Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam

Chất lượng của HTTTKT phụ thuộc vào nhận thức của người ra quyết định về

tính hữu ích của thông tin do hệ thống tạo ra đáp ứng nhu cầu thông tin cần thiết cho

quá trình vận hành doanh nghiệp (Sajady và cộng sự, 2008). Xuất hiện lần đầu tiên từ

năm 1966, Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA) nhấn mạnh: Kế toán trên thực

tế là HTTT, chính xác hơn kế toán là thực tiễn của các lý thuyết chung về thông tin

trong lĩnh vực hoạt động kinh tế hiệu quả, bao gồm một phần chính của thông tin

được trình bày dưới dạng định lượng. Do đó, HTTTKT là một phần của HTTT tổng

thể với mục tiêu chính là tạo ra các thông tin cung cấp cho các nhà quản lý. Trong vài

thập kỷ qua, HTTTKT đã được xác định bởi các mô hình và cách tiếp cận khác nhau.

Gần đây chất lượng của HTTTKT nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi tầm quan trọng

thông tin mang lại, các tổ chức trở nên phụ thuộc rất nhiều vào HTTTKT (Susanto,

2013). Trong thời đại tất cả các hoạt động của tổ chức tập trung vào công nghệ thông

tin, tổ chức sẽ không thể hoạt động hoặc tồn tại nếu không có HTTTKT (Ulric và

Richard, 2008). Trên cơ sở quan điểm về chất lượng HTTTKT, đã có khá nhiều quan

điểm của các tác giả về chất lượng HTTTKT bởi vì xét về mối quan hệ bản chất thì

HTTTKT cũng là một HTTT và HTTTKT cũng có các đặc tính của một HTTT

pdf12 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tại DN và sử dụng thang điểm Likert 5 điểm (từ rất không đồng ý đến rất đồng ý). Sau khi loại bỏ các câu hỏi không đầy đủ 7 hoặc những câu hỏi không đáp ứng các tiêu chí đã đặt ra, số lượng câu hỏi được xử lý cuối cùng là 142 (tỷ lệ trả về của câu hỏi 12,68%). Tác giả kết luận rằng CNTT ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, đóng góp cho việc xử lý, trình bày và cung cấp thông tin kế toán. Nghiên cứu Mona và Anik (2017) nhằm kiểm tra ảnh hưởng của một số yếu tố Sự tham gia của người sử dụng vào quá trình phát triển HTTTKT, Huấn luyện và đào tạo, Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao đến chất lượng của HTTTKT. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng cách phân phối bảng câu hỏi và thực hiện các cuộc phỏng vấn với 35 người sử dụng HTTTKT tại bệnh viện công khu vực Manokwari. Tác giả dựa trên nghiên cứu của Rivaningrum (2015) để phát triển bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 điểm. Sau đó, dữ liệu được phân tích bằng cách kiểm tra F, kiểm tra t và kiểm tra xác định hệ số kiểm định lại các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu chỉ ra Sự tham gia của người sử dụng và biến Huấn luyện và đào tạo có ảnh hưởng ngược chiều đến chất lượng HTTTKT. Kết quả này mâu thuẫn với nghiên cứu của Jen (2002) và Almilia và Brilliantien (2007). Tuy nhiên, kết quả phù hợp với nghiên cứu của Widyaningrum (2015). Biến quan sát Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao có mối quan hệ thuận chiều đến chất lượng HTTTKT, kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Jen (2002). Tác giả đưa ra khuyến nghị chất lượng HTTTKT có thể được cải thiện thông qua việc thu hút sự tham gia người sử dụng nhiều hơn vào sự phát triển của hệ thống để họ có cơ hội đóng góp và cũng có trách nhiệm trong việc phát triển HTTTKT để đạt được mục tiêu của tổ chức. Mặt khác, huấn luyện và đào tạo cũng cần được đẩy mạnh để cải thiện khả năng và hiểu biết về sử dụng hệ thống. Cùng thời điểm, nghiên cứu của Susanto (2017) thông qua việc kiểm tra ảnh hưởng của quá trình kinh doanh và quản trị rủi ro đối với HTTTKT nhằm kiểm định các nhân tố đó có thể nâng cao chất lượng của HTTTKT hay không. Ở Indonexia, xảy ra hiện tượng trong nhiều tổ chức đó là sự phân tán của HTTTKT dẫn đến các thông tin kế