Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chất lượng đất, nước của khu vực Ramsar Xuân Thuỷ - Nam Định trong bối cảnh nước biển dâng

CHưƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Khái quát về địa điểm nghiên cứu7

Khu Ramsar Xuân Thủy (thuộc VQG Xuân Thủy) có tổng

diện tích tự nhiên 12.000ha, tính từ đê biển ra hết phần bãi bồi ngập

nước ở cửa sông Ba Lạt, ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Địa hình dương không ngập triều, ngập nước thường xuyên và ngập

theo chu kỳ. Đất được tạo thành từ nguồn phù sa bồi lắng của toàn bộ

hệ thống sông Hồng. Lớp thổ nhưỡng là đất nhẹ, cát pha và thịt nhẹ,

đất trung bình, thịt trung bình; đất nặng từ thịt nặng đến đất sét với

nhóm đất phèn, đất mặn, đất phù sa và đất cát.

Sản xuất nông nghiệp khá đa dạng với hoạt động chính là

NTTS. Sự đa dạng về sinh cảnh, loài với có nhiều loài nguy cấp, quý

hiếm trên toàn cầu đã tạo cho khu Ramsar Xuân Thủy các giá trị về

bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội, văn hóa

và tham quan, du lịch. Các hoạt động quản lý tập trung vào bảo tồn

ĐDSH, bảo vệ và phục hồi RNM, nghiên cứu khoa học, giáo dục

cộng đồng thông qua các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức

bảo vệ ĐDSH và tuần tra bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chất lượng đất, nước của khu vực Ramsar Xuân Thuỷ - Nam Định trong bối cảnh nước biển dâng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trƣờng đất của khu Ramsar vùng cửa sông ven biển Đất cát ven biển, đất bãi triều ngập mặn là các nhóm đất điển hình của khu Ramsar vùng cửa sông ven biển. Đất cát có hàm lượng sét, mùn và độ ẩm rất thấp, thuộc loại ít chua đến trung tính, Ca ++ và Mg ++ trao đổi không cao, N, P, K và các khoáng dinh dưỡng rất nghèo. Hàm lượng cacbon hữu cơ và Nts khu Ramsar ven biển miền Bắc (0,4-1,2% C hữu cơ và 0,08-0,14% N) thấp hơn miền Nam (0,5-1,5% C hữu cơ và 0,10-0,15% N) nhưng hàm lượng Pts (0,070-0,120% P2O5) và Sulfua (0,15-0,40%) cao hơn miền Nam (0,050-0,08% P2O5) và Sulfua (0,05-0,30%). Đất bãi triều ngập mặn gồm có 3 loại: chưa có phèn tiềm tàng, phèn tiềm tàng và than bùn phèn tiềm tàng. 1.2.2. Đặc điểm môi trƣờng nƣớc của khu Ramsar vùng cửa sông ven biển Các khu Ramsar vùng cửa sông ven biển có các đặc điểm của nước biển ven bờ. Điều kiện khí hậu khác nhau tạo ra đặc điểm 6 nước của các khu Ramsar khác nhau. Nhiệt độ của nước biển ven bờ biến động từ 17,90C - 28,60C. Độ mặn dao động từ 1,10/00 - 13,8 0 /00 (miền Bắc) và 190/00 - 31 0 /00 (miền Nam). Hàm lượng bùn cát lơ lửng từ 50-500g/m3(miền Bắc) và 200g/m3 - 550g/m3 (miền Nam). Tính chất hóa học và hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P hòa tan trong nước vùng triều ven biển dao động không lớn. 1.3. MỐI ĐE DỌA VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ KHU RAMSAR VEN BIỂN 1.3.1. Các mối đe dọa đến khu Ramsar vùng cửa sông ven biển Các tác động của con người nhưkhai thác tài nguyên quá mức và trái phép, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ĐNN sang nuôi trồng thủy sản (NTTS).v.v. đã và đang gây ra những hệ lụy về suy thoái các vùng ĐNN, suy giảm tài nguyên, giảm thiểu chất lượng môi trường