Tóm tắt Luận án Nghiên cứu cảnh quan cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp huyện miền núi Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

C ƣơn 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HOÁ CQ LÃNH THỔ HUYỆN QUỲ CHÂU

2.1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH CQ HUYỆN QUỲ CHÂU

2.1.1. Vị trí địa lý: Quỳ Châu là huyện miền núi phía tây tỉnh Nghệ An, DT tự

nhiên là 1.057,63 km2, phía tây và tây bắc giáp huyện Quế Phong, phía tây nam

giáp huyện Tương Dương, phía bắc và đông bắc giáp huyện Như Xuân, tỉnh Thanh

Hóa, phía đông giáp huyện Nghĩa Đàn, phía nam và đông nam giáp các huyện Quỳ

Hợp và Con Cuông. Với vị trí này, Quỳ Châu nhận được lượng bức xạ dồi dào, nền

nhiệt ẩm cao thể hiện tính nhiệt đới của điều kiện tự nhiên gió mùa nóng ẩm, có

mùa đông lạnh, các ĐKTN và CQ có sự phân hóa theo đai cao.

2.1.2. Địa chất: Một số đứt gãy chạy theo phương đông bắc - tây nam, tạo nên địa

hình Quỳ Châu phân hóa rõ rệt: thấp ở phần trung tâm tựa lòng máng, cao dần về 2

phía bắc và nam của lãnh thổ. Trong lãnh thổ nghiên cứu có những loại đá sau:

Nhóm đá magma hệ tầng Đồng Trầu, Mường Hinh phân bố ở Châu Bính, Châu

Phong. Nhóm đá trầm tích chủ yếu gồm: cát kết, cuội kết, sạn kết, phiến sét hệ tầng

Sông Cả, Huổi Nhị, La Khê, Đồng Trầu; Đá vôi hệ tầng Bắc Sơn, hệ tầng Huổi Lôi,

La Khê; Trầm tích bở rời gồm các trầm tích hỗn hợp tuổi Đệ Tứ; Đá biến chất thuộc

