Với nhóm đối tượng chưa mua BHNT (285 người) các biến độc lập trong mô hình
có mức độ giải thích tốt hơn so với khi phân tích tổng thể (R2 = 58,9%). Trong đó,
bên cạnh ảnh hưởng của các nhân tố như HBTC; TCSP; YD thì TDRR cũng là yếu
tố có tác động có ý nghĩa thống kê với mức sig. đều < 0.05. Do vậy, có thể thấy,
việc người tham gia chưa mua BHNT có thể đều do ảnh hưởng của cả 4 yếu tố, hiểu
biết, khả năng tiếp cận sản phẩm hoặc khách hàng chưa có ý định, ngoài ra, yếu tố
HBTC làm biến có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến những người chưa mua BHNT
bên cạnh ý định. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn thị trường hiện nay. Do vậy,
việc thay đổi cách thức tiếp cận sản phẩm là rất cần thiết với những nhóm đối tượng
này nhằm gia tăng hiểu biết và ý định cho khách hàng là rất cần thiế
12 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua môi
giới và bán bảo hiểm qua đại lý (cục quản lý và giám sát bảo hiểm, 2013).
2.1.5.2. Kênh phân phối trực tiếp
7
Kênh phân phối trực tiếp là phương thức bán bảo hiểm, theo đó, khách hàng
mua bảo hiểm trực tiếp từ doanh nghiệp bảo hiểm. Người bán hàng là nhân viên của
doanh nghiệp bảo hiểm, họ hưởng lương để bán bảo hiểm và phục vụ khách hàng (
giáo trình đại lý bảo hiểm,2013)
2.1.6. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một văn bản ghi nhận sự cam kết giữa công
ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, trong đó công ty bảo hiểm có trách nhiệm
trả số tiền bảo hiểm khi xảy ra những sự kiện quy định trước: thương tật, chết, hết
hạn hợp đồng, sống đến một độ tuổi nhất định,... còn người tham gia bảo hiểm có
trách nhiệm đóng phí đầy đủ và đúng hạn.
2.2. Cơ sở lý thuyết về hành vi mua trong bảo hiểm nhân thọ
Theo các tài liệu nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ cho thấy bảo hiểm nhân thọ
được mua vì nhiều nguyên nhân những chủ yếu xuất phát từ hai quan điểm:
- Quan điểm từ phía kinh tế học cổ điển cho rằng quyết định mua bảo hiểm
nhân thọ là một loại quyết định trong điều kiện không chắc chắn (Morgenstern và
Von Neumann, 1953) hay là một loại quyết định trong điều kiện có rủi ro
(Kahneman và Tversky, 1979; Schoemaker và Kunreuther, 1979)
- Quan điểm từ phía kinh tế học hành vi: kinh tế học hành vi thì cho rằng
quyết định mua bảo hiểm nhân thọ xuất phát từ nhiều khía cạnh đặc biệt là sau khi
lý thuyết về hành vi mua được phát triển bởi (Fishbein (1979); Ajzen (1985); Ajzen
(2008); Fishbein và Ajzen (2011)). Theo lý thuyết về hành vi mua thì bảo hiểm
nhân thọ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chuẩn mực chủ quan, thái độ, niềm tin và
ý định (Ogenyi Ejye và Owusu-Frimpong, 2007; Omar, 2007; Fletcher và Hastings,
1984; Hastings và Fletcher, 1983).
Theo phân tích của tác giả sau khi nghiên cứu tổng quan thì thị trường bảo
hiểm đặc biệt thích hợp với việc quan sát các quyết định rủi ro. Khu vực “ rủi ro và
bảo hiểm ” được xem xét khá rộng rãi được sử dụng như là một tập hợp minh họa
các quyết định được đưa ra khi có sự không chắc chắn. Thêm vào đó, mục đích chủ
yếu của khoa học hành vi là tìm hiểu bản chất của việc ra quyết định của người tiêu
dùng để trả lời câu hỏi: “người tiêu dùng lựa chọn như thế nào”
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ xem xét những luận điểm chính của các
8
nghiên cứu này và đánh giá mức độ phù hợp của các mô hình trong việc xem xét quyết
định mua bảo hiểm nhân thọ dưới góc độ hành vi mua từ đó để xây dựng mô hình
nghiên cứu phù hợp cho luận án.
