Tóm tắt Luận án Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển một số tổ hợp dâu lai mới tại Lâm Đồng

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều tra điều kiện tự nhiên-xã hội và thực trạng canh tác cây dâu

tại Lâm Đồng

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Khí hậu

Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, sự

chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng là không nhiều, mặc dù biên độ

nhiệt ngày đêm khá cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cây dâu

tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ trong lá dâu và rất thích hợp cho

nuôi các giống tằm lưỡng hệ.

Vùng 1 có nhiệt độ trung bình 13 - 180C, vùng 2 từ 16 - 200C, vùng

3 từ 19 - 230C và vùng 4 từ 20 đến trên 230C. Như vậy Lâm Đồng có 3

vùng sinh thái thích hợp cho nuôi tằm lưỡng hệ quanh năm và tạo cho

cây dâu sinh trưởng quanh năm. Tuy nhiên, lại không nằm trong dải

nhiệt độ thích hợp cho cây dâu sinh trưởng phát triển.

3.1.1.2 Chế độ mưa

Lâm Ðồng một năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 –

5 và kết thúc vào cuối tháng 10 – 11. Lượng mưa chiếm từ 71 - 83%

tổng lượng mưa trong cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm

sau, khi đó lượng mưa thấp (khoảng 20 – 60 mm/tháng). Lượng mưa

trung bình từ 1.693 – 3.280 mm/năm, tháng ít mưa nhất là 1 - 2, lượng

mưa cực đại thường rơi vào tháng 8 - 10.

Với thời gian và lượng mưa phân bố như trên cho nên vùng 2 có

sản lượng lá dâu tập trung vào tháng 5 – 9. Vùng 3, 4 lại tập trung vào

các tháng 4; 5; 6 và 9; 10, vì mưa liên tục làm giảm số giờ và cường độ

chiếu sáng dẫn đến sản lượng thấp.