và đe dọa an ninh lương thực. BĐKH và NBD sẽ gây ngập lụt, xói lở bờ biển, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền cuốn theo các chất thải, làm tăng độ mặn của đất và ô nhiễm môi trường đất, nước vùng cửa sông ven biển và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các sinh vật. 1.3.2. Công tác bảo vệ môi trƣờng, ĐDSH học khu Ramsar: được triển khai thông qua các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý và BVMT; đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý ĐNN, bảo vệ chất lượng môi trường đất, nước và ĐDSH khu Ramsar; xây dựng, triển khai các giải pháp ứng phó với BĐKH và NBD. CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Khái quát về địa điểm nghiên cứu 7 Khu Ramsar Xuân Thủy (thuộc VQG Xuân Thủy) có tổng diện tích tự nhiên 12.000ha, tính từ đê biển ra hết phần bãi bồi ngập nước ở cửa sông Ba Lạt, ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Địa hình dương không ngập triều, ngập nước thường xuyên và ngập theo chu kỳ. Đất được tạo thành từ nguồn phù sa bồi lắng của toàn bộ hệ thống sông Hồng. Lớp thổ nhưỡng là đất nhẹ, cát pha và thịt nhẹ, đất trung bình, thịt trung bình; đất nặng từ thịt nặng đến đất sét với nhóm đất phèn, đất mặn, đất phù sa và đất cát. Sản xuất nông nghiệp khá đa dạng với hoạt động chính là NTTS. Sự đa dạng về sinh cảnh, loài với có nhiều loài nguy cấp, quý hiếm trên toàn cầu đã tạo cho khu Ramsar Xuân Thủy các giá trị về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội, văn hóa và tham quan, du lịch. Các hoạt động quản lý tập trung vào bảo tồn ĐDSH, bảo vệ và phục hồi RNM, nghiên cứu khoa học, giáo dục cộng đồng thông qua các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ ĐDSH và tuần tra bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 2.1.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu bao gồm: chất lượng đất (tính chất lý hóa cơ bản, chỉ tiêu dinh dưỡng và một số kim loại nặng); chất lượng nước (nhiệt độ, pH, độ mặn, CHC, chỉ tiêu dinh dưỡng, cation trao đổi và một số kim loại nặng); sinh cảnh RNM, một số loài chim di cư quý hiếm và các giải pháp giảm thiểu mối đe dọa đến đất, nước và ĐDSH khu Ramsar Xuân Thủy trong bối cảnh NBD. Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: tại khu Ramsar Xuân Thủy, Nam Định từ năm 2010 - 2014. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập và kế thừa thông tin tài liệu: về hiện trạng kinh tế xã hội, môi trường, ĐDSH, công tác quản lý khu 8 Ramsar và tài liệu liên quan luận án. 2.2.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát: được tiến hành mỗi năm/lần. 2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích thông tin tài liệu 2.2.4. Phƣơng pháp thu mẫu: Mẫu nước được lấy chủ yếu trên 2 sông chính (sông Trà và sông Vọp). Mẫu đất được lấy ở cồn Ngạn và cồn Lu. Mẫu thực vật được thu thập (tháng 7/2013) cùng vị trí lấy mẫu đất. Các mẫu đất, nước được lấy vào mùa khô 2012, 2013 và mùa mưa 2011, 2013 và 2014 để đánh giá chất lượng đất, nước. 2.2.5. Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Tiến hành phân tích các chỉ tiêu hóa lý của đất, nước khu Ramsar bằng phương pháp thông dụng theo QCVN. Chỉ tiêu thủy hóa (nhiệt độ, pH, độ mặn, độ đục, DO) được xác định ngay tại hiện trường. Mẫu thực vật được phân tích theo các chỉ tiêu kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd, As). 