Phần lớn nền nông nghiệp của Việt
Nam dựa trên các trang trại quy mô nhỏ,
manh mún nên so với các đối thủ như
Mỹ thì năng suất khá hạn chế chưa tương
xứng với lợi thế về đất, tài nguyên.
- Cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ
trong sản xuất khiến việc trồng lúa gặp
nhiều khó khăn và ảnh hưởng tiêu cực
đến chất lượng.
- Trình độ của nông dân trong việc ứng
dụng công nghệ, thích ứng với sự phát
triển công nghệ, ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu trong canh tác còn hạn chế.
- Năng lực marketing, đàm phán ký kết
các hợp đồng thương mại của các doanh
nghiệp, thương lại Việt Nam khá yếu.
- Sản phẩm của ngành lúa gạo của Việt
Nam chưa thực sự đa dạng.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo làm sống
động nền kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành lúa gạo nói riêng và cả nền kinh
tế nói chung.
Đối với quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo yêu cầu nông
dân phải đổi mới, tự nâng cao năng lực sản xuất và kiến thức về ngành lúa gạo.
2.2.3. Quan điểm về đánh giá năng lực cạnh tranh cấp ngành
Thứ nhất: Năng lực cạnh tranh của ngành được thể hiện thông qua năng lực
cạnh tranh riêng rẽ của các doanh nghiệp trong ngành.
Thứ hai: Năng lực cạnh tranh của ngành là khả năng cạnh tranh của toàn
ngành đó của một quốc gia so với các quốc gia khác.
2.3. Nội dung đánh giá năng lực cạnh tranh cấp ngành
2.3.1. Năng lực sản xuất
Năng lực sản xuất là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá năng
lực cạnh tranh của ngành. Năng lực sản xuất thường được thể hiện qua các nhân tố
như: Nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất và
chất lượng sản phẩm
8
Năng suất của ngành lúa gạo của một quốc gia được tính như sau:
Trong đó: PCi là năng suất ngành lúa gạo của nước i. P là tổng sản lượng ngành
lúa gạo của, S là tổng diện tích trồng lúa.
Ngoài ra để đánh giá sự phát triển năng suất của ngành lúa gạo của các quốc
gia có thể sử chỉ tiêu mức tăng trưởng của năng suất ngành lúa gạo theo các giai đoạn.
Công thức cụ thể như sau:
(
)
( )
Trong đó: GPCi là mức tăng trưởng của năng suất ngành lúa gạo của nước i.
PCiyn là năng suất ngành lúa gạo của nước i trong năm y thứ n, PCiy là là năng suất
ngành lúa gạo của nước i trong năm y.
Ngoài yếu tố năng suất, năng lực sản xuất của ngành còn được thể hiện qua
chất lượng sản phẩm của ngành đó [94]. Chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng
đánh giá cao thể hiện năng lực sản xuất của quốc gia đó là cao. Nói cách khác, nó
phản ánh rằng ngành gạo của quốc gia đó có năng lực cạnh tranh cao so với các đối
thủ khác trên thị trường.
2.3.2. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất cũng là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá
năng lực cạnh tranh của một ngành. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí cố định và chi phí biến
đổi. Trong đó chi phí cố định là những khoản chi dù có sản xuất hay không thì người nông
dân, thương lái hay doanh nghiệp vẫn phải chi trả như là các khoản lãi phải trả, chi phí thuê
văn phòng, chi phí thuê đất, chi phí đăng ký Chi phí thứ hai là chi phí biến đổi là những
khoản chi phụ thuộc vào sản lượng hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh như là: chi phí đầu
vào của nông dân bao gồm hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chi phí liên quan tới
máy móc, dịch vụ bao gồm: bơm, tưới tiêu, thuê máy làm đất, thuê máy gặt, đập ; chi phí
thuê lao động bao gồm: gieo/ cấy, làm cỏ, rải phân, phun thuốc; chi phí chi trả cho các lao
động trong gia đình; và các khoản chi phí khác
2.3.3. Giá bán
Biến động mức giá thực là tiêu chí đo lường sự thay đổi của mức giá trung bình
của ngành lúa gạo theo thời gian so với mức giá tiêu dùng chung. Giá cả là một trong
những nhân tố quan trọng để xác định năng lực cạnh của ngành trên thị trường. Giá cả
của các sản phẩm trên thị trường thế giới được hình thành dựa trên quy luật cung cầu
hàng hóa quốc tế.
