Cuộc điều tra chọn mẫu được tiến hành triển khai với các DNBHNT ở
Hà Nội, đây cũng là khu vực tập trung kinh doanh của các DNBHNT. Nhằm
đảm bảo tính đại diện của mẫu, phiếu điều tra được phát 500 phiếu. Thời
điểm điều tra tháng 3 năm 2019. Tổng phiếu thu về là 500 phiếu, tổng phiếu
bị loại là 38 phiếu, số phiếu hợp lệ 462 phiếu. Kích thước mẫu được chọn và
tỷ lệ phản hồi trong luận án đảm bảo tính đại diện của mẫu.
Tổng hợp thông tin về đặc điểm nhân khẩu học ĐLBHNT tham gia điều
tra được trình bày ở Phụ lục 8 hội đủ sự tích lũy về tuổi, kinh nghiệm am hiểu
trong nghề ĐLBHNT, đủ trình độ để trả lời chính xác phiếu điều tra
13 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các yếu tố tác động tới ý định rời bỏ doanh nghiệp của đại lý bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SPSS 22.0 để kiểm định các yếu tố có tác động đến ý định rời bỏ doanh
nghiệp của ĐLBHNTVN.
4) Đề xuất các khuyến nghị
Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu điều tra, đề tài đưa
ra các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ rời bỏ doanh nghiệp của ĐLBHNTVN.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố tác động đến ý định rời bỏ doanh nghiệp của các
ĐLBHNTVN;
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Về nội dung
- Nghiên cứu các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đến
ý định rời bỏ doanh nghiệp của các ĐLBHNTVN;
- Nghiên cứu ĐLBHNT cá nhân, không nghiên cứu đại lý tổ chức;
- Chỉ nghiên cứu ý định rời bỏ DNBHNT; không nghiên cứu quyết định
bỏ việc, sa thải và bỏ nghề của ĐLBHNTVN;
1.3.2.2 Về không gian
- Nghiên cứu tại TTBHNT Việt Nam năm 2014-2019
1.3.2.3 Về thời gian
- Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2014-2019
4
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
1.4.1 Nghiên cứu định tính
- Phỏng vấn chuyên gia và đại lý
1.4.2. Nghiên cứu định lượng
- Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp điều tra khảo sát
1.5. Những đóng góp mới của luận án
- Xác định mô hình và kiểm định các yếu tố tác động đến ý định rời bỏ
doanh nghiệp của ĐLBHNT;
- Làm rõ mức độ tác động cụ thể của từng yếu tố ảnh hưởng đến ý định
rời bỏ doanh nghiệp của ĐLBHNTVN;
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm giúp các DNBHNT hạ thấp tỷ lệ rời bỏ
doanh nghiệp của ĐLBHNTVN.
6
Sơ đồ 1.1. Phương pháp về quy trình nghiên cứu của luận án
(Nguồn: Tác giả)
Hoạt động Kết quả Công cụ
Tổng quan
nghiên cứu
- Khoảng trống nghiên cứu
- Mô hình nghiên cứu dự kiến
- Thang đo
Nghiên cứu định
tính (phỏng vấn sau
chuyên gia và đại lý)
- Mô hình nghiên cứu trong bối cảnh Việt
Nam
- Hệ thống thang đo
- Bảng hỏi với hệ thống thang đó được hiệu
chỉnh, bổ sung
- Kết quả phân tích thực trạng
TTBHNVVN, tình hình phát triển
ĐLBHNT VN
- Kết quả kiểm định giả thiết nghiên cứu
- Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố
đến ý định rời bỏ (doanh nghiệp)
- Mức độ đánh giá trung bình của
ĐLBHVN về các yếu tố
Nghiên cứu
định lượng
Đề xuất, khuyến nghị
Phỏng vấn
sâu
- Số liệu thứ cấp
- Bảng hỏi
-Cronbach’s
Anpha, EFA
- Phân tích hồi
quy
- Thống kê mô tả
7
1.6. Bố cục của luận án
Năm chương bao gồm những nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về các yếu tố tức
động đến ý định rời bỏ doanh nghiệp của đại lý bảo hiểm nhân thọ
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Đại lý bảo hiểm nhân thọ trên thị trường bảo hiểm nhân thọ
Việt Nam và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Một số đề xuất, khuyến nghị nhằm giảm tỷ lệ rời bỏ doanh
nghiệp bảo hiểm của đại lý bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
8
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH RỜI BỎ DOANH NGHIỆP CỦA ĐẠI LÝ
BẢO HIỂM NHÂN THỌ
2.1. Ý định rời bỏ doanh nghiệp của đại lý bảo hiểm nhân thọ
2.1.1. Bảo hiểm nhân thọ và đại lý bảo hiểm nhân thọ
2.1.1.1. Khái quát về bảo hiểm nhân thọ
Khái niệm BHNT chủ yếu được nghiên cứu trên hai phương diện kỹ
thuật và pháp lý. Dù được hiểu theo cách nào thì BHNT có thể được hiểu là
loại hình bảo hiểm bảo hiểm cho những sự kiện bảo hiểm liên quan đến tính
mạng, tình trạng sức khỏe gắn liền với tuổi thọ của người được bảo hiểm.
