Với màng trùng hợp ghép AA, phổ hồng ngoại (hình 3.12) cho thấy có sự xuất hiện pic
hấp thụ mới tại vị trí 1730 cm-1, tương ứng với nhóm C=O của poly(axit acrylic) (PAA) được
trùng hợp ghép lên bề mặt màng. Mặt khác, cường độ pic hấp thụ của nhóm C=O tăng lên khi
thời gian trùng hợp ghép kéo dài và/ hoặc khi tăng nồng độ monome axit acrylic. Điều này có
thể là do sự khác nhau về mức độ trùng hợp ghép trên bề mặt màng được biến tính trong các
điều kiện khác nhau.
Với màng trùng hợp ghép PEG, phổ hồng ngoại (hình 3.14) cho thấy có sự tăng cường
độ pic hấp thụ ở các vị trí 3400 cm-1 và 2850 cm-1, được cho là do sự hiện diện của các nhóm
OH và CH2 của chuỗi ghép PEG trên bề mặt màng sau khi trùng hợp ghép. Mặt khác, sự xuất
hiện đỉnh pic mới tại vị trí 945 cm-1 có thể là do liên kết N-O hình thành khi xảy ra phản ứng
trùng hợp ghép giữa gốc HO(CH2CH2O)m-1CH2CH2O với gốc N trên bề mặt màng nền.
Sự thay đổi tính chất hóa học bề mặt màng, với sự xuất hiện các nhóm chức chứa oxy
như C=O, OH sau khi trùng hơp ghép với AA và PEG sẽ làm cho bề mặt màng trở nên ưa nước
hơn. Tính chất ưa nước của màng được xác định qua phép đo góc thấm ướt.
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu biến tính bề mặt màng lọc và khả năng ứng dụng màng trong xử lý nước ô nhiễm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối dễ
dàng vào công đoạn cuối của quá trình chế tạo màng. Ngoài ra, mức độ ghép và tính chất của
bề mặt màng có thể dễ dàng được kiểm soát bằng cách thay đổi các điều kiện tiến hành trùng
hợp. Bên cạnh kỹ thuật trùng hợp ghép quang hóa, việc biến tính bề mặt màng bằng phương
pháp trùng hợp ghép khơi mào oxy hóa khử cũng có khả năng nâng cao đặc tính tách lọc của
màng, quá trình trùng hợp ghép này có thể được thực hiện trong dung dịch nước, ở nhiệt độ
phòng và không yêu cầu bất kỳ thiết bị bổ sung nào.
1.3.2. Biến tính bề mặt màng lọc bằng phương pháp phủ lớp hạt nano
Bên cạnh phương pháp trùng hợp ghép, việc phủ lớp hạt nano lên bề mặt màng cũng là
một giải pháp nhằm nâng cao đặc tính tách lọc và khả năng chống fouling cho màng. Ưu điểm
của phương pháp là phương thức tiến hành khá đơn giản, bề mặt màng sau khi được phủ lớp
hạt nano có đặc tính tách lọc tốt hơn, mức độ fouling thấp hơn, hiệu suất tách ổn định, và có
5
khả năng thích ứng với nhiều loại môi trường nước thải khắc nghiệt. Trong thực tế, titanium
dioxit (TiO2) đã được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây để cải thiện khả năng thấm
nước và chống fouling cho màng do khả năng siêu ưa nước của vật liệu TiO2 khi hấp thụ tia
UV.
CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM
2.1. Thiết bị, hóa chất, vật liệu
Màng lọc composite TFC-PA BW30 thương mại của hãng Dow, FilmTec được sử
dụng làm màng nền. Các thiết bị chính luận án sử dụng gồm:
Thiết bị lọc màng phòng thí nghiệm
(Osmonics, Mỹ)
Thiết bị đo quang (Shimazu, Nhật)
Thiết bị trùng hợp ghép bề mặt màng
(tự chế tạo)
Thiết bị đo AAS (AA6800, Shimazu)
Thiết bị đo TOC (VCPH, Shimazu)
Tủ sấy chân không (Trung Quốc)
Hiển vi điện tử quét (FE-SEM, Hitachi S-4800)
Hiển vi lực nguyên tử (AFM, Multimode SPM)
Phổ hồng ngoại phản xạ (FTIR-ATR, Perkin
Elmer)
Thiết bị đo góc thấm ướt (DMS012, Nhật Bản)
Máy rung siêu âm (Elmasonic, S10H, Đức)
Cân phân tích 6 số (Precisa, Thụy Sỹ)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Màng TFC-PA được biến tính bề mặt bằng phương pháp trùng hợp ghép quang hóa,
trùng hợp ghép khơi mào oxy hóa khử và phủ lớp hạt nano TiO2 trên bề mặt màng; khảo
sát ảnh hưởng của các điều kiện biến tính đến đặc tính bề mặt và đặc tính tách lọc của màng;
đánh giá khả năng lọc của màng với đối tượng tách lọc là một số dung dịch hữu cơ, dung dịch
muối vô cơ và ion kim loại nặng.