2.3.4. Thị phần xuất khẩu
Một trong những cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành là thị phần
xuất khẩu của ngành đó trên thị trường. Để đánh giá thị phần xuất khẩu (ESij) của một
ngành giữa quốc gia i và sản phẩm j ta sẽ đánh giá thông qua tỷ lệ giữa kim ngạch
xuất khẩu (Xij) sản phẩm j bởi các doanh nghiệp thuộc quốc gia i so với tổng giá trị
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đó của toàn thế giới. Thị phần xuất khẩu được tính
theo công thức dưới đây:
ESij = 100*(Xij / ∑iXij)
Trong đó:
9
ESij là thị phần xuất khẩu của ngành j thuộc quốc gia i
Xij là kim ngạch xuất khẩu của ngành j thuộc quốc gia i
∑iXij là tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành j trên toàn thế giới.
Ngoài ra, thị phần xuất khẩu còn được tính cho từng loại mặt hàng trong
ngành lúa gạo như gạo trong trấu, gạo trấu nâu, gạo xay không vỡ, gạo xay vỡ.
2.3.5. Lợi thế cạnh tranh trên thị trường Quốc tế
Lợi thế cạnh tranh trên thị trường Quốc tế đóng vai trò quan trọng trong phát
triển sản phẩm của bất kỳ quốc gia nào. Chỉ số này nhằm đo lường lợi thế cạnh tranh
của một mặt hàng của một quốc gia trên thị trường quốc tế. Theo Balassa (1965) [10]
chỉ số này phản ánh sự khác biệt về nguồn lực nhân tố giữa các quốc gia, năng lực
cạnh tranh của họ trên thị trường quốc thế. Cụ thể, chỉ số RCA được tính như sau:
∑
∑
Trong đó:
- RCApi là lợi thế cạnh tranh của mặt hàng p của nước i
- Xpi: giá trị xuất khẩu mặt hàng mặt hàng p của nước i
- ∑ : tổng xuất khẩu của nước i
- Xwi: giá trị xuất khẩu mặt hàng mặt hàng p của toàn bộ các nước trên thế giới
- ∑ : tổng xuất khẩu của toàn bộ các nước trên thế giới.
Theo Balassa (1965) [10], chỉ số RCA có thể được nhận định như sau:
- 0 < 1 : mặt hàng p của nước i không có lợi thế so sánh
- 1 < 2 : mặt hàng p của nước i có lợi thế so sánh ở mức thấp.
- 2 < 4 : mặt hàng p của nước i có lợi thế so sánh ở mức trung bình.
- 4 < : mặt hàng p của nước i có lợi thế so sánh ở mức cao.
2.3.6. Mức độ dạng hóa xuất khẩu
Sự đa dạng trong hàng hóa xuất khẩu cho thấy năng lực cạnh tranh của ngành
lúa gạo trên thị trường lớn, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Để
đánh giá sự đa dạng hóa về mặt hàng xuất khẩu tác giả sử dụng công thức của
Herfindahl-Hirschman như sau:
√∑(
)
Trong đó: DP là chỉ số đa dạng hóa về mặt hàng xuất khẩu. Xp là giá trị xuất
khẩu của mặt hàng thứ p, and X là tổng xuất khẩu.
Chỉ số này có giá trị từ 0 đến 1. Nếu việc mặt hàng xuất khẩu trong ngành là
đa dạng thì chỉ số này có giá trị là 0. Ngược lại , nếu xuất khẩu chỉ tập trung một mặt
hàng chỉ số này có giá trị là 1, mô tả sự tập trung.
Theo Bonnal (2010) [11], chỉ số đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được phát
triển bởi Herfindahl-Hirschman như sau:
10
Trong đó: Xij,t là giá trị xuất khẩu của nước ra thị trường j năm t , and Xt là tổng
xuất khẩu của nước i.
Chỉ số này có giá trị từ 0 đến 1. Nếu việc xuất khẩu đa dạng ở khắp các thị
trường thì chỉ số này có giá trị là 0. Ngược lại , nếu xuất khẩu chỉ tập trung ở một thị
trường thì chỉ số này có giá trị là 1, mô tả sự tập trung.