hệ tầng Bù Khạng và hệ tầng Sông Cả có thành phần chủ yếu là phiến sericit, đá

phiến thạch anh.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu cảnh quan cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp huyện miền núi Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
U 2.1.1. Vị trí địa lý: Quỳ Châu là huyện miền núi phía tây tỉnh Nghệ An, DT tự nhiên là 1.057,63 km 2 , phía tây và tây bắc giáp huyện Quế Phong, phía tây nam giáp huyện Tương Dương, phía bắc và đông bắc giáp huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, phía đông giáp huyện Nghĩa Đàn, phía nam và đông nam giáp các huyện Quỳ Hợp và Con Cuông. Với vị trí này, Quỳ Châu nhận được lượng bức xạ dồi dào, nền nhiệt ẩm cao thể hiện tính nhiệt đới của điều kiện tự nhiên gió mùa nóng ẩm, có mùa đông lạnh, các ĐKTN và CQ có sự phân hóa theo đai cao. 2.1.2. Địa chất: Một số đứt gãy chạy theo phương đông bắc - tây nam, tạo nên địa hình Quỳ Châu phân hóa rõ rệt: thấp ở phần trung tâm tựa lòng máng, cao dần về 2 phía bắc và nam của lãnh thổ. Trong lãnh thổ nghiên cứu có những loại đá sau: Nhóm đá magma hệ tầng Đồng Trầu, Mường Hinh phân bố ở Châu Bính, Châu Phong. Nhóm đá trầm tích chủ yếu gồm: cát kết, cuội kết, sạn kết, phiến sét hệ tầng Sông Cả, Huổi Nhị, La Khê, Đồng Trầu; Đá vôi hệ tầng Bắc Sơn, hệ tầng Huổi Lôi, La Khê; Trầm tích bở rời gồm các trầm tích hỗn hợp tuổi Đệ Tứ; Đá biến chất thuộc hệ tầng Bù Khạng và hệ tầng Sông Cả có thành phần chủ yếu là phiến sericit, đá phiến thạch anh. 2.1.3. Địa mạo: Theo nguyên tắc nguồn gốc - hình thái, lãnh thổ Quỳ Châu được chia thành 3 nhóm kiểu và 15 kiểu địa hình. Nhóm kiểu địa hình có nguồn gốc bóc mòn – xâm thực gồm: (1). Dãy núi trung bình bóc mòn trên đá phun trào axit kéo dài theo phương TB – ĐN, phân bố ở các xã Châu Nga, Châu Thuận, Châu Hoàn, Diên Lãm. (2). Khối núi thấp bóc mòn trên đá phun trào axit phân bố thành từng khối, phân bố ở các xã: Châu Bính, Châu Thuận, Châu Thắng Châu Bình. (3). Khối núi thấp bóc mòn – xâm thực trên đá cát kết phân bố chủ yếu ở Châu Phong, Châu Hoàn, Diên Lãm. (4). Dãy núi thấp bóc mòn – xâm thực trên đá phiến 9 sét có DT không lớn, phân bố ở Châu Thuận, Châu Hội. (5). Khối núi thấp bóc mòn trên đá biến chất phân bố ở xã Châu Hạnh, Châu Phong, Châu Hoàn, Diên Lãm, tạo nên vùng núi rộng lớn ở phía tây nam lãnh thổ. (6). Đồi cao bóc mòn tổng hợp trên đá macma axit cao trung bình 200 – 500m, dốc 15- 200, phân bố ở xã Châu Bính, Châu Phong, Châu Thắng. (7). Đồi cao bóc mòn tổng hợp trên đá cát kết cấu tạo chủ yếu là cuội sạn kết, phân bố men theo thung lũng sông Hiếu và các suối lớn. (8). Đồi cao bóc mòn tổng hợp trên đá phiến sét phân bố thành vùng tương đối rộng ở các xã Châu Hội, Châu Bình. (9). Đồi cao bóc mòn xâm thực trên đá biến chất phân bố thành dải hẹp chạy men theo thung lũng sông suối (Nậm Gươm, Khe Cát,...) ở xã Châu Phong, Châu Hoàn, Diên Lãm. (10). Đồi thấp dạng sót bóc mòn trên đá cát kết gồm các dải đồi sót hình thành trên đá biến chất, cát, bột kết, phân bố ở xã Châu Bình, Châu Hội. (11). Đồi thấp dạng sót bóc mòn trên đá biến chất phân bố chủ yếu ở xã Châu Hạnh, Châu Bình. Nhóm kiểu địa hình có nguồn gốc Karst gồm: (12). Núi đá vôi với quá trình rửa lũa phân bố ở xã Châu Tiến, Châu Thuận, Châu Hạnh. (13). Thung lũng Karst phân bố ở Châu Bính, Châu Tiến. Địa hình nguồn gốc d ng chảy: (14). Thung lũng xâm thực - tích tụ proluvi – deluvi: thành phần chủ yếu là vật liệu thô, độ mài tròn, chọn lọc kém. (15). Dạng thung lũng tích tụ proluvi – deluvi có bề mặt khá rộng và bằng phẳng. 