Phương pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường tại hai
hoặc ba đầu đường dây chỉ được thực hiện trong điều kiện hoàn thiện
hệ thống thông tin quản lý phục vụ công tác đo lường thu thập số liệu
về lưới điện tại Trung tâm thao tác.
Phương pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường một đầu
đường dây được áp dụng phổ biến tại các TBA truyền thống ở Việt
Nam nhưng hầu hết chỉ tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cục
bộ ở từng đầu đường dây, có sai số lớn nên giá trị vị trí sự cố hiển thị
có sai khác so với vị trí thực tế. Chương tiếp theo của luận án trình
bày phương pháp phân loại và định vị sự cố được xây dựng dựa trên
hệ thống thông minh sử dụng dữ liệu dòng điện, điện áp ghi trên rơle
và vị trí sự cố thực tế lưới truyền tải để giải quyết bài toán đặt ra có
hiệu quả nhất.
30 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hụ lục và tài liệu tham
khảo, luận án gồm có 5 chương.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI VÀ
ĐỊNH VỊ SỰ CỐ
1.1 MỞ ĐẦU
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.1 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật quản lý vận hành
1.2.2 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật phân tích tín hiệu
ở tần số lưới
1.2.3 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật phân tích tín hiệu
cao tần
1.2.4 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật hệ thống thông minh
1.2.5 Hướng nghiên cứu dựa trên phương pháp lai
1.3 KẾT LUẬN
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về các phương pháp phân loại
và định vị sự cố trong hệ thống điện. Trong đó, vấn đề sử dụng
phương pháp thông minh để phân loại sự cố và định vị điểm sự cố
4
với độ chính xác cao, đã liên tục được các nhà khoa học trên thế giới
phát triển. Ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu nhận dạng sự
cố nhưng vẫn còn mới mẻ, đặc biệt là các phương pháp thông minh áp
dụng vào lĩnh vực này còn quá ít. Vì vậy, vấn đề cần thiết đặt ra là:
phải tiếp tục phát triển các nghiên cứu để tìm giải pháp xác định chính
xác và nhanh chóng điểm sự cố xảy ra trên đường dây; phù hợp với
yêu cầu lưới điện trong thực tế; và có biện pháp khắc phục yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả đầu ra, đó chính là nội dung nghiên cứu của đề tài.
CHƯƠNG 2
CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẶC TÍNH
LÀM VIỆC VÀ NHẬN DẠNG SỰ CỐ CỦA RLBV
2.1 MỞ ĐẦU
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA SÓNG HÀI ĐẾN RƠLE BẢO VỆ
TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
2.2.1 Sóng hài trong hệ thống điện
Hình 2.1a: Kết quả đo dòng sóng
hài và khi đóng xung kích MBA T1
tại TBA 110kV Đông Hà
Hình 2.1b: Sơ đồ đấu nối dòng,
áp 3 pha của Fluke 434
Sóng hài được sinh ra do có sự tồn tại các phần tử phụ tải phi
tuyến bơm trực tiếp dòng điện hài vào lưới điện.
2.2.2 Ảnh hưởng sóng hài đến rơle bảo vệ
2.2.3 Nhận xét và đánh giá
Việc thử nghiệm ảnh hưởng sóng hài dòng điện đến rơle cơ,
tĩnh và rơle kỹ thuật số được thực hiện bằng thiết bị đo Fluke 434
5
(hình 2.1) và hợp bộ CMC 256 nhằm tạo ra phần trăm méo dạng sóng
hài dòng điện THDi khác nhau. Kết quả cho thấy, sự méo dạng sóng
hình sin trên hệ thống điện đã làm ảnh hưởng đến đặc tính làm việc
của rơle bảo vệ cơ (EIOCR, ITOCR). Tuy nhiên, đối với rơle tĩnh và
rơle kỹ thuật số được tích hợp các chức năng đo lường và hãm sóng
hài nên đã không bị tác động nhầm trong môi trường làm việc bị méo
dạng sóng do hài gây ra.
2.3 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN TRỞ SỰ CỐ ĐẾN VÙNG
LÀM VIỆC CỦA BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH
2.3.1 Điện trở sự cố trên đường dây truyền tải có nguồn cung cấp
từ một phía
2.3.2 Điện trở sự cố trên đường dây truyền tải có nguồn cung cấp
từ hai phía
2.3.3 Khắc phục ảnh hưởng của điện trở sự cố đến vùng làm việc
của rơle
Hình 2.2a:Dịch chuyển đặc tính mho
Hình 2.2b:Đặc tuyến tứ giác
2.3.4 Nhận xét và đánh giá
Ảnh hưởng của điện trở sự cố lên đặc tính Mho trong trường
hợp sự cố pha - đất lớn hơn trường hợp xảy ra sự cố pha – pha. Ảnh
hưởng của điện trở sự cố đến đặc tính làm việc của rơle Mho giảm
xuống khi có sự cố gần nơi đặt rơle bảo vệ.
