Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Hàm lượng pH, COD, BOD5 và TSS:

- Hàm lượng pH: Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014 thì pH trong môi trường nước thay đổi không đáng kể nằm trong khoảng từ 6,6 đến 7,5 thuộc cấp độ trung tính.

- Hàm lượng COD và BOD5: Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy hàm lượng COD và BOD5 trung bình của các địa điểm đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT.

Khu vực phía Bắc: phường Đồng Quang, xã Quyết Thắng và phường Tân Thịnh là các địa điểm cao nhất có hàm lượng COD vượt từ 1,01 đến 2,6 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT và vượt từ 1,18 đến 5,20; ở mức B2.

Các địa điểm như xã Đồng Bẩm và phường Quan Triều có hàm lượng COD và BOD5 khá cao, COD vượt quá mức B1 so với QCVN.

Khu vực phía Nam: xã Tân Cương và phường Đồng Quang đều có hàm lượng COD và BOD5 cao vượt QCCP; COD từ 2,4 đến 4,4 lần, BOD5 vượt 2,3- 4,3 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT mức B2. Các địa điểm còn lại đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT mức B1.

 Điều này chứng tỏ phát triển đô thị làm ảnh hưởng đến hàm lượng COD trong nước, tác động xấu đến môi trường nước.

 

docx26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố. 3.1.4.2. Tình hình quy hoạch thành phố Thái Nguyên Đến nay, thành phố Thái Nguyên đã và đang tập trung xây dựng và phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng được tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả. 3.1.5.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, sử dụng đất và phát triển đô thị của thành phố Thái Nguyên 3.2. Đánh giá ảnh hưởng củaphát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 3.2.1. Quá trình phát triển đô thị đẩy nhanh việc ban hành các văn bản về quản lý đất đai Quá trình phát triển đô thị đã tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý và sử dụng đất đai. Đất đai trên địa bàn thành phố biến động không ngừng do tác động của chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất. Có thể thấy UBND tỉnh và thành phố Thái Nguyên, đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của việc ban hành các văn bản dưới luật để quản lý đất đai một cách tích cực nhất. 3.2.2. Quá trình phát triển đô thị đẩy mạnh công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất * Công tác giao đất, cho thuê đất - Về giao đất Trong giai đoạn 2008 - 2014 thành phố có 123 tổ chức được giao và quản lý và sử dụng tổng diện tích 204,6 ha chiếm 1,1% diện tích tự nhiên. Trong đó có 114 tổ chức có vốn đầu tư Nhà nước và 9 tổ chức kinh tế. - Về thuê đất Từ năm 2008 đến năm 2014, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố được nhà nước cho thuê đất không ngừng tăng lên cả về số lượng và diện tích với 246 tổ chức, sử dụng 328,75 ha chiếm 1,8% diện tích tự nhiên. Bên cạnh việc giao và cho thuê đất đối với các tổ chức thì việc giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân cũng được thành phố trú trọng. * Thu hồi đất Trong giai đoạn 2008 - 2014 có 83 công trình được xây dựng và có 1.687.761,8 m2 diện tích đất các loại bị thu hồi. * Chuyển mục đích sử dụng đất Đến cuối năm 2014 đã thực hiện chuyển mục đích sử dụng như sau: - Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp 561,3 - Chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp 493,7 