pdf24 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển một số tổ hợp dâu lai mới tại Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo phương pháp cắt cành thì trồng với mật độ khoảng 50 – 60 nghìn cây/ha và khi trồng thưa 20 – 30 cây/ha thì dùng cho vườn dâu thu hoạch lá bằng hái lá. Tác giả Lê Quang Tú và cs (2007) cho rằng mật độ trồng đối với các giống dâu mới như S7-CB, VA-201 là 40.000cây/ha sẽ thích hợp nhất. 1.2.4 Nghiên cứu về đốn tỉa và kỹ thuật thu hái lá dâu Tại Nhật Bản, đốn vào vụ hè để có lá nuôi tằm vào mùa thu và mùa 6 xuân, đốn vụ xuân để cho thu hái phục vụ nuôi tằm vụ hè và thu (Sindo S S Arata and Yabe, 1972). Ấn Độ, thời vụ đốn hàng năm lại phụ thuộc vào lượng mưa và phương pháp thu hoạch lá. Khi dâu trồng không được tưới, dâu được đốn sát duy nhất 1 lần vào tháng 7 – 8 hàng năm. Với những vùng có khí hậu giống Nhật Bản, người ta áp dụng phương pháp đốn trung, cách mặt đất 45 – 60 cm, trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau (Iwata, 1981), (Krisnaswami and Mukherjee, 1970). Trong khi tại Thái Lan, Manoch Panyawanich (1973), ruộng dâu dùng để khai thác lá cho tằm con trong vòng 3 năm thì công thức đốn thấp kết hợp với đốn lửng sẽ cho năng suất và chất lượng lá dâu cao nhất. CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu - Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng canh tác cây dâu tại Lâm Đồng. - Nghiên cứu khả năng thích ứng của tổ hợp dâu lai mới - Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thích hợp cho tổ hợp dâu lai 2.2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu - Thí nghiệm được bố trí ở 3 vùng sinh thái tỉnh Lâm Đồng. - Thời gian nghiên cứu được từ năm 2007 - 2011. 2.2.2 Vật liệu nghiên cứu - Tổ hợp dâu lai TBL-03, TBL-05 và đối chứng VA-201 - Giống tằm lấy kén ươm LQ2 - Hóa chất kích thích ra rễ α-NAA và IAA - Phân bón: bao gồm Urê (46% N), phân lân (16% P2O5) và Kali sulphat (60 % K2O). 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp và điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân. - Nghiên cứu khả năng thích ứng của tổ hợp dâu lai mới, kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thích hợp được tiến hành theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng thông thường. Đánh giá chất lượng lá bằng phương pháp nuôi tằm kiểm định. - Số liệu nghiên cứu được tính toán bằng các tham số thống kê mô tả trên phần mềm excell và phân tích một số chỉ tiêu bằng phần mềm IRRISTAT 5.0. 7 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều tra điều kiện tự nhiên-xã hội và thực trạng canh tác cây dâu tại Lâm Đồng 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Khí hậu Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng là không nhiều, mặc dù biên độ nhiệt ngày đêm khá cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cây dâu tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ trong lá dâu và rất thích hợp cho nuôi các giống tằm lưỡng hệ. Vùng 1 có nhiệt độ trung bình 13 - 180C, vùng 2 từ 16 - 200C, vùng 3 từ 19 - 230C và vùng 4 từ 20 đến trên 230C. Như vậy Lâm Đồng có 3 vùng sinh thái thích hợp cho nuôi tằm lưỡng hệ quanh năm và tạo cho cây dâu sinh trưởng quanh năm. Tuy nhiên, lại không nằm trong dải nhiệt độ thích hợp cho cây dâu sinh trưởng phát triển. 