2.1.4. Đặc điểm khí hậu: Chế độ nhiệt - ẩm: Nhiệt độ TB năm khoảng 23,70C. Biên độ nhiệt ngày - đêm có sự chênh lệch lớn, nhất là mùa hạ. Tổng nhiệt hoạt động khoảng 8.5000C/năm. Cân bằng bức xạ: 75 kcal/cm 2/năm. Số giờ nắng trung bình: 1.580 - 1.590 giờ/năm. Lượng mưa TB năm là 1.663,5mm, tập trung từ tháng tháng 5 đến tháng 10. Lượng bốc hơi trung bình: 697,6 mm/năm. Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt: Gió Tây khô nóng (gió Lào), mưa đá, sương mù. Khí hậu phân hóa thành 4 kiểu: IB1b, IIB2b, IIIB3b, IVB3b. 2.1.5. Đặc điểm thủy văn: Đặc điểm nguồn nước mặt: Quỳ Châu có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ 5 - 7 km/km2. Chế độ dòng chảy sông suối Quỳ Châu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Các sông suối chính: sông Hiếu và sông Hạt. Nước ngầm: nước ngầm xuất hiện ở độ sâu trung bình 7 - 10m, nơi thấp nhất 1 - 2m, nơi sâu nhất 10 - 15m. 2.1.6. Đặc điểm thổ nhưỡng: Các loại đất theo thành phần đá mẹ gồm: Đất nâu đỏ hình thành trên đá vôi (Fv), Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj), Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa), Đất đỏ vàng trên đá cát kết (Fq), Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq), Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (Hs), Đất dốc tụ (D), Đất phù sa không được bồi (Pb), Đất phù sa không được bồi lắng (Pk). Ngoài ra, trên các núi đá vôi có SP phong hóa trong các khe nưt, hang hốc. 2.1.7. Thảm thực vật gồm các kiểu: (1). Kiểu thảm thực vật khí hậu: Theo đai cao, thảm thực vật rừng tự nhiên phân hóa thành 2 đai: Rừng kín cây lá rộng thường xanh á nhiệt đới trên 700m và dưới 700m. (2). Kiểu phụ thảm thực vật khí hậu – thổ nhưỡng: rừng trên núi đá vôi (3). Kiểu phụ thảm thực vật khí hậu - nhân tác: (3.1). Kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác, (3.2). Kiểu phụ thảm thực vật rừng trồng, (3.3). Kiểu phụ trảng cây bụi nhân tác, (4). Kiểu phụ thảm thực vật nông quần hợp: 4.1. Kiểu phụ thảm thực vật cây trồng hàng năm gồm lúa nước, cây rễ hương, thực vật nương rẫy, cây công nghiệp ngắn ngày. 4.2. kiểu phụ thảm thực vật trong khu dân cư. 2.1.8. Hoạt động nhân sinh gồm các hoạt động: khai thác, trồng rừng, tái sinh rừng; sản xuất nông nghiệp (canh tác nương rẫy, lúa nước, trồng cây công nghiệp,) tạo nên CQ trảng cỏ cây bụi, CQ lúa nước, CQ cây công nghiệp ngắn ngày (Tl58, Tl59, Dc42). 10 2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HÓA CQHUYỆN QUỲ CHÂU 2.2.1. Phân loại CQ uyện Quỳ C âu: a. Hệ thống phân loại CQ huyện Quỳ Châu ở tỉ lệ 1:50.000 được xác lập gồm 5 cấp từ trên xuống: kiểu lớp  phụ lớp  hạng  loại với các tiêu chí cụ thể. Lãnh thổ huyện Quỳ Châu được phân hóa thành 60 loại CQ thuộc 15 hạng của 4 phụ lớp, 2 lớp trong phạm vi 1 kiểu CQ(xem bản đồ và chú giải bản đồ CQ huyện Quỳ Châu). b. Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan huyện Quỳ Châu: Quỳ Châu nằm trong hệ CQ nhiệt đới gió mùa, phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Kiểu CQ rừng kín cây lá rộng TXNĐ mưa mùa. Lớp CQ núi đặc trưng bởi độ cao (trên 500m), địa hình chia cắt mạnh, thảm thực vật rừng phát triển trên các loại đất đỏ vàng. Lớp CQ này chia thành 2 phụ lớp: phụ lớp CQ núi trung bình (>700m) và phụ lớp CQ núi thấp (<700m). Ngưỡng 700m thể hiện sự xuất thay đổi CQ: trên ngưỡng này xuất hiện thảm thực vật á nhiệt đới và tăng hàm lượng mùn trong đất. Lớp CQ đồi: độ cao tuyệt đối trung bình 200 –500m, độ cao tương đối dưới 100m, sườn thoải đến dốc. Phụ lớp CQđồi cao (200 - 500m): chủ yếu là các bề mặt san bằng 200 - 400m, bề mặt đỉnh tương đối bằng phẳng. Xen kẽ các đồi cao là thung lũng xâm thực - tích tụ proluvi. Phụ lớp