BHNT là công cụ hữu hiệu giúp người tham gia bảo hiểm hoạch định và thực
hiện những kế hoạch tài chính trong tương lai nhằm bảo vệ người thân, gia
đình trước những rủi ro hoặc những khó khăn về tài chính liên quan đến tuổi
thọ con người
2.1.2. Đại lý bảo hiểm nhân thọ
2.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm
ĐLBHNT có thể hiểu là cá nhân hoặc tổ chức được DNBH ủy quyền
thực hiện các hoạt động liên quan đến giới thiệu, chào bán các sản phẩm bảo
hiểm và các hoạt động khác trên cơ sở hợp đồng đại lý.
2.1.2.2 Vai trò của đại lý bảo hiểm nhân thọ
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm
- Đối với người tham gia bảo hiểm
- Đối với xã hội và nền kinh tế
2.1.2.3. Phân loại đại lý bảo hiểm nhân thọ
- Căn cứ theo quyền hạn của đại lý
- Căn cứ theo thời gian hoạt động của đại lý:
9
- Căn cứ vào nhiệm vụ chủ yếu của đại lý:
2.1.2.4. Nhiệm vụ của đại lý:
- Bán các sản phẩm bảo hiểm
- Ký kết hợp đồng
- Thu phí bảo hiểm, cấp biên lai hoặc các giấy tờ khác theo sự uỷ quyền
và hướng dẫn của DNBH
- Chăm sóc khách hàng
2.1.2.5 Trách nhiệm của đại lý
ĐLBHNT phải đảm bảo thực hiện các tránh nhiệm nhất định trong hợp đồng
đại lý cũng như tuân thủ các quy định pháp lý và quy định của doanh nghiệp.
2.1.2.6. Đặc điểm và các tố chất cần có để đại lý thành công và đứng
vững trong nghề
Đối với một ngành kinh doanh có đặc thù riêng như BHNT, tố chất cần
có để ĐLBHNT thành công và đứng vững trong nghề được khẳng định đó là
bán hàng hiệu quả; tính nhẫn nại; quản lý thời gian hiệu quả; thái độ biểu
hiện tích cực.
2.1.2. Ý định rời bỏ doanh nghiệp và một số khái niệm
2.1.2.1. Ý định rời bỏ doanh nghiệp
Khái niệm “Ý định rời bỏ doanh nghiệp” được nhiều nghiên cứu quan tâm
làm rõ với nhiều quan điểm đồng nhất. Tuy nhiên, khái niệm được sử dụng
trong Bluedorn, A. (1982) rõ ràng, dễ xác định và đánh giá mức độ ý định rời
bỏ doanh nghiệp nên khái niệm này được sử dụng trong luận án. Bluedorn, A.