3.1.1.2 Chế độ mưa Lâm Ðồng một năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 – 5 và kết thúc vào cuối tháng 10 – 11. Lượng mưa chiếm từ 71 - 83% tổng lượng mưa trong cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khi đó lượng mưa thấp (khoảng 20 – 60 mm/tháng). Lượng mưa trung bình từ 1.693 – 3.280 mm/năm, tháng ít mưa nhất là 1 - 2, lượng mưa cực đại thường rơi vào tháng 8 - 10. Với thời gian và lượng mưa phân bố như trên cho nên vùng 2 có sản lượng lá dâu tập trung vào tháng 5 – 9. Vùng 3, 4 lại tập trung vào các tháng 4; 5; 6 và 9; 10, vì mưa liên tục làm giảm số giờ và cường độ chiếu sáng dẫn đến sản lượng thấp. 3.1.1.3 Thổ nhưỡng Lâm Đồng có diện tích đất nông nghiệp lớn, khoảng 395.535 ha. Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cho nên có thể chia Lâm Đồng thành 4 vùng sinh thái nông nghiệp. Trong đó 3 vùng có ưu thế về phát triển trồng dâu nuôi tằm và được tỉnh quy hoạch, đó là vùng 2, vùng 3 và vùng 4. Đất đai Lâm Đồng nhìn chung có độ phì không cao, tuy nhiên đất có chủng loại phong phú, tầng canh tác dầy. Đất đai của tỉnh được chia ra 3 nhóm chính là Đất feralit nâu đỏ, đất feralit nâu vàng và đất phù sa được bồi hàng năm. 3.1.2 Thực trạng phát triển cây dâu tại Lâm Đồng 8 Bảng 3.1 Thực trạng hệ canh tác cây dâu tại Lâm Đồng Chỉ tiêu điều tra Địa điểm điều tra Lâm Hà Bảo Lộc Đạtẻh I. Hiện trạng trồng dâu 1- Hiện trạng ruộng dâu 2- Diện tích giống mới (%) 3-Mật độ trồng (1.000 cây/ha) 4- Năng suất (tấn/ha) II. Kỹ thuật chăm sóc 1- Chế độ phân bón: + Phân chuồng (tấn/ha) + Phân N (kg/ha) + Phân P2O5 (kg/ha) + Phân K2O (kg/ha) 2- Tỷ lệ hộ sử dụng thuốc (%) 3- Đốn, tỉa tạo hình: + Thời gian đốn hàng năm + Kỹ thuật đốn hàng năm Già cỗi 25,5 35,5 12,5 5,8 305,4 428,8 Không bón 16,7 Tháng 12 Đốn sát Thời kỳ kinh doanh 31,6 24,0 11,5 6,2 489,8 518,5 155,9 0 Tháng 11-12 Đốn sát Già cỗi 18,3 50,0 13,5 4,9 258,0 354,4 Không bón 6,7 Tháng 12 Đốn sát Tại Lâm Hà: giống dâu cũ đang được trồng phổ biến, diện tích giống mới chiếm khoảng 25,5%. Năng suất thấp, khoảng 12,5 tấn/ha. Mật độ bình quân khoảng 35,5 nghìn cây/ha. Bón phân cho dâu ở mức thấp, phân hữu cơ 5,8 tấn/ha, phân vô cơ 305,4 kg N; 428,8 kg P2O5/ha. Phân ka li và vôi không được bón, với số lần bón trung bình là 3,6 lần/năm. Đốn hàng năm vào tháng 12, đầu mùa khô, áp dụng đốn sát. Tại Bảo Lộc: chủ yếu trồng giống giống Bầu đen, diện tích trồng giống mới khoảng 31,6%. Năng suất bình quân chỉ đạt 11,5 tấn/ha. Mật độ trồng thấp, khoảng 24 nghìn cây/ha. Bón phân ít, hữu cơ khoảng 6,2 tấn, phân vô cơ là 489,8 kgN/ha; 518,5 kg P2O5/ha ; 155,9 kg K2O/ha. Đốn hàng năm vào tháng 12, đầu mùa khô, áp dụng đốn sát. Tại ĐạTẻh: Giống dâu đang được trồng phổ biến là Bầu đen, diện tích giống mới chiếm khoảng 18,3%, năng suất trung bình đạt 13,5 tấn/ha. Mật độ trồng tại đây tương đối dày, khoảng 50 nghìn cây/ha. Bón phân vô cơ trung bình ở Đạ tẻh là 258,0 kgN/ha; 354,4 kg P2O5/ha. Phân ka li và vôi không được bón. Đốn hàng năm vào tháng 12, áp dụng đốn sát. 9 3.2 Kết quả nghiên cứu khả năng thích ứng của tổ hợp dâu lai mới 3.2.1 Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá 3.2.3.1 Một số yếu tố cấu thành năng suất Bảng 3.11 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lá của các tổ hợp dâu thí nghiệm Địa điểm Giống ∑ CD thân cành (m/cây) Khối lượng 100 lá (g) Số lá/ m cành (lá) Lâm Hà TBL-03 34,4a 284,6b 22,4 TBL-05 33,7a 293,7a 22,2 VA-201 (đ/c) 35,7a 168,6c 24,8 LSD 0,05 CV (%) 6,41 8,2 6,18 1,1 Bảo Lộc TBL-03 30,6a 277,6b 23,6 TBL-05 30,3a 283,5a 23,4 VA-201 (đ/c) 32,4a 149,3c 24,9 LSD 0,05 CV (%) 10,10 14,4 2,87 0,5 Đạtẻh TBL-03 33,0a 281,5ab 25,2 TBL-05 31,9a 289,9a 25,0 VA-201 (đ/c) 