2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Sự ra đi từ các mô hình học thuật thông thường đã mở đường cho công trình
của (Fishbein và Ajzen (1980); Ajzen (1985)) bằng việc tạo ra một mô hình lý
thuyết được gọi là “Lý thuyết về mô hình hành động hợp lý”. Fishbein đã nhận ra
nhiều khiếm khuyết của các mô hình trước đó là thiếu tính tiên đoán và khó đo
lường . Trên cơ sở đó ông và cộng sự đã tạo ra một mô hình lý thuyết sử dụng cho
doanh nghiệp trong việc dự đoán và giải thích hành vi. Ông đã làm điều này bằng
cách nghiên cứu một trong những nền tảng chính của lý thuyết tâm lý về mối quan
hệ giữa thái độ và hành vi và rút ra một số kết luận.
2.2.2. Lý thuyết hành vi dự định (TPB)
Thuyết hành vi dự định (TPB) Ajzen (1991) là sự phát triển và cải tiến của thuyết
hành động hợp lý. Lý thuyết TPB Ajzen (1991) đã mở rộng mô hình của lý thuyết TRA
để khắc phục những hạn chế trong việc giải thích những hành vi nằm ngoài kiểm soát.
Về cơ bản, TPB là một phần mở rộng của TRA (Fishbein và Ajzen, 1975; Ajzen và
Fishbein, 1980). Lý thuyết về hành vi được lên kế hoạch (TPB) cho rằng hành vi của
con người được hướng dẫn bởi ba loại cân nhắc: niềm tin về những hậu quả có thể
xảy ra hoặc các thuộc tính khác của hành vi (niềm tin hành vi), niềm tin về những
kỳ vọng chuẩn mực của người khác (niềm tin tiêu chuẩn) và niềm tin về sự hiện
diện của các yếu tố có thể ủng hộ hoặc cản trở hoạt động của hành vi (kiểm soát
niềm tin).
2.2.3. Cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa thái độ, ý định và hành vi (Ajzen và
Fishbein, 2005)
Nghiên cứu này được Ajzen và Fishbein phát triển nhằm tìm kiếm sự ảnh
hưởng của thái độ đối với hành vi mà những nghiên cứu trước đó đã cho ra những
kết quả rất mâu thuẫn. Với những kết luận mâu thuẫn như vậy trong nghiên cứu của
mình Ajzen và Fishbein (2005) đã nỗ lực giải thích mối liên hệ giữa thái độ, ý định và
hành vi với một số giả định cơ bản bao gồm: Ý định là tiền đề trực tiếp của hành vi
thực tế; Ý định, đến lượt nó, được xác định bởi thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn
9
chủ quan, và nhận thức kiểm soát hành vi; Những yếu tố quyết định này chính là
một chức năng tương ứng của hành vi cơ bản, chuẩn mực và kiểm soát niềm tin;
Các niềm tin về hành vi, quy phạm, và kiểm soát có thể thay đổi theo chức năng của
một loạt các yếu tố nền.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ
2.3.1. Nhân tố thuộc về thái độ
Thái độ đối với hành vi hay quyết định mua bảo hiểm nhân thọ hướng tới việc
cá nhân đó cho rằng việc mua bảo hiểm mang lại những kết quả gì (tích cực hay
tiêu cực) chẳng hạn như: mua bảo hiểm nhân thọ là hữu ích hay mua bảo hiểm nhân
thọ là lãng phí tiền của (Ogenyi Ejye và Owusu-Frimpong, 2007; Omar, 2007).
Thái độ đối đối với việc mua BHNT được cấu thành bao gồm các yếu tố:
Cảm nhận lợi ích; nhận thức rủi ro và thái độ rủi ro.