toán không đủ tiêu chuẩn. Số liệu được thu thập trong nghiên cứu này thông qua khảo sát bằng cách phát phiếu điều tra tới công ty ở Indonexia, sau đó phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu thăm dò. Sau khi kiểm định, kết quả cho thấy vấn đề trong HTTTKT đã được kiểm chứng xảy ra trong quá trình kinh doanh và quản trị rủi ro không hoàn toàn tốt như mong đợi. Ngoài ra, mục tiêu chính trong nghiên cứu của Omran (2017) nhằm phát triển 8 khung nghiên cứu khám phá các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT: (1) Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, (2) Trình độ học vấn của người sử dụng, (3) Sự cải tiến liên tục, (4) Sự tham gia của người sử dụng, (5) Quản trị rủi ro. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập thông qua một cuộc khảo sát giữa các công ty khác nhau tại Jordan vào tháng 5 năm 2015. Số lượng bảng câu hỏi được phân tích là 104. Dữ liệu được thu thập và phân tích bằng công cụ thống kê SPSS. Nghiên cứu chỉ ra rằng các giả thuyết đều được chấp nhận và phù hợp với nghiên cứu của Hamdallah và cộng sự (2015). 2.1.4. Chất lượng hệ thống thông tin kế toán ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Saira và cộng sự (2010) nghiên cứu thực trạng áp dụng HTTTKT và ảnh hưởng của việc áp dụng HTTTKT đến HQHĐ của các DN vừa và nhỏ tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy HQHĐ được cải thiện đáng kể khi các DN vừa và nhỏ có áp dụng HTTTKT trong quá trình hoạt động kinh doanh so với các DN không áp dụng HTTTKT. Đồng thời, việc áp dụng HTTTKT giúp góp phần duy trì khả năng cạnh tranh tốt hơn. Nghiên cứu khuyến khích các DN nên áp dụng HTTTKT nhằm giúp nâng cao HQHĐ. Đồng thời, các DN cần thường xuyên cập nhật tiến bộ CNTT để có thể cải tiến HTTTKT của DN lên tầm cao mới, giúp duy trì khả năng cạnh tranh. Pornpandejwittaya (2012) dựa trên nghiên cứu của Ismail (2009) xem xét sự ảnh hưởng của hiệu quả HTTTKT đến HQHĐ doanh nghiệp với hơn 500 công ty niêm yết tại Thái Lan. Kết quả 23,8% bảng câu hỏi được trả lời, Pornpandejwittaya đã sử dụng các công cụ thống kê và kết luận rằng độ tin cậy, tính phù hợp, tính kịp thời của HTTTKT có ảnh hưởng tích cực đến HQHĐ của DN. Như vậy dưới sự hỗ trợ của tổ chức sẽ nâng cao hiệu quả của HTTTKT và hiệu quả của HTTTKT sẽ nâng cao HQHĐ của DN. 2.1.5. Nhận xét những nghiên cứu đã được công bố về chất lượng hệ thống thông tin kế toán Những nghiên cứu về chất lượng HTTTKT được công bố theo dòng thời gian và theo bối cảnh phát triển của nền kinh tế ở từng quốc gia. Các tác giả sau này thực hiện nghiên cứu của mình dựa trên nền tảng của các nghiên cứu trước, đồng thời dùng các phần mềm hỗ trợ kiểm định, đánh giá nên kết quả ngày càng hoàn thiện hơn về nội dung và kết luận có tính thuyết phục. Các nghiên cứu trước có đặc điểm chung đó là đều nhấn mạnh tầm quan trọng của HTTTKT và sự cần thiết một HTTTKT cần 9 phải chất lượng, giúp nhà quản lý ra quyết định đúng đắn. Phương pháp nghiên cứu định lượng chủ yếu sử dụng trong các công trình ở nước ngoài với các kích cỡ mẫu khác nhau, đối tượng khảo sát khác nhau (tuy nhiên chưa có đối tượng doanh nghiệp XDCTGT) và công cụ phân tích dữ liệu đa dạng. Ngoài ra, có rất nhiều tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách kế thừa các nghiên cứu khác và đưa ra kết luận, chứng minh cho vấn đề của mình. Mặt khác, phần lớn mô hình vẫn dừng lại ở mức khái quát và chưa đi vào kiểm định các nhân tố đo lường. Một số tác giả khác đã chỉ ra một số nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT, xây dựng tiêu chí chất lượng HTTTKT trên cơ sở mô hình HTTT thành công của Delone và McLean, nhưng chưa có sự phân tích rõ ràng về mối quan hệ giữa các lý thuyết này với các khái niệm nghiên cứu trong xây dựng mô hình