6
Để khắc phục hiện tượng hụt vùng do tác dụng của điện trở sự
cố (có thể làm rơle tác động với thời gian chậm hơn), rơle sử dụng
một số phương pháp tiêu biểu như dịch chuyển góc đặc tính tổng trở
Mho hoặc sử dụng đặc tuyến kiểu tứ giác (hình 2.2).
2.4 ẢNH HƯỞNG SAI SỐ BI, BU ĐẾN THÔNG SỐ
ĐO LƯỜNG CỦA RƠLE
2.4.1 Sai số BI, BU
2.4.2 Giải pháp cải thiện sai số BI, BU
BI, BU không truyền thống (NCIT) không sử dụng lõi sắt
truyền thống, có thể cải thiện sai số đầu ra bằng các giải pháp sử
dụng các công nghệ cảm biến khác nhau như quang học và cuộn
Rogowski. NCIT cho tín hiệu đầu ra dạng số thông qua bộ trộn tín
hiệu (MU) để gửi đến IED theo chuẩn IEC 61850 (hình 2.3).
Hình 2.3: Sơ đồ thử nghiệm rơle theo chuẩn IEC 61850
2.4.3 Nhận xét và đánh giá
Sự phát triển các thiết bị NCIT từng bước được triển khai thực
tế tại các TBA tự động hoá có ưu điểm hơn hẳn các thiết bị BU, BI
truyền thống là: cải thiện an toàn, kích thước nhỏ hơn, khả năng
chống nhiễu tín hiệu điện từ, đáp ứng nhanh, băng tần rộng hơn và độ
chính xác cao... Vì thế NCIT được đề nghị áp dụng kết hợp với các
IED như rơle kỹ thuật số, hệ thống đo lường kỹ thuật số hoặc thiết bị
đo chất lượng điện năng nhằm thu thập thông tin dòng điện, điện áp
7
chính xác cho nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt là thông tin đầu
vào tin cậy cho bài toán nhận dạng sự cố.
2.5 ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG SỐ ĐƯỜNG DÂY ĐẾN
ĐẶC TÍNH LÀM VIỆC CỦA RƠLE BẢO VỆ
2.5.1 Thông số đường dây
2.5.2 Xác định trở kháng đường dây và hệ số k
2.5.2.1 Đo thông số đường dây bằng các máy phát điện tử
2.5.2.2 Đo thông số đường dây bằng CPC 100 và CP CU1
Hình 2.4: Sơ đồ đo trở kháng đường dây
2.5.2.3 Xác định thông số đường dây bằng phương pháp đo lường
đồng bộ thời gian
2.5.3 Nhận xét và đánh giá
Thiết bị đo CPC 100 + CP CU1 (hình 2.4) là giải pháp tốt nhất,
tiết kiệm chi phí để đo trở kháng đường dây, đảm bảo cho việc các
rơle khoảng cách và quá dòng có hướng được cài đặt đúng, ngăn
ngừa các tác động không mong muốn của RLBV và nâng cao độ
chính xác tính toán vị trí sự cố.
2.6 KẾT LUẬN
Từ những phân tích ảnh hưởng của sóng hài, điện trở sự cố, sai
số BU, BI và thông số đường dây cho thấy những yêu cầu đối với
thiết bị RLBV là tin cậy, chọn lọc và loại bỏ nhanh sự cố chỉ khả thi
nếu giá trị dòng điện, điện áp đầu vào thu thập chính xác, các chức
năng và thông số chỉnh định trong rơle được cài đặt đúng. Việc xem
8
xét các yếu tố này góp phần cho việc thu thập thông tin tin cậy, đáp
ứng độ chính xác của bài toán nhận dạng sự cố.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ
ĐIỂM SỰ CỐ CỦA RƠLE KỸ THUẬT SỐ
3.1 MỞ ĐẦU
3.2 PHẦN MỀM PHÂN TÍCH SỰ CỐ CỦA RƠLE BẢO VỆ
Bản ghi thông tin sự cố đã được nhà sản xuất tích hợp trong
rơle kỹ thuật số. Vì vậy, phần mềm phân tích sự cố chuyên dụng
được sử dụng nhằm giám sát vận hành, báo cáo, và xác định nguyên
nhân xảy ra sự cố (hình 3.1).