ha - Đưa đất bằng chưa sử dụng 141,9 ha vào đất nông nghiệp. - Đưa đất đồi núi chưa sử dụng vào 59,3 ha đất nông nghiệp. Và 6,9 ha vào đất phi nông nghiệp trong đó 0,5 ha vào đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và 6,4 ha vào đất công cộng 3.2.3. Quá trình phát triển đô thị tác động gián tiếp đến việc phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho thấy diện tích đất nông nghiệp đạt được hầu hết đều cao hơn kế hoạch đề ra. - Hầu hết các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đều thực hiện là không đạt. 3.2.4. Quá trình phát triển đô thị tác động chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tích cực Đến năm 2010 diện tích tự nhiên của thành phố giảm 339,92 ha (từ 18.970,4 ha xuống còn 18.630,6 ha). Đến năm 2014 tổng diện tích tự nhiên của thành phố 18.642,4 ha. Cơ cấu đất nông nghiệp giảm dần từ năm 2008 đến năm 2014 Đất đai trong các hộ nông dân bao gồm hai loại chủ yếu là đất thổ cư và đất nông nghiệp. Qua điều tra cho thấy, sau khi phát triển đô thị xuất hiện thì hướng sử dụng đất trong các hộ nông dân bắt đầu thay đổi. * Đất thổ cư Kết quả điều tra cho thấy diện tích đất thổ cư của các hộ không thay đổi trong giai đoạn 2008 - 2014 với bình quân diện tích khoảng 250 m2. Tuy nhiên, cơ cấu đất thổ cư của các hộ nông dân có sự thay đổi đáng kể. Bảng 3.1: Tình hình đất thổ cư tính bình quân hộ điều tra Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2014 So sánh BQ (m2) CC (%) BQ (m2) CC (%) ± % Tổng 250,0 100,0 250,0 100,0 100,0 1. Đất nhà ở 125,0 50,0 125,9 50,36 0,9 100,7 Hộ nhóm 1 119,3 120,6 1,3 Hộ nhóm 2 124,8 126,9 2,1 Hộ nhóm 3 126,4 126,4 0 2. Đất nhà cho thuê 12,5 5,0 20,4 8,16 5,9 163,2 Hộ nhóm 1 12,6 26,6 12 Hộ nhóm 2 32,3 40,3 6 Hộ nhóm 3 0,0 0,0 0 3. Đất vườn 112,5 45,0 103,7 41,48 -6,8 92,18 Hộ nhóm 1 88,7 68,8 -19,9 Hộ nhóm 2 113,2 88,8 -24,4 Hộ nhóm 3 111,6 111,6 (Nguồn: Số liệu điều tra) Việc sử dụng đất để xây nhà cho thuê tăng lên đáng kể từ 2008 - 2014, xuất phát từ nhu cầu thuê nhà của lực lượng sinh viên ở các trường đại học và công nhân từ các khu công nghiệp. Điều đáng lưu ý là các hộ gia đình có nhà cho thuê này đều thuộc nhóm 1 và nhóm 2. * Đất nông nghiệp Bảng 3.2: Tình hình đất nông nghiệp bình quân của các hộ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2014 So sánh DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) ± % 1. Khu vực 1 Hộ nhóm 1 975,4 100,0 235,0 100,0 -740,4 24,1 - Đất 3 vụ - Đất 2 vụ 9.75,4 100,0 235,0 100,0 -740,4 24,1 Hộ nhóm 2 1.252,2 100,0 385,6 100,0 -866,6 30,8 - Đất 3 vụ 299,4 23,9 165,3 42,9 -134,1 55,2 - Đất 2 vụ 952,8 76,1 220,3 57,1 -732,5 23,1 Hộ nhóm 3 1.780,0 100,0 1.580,0 100,0 -200,0 88,8 - Đất 3 vụ 280,0 15,7 255,0 16,1 -25,0 91,1 - Đất 2 vụ 1.500,0 84,3 1.325,0 83,9 -175,0 88,3 2. Khu vực 2 Hộ nhóm 1 980,5 100,0 468,3 100,0 -512,2 47,8 - Đất 3 vụ - Đất 2 vụ 980,5 100,0 468,3 100,0 -512,2 47,8 Hộ nhóm 2 965,3 100,0 400,0 100,0 -565,3 41,4 - Đất 3 vụ 360,0 37,3 290,8 72,7 -69,2 80,8 - Đất 2 vụ 605,3 62,7 109,2 27,3 -496,1 18,0 Hộ nhóm 3 1.140,7 100,0 897,6 100,0 -243,1 78,7 - Đất 3 vụ 423,2 37,1 223,7 24,9 -199,5 52,9 - Đất 2 vụ 717,5 62,9 673,9 75,1 -43,6 93,9 3. Khu vực 3 Hộ nhóm 1 810,0 100,0 360,0 100,0 -450,0 44,4 - Đất 3 vụ - Đất 2 vụ 810,0 100,0 360,0 100,0 -450,0 44,4 Hộ nhóm 2 1.250,0 100,0 1.080,0 100,0 -170,0 86,4 - Đất 3 vụ - Đất 2 vụ 1.250,0 100,0 1.080,0 100,0 -170,0 86,4 Hộ nhóm 3 1.750,0 100,0 1.255,6 100,0 -494,4 71,7 - Đất 3 vụ 520,5 29,7 365,7 29,1 -154,8 70,3 - Đất 2 vụ 1.229,5 70,3 889,9 70,9 -339,6 72,4 4. Khu vực 4 0,0 Hộ nhóm 1 1.070,6 100,0 675,8 100,0 -394,8 63,1 - Đất 3 vụ 560,7 52,4 370,5 54,8 -190,2 66,1 - Đất 2 vụ 509,9 47,6 305,3 45,2 -204,6 59,9 Hộ nhóm 2 1.748,5 100,0 1.245,8 100,0 -502,7 71,2 - Đất 3 vụ 248,6 14,2 186,5 15,0 -62,1 75,0 - Đất 2 vụ 1.499,9 85,8 1.059,3 85,0 -440,6 70,6 Hộ nhóm 3 3.000,0 100,0 2.350,0 100,0 -650,0 78,3 - Đất 3 vụ 1.340,7 44,7 920,3 39,2 -420,4 68,6 - Đất 2 vụ 1.659,3 55,3 1.429,7 60,8 -229,6 86,2 (Nguồn: Số liệu điều tra) Trước sự khan hiếm về tài nguyên đất, các hộ gia đình khác nhau có ứng xử khác nhau đối với sản xuất nông nghiệp. Thực tế nghiên cứu tại địa bàn cho thấy, có một bộ phận người nông dân chuyển trồng trọt sang xây dựng nhà cho thuê, một bộ phận được tuyển vào làm việc trong các khu công nghiệp đã không có đủ thời gian và sức lao động để chăm sóc phần ruộng còn lại. Một phần hoặc toàn bộ diện tích đất nông nghiệp còn lại đó có thể được cho thuê hoặc cho không quyền sử dụng trong khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào mối quan hệ giữa người cho thuê và người đi thuê đất nông nghiệp. 3.2.5. Quá trình phát triển đô thị tác động đến phương thức sử dụng đất Sự phát triển đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến hướng sử dụng đất nông nghiệp của hộ. Để thấy rõ được sự tác động này, đề tài tiến hành nghiên cứu phương thức sử dụng đất nông nghiệp của từng nhóm hộ. Với địa bàn nghiên cứu chia thành 4 khu vực, điều tra cho thấy xu hướng thay đổi phương thức sử dụng đất nông nghiệp của các nhóm hộ có nhiều điểm tương đồng. - Phương thức sử dụng đất của hộ nhóm 1 Sự phát triển của đô thị có ảnh hưởng lớn đến quỹ đất và hướng sử dụng đất của các hộ nằm trong khu đô thị. Sự phát triển của đô thị đã làm giảm quỹ đất của các hộ nằm trong khu đô thị. Với quỹ đất ngày càng hạn hẹp hơn khiến các hộ nông dân ở khu vực này không ngừng tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thay đổi về chất trong cơ cấu cây trồng. Sự thay đổi này có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của hộ. - Phương thức sử dụng đất trong nhóm hộ 2 Phát triển đô thị có ảnh hưởng mạnh đến hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp của các hộ giáp ranh, khiến cho hệ số sử dụng ruộng đất của khu vực này tăng rõ rệt. Ngoài ra, còn tác động đến cơ cấu cây trồng của các hộ nông dân phụ cận theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng cây thực phẩm và cây công nghiệp đang ngày một tăng trong tổng diện tích gieo trồng của các hộ giáp ranh đô thị. - Phương thức sử dụng đất trong nhóm hộ 3 Hộ nhóm 3 bao gồm các hộ ở xa trung tâm đô thị, do vậy lợi ích trực tiếp của quá trình phát triển đô thị mà nhóm này được hưởng là không nhiều. Song lợi ích gián tiếp mà nhóm này được hưởng chính là sự thay đổi cách nhìn nhận đề ra quyết định sản xuất. Phương thức sử dụng đất nông nghiệp của nông hộ thay đổi đáng kể do tác động của sự phát triển đô thị. Hệ thống cây trồng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năng suất đất đai được cải thiện. Tuy nhiên, với quỹ đất ngày càng giảm và tài nguyên đất đã được sử dụng xứng với giá trị của nó trước sự phát đô thị hay chưa thì điều quan trọng