2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của ngành
Theo Porter (1990) [22], chất lượng môi trường kinh doanh được đánh giá
qua bốn đặc tính tổng quát, đó là: (a) các điều kiện nhân tố sản xuất, (b) các điều kiện
nhu cầu; (c) các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan và (d) bối cảnh cho chiến
lược và cạnh tranh của doanh nghiệp. Những nhân tố này tạo nên bốn góc của một
hình thoi và thường được gọi là Mô hình Kim cương Porter. Bên cạnh đó cũng cần
nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hoạch định và thực thi
các chính sách kinh tế; định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh
nhằm hướng đến việc cải thiện năng suất.
Sơ đồ 2.1. Mô hình kim cƣơng Porter
Nguồn: Anh (2011) [1]
2.4.1. Nhóm yếu tố bên trong
2.4.1.1. Điều kiện sản xuất kinh doanh ngành lúa gạo
Vị trí địa lý, địa hình, đất đai
Thời tiết khí hậu
Kết cấu hạ tầng
Trình độ nguồn nhân lực
Diện tích đất sản xuất
11
2.4.1.2. Chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh tranh
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài việc tận dụng tốt các yếu tố
nguồn lực để nâng cao NLCT, các tác nhân tham gia sản xuất và cung ứng lúa gạo còn
phải tạo lập các mối quan hệ với các đối tượng khác nhau. Các mối quan hệ này bao
gồm: mối quan hệ với khách hàng, mối quan hệ với nhà cung cấp, mối quan hệ với
các tổ chức tín dụng, mối quan hệ với các doanh nghiệp cùng ngành và mối quan hệ
với chính quyền.
2.4.1.3. Năng lực marketing
Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường hiện nay, sự cạnh tranh trên thị
trường toàn cầu tăng lên đi liền với đó việc sở hữu các khả năng cần thiết để đáp ứng
các yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
đối với các công ty. Do đó, có một vấn đề lớn trong sự phát triển của các công ty là
làm thế nào để chuyển đổi khả năng tiếp thị của họ thành lợi thế cạnh tranh.
2.4.2. Nhóm yếu tố bên ngoài
2.4.2.1. Điều kiện về cầu
Thị trường là môi trường kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Thị
trường vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm các đầu vào thông qua hoạt động mua-
bán hàng hoá dịch vụ đầu ra và các yếu tố đầu vào. Thị trường đồng thời còn là công
cụ định hướng, hướng dẫn hoạt động của doanh nghiệp, thông qụa mức cầu, giá cả, lợi
nhuận... để định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Như vậy, sự ổn định của thị
trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp nói chung và
nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng.
2.4.2.2. Các ngành hỗ trợ và liên quan
Các ngành hỗ trợ các ngành cung cấp đầu vào và các ngành công nghiệp liên
quan có khả năng cạnh tranh quốc tế, mối liên hệ chặt chẽ giữa các ngành sẽ tạo điều
kiện đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ để duy trì các lợi thế cạnh tranh bền
vững hơn. Trong chuỗi giá trị của ngành, sự gắn kết của các công đoạn trong quy trình
sản xuất kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập sự bền vững trong sự
phát triển của ngành.
2.4.2.3. Vai trò của chính phủ
Nhà nước quản lý thông qua việc quy định áp dụng các tiêu chuẩn an toàn
thực phẩm cụ thể với các mức độ an toàn khác nhau mà sản phẩm thực phẩm phải đáp
ứng và kiểm soát việc tuân thủ quy định [15, 21].
* Vai trò hỗ trợ
Ngoài chức năng ban hành và kiểm soát việc tuân thủ các quy định, tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm, tại các nước đang phát triển, nhà nước giữ vai trò quan
trọng trong việc hỗ trợ các cơ sở sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
[14, 25]. Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với tác nhân khác trong chuỗi sản xuất
như nhà tiêu thụ cũng được đề cập [24].