CQđồi thấp và thung lũng (< 200m): có địa hình chủ yếu là các bề mặt Pediment cao 100 - 200 m, lớp phủ thổ nhưỡng chủ yếu là đất Fq, Fj, phân bố chủ yếu ở các xã: Châu Hạnh, Châu Hội, Châu Bình,...CQ trên địa hình thung lũng chiếm DT đáng kể trong phụ lớp đồi thấp, đặc biệt còn có các bề mặt tích tụ, bãi bồi ven sông. Hạng và loại CQ : lãnh thổ nghiên cứu phân hóa thành 15 hạng CQ. Hạng CQ núi trung bình bóc mòn trên đá phun trào axít (H1) gồm 3 loại CQ(Ntb1, Ntb2, Ntb3), trong đó Ntb1 chiếm DT lớn nhất. Hạng CQ núi thấp bóc mòn trên đá macma axit (H2) gồm 4 loại CQ(Nt4 - Nt7). Trong đó, có DT lớn nhất, phân bố ở xã Châu Bính, Châu Bình. Hạng CQ núi thấp bóc mòn - xâm thực trên đá cát, cuội kết (H3) gồm 5 loại CQ(Ntb8 – Nt12), phân bố ở xã Châu Nga, Châu Hội. Hạng CQ núi thấp bóc mòn trên đá phiến sét (H4) gồm 2 loại cảnh (Nt13, Nt14). Hạng CQ núi thấp bóc mòn - xâm thực trên đá biến chất (H5) gồm 6 loại CQ , trong đó xuất hiện CQrừng trồng (Nt18), cây hàng năm (Nt19), quần cư (Nt 20). Hạng CQnúi đá vôi với quá trình rửa lũa (H6): Thực vật rừng tự nhiên ít bị tác động (NDV21) và trảng cỏ - cây bụi thứ sinh (NDV22), phân bố ở xã Châu Hạnh, Châu Bính, Châu Tiến. Hạng CQđồi cao bóc mòn trên đá macma axit (H7) gồm 3 loại CQ : Dc23, Dc24, Dc25, phân bố ở xã Châu Bính, Châu Thắng, Châu Phong. Hạng CQđồi cao bóc mòn tổng hợp trên đá cát kết, cuội kết (H8) gồm: Dc26 - Dc29. Hiện trạng thảm thực vật chịu tác động nhân sinh là trảng cỏ - cây bụi trên đất Fq (Dc27) rất lớn, tiếp đến là rừng trồng (Dc28), cây hàng năm (Dc29). Hạng CQđồi cao bóc mòn tổng hợp trên đá phiến sét (H9) gồm 6 loại CQ , từ Dc30 – Dc35. Hạng CQđồi cao bóc mòn rửa trôi trên đá biến chất (H10) gồm 6 loại CQ : Dc36 - Dc41, phân bố ở Châu Bình, Châu Hội, Châu Nga,...Hạng CQđồi thấp bóc mòn dạng sót trên đá cát kết (H11): gồm 3 loại thảm thực vật chủ yếu: trảng cỏ - cây bụi và rừng trồng. Hạng CQđồi thấp dạng sót bóc mòn lượn sóng trên đá biến chất (H12 phân bố men theo thung lũng sông Hiếu, thuộc các xã: Châu Bình, Châu Hạnh, gồm các loại CQ: Dt44, Dt45, Dt46, trong đó loại CQcây hàng năm (chủ yếu là mía) và lúa nước trên đất Fj có DT lớn nhất. Hạng CQthung lũng Karst (H13) phân hóa thành 3 loại CQ : Tl47, Tl48, Tl49 với thảm phủ hiện tại là rừng 11 trồng, lúa nước, quần cư. Hạng CQthung lũng xâm thực - tích tụ hỗn hợp proluvi– deluvi - aluvi (H14) gồm 8 loại CQ(Tl50 -Tl57), ưu thế trong hạng này là lúa nước và quần cư (Tl52, Tl53, Tl56, Tl57). Hạng CQthung lũng với bậc thềm sông và bãi bồi không phân chia (H15): gồm 3 loại CQ : Tl58, Tl59, Tl60 (cây hàng năm, lúa nước và quần cư). 2.2.2. Phân vùng CQ: a. Phân vùng CQlãnh thổ huyện Quỳ Châu: Dựa trên các nguyên tắc: cùng chung lãnh thổ, cùng nguồn gốc phát sinh, đồng nhất tương đối; áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp, nhân tố trội và khảo sát thực địa, lãnh thổ Quỳ Châu phân thành 4 tiểu vùng CQ : TVCQ núi Tang Quai có DT 18.750 ha, chiếm 17,74%DTTN, gồm các loại CQ: Ntb1 – Ntb3, Nt4 – Nt6, Nt9, Nt10, Nt13, Nt14, TVCQ đồi cao Sán Sư có DT 20.730 ha, chiếm 19,62%, gồm các loại CQ NDV21 – 22, Dc26 – Dc28, Dc30 – Dc32, TVCQ đồi thấp và thung lũng sông Hiếu có DT 22.710ha, chiếm 21,50%DTTN gồm: Dt41, Dt42, Tl47, Tl49, Tl50, Tl57, Tl58, Tl59. TVCQ đồi núi Pù Xen - Pù Huống có DT 43.464,63ha, chiếm 41,14, gồm: Nt8 – Nt19, Dc37 – Dc40, Tl47, Tl48. 