(1982) cho rằng: “Ý định rời bỏ doanh nghiệp được hiểu là kế hoạch của người
lao động dự định rời bỏ doanh nghiệp hiện thời”
2.1.2.2. Một số khái niệm liên quan
Quyết định rời bỏ doanh nghiệp
Sa thải
Bỏ nghề
10
Thôi việc
2.2. Các yếu tố tác động đến ý định rời bỏ doanh nghiệp của đại lý bảo
hiểm nhân thọ
Rusell L. Handton (2009) khẳng định ý định rời bỏ doanh nghiệp là
nguyên nhân chính dẫn đến quyết định rời bỏ thực sự doanh nghiệp, vì vậy,
Rusell L. Handton (2009) khẳng định đó là lý do chính của nhiều nghiên cứu
nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến ý định rời bỏ doanh nghiệp nhằm tìm ta
các giải pháp kịp thời và phù hợp để giảm sự rời bỏ doanh nghiệp. Tổng quan
về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến ý định rời bỏ doanh nghiệp của
đại lý bảo hiểm nhân thọ.
2.2.1. Mối quan hệ giữa cam kết với tổ chức và ý định rời bỏ doanh
nghiệp
Nguyễn Văn Thắng, (2015), tại trang 135 đã trích dẫn nhận định của
Meyer và Alen (1991) định nghĩa cam kết với tổ chức là trạng thái tâm lý
(ước muốn, nhu cầu, trách nhiệm) thể hiện mối quan hệ của nhân viên với tổ
chức và có tác động tới nguyện vọng ở lại tổ chức.
Kết quả của nghiên cứu Rusell L. Handton (2009) thu thập kết quả điều
tra từ 19300 email khẳng định, cam kết với doanh nghiệp có tác động đến ý
định ra đi của ĐLBH trong bối cảnh TTBH Mỹ, trong đó, tác động mạnh nhất
đến ý định ra đi của ĐLBH trong cả ngắn hạn và dài hạn là cam kết cảm xúc,
cam kết tính toán.
2.2.2. Mối quan hệ giữa hài lòng với doanh nghiệp và ý định rời bỏ
doanh nghiệp
Nghiên cứu của Russel L. Handlon đã sử dụng khái niệm về sự hài lòng
trích dẫn từ (Spector, 1997): “Sự hài lòng với công việc đó là cách mọi người
cảm nhận về công việc của họ và các khía cạnh khác nhau của công việc, đó
là mức độ mà mọi người thích (hài lòng) hoặc không thích (không hài lòng)
công việc của họ".
11
Trong lĩnh vực bảo hiểm, có sự khác nhau về tác động của sự hài lòng
với công việc đến ý định rời bỏ doanh nghiệp do bối cảnh nghiên cứu khác
nhau cũng như các nghiên cứu tập trung nghiên cứu trong các lĩnh vực khác
nhau như lĩnh vực nghiên cứu BHPNT, BHNT, bảo hiểm sức khỏe; bối cảnh;
phạm vi lấy mẫu cũng rộng hẹp rất khác nhau.
2.2.3. Mối quan hệ giữa công bằng trong tổ chức và ý định rời bỏ
doanh nghiệp
Nghiên cứu của Rusell L. Handlon (2009), trang 6 đã trích dẫn định
nghĩa công bằng trong tổ chức của Martison et al (2006) “Công bằng trong tổ
chức là một thuật ngữ dùng để chỉ những nhận thức của cá nhân về sự công
bằng của các quyết định và các quá trình ra quyết định trong một tổ chức và
ảnh hưởng của những nhận thức đó đối với hành vi”.
Kêt quả nghiên cứu của Rusell L. Handlon (2009) khẳng định, yếu tố
công bằng trong doanh nghiệp có tác động yếu nhất trong 3 nhóm yếu tố
(cam kết của đại lý với doanh nghiệp, công bằng trong tổ chức, hài lòng với
công việc) đến ý định rời bỏ doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm.
2.2.4. Mối quan hệ giữa giá trị đạo đức doanh nghiệp và ý định rời bỏ
doanh nghiệp
Shelby D. Hunt et al (1989) tại trang 80 đã trích dẫn khái niệm của
Jansen và Von Glinow (1985) khẳng định rằng các giá trị đạo đức của doanh
nghiệp không chỉ là nền tảng của tất cả các giá trị khác liên quan đến sản
phẩm và chất lượng dịch vụ, mà còn giúp thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn
mô tả 'quyền' điều phải làm và những điều "đáng làm".