Hình 3.1: Mô hình đọc và lưu trữ bản ghi sự cố
3.3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ SỰ
CỐ SỬ DỤNG DỮ LIỆU ĐO DÒNG ĐIỆN, ĐIỆN ÁP TẠI
MỘT ĐẦU ĐƯỜNG DÂY
3.3.1 Hãng sản xuất rơle bảo vệ SEL và GE
3.3.2 Hãng sản xuất rơle bảo vệ TOSHIBA
3.3.3 Hãng sản xuất rơle bảo vệ SIEMENS
3.3.4 Hãng sản xuất rơle bảo vệ ABB
3.3.5 Hãng sản xuất rơle bảo vệ AREVA
3.3.6 Nhận xét và đánh giá
9
Phương pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu dòng điện, điện áp
đo tại một đầu đường dây có ưu điểm là phù hợp với hầu hết điều
kiện lưới điện và công nghệ bảo vệ hiện nay nên đang được áp dụng
ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, do công thức tính toán được xây dựng
trên mô hình lưới điện đồng nhất nên phương pháp có nhược điểm là
cấp chính xác bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: ảnh hưởng hỗn hợp
của dòng điện phụ tải và điện trở sự cố, giá trị này có thể cao khi sự
cố chạm đất; Độ chính xác của thông số đường dây cài đặt trên rơle;
Sai số đo lường....
3.4 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ SỰ CỐ
SỬ DỤNG DỮ LIỆU ĐO TẠI HAI ĐẦU ĐƯỜNG DÂY
3.4.1 Hãng sản xuất rơle bảo vệ TOSHIBA
3.4.2 Hãng sản xuất rơle bảo vệ SEL
3.4.3 Nhận xét và đánh giá
Phương pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo từ hai đầu
đường dây chỉ sử dụng tổng trở thứ tự thuận và nghịch, cho kết quả
chính xác hơn phương pháp tổng trở dựa trên tín hiệu đo tại một đầu
đường dây. Hạn chế của phương pháp này là chi phí đầu tư thiết bị
cao hơn do tín hiệu đo cần được thực hiện đồng bộ, sử dụng số lượng
lớn thông tin truyền và nhận (nếu có hệ thống GPS). Cho nên, hiện
nay vẫn chưa được sử dụng phổ biến trên lưới điện Việt Nam.
3.5 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ SỰ
CỐ SỬ DỤNG DỮ LIỆU ĐO Ở BA ĐẦU ĐƯỜNG DÂY
3.5.1 Phương pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo không đồng
bộ dòng điện và điện áp của hãng rơle SEL
3.5.2 Phương pháp định vị sự cố dựa trên tín hiệu đo đồng bộ
dòng điện và điện áp của hãng sản xuất rơle TOSHIBA
3.5.3 Phương pháp định vị sự cố dựa trên phép biến đổi Clarke
10
mở rộng của hãng sản xuất rơle GE
3.5.4 Nhận xét và đánh giá
Từ kết quả phân tích các phương pháp định vị sự cố của hãng
sản xuất rơle SEL, TOSHIBA và GE, sử dụng cho sơ đồ đường dây
truyền tải có nguồn cung cấp từ ba phía cho thấy kết quả phép tính
khoảng cách sự cố với thời gian thực, không bị ảnh hưởng bởi hệ số
hỗ cảm đường dây song song. Trong đó, hãng SEL có sai số lớn nhất
và TOSHIBA có sai số nhỏ nhất hay nói cách khác là các phương
pháp luôn tồn tại sai số tính toán nên cần được nghiên cứu hơn nữa
để cải thiện cấp chính xác của phép tính.
3.6 KẾT LUẬN
Phương pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường tại hai
hoặc ba đầu đường dây chỉ được thực hiện trong điều kiện hoàn thiện
hệ thống thông tin quản lý phục vụ công tác đo lường thu thập số liệu
về lưới điện tại Trung tâm thao tác.
Phương pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường một đầu
đường dây được áp dụng phổ biến tại các TBA truyền thống ở Việt
Nam nhưng hầu hết chỉ tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cục
bộ ở từng đầu đường dây, có sai số lớn nên giá trị vị trí sự cố hiển thị
có sai khác so với vị trí thực tế. Chương tiếp theo của luận án trình
bày phương pháp phân loại và định vị sự cố được xây dựng dựa trên
hệ thống thông minh sử dụng dữ liệu dòng điện, điện áp ghi trên rơle
và vị trí sự cố thực tế lưới truyền tải để giải quyết bài toán đặt ra có
hiệu quả nhất.