34,6a 172,1b 24,0 LSD 0,05 CV (%) 6,81 9,1 13,14 2,3 Tại 3 vùng sinh thái, tổng chiều dài thân cành của đ/c cao nhất, xử lý thống kê cho thấy sự sai khác này là không có ý nghĩa. Bình quân ở 3 vùng của TBL-03 là 32,7 m, TBL-05 là 31,9 m, so với đ/c (34,2 m) thấp hơn từ 4,4 – 6,7%. Hai THL có khối lượng 100 lá lớn hơn đ/c và có sai khác rất rõ ràng ở cả 3 vùng sinh thái. Tại Lâm Hà, khối lượng 100 lá của TBL-03 là 284,6 g ; TBL-05 là 293,7 g và đ/c VA-201 168,6 g, ở Bảo Lộc là 277,6 g ; 283,5 g và 149,3 g, trong khi tại Đạ Tẻh là 281,5 g ; 289,9 g và đ/c VA-201 là 172,1 g. Bình quân số lá trên mét cành của hai THL ở cả 3 vùng đều ít hơn giống đ/c khoảng 1 lá. Như vậy chứng tỏ độ dài đốt ở 2 tổ hợp lai đều dài hơn so với giống đ/c. 10 3.2.3.2 Năng suất lá Bảng 3.12 Năng suất lá của các tổ hợp lai thí nghiệm Địa điểm Giống NS thực /ô TN (kg) NS quy ra ha (tấn) So với đối chứng (%) Lâm Hà TBL-03 2459,3a 24,59 123,2 TBL-05 2314,7a 23,15 116,0 VA-201 (đ/c) 1995,5b 19,96 100 LSD 0,05 CV (%) 154,37 3,0 Bảo Lộc TBL-03 2320,3a 23,20 119,8 TBL-05 2149,2a 21,49 110,9 VA-201 (đ/c) 1937,6b 19,38 100 LSD 0,05 CV (%) 181,26 3,8 Đạ Tẻh TBL-03 2508,5a 25,09 122,6 TBL-05 2331,9a 23,32 114,0 VA-201 (đ/c) 2046,4b 20,46 100 LSD 0,05 CV (%) 184,99 3,6 Tại Lâm Hà: năng suất của TBL-03 (2459,3 kg), TBL-05 (2314,7 kg) đều cao hơn đ/c VA-201 (1995,5 kg) và sai khác có ý nghĩa. Năng suất quy ra héc ta của TBL-03 cao nhất (24,6 tấn/ha) > TBL-05 (23,1 tấn/ha) > VA-201 (20,0 tấn/ha). Chỉ số so sánh giữa TBL-03, TBL-05 với đối chứng là 123,2%; 116,0%. Tại Bảo Lộc: năng suất của TBL-03 (2320,3 kg), TBL-05 (2149,2 kg) lớn hơn đ/c VA-201 và sai khác có ý nghĩa. Năng suất/ ha cao nhất là TBL-03 đạt 23,2 tấn/ha cao hơn đối chứng VA-201 (19,4 tấn/ha) là 19,8 %, tương tự TBL-05(21,5 tấn/ha và 10,9%). Tại Đạtẻh: Kết quả thí nghiệm cho thấy rõ năng suất của TBL-03 (25,1 tấn/ha) và TBL-05 (23,3 tấn/ha) cao hơn hẳn giống đối chứng VA- 201 (20,5 tấn/ha) là 22,6% và 14,0%, kết quả xử lý thống kê cho thấy sai khác ở mức có ý nghĩa. 11 3.2.4 Chất lượng lá của các giống dâu thí nghiệm Bảng 3.13 Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu đến kết quả nuôi tằm Địa điểm Giống NS kén (g) KL kén (g) TH dâu/ 1kg kén (kg) Lâm Hà TBL-03 523,3a 1,86a 12,6a TBL05 517,8a 1,76b 12,5a VA-201 519,2a 1,79ab 12,2a LSD 0,05 CV (%) 6,65 1,3 0,087 2,3 0,95 1,1 Bảo Lộc TBL-03 519,9a 1,82a 12,5ª TBL05 517,3a 1,73b 12,1ª VA-201 518,9a 1,77ab 12,3a LSD 0,05 CV (%) 13,11 1,1 0,083 2,1 0,78 2,8 Đạ Tẻh TBL-03 506,1a 1,70a 13,6a TBL05 490,3b 1,66a 13,1a VA-201 511,8a 1,66a 13,0a LSD 0,05 CV (%) 15,53 1,4 0,067 1,8 0,70 2,3 Tổng hợp kết quả ở 3 vùng cho thấy năng suất kén của TBL-03 là 516,4 g, TBL-05 là 508,5 g còn đ/c là 516,6 g và sai khác không có ý nghĩa. Khối lượng kén của hai THL đều không sai khác nhau nhiều so với đ/c, vì thế hệ số tiêu hao hao dâu chênh lệch nhau rất nhỏ. Kết quả trên chứng tỏ chất lượng lá của hai THL tương tự như giống đ/c. Tổ hợp TBL-03: Năng suất kén tại Lâm Hà (523,3 g) > Bảo Lộc (519,9 g) > Đạtẻh (506,1 g). Còn khối lượng kén tại Lâm Hà > Bảo Lộc > Đạtẻh, sai khác có ý nghĩa. Tiêu hao dâu/1kg kén tại Đạtẻh cao nhất là 13,6kg, lớn hơn Lâm Hà (12,6 kg) và Bảo Lộc (12,5 kg). Tổ hợp TBL-05: Các chỉ tiêu về kén của cả 2 vùng Lâm Hà và Bảo Lộc cao hơn Đạtẻh từ 5,2 - 5,3%. Ngược lại, tiêu hao dâu/1kg kén tại Đạtẻh cao nhất là 13,1kg, lớn hơn Lâm Hà (12,5 kg) và Bảo Lộc (12,1 kg). 3.2.