Qua kết quả của một số nghiên cứu về giá trị doanh nghiệp, giá trị đạo
đức của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp và giá trị đạo
đức của doanh nghiệp, tác động của giá trị doanh nghiệp đối với kết quả hoạt
động của ĐLBH, tác động của giá trị đạo đức doanh nghiệp đối với cam kết
12
của ĐLBH, tác động của các giá trị đạo đức của doanh nghiệp đối với lựa
chọn cá nhân thì vấn đề rời bỏ DNBH là một trong những lựa chọn cá nhân
ảnh hưởng lớn nhất đến thành công của DNBH.
2.2.5. Mối quan hệ giữa định hướng nghề nghiệp và ý định rời bỏ
doanh nghiệp
Steven W. Hellman (2000), trang 6 đã trích dẫn nghiên cứu Van
Maanen, (1978) định nghĩa, định hướng người lao động mới là một quá trình
xã hội hóa chính thức, trong đó, tổ chức gây ảnh hưởng đến thái độ và giá trị
của người mới để phù hợp với những người trong tổ chức; định hướng người
lao động mới được thiết kế để chuẩn bị cho một người mới để khẳng định
một vị trí nhất định trong tổ chức.
Các nghiên cứu trước đều khẳng định, định hướng nghề nghiệp có
tác động giúp làm tăng tình cảm gắn bó của người lao động với doanh
nghiệp, giúp người lao động nhận thức được bản chất của công việc, các
tố chất cần có, nhận thức được con đường nghề nghiệp, đặc biệt giúp
người lao động trải qua giai đoạn khởi đầu gian nan, nên định hướng
nghề nghiệp tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đến ý định rời bỏ doanh
nghiệp của người lao động.
2.2.6. Mối quan hệ giữa đào tạo và ý định rời bỏ doanh nghiệp
Trong lĩnh vực BHNT, các nghiên cứu tổng quan cũng cho thấy với đặc
thù của BHNT, đào tạo là yếu tố không thể thiếu giúp đại lý thành công và
đứng vững trong nghề và giảm ý định rời bỏ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cần có nghiên cứu kiểm định tác động toàn diện của đào tạo
đối với ý định rời bỏ doanh nghiệp của ĐLBHNTVN.
2.3. Khoảng trống nghiên cứu, mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1. Khoảng trống nghiên cứu
Mặc dù chưa có lý thuyết chủ đạo để định hướng các yếu tố tác động đến
ý định rời bỏ doanh nghiệp của ĐLBHNT Việt Nam, nhưng trên cơ sở kế
13
thừa kết quả các công trình nghiên cứu trước qua nghiên cứu tổng quan khẳng
định có 3 yếu tố cam kết với doanh nghiệp, hài lòng với công việc, công bằng
trong doanh nghiệp được kiểm định có tác động ngược chiều đến ý định rời
bỏ doanh nghiệp của ĐLBH. Các nghiên cứu này được thực hiện trong các
bối cảnh nghiên cứu khác nhau, tập trung chủ yếu tại thị trường bảo hiểm Mỹ,
tuy nhiên, kết quả tổng quan cho thấy chưa có nghiên cứu kiểm định tác động
của 3 yếu tố trên đối với ý định rời bỏ doanh nghiệp của ĐLBH chỉ riêng
trong bảo hiểm nhân thọ. Còn giá trị đạo đức doanh nghiệp, định hướng nghề
nghiệp và đào tạo mới chỉ được đánh giá là nguyên nhân dẫn đến quá trình
rời bỏ doanh nghiệp của ĐLBHNT mà chưa được kiểm định. Các nghiên cứu
này chưa tiến hành nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu để phát hiện thêm các
yếu tố khác tác động đến ý định rời bỏ doanh nghiệp của ĐLBHNT.
Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy Việt Nam chỉ có các công trình
nghiên cứu phản ánh thực trạng lực lượng đại lý, mà chưa có nghiên cứu nào
phân tích toàn diện, xác định các yếu tố, kiểm định và đánh giá tác động của
các yếu tố đến ý định rời bỏ doanh nghiệp của ĐLBHNT.