CHƯƠNG 4
SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG MINH ĐỂ
PHÂN LOẠI DẠNG SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY
TRUYỀN TẢI ĐIỆN
4.1 MỞ ĐẦU
11
4.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI DẠNG SỰ CỐ TRÊN CƠ SỞ
HỆ MỜ
4.2.1 Thuật toán phân loại dạng sự cố trên cơ sở hệ mờ
Luận án xây dựng cấu trúc hệ mờ gồm có 4 đầu vào, 1 đầu ra
và 10 luật, được mô hình hoá theo các bước sau:
Bước 1: Xác định biến ngôn ngữ
Bước 2: Xác định hàm thuộc của các biến ngôn ngữ
Bước 3: Xác định các luật mờ
Bước 4: Chọn phương pháp suy diễn mờ và giải mờ
Hình 4.1a: Biến đầu vào α
Hình 4.1b: Biến đầu vào β
Hình 4.1c: Biến đầu vào R21
Hình 4.1d: Biến đầu vào R02
Hình 4.1e: Biến đầu ra dạng sự cố
Hình 4.1f: Công cụ tạo luật mờ
4.2.2 Kết quả phân loại dạng sự cố trên cơ sở hệ mờ
Kết quả phân loại dạng sự cố thực hiện trên đường dây 220kV A
Vương – Hoà Khánh được trình bày trong phụ lục 4.1 của luận án.
4.2.3 Nhận xét và đánh giá
12
Để phân biệt được chính xác cho từng dạng sự cố riêng biệt,
thay vì sử dụng đại lượng pha của dòng điện, luận án chỉ cần sử dụng
4 hệ số là α, β, R21 và R02 làm đại lượng đầu vào. Logic mờ đã cung
cấp kết quả nhanh chóng và hiệu quả cao.
4.3 PHÂN LOẠI DẠNG SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN
BẰNG WAVELET
4.3.1 Phân tích wavelet rời rạc (DWT)
Hình 4.2:Phân tích đa phân giải DWT
4.3.2 Thuật toán phân loại dạng sự cố
Sơ đồ thuật toán phân loại dạng sự cố bằng Wavelet trình bày
trên hình 4.4.
4.3.3 Ứng dụng phương pháp phân loại dạng sự cố bằng wavelet
Một số kết quả tiêu biểu thực hiện trên đường dây 220kV A
Vương – Hoà Khánh cho trên hình 4.3.
Hình 4.3a: Sự cố pha AN tại vị
trí 1 km với RF =1 Ω, thời điểm
sự cố 0,02s.
Hình 4.3b: Sự cố pha AC tại vị trí
49 km với RF =50 Ω, thời điểm sự
cố 0,03s
13
Hình 4.3c: Sự cố pha ACN tại vị
trí 35 km với RF =200 Ω, thời
điểm sự cố 0,04s.
Hình 4.3d: Sự cố pha ABC tại vị trí
45 km với RF =150 Ω, thời điểm sự
cố 0,05s.
4.3.4 Nhận xét và đánh giá
Luận án đã nghiên cứu
việc nhận dạng và phân loại sự
cố ngắn mạch trên lưới truyền
tải bằng kỹ thuật phân tích
Wavelet rời rạc. Tương ứng với
mỗi trường hợp sự cố trên lưới
truyền tải, tín hiệu dòng điện ba
pha Ia, Ib, Ic, và Io được dùng
để phân tích bằng họ db5, mức
phân tách 5. Trong đó, tín hiệu
chi tiết trong phân tích đa phân
giải mức thứ 1 được tìm thấy là
Hình 4.4: Sơ đồ thuật toán phân
loại dạng sự cố bằng Wavelet
thích hợp nhất và được sử dụng cho việc nhận dạng sự cố (thời điểm
xảy ra sự cố). Ngoài ra, dựa vào sự khác nhau của của các tín hiệu và
so sánh giá trị dòng điện sự cố của từng pha riêng biệt được tính toán
dựa trên các chi tiết và xấp xỉ trong 1 chu kỳ lấy mẫu tín hiệu dòng
điện (1024 mẫu) và so sánh với các giá trị như ngưỡng dòng sự cố
(ε1), tỷ số dòng điện của hai pha (ε2), tỷ số dòng điện trung tính và
dòng điện pha (ε3) để phân loại dạng sự cố. Thuật toán này không lệ
14
thuộc vào yếu tố thời gian sự cố, khoảng cách sự cố, và điện trở sự
cố. Kết quả mô phỏng chỉ ra rằng, phương pháp này rất hiệu quả
trong việc phân loại sự cố.