Dựa theo lý thuyết đã được xây dựng ở trên mô hình nghiên cứu trong luận
án này như sau:
12
Sơ đồ 4: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
2.5. Kinh nghiệm trong nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo ở một
số quốc gia và bài học cho Việt Nam
2.5.1. Kinh nghiệm của hái an
2.5.2. Kinh nghiệm của Đài oan
2.5.3. Kinh nghiệm của Nhật n
2.5.4. Kinh nghiệm của n Đ
2.5.5. Kinh nghiệm của àn Quốc
2.5.6. Kinh nghiệm của ndonesia
2.5.7. ài học kinh nghiệm cho Việt Nam
+ Chú trọng chính sách hỗ trợ người nông dân, thương lái, doanh nghiệp
+ Chú trọng đầu tư dây truyền sản xuất, trang thiết bị công nghệ hiện đại
+ Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, marketing sản phẩm
+ Điều chỉnh chính sách thương mại hàng nông sản
+ Xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH LÚA GẠO
VIỆT NAM
3.1. Thực trạng phát triển ngành lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2010-2019
Trong những năm qua, các chính sách hỗ trợ cho người trồng lúa như chính sách bình
ổn giá và hỗ trợ người sản xuất, và các chính sách hỗ trợ nông nghiệp nói chung như đầu tư
phát triển thủy lợi, tự do hóa thương mại, miễn giảm thủy lợi phí, khuyến nông, hỗ trợ nghiên
cứu khoa học, cho vay tín dụng đã tạo nên động lực đáng kể nhằm thúc đẩy sản xuất lúa và
góp phần đưa năng suất lúa của Việt Nam không ngừng tăng lên, sản lượng tính sơ bộ năm
2019 đạt khoảng 43.448,2 nghìn tấn.
3.1.1. S n lượng lúa, gạo của Việt Nam theo các khu vực
3.1.2. S n lượng lúa, gạo của Việt Nam theo vụ mùa
3.2. hực trạng năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam
3.2.1. Năng lực s n xuất
* Về diện tích
Qua bảng số liệu thấy rằng diện tích lúa trong giai đoạn nghiên cứu từ 2010 -
2017 có xu hướng tăng, trong bốn năm từ năm 2010 đến năm 2013 diện tích lúa liên
13
tục được mở rộng, tăng từ 7.489,4 nghìn ha lên 7.902,5 nghìn ha, tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm đạt 2,72%/năm. Tuy nhiên từ năm 2014- 2019, diện tích lúa có
xu hướng thu hẹp lại. Trong năm 2019, diện tích lúa còn 7.470,1 nghìn ha. Đây cũng
là diện tích lúa cả nước thấp nhất trong thời kỳ nghiên cứu.
* Về năng suất sản xuất lúa gạo
Theo số liệu thống kê về năng suất ngành lúa của Việt Nam được thể hiện tại
biểu đồ 3.9. có thể thấy, năng suất ngành lúa, gạo của Việt Nam đang có xu hướng
tăng ổn định trong giai đoạn 2018-2019. Tuy nhiên, xét theo cả giai đoạn, năng suất
lúa của Việt Nam có nhiều biến động cho thấy sự bất ổn trong hoạt động canh tác, sản
xuất lúa gạo. Năng suất kém ổn định cũng phản ánh sự hạn chế trong năng lực cạnh
tranh ngành lúa gạo của Việt Nam.
Nhìn chung có thể thấy, năng suất lúa của Việt Nam khá cao so với các quốc
gia trên thế giới và nhóm 5 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất. Tuy nhiên, xét trong bối
cảnh sự phát triển của công nghệ, khoa học như hiện nay thì mức tăng trưởng của
năng suất ngành lúa gạo của Việt Nam chưa thực sự tương xứng. Điều này cho thấy
việc khai thác công nghệ, phát triển khoa học trong canh tác lúa cũng như nâng cao
năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam là chưa hiệu quả.
* Về chất lượng sản phẩm
Đa phần khách hàng đánh giá gạo của Việt Nam ở mức tốt và cao cấp, đặc
biệt là về lượng vitamin, khoáng chất có trong gạo. Tuy nhiên, so với các nước khác
trong khu vực thì gạo Việt Nam chưa thực sự được đánh giá vượt trội. So sánh giữa
kết quả đánh giá giữa gạo Việt Nam và Thái Lan có thể thấy gạo của Thái Lan được
người tiêu dùng đánh giá cao hơn về vitamin, khoáng chất, mẫu mã và mùi hương.
Điều này cho thấy mặc dù gạo của Việt Nam đã được đánh giá cao nhưng chưa thực
sự chiếm được lợi thế trong mắt người tiêu dùng.