nghiên cứu. Tại Việt Nam, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, ngày càng nhiều các nghiên cứu liên quan đến HTTTKT trong mọi lĩnh vực kể cả DN và đơn vị hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, đa phần các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống và cách tiếp cận chủ yếu bằng phương pháp nghiên cứu định tính làm cơ sở phân tích, từ đó đưa ra các khuyến nghị và giải pháp. Có rất ít các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để làm công cụ đo lường và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. Mặt khác, đa số các nghiên cứu sử dụng một hoặc hai nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, đối tượng nghiên cứu giới hạn về mặt địa lý. Các tác giả thực hiện nghiên cứu cũng trình bày một số lý thuyết có liên quan để biện luận cho các khái niệm nghiên cứu và giả thuyết đưa ra nhưng chưa có sự phân tích rõ ràng về mối quan hệ giữa các lý thuyết này với các khái niệm nghiên cứu trong xây dựng mô hình nghiên cứu. Do vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu về vấn đề này ở các DN Việt Nam để bổ sung bằng chứng thực nghiệm về việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. 2.1.6. Khoảng trống nghiên cứu Tổng quan các công trình khoa học từ trước tới nay ở trên bình diện quốc gia và quốc tế, có thể thấy rằng số lượng các công trình nghiên cứu về HTTTKT rất phong phú cả về mặt thực tiễn và mặt lý luận, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau dưới nhiều góc độ tiếp cận. Thực tế này cho thấy, những đóng góp về mặt học thuật lẫn giá trị trong ứng dụng thực tiễn của các công trình khoa học này là rất to lớn. 10 Tuy có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT nhưng nghiên cứu tại doanh nghiệp đặc thù như DN XDCTGT, cũng như các giải pháp, khuyến nghị cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hệ thống này tại các DN XDCTGT của Việt Nam vẫn còn thiếu. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc tiếp tục kế thừa những kết quả của các công trình khoa học từ trước đến nay, luận án đi sâu nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận về chất lượng HTTTKT thông qua việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên chất lượng hệ thống, đánh giá thực trạng chất lượng HTTTKT đến sự ổn định và phát triển tại các DN XDCTGT của Việt Nam, để từ đó thấy rằng, phát triển HTTTKT là yêu cầu tất yếu và cần thiết vì sự phát triển ổn định và bền vững tại DN XDCTGT của Việt Nam nói riêng và các DN Việt Nam nói chung trong bối cảnh hội nhập và phát triển. 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Hệ thống thông tin Bagranoff và cộng sự (2010) nhận định hệ thống thông tin (HTTT) là một hệ thống tạo ra thông tin cho người sử dụng, người quản lý sử dụng các thông tin trong HTTT như báo cáo tài chính để ra quyết định. HTTT có mục tiêu chính là làm cho tổ chức hoạt động hữu hiệu và hiệu quả. O'Brien và George (2005) cho rằng HTTT là sự kết hợp được thiết lập bao gồm: “Con người, phần cứng, phần mềm, các mạng lưới truyền thông, nguồn dữ liệu, chính sách và các thủ tục để lưu trữ, khôi phục, chuyển đổi dữ liệu thành thông tin và truyền thông tin trong một tổ chức”. HTTT là một tập hợp các bộ phận (phần tử) tương tác với dự định chuyển đổi dữ liệu (biến đổi) thành thông tin hữu ích cho tổ chức như dữ liệu giao dịch tài chính được xử lý thành các báo cáo tài chính. Quan điểm tương tự về hệ thống thông tin, Laudon và Jane (2015) cho rằng hệ thống thông tin về mặt kỹ thuật là một loạt các thành phần kết nối với nhau để thu thập hoặc xử lý, lưu trữ và truyền thông tin để hỗ trợ việc ra quyết định và kiểm soát tổ chức. HTTT là một tập hợp các thành phần tương tác với nhau với mục đích cuối cùng để hỗ trợ việc ra quyết định và giám sát hoạt động của tổ chức. Hall (2011) cho rằng HTTT là tập hợp đầy đủ yếu tố trong hệ thống, thu thập các dữ liệu và xử lý thành thông tin có ích đến người sử dụng. Ngoài ra, quan điểm còn được đưa ra bởi Wilkinson và cộng sự (2000), tác giả cho rằng HTTT là một tập hợp các bộ phận làm việc cùng nhau để đạt được một số mục đích nhất định. Trong khi đó thông tin lại được định nghĩa là tin tức đầy đủ và hữu ích cho nhóm người hay một nhóm người. 