4.4 PHÂN LOẠI SỰ DẠNG CỐ ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN
BẰNG ANN
4.4.1 Thủ tục xây dựng mô hình mạng ANN để phân loại sự cố
Bước 1: Lựa chọn biến số
Bước 2: Thu thập dữ liệu
Bước 3: Xử lý dữ liệu
Bước 4: Thiết lập dữ liệu dùng để
huấn luyện, kiểm tra ANN
Bước 5: Xây dựng cấu trúc ANN
Bước 6: Các tiêu chuẩn đánh giá
Bước 7: Huấn luyện ANN
Bước 8: Ứng dụng ANN vào
thực tiễn
Hình 4.5: Thiết kế mạng ANN
để phân loại sự cố
Hình 4.6: Kiến trúc mạng ANN cho phân loại sự cố gồm 4 nơron lớp
đầu vào, 5 nơron lớp ẩn và 4 nơron ở lớp đầu ra
15
4.4.2 Mô hình hệ thống điện nghiên cứu
Hình 4.7: Mô hình đường dây 110kV có nguồn cung cấp
từ hai phía
Bảng 4.1: Kết quả phân loại sự cố
Kiểu sự
cố
Thời gian sự
cố [s]
Vị trí sự cố
[km]
Điện trở sự
cố [Ω]
Kết quả đầu ra
ANN
A B C N
AN
0,06
3 3 1 0 0 1
BN 6 8 0 1 0 1
CN 9 13 0 0 1 1
AB
0,07
11 20 1 1 0 0
BC 15 27 0 1 1 0
AC 22 34 1 0 1 0
ABN
0,08
36 43 1 1 0 1
BCN 40 50 0 1 1 1
ACN 44 17 1 0 1 1
ABC 0,09 50 1 1 1 1 0
4.4.3 Nhận xét và đánh giá
Phân loại dạng sự cố bằng ANN là một bài toán nhận dạng
mẫu. Luận án đã xây dựng được thuật toán xác định số nơ ron lớp ẩn
tự động cho ANN để có thể học các dữ liệu bị nhiễu sau khi huấn
luyện và phân loại dạng kiểu sự cố đường dây tải điện. ANN cho kết
quả đầu ra ổn định, chính xác và kịp thời.
16
4.5 PHÂN LOẠI DẠNG SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN
BẰNG ANFIS
4.5.1 Thủ tục xây dựng mô hình mạng ANFIS để phân loại sự cố
Bước 1: Xây dựng các tập dữ liệu huấn luyện tương tự các
bước từ 1 đến 4 tại mục 4.4.1
Bước 2: Xây dựng mạng ANFIS
Bước 3: Huấn luyện ANFIS
Hình 4.8a. Cấu trúc ANFIS để
phân loại dạng sự cố
Hình 4.8b. Thông số đầu vào FIS
4.5.2 Mô hình hệ thống điện nghiên cứu
Sử dụng mô hình hệ thống điện tương tự mục 4.4.2.
Bảng 4.2: Kết quả phân loại sự cố
Kiểu sự cố
Thời gian sự
cố [s]
Vị trí sự
cố [km]
Điện trở sự
cố [Ω]
Kết quả đầu
ra ANFIS
AN
0,06
3 3 1,0
BN 6 8 2,0
CN 9 13 3,0
AB
0,07
11 20 4,0
BC 15 27 5,0
AC 22 34 6,0
ABN
0,08
36 43 7,0
BCN 40 50 7,99
ACN 44 17 8,99
ABC 0,09 50 1 10
17
4.5.3 Nhận xét và đánh giá
Luận án đã phát triển cấu trúc mạng ANFIS sử dụng 4 đầu vào,
1 đầu ra dung cho phân loại sự cố. Kết quả kiểm tra cho thấy mạng
ANFIS đề xuất trong luận án hoàn toàn phù hợp áp dụng cho đường
dây truyền tải điện và đáp ứng được yêu cầu thời gian thực và sai số
của mỗi ứng dụng.
4.6 KẾT LUẬN
Chương 4 đã đề xuất và thiết kế bộ phân loại dạng sự cố bằng
các phương pháp thông minh như FL, Wavelet, ANN và ANFIS. Kết
quả thu được trong chương này đã chứng minh được Wavelet là một
phương tiện phù hợp để giải quyết vấn đề này.