3.2.2. Chi phí s n xuất
Dựa theo báo cáo của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) về chi phí
sản xuất trong ngành lúa gạo của các quốc gia, Việt Nam là nước có tổng chi phí thấp
nhất. Trong đó, phần lớn chi phí trong sản xuất của Việt Nam là chi phí biến đổi như
là phân bón (chiếm 23%), nhân công (chiếm 19%), các nguyên liệu hóa học khác
(13%), máy móc (13%). Theo ước tính của USITC, trung bình nông dân Việt Nam sử
dụng 35,79 USD/ 1 tấn lúa gạo. So với các nước trong top 5 thì chi phí của Việt Nam
cho mua sắm phân bón cao thứ hai, chỉ sau Thái Lan.
Hiện nay, lượng chi phí cho nguyên liệu hóa học, phân bón của nông dân Việt
Nam vẫn cao. Điều này cho thấy việc chuyển hướng từ canh tác truyền thống sang
canh tác hữu cơ chưa thực sự được thúc đẩy mạnh. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân giảm năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam trên thị trường
khi mà hiện nay nhu cầu thị trường đang chuyển hướng mạnh mẽ sang sử dụng sản
phẩm sạch, hữu cơ.
Chi phí thuê nhân công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất trong khi
đó năng suất, sản lượng lúa đang có xu hướng giảm, điều này cho thấy sự hạn chế
trong chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.
3.3.3. Giá bán
14
Giá gạo mà nông dân Việt Nam bán tại nông trại dao động từ 282,7 USD/ tấn-
315,8 USD/ tấn. Giá gạo khá ổn định trong giai đoạn 2015-2018. So sánh với các
quốc gia trên thế giới, giá gạo mà nông dân Việt Nam bán tại nông trại có xu hướng
tăng trong những năm gần đây. Nếu năm 2010, giá gạo mà nông dân Việt Nam bán tại
nông trại là 289,5 USD/ tấn, đứng thứ 51 trên thế giới thì năm 2018, giá gạo mà nông
dân Việt Nam bán tại nông trại giảm xuống còn 282,7 USD/ tấn, đứng thứ 37 thế giới.
So với top 5 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới được thể hiện tại bảng 3.15, giá
gạo mà nông dân bán tại nông trại của Việt Nam khá cao. Trong giai đoạn 2010-2011,
giá gạo mà nông dân Việt Nam bán tại nông trại đứng 2/4, sau Thái Lan và Mỹ. Trong
năm 2012, giá gạo mà nông dân Việt Nam bán tại nông trại tụt xuống vị trí thứ 4 trong
nhóm 5 quốc gia. Trong giai đoạn 2014- 2016, giá gạo của Việt Nam đã vương lên vị
trí thứ 2 trong nhóm 5 quốc gia. Trong năm 2017 và 2018, giá gạo mà nông dân Việt
Nam bán tại nông trại cao nhất trong nhóm 5 quốc gia.
3.3.4. hị phần xuất khẩu lúa gạo
Việt Nam luôn có thứ hạng cao trong giá trị xuất khẩu gạo trên toàn thế giới.
Năm 1997, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng thứ 4 trên toàn thế giới, xếp sau
Thái Lan, Mỹ và Ấn Độ. Năm 2010, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai thế giới chỉ
sau Thái Lan. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, gạo của Ấn Độ đã chiếm lĩnh vị trí
của Việt Nam và đẩy Việt Nam xuống vị trí thứ 3. Kết quả này cho thấy, so với gạo
của nước láng giềng Thái Lan và Ấn Độ, năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt
Nam vẫn còn yếu.
Mặt hàng gạo xuất khẩu chính của Việt Nam là gạo xay không vỡ. Những
mặt hàng xuất khẩu chính, có thị phần lớn như gạo xay không vỡ, gạo xay vỡ có nhiều
biến động và đang có xu hướng giảm. Điều này cho thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam
chưa ổn định, chưa giữ vững được thị phần của mình trên thị trường quốc tế.
3.3.5. ợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Kết quả tính toán của tác giả cho thấy ngành lúa gạo của Việt Nam có lợi thế
cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế với số RCA trong tất cả các năm đều lớn hơn 4.
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong ngành lúa gạo ở mức cao nhưng đang có xu
hướng giảm trong cả giai đoạn nghiên cứu. Xét trên các mặt hàng, năng lực cạnh tranh
của Việt Nam cao nhất ở mặt hàng gạo không vỡ, tiếp theo là gạo vỡ, thấp nhất là mặt
hàng gạo trong trấu. Tuy nhiên so với thị phần tổng xuất khẩu mặt hàng gạo, gạo
không vỡ và gạo trong trấu thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam chưa thực sự tương
xứng.
