Tóm tắt Luận án Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc sở tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Các nguyên nhân thuộc về bản thân cán bộ quản lý

Thiếu kinh nghiệm: phần lớn cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở có độ tuổi từ 35-45, với kinh nghiệm quản lý dưới 10 năm, nên kinh nghiệm chưa nhiều, chưa tích luỹ được nhiều các kiến thức cũng như kỹ năng lãnh đạo.

Việc tự trau dồi bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng tố chất lãnh đạo còn hạn chế: Nhìn chung hiện nay việc tự đào tạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc các Sở nói chung còn khá hạn chế.

4.3.3.2. Những bất cập từ phía tổ chức

Thứ nhất, bất cập trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý: Việc quy hoạch cán bộ quản lý, lựa chọn bổ nhiệm cán bộ quản lý hiện nay còn nhiều bất cập cũng là một nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng.

Thứ hai, việc đánh giá năng lực cán bộ chưa hợp lý: Hiện nay việc đánh giá năng lực cán bộ quản lý cấp phòng nói riêng và cán bộ công chức nhà nước nói chung đang được thực hiện theo Nghị định số 88/2017/NĐ-CP với các căn cứ đánh giá, tiêu chí đánh giá không rõ ràng, chủ yếu mang tính định tính nên việc đánh giá tương đối hình thức, không đánh giá đúng năng lực cán bộ, làm giảm động lực để cán bộ công chức nâng cao năng lực.

 Thứ ba, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp phòng còn hạn chế: công tác đào tạo thời gian qua là đào tạo theo chỉ tiêu, theo quy hoạch của ngành đào tạo, chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn. Điều đó đã dẫn đến những thiếu hụt như xử lý ở trên, vừa thừa lại vừa thiếu: số lượng được đào tạo nhiều, có thể nói là ‘thừa’, song vẫn không có chỗ làm, ‘thiếu’ những lao động đòi hỏi chất lượng cao mà đào tạo chưa theo kịp.

Thứ tư, bất cập trong chế độ đãi ngộ: Trong nhiều năm qua, mặc dù mức lương cơ bản đã được điều chỉnh khá nhiều lần nhưng hiện nay thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu vùng của khu vực sản xuất kinh doanh (mức lương tối thiểu vùng bình quân năm 2018 là 3,34 triệu đồng/tháng). Với cách tính lương như vậy, khó có thể đảm bảo nhu cầu sống cơ bản của cán bộ, dẫn tới tình trạng nhiều cơ quan nhà nước không giữ được người giỏi.

 

docx24 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc sở tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mọi người đều làm đúng việc. Những cán bộ quản lý cấp phòng giỏi sẽ cung cấp những định hướng thích hợp và tạo động lực cho những người khác trong phòng, để mỗi người đều đóng góp vào việc hoàn thành những kết quả mong đợi. - Kiểm soát hoạt động của phòng: Chức năng kiểm soát có mục đích là đảm bảo nhiệm vụ của người quản lý được hoàn thành - tức là đạt được những kết quả mong muốn - mà không phải là chế ngự và thao túng những người dưới quyền. Kiểm soát ở đây là giám sát về kết quả làm việc của nhân viên. 2.1.3.2. Đặc điểm hoạt động lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Từ vị trí, vai trò và mối quan hệ với các bên liên quan như trên, hoạt động lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc các Sở có các đặc điểm sau: - Hoạt động lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc các Sở phải gắn với nhiệm vụ chính trị, gắn với mục tiêu phát triển của ngành, lĩnh vực nói riêng và địa phương nói chung. - Hoạt động lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở vừa nằm trong mối quan hệ trên dưới với cấp trên (giám đốc các Sở), và các cán bộ cấp dưới thuộc phòng, vừa nằm trong mối quan hệ ngang với các phòng khác trong Sở và các Sở liên quan. - Hoạt động lãnh đạo đặc thù của cấp phòng thuộc Sở có những đặc điểm khác với cán bộ quản lý cấp phòng ở các huyện. Cùng là cán bộ quản lý cấp phòng của các cơ quan trực thuộc tỉnh nhưng cán bộ quản lý cấp phòng thuộc huyện có thẩm quyền cao hơn, có quyền ký quyết định, có con dấu riêng, trong khi đó, cán bộ quản lý cấp phòng thuộc các Sở không có những quyền này. - Cán bộ quản lý cấp phòng ở huyện có cấp dưới là cấp xã còn cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở chỉ có cấp dưới là các chuyên viên thuộc phòng do mình quản lý. - Cán bộ quản lý cấp huyện vừa thực hiện chức năng tham mưu (cho lãnh đạo huyện, lãnh đạo Sở) vừa thực thi các nhiệm vụ cụ thể, trong khi cán bộ quản lý cấp phòng chỉ mang tính chất tham mưu. - Cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở chỉ quản lý một lĩnh vực trong khi cán bộ quản lý phòng thuộc huyện quản lý một ngành thuộc địa phương. 2.2. Năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở 2.2.1. Khái niệm năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở là “toàn bộ kiến thức về lãnh đạo, quản lý; kỹ năng lãnh đạo, quản lý và khả năng/tố chất lãnh đạo mà cán bộ quản lý phòng có để hoàn thành các công việc của mình nhằm lãnh đạo, quản lý mọi hoạt động của phòng do Sở phân công, tạo sự phát triển bền vững cho cơ quan, đơn vị, ngành, lĩnh vực, địa phương”. 2.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Từ quan niệm về năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở nêu trên, có thể cụ thể các năng lực cần có của cán bộ lãnh đạo cấp phòng như sau: Kiến thức của cán bộ quản lý cấp phòng: Kiến thức lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng là toàn bộ những kiến thức mà người lãnh đạo có được về chuyên môn nghiệp vụ, về hiểu biết tự nhiên, xã hội, dùng để lãnh đạo, quản lý phòng mình được phân công thực hiện những công việc được giao. Kỹ năng của lãnh đạo cấp phòng: Kỹ năng lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng là sự thành thạo trong việc vận dụng thực tế các kiến thức, hiểu biết về lãnh đạo của trưởng/phó phòng vào việc lãnh đạo, quản lý phòng mình được phân công để hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Tố chất của lãnh đạo cấp phòng: Tố chất, phẩm chất hay thái độ làm việc biểu hiện qua cách ứng xử trong hoạt động lãnh đạo. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu ở chương 1 đã cho thấy cơ bản các nghiên cứu đều thống nhất về các yếu tố khác có tác động nhiều đến năng lực lãnh đạo gồm 3 nhóm, bao gồm: (i) nhóm các yếu tố thuộc về bản thân; (ii) nhóm các yếu tố thuộc về tổ chức và (iii) nhóm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô. Những yếu tố đó được đề cập tới như sau: 2.3.1. Nhóm các yếu tố thuộc về bản thân Yếu tố cá nhân bao gồm: Trình độ (gồm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn), giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm làm việc, điều kiện gia đình, trí tuệ cảm xúc, tố chất lãnh đạo 2.3.2. Nhóm các yếu tố thuộc về tổ chức Đặc điểm của tổ chức: Việc hình thành và phát triển năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ quản lý phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến đặc điểm tổ chức như quy mô tổ chức, loại hình tổ chức, thể chế quản lý nhân sự của tổ chức 2.3.3. Nhóm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 2.3.3.1. Yếu tố pháp lý 2.3.3.