Vì vậy, TTBHNT Việt Nam rất cần có nghiên cứu toàn diện qua phỏng
vấn sâu chuyên gia và ĐLBH và kiểm định để xác định các yếu tố tác động
đến ý định rời bỏ doanh nghiệp BHNT.
2.3.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu tổng quan, luận án đề xuất các giả thuyết
và mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập: (1) cam kết với doanh nghiệp, (2)
hài lòng với công việc, (3) công bằng trong doanh nghiệp, (4) giá trị đạo đức
doanh nghiệp, (5) định hướng nghề nghiệp, (6) đào tạo; 1 biến phụ thuộc: ý
định rời bỏ doanh nghiệp.
Luận án đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau:
(H1) Cam kết với doanh nghiệp tác động ngược chiều tới ý định rời bỏ
doanh nghiệp của đại lý bảo hiểm nhân thọ.
14
(H2) Hài lòng với công việc tác động ngược chiều tới ý định rời bỏ
doanh nghiệp của đại lý bảo hiểm nhân thọ.
(H3) Công bằng trong tổ chức tác động ngược chiều tới ý định rời bỏ
doanh nghiệp của đại lý bảo hiểm nhân thọ.
(H4) Giá trị đạo đức doanh nghiệp tác động ngược chiều tới tới ý định
rời bỏ doanh nghiệp của đại lý bảo hiểm nhân thọ.
(H5) Định hướng nghề nghiệp tác động ngược chiều tới ý định rời bỏ
doanh nghiệp của đại lý bảo hiểm nhân thọ
(H6) Đào tạo của doanh nghiệp bảo hiểm tác động ngược chiều tới ý
định rời bỏ doanh nghiệp của đại lý bảo hiểm nhân thọ.
Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến
15
16
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu tổng thể
Luận án sử dụng hai phương pháp tiếp cận gồm nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được thực hiện trong giai đoạn đầu (trước
nghiên cứu định lượng), tác giả tiến hành phỏng vấn sâu độc lập 6 chuyên
gia và đại lý nhằm xác định các yếu tố và tiêu chí, thang đo phù hợp nhất
đối với các yếu tố tác động đến ý định rời bỏ DNBH của ĐLBHNT trong
bối cảnh Việt Nam.
Nghiên cứu định lượng được tiến hành sử dụng các chỉ tiêu thống kê
tổng hợp và phân tích số liệu từ các nguồn tài liệu có sẵn trong nước và quốc
tế nhằm đánh giá thực trạng TTBHNT, tình hình phát triển và thực trạng rời
bỏ doanh nghiệp của ĐLBHNTVN.
3.2. Nghiên cứu định tính
3.2.1. Mục tiêu phỏng vấn sâu
Nhằm hoàn thiện mô hình nghiên cứu cho đề tài trong bối cảnh cụ thể
của Việt Nam, luận án đã tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia và
ĐLBHNT.
3.2.2. Bảng hướng dẫn câu hỏi phỏng vấn
Bảng hướng dẫn câu hỏi phỏng vấn được trình bày tại Phụ lục 1.
3.2.3. Đối tượng phỏng vấn sâu
Đề tài thực hiện 6 phỏng vấn độc lập các chuyên gia gồm Nguyên
Tổng thư ký HHBHVN;1 Phó Tổng giám đốc công ty BHNT, giám đốc
công ty truyền thông Bạch Kim,1 chuyên gia đào tạo, 2 quản lý đại lý và
phỏng vấn nhóm gồm 5 ĐLBHNT.Kết quả phỏng vấn các chuyên gia và
17
đại lý được trình bày trong Phụ lục 2.
3.2.4. Kết quả phỏng vấn chuyên gia và đại lý
Kết quả phỏng vấn chuyên gia và đại lý có thể thấy rằng cam kết với
doanh nghiệp, hài lòng với công việc, công bằng trong doanh nghiệp, giá trị
đạo đức doanh nghiệp, định hướng nghề nghiệp và đào tạo đều được khẳng
định có tác động đến ý định rời bỏ doanh nghiệp của ĐLBHNT Việt
Nam.