Các điều kiện tiến hành trùng hợp ghép được khảo sát như điều kiện kích thích hoặc
khơi mào, thời gian trùng hợp và nồng độ monome. Tác nhân trùng hợp ghép quang hóa luận
án sử dụng là axit acrylic, axit maleic, anhydrit maleic, là các monome ưa nước, có tính âm
điện, dễ tham gia phản ứng trùng hợp ghép, và poly(etylen glycol), là polyme có tính chất ưa
nước, trung hòa điện và có kích thước phân tử lớn. Trong thí nghiệm trùng hợp ghép khơi mào
oxy hóa khử, hệ oxy hóa khử sử dụng là hỗn hợp của kalipersulfat K2S2O8 và natrimetabisulfit
Na2S2O5.
6
Lớp hạt nano TiO2 được phủ lên bề mặt màng bằng phương pháp tự ráp: màng được đặt
trước vào cell teflon, cho dung dịch huyền phù TiO2 nano có nồng độ xác định (đã được rung
siêu âm cho phân tán đều) vào cell, sau khoảng thời gian xác định, lấy màng ra, rửa cẩn thận
bằng nước deion và kích thích bề mặt màng dưới bức xạ tử ngoại trong khoảng thời gian xác
định. Các điều kiện tiến hành như của nồng độ TiO2 và thời gian kích thích bức xạ được khảo
sát.
Đặc tính bề mặt màng được đánh giá qua các phép đo phổ hồng ngoại phản xạ, hiển vi
điện tử quét, hiển vi lực nguyên tử và góc thấm ướt. Tính năng lọc tách của màng được đánh
giá qua các thông số độ lưu giữ (R, %), năng suất lọc (J, L/m2h), mức độ duy trì năng suất lọc
theo thời gian (FM, %) và hệ số fouling bất thuận nghịch (FRw, %).
Độ lưu giữ của màng được xác định bởi công thức:
0
0
100%
C C
R
C
với Co - Nồng độ chất cần tách trong dung dịch ban đầu (mg/L)
C - Nồng độ chất cần tách trong dịch lọc (mg/L)
Năng suất lọc qua màng được xác định bằng cách đo thể tích dịch lọc vận chuyển qua
màng trong một khoảng thời gian tại áp suất xác định, áp dụng công thức:
tS
V
J
, [L/m2.h]
Trong đó: V - Thể tích dịch lọc [L], t - Thời gian lọc [h]
S - Diện tích bề mặt làm việc của màng [m2]
Độ duy trì năng suất lọc theo thời gian là một chỉ tiêu khá quan trọng trong các quá trình
lọc màng, cho phép đánh giá mức độ fouling sau một thời gian lọc xác định. Độ duy trì năng
suất lọc càng lớn, màng lọc được nhiều dung dịch hơn, chu kỳ rửa màng dài hơn, tiết kiệm thời
gian và chi phí cho quá trình lọc. Màng có giá trị FM càng cao, và hệ số FRw càng thấp thì khả
năng chống tắc của màng càng tốt. FM = [(Jt/Jto).100] (%), FRw = {[(Jw1 – Jw2)/Jw1].100} (%).
trong đó, Jto và Jt là năng suất lọc của màng tương ứng trong 10 phút lọc đầu tiên và sau thời gian
lọc t; Jw1 và Jw2 là độ thấm nước tính khiết của màng trước và sau khi lọc dung dịch.
7
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nghiên cứu trùng hợp ghép biến tính bề mặt màng lọc TFC-PA
3.1.3. Khảo sát đặc tính bề mặt màng TFC-PA trước và sau khi trùng hợp ghép
3.1.3.1. Ảnh chụp SEM mặt cắt và bề mặt màng
Hình 3.6. Ảnh SEM mặt cắt màng nền (a-1,a-2) và các màng trùng hợp ghép quang hóa với
AA (b-1,b-2), trùng hợp ghép khơi mào oxy hóa khử với AA (b’-1,b’2) và trùng hợp ghép
quang hóa với PEG (c-1,c-2)
Các ảnh chụp SEM cho thấy sự hình thành lớp polyme ghép trên bề mặt màng sau khi
trùng hợp. Đồng thời, bề mặt màng sau khi trùng hợp ghép trở nên chặt sít hơn so với màng
nền. Sự hình thành lớp polyme ghép sẽ làm thay đổi hình thái cấu trúc và tính chất hóa học bề
mặt cũng như tính năng lọc tách của màng.
Hình 3.7. Ảnh SEM bề mặt màng nền (a-3) và các màng trùng hợp ghép quang hóa với AA
(b-3), trùng hợp ghép khơi mào oxy hóa khử với AA (b’-3)
và trùng hợp ghép quang hóa với PEG (c-3)
3.1.3.2. Ảnh chụp AFM bề mặt màng
8
Hình 3.9. Ảnh AFM bề mặt màng nền (a) và các màng trùng hợp ghép quang hóa với AA (b),
trùng hợp ghép khơi mào oxy hóa khử với AA (b’) và trùng hợp ghép quang hóa với PEG (c)
Bảng 3.5. Độ thô nhám bề mặt màng nền và các màng trùng hợp ghép với AA và PEG
Màng Rms (nm) Màng Rms (nm)
Màng nền TFC-PA 121,0 0,8
10AA - UV 7min 33,3 0,6 10AA - Redox 5min 45,0 0,5
50AA - UV 10min 51,5 0,4 50AA – Redox 10min 46,5 0,4
30PEG – UV 10min 27,7 0,2 50PEG – UV 10min 28,5 0,3
Các giá trị độ thô nhám bình phương trung bình (Rms) của bề mặt màng, được đưa ra
trong bảng 3.5, cho thấy bề mặt màng sau khi trùng hợp ghép đã trở nên trơn nhẵn hơn, với các
giá trị Rms giảm mạnh so với màng nền. Khi so sánh giữa các màng trùng hợp ghép, nhận thấy
bề mặt màng trùng hợp ghép với PEG trơn nhẵn hơn so với màng trùng hợp ghép với AA trong
cùng điều kiện. Mặt khác, bề mặt màng trùng hợp ghép khơi mào oxy hóa-khử với AA có độ
thô nhám thấp hơn so với màng trùng hợp ghép quang hóa ở cùng điều kiện về thời gian trùng
hợp và nồng độ AA.
3.1.3.3. Phổ hồng ngoại phản xạ bề mặt màng
Phổ hồng ngoại FTIR-ATR của màng nền cho thấy lớp hoạt động polyamide của bề mặt
màng được đặc trưng bởi các dải hấp thụ của nhóm NH (3100 - 3500 cm-1), C=O (1640 - 1690
cm-1), C=C (1400 - 1600 cm-1) và C-N (1080 - 1360 cm-1).
9
Hình 3.12. Phổ hồng ngoại phản xạ FTIR-ATR bề mặt
màng nền và các màng trùng hợp ghép với AA (a) 10 AA-
UV 1min, (b) 10 AA-UV 5min, (c) 50 AA-UV 5min và (d)
10AA-Redox 5min
Hình 3.14. Phổ hồng ngoại phản xạ
FTIR-ATR bề mặt màng nền và các
màng trùng hợp ghép quang hóa (e1)
30PEG-10 min, (e2) 50PEG-10 min
Với màng trùng hợp ghép AA, phổ hồng ngoại (hình 3.12) cho thấy có sự xuất hiện pic
hấp thụ mới tại vị trí 1730 cm-1, tương ứng với nhóm C=O của poly(axit acrylic) (PAA) được
trùng hợp ghép lên bề mặt màng. Mặt khác, cường độ pic hấp thụ của nhóm C=O tăng lên khi
thời gian trùng hợp ghép kéo dài và/ hoặc khi tăng nồng độ monome axit acrylic. Điều này có
thể là do sự khác nhau về mức độ trùng hợp ghép trên bề mặt màng được biến tính trong các
điều kiện khác nhau.
Với màng trùng hợp ghép PEG, phổ hồng ngoại (hình 3.14) cho thấy có sự tăng cường
độ pic hấp thụ ở các vị trí 3400 cm-1 và 2850 cm-1, được cho là do sự hiện diện của các nhóm
OH và CH2 của chuỗi ghép PEG trên bề mặt màng sau khi trùng hợp ghép. Mặt khác, sự xuất
hiện đỉnh pic mới tại vị trí 945 cm-1 có thể là do liên kết N-O hình thành khi xảy ra phản ứng
trùng hợp ghép giữa gốc HO(CH2CH2O)m-1CH2CH2O với gốc N trên bề mặt màng nền.
Sự thay đổi tính chất hóa học bề mặt màng, với sự xuất hiện các nhóm chức chứa oxy
như C=O, OH sau khi trùng hơp ghép với AA và PEG sẽ làm cho bề mặt màng trở nên ưa nước
hơn. Tính chất ưa nước của màng được xác định qua phép đo góc thấm ướt.