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội 2.3.3.3. Các yếu tố về giáo dục 2.4. Phương pháp đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở 2.4.1. Phương pháp đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Phương pháp đánh giá 3600 được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt phù hợp với việc đánh giá năng lực lãnh đạo trong các tổ chức. Luận án sẽ sử dụng phương pháp này để đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở. 2.4.2. Quy trình đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Bước 1: Xác định yêu cầu về năng lực lãnh đạo cần thiết của cán bộ lãnh đạo cấp phòng: (1) Xây dựng khung năng lực liên quan đến công việc; (2) Xác định yêu cầu về năng lực cần thiết Bước 2: Phân tích và đánh giá năng lực hiện tại Dựa trên khung năng lực cần thiết được xây dựng ở bước 1, tiến hành thiết kế phiếu điều tra để khảo sát và đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo thực tế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp phòng. Xây dựng phiếu điều tra (bảng hỏi), gửi và xử lý kết quả. Bước 3: Xác định khoảng cách giữa trình độ năng lực hiện tại với yêu cầu về năng lực lãnh đạo và phân tích các nguyên nhân Tìm khoảng cách giữa năng lực hiện tại và năng lực cần thiết của cán bộ lãnh đạo cấp phòng; Kết luận. CHƯƠNG 3 KHUNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG THUỘC SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 3.1. Tổng quan về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vấn đề đặt ra đối với cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở 3.1.1. Quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2020 và định hướng đến 2030 3.1.2.1. Mục tiêu đến năm 2030 3.1.2.2. Định hướng đến năm 2030 3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Từ những phân tích khái quát một số khía cạnh: Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, thu nhập bình quân đầu người và định hướng phát triển của vùng KTTĐ Bắc Bộ nêu trên có thể thấy: Sau hơn 20 năm thành lập, vùng KTTĐ Bắc Bộ đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, dần khẳng định được vị trí đầu tầu trong tăng trưởng của cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bất cập, tăng trưởng kinh tế của vùng có xu hướng chậm lại, thiếu tính bền vững, thu nhập bình quân đầu người của vùng vẫn còn thấp hơn nhiều so với vùng KTTĐ phía Nam, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra. Đặt ra một số vấn đề đối với cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở của vùng. 3.1.4. Những vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở tại vùng KTTĐ Bắc Bộ 3.1.4.1. Về tổ chức Cần phải có một cơ chế thoáng hơn, thực hiện nhanh chóng có hiệu lực và hiệu quả việc thành lập Ủy ban vùng và tổ chức bộ máy cán bộ lãnh đạo đủ sức quản lý và điều hành công việc. 3.1.4.2. Về liên kết trong chỉ đạo, điều hành Trở ngại lớn nhất trong liên kết của vùng hiện nay chính là tư duy phát triển còn bó hẹp và cục bộ, khép kín trong từng tỉnh, thành phố. Từ đó yêu cầu phải mở rộng tư duy phát triển, thực hiện sự phối hợp và liên kết rộng rãi theo một quy hoạch và kế hoạch phát triển chung, vùng KTTĐ Bắc Bộ mới có khả năng phát triển vượt trội, bền vững và có hiệu quả. 3.1.4.3. Về xây dựng