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống dâu thí nghiệm Tổng hợp số liệu ở 3 vùng cho thấy mức độ gây hại của bệnh Bạc thau và Gỉ sắt trên TBL-03 (6,29% và 7,77%) cũng như TBL-05 (6,60% và 8,25%) thấp hơn đ/c (9,48% và 9,90%). Rầy hại ở mức thấp, dao động xung quanh cấp 1 và tương đương đ/c. Như vậy hai THL có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tương đối tốt ở cả 3 vùng sinh thái. 12 Bảng 3.14 Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống dâu thí nghiệm Giống Địa điểm CSB Bạc thau (%) CSB Gỉ sắt (%) MĐ rầy (cấp) TBL-03 Lâm Hà 6,33 5,36 + Bảo Lộc 7,86 13,74 + Đạ Tẻh 4,68 4,20 + TBL-05 Lâm Hà 6,39 7,21 + Bảo Lộc 8,38 10,85 + Đạ Tẻh 5,04 6,70 + VA-201 Lâm Hà 8,33 9,09 + Bảo Lộc 10,69 11,66 + Đạ Tẻh 9,41 8,94 + Tổ hợp TBL-03: mức độ nhiễm Bạc thau và Gỉ sắt ở mức thấp. Tại Lâm Hà là 6,33% và 5,36 %. Tại Bảo Lộc là 7,86%; 13,74%. Vùng Đạ tẻh có bệnh nhẹ hơn, 4,68% và 4,20 %. Rầy gây hại nhẹ, nhiễm ở cấp 1. Như vậy TBL-03 có khả năng chống chịu khá với sâu bệnh hại. Tổ hợp TBL-05: Tại Lâm Hà, bệnh Bạc thau và Gỉ sắt gây hại ở mức 6,39% và 7,21 %. Ở Bảo Lộc là 8,38%; 10,85% và Đạ Tẻh là 5,04% và 6,70%. Tương tự TBL-03, tổ hợp TBL-05 có khả năng chống chịu khá với sâu bệnh hại. 3.3 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom 3.3.1 Kết quả nghiên cứu xác định số mầm/hom thích hợp Bảng 3.16 Ảnh hưởng của số mầm/hom đến chất lượng cây giống Công thức TBL-03 TBL-05 Tỷ lệ cây sống (%) Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%) Tỷ lệ cây sống (%) Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%) DH1 (hom 1 mầm) 8,8 1,6 0 0 DH2 (hom 2 mầm) 85,0 75,9 82,1 73,7 DH3 (hom 3 mầm) 93,9 79,1 90,5 77,1 đ/c (hom 4 mầm) 94,1 79,6 91,0 77,6 Cả 2 tổ hợp TBL-03 và TBL-05 có TL cây sống ở hom có 1 mầm là rất thấp, thậm chí bị chết hoàn toàn. Với hom có 2 mầm có TL cây sống và cây đạt tiêu chuẩn tăng lên đột ngột, TBL-03 (85,0% và 75,9%), TBL-05 (82,1 và 73,7%). Đối với hom dài có 3 mầmt; 4 mầm có TL sống, cây xuất vườn cao hơn hom 2 mầm, tuy nhiên sự cách biệt là 13 rất nhỏ. Nguyên nhân là do chiều dài hom tăng đã tích lũy lượng dinh dưỡng nhiều hơn. Do vậy để nhân nhanh giống dâu mới trong điều kiện thuận lợi có thể sử dụng hom 2 mầm thông qua vườn ươm để nâng cao hệ số nhân giống. 3.3.3 Kết quả nghiên cứu xác định tuổi hom giâm thích hợp Bảng 3.17 Ảnh hưởng của tuổi hom đến chất lượng cây giống Công thức TBL-03 TBL-05 Tỷ lệ cây sống (%) Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%) Tỷ lệ cây sống (%) Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn (%) TH1 (4 tháng tuổi) 39,7 26,6 47,8 36,1 TH2 (5 tháng tuổi) 55,7 44,4 76,3 58,8 TH3 (6 tháng tuổi) 94,3 79,4 81,4 75,0 đ/c (10 tháng tuổi) 94,6 79,9 91,6 75,1 Tỷ lệ cây sống và TL cây đạt tiêu chuẩn tăng lên từ 4 tháng tuổi đến 6 tháng nhưng đều thấp hơn đ/c. Tổ hợp TBL-03 từ 39,7 - 94,3 % và 26,6 - 79,4%. TBL-05 từ 47,8 - 81,4% và 36,1 - 75,0%. Cả 2 THL đều có TL cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn ở TH3 tương đương với đ/c. Nguyên nhân do sự ra rễ của hom bị ảnh hưởng bởi vị trí lấy hom trên cành. Như vậy tuổi hom cho nhân giống tốt nhất là 10 tháng tuổi, nhưng có thể chọn hom 6 tháng tuổi cho nhân giống trong vườn ươm để rút ngắn được thời gian. 3.3.6.1 Kết qua nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ α- NAA. Bảng 3.20 Ảnh hưởng nồng độ α- NAA đến chất lượng cây giống Hom dâu Công thức TBL-03 TBL-05 Tỷ lệ cây ra rễ (%) TL cây đạt tiêu chuẩn (%) Tỷ lệ cây ra rễ (%) TL cây đạt tiêu