10
3.1.3.4. Góc thấm ướt bề mặt màng
Hình 3.16 là kết quả đo góc thấm ướt của màng nền và các màng trùng hợp ghép trong
các điều kiện khác nhau. Kết quả cho thấy góc thấm ướt bề mặt màng giảm mạnh, từ 51,01o
của màng nền xuống khoảng 24.00o và 24.82o cho màng trùng hợp ghép với AA và xuống
khoảng 14.00o cho màng trùng hợp ghép với PEG, chứng tỏ lớp ghép PEG ưa nước hơn lớp
ghép PAA.
Hình 3.16. Góc thấm ướt bề mặt màng nền và màng trùng hợp ghép
3.1.3.5. Mức độ trùng hợp ghép trên bề mặt màng
Kết quả xác định mức độ trùng hợp ghép được thể hiện trong các hình 3.19, 3.20 và 3.21
chỉ ra rằng mức độ trùng hợp ghép có xu hướng tăng lên theo thời gian trùng hợp và nồng độ
tác nhân ghép. Khi so sánh các quá trình trùng hợp ghép quang hóa và trùng hợp ghép khơi
mào oxy hóa khử trong cùng điều kiện về nồng độ AA và thời gian trùng hợp, nhận thấy mức
độ trùng hợp ghép khơi mào oxy hóa khử cao hơn rõ rệt. Khi so sánh các quá trình trùng hợp
ghép quang hóa với AA và PEG trong cùng điều kiện về nồng độ tác nhân và thời gian trùng
hợp, nhận thấy mức độ trùng hợp ghép PEG thấp hơn nhiều so với AA.
Những thay đổi về cấu trúc hình thái và tính chất hóa học bề mặt sẽ dẫn đến sự thay đổi
đặc tính tách lọc, cũng như khả năng chống tắc nghẽn của màng, do bề mặt màng trở nên trơn
nhẵn hơn và ưa nước hơn, làm giảm khả năng hấp phụ của các tiểu phân bị lưu giữ trên bề mặt
màng trong quá trình lọc tách.
51.01
24 24.82
14
0
10
20
30
40
50
60
TFC-PA 10AA-UV
7min
10AA-Redox
5min
30PEG-UV
10min
W
C
A
(
o
)
11
Hình 3.19. Mức độ trùng hợp ghép
quang hóa với AA
Hình 3.20. Mức độ trùng hợp ghép
khơi mào oxy hóa khử với AA
Hình 3.21. Mức độ trùng hợp ghép
quang hóa với PEG
3.1.4. Khảo sát đặc tính tách lọc của màng trước và sau khi trùng hợp ghép
Đặc tính tách lọc của các màng được xác định thông qua khả năng tách loại phẩm
nhuộm RR 261 nồng độ 0,03 g/L trong nước. Kết quả thực nghiệm được chỉ ra trên hình
3.25, 3.26 và 3.27 cho thấy độ lưu giữ của các màng sau khi trùng hợp ghép đều được
nâng lên so với màng nền, năng suất lọc trung bình của màng sau khi biến tính bề mặt
cũng được tăng lên rõ rệt.
Xem xét các màng trùng hợp ghép quang hóa với AA (hình 3.25), khi tăng nồng độ
AA trong dung dịch hoặc thời gian trùng hợp ghép, năng suất lọc của màng trùng hợp
ghép tăng dần và đạt mức cao nhất (J/Jo = 1,35) ở nồng độ AA 10 g/L (thời gian trùng hợp
ghép 7 phút), sau đó có xu hướng giảm nhẹ nếu tiếp tục tăng nồng độ AA hoặc thời gian
trùng hợp ghép.
Kết quả đánh giá màng trùng hợp ghép khơi mào oxy hóa khử với AA (hình 3.26)
cho thấy, khi tăng nồng độ AA hoặc thời gian trùng hợp ghép, năng suất lọc của màng
trùng hợp ghép tăng dần và đạt mức cao nhất (J/Jo = 1,34) ở nồng độ AA 10 g/L (thời gian
0
1
2
3
4
5
1 3 5 7 10M
ứ
c
đ
ộ
t
rù
n
g
h
ợ
p
g
h
ép
,
G
D
(
%
)
Thời gian trùng hợp ghép quang hóa (phút)
AA 10 g/L AA 20 g/L AA 30 g/L
AA 40 g/L AA 50 g/L
0
1
2
3
4
5
0 2 4 6 8 10M
ứ
c
đ
ộ
t
rù
n
g
h
ợ
p
g
h
ép
G
D
(
%
)
Thời gian trùng hợp ghép khơi mào oxy hóa khử (phút)
AA 10 g/L
AA 20 g/L
AA 30 g/L
AA 40 g/L
AA 50 g/L
0
1
2
3
4
5
1 3 5 7 10
M
ứ
c
đ
ộ
t
rù
n
g
h
ợ
p
gh
é
p
, G
D
(
%
)
Thời gian trùng hợp ghép quang hóa (phút)
PEG 10 g/L PEG 20 g/L
PEG 30 g/L PEG 40 g/L
PEG 50 g/L
12
trùng hợp ghép 5 phút), sau đó có xu hướng giảm nhẹ nếu tiếp tục tăng nồng độ AA hoặc
thời gian trùng hợp ghép.