và thực hiện quy hoạch Hệ thống quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, ngắn hạn ở Việt Nam nói chung thực hiện theo các cấp hành chính, quy hoạch vùng được lập ra mà không kèm theo cấp quản lý quy hoạch tương ứng. Trình tự các quy hoạch cũng khá “lộn xộn” giữa các cấp và giữa các ngành. Tình trạng quá nhiều loại quy hoạch chồng chéo. Quy hoạch vùng địa lý, Quy hoạch vùng trọng điểm, Quy hoạch vùng đô thị lớn và phụ cận (Hà Nội, Vùng Thủ đô, Vùng KTTĐ Bắc Bộ) khiến việc phối hợp quy hoạch gặp khó khăn và nhiều khi xảy ra tình trạng chồng chéo, xung đột. 3.1.4.4. Về điều hành phát triển KT-XH cụ thể 3.2. Khung năng lực lãnh đạo cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 3.2.1. Vị trí và vai trò của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thứ nhất, hoạt động của Sở KH&ĐT có tính tổng hợp hơn so với các Sở ngành thuộc địa phương; Thứ hai, hoạt động của Sở KH&ĐT có liên quan đến tất cả các Sở ngành trên địa phương. Những đặc trưng này của Sở KH&ĐT so với các Sở ngành khác sẽ đặt ra các yêu cầu đặc trưng đối với năng lực của công chức Sở KH&ĐT nói chung và năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT nói riêng. Đây sẽ là căn cứ để hình thành nên khung năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT. 3.2.2. Khung năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Xuất phát từ quyền hạn, chức năng nhiệm vụ, vai trò lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc các Sở và căn cứ vào các yêu cầu và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ, luận án xây dựng khung năng lực lãnh đạo cho cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở như sau: Bảng 3.4: Khung năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT TT Vai trò lãnh đạo của cán bộ Kiến thức cần có Kỹ năng Tố chất 1 Xây dựng mục tiêu, định hướng cho mảng, lĩnh vực mình phụ trách - Kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của lĩnh vực quản lý, hiểu biết rộng về các chuyên môn nghiệp vụ liên quan. - Đường lối, chủ trường của Đảng và Nhà nước, phương hướng chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan. - Xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và thế giới. - Kỹ năng xác định tầm nhìn, xây dựng mục tiêu. - Kỹ năng dự báo và tiên lượng. - Kỹ năng truyền đạt mục tiêu cho cấp dưới. - Có khả năng bao quát và tầm nhìn. - Có tư duy chính trị và có tính trách nhiệm. - Nhạy bén, linh hoạt. - Thông minh. 2 Ra quyết định khó, phức tạp thuộc quyền hạn, chức năng của phòng. - Nhận biết, phân tích, đánh giá được các thông tin phức tạp, các yếu tố nhân quả, các thông tin ngầm, ẩn để đưa ra những phương án lựa chọn và cân nhắc các chi phí, lợi ích, rủi ro, tác động của những phương án này. - Hiểu biết hoàn cảnh thực tế, nguồn lực, thông tin hiện có ngay cả trong những trường hợp khó và chưa có tiền lệ. - Kỹ năng ra quyết định. - Kỹ năng phân tích vấn đề. - Quyết đoán. - Dám chịu trách nhiệm. - Thông minh. 3 Quản lý, phát huy được nguồn lực của phòng - Nắm được quy trình, cách thức tổ chức công việc. - Hiểu về nội dung chức năng và các phương pháp quản trị như quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản trị hoạt động... - Hiểu về các phương pháp đánh giá năng lực và biết cách phân công đúng người đúng việc, ủy quyền và giao trách nhiệm cho cấp dưới. - Kỹ năng giao tiếp. - Kỹ năng sắp xếp công việc. - Kỹ năng quản lý và phát triển các mối