CHƯƠNG 5
SỬ DỤNG MẠNG ANN, ANFIS ĐỂ ĐỊNH VỊ
ĐIỂM SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN
5.1 MỞ ĐẦU
5.2 ỨNG DỤNG MẠNG ANN TRONG ĐỊNH VỊ SỰ CỐ
ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN
5.2.1 Xây dựng mô hình mạng ANN
Sơ đồ đường dây 110kV, 50km với thông số như hình 4.7 có
kiến trúc mạng ANN dùng để định vị sự cố ở bảng 5.1.
Bảng 5.1: Kiến trúc mạng ANN dùng để định vị sự cố
STT
Kiểu
mạng
Số nơron
MSE
Số
epoch
Lớp đầu
vào
Lớp ẩn
Lớp đầu
ra
1 AN 6 2 1 9,89e-7 446
2 BN 6 5 1 9,84e-7 226
3 CN 6 9 1 9,97e-7 231
4 AB 6 25 4 1 9,97e-7 342
5 BC 6 22 4 1 9,76e-7 429
6 AC 6 20 4 1 9,87e-7 398
18
7 ABN 6 7 1 9,92e-7 350
8 BCN 6 6 1 9,51e-7 148
9 ACN 6 3 1 9,97e-7 387
10 ABC 6 35 16 1 9,91e-5 342
5.2.2 Kết quả thử nghiệm ANN định vị sự cố
Mạng ANN sau khi đã được huấn luyện được thử nghiệm bằng
các dữ liệu khác với dữ liệu huấn luyện trước đây. Các yếu tố điện
trở sự cố, thời gian và vị trí sự cố nhằm kiểm tra hiệu suất của thuật
toán đề xuất. Kết quả thử nghiệm ANN cho định vị sự cố được trình
bày chi tiết trong phụ lục 5.1 của luận án.
5.2.3 Nhận xét và đánh giá
Kỹ thuật định vị sự cố dựa trên mạng nơron nhân tạo đã được
huấn luyện để nhận dạng sự cố và sử dụng 10 ANN khác nhau, có
cấp chính xác của kết quả đầu ra nằm trong khoảng từ 0,04 đến
3,044%. Cho thấy kết quả chính xác và hợp lý. Tuy nhiên, mỗi bộ
ANN cần có thời gian huấn luyện khoảng 40 đến 50 phút nhằm tìm
được cấu trúc mạng tối ưu.
5.3 ỨNG DỤNG MẠNG ANFIS TRONG ĐỊNH VỊ SỰ CỐ
ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN
5.3.1 Xây dựng mô hình mạng ANFIS
Sơ đồ đường dây 110kV, 50km với thông số như hình 4.7 có
kiến trúc mạng ANFIS dùng để định vị sự cố ở bảng 5.2.
Bảng 5.2: Kiến trúc mạng ANFIS dùng để định vị sự cố
STT
Kiểu
mạng
Cấu trúc mạng ANFIS
RMSE
Số
epoch Lớp đầu vào Input mfs Lớp đầu ra
1 AN 6 5 1 0,0113 30
2 BN 6 6 1 0,0126 30
3 CN 6 6 1 0,0114 30
4 AB 6 8 1 0,060 30
5 BC 6 8 1 0,0580 30
6 AC 6 8 1 0,0542 30
7 ABN 6 6 1 0,0247 30
19
8 BCN 6 6 1 0,0222 30
9 ACN 6 6 1 0,0232 30
10 ABC 6 4 1 0,0833 30
5.3.2 Kết quả thử nghiệm ANFIS định vị sự cố
Kết quả thử nghiệm ANFIS cho nhận dạng và định vị sự cố
được trình bày chi tiết trong phụ lục 5.2 của luận án.
5.3.3 Nhận xét và đánh giá:
So với mạng ANN, mạng ANFIS đề xuất trong luận án là sự
lựa chọn tốt hơn cả do có: Thời gian huấn luyện nhanh; Cấp chính
xác của kết quả đầu ra nằm trong khoảng từ 0,042 đến 3,062%. Do
đó, mục tiếp theo của luận án sẽ kiểm chứng thực tế các bước thiết kế
và ứng dụng ANFIS để định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện.
5.4 THÍ NGHIỆM KIÊM CHỨNG
Hình 5.1: Ứng dụng ANFIS để nhận dạng sự cố đường dây tải điện
5.4.1 Đường dây 110kV Đăk Mil – Đăk Nông
5.4.1.1 Mô hình kiểm chứng
Hình 5.2: Sơ đồ đường dây 110kV Đăk Mil – Đăk Nông
5.4.1.2 Xây dựng tập số liệu huấn luyện
Sử dụng Matlab Simulink mô phỏng các dạng sự cố, vị trí sự cố
và điện trở sự cố khác nhau để làm cơ sở để huấn luyện mạng ANFIS.