Hình 3.25. Đặc
tính tách lọc của
các màng trùng
hợp ghép quang
hóa với AA
Hình 3.26. Đặc
tính tách lọc của
các màng trùng
hợp ghép khơi
mào oxy hóa khử
với AA
Hình 3.27. Đặc
tính tách lọc của
các màng trùng
hợp ghép quang
hóa với PEG
1
1.3 1.3 1.33 1.35 1.32
1
1.31 1.35 1.33 1.31 1.3
95.1
99.9 99.92 99.95 99.97 99.93
95.1
99.92 99.97 99.95 99.94 99.93
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
Đ
ộ
lư
u
g
iữ
R
(
%
)
Tỷ
lệ
n
ăn
g
su
ất
lọ
c
ch
u
ẩn
J
/J
o
J/Jo R (%)
AA 10 g/L UV 7min
1
1.2 1.24
1.28 1.34 1.3 1.26 1.25 1.2
1
1.28 1.3 1.34 1.31 1.28
95.1
98.9
98.86
98.91
98.98
98.92
98.85
98.85
98.86
95.1
98.86
98.85
98.98
98.91
98.9
0
20
40
60
80
100
120
0
0.5
1
1.5
2
Đ
ộ
lư
u
g
iữ
R
(
%
)
Tỷ
lệ
n
ăn
g
su
ất
lọ
c
ch
u
ẩn
J
/J
o
Nồng độ dung dịch AA (g/L) Thời gian trùng hợp ghép (phút)
Redox 5min AA 10 g/L
J/Jo R (%)
1
1.5 1.5 1.54
1.56 1.58 1.55
1
1.53
1.56 1.58
1.51 1.48
95.1
99.95
99.95
99.97
99.97
99.97
99.98
95.1
99.97
99.96
99.97
99.97
99.97
0
20
40
60
80
100
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
2
Đ
ộ
lư
u
g
iữ
R
(
%
)
Tỷ
lệ
n
ăn
g
su
ất
lọ
c
ch
u
ẩn
J
/J
o
Thời gian trùng hợp ghép (phút) Nồng độ dung dịch PEG (g/L)
PEG 30 g/L UV 10minJ/Jo R (%)
13
Kết quả đánh giá màng trùng hợp ghép quang hóa với PEG (hình 3.27) cho thấy,
khi tăng nồng độ PEG hoặc thời gian trùng hợp ghép, năng suất lọc của màng trùng hợp
ghép tăng dần và đạt mức cao nhất (J/Jo = 1,58) ở nồng độ PEG 30 g/L (với thời gian trùng
hợp ghép 10 phút), sau đó có xu hướng giảm nhẹ nếu tiếp tục tăng nồng độ PEG hoặc thời
gian trùng hợp ghép.
3.1.5. Khảo sát khả năng chống tắc nghẽn của màng trước và sau khi trùng hợp ghép
Hình 3.28. Độ duy trì năng suất lọc theo thời gian của màng nền
và các màng trùng hợp ghép khi tách lọc dung dịch phẩm RR 261 và dung dịch Cu (II)
Mức độ duy trì năng suất lọc theo thời gian có liên quan trực tiếp đến năng suất lọc trung
bình của màng. Trong cùng một khoảng thời gian lọc tách, năng suất lọc trung bình của màng
sẽ cao hơn nếu mức độ duy trì năng suất lọc của màng lớn hơn, và ngược lại, năng suất lọc
trung bình của màng sẽ giảm mạnh theo thời gian nếu màng chóng bị tắc. Do đó, mức độ duy
trì năng suất lọc là một thông số liên quan mật thiết đến hiệu suất và hiệu quả tách lọc của toàn
bộ quá trình màng.
Hình 3.28 so sánh mức độ duy trì năng suất lọc giữa màng nền và các màng trùng hợp
ghép trong quá trình lọc tách dung dịch phẩm đỏ hoạt tính RR 261 và dung dịch ion kim loại
nặng Cu (II). Các màng biến tính bề mặt 10 AA-UV 7 min, 10AA-Redox 5min và 30PEG-UV
10min được sử dụng cho quá trình lọc tách, kết quả được so sánh với màng nền. Kết quả thực
nghiệm cho thấy, khi thời gian lọc tăng, sự suy giảm năng suất lọc của màng biến tính bề mặt
trong mọi trường hợp đều nhỏ hơn so với màng nền.