2.3.2. Nhân tố chuẩn mực chủ quan
Cấu trúc của chuẩn mực chủ quan là áp lực xã hội nhận thức tham gia hay
không tham gia vào một hành vi (Ajzen, 2008). Người ta cho rằng chuẩn mực chủ
quan được xác định bởi tổng số niềm tin quy chuẩn có thể đạt được liên quan đến sự
mong đợi của một ám chỉ quan trọng. Sự ám chỉ quy chuẩn có thể được gợi ra thông
qua các câu hỏi về những nhóm người nào sẽ chấp thuận hay không chấp thuận; ủng
hộ hay không ủng hộ việc một các nhân thực hiện các hành vi cụ thể.
2.3.3. Nhận thức kiểm soát hành vi
Nhận thức kiểm soát hành vi: thể hiện mức độ một cá nhân cảm nhận về khả
năng thực hiện một hành vi nào đó, liên quan đến nhận thức về mức độ dễ hay khó
khi thực hiện hành vi. Theo đó, trong lĩnh vực bảo hiểm, yếu tố kiếm soát hành vi
được phân chi thành 2 nhóm bao gồm:
- Nhóm các yếu tố kiểm soát bên trong liên quan đến khả năng hiểu biết về
sản phẩm (kiến thức, kỹ năng về bảo hiểm nhân thọ nói riêng và lĩnh vực tài chính
nói chung) được gọi là hiểu biết tài chính;
- Nhóm các yếu tố bên ngoài liên quan đến tính sẵn có hay khả năng tiếp
cận hoặc thực hiện hành vi mua bảo hiểm nhân thọ (hệ thống kênh phân phối, tính
sẵn có của sản phẩm) được gọi là khả năng tiếp cận sản phẩm.
10
2.3.4. Ý định hành vi
Ý định mua bảo hiểm nhân thọ được hiểu là dự định, hành vi mục tiêu của
người đó trong tương lai về việc mua bảo hiểm nhân thọ trong khoảng thời gian cụ
thể và trong luận án sử dụng phạm vi thời gian là 5 năm tới.
2.3.5. Hành vi hay quyết định tiêu dùng (quyết định mua)
Hành vi hay quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ là quá trình cá nhân
tiếp cận, lựa chọn và sử dụng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Hành vi này có thể được
thực hiện một cách độc lập với sự tác động của các yếu tố bên trong (thái độ rủi ro;
thái độ sản phẩm; thái độ đối với hành động mua) nhưng cũng có thể do sự tác động
từ các yếu tố bên ngoài như chuẩn mực chủ quan hay kiểm soát hành vi cảm nhận
hay ý định.
2.3.6. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi
Như đã phân tích ở trên, hành vi được định hướng bởi ý đinh thực hiện hành
vi đó. Một người có ý định thực hiện hành vi càng cao thì khả năng thực hiện hành
vi đó trên thực tế càng lớn. Trong nghiên cứu này, mối quan hệ giữa ý định đến
hành vi được phản ánh bằng nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi ( hiểu biết tài
chính và khả năng tiếp cận sản phẩm) có thể làm tác động mạnh lên hoặc yếu đi tác
động của ý định đến hành vi mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
CHƯƠNG 3
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình lý thuyết và giả thuyế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
Dựa trên việc phân tích tổng hợp các kết quả nghiên cứu và mô hình lý thuyết
cũng như xem xét các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam trong khuôn khổ nghiên cứu
của mình cùng với những gợi ý và tìm hiểu tổng quan từ các nghiên cứu trong và
ngoài nước tác giả mong muốn giải đáp những vấn đề nghiên cứu thông qua việc đề
xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân
thọ dự kiến như sau:
11
Hình 3.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm
bảo hiểm nhân thọ
Nguồn: Tổng hợp của NCS
Theo đó giả thuyết nghiên cứu của mô hình bao gồm:
Giả thuyết H1: Thái độ đối với rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ đối với
việc mua sản phẩm BHNT
Giả thuyết H2: cảm nhận lợi ích về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ảnh hưởng
tích cực đến thái độ đối với việc mua sản phẩm BHNT
Giả thuyết H3: Nhận thức rủi ro ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với việc