2.2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả 2.2.7. Phân tích mô hình Động lực, Áp lực, Hiện trạng, Tác động và Giải pháp (DPSIR) đểquản lý bền vững Ramsar Xuân Thủy. 2.2.8. Phƣơng pháp phân tích, xử lý ảnh vệ tinh, vẽ bản đồ: giải đoán, chiết tách thông tin từ ảnh vệ tinh, điều vẽ trực tiếp trên máy tính, sử dụng GIS để chồng lớp thông tin nền và thành lập bản đồ. 2.2.9. Phƣơng pháp nội suy: được sử dụng để nội suy sự phân bố các chỉ tiêu chất lượng đất, nước bằng hình ảnh thông qua cácđiểm phân tán mẫu đất, nước được thu thập. 2.2.10. Cách tiếp cận triển khai thực hiện luận án: tiếp cận nghiên cứu hệ thống, tiếp cận hệ sinh thái và sử dụng khôn khéo ĐNN. CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. HIỆN TRẠNG VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC KHU RAMSAR XUÂN THỦY 3.1.1. Hiện trạng sử dụng ĐNN tại khu Ramsar Xuân Thủy 9 Hiện trạng sử dụng đất khu Ramsar Xuân Thủy bao gồm: đất nông nghiệp (sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, NTTS tại khu vực cồn Lu, cồn Ngạn và Bãi Trong với loại đất mặn nhiều, đất mặn sú vẹt, glay nông và đất mặn trung bình và ít glay), đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng và đất ngập triều và mặt nước ven biển quan sát (phía biển ngoài cồn Lu, cồn Xanh với đất cát glay mặn ít). Trong đó, NTTS chiếm diện tích lớn nhất trong khu Ramsar. 3.1.2. Hiện trạng và xu thế biến đổi chất lƣợng môi trƣờng đất 3.1.2.1. Hiện trạng chất lượng đất khu Ramsar Xuân Thủy Đất khu vực Ramsar Xuân Thủy có lớp bề mặt là phù sa mới bồi (0-5cm) và phía dưới là tầng vật liệu bồi tụ từ trước (5-30cm), ngoài trừ một số khu vực bãi triều cát ở cồn Xanh, khu vực nuôi ngao ở đuôi cồn Ngạn.Các mẫu đất thuộc loại đất thịt trung bình với hàm lượng sét không cao (thịt và thịt pha) và chỉ số pH trung tính, hàm lượng CHC mức trung bình, CEC có giá trị thấp (4,3 - 8,6 meq/100g). Ca 2+ , Mg 2+ trao đổi ở mức trung bình. Hàm lượng muối tan, SO4 2- và Cl - dao động lần lượt từ 0,15 - 0,425%, 0,11 - 0,26% và 0,013 - 0,109%. Mẫu đất ở cồn Ngạn có độ mặn thấp (thấp nhất với 0,15%), bị nhiễm phèn trung bình và ở cồn Lu có độ mặn cao (cao nhất 0,432%). Hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pd, Zn, Cd, As) trong mẫu đất cồn Ngạn cao hơn mẫu đất cồn Lu vànằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2008, ngoại trừ As cao gấp 3,7 – 9,9 lần. Nguyên nhân do tính chất đặc trưng của ĐNN vùng cửa sông ven biển (hấp thụ chất ô nhiễm) từ quá trình sinh địa hóa, chất thải từ các đầm NTTS và tàu thuyền qua lại trong khu Ramsar, chất thải nội đồng và tải lượng bùn cát (chứa chất ô nhiễm) từ sông Hồng chảy vào khu Ramsar. Hàm lượng Phốt pho và Kali trong các mẫu đất có giá trị từ trung bình tới khá giàu, trong khi Nitơ 10 có giá trị thấp và thuộc loại nghèo đến trung bình (0,019-0,172%). Nitơ, Phốt pho, Kali và TOC trong các mẫu đất ở cồn Ngạn cao hơn so với nhiều mẫu đất cồn Lu, riêng ĐCL11 có hàm lượng Pts cao nhất và cao hơn tiêu chuẩn nhóm đất mặn (0,336 % P2O5). Nguyên nhân