2.2.3. Tính trội tron đặ điểm p ân ó C Q uyện miền núi Quỳ C âu: Tính trội trong sự phân hóa CQ huyện Quỳ Châu được biểu hiện ở các đặc điểm sau: Phân hóa CQtheo đai cao: Cảnh quan huyện Quỳ Châu phân hóa thành 2 đai: nhiệt đới và á nhiệt đới trên núi thể hiện rõ rệt nhất với chỉ thị là thảm thực vật. Phân hóa CQtheo điều kiện kiến tạo - địa mạo: Địa hình lãnh thổ phân hóa thành các bậc và kéo dài dạng dải tạo nên tính phân bậc của địa hình: Núi trung bình - núi thấp - đồi cao - đồi thấp - thung lũng ở trung tâm. CQphân hóa theo cặp quan hệ con người – CQthể hiện rõ qua bức tranh các CQquần cư song hành với CQlúa nước (Tl59 và TL60), CQquần cư và nương rẫy (Nt19, Nt20). Tính trội trong phân hóa CQhuyện Quỳ Châu tạo nên cơ sở cho việc xác định chức năng, phân vùng CQ và định hướng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ CQ . 2.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HÓA CQ KHU VỰC CHÂU HẠNH - TÂN LẠC: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khu vực xã Châu Hạnh – Thị trấn Tân Lạc có DT 13.144,24 ha được lựa chọn là khu vực nghiên cứu điểm, phân hóa đến cấp dạng CQ làm cơ sở đánh giá cho các loại cây trồng và xác lập các mô hình hệ KTST. Sự phân bố, nguồn gốc các đơn vị CQ phản ánh cấu trúc đứng và cấu trúc ngang CQ, thể hiện rõ trên bản đồ, lát cắt CQ và được minh chứng tại một số điểm khảo sát tại khu vực NC. 2.3.1. Đặc điểm cấu trúc đứng CQ khu vực Châu Hạnh – Tân Lạc: Sự phân hóa và mối liên hệ giữa các hợp phần thành tạo CQ tạo nên cấu trúc đứng khu vực nghiên cứu, thể hiện trên lát cắt CQvà kết quả phân tích một số điểm khảo sát mẫu thuộc địa hình núi thấp, địa hình đồi, địa hình bậc thềm sông, và địa hình núi đá vôi. 2.3.2. Cấu trú n n CQ: Khu vực xã Châu Hạnh và thị trấn Tân Lạc được chia thành 8 nhóm dạng và 34 dạng CQ. Các dạng CQcó số lượng và tần suất lặp lại trong không gian khác nhau, tạo ra sự đa dạng trong phân hóa lãnh thổ. 2.4. PHÂN TÍCH ĐỘNG LỰC CHỨC NĂNG CQ 2.4.1. Tính n ịp điệu CQ: Lãnh thổ Quỳ Châu chia thành 3 mùa: Mùa chuyển tiếp (1<K<2) ngắn, từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5; Mùa khô (K<1) kéo dài 5 tháng, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; Mùa mưa (K>2) kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% lượng mưa cả năm. 2.4.2. C qu trìn độn lự và t i biến t i n n i n: Xói mòn đất: Kết quả đánh giá xói mòn đất huyện miền núi Quỳ Châu cho thấy: Mặc dù DT xói mòn tiềm năng cao là khá lớn (25,4%) nhưng 12 thấp (60% DT), điều này phụ thuộc vào lớp phủ thực vật. Trượt lở đất: phổ biến trên lớp cảnh quan đồi, đặc biệt là dọc các tuyến đường giao thông DT có nguy cơ trượt lở đất ở Quỳ Châu khá cao, chiếm gần 24% DTTN của huyện. Lũ ống, lũ quét là loại tai biến thường xảy ra vào mùa mưa, đặc biệt là mùa mưa lớn hè thu tại Quỳ Châu, gây thiệt hại nặng nề. Sạt lở, xói lở bờ sông: xảy ra ven sông Hiếu (Châu Thắng, Châu Hạnh, Châu Tiến,..). 2.4.3. C ứ năn CQ: Chức năng các loại CQ : Chức năng phục hồi, bảo tồn (Ntb1 - Ntb3), chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường tự nhiên (Nt4, Nt7, Nt8, Nt11, Nt13, Nt17, Nt18, Dc23, Dc30), chức năng phát triển kinh tế (Nt5, Nt9, Nt16, Dc24, Dc27, Dc31, Dc37, Dt42, Nt12, Nt19, Dc29, Dc34, Dc40, Dt45, Tl47, TL48, Tl52), chức năng định cư (Nt20, Dc35, Tl49, Tl53, Tl57, Tl60). Chức năng các tiểu vùng CQ : Tiểu vùng CQnúi Tang Quai có tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, Tiểu vùng CQđồi cao Sán Sư đảm nhiệm chức năng hạn chế bóc mòn, xâm thực, rửa trôi (bào mòn vật chất). Tiểu vùng CQ đồi núi Pù Xen - Pù Huống có chức năng phòng hộ và bảo tồn. Tiểu kết ƣơn 2: Sự phân hóa phức tạp và tác động của các hợp phần tự nhiên và nhân sinh tạo nên sự đa dạng về CQ lãnh thổ huyện Quỳ Châu. Đặc điểm và sự phân hóa CQ huyện Quỳ Châu được nghiên cứu ở hai quy mô: quy mô huyện ở tỷ lệ 1: 50.000 và quy