chuẩn (%) Hom ngắn đ/c (không sử dụng) 70,8 64,5 73,0 67,8 CT1 (1000 ppm) 80,7 72,0 84,7 73,7 CT2 (1500 ppm) 83,5 76,3 89,6 75,7 CT3 (2000 ppm) 88,9 80,9 96,8 82,0 Hom xanh đ/c (không sử dụng) 43,8 26,4 55,3 36,0 CT1 (1000 ppm) 65,4 48,8 66,0 56,8 CT2 (1500 ppm) 68,4 59,4 70,5 62,7 CT3 (2000 ppm) 72,7 68,0 76,1 68,4 14 a- Hom thành thục có 2 mầm (hom ngắn): Kết quả cho thấy cả 2 tổ hợp đều có TL cây ra rễ, TL cây xuất vườn cao khi sử dụng α-NAA. Đối với TBL-03, có TL cây đạt tiêu chuẩn tăng từ 64,5 % ở CT đ/c lên 72,0; 76,3 và 80,9 % ở các CT 1; CT 2 và CT 3. So với đ/c đã tăng lên 12, 18 và 25%. Tổ hợp TBL-05 có diễn biến tương tự, song có TL cây sống và cây đạt tiêu chuẩn cao hơn. Tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn tăng từ đ/c đến CT 3: 67,8 % - 82,0%. Mức sai khác giữa các nấc tăng nồng độ với đ/c là rất lớn. b- Hom xanh (4 tháng tuổi): Khi nồng độ α-NAA tăng lên từ 1000 - 2000 ppm thì TL cây sống đạt tiêu chuẩn của 2 THL đều tăng lên, từ 48,8 - 68,0%. Tương ứng tăng từ 85% đến 157% so với đ/c ở TBL-03. Tương tự, TBL-05 tăng từ 56,8 – 68,4%, tương ứng tăng từ 57 - 90% so với đ/c. Như vậy nồng độ xử lý thích hợp nhất cho cả 2 THL là 2000 ppm trong 5 phút. 3.3.6.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ IAA Bảng 3.21 Ảnh hưởng nồng độ IAA đến chất lượng cây giống Hom dâu Công thức TBL-03 TBL-05 Tỷ lệ cây ra rễ (%) TL cây đạt tiêu chuẩn (%) Tỷ lệ cây ra rễ (%) TL cây đạt tiêu chuẩn (%) Hom ngắn đ/c (không sử dụng) 69,0 64,2 73,9 67,5 CT1 (100 ppm) 85,6 76,9 87,0 82,9 CT2 (150 ppm) 92,4 80,5 93,9 89,1 CT3 (200 ppm) 80,7 72,8 86,3 82,7 Hom xanh đ/c (không sử dụng) 44,2 25,8 54,8 35,0 CT1 (100 ppm) 68,8 30,1 72,1 36,2 CT2 (150 ppm) 78,6 68,6 81,0 72,7 CT3 (200 ppm) 68,3 59,3 70,7 64,1 a- Hom thành thục có 2 mầm (hom ngắn): TBL-03 có TL cây đạt tiêu chuẩn của đ/c là 64,2 %, nhưng khi xử lý IAA đã tăng lên đến 76,9 % ở CT1 và 80,5 % ở CT 2 sau đó lại giảm ở CT 3 (72,8 %). Đối với TBL-05 cũng có diễn biến tương tự, mức tăng mạnh nhất là từ CT 1 lên CT 2 (82,9 - 89,1%); trong khi đ/c là 67,5 %. b- Loại hom xanh (4 tháng tuổi): Tổ hợp TBL-03 có TL cây đạt tiêu chuẩn tăng lên từ CT1 đến CT2 tương ứng là 30,1 đến 68,6 % và lại giảm đi ở CT3 (59,3%), tuy nhiên tỷ lệ này vẫn cao hơn đ/c (25,8%). 15 Tương tự, TBL-05 có diễn biến cao nhất ở CT 2 ( 72,7 %). Như vậy khi giâm hom xanh của tổ hợp TBL-03 và TBL-05 nên xử lý hom trước khi giâm bằng IAA ở nồng độ 150 ppm. 3.4 Kết quả nghiên cứu xác định chế độ phân bón thích hợp 3.4.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến sinh trưởng phát triển Bảng 3.22 Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến tổng chiều dài thân cành (m/cây) Công thức TBL-03 TBL-05 Lâm Hà Bảo Lộc Đạtẻh Lâm Hà Bảo Lộc Đạtẻh đ/c 26,3c 24,8c 28,3d 23,5b 23,3c 25,9b P1 28,9b 28,2b 29,6c 27,4a 27,0b 28,6a P2 30,5a 31,4a 31,2b 27,7a 30,1a 28,8a P3 31,1a 31,8a 32,5a 27,9a 30,1a 29,1a LSD 0,05 1,11 0,99 1,25 0,89 0,98 0,87 CV % 1,9 1,7 2,1 1,7 1,8 1,6 Tại Lâm Hà và Bảo Lộc khi tăng lượng phân bón lên tới mức (300 N + 150 P2O5 + 150 K2O) kg/ha thì tổng chiều dài thân cành ở cả hai THL đều có sự chênh lệch lớn nhất so với đ/c. Cụ thể ở tổ hợp lai TBL- 03 đạt 28,9 và 28,2 m so với đ/c là 26,3 và 24,8 m, còn ở TBL-05 là 27,4 và 27,0 m so với đ/c là 23,5 và 23,3 m. Sự sai khác trên là có ý nghĩa. Nhưng khi tăng lên P2 và P3, tuy tổng chiều dài cành có tăng hơn so với đ/c nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa. Ở Đạ Tẻh khi tăng đến mức P1, P2 và P3 thì tổng chiều dài cành có tăng hơn so với đ/c ở cả hai THL nhưng sự sai khác này đều không có ý nghĩa. Nguyên nhân do đất ở vùng này có độ phì của cao, vì thế hiệu quả của việc tăng lượng phân bón không cao như các vùng Lâm Hà, Bảo Lộc 3.4.