3.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
3.3.1 Các giả thuyết nghiên cứu
(H1) Cam kết với doanh nghiệp tác động ngược chiều tới ý định rời bỏ
doanh nghiệp của đại lý bảo hiểm nhân thọ.
(H2) Hài lòng với công việc tác động ngược chiều tới ý định rời bỏ
doanh nghiệp của đại lý bảo hiểm nhân thọ.
(H3) Công bằng trong tổ chức tác động ngược chiều tới ý định rời bỏ
doanh nghiệp của đại lý bảo hiểm nhân thọ.
(H4) Giá trị đạo đức doanh nghiệp tác động ngược chiều tới tới ý định
rời bỏ doanh nghiệp của đại lý bảo hiểm nhân thọ.
(H5) Định hướng nghề nghiệp tác động ngược chiều tới ý định rời bỏ
doanh nghiệp của đại lý bảo hiểm nhân thọ
(H6) Đào tạo của doanh nghiệp bảo hiểm tác động ngược chiều tới ý
định rời bỏ doanh nghiệp của đại lý bảo hiểm nhân thọ.
3.3.2. Mô hình nghiên cứu
18
Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định rời bỏ
doanh nghiệp của ĐLBHNT Việt Nam
(Nguồn: Tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu và nghiên cứu định tính của tác giả)
3.4. Nghiên cứu định lượng
3.4.1. Phương pháp thực hiện đối với số liệu thứ cấp
Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xử lý dữ liệu thứ cấp từ
Cục quản lý và giám sát bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, các Báo cáo
tổng kết của các DNBH Việt Nam, các Báo và tạp chí trong và ngoài nước.
3.4.2 Phương pháp thực hiện đối với số liệu sơ cấp
3.4.2.1 Thiết kế phiếu điều tra
Phiếu điều tra được luận án trình bày tại Phụ lục 4.
19
3.4.2.2 Mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Cuộc điều tra chọn mẫu được tiến hành triển khai với các DNBHNT ở
Hà Nội, đây cũng là khu vực tập trung kinh doanh của các DNBHNT. Nhằm
đảm bảo tính đại diện của mẫu, phiếu điều tra được phát 500 phiếu. Thời
điểm điều tra tháng 3 năm 2019. Tổng phiếu thu về là 500 phiếu, tổng phiếu
bị loại là 38 phiếu, số phiếu hợp lệ 462 phiếu. Kích thước mẫu được chọn và
tỷ lệ phản hồi trong luận án đảm bảo tính đại diện của mẫu.
Tổng hợp thông tin về đặc điểm nhân khẩu học ĐLBHNT tham gia điều
tra được trình bày ở Phụ lục 8 hội đủ sự tích lũy về tuổi, kinh nghiệm am hiểu
trong nghề ĐLBHNT, đủ trình độ để trả lời chính xác phiếu điều tra.
3.4.2.3 Xử lý dữ liệu
Các số liệu điều tra thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm
SPSS22.0. Trước hết, luận án tiến hành đánh giá độ tin cậy của các hệ thống
tiêu chí đo lường các biến độ tin cậy và sự phù hợp của hệ thống tiêu chí đo
lường. Phân tích hồi quy đa biến (regression) được thực hiện để kiểm định
các giả thuyết.
Ngoài ra, phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để phân
tích mức độ đánh giá của ĐLBHNT đối với các tiêu chí đo lường và đánh giá,
phân tích về thực trạng TTBHNTVN, tình hình phát triển ĐLBHNT và chính
sách ĐLBHNT của một số các DNBHNT là nguyên nhân dẫn đến ý định rời
bỏ doanh nghiệp. Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm
giảm ý định rời bỏ doanh nghiệp của ĐLBHNT Việt Nam.
20
CHƯƠNG 4
ĐẠI LÝ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO
HIỂM NHÂN THỌ VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đại lý bảo hiểm nhân thọ trên thị trường bảo hiểm nhân thọ
Việt Nam
4.1.1 Khái quát về thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
TTBHNT Việt Nam với hơn 20 năm phát triển đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể luôn duy trì mức tăng trưởng doanh thu cao và ổn định, đóng góp
không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hội nhập với thị
trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên, TTBHNTVN vẫn là thị trường tiềm
năng với nhiều cơ hội và thách thức cho các DNBH với tỷ lệ khai thác thị
trường còn rất thấp, các điều kiện kinh tế - xã hội... đang ngày càng tạo điều
kiện tốt hơn cho sự phát triển của thị trường, nhưng các doanh nghiệp ngày
càng đối mặt cạnh tranh khốc liệt và yêu cầu của người dân ngày càng cao về
chất lượng dịch vụ.