chính do một lượng lớn chất dinh dưỡng được bổ sung vào các đầm NTTS nhằm tăng sản lượng thủy sản. Các mẫu đất ở nơi có RNM phát triển tại cồn Ngạn (ĐCN6, ĐCN7) và cồn Lu (ĐCL4, ĐCL6, ĐCL8, ĐCL10) có hàm lượng TOC cao hơn các khu vực khác. (Bảng 3.5). Bảng 3.1: Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng và tổng chất hữu cơ trong đất cồn Ngạn, cồn Lu tại khu Ramsar Xuân Thủy năm 2013 TT Địa điểm Ký hiệu mẫu Các chỉ tiêu phân tích Nts (% N) Pts(% P2O5) Kts (% K2O) TOC (%) 1 Cồn Ngạn ĐCN1 0,019 0,110 2,16 1,30 2 ĐCN2 0,075 0,095 2,13 1,61 3 ĐCN3 0,075 0,109 2,23 1,46 4 ĐCN4 0,056 0,099 1,89 1,31 5 ĐCN5 0,075 0,080 1,04 1,38 6 ĐCN6 0,136 0,061 1,175 2,877 7 ĐCN7 0,172 0,061 0,285 3,012 Trung bình 0,087 0,089 1,558 1,850 1 Cồn Lu ĐCL1 0,056 0,095 1,63 1,54 2 ĐCL2 0,075 0,114 1,50 1,37 3 ĐCL3 0,037 0,096 1,72 1,00 4 ĐCL4 0,088 0,052 0,256 2,349 11 5 ĐCL5 0,039 0,031 1,715 1,158 6 ĐCL6 0,102 0,056 1,202 2,312 7 ĐCL7 0,025 0,031 0,212 0,681 8 ĐCL8 0,119 0,052 1,158 2,756 9 ĐCL9 0,035 0,041 1,057 0,987 10 ĐCL10 0,088 0,061 0,342 1,988 11 ĐCL11 0,021 0,336 0,234 0,204 Trung bình 0,062 0,087 1,002 1,489 Nhìn chung, đất khu vực cồn Lu có dấu hiệu nghèo dinh dưỡng hơn so với cồn Ngạn (hàm lượng Nitơ, Phốt pho, Kali thấp hơn cồn Ngạn) trừ khu vực RNM cồn Lu. Giá trị pH tại cồn Lu biến động nhiều hơn so với cồn Ngạn. Các khu vực đầm NTTS tại cồn Ngạn và cồn Lu đều có hàm lượng dinh dưỡng, kim loại nặng cao, độ mặn của đất thấp hơn so với các khu vực ngoài đầm NTTS. 3.1.1.2. Xu thế biến đổi chất lượng đất khu Ramsar Xuân Thủy Chất lượng đất khu Ramsar Xuân Thủy có xu thế biến đổi theo không gian và thời gian. Các chỉ tiêu chất lượng đất trong khu vực dao động không nhiều, ngoại trừ hàm lượng KLN trong đất tăng nhẹ (Pb, As và Zn) do xu thế tăng khả năng tích lũy chất ô nhiễm của đất ĐNN vùng cửa sông ven biển. Giá trị trung bình các chất dinh dưỡng có xu hướng giảm nhưng TOC trong đất gia tăng ở cồn Lu và giảm ở cồn Ngạn. Tổng số muối tan, Nts, Pts, Cl - , Ca 2+ và Mg 2+ có xu hướng giảm, đặc biệt vào mùa mưa. Giá trị trung bình của pH giảm từ 8,02 (năm 2011) xuống 6,84 (năm 2014) do sự sai khác về chế độ triều tại các thời điểm lấy mẫu và sự biến động theo mùa. Tại khu vực cồn Ngạn, hàm lượng trung bình các chất dinh 12 dưỡng có xu hướng giảm vào mùa mưa. Nts, Pts, Kts và TOC giảm hàm lượng lần lượt từ mùa khô 2012 đến mùa mưa 2013 là 0,089 %N - 0,076%N; 0,056 - 0,045 % P2O5; 2,153 - 1,968 % K2O5 và 1,713 - 1,415 %. Mức độ gia tăng NTTS trong cồn Ngạn dẫn tới gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong các đầm NTTS. Tại cồn Lu, hàm lượng Nts, Pts và Kts có xu hướng giảm nhẹ. Giá trị trung bình Nts, Pts và Kts đo được mùa khô năm 2012 là 0,054 %N, 0,044 %P2O5, 1,580 %K2O5 cao hơn so với kết quả đo vào mùa mưa năm 2013 là 0,053 %N, 0,042 %P2O5 và 1,001 %K2O5. Hàm lượng tổng cacbon hữu cơ (TOC) trung bình có xu hướng tăng từ 1,045% (năm 2012) đến 1,165% (năm 2013) và 2,094% (năm 2014). Tỷ lệ mẫu đất thuộc loại nghèo dinh dưỡng nitơ tại khu vực cồn Lu tăng từ 38% đến 55% và số mẫu đất nghèo dinh dưỡng phốt pho chiếm tới 77% so với 76% được xác định trong năm 2012. Như vậy, sự phân bố các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ trong đất cồn Ngạn và cồn Lu khác biệt rõ rệt. Cồn Ngạn có diện tích NTTS rất lớn và sử dụng nhiều thức ăn NTTS, dẫn tới tích lũy N, P trong đất cao hơn ở cồn Lu. TOC của mẫu đất khu vực RNM cồn Ngạn (đuôi cồn Ngạn thuộc bãi bồi sông Trà) có xu hướng tăng theo thời gian (2,877% năm 2013 và 3,573% năm 2014) và mẫu đất ở RNM cồn Lu (đối diện với mẫu đất cồn Ngạn) có xu hướng giảm (2,349% năm 2013 đến 2,049% năm 2014). 