000.000
25.698
856
-
-
Phí đăng kiểm lần đầu 0đ 0đ 240.000/30 tháng 205 -
Phí bảo trì đường bộ 100.000/năm 2.569 1.560.000/năm 455 -
Bảo hiểm xe 80.000/năm 2.055 520.700/năm 13.381 -
Nhiên liệu 2,25lít/100 km 3.636 7 lít/100 km 11.313 -
Lốp
Nhông xích
Nước làm mát
Ắc quy
450.000/10.000 km
250.000/20.000km
25.000/20.000km
300.000/20.000km
422
117
12
140
4.000.000/50.000km
0đ
1.000.000/50.000km
2.000.000/60.000km
675
0đ
70
750
-
-
-
-
Khấu hao
10% nguyên
giá/năm
3.854 10% nguyên giá/ năm 12.849 -
Tổng 15.116 66.252 14.560
(Nguồn: Phân tích của tác giả)
- Chi phí bình quân cho chuyến đi của xe máy là 15.166 đồng.
- Chi phí bình quân cho chuyến đi của xe con là 66.252 đồng.
- Chi phí bình quân cho chuyến đi của xe buýt là 14.560 đồng.
Như vậy, chi phí cho 1 chuyến đi khi sử dụng xe buýt chỉ bằng 96,3% so với sử dụng xe
máy và bằng 21,98% khi sử dụng xe con. Cho nên sử dụng xe buýt tiết kiệm chi phí nhất
(Bảng 3.21).
3.3.3.5. Kiểm định giả thiết nghiên cứu thông qua mô hình SEM
* Phân tích CFA Hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt
Có 10 khái niệm được đo lường trong phân tích nhân tố khẳng định (CFA): (1) Mức độ
đồng cảm trong cung cấp dịch vụ; (2) Tính tin cậy trong cung cấp dịch vụ; (3) Mức độ đáp ứng
trong cung cấp dịch vụ; (4) Mức độ Đảm bảo trong cung cấp dịch vụ; (5) Phương tiện hữu hình
trong cung cấp dịch vụ; (6) Chất lượng cảm nhận; (7) Đầu tư; (8) Trợ giá; (9) Chi phí; (10) Hiệu
quả, được thể hiện qua hình 3.4.
14
Hình 3.4. Ƣớc lƣợng chuẩn hóa CFA theo
đánh giá của CBQL-NV
Hình 3.5. Ƣớc lƣợng chuẩn hóa SEM theo
đánh giá của CBQL-NV
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát năm 2017)
Bảng 3.43. Giá trị chuẩn hóa mô hình SEM về Hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt theo
đánh giá của CBQL - NV
Nhân tố
Ƣớc
lƣợng
Mối
quan hệ
Biến Nhân tố
Ƣớc
lƣợng
Mối
quan hệ
Biến
PTHH 0.75
Chất
lượng
cảm
nhận
TG 0.36
Hiệu
quả
MĐĐƯ 0.53 CLCN 0.54
TTC 0.24 CP 0.61
MĐĐC 0.38 ĐT 0.74
MĐĐB 0.39 HQ 0.27
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát năm 2017)
* Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCN dịch vụ vận tải xe buýt
Chất lƣợng cảm nhận = 0.54 + 0.75*PTHH + 0.53*MĐĐƢ + 0.24*TTC + 0.38* MĐĐC +
0.39*MĐĐB
- Nhân tố PTHH ảnh hưởng lớn nhất đến CLCN, với mức độ tác động (0,75). Có nghĩa
là, khi CLCN dịch vụ vận tải xe buýt tăng lên 1 đơn vị thì PTHH tăng lên 0,75 đơn vị.
- Cuối cùng là nhân tố TTCảnh hưởng thấp nhất đến CLCN, với mức độ tác động (0,24).
Khi CLCN dịch vụ vận tải xe buýt tăng lên 1 đơn vị thì TTC tăng lên 0,24 đơn vị.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt
HQHĐVTXB = 0.27 + 0.36*TG + 0.61*CP + 0.74*ĐT + 0.54*CLCN +
(0.75*PTHH + 0.53*MĐĐƢ + 0.24*TTC + 0.38* MĐĐC + 0.39*MĐĐB)
Nhân tố ĐT tác động lớn nhất đến HQ, có nghĩa khi HQHĐVTXB tăng lên 1 đơn vị thì
ĐT tăng lên 0.74 đơn vị. Cuối cùng là Nhân tốTGtác động thấp nhất đến HQ, có nghĩakhi
Hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt tăng lên 1 đơn vị thì TG tăng lên 0.36 đơn vị.