mua sản phẩm BHNT
Giả thuyết H4:Thái độ bảo hiểm ảnh hưởng tích cực đến ý định mua BHNT
Giả thuyết H5: Chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng tích cực đến ý định mua bảo
hiểm nhân thọ
Giả thuyết H6: Nhận thức rủi ro ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sản phẩm
Quye t định
Thái độ rủi ro
Chuan mực chủ
quan
Thái độ đo i với
BHNT
Hieu bie t tài
chı́nh
Y# định
Nhận thức lợi
ı́ch
Tiếp cận
sản phẩm
Nhận thức rủi
ro
12
bảo hiểm nhân thọ
Giả thuyết H7: hiểu biết tài chính ảnh hưởng tích cực đến ý định mua bảo
hiểm nhân thọ
Giả thuyết H8: khả năng tiếp cận sản phẩm ảnh hưởng tích cực đến ý định
mua bảo hiểm nhân thọ
Giả thuyết H9: ý định mua bảo hiểm nhân thọ ảnh hưởng tích cực đến quyết
định mua bảo hiểm nhân thọ
Giả thuyết 10: hiểu biết tài chính ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua bảo
hiểm nhân thọ.
Giả thuyết H11: khả năng tiếp cận sản phẩm ảnh hưởng tích cực đến quyết
định mua bảo hiểm nhân thọ
Giả thuyết H12: khả năng tiếp cận sản phẩm ảnh hưởng tích cực đếnquá trình
thúc đẩy từ ý định đến hành vi mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Giả thuyết H13: hiểu biết tài chính ảnh hưởng tích cực đến quá trình thúc đẩy
từ ý định đến hành vi mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng 2 nguồn dữ liệu: nguồn dữ liệu thứ cấp (dữ liệu đã được thu
thập trước đó và đã được xuất bản) và nguồn dữ liệu sơ cấp (dữ liệu do chính
nghiên cứu sinh thu thập được)
Các thước đo cho nghiên cứu này được điều chỉnh từ thước đo tương tự của
các nghiên cứu trước.Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đã thực hiện kế thừa và vận
dụng sửa đổi sau quá trình khảo sát và phỏng vấn sâu các chuyên gia, các thang đo
đã được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Số liệu thu thập được từ điều tra sẽ được phân tích và xử lý theo trình tự sau:
- Nhập liệu; Làm sạch số liệu; Kiểm định độ tin cậy của thang đo; Phân tích
nhân tố (Factor Analysis) Công cụ phân tích nhân tố (factor analysis) được sử dụng
để kiểm tra và phân loại các item (câu hỏi) vào các nhóm nhân tố khác nhau; Thống
kê mô tả; Phân tích tương quan; Phân tích hồi qui tuyến tính;
13
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở
VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ
4.1. Thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
4.1. Thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
Theo cục quản lý giám sát bảo hiểm, tính đến hết 31/12/2017 thị trường bảo
hiểm có 64 doanh nghiệp hoạt động trong cả lĩnh vực phi nhân thọ, nhân thọ, tái
bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Tổng tài sản toàn thị trường đạt 316.300 tỷ đồng,
tăng 25% so với năm 2016, tổng doanh thu phí toàn thị trường đạt 132.369 tỷ đồng
trong đó doanh thu phí bảo hiểm đạt 107.821 tỷ đồng (tăng 23,4% so với năm
2016), doanh thu đầu tư đạt 24.548 tỷ đồng, số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm là
31.904 tỷ đồng. Trong đó, kết thúc năm 2017, thị trường bảo hiểm nhân thọ tiếp tục
duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, với tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 66.235 tỷ
đồng, tăng trưởng 31% so với năm 2016, trong đó doanh thu khai thác mới ước đạt
22.558 tỷ đồng, tăng trưởng 28,7%; số lượng hợp đồng có hiệu lực (theo hợp đồng
chính) ước đạt 7.447.242 hợp đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Giai đoạn từ 2013
đến hết năm 2018 thị trường bảo hiểm nhân thọ có nhiều biến động lớn với sự mua
lại sáp nhập và thay đổi tên thương hiệu của nhiều doanh nghiệp..