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến năng suất lá 3.4.2.1 Tổ hợp TBL-03: Tại Lâm Hà khi tăng lượng phân bón đã làm cho năng suất tăng lên, so với đ/c các mức tăng đều sai khác có ý. Cao nhất ở mức bón P3 (28,60 tấn/ha), tiếp đến P2 (28,04 tấn/ha); P1 (27,96 tấn/ha). Năng suất của P1; P2 và P3 cao hơn đ/c là 11,4; 11,7 và 13,9 %. Nguyên nhân là bón 300 kg N/ha đã đáp ứng tương đối đầy đủ cho nhu cầu đối với cây dâu. Tại Bảo Lộc, đất có hàm lượng dinh dưỡng, lượng mùn thấp cho nên khi bón tăng lượng phân cho thấy năng suất đã tăng mạnh, cao hơn đ/c. Với mức tăng hơn 2,24; 4,48; 4,50 tấn/ha so với đ/c (23,30 16 tấn/ha), tương đương mức tăng từ 9,6 - 19,3 %. Mức tăng trên đều có ý nghĩa so với đ/c, tuy nhiên chỉ có mức bón đ/c với P1 và P1 với P2 là sai khác có ý nghĩa. Bảng 3.23 Ảnh hưởng liều lượng phân vô cơ đến năng suất lá (tấn/ha) Công thức TBL-03 TBL-05 Lâm Hà Bảo Lộc Đạtẻh Lâm Hà Bảo Lộc Đạtẻh đ/c 25,12 c 23,73c 25,22d 23,19d 21,57d 22,56d P1 27,98b 25,54b 25,71c 26,41c 23,19 c 23,07c P2 28,03b 27,82a 26,19b 27,71b 26,36b 23,79b P3 28,61a 27,82a 27,65a 28,04a 26,88a 24,90a LSD 0,05 0,247 0,348 0,165 0,155 0,296 0,306 CV % 0,5 0,7 0,3 0,3 0,6 0,7 Tại ĐạTẻh đất có hàm lượng mùn và dinh dưỡng khá cao. Khi tăng lượng phân bón đã làm năng suất tăng từ 0,98 - 1,90 tấn/ha so với đ/c và vượt 4,0 – 7,7%. Xử lý thống kê năng suất lá dâu cho thấy mức sai khác không có ý nghĩa giữa P1; P2 với đ/c, chỉ có P3 và đ/c là sai khác có ý nghĩa. 3.4.2.2 Tổ hợp TBL-05: Tại Lâm Hà, khi bón tăng lượng phân từ đ/c lên P1; P2; P3, năng suất tăng từ 23,18 tấn/ha lên 26,38; 27,70; 28,04 tấn/ha. So với đ/c cho thấy năng suất tăng lên 13,8; 19,5; 21,0% và đều sai khác có ý nghĩa. So sánh các mức bón cho thấy chỉ có mức tăng từ đ/c lên P1 là sai khác có ý nghĩa. Tại Bảo Lộc, năng suất của các công thức thí nghiệm đều cao hơn đ/c. Năng suất tăng từ 1,84 - 5,52 tấn/ha (tương đương 8,6 – 25,8%) và có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức so với đ/c và giữa các công thức với nhau. Tại ĐạTẻh, khi tăng lượng phân bón đã làm năng suất lá tăng 0,34 – 1,76 tấn/ha, tương đương 1,5 – 7,6%. Xử lý thống kê năng suất lá dâu cho thấy mức sai khác không có ý nghĩa giữa P1; P2 với đ/c, chỉ có P3 và đ/c là sai khác có ý nghĩa. 3.4.3 Ảnh hưởng của phân vô cơ đến chất lượng lá dâu 3.4.3.1 Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng lá của tổ hợp TBL-03 Năng suất kén có sự khác nhau giữa các công thức, nhưng sự sai khác là không có ý nghĩa. Tại Lâm Hà dao động từ 510,2 - 519,3 g; Bảo Lộc là 504,4 - 521,0 g và ở Đạ tẻh là 502,6 - 508,8 g. Khi tăng lượng 17 phân bón vô cơ thì TL vỏ kén và CD tơ đơn đều giảm ở cả 3 vùng, mức sai khác giữa các ngưỡng tăng phân bón là không có ý nghĩa. Tại Lâm Hà TL vỏ kén từ 20,74% ở đ/c giảm xuống P1 (20,71 %); P2 (20,70 %) và P3 (20,55 %). Chiều dài tơ đơn từ 1184,0 m (đ/c) giảm xuống còn 1120,7 m ở P3. Tương tự, Bảo Lộc và Đạtẻh, TL vỏ kén từ 20,72 giảm xuống 20,65 % và 20,69 giảm còn 20,53 %. Chiều dài tơ đơn từ 1150,9 m giảm xuống còn 1129,7 m và từ 1114,2 m giảm còn 1109,1 m. Như vậy khi tăng lượng phân bón vô cơ từ 240 – 420 kg N/ha thì chất lượng lá của TBL-03 không có sự thay