là phải tìm ra phương thức sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả để đảm bảo cuộc sống cho những người ở lại với nông nghiệp và hỗ trợ tích cực cho sự phát triển tại địa phương 3.2.6. Nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trong quá trình phát triển đô thị Trong giai đoạn 2008 - 2014 có 2.177.285,8 m2 đất bị thu hồi trong đó đất nông nghiệp là 1.590.592,8 m2 chiếm 73,05% tổng diện tích đất bị thu hồi để phục vụ cho phát triển đô thị. Để phát triển kinh tế xã hội và hạ tầng cơ sở, trong những năm qua quá trình phát triển đô thị xảy ra mạnh mẽ nên diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp. Trong các dự án thu hồi đất thì đất nông nghiệp cũng bị thu hồi với diện tích nhiều nhất. Do đặc thù các chủ dự án đều muốn thực hiện đầu tư trên đất nông nghiệp vì thu hồi đất nông nghiệp hiện nay giá rẻ hơn nhiều là thu hồi đất ở, lại không phải lo tái định cư nhiều, không khó khăn trong khâu cưỡng chế, do đó thời gian thu hồi đất sẽ nhanh hơn. 3.2.7. Một số diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa, năng suất giảm Tình trạng đất sản xuất nông nghiệp bị bỏ hoang hóa, giảm năng suất do việc giao đất sản xuất, kinh doanh hoạt phát triển đô thị gây ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề đáng báo động. Kết quả kiểm tra, rà soát tại các địa phương trong việc giao đất, cho thuế đất, chuyển mục đích đất nông nghiệp cho xây dựng các KCN, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các trường đại học và các khu đô thị cho thấy tình trạng đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa bị bỏ hoang hóa, không sản xuất được do bị ảnh hưởng bởi việc giao đất, cho thuê đất để xây dựng các KCN, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các trường đại học và các khu đô thị mới gây nên tình trạng thiếu nước, ô nhiễm môi trường đất đã xảy ra ở nhiều địa phương điển hình là các xã Quyết Thắng có 2,5 ha đất chuyên trồng lúa nước, xã Tân Cương có 1,2 ha đất trồng cây hàng năm, xã Tân Thịnh có 2,8 ha đất chuyên trồng lúa nước, Đồng Bẩm có 1,5 ha đất cây hàng năm và đất chuyên trồng lúa. 3.3. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị đến đời sống người dân thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 3.3.1. Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến thu nhập và việc làm của người dân 3.3.1.1. Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến thu nhập của người dân thành phố Thái Nguyên i) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập hỗn hợp của hộ Mô hình hồi quy (Chưa đánh giá tới ảnh hưởng tương tác giữa các nhân tố) có dạng: Yi = AX1ia1 X2ia2.. Xkiakeb1D1+b2D2+.+bmDm + Ui Y = 1,840 - 0,082 X1 - 0,316 X2+ 0,253X3 - 0,022X4 Tuổi của lao động trong nhóm tuổi điều tra không có ý nghĩa thống kê (>5% giá trị của độ tin cậy). Nên không đưa vào phân tích Thu nhập của hộ nông dân bị mất đất trước và sau quá trình đô thị hóa chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó có các nhân tố: diện tích đất nông nghiệp, lao động, chi phí cho nông nghiệp, khoa học kỹ thuật. Thu nhập của hộ nông dân bị mất đất trước và sau quá trình đô thị hóa chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó có các nhân tố: diện tích đất nông nghiệp, lao động, chi phí cho nông nghiệp, khoa học kỹ thuật. Khi diện tích đất nông nghiệp bị mất tăng 1% diện tích đất