4.1.2 Tình hình phát triển đại lý bảo hiểm nhân thọ ở thị trường bảo
hiểm nhân thọ Việt Nam
Thực trạng phát triển ĐLBHNT ở TTBHNTVN cho thấy lượng tuyển
dụng lớn nhưng tỷ lệ rời bỏ doanh nghiệp rất lớn, dẫn đến năng suất khai thác
bình quân thấp. Vấn đề tuyển dụng, duy trì và phát triển ĐLBHNT thực sự là
vấn đề nan giải của TTBHNTVN, ngay cả đối với các DNBHNT lớn trên thị
trường. Thực trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả
tư vấn, tăng chi phí tuyển dụng và đào tạo, gây khó khăn cho hoạt động kinh
doanh bảo hiểm.
4.2 Phân tích kết quả điều tra
4.2.1. Kiểm định thang đo
4.2.1.1. Đánh giá độ tin cậy các thang đo
21
Kết quả kiểm định đã khẳng định 7 nhóm yếu tố đều có hệ số
Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan lớn hơn 0,4. Kết quả kiểm
định hệ số Cronbach’s Alpha tại Bảng 4.5 và Phụ lục 9 đã khẳng định độ tin
cậy cao của hệ thống tiêu chí đo lường.
4.2.1.2. Đánh giá sự phù hợp của hệ thống thang đo
Luận án sử dụng phương pháp Principle Component Analysis với phép
quay Varimax với điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1 được sử
dụng phân tích EFA. Kết quả phân tích yếu tố khám phá cho thấy toàn bộ
thành phần thang đo các biến độc lập có tổng phương sai trích là 68.946 % >
50% . Chỉ số KMO là 0.892 đảm bảo yêu cầu, ngoài ra sig cũng cho ra kết
quả là 0.000< 0.05. Kết quả bảng ma trận xoay nhân tố bảng 4.7 cho thấy 35
biến quan sát hội tụ về 6 nhân tố bao gồm nhóm nhân tố về đào tạo, hài lòng
với công việc, cam kết với doanh nghiệp, công bằng trong doanh nghiệp, định
hướng nghề nghiệp. với các trọng số nhân tố đều lớn 0.5. Như vậy, từ các kết
quả phân tích khẳng định hệ thống thang đo của nghiên cứu là phù hợp.
4.2.2 Phân tích hồi quy, kiểm định sự phù hợp của mô hình và giả
thuyết nghiên cứu
Kết quả xử lý dữ liệu điều tra khẳng định phương trình hồi quy đối với
các hệ số Beta đã chuẩn hóa như sau:
YD = (-0,401)CK +(-0,367)HL+ (-0,132)CB + (-0,203)DD + (-
0,068)DH + (-0,115)DT
Kết quả phân tích số liệu điều tra cho thấy cam kết với doanh nghiệp, hài
lòng với công việc, giá trị đạo đức doanh nghiệp được kết quả kiểm định
khẳng định có tác động lớn nhất và sau đó là lần lượt là các yếu tố công bằng
trong doanh nghiệp, đào tạo và định hướng nghề nghiệp.
4.2.3. Phân tích mức độ đánh giá của đại lý với các thang đo
Kết quả phân tích cho thấy ý định rời bỏ doanh nghiệp đại lý đánh giá ở
mức 3,0752, điều này cho thấy đại lý không khẳng định không có ý định rời
22
bỏ doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ đánh giá của nhóm đại lý bán thời gian
về ý định rời bỏ doanh nghiệp có mức độ trung bình (mean = 3,8403) cao hơn
khá rõ so với nhóm đại lý toàn thời gian (mean = 2,7288).