quan hệ. - Kỹ năng quản lý bản thân. - Có kế hoạch. - Sáng tạo. - Có trách nhiệm. - Kiên định với mục tiêu. - Nhạy cảm. - Linh hoạt. 4 Tham mưu công tác cho lãnh đạo - Kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của lĩnh vực quản lý, hiểu biết rộng về các chuyên môn nghiệp vụ liên quan. - Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, phương hướng chính sách của ngành, lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan. - Xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và thế giới. - Kỹ năng giao tiếp. - Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin. - Kỹ năng soạn thảo và quản lý văn bản. - Kỹ năng trình bày và thuyết phục. - Sáng tạo, linh hoạt. - Có khả năng bao quát và tầm nhìn. - Có trách nhiệm - Linh hoạt, nhạy bén. 5 Xây dựng và phát triển cá nhân cấp dưới. - Hiểu biết về tâm lý của cá nhân cấp dưới. - Nắm được các kiến thức cơ bản về tâm lý xã hội và quản trị nhân lực - Hiểu về văn hóa công sở - Hiểu về hành vi tổ chức - Hiểu về các chính sách pháp luật Kỹ năng đào tạo và phát triển cá nhân dưới quyền. - Nhạy cảm với nhu cầu của người khác, (EQ) cao. - Sáng tạo, linh hoạt. 6 Động viên khuyến khích và truyền cảm hứng cho cá nhân. - Hiểu và nắm được các nguyên tắc gây ảnh hưởng và các biện pháp khuyến khích cá nhân. - Nắm được các nguyên tắc giao tiếp và truyền đạt. - Nắm được các kiến thức về tâm lý xã hội và cách tác động. - Hiểu về văn hóa xã hội của địa phương. - Kỹ năng giao tiếp hiệu quả. - Kỹ năng gây ảnh hưởng. - Kỹ năng thuyết phục hiệu quả. - Kỹ năng động viên cá nhân dưới quyền. - Thân thiện, dễ gần. - Nhiệt huyết làm việc. - Tâm trong sáng. Nguồn: Tổng hợp của NCS 3.2.2. Yêu cầu đối với lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 3.2.2.1. Xây dựng phiếu điều tra Phiếu điều tra yêu cầu năng lực lãnh đạo cần có. Dựa vào “khung năng lực” đã xây dựng, phiếu điều tra được thiết kế (phụ lục số 1), sử dụng thang đo Likert với 5 thang điểm để sắp xếp mức độ yêu cầu về năng lực theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. 3.2.2.2. Chọn lựa đối tượng điều tra Luận án chọn cán bộ lãnh đạo cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT tại vùng KTTĐ Bắc Bộ làm đối tượng để triển khai áp dụng “phương pháp đánh giá 360o”. Luận án tiến hành điều tra và thu về tổng cộng 303 phiếu cho 3 nhóm đối tượng gồm: (i) nhóm 1 là cấp trên của lãnh đạo cấp phòng (Giám đốc, Phó Giám đốc các Sở KH&ĐT các tỉnh/thành trong vùng (mỗi tỉnh 02 người): tổng cộng là 14 người; (ii) nhóm 2 là cấp dưới của lãnh đạo cấp phòng, tổng số phiếu thu về là 256 phiếu; (iii) nhóm 3: các bên có liên quan (gồm cán bộ ở Bộ KH&ĐT, Viện Chiến lược phát triển - Bộ KH&ĐT, các cán bộ thuộc Bộ Nội vụ và các giảng viên có kinh nghiệm về lĩnh vực của đề tài), tổng số phiếu thu về là 33 phiếu. 3.2.2.4. Kết quả xử lý thông tin điều tra về yêu cầu năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phân tích các dữ liệu điều tra thu được kết quả về yêu cầu năng lực lãnh đạo của các lãnh đạo cấp phòng cụ thể theo bảng tổng hợp dưới đây: Bảng 3.5: Yêu cầu năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT tại vùng KTTĐ Bắc Bộ TT Các kỹ năng, tố chất cá nhân, kiến thức Mức điểm yêu cầu thấp nhất Trung bình (Mean) Mức điểm yêu cầu cao nhất Kiến thức 1 Kiến thức về chính sách pháp luật 4 4,485 5 2 Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ 4 4,512 5 3 Kiến thức về tâm lý