3.1.2. Hiện trạng và xu thế biến đổi chất lƣợng nƣớc 3.1.2.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt khu Ramsar Xuân Thủy Nhiệt độ nước trong khu vực trung bình là 30,57oC và ít có sự biến động vào mùa hè. Giá trị pH có tính kiềm yếu, dao động từ 8,01 tới 8,75. Độ mặn trong hai thủy vực chính (sông Trà và sông Vọp) tăng dần xuống hạ lưu (thấp nhất 0,16% tại khu vực đầm 13 NTTS, cao nhất 0,54% tại khu vực hạ lưu sông Trà, đuôi cồn Ngạn). Do các mẫu nước được lấy vào mùa mưa nên chịu ảnh hưởng của nước lũ từ thượng nguồn sông Hồng đổ về cửa Ba Lạt, gây ra hiện tượng ngọt hóa ở các cửa sông Trà, sông Vọp nên độ mặn giảm. Độ đục của các mẫu nước trên sông Trà và sông Vọp chênh lệch không nhiều và chịu chi phối bởi tải lượng nước lũ của hệ thống sông Hồng. DO, BOD và COD là các chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ và sự phát triển, tồn tại của các loài động vật thủy sinh. Hàm lượng DO giảm dần từ cửa sông Ba Lạt (thượng lưu sông Trà, sông Vọp) xuống hạ lưu sông Trà và sông Vọp. DO tại cửa sông Trà từ 5,06 mg/l giảm xuống 4,72mg/l ở hạ lưu và cửa sông Vọp từ 5,4mg/l giảm còn 3,95mg/l ở hạ lưu) (Thể hiện bởi màu đỏ cam sang màu xanh lơ nhạt tại hình 3.10). Hình 3.10: Phân bố hàm lượng DO trong nước Ngược lại, hàm lượng COD, BOD tăng từ thượng lưu (cửa sông Ba Lạt) dần về phía hạ lưu của sông Trà và sông Vọp. Đặc biệt, hậu quả của việc nuôi ngao vạng với mật độ dày ở đuôi cồn Lu đã làm gia tăng đột biến hàm lượng BOD và COD, đạt giá trị cao nhất tại NV7 (12,5mg/l COD và 9mg/l BOD) (Hình 3.11 và Hình 3.12). Nước mặt khu Ramsar Xuân Thủy có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ do hàm lượng BOD và COD trong các mẫu nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép (QCVN 10:2008 và A2 của QCVN 08:2008). 14 Hình 3.11: Phân bố hàm lượng BOD Hình 3.12: Phân bố hàm lượng COD Hàm lượng NH4 + , PO4 3- thuộc loại giàu, vượt quá QCVN 10:2008 cho mục tiêu NTTS, bảo tồn thủy sinh vật. Nước trong đầm NTTS cồn Ngạn (NCN1) và nước hạ lưu sông Vọp bị phú dưỡng với hàm lượng phốt phát và Chlorophyll a tăng cao. Hàm lượng amoni và nitrat cao tại cửa sông Trà, sông Vọp (NT1 và NV1) và giảm dần xuống vùng hạ lưu và thấp hơn QCVN về tiêu chuẩn nước mặt, trong khi đó hàm lượng nitrit tăng về phía hạ lưu các sông. Hàm lượng nitrit tăng và nitrat giảm phù hợp với quy luật biến đổi của các giá trị DO vì DO suy giảm dẫn đến quá trình khử nitrat thành nitrit. Giá trị pH và hàm lượng KLN nằm trong giới hạn cho phép (QCVN 10:2008 về chất lượng nước biển ven bờ cho mục tiêu NTTS, bảo tồn thủy sinh vật) ngoại trừ Cd cao tại một số khu vực NTTS và As cao tại đầm NTTS cồn Ngạn (NCN1). Nguyên nhân nhận định bước đầu là do ảnh hưởng của hóa chất