Phân tích thống kê mô tả về mức độ đánh giá của đại lý về các biến cho
thấy tất cả biến độc lập đều có mức đánh giá trung bình dao động từ 3.1793 –
4.0725.
Kết quả đánh giá trung bình của đại lý đối với các biến độc lập cũng có
sự khác biệt khá rõ giữa nhóm đại lý bán thời gian và đại lý toàn thời gian.
Mức độ đánh giá trung bình của đại lý cho các biến độc lập đối với nhóm đại
lý bán thời gian dao động trong khoảng (2,5556 - 3,7986), thấp hơn khá rõ so
với nhóm đại lý toàn thời gian (3,4617- 4,1965).
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu khẳng định mức độ tác động của các yếu tố đến ý
định rời bỏ doanh nghiệp của ĐLBHNT Việt Nam theo thứ tự giảm dần như
sau: cam kết với doanh nghiệp, hài lòng với công việc, giá trị đạo đức doanh
nghiệp có tác động lớn nhất, tiếp theo lần lượt là các yếu tố công bằng trong
doanh nghiệp, đào tạo và định hướng nghề nghiệp. Kết quả kiểm định về cơ
bản có điểm trùng hợp với kết quả nghiên cứu tổng quan khẳng định cam kết
với doanh nghiệp, hài lòng với công việc là hai yếu tố có tác động lớn nhất
đến ý định rời bỏ doanh nghiệp. Riêng đối với TTBHNT Việt Nam luận án
đã kiểm định và khẳng định giá trị đạo đức doanh nghiệp tác động đến ý định
rời bỏ doanh nghiệp mạnh chỉ sau cam kết với doanh nghiệp, hài lòng với
công việc; hai yếu tố có tác động yếu nhất là đào tạo và định hướng nghề
nghiệp.
Kết quả phân tích về mức độ đánh giá của đại lý về các biến trong cho
thấy công bằng trong doanh nghiệp, hài lòng với công việc, giá trị đạo đức
doanh nghiệp, định hướng nghề nghiệp, đào tạo, cam kết với doanh nghiệp có
mức độ đánh giá trung bình của đại lý cho từng biến theo mức độ giảm dần
23
và chưa thực sự cao, có biến chỉ ở mức trung bình. Ý định rời bỏ doanh
nghiệp được đánh giá ở mức bình thường. Nhóm đại lý toàn thời gian có
mức độ đánh giá đối với các biến độc lập cao hơn khá rõ so với nhóm đại
lý bán thời gian và ngược lại đối với kết quả đánh giá về ý định rời bỏ
doanh nghiệp; độ lệch chuẩn của nhóm này thường thấp hơn độ lệch chuẩn
của nhóm đại lý bán thời gian.
Dựa trên kết quả phỏng vấn chuyên gia, kết quả nghiên cứu thực
trạng thị trường, nghiên cứu chính sách quản lý đại lý của các DNBHNT
Việt Nam, luận án đi sâu phân tích một số nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ rời
bỏ doanh nghiệp của ĐLBHNT Việt Nam cao và mức độ đánh giá các
biến của đại lý chưa thực sự cao.
24
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM GIẢM TỶ LỆ
RỜI BỎ DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM CỦA ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
NHÂN THỌ VIỆT NAM
5.1 Định hướng phát triển bảo hiểm nhân thọ và đại lý bảo hiểm
nhân thọ Việt Nam
Định hướng phát triển lực lượng ĐLBHNT Việt Nam được đặt trong
mục tiêu, định hướng phát triển chung của TTBHNT. Đây là ý chí chủ quan,
mong muốn của cơ quan Nhà nước thể hiện rõ qua hệ thống các chiến lược và
kế hoạch phát triển lực lượng này.
Bên cạnh đó, xu thế phát triển của ĐLBHNT Việt Nam đặt trong bối
cảnh hội nhập và mở cửa thị trường trong nước với thị trường toàn cầu; tuân
thủ các nguyên tắc chung, chuẩn mực tối ưu (best practice) của công tác
quản lý, giám sát bảo hiểm trên thế giới cũng là căn cứ để định hướng phát
triển lực lượng ĐLBHNT Việt N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_yeu_to_tac_dong_toi_y_dinh_ro.pdf