xã hội 3 4,017 5 4 Kiến thức về văn hóa, lịch sử phát triển 3 4,003 5 5 Kiến thức về xu thế phát triển của lĩnh vực chuyên môn 4 4,488 5 6 Kiến thức về quản trị nhân lực 3 4,007 5 7 Kiến thức chính trị, xã hội 4 4,505 5 8 Kiến thức về lãnh đạo điều hành phòng 3 4,050 5 Kỹ năng 9 Kỹ năng giao tiếp 3 4,007 5 10 Kỹ năng định hướng mục tiêu và điều hành 3 3,993 5 11 Kỹ năng tham mưu 3 4,036 5 12 Kỹ năng phát triển nhân viên dưới quyền 3 4,010 5 13 Kỹ năng tổ chức và khai thác nguồn lực 3 4,023 5 14 Kỹ năng tạo dựng và phát triển mối quan hệ 3 3,980 5 15 Kỹ năng quản lý bản than 3 4,023 5 Tố chất 16 Sáng tạo 3 4,020 5 17 Linh hoạt 3 4,000 5 18 Có kế hoạch 4 4,505 5 19 Có tầm nhìn 4 4,482 5 20 Trách nhiệm 3 4,020 5 21 Nhạy cảm 3 4,073 5 22 Sự bản lĩnh, bền bỉ 3 4,040 5 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra của NCS Kết quả xử lý cũng cho thấy mức độ yêu cầu về các yếu tố năng lực cũng khác nhau giữa các bên, thể hiện mong muốn của các bên khác nhau đối với năng lực của lãnh đạo cấp phòng. Trong đó, ở đa số (16/22) các yếu tố, yêu cầu của cấp trên là cao hơn so với yêu cầu của cấp dưới và các bên liên quan. Bảng 3.6: Yêu cầu năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT tại vùng KTTĐ Bắc Bộ TT Các kỹ năng, tố chất cá nhân, kiến thức Yêu cầu của cấp trên Yêu cầu của cấp dưới Yêu cầu của các bên liên quan Kiến thức 1 Kiến thức về chính sách pháp luật 4,643 4,48 4,42 2 Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ 4,643 4,53 4,33 3 Kiến thức về tâm lý xã hội 3,857 4,00 4,21 4 Kiến thức về văn hóa, lịch sử phát triển 3,929 4,02 3,94 5 Kiến thức về xu thế phát triển của lĩnh vực chuyên môn 4,571 4,48 4,52 6 Kiến thức về quản trị nhân lực 4,000 4,02 3,94 7 Kiến thức chính trị, xã hội 4,286 4,50 4,61 8 Kiến thức về lãnh đạo điều hành phòng 4,429 4,03 4,06 Kỹ năng 9 Kỹ năng giao tiếp 4,143 3,99 4,06 10 Kỹ năng định hướng mục tiêu và điều hành 4,286 4,01 3,73 11 Kỹ năng tham mưu 4,429 4,03 3,94 11 Kỹ năng phát triển nhân viên dưới quyền 4,214 4,02 3,88 12 Kỹ năng tổ chức và khai thác nguồn lực 4,071 4,02 4,06 13 Kỹ năng tạo dựng và phát triển mối quan hệ 4,143 3,98 3,88 14 Kỹ năng quản lý bản thân 4,429 4,01 3,97 Tố chất 15 Sáng tạo 4,143 3,98 4,24 16 Linh hoạt 4,286 4,00 3,88 17 Có kế hoạch 4,500 4,50 4,52 18 Có tầm nhìn 4,500 4,48 4,45 19 Trách nhiệm 4,571 4,02 3,82 20 Nhạy cảm 4,286 4,06 4,09 21 Sự bản lĩnh, bền bỉ 4,286 4,02 4,06 Nguồn: tính toán từ kết quả điều tra của NCS Kết quả về mức độ yêu cầu đối với các kỹ năng lãnh đạo của lãnh đạo cấp phòng ở vùng KTTĐ Bắc Bộ theo bảng trên sẽ là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo của lãnh đạo cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT tại vùng KTTĐ Bắc Bộ. CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG THUỘC SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 4.1. Tổng quan về cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Tính đến nay toàn bộ 7 Sở KH&ĐT có 64 phòng nghiệp vụ, Trung tâm chức năng với 184 cán bộ quản lý (cấp trưởng và phó). Trong đó, theo số liệu thống kê, trình độ của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT tại vùng KTTĐ khá cao: 100% đạt trình độ từ đại học trở lên, trong đó, trình độ trên đại học chiếm khá cao, chẳng hạn Bắc Ninh, 20/23 cán bộ quản lý cấp phòng có trình độ thạc sỹ (chiếm 86,95%, Quảng Ninh có 23/26 cán bộ quản lý cấp phòng có trình độ thạc sỹ, chiếm 