mô cụm xã tỉ lệ 1:10.000. Toàn bộ lãnh thổ huyện Quỳ Châu được phân hóa thành 60 loại CQ trong 15 hạng, thuộc 4 phụ lớp, 2 lớp, trong 1 kiểu. Khu vực nghiên cứu điểm (xã Châu Hạnh – thị trấn Tân Lạc) được phân chia thành 34 dạng CQ . CQlãnh thổ huyện Quỳ Châu thể hiện tính trội trong đặc điểm và sự phân hóa của lãnh thổ miền núi: phân hóa theo đai cao, phân hóa theo điều kiện kiến tạo - địa mạo hướng tây bắc - đông nam và tính gắn kết, song hành giữa CQVH lúa nước, nương rẫy và CQ quần cư. Tính mỏng manh, dễ bị tổn thương bởi các quá trình tự nhiên theo trọng lực chiếm ưu thế. Bằng cách nhóm gộp ĐVCQ kết hợp phân chia lãnh thổ, huyện Quỳ Châu được chia thành 4 TVCQ với đặc điểm riêng về mặt tự nhiên, dân cư, kinh tế và có mức độ biến đổi nhân sinh khác nhau. Nghiên cứu động lực CQ trên các TVCQ cho thấy: các quá trình địa lý tự nhiên, tai biến thiên nhiên xảy ra theo nhịp điệu mùa có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm cấu trúc CQvà hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. TVCQ II và TVCQ IV có nguy cơ trượt lở, lũ ống lũ quét cao nhất, cần được bảo vệ bởi lớp phủ rừng. Chính vì vậy, chức năng các TVCQ được xác định trên cơ sở tổng hợp từ chức năng các loại CQ trong tiểu vùng được xác định, một mặt nhằm phát triển kinh tế, mặt khác phục vụ mục đích bảo vệ môi trường tự nhiên. Đây là cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng, cơ sở cho định hướng không gian sử dụng hợp lí CQ phục vụ phát triển nông lâm nghiệp lãnh thổ miền núi Quỳ Châu. C ƣơn 3. ĐÁNH GIÁ CQ PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ XÁC LẬP CÁC MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI HUYỆN QUỲ CHÂU 3.1. ĐÁNH GIÁ CQ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP HUYỆN QUỲ CHÂU: Đơn vị đánh giá CQ cho các nhóm cây trồng được lựa chọn là loại CQ, tỉ lệ bản đồ 1:50.000. Tiếp cận ở tỉ lệ lớn hơn (1:10.000) thực hiện để đánh giá CQ cho một số cây trồng cụ thể với đơn vị đánh giá là dạng CQ tại khu vực xã Châu Hạnh – thị trấn Tân Lạc. 13 3.1.1. P ƣơn p p, quy trình đ n i CQ t eo tiếp ận KTST (i). Đánh giá thích nghi CQ được tiến hành dựa vào nhu cầu sinh thái của loại hình sử dụng và tiềm năng tự nhiên của CQ. Điểm đánh giá được xác định theo công thức: 0 1 1 n i i i M k d n    (3.1) Trong đó:Mo: Điểm đánh giá chung (tổng hợp); di: Điểm đánh giá yếu tố thứ i; n: Số chỉ tiêu đánh giá; ki: Hệ số tầm quan trọng của yếu tố thứ i. (ii). Đánh giá hiệu quả kinh tế của dạng sử dụng CQ thực hiện bằng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích. (iii). Đánh giá ảnh hưởng về môi trường và xã hội thực hiện thông qua đánh giá tác động môi trường các hoạt động sử dụng CQ. Hiệu quả xã hội được thể hiện ở các chỉ tiêu như: khả năng tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo tồn và phát huy tri thức bản địa,... 3.1.2. Đ n i ản qu n o p t triển các nhóm cây nôn n iệp và các loại ìn lâm n iệp uyện Quỳ C âu a. Đánh giá cảnh quan cho phát triển các nhóm cây nông nghiệp, bao gồm nhóm cây lương thực, thực phẩm, nhóm cây CNNN, nhóm cây ăn quả. Trên cơ sở phân tích nhu cầu sinh thái cây trồng, bảng đánh giá cơ sở cho các chỉ tiêu đối với nhóm nhóm cây trồng theo các mức thích nghi được xây dựng tại Bảng 3.1. Trong đó, S1 – rất thích nghi tương ứng với 3 điểm, S2 – thích nghi (2 điểm) và S3 – ít thích nghi (1 điểm), không thích nghi - N (0 điểm). Bản 3.1. P ân ấp ỉ ti u t eo mứ độ t í n i đối với n óm ây trồn Nhóm cây trồn Yếu tố Mứ độ t í ợp S1 3 điểm S2 2điểm S3 1 điểm N Nhóm cây lương thực, thực phẩm Loại đất Pb; Pk; Fv Fs; Fj; Fq; D Hs, Hq Fa; Ha; Độ dốc (0) 0 - 30 