11 2.2.2 Hệ thống thông tin kế toán 2.2.2.1. Khái niệm Boockholdt (1999) cho rằng HTTTKT là hệ thống hoạt động với các chức năng thu thập dữ liệu, xử lý, phân loại và báo cáo các sự kiện tài chính với mục đích cung cấp thông tin có liên quan và hỗ trợ cho việc ra quyết định. Theo Wilkinson và cộng sự (2000), HTTTKT là một khuôn mẫu tích hợp trong công ty, dùng các nguồn lực vật chất để chuyển đổi dữ liệu kinh tế thành thông tin tài chính giúp điều hành, quản trị công ty và báo cáo thành quả của công ty cho các bên liên quan. HTTTKT là một bộ hệ thống phần mềm phục vụ cho việc ghi dữ liệu giao dịch, dữ liệu chương trình, thông tin kế toán nội bộ (ban quản lý) và thông tin bên ngoài (khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ, chủ nợ). Do đó, một HTTTKT cũng có đầy đủ các đặc tính và thành phần của HTTT. Bodnar và Hopwood (2004) cho rằng HTTTKT là tập hợp các nguồn lực, chẳng hạn như con người và thiết bị được thiết kế để thay đổi dữ liệu tài chính và các dữ liệu khác thành thông tin truyền đạt đến người ra quyết định. Đồng quan điểm, Rommey và Steinbart (2012) HTTTKT là một hệ thống thu thập, ghi nhận và xử lý dữ liệu để cung cấp thông tin cho ra quyết định. HTTTKT là một hệ thống bao gồm cả phần cứng, phần mềm, trí óc, dữ liệu, văn bản và mạng lưới công nghệ, truyền thông (Susanto, 2008; O’Brien và George, 2005; Turban và cộng sự 2003). Hall (2011) cho rằng, mục đích cơ bản của HTTTKT là cung cấp các thông tin kế toán cho đối tượng bên ngoài, nhân viên quản lý và các nhà điều hành doanh nghiệp. Hệ thống con của HTTTKT xử lý cả các nghiệp vụ tài chính và các nghiệp vụ phi tài chính nhưng ảnh hưởng trực tiếp là đến quá trình xử lý các nghiệp vụ tài chính. 2.2.2.2. Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán Hệ thống bao gồm các thành phần / yếu tố được tích hợp để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức (Wilkinson và cộng sự, 2000; O’Brien và Maracas, 2010; Susanto, 2013). Mô tả các thành phần của HTTTKT, theo nghiên cứu của Stair và Reynolds (2010) bao gồm: (1) Dữ liệu: từ các hoạt động, nghiệp vụ của DN được thu thập từ các chứng từ kế toán; các dữ liệu này được quản trị và lưu trữ bởi hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu. (2) Phần cứng máy tính: máy tính và các thiết bị ngoại vi được dùng để thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu, truyền thông thông tin; (3) Phần mềm: Phần mềm kế toán, phần mềm ERP hoặc các ứng dụng được sử dụng để thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán; (4) Thông tin: thông tin được cung cấp bởi hệ thống báo cáo kế toán bao gồm báo cáo kế toán tài chính, kế toán quản trị và có thể bao gồm cả sổ kế toán được in ra từ phần mềm; (5) Con người: bao gồm nhân 12 viên kế toán và những người sử dụng thông tin kế toán có liên quan; (6) Thủ tục – phương pháp – quy trình: các thủ tục, phương pháp kế toán, quy trình, chính sách, quy định hợp lý trong việc vận hành hệ thống, thu thập và xử lý dữ liệu, cung cấp thông tin kế toán. 2.2.2.3. Vai trò của hệ thống thông tin kế toán 2.2.3. Chất lượng hệ thống thông tin kế toán 2.2.3.1. Khái niệm Chất lượng của HTTTKT phụ thuộc vào nhận thức của người ra quyết định về tính hữu ích của thông tin do hệ thống tạo ra đáp ứng nhu cầu thông tin cần thiết cho quá trình vận hành doanh nghiệp (Sajady và cộng sự, 2008). Xuất hiện lần đầu tiên từ năm 1966, Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA) nhấn mạnh: Kế toán trên thực tế là HTTT, chính xác hơn kế toán là thực tiễn của các lý thuyết chung về thông tin trong lĩnh vực hoạt động kinh tế hiệu quả, bao gồm một phần chính của thông tin được trình bày dưới dạng định lượng. Do đó, HTTTKT là một phần của HTTT tổng thể với mục tiêu chính là tạo ra các thông tin cung cấp cho các nhà quản lý. Trong vài thập kỷ qua, HTTTKT đã được xác định bởi các mô hình và cách tiếp cận khác nhau. Gần đây chất lượng của HTTTKT nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi tầm quan trọng thông tin mang lại, các tổ chức trở nên phụ thuộc rất nhiều vào HTTTKT (Susanto, 2013). Trong thời đại tất cả các hoạt động của tổ chức tập trung vào công nghệ thông tin, tổ chức sẽ không thể hoạt động hoặc tồn tại nếu không có HTTTKT (Ulric và Richard, 2008). Trên cơ sở quan điểm về chất lượng HTTTKT, đã có khá nhiều quan điểm của các tác giả về chất lượng HTTTKT bởi vì xét về mối quan hệ bản chất thì HTTTKT cũng là một HTTT và HTTTKT cũng có các đặc tính của một HTTT. 2.2.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng hệ thống thông tin kế toán Delone và McLean (1992) cho rằng chất lượng HTTT có thể được xác định bởi chất lượng của phần cứng và phần mềm cũng như sự hữu ích của HTTT. Để tạo ra thông tin chất lượng phải có sự kết hợp giữa các thành phần trong hệ thống bởi thông tin rất quan trọng, người sử dụng hệ thống thông tin là nhân tố chính để tích hợp các thành phần HTTTKT như phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và mạng viễn thông. Hellens (1997, theo Sacer và Oluis, 2013), Rapina (2014) cho rằng HTTTKT có chất lượng nếu các thành phần của nó hoạt động đúng quy trình và chuẩn xác. Quan điểm này đánh giá các thành phần của HTTTKT là những nhân tố làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng HTTTKT. 13 Chất lượng HTTTKT trong nghiên cứu này được tác giả đo lường theo hướng: chất lượng hệ thống. Chất lượng hệ thống thể hiện sự tương tác đồng bộ giữa các thành phần cấu thành hệ thống trong quá trình xử lý các giao dịch và là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá chất lượng HTTTKT. 2.2.3.3. Tác động của chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việc sử dụng HTTTKT giúp DN tiết kiệm các chi phí và thời gian vì một loạt các giao dịch có thể xử lý đồng thời. Tuy nhiên Mudashiru và cộng sự (2013), Daw và Peter (2015) cho rằng cần có các nghiên cứu sâu hơn về việc sử dụng HTTTKT để đo lường HQHĐ và các quyết định thực hiện trong các DN. Một số nghiên cứu trước đây cho rằng việc áp dụng HTTTKT làm tăng HQHĐ của DN, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động trong các tổ chức tài chính nhưng các nghiên cứu mới đang tập trung ở các nước Malaysia, Tây Ban Nha, Phần Lan, Pakistan và Iran (Kharuddin và cộng sự (2010). Mục đích nghiên cứu của Daw và Peter (2015) nhằm kiểm tra tính hiệu quả của HTTTKT, cho thấy HTTTKT chất lượng có tầm quan trọng rất lớn đối với cả DN và tổ chức, đồng thời hỗ trợ việc ra quyết định, kiểm soát nội bộ, HTTTKT chất lượng sẽ làm cho HQHĐ tốt lên, giảm chi phí. HTTTKT chất lượng sẽ đảm bảo cho các cấp quản lý nhận được thông tin đầy đủ, phù hợp, trung thực để lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của DN. 2.2.4. Các lý thuyết nền tảng 2.2.4.1. Lý thuyết xử lý thông tin Lý thuyết xử lý thông tin được các nhà nghiên cứu Tan (1996), Li và Ye (1999) xác định mối quan hệ tích cực giữa chiến lược công ty và chiến lược CNTT. Sự tương thích giữa CNTT và chiến lược doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực đến HQHĐ trong DN (Cragg và cộng sự, 2002). Dorociak (2007) nghiên cứu tác động của sự