20
Bảng 5.3: Thông số cài đặt dữ liệu huấn luyện
STT Thông số Giá trị đặt
1 Kiểu sự cố
AN, BN, CN, AB, BC, AC, ABN, BCN,
ACN, ABC
2 Vị trí sự cố [km] 1, 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50, 55
3 Phụ tải [MVA] 1,10, 30, 50, 70
4 Điện trở sự cố RF [Ω] 1, 3, 5, 7, 10
5 Thời gian sự cố [s] 0.07, 0.075
Bảng 5.4: Kiến trúc mạng Anfis dùng để định vị sự cố
STT
Kiểu sự
cố
Anfis
RMSE Epoch
Đầu vào
Input
mfs
Đầu
ra
Số
lượng
Mô tả
1 AN 4 Ua, Ub, Uc, Ia 14 1 3,01e-3 30
2 CN 4 Ua, Ub, Uc, Ic 12 1 2,82e-3 30
3 ACN 5 Ua, Ub, Uc, Ia, Ic 12 1 5,47e-4 30
5.4.1.3 Tập số liệu kiểm chứng
Dựa trên cơ sở kiến trúc mạng ANFIS được xây dựng ở bảng
5.4, luận án thực hiện kiểm chứng và so sánh sai số kết quả đầu ra
ANFIS với số liệu thực tế trên rơle AREVA P543 tại đầu đường dây
Đăk Mil trong năm 2013 của Công ty Lưới điện Cao thế Miền Trung
(bảng 5.5).
Bảng 5.5: Kết quả so sánh sai số của ANFIS và P543
Thời gian sự cố Dạng sự cố
Vị trí thực
[km]
ANFIS P543
Vị trí
sự cố [km]
Sai số
[%]
Sai số
[%]
17/05/2013 AN 44,64 46,27 2,74 0,43
06/06/2013 ACN 26,243 27,33 1,88 4,786
10/06/2013 CN 40,029 39,23 1,38 24,34
06/09/2013 AN 27,69 26,11 2,82 2,92
Nhận xét: Kết quả đầu ra của Anfis có sai số lớn nhất là 2,82%
(nhỏ hơn so với rơle P543).
21
5.4.2 Đường dây 220kV Hoà Khánh – Huế
Hình 5.3: Sơ đồ đường dây 220kV Hoà Khánh - Huế
Bảng 5.6: Thông số cài đặt dữ liệu huấn luyện
STT Thông số Giá trị đặt
1 Kiểu sự cố
AN, BN, CN, AB, BC, AC, ABN, BCN,
ACN, ABC
2 Vị trí sự cố [km] 1, 10, 20,30, 40, 50, 60, 70, 80
3 Thời gian sự cố [s] 0.075, 0.08
4 Điện trở sự cố RF [Ω] 1, 5, 10, 20, 30
5 Phụ tải [MVA] 1, 50, 100, 200
Bảng 5.7: Kiến trúc mạng Anfis dùng để định vị sự cố
STT
Kiểu
sự cố
Anfis
RMSE Epoch Đầu vào
Input mfs Đầu ra
Số lượng Mô tả
1 AN 4 Ua, Ub, Uc, Ia 14 1 2,41e-3 20
2 BN 4 Ua, Ub, Uc, Ib 14 1 1,16e-3 20
3 ABN 5 Ua, Ub, Uc, Ia, Ib 12 1 4,22e-3 20
4 BCN 5 Ua, Ub, Uc, Ib, Ic 12 1 3,12e-4 20
Trên cơ sở kiến trúc mạng ANFIS ở bảng 5.7, luận án kiểm
chứng và so sánh sai số kết quả đầu ra ANFIS và số liệu thực tế trên
rơle REL521 của ngăn lộ đường dây 276 tại TBA 220kV Hoà Khánh
được trình bày trên bảng 5.8.
Bảng 5.8: Kết quả so sánh sai số của ANFIS và REL521
Thời gian sự
cố
Dạng sự
cố
Vị trí thực
[km]
ANFIS P543
Vị trí sự cố
[km]
Sai số
[%]
Sai số
[%]
1/6/2009 ABN 29,36 29,46 0,36 2,24
16/10/2010 BN 27,4 22,95 1,38 3,97
2/8/2010 BN 35,9 36,08 0,03 0,12
12/8/2010 ABN 63,1 61,3 2,16 4,93
22
17/5/2011 BCN 25,4 27,55 1,38 1,20
20/5/2011 AN 81,8 83,22 0,02 1,68
19/8/2012 ABN 26,4 24,80 1,81 1,44
Nhận xét: Đầu ra ANFIS khi xảy ra sự cố ABN có sai số lớn
nhất là 2,16%. Kết quả thu được cho thấy phương pháp áp dụng có
sai số thấp hơn so với phương pháp định vị sự cố sử dụng trên rơle
REL521.