đổi đáng kể. Bảng 3.24a Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng lá của tổ hợp TBL-03 Công thức Lâm Hà Bảo Lộc Đạtẻh NS kén/ lần nhắc lại (g) TL vỏ kén (%) CD tơ đơn (m) NS kén/ lần nhắc lại (g) TL vỏ kén (%) CD tơ đơn (m) NS kén/ lần nhắc lại (g) TL vỏ kén (%) CD tơ đơn (m) đ/c 517,7b 23,18 1184,0a 519,3a 22,92 1150,9a 508,8a 23,41 1114,2a P1 519,3a 23,10 1170,7a 521,0a 22,65 1146,6a 508,6a 22,76 1112,0a P2 515,8c 22,63 1168,2a 519,5a 23,00 1138,5b 508,5a 22,69 1109,7a P3 510,2d 22,26 1120,7b 504,4b 22,76 1129,7c 502,6b 22,63 1109,1a LSD0,05 1,38 18,96 2,83 7,25 3,12 8,17 CV % 0,1 0,8 0,3 0,3 0,3 0,4 3.4.3.2 Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng lá của tổ hợp TBL-05 Bảng 3.24b Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng lá của tổ hợp TBL-05 Công thức Lâm Hà Bảo Lộc Đạtẻh NS kén/ lần nhắc lại (g) TL vỏ kén (%) CD tơ đơn (m) NS kén/ lần nhắc lại (g) TL vỏ kén (%) CD tơ đơn (m) NS kén/ lần nhắc lại (g) TL vỏ kén (%) CD tơ đơn (m) đ/c 514,2a 23,26 1171,8a 516,1b 22,99 1166,5a 497,2a 23,79 1152,6a P1 514,9a 23,61 1162,6a 518,8a 23,16 1162,7a 497,0a 23,20 1150,3a P2 511,0b 22,78 1148,8b 512,6c 23,46 1148,9b 495,5ab 22,87 1142,9b P3 504,2c 22,57 1139,5b 510,4c 22,92 1141,6b 489,6b 22,11 1134,0c LSD0,05 1,32 11,40 2,26 11,00 7,08 5,72 CV % 0,1 0,5 0,2 0,5 0,7 0,3 18 Qua thí nghiệm cho thấy khi tăng liều lượng phân bón vô cơ đã làm năng suất kén thay đổi, sự khác nhau giữa các công thức có ý nghĩa. Tại Lâm Hà năng suất kén của thí nghiệm dao động trong khoảng 504,2 - 514,9 g; tại Bảo Lộc là 510,4 - 518,8 g và ở Đạ tẻh là 489,6 - 597,2 g. Tỷ lệ vỏ kén giảm ở cả 3 vùng thí nghiệm, chiều dài tơ đơn ở các công thức tương đương hoặc nhỏ hơn công thức đối chứng. 3.4.4 Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng chống chịu số bệnh Bảng 3.25 Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến mức độ nhiễm sâu bệnh(*) Tổ hợp Công thức Lâm Hà Bảo Lộc Đạtẻh Bạc thau Gỉ sắt Rầy Bạc thau Gỉ sắt Rầy Bạc thau Gỉ sắt Rầy TBL- 03 đ/c 7,2 5,2 + 11,3 10,4 + 8,0 9,1 + P1 7,3 8,7 + 13,5 13,3 + 9,4 10,4 + P2 12,6 12,0 + 18,6 18,4 + 14,2 15,7 + P3 17,5 16,1 + 22,4 23,6 + 21,0 19,5 + TBL- 05 đ/c 4,9 8,5 + 5,3 8,0 + 6,2 7,6 + P1 4,7 8,5 + 6,1 8,8 + 8,6 9,3 + P2 6,9 11,4 + 9,6 12,3 + 12,1 14,5 + P3 11,5 15,2 + 14,3 14,3 + 15,2 16,0 ++ (*) Ghi chú: Bệnh tính theo chỉ số bệnh (%); Rầy chia theo cấp Kết quả điều tra cho thấy bệnh hại có diễn biến chung là thấp nhất ở đ/c; P1 và cao nhất tại P3 ở cả 3 vùng thí nghiệm. Sự sai khác rõ nhất từ P2; P3 với đối chứng và ở P1 đến P2; P2 đến P3. Nguyên nhân do khi bón tăng lượng phân bón cây sinh trưởng phát triển mạnh sẽ làm cho lá mềm, ruộng dâu có độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển. - Bệnh Bạc thau: tại Lâm Hà có CSB trên TBL-03 thấp, từ 7,2% - 17,5%. Tổ hợp TBL-05 nhiễm bệnh nặng nhất tại P3 (11,5%) và thấp nhất ở P1 (4,7 %), trong khi công thức đ/c có CSB là 4,9%. Đối với vùng sinh thái Bảo Lộc có bệnh gây hại nặng. Tổ hợp TBL-03 có CSB thấp nhất ở đ/c (11,3%) và cao nhất ở P3 là 22,4%. Tương tự, chỉ số bệnh Bạc thau trên TBL-05 dao động từ 5,3 - 14,3 %. Vùng Đạ Tẻh có điều kiện khí hậu nóng ẩm, khá thuận lợi cho bệnh Bạc thau phát triển. Mức độ gây hại nặng trên TBL-03, dao động từ đ/c (8,0 %) đến P3 (21,0 %) và mức độ gây hại trên TBL-05 trong khoảng từ 6,2 - 15,2%. - Bệnh Gỉ sắt: tại Lâm Hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_ttla_le_quy_tuy_4262_2005231.pdf
Tài liệu liên quan