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm BHNT
4.2.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu khảo sát
Về giới tính của đối tượng khảo sát Kết quả cho thấy có 166 đối tượng nam và
176 đối tượng nữ tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra. Số lượng nữ giới nhiều hơn
nam giới nhưng không đáng kể (51,5% và 48,5%).
Về độ tuổi khảo sát, theo kết quả phân tích số lượng người khảo sát được hỏi
có độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đứng thứ hai là đối tượng đối
tượng có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi, thứ ba từ 20 đến 30 và cuối cùng là từ 50 tuổi
trở lên. Cơ cấu độ tuổi của đối tượng được khảo sát khá tương đồng với các đối
tượng tiềm năng mua BHNT mà doanh nghiệp bảo hiểm cần khai thác.
Về trình độ học vấn, theo bảng cơ cấu trình độ học vấn ta thấy những người có
14
trình độ học vấn dưới trung cấp tham gia khảo sát là 29 người chiếm 8,5%, trình độ
phổ thông trung học có 11 người chiếm 3,2%, trình độ đại học chiếm 180 người
tương đương với 52,6%. Con số này cũng phản ánh khá chính xác trình độ học vấn
của khu vực Hà Nội với đa phần là lao động trí thức và kinh doanh.
Về thu nhập, từ số liệu phỏng vấn có thể nhận thấy số đối tượng được khảo
sát có thu nhập dưới 9 triệu chiếm một tỷ lệ khá thấp 7,3% tương ứng với 25 lượt
lựa chọn. Số đối tượng có thu nhập từ 9 triệu đến 15 triệu chiếm tỷ lệ 45,6% đây là
mức thu nhập có tỷ lệ cao nhất. Với 25,1% cùng 86 lượt lựa chọn mức thu nhập trên
20 triệu. Tỷ lệ này cho biết thu nhập của người dân không phải quá thấp tuy nhiên
tỷ lệ mua bảo hiểm vẫn còn hạn chế. Vì vậy việc phân tích nhân tố được kỳ vọng
cho ra nhiều kết quả có ý nghĩa.
Về tình trạng mua, theo kết quả số liệu điều tra về tình trạng mua BHNT của
đối tượng được kháo sát có 90.1% số người được hỏi chưa từng mua BHNT và chỉ
có 9.9% số người được hỏi lựa chọn câu trả lời đã từng tham gia. Số liệu này tương
đối phù hợp với tình hình hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội.
4.2.2. Phân tích độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha
Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo cho thấy các hệ số alpha đều lớn hơn
0,6 đảm bảo độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo.
4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả phân tích nhân tố EFA tổng hợp sau khi sử dụng phép xoay đã cho ra
kết quả khả thi với việc các biến quan sát đều hội tụ về cùng một nhân tố và trọng
số các nhân tố đều lớn hơn 0,5 cùng với hệ số KMO tương ứng là 0,819 > 0,5 đã
cho thấy sự phù hợp của các biến quan sát trong mô hình. Do đó có thể sử dụng kết
quả này cho các bước phân tích tiếp theo.
4.2.4. Phân tích hồi quy sự ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình nghiên
cứu
4.2.4.1. Kiểm tra tính tương quan
Kết quả kiểm định tương quan Pearson cho thấy các hệ số tương quan đều
đảm bảo mức độ tin cậy làm căn cứ cho bước phân tích tiếp theo.
4.2.4.2. Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến thái độ đối với việc mua bảo hiểm nhân thọ.