15
3.3.3. Đánh giá HQHĐVTX theo quan điểm của hành khách
3.2.3.6. Kiểm định tổng quát mô hình SEM về hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt theo
quan điểm đánh giá của hành khách
Hình 3.5. Kết quả tổng quát ƣớc lƣợng chuẩn hóa mô hình SEM về HQHĐVTXB tại
TTH qua đánh giá của hành khách
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu năm 2017)
Từ kết quả ước lượng giá trị chuẩn hóa tổng quát phân tích SEM về CLCN, được thể hiện
qua phương trình sau:
Chất lƣợng cảm nhận = 0.69 + 0.61*TTC + 0.94*MĐĐC + 0.44*MĐĐƢ +
0.58*PTHH + 0.11*MĐĐB
- MĐĐC tác động và ảnh hưởng lớn nhất đến CLCN (0,94). Có nghĩa khi CLCN dịch vụ
vận tải xe buýt tăng lên 1 đơn vị thì MĐĐC tăng lên 0,94 đơn vị,
- MĐĐB ảnh hưởng và tác động đến CLCN thấp nhất (0,11). Có nghĩa khi CLCN dịch vụ
vận tải xe buýt tăng lên 1 đơn vị thì MĐĐB tăng lên 0,11 đơn vị,
* Các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt
HQHĐVTXB = 0.87 + 0.66*TG + 0.79*CP + 0.68*CLCN + (0.61*TTC +
0.94*MĐĐC + 0.44*MĐĐƢ + 0.58*PTHH + 0.11*MĐĐB)
Như vậy, qua đánh giá của hành khách, nhân tố MĐĐC tác động lớn nhất, CLCN lớn thứ
hai và TG lớn thứ ba, nhân tố MĐĐB tác động thấp nhất đến HQHĐVTXB.
Bảng 3.38. Giá trị chuẩn hóa tổng quát của mô hình SEM về hiệu quả hoạt động vận tải
xe buýt qua đánh giá của hành khách
Nhân tố Ƣớc lƣợng
Mối quan
hệ
Biến Nhân tố
Ƣớc
lƣợng
Mối quan
hệ
Biến
PTHH 0.58
Chất
lƣợng
cảm
nhận
TG 0.66
Hiệu
quả
MĐĐƯ 0.44 CLCN 0.68
TTC 0.61 CP 0.79
MĐĐC 0.94 HQ 0.87 -
MĐĐB 0.11 - - -
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát năm 2017)
16
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI XE BUÝT
TẠI THỪA THIÊN HUẾ
4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI XE BUÝT TẠI THỪA
THIÊN HUẾ
4.1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt tại Thừa Thiên Huế
4.1.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt theo quan điểm của
cơ quan quản lý Nhà nước
* Giải pháp quản lý và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
* Giải pháp rút ngắn khoảng cách đến trạm và tăng cường khả năng tiếp cận hệ thống xe
buýt
* Giải pháp điều chỉnh và mở thêm tuyến xe buýt
* Giải pháp hoàn thiện chính sách giá vé và hỗ trợ đầu tư đổi mới phương tiện vận tải xe
buýt
* Giải pháp áp dụng tiêu chuẩn môi trường cho xe buýt
4.1.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao HQHĐVTXB theo quan điểm của các doanh nghiệp
kinh doanh vận tải xe buýt
* Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp
* Giải pháp điều chỉnh, lựa chọn phương tiện và công suất luồng tuyến
* Giải pháp áp dụng hệ thống quản lý điều hành xe buýt thông minh và tăng cường thông
tin trong hoạt động vận tải xe buýt
* Giải pháp nâng cao chất lượng đoàn phương tiện và ý thức cho đội ngũ nhân viên
* Giải pháp giảm thời gian chờ và nâng cao CLCN về dịch vụ vận tải xe buýt
4.1.2.3. Giải pháp nâng cao HQHĐVTXB theo quan điểm của hành khách
a. Nhóm giải pháp nâng cao lợi ích khi hành khách sử dụng xe buýt
* Lợi ích tiết kiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_van_tai_xe_buyt.pdf