sản xuất do quá trình phát triển đô thị thì thu nhập giảm 0,082% so với ban đầu. Khi lao động của hộ gia đình thừa 1% lao động thì thu nhập của hộ gia đình bị giảm 0,316% so với ban đầu. Khi chi phí cho nông nghiệp tăng 1% thì thu nhập của hộ gia đình tăng 0,253% so với ban đầu. ii) Thu nhập bình quân của hộ Thu nhập bình quân của hộ gia đình tăng nhanh trong giai đoạn 2008 - 2014. Trong cả 4 khu vực thì cao nhất là khu vực 1 với 76 triệu đồng/hộ/năm, thấp nhất là khu vực 4 với 40,2 triệu đồng/hộ/năm (năm 2014). iii) Tỷ lệ các mức thu nhập của hộ Như vậy, ở khu vực 1, khả năng tiếp cận việc làm và tìm kiếm việc làm có thu nhập cao là dễ dàng hơn các khu vực khác. Thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng chỉ còn 7,8%, mức này cao nhất ở khu vực 4. Điều đó chứng tỏ, càng gần khu vực phát triển thì cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập sẽ lớn hơn các khu vực còn lại. iv) Biến động thu nhập Bảng 3.3: Sự thay đổi thu nhập của hộ GĐ sau khu bị thu hồi đất Biến động thu nhập Bình quân TP KV1 KV2 KV3 KV4 Tăng 27,7 30,6 32,7 29,5 18,0 Tăng nhiều 10,6 13,2 10,2 13,0 6,0 Tăng không nhiều 17,1 17,4 22,5 16,5 12,0 Giảm 52,0 46,5 50 55,3 56,4 Giảm nhiều 20,5 11,2 22,4 25,5 23,1 Giảm không nhiều 31,5 35,3 27,6 29,8 33,3 Không thay đổi đáng kể 20,3 13,0 14,3 18,2 35,5 (Nguồn: Số liệu điều tra) Như vậy, hộ gia đình ở khu vực 4 sau khi bị thu hồi đất họ ít có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập đảm bảo, việc mất đất sản xuất đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của họ v) Tiền đền bù và cách sử dụng tiền đền bù của hộ Hình 3.1: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các hộ Việc sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân rất đa dạng. Hộ chủ yếu chi cho con cái học hành, bình quân là 40,8%. Ở KV1 việc chi cho con cái học hành và đầu tư xây dựng cao hơn các khu vực còn lại. 3.3.1.2. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến việc làm của người dân i) Quá trình phát triển đô thị tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo GDP thành phố Thái Nguyên Cơ cấu kinh tế ngành của Thành phố tiếp tục có bước chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2008, cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố vẫn là: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp nhưng đến năm 2011 thành phố đã có cơ cấu kinh tế là: Dịch vụ - Công nghiệp và nông nghiệp với các tỷ trọng tương ứng: ii) Quá trình phát triển đô thị tác động đến cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Bảng 3.4: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của TP Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2010 2012 2014 Dân số Người 273.975 279.689 287.910 306.842 Tổng số lao động Người 180.824 186.608 192.237 202.516 Cơ cấu LĐ % 100,00 100,00 100,00 100,00 - Công nghiệp % 38,87 38,72 38,11 38,92 - Dịch vụ % 34,24 34,91 36,17 37,96 - Nông nghiệp % 26,89 26,37 25,72 23,12 (Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Thái Nguyên) Trong những năm qua xu hướng chuyển dịch cơ cấu của thành phố Thái Nguyên chuyển dịch cơ cấu sang dịch vụ - công nghiệp diễn ra mạnh mẽ, theo hướng tăng tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp. iii) Thực trạng việc làm của lao động sau khi bị thu hồi đất Tình trạng việc làm của những người sau khi bị thu hồi, kết quả điều tra cho thấy: tỷ lệ không có việc làm chiếm từ 24,00% - 32,00% và không có việc làm từ 2,92% - 9,32%. Như vậy, số người trong độ tuổi lao động không có việc làm và việc làm bấp bênh chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này cũng phù hợp với thực tế thu hồi đất ở thành phố, vì đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm tỷ trọng lớn. 3.3.1.3. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến đời sống xã hội của người dân i) Ảnh hưởng đến đời sống hộ gia đình Nhóm kiến trúc trên 3 tầng chiếm tỷ trọng khá, đứng thứ 2 trong nhóm kiến trúc và giảm dần từ khu vực 1 đến khu vực 4 và cao nhất của nhóm này là khu vực 1 (40,6%) năm 2014. ii) Tác động của sự phát triển đô thị qua ý kiến người dân Bảng 3.5: Ý kiến các hộ về tác động của sự phát triển đô thị Lĩnh vực Tác động (%) Tốt Như cũ Xấu Giao thông, vận tải 72,5 27,5 0 Hệ thống cấp thoát nước 47,5 8,3 44,2 Hệ thống điện 66,7 20,0 13,3 Bưu chính, viễn thống 57,8 25,8 16,4 Khả năng tiếp cận thị trường 73,3 18,3 8,4 Cơ hội học tập 65,9 28,3 6,7 Vấn đề về sức khỏe 25,0 58,3 16,7 (Nguồn: Số liệu điều tra) Nói chung, cùng với quá trình phát triển đô thị thì diện mạo đô thị ngày càng khang trang, mở rộng, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. iii) Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến các vấn đề xã hội khác Hình 3.2: Số người nhiễm tệ nạn xã hội Qua số liệu trên cho thấy số lượng người dính vào các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng và tăng rất nhanh, tình hình hoạt động tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn còn diễn biến phức tạp. 3.3.2. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường sống của người dân 3.3.2.1. Ảnh hưởng của PTĐT đến môi trường đất thành phố Thái Nguyên - Hàm lượng Asen (As): Vị trí - Đối với khu vực phía Bắc: Hàm lượng Asen tại các xã, phường phía Tây Bắc và Đông Bắc Thành phố Thái Nguyên không cao. Không có vị trí nào vượt quá tiêu chuẩn quy định. - Đối với khu vực phía Nam: Môi trường đất ở đây chưa bị ô nhiễm As nặng, tuy nhiên đã có sự tích lũy lượng As trong môi trường đất như vậy về lâu dài có thể gây ô nhiễm môi trường đất. Phía Đông Nam hàm lượng As trong đất tại khu vực vượt từ 1,21 đến 2,2 lần và có sự biến đổi theo thời gian và vị trí. Phía Tây Nam tại xã Tân Cương cho thấy môi trường đất tại đây đã bị ô nhiễm KLN As - Hàm lượng Chì (Pb): - Đối với khu vực phía Bắc: Có hàm lượng Chì (Pb) không vượt quá tiêu chuẩn quy định. - Khu vực phía Nam: Hầu hết chưa bị ô nhiễm Pb - Hàm lượng Kẽm (Zn): Vị trí Hầu hết các địa điểm trong khu vực nghiên cứu có hàm lượng kim loại nặng Kẽm đều nằm trong khoảng cho phép, không bị ô nhiễm. Tuy nhiên, có một số địa điểm hàm lượng Zn khá cao. 3.3.2.2. Ảnh hưởng của sự PTĐT đến môi trường nước thành phố Thái Nguyên - Hàm lượng pH, COD, BOD5 và TSS: - Hàm lượng pH: Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014 thì pH trong môi trường nước thay đổi không đáng kể nằm trong khoảng từ 6,6 đến 7,5 thuộc cấp độ trung tính. - Hàm lượng COD và BOD5: Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy hàm lượng COD và BOD5 trung bình của các địa điểm đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT. Khu vực phía Bắc: phường Đồng Quang, xã Quyết Thắng và phường Tân Thịnh là các địa điểm cao nhất có hàm lượng COD vượt từ 1,01 đến 2,6 