15
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính như sau :
TDBH = -0,39 * TDRR + 0,363*CNLI + 0,101*NTRR
Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ mua BHNT (mô hình 1)
Các giả thuyết H1, H2, H3 đều được kiểm định với kết quả đạt như kỳ vọng
mong muốn bằng mô hình hồi quy với r bình phương là 39%. Trong đó TDRR là
yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực và mạnh mẽ nhất đến thái độ mua BHNT với hệ số
tương quan là (-0,39) đơn vị. Biến độc lập CNLI cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ với
việc cứ tăng 1 đơn vị CNLI thì sẽ làm cho TDBH gia tăng 0,363 đơn vị. Trong khi
đó NTRR có ít ảnh hưởng hơn với hệ số tương quan chuẩn hóa là 0,101.
4.2.4.3. Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính như sau :
YD = 0,446*HBTC + 0,158*TCSP + 0,191*CMCQ +
0,122*TDBH+0,168*NTRR (R bình phương 45,2%)
Kết quả xử lý dữ liệu cho thấy mô hình với R2 = 0,452 cho biết kết quả hồi
quy giải thích được 45,2% ý nghĩa của mô hình và các giá trị beta của các nhân tố
đều đảm bảo mức ý nghĩa thống kê với sig đều rất nhỏ (<0.05). do vậy các giả
thuyết H4, H5, H6, H7 và H8 của mô hình đều đạt giá trị kỳ vọng.
Theo đó, 2 biến nhận thức kiểm soát hành vi bao gồm Hiểu biết tài chính và
tiếp cận sản phẩm đều có tác động tới ý định mua bảo hiểm nhân thọ. Nhân tố tác
động mạnh mẽ sau hiểu biết tài chính là chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng đến ý định
mua bảo hiểm nhân thọ.
4.2.4.4. Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính như sau :
QD = 0,218*HBTC + 0,231 *TCSP + 0,192 *YD (R bình phương 25,5%)
Với mô hình 3 khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT
thì các giả thuyết H9,H10,H11 đều được kiểm định với việc khả năng TCSP là có
ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến việc hình thành hành vi mua trên thực tế vớ hệ số
beta là 0,231. Mức độ HBTC ít hơn với tác động 0,218 đơn vị đến QD trong khi ý
định chỉ là 0,192. Điều này cho thấy khác với các sản phẩm thông thường, việc mua
các sản phẩm BHNT diễn ra rất nhanh, không nhất thiết người tham gia phải có ý
định ngay từ đầu mà có khi chỉ do gặp được tư vấn viên thuyết phục tốt hoặc gặp
kênh phân phối phù hợp thì có thể quyết định mua BHNT.
Mặc dù vậy, xuất phát từ mô hình nghiên cứu có thể thấy, do vẫn còn các
16
nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua nên có khả năng vẫn tác động đến quyết định
mua BHNT. Vì vậy, luận án tiếp tục đi kiểm định thêm các giả thuyết về ảnh hưởng
của các nhân tố TDRR, CNLI, NTRR, TDBH, CMCQ đến QD mua BHNT bên
cạnh các biến tác động trực tiếp như HBTC, TCSP, YD. Để loại trừ ảnh hưởng tự
tương quan và đa cộng tuyến giữa các biến này, các biến độc lập trước khi đưa vào
mô hình hồi quy đều được chạy Mean Center và thu được các biến TDRR_AVER,
CNLI_AVER, NTRR_AVER, TDBH_AVER; CMCQ_AVER; YD_AVER;
HBTC_AVER; TCSP_AVER.