đồng bộ giữa chiến lược của DN và HQHĐ của DN cho thấy có sự tác động tích cực giữa chiến lược của tổ chức, chiến lược CNTT và hiệu quả hoạt động của DN. Ngoài ra, các nghiên cứu của El. Louadi (1998); Temtime và cộng sự (2003); Ismail và King (2005) cho thấy tầm quan trọng của CNTT trong việc hỗ trợ thông tin cho việc ra quyết định. 2.2.4.2. Lý thuyết hành vi quản lý Lý thuyết hành vi quản lý được phát minh bởi Simon từ 1947 - Tác giả đã nhận giải Nobel năm 1978 với những đóng góp cho khoa học trong quá trình ra quyết định ở các tổ chức kinh tế thông qua nghiên cứu của mình (Jesper, 1994). Simon đã nhấn 14 mạnh vấn đề quan trọng trong quản lý là thực hiện các quyết định phù hợp mà tác giả gọi là những quyết định trong quản trị bao gồm: “hoạch định kế hoạch, lựa chọn phương thức hành động, thiết lập cơ cấu tổ chức, phân định trách nhiệm và quyền hạn, so sánh tình hình thực tế với kế hoạch, lựa chọn phương án kiểm tra, nắm bắt được các kế hoạch, tổ chức và điều khiển đối với mọi cấp quản lý và mọi mặt của quá trình quản lý”. 2.2.4.3. Lý thuyết khuếch tán đổi mới Lý thuyết khuếch tán đổi mới của Roger (1995) là tác phẩm kinh điển về sự lan truyền những ý tưởng mới, nghiên cứu sự khuếch tán và áp dụng các sáng kiến đổi mới. Thông thường sự đổi mới được quan niệm là công nghệ mới hoặc sản phẩm mới tuy nhiên lý thuyết đổi mới cũng có thể được áp dụng cho sự lan truyền các ý tưởng, phương pháp và khái niệm mới. Rogers đã tổng hợp nghiên cứu từ hơn 508 nghiên cứu khuếch tán và đưa ra lý thuyết phổ biến đổi mới cho việc áp dụng đổi mới giữa các cá nhân và tổ chức. Lý thuyết này giải thích về quá trình mà một sự đổi mới được truyền đạt qua các kênh nhất định theo thời gian giữa các thành viên của hệ thống xã hội. 2.2.4.4. Lý thuyết sự hỗ trợ tổ chức Sự hỗ trợ tổ chức được các tác giả Lee và cộng sự (2006) giải thích là một yếu tố thành công quan trọng để cải thiện thành quả của bất kỳ tổ chức nào cũng như thành công cho áp dụng hệ thống mới. Lý thuyết sự hỗ trợ tổ chức xác định sự sẵn sàng của tổ chức để thưởng cho những nỗ lực gia tăng công việc và đáp ứng nhu cầu xã hội, nhân viên sẽ nâng cao niềm tin liên quan đến giá trị tổ chức, tổ chức đánh giá thông qua những đóng góp của nhân viên và quan tâm đến hạnh phúc của nhân viên (Eisenberger và cộng sự, 1986). Nhận thức sự hỗ trợ tổ chức bảo đảm hỗ trợ sẽ có sẵn từ tổ chức khi cần thiết để thực hiện công việc và để đối phó với tình huống căng thẳng. Hỗ trợ tổ chức xem xét các yếu tố làm tăng sự hài lòng của nhân viên và đánh giá HQHĐ của việc gia tăng nỗ lực làm việc thông qua sự đóng góp của họ (Rhoades và Eisenberger, 2002). Hỗ trợ tổ chức được công nhận là một giá trị quan trọng để nâng cao chất lượng nhân viên, sức mạnh tinh thần và sự hài lòng công việc của nhân viên cũng như hiệu quả kinh doanh (Lee & cộng sự, 2010). 2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán 2.2.5.1. Công nghệ thông tin 2.2.5.2. Văn hóa doanh nghiệp 2.2.5.3. Huấn luyện và đào tạo nhân viên doanh nghiệp 15 2.2.5.4. Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp 2.2.5.5. Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao 2.2.5.6. Kiến thức của người quản lý CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu 3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT Nguồn: Đề xuất của tác giả +H8b +H7 +H8a +H6 +H5 +H4 +H3 +H2 +H1 Huấn luyện và đào tạo nhân viên doanh nghiệp + Mona và Anik (2017) Sự hỗ trợ của Ban quản lý cấp cao + Mona và Anik (2017) Kiến thức của người quản lý + Ismail và Malcom (2007) + Lê Mộng Huyền và Trần Quốc Bảo (2017) Văn hóa của doanh nghiệp + Rapina (2014) Chất lượng hệ thống thông tin kế toán + Mona và Anik (2017) + Omran (2017) + Susanto và cộng sự (2019) Công nghệ thông tin + Ivana 2013 + Meriyani