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT và vượt từ 1,18 đến 5,20; ở mức B2. Các địa điểm như xã Đồng Bẩm và phường Quan Triều có hàm lượng COD và BOD5 khá cao, COD vượt quá mức B1 so với QCVN. Khu vực phía Nam: xã Tân Cương và phường Đồng Quang đều có hàm lượng COD và BOD5 cao vượt QCCP; COD từ 2,4 đến 4,4 lần, BOD5 vượt 2,3- 4,3 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT mức B2. Các địa điểm còn lại đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT mức B1. Điều này chứng tỏ phát triển đô thị làm ảnh hưởng đến hàm lượng COD trong nước, tác động xấu đến môi trường nước. Vị trí - Hàm lượng Chì (Pb) Vị trí Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy hàm lượng Chì của khu vực nghiên cứu không cao. Các địa điểm như xã Đồng Bẩm, xã Quyết Thắng, phường Tân Thịnh đều có hàm lượng Chì trong nước mặt đạt QCVN 08:2008/BTNMT. Phường Quan Triều, Tân Thịnh đang có xu hướng tăng dần theo thời gian. Đây là những địa điểm đang bị ô nhiễm Chì nhẹ và có nguy cơ bị ô nhiễm Chì nếu không giảm nguồn thải gây ô nhiễm Chì. Các địa điểm khác đều có hàm lượng chì trong nước mặt đạt QCVN 08:2008/BTNMT. Điều này chứng tỏ sự phát triển đô thị của khu vực này chưa ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng Chì trong nước mặt. - Hàm lượng Sắt (Fe): Hàm lượng Fe của tất cả các địa điểm ở khu vực nghiên cứu đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Tuy nhiên, hàm lượng Fe tăng dần và gần với quy chuẩn cho phép. Điều này chứng tỏ sự phát triển đô thị của khu vực ảnh hưởng lớn đến hàm lượng sắt trong nước mặt. - Tại phường Cam Giá hàm lượng Fe cao hơn các đại điểm khác vượt quá 1,12 lần (năm 2014) so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B. Nguyên nhân là do phường Cam Giá tiếp nhận toàn bộ nước thải từ nhà máy Gang Thép. - Hàm lượng Fe tại phường Đồng Quang cũng vượt quá 2,0 lần (năm 2014) so với QCVN 08:2008/BTNMT. Nguyên nhân hàm lượng Fe tăng cao là do tiếp nhận nước thải từ bệnh viện, bến xe, nước thải khu dân dư, các công trình xây dựng. Điều này cho thấy nguồn nước thải mà hai địa điểm này tiếp nhận có hàm lượng sắt khá cao 3.3.2.3. Ảnh hưởng của PTĐT đến môi trường không khí thành phố Thái Nguyên Hầu hết ở các địa điểm nghiên cứu nồng độ SO2 ở mức 0,023 mg/m3 (năm 2008) tại Tân Thịnh đến 0,087 mg/m3 (năm 2014) tại Quyết Thắng. So với QCVN thì dao động từ -0,330 đến - 0,263. Qua đó ta thấy nồng độ SO2 so với QCVN đều đạt tiêu chuẩn, nằm dưới mức ô nhiễm theo quy chuẩn. Điểm cao nhất được thể hiện ở đường đồ thị thuộc xã Quyết Thắng có nồng độ SO2 là cao nhất. Điểm thấp nhất được thể hiện ở đường đồ thị thuộc phường Tân Thịnh có nồng độ SO2 là thấp nhất. Qua đồ thị ta cũng thấy được các đường thể hiện hàm lượng SO2 trong không khí tại khu vực nghiên cứu đều nằm dưới mức 0,35 mg/m3. Như vậy so với QCVN thì mức SO2 tại khu vực nghiên cứu đạt tiêu chuẩn là chưa ô nhiễm trong không khí. *) Nồng độ NO2 ở mức 0,03 mg/m3 (năm 2010) tại Gia Sàng đến 0,064 mg/m3 (năm 2012) tại Tân Long. So với QCVN thì dao động từ - 0,15 đến - 0,136. Qua đó, ta thấy nồng độ NO2 so với QCVN đều đạt tiêu chuẩn, nằm dưới mức ô nhiễm theo quy chuẩn. Nồng độ NO2trong không khí thể hiện rõ ràng trên biểu đồ bằng các đường: - Cao nhất được thể hiện ở đường đồ thị thuộc phường Tân Long có nồng độ NO2 cao nhất. - Thấp nhất được thể hiện ở đường