3 - 80 8 - 150 > 150 Tầng dày (cm) > 100 50 - 100 < 50 Khả năng tưới Chủ động Gần nguồn nước Tưới hạn chế Nước trời Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày Loại đất Fv;Pk; D, Fj Fs; Pb Fq; Fa Hs; Hq; Ha; Độ dốc (0) 0 - 3 3 - 8 8 - 15 > 15 0 Tầng dày (cm) > 100 50 - 100 < 50 Nước tưới Chủ động Gần nguồn nước Tưới hạn chế Nước trời Nhóm cây ăn quả Loại đất D, Fj, Fv Fq, Fa, Fs Pk, Pb Hq, Hs, Ha Độ dốc (0) 3 - 8; 0 - 3 8 – 20 > 20 0 Tầng dày (cm) > 100 50 - 100 < 50 Nước tưới Chủ động Gần nguồn nước Tưới hạn chế Nước trời 14 *Xác định trọng số: Trọng số đánh giá đối với các nhóm cây trồng được tính bằng phương pháp ma trận tam giác Thực hiện ĐGCQ theo quy trình 3.1, kết quả như sau: Đối với nhóm nhóm cây lương thực, thực phẩm: Các loại CQ thích nghi với nhóm cây Lt,tp gồm: Tl48, Tl49, Tl51, Tl52, Tl54 - Tl56, Tl58, Tl59 có DT 20.868,56ha, chiếm 19,75% tổng DTTN lãnh thổ. Đây là các đơn vị CQ nằm ở thung lũng, thuận lợi nguồn nước tưới, có địa hình khá bằng phẳng, thuộc Châu Tiến, Châu Thắng, Châu Hạnh, thị trấn Tân Lạc. Các đơn vị CQ ở mức "S1" chủ yếu bị hạn chế bởi yếu tố loại đất, khả năng tưới (chiếm 11,73% DT huyện), phân bố chủ yếu ở địa hình đồi thuộc Châu Bình, Châu Hội, Châu Nga. Các CQ “S3” chiếm tới 31.692,61ha (33,08%), chủ yếu hạn chế về độ dốc, tầng dày, khả năng tưới,... Các ĐVCQ không đưa vào đánh giá, xếp loại “không thích nghi” đối với nhóm cây Lt,tp chiếm gần 35,44% DT lãnh thổ, phân bố ở các CQ núi trung bình, núi thấp, núi đá vôi thuộc Châu Bính, Châu Hoàn, Châu Phong, Diên Lãm. Đối với nhóm cây CNNN: 19.937,53ha S1, chiếm gần 18,87% DT lãnh thổ, phân bố trên các CQ đồi cao, đồi thấp và thung lũng, thuộc TVCQII và TVCQIII (Châu Bình, Châu Hội, Châu Hạnh). DT thích nghi chiếm 21,37% với 20 loại cảnh quan, chủ yếu phân bố trên các CQ đồi cao, núi thấp (Châu Nga, Châu Thuận, Châu Bính). Cấp ít thích nghi chiếm DT 6.607,3ha, phân bố trên các CQ núi thấp, đồi cao thuộc các xã thuộc TVCQI và TVCQ IV (Châu Nga, Châu Thuận, Châu Phong, Châu Hoàn, Diên Lãm). Đối với nhóm cây ăn quả: Các CQ rất thích nghi đối với cây ăn quả gồm: Dc38, Dc39, Dt42 - Dt46, Tl47, Tl49 với DT 10.275,15ha, chỉ chiếm 9,72% DT lãnh thổ, phân bố ở các xã: Châu Bình, Châu Hội, Châu Hạnh. DT thích nghi là 23.357,01ha, chiếm 21,1%, phân bố trên CQ núi thấp, đồi cao thuộc Châu Nga, Châu Hoàn, Diên Lãm. Cấp không thích nghi chiếm DT lớn nhất 50.923,42ha, chiếm 48,2%, gồm các CQ núi TB, núi thấp thuộc TVCQI, TVCQIV và núi đá vôi thuộc xã Châu Bính, Châu Hạnh. b. Đánh giá cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp: Các chỉ tiêu đánh giá cho phòng hộ đầu nguồn và rừng sản xuất được lựa chọn và phân cấp ở bảng 3.7, 3.8. Bản 3.7. P ân ấp ỉ ti u đối với y u ầu p òn ộ đầu n uồn TT Yếu tố Mứ độ ƣu ti n p òn ộ S1 (3 điểm) S2 (2 điểm) S3 (1 điểm) 1 Địa hình Núi TB, Núi thấp, NĐV Đồi Thung lũng 2 Độ dốc (0) > 20 15 - 20 < 15 3 Vị trí phòng hộ đầu nguồn gần bồn tụ thủy Thung lũng Bản 3.8. P ân ấp ỉ ti u đối với p t triển r n sản xuất TT Yếu tố Mứ độ t í n i S1 (3 điểm) S2 (2 điểm) S3 (1 điểm) 1 Độ dốc (0) 80 - 150 150 - 250 > 250, < 80 2 Địa hình Đồi, núi thấp Núi TB NĐV, T. lũng 3 Loại đất Hs, Hq, Ha, Fs, Fj Fa, Fq, Fv Pb, Pk, D 4 Thảm thực vật Rừng TN, RTS Rừng trồng Trảng cỏ - CB 15 * Kết quả đánh giá CQ đối với phát triển lâm nghiệp: Đối với yêu cầu ưu tiên phát triển phòng hộ: DT yêu cầu phòng hộ rất xung yếu và xung yếu rất lớn, chiếm khoảng 36% DT tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các dãy núi tây bắc, tây nam của huyện (Châu Nga, Châu Thuận, Châu Bính, Châu Phong, Châu Hoàn, Diên Lãm). Đây