45
55
65
75
85
95
0 30 60 120 240 300 420 540 600
Đ
ộ
d
u
y
tr
ì n
ăn
g
su
ất
lọ
c
(%
)
Thời gian lọc (phút)
RR 261 0,05 g/L
TFC-PA 10AA-UV 7min
10AA-Redox 5min 30PEG-UV 10min
56
66
76
86
96
0 30 60 120 240 300 420 540 600
Đ
ộ
d
u
y
tr
ì n
ăn
g
su
ất
lọ
c
(%
)
Thời gian lọc (phút)
Cu (II) 0,50 g/L
TFC-PA 10AA-UV 7min
10AA-Redox 5min 30PEG-UV 10min
14
Mặt khác, sự suy giảm năng suất lọc có liên quan đến hệ số fouling bất thuận nghịch, các
màng có hệ số fouling bất thuận nghịch thấp hơn sẽ có sự suy giảm năng suất lọc ít hơn trong
quá trình lọc.
Kết quả so sánh hệ số fouling bất thuận nghịch (FRw) giữa màng nền và các màng trùng
hợp ghép 10AA-UV 7min, 10AA-Redox 5min và 30PEG-UV 10min khi tách lọc dung dịch RR
261 và Cu (II) được đưa ra trong hình 3.30 cho thấy, các màng sau khi biến tính bề mặt đều có
hệ số FRw thấp hơn so với màng nền, trong đó màng trùng hợp ghép quang hóa với PEG
(30PEG-UV 10min) có hệ số fouling bất thuận nghịch thấp nhất. Hệ số fouling bất thuận nghịch
giảm là do sự hình thành lớp polyme trùng hợp ghép, làm giảm sự hấp phụ của các tiểu phân
bị lưu giữ lên bề mặt màng trong quá trình tách lọc, nâng cao khả năng chống tắc cũng như khả
năng phục hồi năng suất lọc của màng sau khi rửa.
Hình 3.30. Hệ số fouling bất thuận nghịch của màng nền
và các màng trùng hợp ghép khi tách RR 261 và Cu (II)
Từ các kết quả thực nghiệm thu được có thể rút ra một số nhận xét sau: quá trình trùng
hợp ghép axit acrylic và poly(etylen glycol) lên bề mặt màng TFC-PA đã làm thay đổi các đặc
tính bề mặt màng lọc, và do đó, làm thay đổi tính năng tách lọc của màng. Với các điều kiện
biến tính bề mặt thích hợp, hiệu quả tách lọc của màng được nâng lên rõ rệt, với sự tăng đồng
thời của độ lưu giữ, năng suất lọc trung bình và khả năng chống tắc (antifouling). Các điều kiện
biến tính bề mặt cho hiệu quả tốt nhất đã khảo sát được là: trùng hợp ghép quang hóa: 10AA –
UV 7min, 30PEG – UV 10min và trùng hợp ghép khơi mào oxy hóa khử: 10AA – Redox 5min.
6.25
11.38
4.9
10.25
4.5
10.18
3.42
8.8
0
2
4
6
8
10
12
RR 261 0,05 g/L Cu (II) 0,50 g/L
H
ệ
số
f
o
u
lin
g
b
ất
t
h
u
ận
n
gh
ịc
h
(
%
)
TFC-PA 10AA-UV 7min 10AA-Redox 5min 30PEG-UV 10min
15
3.2. Nghiên cứu biến tính bề mặt màng lọc TFC-PA bằng phủ lớp hạt nano TiO2
3.2.1. Khảo sát đặc tính bề mặt màng tổ hợp TFC-PA/TiO2
3.2.1.1. Ảnh SEM bề mặt màng
Hình 3.34. Ảnh SEM bề mặt (a) màng nền và màng phủ nano TiO2
khi sử dụng dd TiO2 (h) 15 ppm và (h’) 80 ppm
Ảnh SEM bề mặt màng nền và các màng sau khi phủ lớp hạt nano TiO2 sử dụng các
dung dịch huyền phù TiO2 có nồng độ khác nhau được đưa ra ở hình 3.34. Quan sát thấy mật
độ hạt nano TiO2 trên bề mặt màng tăng lên cùng với sự gia tăng nồng độ TiO2 trong dung dịch
huyền phù.
3.2.1.2. Góc thấm ướt bề mặt màng
Kết quả xác định góc thấm ướt bề mặt màng (WCA) được trình bày trong hình 3.36 cho
thấy tính ưa nước của màng đã được tăng lên đáng kể sau khi bề mặt màng được phủ hạt nano
TiO2, với góc thấm ướt giảm từ 51,01o của màng nền ban đầu, xuống khoảng 33,17o và 4,48o,
tương ứng với các màng phủ TiO2 không chiếu và có chiếu bức xạ UV. Khi tăng nồng độ của
các hạt nano TiO2 trong dung dịch huyền phù, góc thấm ướt bề mặt của các màng không chiếu
bức xạ UV là như nhau, trong khi với các màng được chiếu UV, góc thấm ướt có xu hướng
giảm khi tăng nồng độ TiO2 trong dung dịch phủ. Điều này là do tính chất siêu ưa nước của các
hạt nano TiO2 khi được kích thích dưới bức xạ tử ngoại.