Đồng thời, để so sánh ảnh hưởng của các nhân tố này đến QD mua BHNT
theo 2 nhóm khách hàng mua và chưa mua BHNT, kỹ thuật split file được áp dụng
để so sánh kết quả hồi quy của 2 nhóm này. Kết quả hồi quy thu được cho thấy các
biến CNLI_AVER, NTRR_AVER, TDBH_AVER; CMCQ_AVER đều không đảm
bảo giá trị sig (<0.05) do vậy được loại ra khỏi mô hình
So sánh mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình quyết định mua đối với hai
nhóm khách hàng
Với nhóm đối tượng chưa mua BHNT (285 người) các biến độc lập trong mô hình
có mức độ giải thích tốt hơn so với khi phân tích tổng thể (R2 = 58,9%). Trong đó,
bên cạnh ảnh hưởng của các nhân tố như HBTC; TCSP; YD thì TDRR cũng là yếu
tố có tác động có ý nghĩa thống kê với mức sig. đều < 0.05. Do vậy, có thể thấy,
việc người tham gia chưa mua BHNT có thể đều do ảnh hưởng của cả 4 yếu tố, hiểu
biết, khả năng tiếp cận sản phẩm hoặc khách hàng chưa có ý định, ngoài ra, yếu tố
HBTC làm biến có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến những người chưa mua BHNT
bên cạnh ý định. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn thị trường hiện nay. Do vậy,
việc thay đổi cách thức tiếp cận sản phẩm là rất cần thiết với những nhóm đối tượng
này nhằm gia tăng hiểu biết và ý định cho khách hàng là rất cần thiết.
Với nhóm đối tượng đã mua BHNT (85 người). Với R bình phương là 51,6% với
các hệ số tương quan và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của HBTC bên cạnh mức ảnh
hưởng của HBTC và TCSP cũng tương ứng nên đã thúc đẩy mạnh mẽ quyết định
mua. Trong khi đó TDRR thực sự là một rào cản đối với quyết định mua BHNT.
Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của (Lê Long Hậu, 2017; Mai Thị
Hường và Bùi Thị Thu Hà, 2019).
Tuy nhiên, kết quả nói trên chưa cho biết ảnh hưởng diễn ra trong quá trình mua từ
ý định đến hành vi của khách hàng như thế nào. Do vậy, nghiên cứu sẽ tiếp tục thực
17
hiện hồi quy mô hình với 2 biến điều tiết là hiểu biết tài chính và tiếp cận sản phẩm
để xem tác động của 2 biến này đến quá trình thúc đẩy từ ý định đến hành vi.
4.2.4.5. Quá trình ảnh hưởng từ ý định đến hành vi thông qua biến điều tiết
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính như sau:
Mô hình 4: QD = 2,5410 + 0,2324*YD_AVER+ 0,1678*HBTC_AVER +
0,1728 *TCSP_AVER + 0,1811* YD_AVER*HBTC_AVER
Với mô hình xem xét quá trình thúc đẩy từ ý định đến hành vi (QD) việc thêm
biến điều tiết làm cho mô hình có ý nghĩa hơn và kết quả hồi quy cũng cho thấy, khi
đã tồn tại ý định mua bảo hiểm mạnh mẽ cùng với hiểu biết tài chính thì khách hàng
có thể tự tìm kiếm các kênh phân phối và tiếp cận bảo hiểm phù hợp. (giả thuyết
H12 bị bác bỏ và giả thuyết H13 được chấp nhận).
So sánh 3 mô hình 2,3,4 thì có thể thấy:
Các biến độc lập trong mô hình giải thích tốt cho ý định hơn là cho hành vi.
Yếu tố TCSP ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến QD hơn là đến YD vì yếu tố Nhận thức
kiểm soát hành vi chỉ trở nên thực tế khi xem xét tới quyết định cho vậy ở góc độ ý
định, nhân tố này không có ảnh hưởng nhiều vì người tiêu dùng chưa bị khó khăn cản
trở hay thuận lợi khi gia nhập thị trường mà mới chỉ tồn tại ở ý định mua.