3.3.6. Đa dạng hóa xuất khẩu
Việt Nam có chỉ số HI rất cao cho thấy rằng sự đa dạng hóa trong xuất khẩu
các mặt hàng ngành gạo của Việt Nam là rất thấp. Những biến động trong chỉ số HI
ngành lúa gạo của Việt Nam cho thấy xu hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam đang
dần chuyển hướng từ đa dạng hóa sang xuất khẩu ở một số thị trường nhất định. Điều
này cũng ám chỉ rằng năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam trên thị trường
quốc tế đang có xu hướng giảm. Ở một số mặt hàng như gạo xay không vỡ, gạo trấu
của Việt Nam có thị phần khá lớn nhưng sự đa dạng hóa không cao cho thấy tiềm ẩn
rủi ro và sự hạn chế trong năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Bên cạnh đó, chỉ số HI
15
của Việt Nam biến động khá nhiều cho thấy việc hoạt động xuất khẩu gạo của Việt
Nam chưa ổn định và bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài.
3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo Việt Nam
3.4.1. Kết qu phân tích thống kê mô t các nhân tố
Thông qua đánh giá của các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng lúa gạo, căn
cứ vào tình hình thực tiễn và dựa trên mô hình kim cương của porter, NCS tiến hành
đánh giá năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo dựa trên mô hình kim cương của porter
như sau:
Sơ đồ 3.1: Thực trạng các nhân tố tác động đên năng lực cạnh tranh ngành lúa
gạo của Việt Nam theo mô hình kim cƣơng của Porter
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
3.4.2. Đánh giá tác đ ng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của ngành lúa
gạo Việt Nam
3.4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá
3.4.2.2 Phân tích hồi quy đa biến
Sau khi hồi quy mô hình các nhân tố tác động đến Năng lực cạnh tranh ngành
lúa gạo có biến kiểm soát bao gồm Age (tuổi), Gender (giới tính) của các tác nhân
tham gia vào quá trình cung ứng lúa gạo thu được kết quả như sau:
16
Bảng 3.41: Mô hình hồi quy
Coefficients
a
Model Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig. Collinearity
Statistics
B Std.
Error
Beta Toleran
ce
VIF
1
(Constant) -2,369 0,309 -7,664 0,000
BC 0,214 0,072 0,252 2,986 0,003 0,984 1,017
CO 0,096 0,032 0,106 2,972 0,003 0,955 1,047
MS 0,488 0,040 0,440 12,283 0,000 0,954 1,049
IEI 0,362 0,032 0,397 11,182 0,000 0,972 1,029
MK 0,166 0,073 0,190 2,281 0,023 0,964 1,038
SS 0,289 0,034 0,314 8,477 0,000 0,894 1,118
Gender -0,143 0,058 -0,088 -2,492 0,013 0,984 1,016
Age 0,008 0,003 0,097 2,710 0,007 0,962 1,040
a. Dependent Variable: SC
Adjusted R
Square
0,608
F
62,091
Sig.
.000
b
Nguồn: Phân tích từ kết quả khảo sát
i) Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Mức độ giải thích của mô hình: Hồi quy mô hình thu được kết quả R2 hiệu chỉnh là
0,608. Như vậy 60,8% thay đổi về Năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo được giải thích bởi
các biến độc lập của mô hình. Nói cách khác mô hình của đề tài có thể giải thích được 60,8%
sự thay đổi trong năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam.
Mức độ phù hợp: Theo kết quả thống kê F = 62,091 với Sig. =0,000 < 0,01 có
thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các
biến độc lập tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc và mức độ tin cậy 99%.
ii) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Theo bảng kết quả hồi quy, cột cuối cùng (VIF) về kiểm định đa cộng tuyến
giữa các biến độc lập ta thấy: tất cả các hệ số VIF đều < 2 nên giữa các biến độc lập
không có đa cộng tuyến.
iii) Kiểm định hệ số hồi quy
* Nhóm yếu tố bên trong
Nhóm yếu tố bên trong bao gồm chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh
tranh (IEI), điều kiện sản xuất và kinh doanh ngành lúa gạo (BC) và năng lực
marketing (MC) .
Hệ số beta chuẩn hóa của “điều kiện sản xuất và kinh doanh ngành lúa gạo”
(BC) là 0,418 và có mức ý nghĩa thống kê ở mức 0,001 cho thấy rằng điều kiện sản
xuất có tác động tích cực tới năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam.