là các CQ nằm ở vị trí đầu nguồn, có độ dốc lớn. Cấp phòng hộ ít xung yếu (ưu tiên thấp), chiếm 23,31% DT, chủ yếu là các ĐVCQ nằm ở hạ lưu sông suối, thung lung, thuộc xã Châu Tiến, thị trấn Tân Lạc, trung tâm xã Châu Hạnh, Châu Thắng. Kết quả đánh giá CQ cho nhu cầu phát triển RSX: Các đơn vị CQ S1 với RSX ở Quỳ Châu khá lớn, chiếm trên 24,05% DT tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở các CQ đồi cao và núi thấp (Dc26 - Dc28, Dc 30, Dc36, Dc38, Dc39, Nt16, Dc31) thuộc TVCQII (xã Châu Nga, Châu Hội, Châu Hạnh). Các đơn vị không thích hợp với rừng sản xuất chủ yếu ở vị trí phòng hộ xung yếu, CQ núi đá vôi, các đơn vị CQ ít thích nghi nằm ở thung lũng thoát nước kém TVCQIV, TVCQIII. 3.1.3. Đ n i kin tế sin t i CQ cho một số ây trồn tại k u vự C âu Hạn - Tân Lạ : a. Đánh giá thích nghi CQ Bản 3.13. P ân ấp ỉ ti u đ n i CQ đối với loại ây trồn ở k u vự xã C âu Hạn – t ị trấn Tân Lạ Cây trồn C ỉ ti u P ân ấp thích nghi S1 (3 điểm) S2(2 điểm) S3(1 điểm) N(0 điểm) Cây Mía Loại đất Fv, Dv Pk, Fj Pb TPCG Thịt trung bình Thịt nhẹ Thịt nặng Thành phần cơ giới > 70 50 - 70 30 - 50 < 30 Độ dốc (0) 0 - 3 3 - 8 8 - 15 >15 pH 5,5 – 7,5 > 7,5 < 5,5 K2O (mg/100g) > 20 10-20 P2O5 (mg/100g) 0,06 - 1 <0,06 N tổng số > 0,2 <0,1 Khả năng tưới Chủ động Gần nguồn nước Tưới hạn chế Nước trời Cây Rễ hương Loại đất Fj, Fv, Dv Pk Pb TPCG Thịt TB Thịt nhẹ Thịt nặng Tầng dày (cm) >100 50 – 100 < 50 K2O (mg/100g) 10-20 <10 P2O5 (mg/100g) 0,05-0,1 <0,05 N tổng số >0,08 <0,08 pH 5,2-7,2 4,2<5,2 <4,2 Độ dốc (0) 20 Khả năng tưới Chủ động Gần nguồn nước Tưới hạn chế Nước trời Cây na Loại đất Fv, Dv Pk, Fj Pb TPCG Thịt trung bình Thịt nhẹ Thịt nặng Cát pha Tầng dày đất >100 70 - 100 50 - 70 < 50 Độ dốc 25 pH 5,5 – 6,5 6,5 – 7,5 4,5 – 5,5 < 4,5 Khả năng tưới Chủ động Gần nguồn nước Tưới hạn chế Nước trời 16 Bản 3.14. P ân ấp ỉ ti u đ n i CQ đối với phụ ồi r n tự n i n kết ợp trồn cây lùng * Kết quả đ n i t í n i CQ đối với loại ây trồn : Cây mía: Mức độ thích nghi nhất (S1): Gồm các dạng CQ 27, 29, 30, 32, 33, có DT ha 1.018,32 ha. S2: Gồm các dạng CQ 1, 3 – 15, 18, 20 – 22, 32, 33, có DT lớn: 3.670 ha (chiếm 30% DTTN). S3: gồm các dạng CQ 4, 17, 20, 26, 27, 28, 29, 30, 39, 40, 41, 42, 47, DT 7213,10 ha (chiếm khoảng 58% DTTN). Không thích nghi (N): gồm dạng CQsố 26, DT 510,68 ha (chiếm khoảng 4% DT tự nhiên). Cây rễ hương: Mức độ thích nghi nhất (S1): Gồm các dạng CQ 3, 5, 6, 8, 9, 20, 21, 22, 27, 29, 30, 32, 33, DT là: 3.298,58 ha (chiếm 27% DTTN), phân bố ở bản Khe Hán, Khe Súng, Tà Sỏi. S2: Gồm các dạng CQsố 1, 4, 7, 10, 13, 14, 17, 24 có tổng DT là 3.121,71ha (chiếm 25% DT đất tự nhiên). S3: Gồm các dạng CQ11, 12, 15, 16, 18, 19, 25 có tổng DT là 5481,01 ha không thích nghi (N): 510,37 ha (chiếm 4% DTTN). Cây na: Mức độ thích nghi nhất (S1) gồm 2 dạng CQ (27, 29), DT: 112.249ha. S2: gồm các dạng CQ30 DT là 310,55 ha. S3:gồm các dạng CQlà 3 – 9, 20 – 22, 26, 32, 33, với DT lớn là 4.608,97 ha (chiếm 37% DTTN). Các dạng CQnày có tầng đất dày >100cm nhưng hạn chế về độ dốc. Mức độ không thích nghi (N): Các dạng CQ không thích nghi gồm: 1, 10 – 19, 24, 25 có DT lớn 4.931,58 ha (chiếm 59% DT đất tự nhiên), chủ yếu là hạn chế về yếu tố độ dốc, loại đất và các chỉ tiêu dinh dưỡng đất. Phục hồi rừng tự nhiên kết hợp trồng lùng: Mức độ thích nghi nhất (S1): gồm các dạng CQ10,11,16,17,18 với DT 4.210,74 ha (chiếm 34% tổng DTTN). S2: gồm các dạng CQ3, 4, 12 – 15, 19,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_nghien_cuu_canh_quan_cho_dinh_huong_khong_gian_phat_trien_nong_lam_nghiep_huyen_mien_nui_quy_chau.pdf
Tài liệu liên quan