Như vậy, ngoại trừ việc bác bỏ giả thuyết H12, các giả thuyết nghiên cứu khác
của mô hình đều đã được kiểm định một cách đầy đủ đáp ứng tốt với kỳ vọng của
luận án.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GIA TĂNG QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN
PHẨM BẢO HIỂM NHÂN THỌ
5.1. Bình luận kết quả phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định mua sản
phẩm bảo hiểm nhân thọ
5.1.1. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đối với các nhân tố ảnh
hưởng đến thái độ mua BHNT (mô hình 1)
Các giả thuyết H1, H2, H3 đều được kiểm định với kết quả đạt như kỳ vọng
mong muốn bằng mô hình hồi quy với r bình phương là 39%. Trong đó TDRR là
yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực và mạnh mẽ nhất đến thái độ mua BHNT với hệ số
tương quan là (-0,39) đơn vị.
Điều này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Lê Khương Ninh và
18
Huỳnh Hữu Thọ (2013) và Lê Long Hậu (2017). Kết quả nghiên cứu cho thấy với
những người có thái độ rủi ro cao hay thích rủi ro có xu hướng lựa chọn những kênh
đầu tư khác mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn thay vì mua bảo hiểm nhân thọ.
Luciano và cộng sự (2015) cũng đã khẳng định thái độ rủi ro về tài chính tác động
tiêu cực đến nhu cầu về bảo hierm nhân thọ của người dân Italia. Với những người
có thái độ rủi ro về tài chính càng cao thì nhu cầu về bảo hiểm càng thấp và ngược
lại.
Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến thái độ bảo hiểm là cảm nhận lợi ích với hệ số
tương quan là 0,363 cho biết cứ tăng 1 đơn vị cảm nhận lợi ích về sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ thì sẽ làm gia tăng 0,363 đơn vị thái độ bảo hiểm. Như vậy, giả thuyết H2
được kiểm nghiệm. Kết quả này giống với nghiên cứu của Omar (2007) khi đã khẳng
định có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thái độ bảo hiểm của người dân Nigeria trong đó
có các giá trị cảm nhận lợi ích như tiết kiệm, đầu tư hay bảo vệ rủi ro.
Nhận thức rủi ro cũng là yếu tố tác động tích cực đến thái độ bảo hiểm
nhưng không mạnh mẽ như hai nhân tố còn lại. Giả thuyết H3 đã được kiểm
nghiệm. Khi nhận thức rủi ro của con người tăng lên đặc biệt là sự lo ngại về rủi ro
cũng như sự không chắc chắn trong tương lai thì càng tác động tích cực thúc đẩy
thái độ bảo hiểm trở nên mạnh mẽ hơn. Kết quả này trùng hợp với rất nhiều các
nghiên cứu trong lĩnh vực bảo hiểm (Eisenhauer và Halek, 1999; Karni và Zilcha,
1985; Bommier và Villeneuve, 2012; Heo và cộng sự, 2013; Karni và Zilcha, 1986)
và gần đây nhất là kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2015) về
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện của cư
dân thành phố Hồ Chí Minh.
5.1.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đối với các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định mua BHNT (mô hình 2)
Các giả thuyết H4,H5,H6,H7,H8 đều được kiểm định. Kết quả hồi quy từ mô
hình 2 với r bình phương là 45,2% và các hệ số tương quan đều đảm bảo ý nghĩa
thống kê tốt cho thấy: HBTC là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và rất đáng kể đến
ý định mua BHNT. Trong đó, cứ 1 đơn vị HBTC gia tăng sẽ làm gia tăng 0,446 đơn
vị ý định mua BHNT. Thêm vào đó, CMCQ mới là yếu tố tác động mạnh hơn tới ý
định mua bảo hiểm thay vì thái độ như kỳ vọng ban đầu. Kết quả này phù hợp với
19
rất nhiều các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam như đã trình bày trong tổng quan như
(Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2015); Phạm Thị Loan và Phan Thị Dung (2015);
Nguyễn Thị Thùy và Nguyễn Văn Ngọc (2015)) khi xác định các nhân tố như tư vấn
viên, kênh phân phối bảo hiểm và rào cản gia nhập thị trường đều có ảnh hưởng đến
việc mua bảo hiểm nhân thọ.
Nhân tố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_toi_quyet_d.pdf