Hệ số ước lượng chuẩn hóa beta của biến “chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc
và cạnh tranh” (IEI) có tác động dương tới năng lực cạnh tranh ở mức ý nghĩa thống
17
kê 0,001 cho thấy tầm quan trọng của chiến lược, cấu trúc của các doanh nghiệp trong
việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo đó, khi chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và
cạnh tranh tăng 1 độ lệch chuẩn thì năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam
tăng 0,397 độ lệch chuẩn. Những chiến lược về giá, mẫu mã sản phẩm, phát triển mối
quan hệ với khách hàng, mối quan hệ với nhà cung cấp, ...giúp các doanh nghiệp
ngành lúa gạo có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong sản xuất, thương mại cũng như
nâng cao khả năng cạnh tranh.
“Năng lực marketing” (MC) cũng có tác động dương tới năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp với hệ số beta chuẩn hóa là 0,190 và có ý nghĩa thống kê ở mức
0,001. Điều này cho thấy, khi năng lực marketing của doanh nghiệp tăng 1 độ lệch
chuẩn thì năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam tăng 0,190 độ lệch chuẩn.
Năng lực marketing của các doanh nghiệp càng cao thì khả năng phát triển sản phẩm
mới và cải tiến các sản phẩm hiện có để đáp ứng sự đa dạng hóa của thị trường càng
nhanh. Những chiến thuật về giá nhằm cạnh tranh với các đối thủ càng linh hoạt giúp
các doanh nghiệp dễ dàng chiếm lĩnh thị trường.
* Nhóm nhân tố bên ngoài
Nhóm yếu tố bên ngoài bao gồm điều kiện về cầu trong nước và quốc tế
(MS), Các ngành hỗ trợ và liên quan (CO) và Vai trò của chính phủ (SS).
Hệ số beta chuẩn hóa của “điều kiện về nguồn cầu” (MS) là 0,440 và có mức
ý nghĩa thống kê ở mức 0,001. Theo ước tính, khi điều kiện về cầu trong nước và quốc
tế tăng 1 độ lệch chuẩn thì năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam tăng
0,440 độ lệch chuẩn.
Hệ số ước lượng chuẩn hóa beta của biến “các ngành hỗ trợ và liên quan”
(CO) có tác động dương tới năng lực cạnh tranh ở mức ý nghĩa thống kê 0,001 cho
thấy tầm quan trọng của các ngành hỗ trợ và bên liên quan trong việc nâng cao năng
lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam. Theo đó, các ngành hỗ trợ và liên quan
tăng 1 độ lệch chuẩn thì năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam tăng 0,106
độ lệch chuẩn. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc phát triển chuỗi liên ngành
đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Cuối cùng, “vai trò của chính phủ” (SS) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo. Theo kết quả ước lượng vai trò của
chính phủ tăng 1 độ lệch chuẩn dẫn tới năng lực cạnh tranh tăng 0,314 độ lệch chuẩn.
3.5. Đánh giá chung
3.5.1. Những kết qu đạt được
Năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo Việt Nam đã có những những thay đổi
theo hướng tích cực trong giai đoạn 2010-2019, cụ thể như sau:
Thứ nhất, sản lượng ngành lúa gạo có xu hướng tăng trong giai đoạn nghiên cứu.
Thứ hai, so với các nước trong top 5 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới,
năng suất lúa của Việt Nam đứng ở vị trí thứ hai, sau Mỹ. Theo số liệu thống kê, năng
suất trung bình 53,4 tạ/ha- 58,2 tạ/ha.
Thứ ba, Việt Nam luôn có thứ hạng cao trong giá trị xuất khẩu gạo trên toàn
thế giới.
Thứ tư, kết quả ước lượng mối quan hệ giữa các nhân tố cho thấy, cải thiện
chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh tranh, điều kiện sản xuất và kinh doanh sẽ
18
tạo điều kiện cho người nông dân gia tăng sản xuất và mở rộng cơ hội cho các doanh
nghiệp phát triển trên thị trường quốc tế.
3.5.2. Những mặt hạn chế
Qua kết quả phân tích thực trạng, việc phát triển năng lực cạnh tranh
ngành lúa- gạo của Việt Nam vẫn cò
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nang_luc_canh_tranh_cua_nganh_lua_gao_viet_n.pdf