đồ thị thuộc phường Gia Sàng có nồng độ NO2 là thấp nhất. Qua đồ thị ta cũng thấy được các đường thể hiện hàm lượng NO2 trong không khí tại khu vực nghiên cứu đều nằm dưới mức 0,2 mg/m3. Như vậy so với QCVN thì mức NO2 tại khu vực nghiên cứu đạt tiêu chuẩn là chưa ô nhiễm trong không khí. *) Hầu hết ở các địa điểm nghiên cứu nồng độ bụi ở mức 0,23 mg/m3 (năm 2008) tại Tân Long đến 1,32 năm 2012 tại Đồng Bẩm. So với QCVN thì dao động từ - 0,07 đến 1,02. Qua đó ta thấy nồng độ bụi so với QCVN đều bắt đầu ô nhiễm. Theo đơn vị hành chính thì địa điểm có nồng độ bụi cao nhất là xã Đồng Bẩm và thấp nhất huộc phường Tân Long. Qua số liệu cũng thấy được hàm lượng bụi trong không khí tại khu vực nghiên cứu đều nằm trên mức 0,3 mg/m3. Như vậy, so với QCVN thì mức bụi tại khu vực nghiên cứu vượt tiêu chuẩn là đã ô nhiễm trong môi trường không khí. *) Ở các địa điểm nghiên cứu hàm lượng tiếng ồn ở mức 57 dBA (năm 2008) tại Tân Lập đến 80,5 dBA (năm 2014) tại Tân long. So với QCVN thì dao động từ - 13, đến 10,5. Qua đó, ta thấy hàm lượng tiếng ồn so với QCVN đều bắt đầu ô nhiễm. 3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao đời sống người dân trước sự phát triển đô thị 3.4.1. Nhóm giải pháp chung 3.4.1.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch và điều chỉnh mô hình phát triển đô thị theo hướng bền vững Trong quy hoạch, nhất thiết phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của mỗi vùng miền, mỗi địa phương (vật thể cũng như phi vật thể), trong đó đặc biệt chú ý đến các di tích lịch sử, các làng cổ, các giá trị văn hoá phi vật thể để có thể trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, cũng là khoảng đệm tạo sự thông thoáng cho đô thị. Nên phân vùng cụ thể và tập trung cho các khu đô thị và khu công nghiệp tránh việc xây dựng mỗi chỗ một ít vừa làm mất cảnh quan chung, vừa khiến sản xuất nông nghiệp bị phân tán. Việc tập trung xây dựng như vậy cũng thuận tiện cho việc xử lý nước thải từ các khu đô thị đưa ra. 3.4.1.2. Các giải pháp về chính sách a) Xác định quy mô đô thị hợp lý Quy mô đô thị mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất và phù hợp với trình độ quản lý của bộ máy quản lý đô thị hiện hành. Cần xem xét quy mô đô thị trên 3 góc độ: quy mô dân số, quy mô đất đai, quy mô phát triển kinh tế. Việc lựa chọn quy mô, địa điểm hợp lý của các doanh nghiệp, các ngành tạo ra quy mô hợp lý về kinh tế của đô thị nhằm khai thác hết các lợi thế của đô thị. b) Tăng cường công tác quản lý kinh tế Tăng cường công tác quản lý kinh tế cần bắt đầu từ việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện tốt việc lập và thực thi quy hoạch. Tiếp theo là thiết lập một hành lang pháp lý về quản lý kinh tế của đô thị mình phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay. Điều tiết hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp thông qua hành lang pháp lý và các chính sách đất đai, chính sách đầu tư, ưu đãi về thuế 3.4.2. Nhóm giải pháp về quản lý đất đai 3.4.2.1. Quản lý đất đai và nhà ở cần nhanh chóng đi vào thế ổn định Cần nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những cá nhân, gia đình đang sử dụng đất hợp pháp. Hoàn thiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng là một nội dung của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_phat_trien_do_thi_d.docx
Tài liệu liên quan