88,46%). Về độ tuổi, nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT tại vùng KTTĐ Bắc Bộ thuộc độ tuổi từ 35-45 (chiếm khoảng 69,4%). Số cán bộ quản lý có độ tuổi dưới 35 và trên 55 là rất ít. Bên cạnh đó, phần lớn cán bộ quản lý là nam giới, chiếm 71,42%. Về kinh nghiệm quản lý: Do độ tuổi còn khá trẻ nên số năm giữ chức vụ quản lý của đội ngũ này chủ yếu là dưới 10 năm. Những đặc điểm trên sẽ ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng và sẽ được phân tích cụ thể hơn ở phần sau của luận án. 4.2. Thực trạng năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 4.2.1. Quy trình đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Bước 1: Chọn đối tượng điều tra: Để đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở, luận án điều tra 3 nhóm đối tượng và thu về tổng cộng 337 phiếu gồm: (i) nhóm 1 là cấp trên của lãnh đạo cấp phòng (Giám đốc, Phó Giám đốc các Sở KH&ĐT các tỉnh/thành trong vùng (mỗi tỉnh 02 người): tổng cộng là 14 phiếu; (ii) nhóm 2 là cấp dưới của lãnh đạo cấp phòng, tổng số phiếu thu về là 256 phiếu.; (iii) nhóm 3: lãnh đạo các phòng thuộc Sở KH&ĐT các địa phương (trưởng phòng, phó phòng), tổng số phiếu thu về là 67 phiếu. Bước 2: Thiết kế phiếu điều tra năng lực lãnh đạo hiện có. Bước 3: Xử lý kết quả điều tra. 4.2.2. Tổng quan thực trạng năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Xử lý kết quả điều tra năng lực lãnh đạo theo phương pháp 3600 được đề xuất ở chương 2, dựa trên khung năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở được đề xuất trong chương 3, cho kết quả khái quát về thực trạng năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng vùng KTTĐ Bắc Bộ như sau: Thứ nhất, hầu hết các năng lực đều có số điểm thấp hơn so với yêu cầu, điều này cho thấy cần phải cải thiện ở hầu hết các năng lực, trong đó, khía cạnh năng lực đáp ứng thấp nhất so với yêu cầu là các kỹ năng thuộc nhóm kỹ năng về kiến thức (4/8 năng lực), nhóm kỹ năng về tố chất cũng có 2/7 năng lực có sự chênh lệch lớn. Nhóm năng lực về kỹ năng cũng có sự khác biệt giữa thực trạng và yêu cầu, tuy nhiên mức độ khác biệt không lớn. Như vậy, qua phân tích khái quát có thể thấy trong thời gian tới cần chú trọng cải thiện các năng lực thuộc nhóm kiến thức và một số năng lực thuộc nhóm tố chất. Thứ ba, một số ít năng lực của cán bộ quản lý cấp phòng được đánh giá là đã đáp ứng được mức cao hơn so với yêu cầu. Đây là điểm tích cực trong năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng tại vùng KTTĐ Bắc Bộ. Thứ tư, mặc dù thiếu hụt so với trung bình yêu cầu nhưng tất cả các năng lực đều được đánh giá điểm trung bình lớn hơn 3,8, lớn hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về năng lực lãnh đạo cấp phòng. Trong đó, năng lực đang được đánh giá cao nhất là năng lực KT2 (kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ), năng lực bị đánh giá thấp nhất là năng lực KT4 (kiến thức về văn hoá, lịch sử phát triển). 4.2.3. Thực trạng kiến thức của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Kết quả điều tra cho thấy để đáp ứng các yêu cầu về năng lực lãnh đạo, các cán bộ quản lý cấp phòng thuộc các Sở cần phải được cập nhật và nâng cao kiến thức bao gồm cả các kiến thức chung về kinh tế - xã hội, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như các chính sách về văn hoá, xã hội và kiến thức về lãnh đạo. Trong đó, cần chú trọng vào nhóm kiến thức về chính sách pháp luật KT1, về chuyên môn nghiệp vụ KT2, Kiến thức về xu thế phát triển của lĩnh vực chuyên môn KT5 và kiến thức chính trị, xã hội KT7. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì với đặc trưng của Sở Kế hoạch và Đầu tư nên đòi hỏi các chuyên viên nói chung và cán bộ quản lý nói riêng cần có kiến thức tổng hợp và vĩ mô. 4.2.4. Thực trạng kỹ năng của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Qua các phân tích, có thể thấy, để thực hiện được vai trò lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp phòng tốt, cán bộ quản lý cần phải bổ sung các kỹ năng gồm: Kỹ năng tham mưu KN3, kỹ năng định hướng mục tiêu và điều hành KN2, kỹ năng quản lý bản thân KN7, kỹ năng giao tiếp KN1, kỹ năng phát triển nhân viên dưới quyền KN4, và kỹ năng tổ chức và khai thác nguồn lực KN5. Trong đó, cần chú trọng nhất tới kỹ năng tham mưu KN3. 4.2.5. Thực trạng tố chất của lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Từ các phân tích trên có thể thấy, cán bộ quản lý cấp phòng cần cải thiện các năng lực thuộc nhóm tố chất. Trong đó các năng lực cần được chú trọng gồm: có kế hoạch, có tầm nhìn, có trách nhiệm, nhạy cảm và linh hoạt. 4.3. Đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch vầ Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nguyên nhân của hạn chế 4.3.1. Những ưu điểm trong năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Kết quả phân tích năng lực lãnh đạo cho thấy những điểm mạnh của của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT tại vùng KTTĐ Bắc Bộ như sau: Thứ nhất, nhiều năng lực của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT được đánh giá khá cao: Có 11 trong tổng số 22 năng lực có số điểm trên 4, cụ thể: Về kiến thức: có 3/8 thành phần có điểm số trên 4, gồm: KT2, KT5, KT8, có nghĩa là các cán bộ quản lý cấp phòng được đánh giá là hiểu biết tương đối đầy đủ các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về xu thế phát triển của lĩnh vực chuyên môn, kiến thức về lãnh đạo điều hành phòng. Về kỹ năng: có 5/7 kỹ năng lãnh đạo có điểm số trên 4, gồm: KN1, KN3, KN4, KN5, KN7 có nghĩa là cán bộ quản lý cấp phòng có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham mưu, kỹ năng tổ chức khai thác nguồn lực và kỹ năng quản lý bản thân cao. Về tố chất: có 3/7 tố chất có điểm số trên 4 là TC4, TC5, TC7, tức là nhìn chung cán bộ quản lý cấp phòng đã có tầm nhìn, có trách nhiệm và có bản lĩnh cao. Thứ hai, một số năng lực của cán bộ quản lý cấp phòng đã đáp ứng tốt yêu cầu của các bên, Về kiến thức: KT4, KT6 đã đáp ứng được yêu cầu của cấp trên, KT3, KT6 đáp ứng được yêu cầu của cấp dưới; Về kỹ năng: KN4, KN5 đã đáp ứng được yêu cầu của cấp trên, KN1, KN6 đáp ứng được yêu cầu của cấp dưới; Về tố chất: TC1(sáng tạo) đáp ứng được yêu cầu của cấp dưới. 4.3.2. Hạn chế trong năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Bên cạnh các kết quả nêu trên, một số hạn chế về năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý cấp phòng thuộc Sở KH&ĐT tại vùng KTTĐ Bắc Bộ như sau: Về kiến thức: Mặc dù hầu hết các cán bộ quản lý cấp phòng có kiến thức tương đối tốt, tuy nhiên lại thiếu các kiến thức sau: Kiến thức về chính trị xã hội và chính sách pháp luật, kiến thức về xu thế phát triển của lĩnh vực chuyên môn và kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_nang_cao_nang_luc_lanh_dao_cua_can_bo_quan_l.docx
Tài liệu liên quan