16
Hình 3.36. Góc thấm ướt của màng nền và các màng phủ hạt nano TiO2 có chiếu và không
chiếu bức xạ tử ngoại
3.2.1.3. Phổ hồng ngoại phản xạ FTIR-ATR bề mặt màng tổ hợp TFC-PA/ TiO2, UV
Phổ hồng ngoại phản xạ bề mặt màng nền TFC-PA và màng tổ hợp TFC-PA/TiO2 có
chiếu bức xạ UV và không chiếu bức xạ UV được đưa ra ở hình 3.37. Kết quả cho thấy, phổ
hồng ngoại phản xạ bề mặt màng phủ hạt nano TiO2 (g,h) có sự xuất hiện pic mới tại 953 cm-
1, được cho là do dao động (stretching) của Ti-O-Ti.
Hình 3.37. Phổ hồng ngoại phản xạ FTIR-ATR bề mặt màng nền TFC-PA,
(g,g1) màng phủ hạt nano TiO2 và (h,h1) màng phủ hạt nano TiO2 chiếu UV
So sánh phổ của bề mặt màng phủ hạt nano TiO2 khi có chiếu (h,h1) và không chiếu
(g,g1) bức xạ tử ngoại nhận thấy phổ bề mặt màng phủ hạt nano TiO2 chiếu bức xạ tử ngoại có
sự tăng cường độ pic hấp thụ ở vị trí 3300 cm-1, dự đoán là do nhóm Ti-OH hình thành trên bề
mặt màng khi được kích thích bức xạ UV. Khi tách pic ở vị trí này, nhận thấy có sự chồng chập
51.01
33.08 33.17
8.74
4.48
0
10
20
30
40
50
TFC-PA TFC-PA/TiO2
15 ppm
TFC-PA/TiO2
35 ppm
TFC-PA/TiO2
15 ppm, UV
60W, 30s
TFC-PA/TiO2
35 ppm, UV
60W, 30s
W
C
A
(
o
)
17
của 2 pic, tương ứng với dao động của các nhóm Ti-OH mới xuất hiện và nhóm NH của màng
nền. Sự gia tăng cường độ pic tại vị trí này khẳng định rõ hơn sự có mặt của các hạt nano TiO2
tự ráp lên trên bề mặt màng.
3.3.2. Khả năng chống tắc của màng nền và màng tổ hợp TFC-PA/ TiO2
Kết quả thực nghiệm đánh giá mức độ duy trì năng suất lọc, hệ số tắc nghẽn của màng
nền và màng tổ hợp TFC-PA/TiO2,UV được thể hiện trong hình 3.40, với các đối tượng tách
lọc là phẩm đỏ hoạt tính (RR 261) và dung dịch Cu (II) cho thấy mức độ duy trì năng suất lọc
của màng nền và màng phủ TiO2 có chiếu UV đều có xu hướng giảm dần theo thời gian lọc do
hiện tượng fouling. Tuy nhiên, mức độ suy giảm năng suất lọc của các màng là khác nhau,
trong đó, độ giảm năng suất lọc của tất cả các màng phủ TiO2 nano đều chậm hơn so với màng
nền, đặc biệt là khi lọc dung dịch phẩm.
Kết quả so sánh hệ số fouling bất thuận nghịch đưa ra trong hình 3.42 cho thấy màng tổ
hợp TFC-PA/TiO2,UV có hệ số fouling bất thuận nghịch thấp hơn so với màng nền khi lọc tách
các dung dịch RR261 và Cu (II).
Các kết quả thực nghiệm chứng tỏ khả năng chống tắc của màng TFC-PA đã được cải
thiện rõ rệt khi bề mặt màng được phủ lớp TiO2 nano và chiếu bức xạ UV, chủ yếu do bề mặt
màng đã trở nên siêu ưa nước khi được chiếu bức xạ tử ngoại.