5.5 KẾT LUẬN
Ba ưu điểm chính của thuật toán đề xuất giải quyết các bài
toán định vị điểm sự cố đường dây tải điện thực tế bao gồm: Thứ
nhất, nó không phụ thuộc vào sai số đo lường tín hiệu của BU và BI,
điện trở sự cố .... Thứ hai, độ chính xác của kết quả đầu ra vị trí sự cố
không dựa vào tính chính xác của các loại thuật toán sử dụng
(REL521 hoặc P543). Thứ ba, ANFIS có thể dễ dàng được huấn
luyện bằng máy tính cá nhân và mang lại kết quả chính xác.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là độ chính xác
phụ thuộc vào dữ liệu dòng điện, điện áp của RLBV và vị trí thực tế
đường dây. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được giải quyết bằng hệ
thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA), giám sát
mạng diện rộng (WAM) và tự động hoá TBA.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kỹ thuật định vị sự cố đã được ứng dụng trong ngành điện ở
rất nhiều nước trên thế giới để xác định điểm sự cố trên đường dây
truyền tải. Từ việc nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự
làm việc của RLBV đến phân tích, đánh giá các phương pháp định vị
sự cố của các hãng sản xuất rơle nổi tiếng như SIEMENS, SEL,
TOSHIBA, GELuận án kiến nghị các giải pháp cải thiện nhằm
phân loại dạng sự cố và định vị điểm sự cố lưới điện truyền tải phù
23
hợp với điều kiện lưới điện Việt Nam, đồng thời phát triển phương
pháp thông minh hướng đến xử lý nhanh sự cố cho hệ thống điện cao
áp là một đòi hỏi tất yếu nhằm xây dựng mô hình, thuật toán đi vào
ứng dụng thực tế.
Các đóng góp mới của luận án:
- Luận án đã làm rõ những yếu tố chính ảnh hưởng đến đặc
tính làm việc của RLBV như sóng hài, điện trở sự cố, sai số BU, BI
và thông số đường dây. Đồng thời kiến nghị sử dụng chức năng hãm
sóng hài, chọn đặc tính tứ giác cho sự cố chạm đất, đặc tính mho cho
sự cố pha – pha, thiết bị NCIT và thiết bị CPC 100 + CP CU1 để đo
lường thông số đường dây và hệ số k. Hiệu quả thiết thực đem lại là
giúp cho RLBV làm việc tin cậy và cải thiện độ chính xác trong phân
loại và định vị sự cố. Các giải pháp kỹ thuật - công nghệ này có độ
tin cậy cao và đảm bảo phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- Luận án đã phân tích, đánh giá các nghiên cứu về kỹ thuật
định vị sự cố của RLBV sử dụng trên đường dây truyền tải có nguồn
cung cấp từ 1, 2 hoặc 3 phía. Dựa trên tài liệu các hãng và kết quả sai
số đánh giá của các phương pháp, luận án kiến nghị sử dụng phương
pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường không đồng bộ từ hai
đầu đường dây sẽ linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, cơ sở hạ
tầng thiết bị để thu thập dữ liệu dòng điện, điện áp của hệ thống điện
Việt Nam trong giai đoạn trước mắt và xem xét đến sự phát triển của
các năm tiếp theo.
- Nghiên cứu phương pháp ứng dụng Fuzzy logic, Wavelet,
ANN, ANFIS để phân loại dạng sự cố đường dây truyền tải điện.
Đồng thời, đề xuất sử dụng phương pháp WT là phù hợp cho việc
chọn giá trị dòng điện, điện áp lúc sự cố làm dữ liệu đầu vào, nhằm
huấn luyện cho ANN, ANFIS thực hiện chức năng định vị sự cố
24
đường dây tải điện nhanh chóng và chính xác. Điều này là khả thi,
phù hợp với kế hoạch thu thập dữ liệu của EVN trong thời gian tới.
- Trên cơ sở các kết luận phương pháp thông minh để định vị
sự cố, kết hợp với phân tích những kinh nghiệm phát triển trong lĩnh
vực này, luận án đã đề xuất áp dụng phương pháp ANFIS để định vị
sự cố và thực hiện kiểm chứng trên đường dây tải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vuphanhuan_tt_8031_1947954.pdf