và Susanto 2018 Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp + Syaiffullah (2014) + Carolina (2014) + Nurhayati (2014) Hiệu quả hoạt động + Ismail và Malcolm (2005) + Omran (2017) Quy mô doanh nghiệp (Ismail và Malcolm, 2007) 16 Bảng 3.1. Giải thích và mô tả các biến trong mô hình STT Tên biến Vai trò của biến trong mô hình Định nghĩa Kế thừa thang đo 1 Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN Biến độc lập Một hình thức đầu tư chuyển giao kiến thức của HTTT, bao gồm các khái niệm HTTT, kỹ năng, các kỹ thuật, khả năng tổ chức và kiến thức về các sản phẩm hệ thống thông tin cụ thể. Mona và Anik (2017) 2 Công nghệ thông tin Biến độc lập CNTT là một bộ công cụ được sử dụng để lưu trữ, xử lý dữ liệu với tốc độ cao và có thể truyền thông tin như dữ liệu, ghi âm và hình ảnh. Ivana và Ana ( 2013), Meriyani và Susanto (2018) 3 Văn hóa DN Biến độc lập Một trong những yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng, là tập hợp các giá trị quy tắc được các cá nhân và các nhóm trong một tổ chức chia sẻ với nhau Rapina (2014) 4 Cam kết của nhân viên gắn bó với DN Biến độc lập Một nhân tố quan trọng nhằm xác định hành vi làm việc của người lao động trong các tổ chức và là ý thức về nghĩa vụ của mỗi nhân viên trong tổ chức Syaiffullah (2014), Carolina (2014), Nurhayati (2014) 5 Sự hỗ trợ của ban Biến độc lập Sự hiểu biết của các nhà quản lý hàng đầu về hệ thống máy tính Mona và Anik (2017) 17 STT Tên biến Vai trò của biến trong mô hình Định nghĩa Kế thừa thang đo quản lý cấp cao và mức độ quan tâm, hỗ trợ kiến thức về hệ thống thông tin hoặc tin học hóa 6 Kiến thức của người quản lý Biến độc lập Mức độ quen thuộc các công việc hàng ngày của người quản lý về các mặt như xử lý văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, trình xử lý dữ liệu kế toán, email, internet, kiến thức về kế toán + Ismail và Malcom (2007) + Lê Mộng Huyền và Trần Quốc Bảo (2017) 7 Chất lượng HTTTKT Biến trung gian Một hệ thống xuất phát từ việc kết hợp các thành phần tích hợp trong hệ thống và các thành phần này phải hoạt động hữu hiệu, có hiệu quả để đưa ra các quyết định chính xác. + Mona và Anik (2017) + Omran (2017) + Susanto và cộng sự (2019) 8 Hiệu quả hoạt động Biến phụ thuộc HQHĐ là những kết quả đạt được gắn mới những mục tiêu xác định với chi phí ít nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Ismail và Malcolm (2005), Omran (2017) 9 Quy mô DN Biến điều tiết Quy mô doanh nghiệp là cách thức phân loại DN dựa vào một số tiêu chí như số lượng lao động, vốn chủ sở hữu, doanh số. Ismail và Malcolm, 2007 Nguồn: Tác giả tổng hợp 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính 3.3.1. Phương pháp suy diễn 3.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia 3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng Luận án thực hiện điều tra khảo sát lấy ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng HTTTKT tại các DN xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam thông qua bảng trả lời câu hỏi của những người đang làm công tác kế toán tại DN. Kết hợp từ thang đo có được trong giai đoạn nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng bảng câu hỏi điều tra, sau đó tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích sơ bộ để đánh giá thang đo, điều chỉnh thang đo và mô hình nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Tác giả phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS22, AMOS22 nhằm kiểm định các nhân tố cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT của VN. 19 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tổng quan chung về các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam 4.1.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_chat_lu.pdf
Tài liệu liên quan