Hình 3.40. Độ duy trì năng suất lọc của màng nền TFC-PA và
màng tổ hợp TFC-PA/TiO2 khi lọc tách dung dịch RR 261 và muối Cu (II)
0
20
40
60
80
100
0 60 300 600 0 60 300 600Đ
ộ
d
u
y
tr
ì n
ăn
g
su
ất
lọ
c
(%
)
RR 261 0,05 g/L Cu (II) 0,50 g/L
TFC-PA TFC-PA/TiO2,UV
Jw/Jwo = 1,71
J/Jo = 1,60
R = 98,8 %
Jw/Jwo = 1,72
J/Jo = 1,45
R = 97,0 %
18
Hình 3.42. Hệ số fouling bất thuận nghịch của màng nền và màng tổ hợp TFC-PA/TiO2
khi tách lọc dung dịch RR 261 và muối Cu (II)
3.3. Đánh giá khả năng xử lý nước ô nhiễm của màng
Khả năng tách loại một số thành phần gây ô nhiễm trong nước của màng biến tính bề
mặt được khảo sát với một số mẫu pha và mẫu thực tế. Đặc tính tách lọc của màng biến tính bề
mặt được so sánh với màng nền về các chỉ tiêu độ lưu giữ và năng suất lọc. Các màng biến tính
bề mặt được lựa chọn để khảo sát gồm: 10AA-UV 7min, 10AA-Redox 5min, 30PEG-UV 10min
và TFC-PA/TiO2 15ppm-UV 30s.
3.3.1. Đặc tính tách lọc của màng với các mẫu pha
Mẫu pha được chuẩn bị gồm các dung dịch hữu cơ (phẩm nhuộm tan RR261, phẩm
nhuộm phân tán DB56, protein BSA, axit humic HA), dung dịch các muối vô cơ và ion kim
loại nặng (Fe (III), Cr (III), Cu (II), Ni (II), Mn (II), Pb (II), Ca (II), Mg (II), NH4NO3, Cr (VI)).
Các dung dịch được tách lọc qua màng nền và màng biến tính bề mặt ở các điều kiện tách lọc
như nhau. Kết quả đánh giá đặc tính tách lọc của màng nền và các màng biến tính bề mặt cho
thấy độ lưu giữ của các màng biến tính bề mặt đều cao hơn màng nền và giảm dần theo thứ tự
sau: các hợp chất hữu cơ (R > 99,8 %), các ion vô cơ, ion kim loại nặng (R > 97,0 %), NH4NO3
( R ~ 94,0 - 96,6 %), và thành phần hữu cơ tan trong nước của axit humic (R ~ 83,0 – 89,0 %).
Sự chênh lệch nhỏ về độ lưu giữ chủ yếu là do sự khác nhau về kích thước và khả năng hydrat
hóa của các cấu tử và ion được lưu giữ bởi màng. Năng suất lọc trung bình của các màng biến
tính tăng rõ rệt so với màng nền, trong đó, màng phủ TiO2 nano có độ tăng năng suất lọc lớn
nhất, tiếp đến là màng trùng hợp ghép với PEG, và thấp hơn là màng trùng hợp ghép với AA.
Sự tăng năng suất lọc là do sự gia tăng tính ưa nước của màng sau khi biến tính bề mặt. Với
6.25
11.38
4.86
10.82
0
2
4
6
8
10
12
RR 261 0,05 g/L Cu (II) 0,50 g/L
H
ệ
số
g
o
u
lin
g
b
ất
t
h
u
ận
n
gh
ịc
h
(
%
)
TFC-PA TFC-PA/TiO2,UV
19
màng phủ hạt nano TiO2, dưới bức xạ tử ngoại, vật liệu màng trở nên siêu ưa nước, do đó, năng
suất lọc tăng rất nhanh so với màng nền. Khi so sánh các màng trùng hợp ghép với PEG và AA,
nhận thấy PEG ưa nước hơn AA, do đó, năng suất lọc trung bình của màng trùng hợp ghép với
PEG cao hơn màng trùng hợp ghép với AA, và cao hơn màng nền. Mặt khác, mức độ tăng năng
suất lọc của các màng khi lọc tách dung dịch các chất hữu cơ là lớn hơn so với khi lọc tách
dung dịch các muối vô cơ và ion kim loại nặng, là do khả năng gây fouling của màng khi lọc
tách dung dịch các chất hữu cơ cao hơn nhiều so với khi lọc tách dung dịch các muối vô cơ và
ion kim loại nặng.
Từ các kết quả thực nghiệm, nhận thấy hiệu quả tách lọc của các màng biến tính bề mặt
khi tách lọc các hợp chất hữu cơ cao hơn so với khi tách lọc các dung dịch muối vô cơ và ion
kim loại nặng, trong đó, màng biến tính bề mặt bằng trùng hợp ghép với PEG và phủ TiO2 nano
có tính năng lọc tách tốt hơn so với màng biến tính bề mặt bằng trùng hợp ghép với AA, cho
cả các dung dịch chất hữu cơ và dung dịch các muối vô cơ cũng như ion kim loại nặng.
3.3.2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_nghien_cuu_bien_tinh_be_mat_mang_loc_va_kha_nang_ung_dung_mang_trong_xu_ly_nuoc_o_nhiem_116_19203.pdf