thau rửa đầm và thời điểm lấy mẫu vào mùa mưa nên nước lũ sông Hồng chảy vào khu Ramsar mang theo bùn cát và chứa nhiều chất ô nhiễm. Nước trên các thủy vực có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh vì số lượng T-Coliform hầu hết các điểm khảo sát đều cao (lớn hơn 1000 MPN/100 ml so với QCVN 10:2008) và tăng dần từ cửa sông Ba Lạt xuống lưu vực sông 15 Vọp, sông Trà và đuôi cồn Lu vì đây là nơi tập trung khai thác, NTTS với mật độ cao và chất thải sinh hoạt của các chòi canh đầm. Nhìn chung, môi trường nước trên sông Vọp, sông Trà và cồn Ngạn khu Ramsar Xuân Thủy có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và xuất hiện phú dưỡng, đặc biệt tại các khu vực NTTS và các điểm giao giữa sông Vọp, sông Trà với các cống thải từ các ao đầm NTTS. Hàm lượng DO trong các mẫu nước mặt thấp hơn QCVN 10:2008 (ngoại trừ mẫu khu vực cửa sông Vọp, sông Trà và RNM cồn Lu) và có chiều hướng giảm dần từ các cửa sông Trà, sông Vọp và thấp nhất ở hạ lưu các sông này. Hàm lượng BOD, COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép của QCVN 10:2008 (trừ nước mặt khu vực RNM cồn Lu và RNM cồn Ngạn) và tăng dần từ cửa sông Vọp, sông Trà xuống hạ lưu các sông và đạt giá trị cao nhất tại cuối sông Vọp, đuôi cồn Lu. Hàm lượng NH4 + và NO3 - cao tại cửa sông Vọp, sông Trà và giảm dần xuống vùng hạ lưu, trong khi NO2 - tăng dần xuống hạ lưu. Nước mặt sông Trà, sông Vọp và khu vực cồn Ngạn bị ô nhiễm vi sinh do chỉ số T-Coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép QCVN 10:2008. Giá trị pH và các KLN trong nước đều nằm trong QCVN 10:2008, ngoại trừ một số mẫu có hàm lượng Cd cao do ảnh hưởng của nước lũ sông Hồng và chất thải nội địa chảy vào khu Ramsar trong mùa mưa. 3.1.3.2. Xu thế biến đổi chất lượng nước năm 2011 – 2014 Chất lượng nước mặt khu Ramsar Xuân Thủy biến đổi theo không gian và thời gian. Nước mặt có xu hướng kiềm tính và không ổn định do chịu ảnh hưởng của chế độ triều cường, lưu lượng nước sông Hồng và lượng mưa. Độ mặn có xu hướng tăng (cao nhất năm 2011 là 20,3‰, đến năm 2014 tăng lên 26,82‰), phân bố khác nhau tại các khu vực và tăng dần từ cửa sông Vọp, sông Trà đến hạ lưu sông Vọp, sông Trà (vào mùa mưa) hoặc ngược lại giảm dần vào 16 mùa khô. Mùa mưa (năm 2014) độ muối tăng từ cửa sông Vọp (NV1 0,53‰) đến giữa sông Vọp (NV4 22,90‰) và cao nhất ở hạ lưu (NV7 26,82‰). Mùa hè năm 2013, độ muối tại cửa sông Vọp chỉ 0,18‰ (NV1), thấp hơn so với độ muối đo được năm 2014 (0,53‰). Ô nhiễm hữu cơ có dấu hiệu gia tăng trên sông Vọp và sông Trà (đặc biệt vùng hạ lưu). Chỉ số BOD và COD quan trắc năm 2014 có hàm lượng cao hơn so với năm 2012, 2013 và hàm lượng DO giảm. Riêng tại điểm NT5 giữa sông Trà, hàm lượng BOD, COD năm 2014 giảm so với năm 2012 nhưng cao hơn QCVN 10:2008 và có xu hướng gia tăng theo quy luật của các điểm NT3 (Bảng 3.12). Bảng 3.2: Diễn biến hàm lượng DO, BOD và COD trong nước mặt sông Vọp và sông Trà từ năm 2012-2014 Địa điểm Chỉ tiêu (mg/l) Ký hiệu mẫu Năm 2012 (mùa khô) Năm 2013 (mùa mƣa) Năm 2013 (mùa khô) Năm 2014 (mùa mƣa) Sông Vọp DO NV1 5,8 5,4 6,86 5,08 NV4 4,23 4,72 6,62 4,35 BOD NV1 5,3 5,7 5,0 8,0 NV4 7,0 6,5 6,0 9,0 COD NV1 7,8 8,5 7,2 10,8 NV4 9,5 9,6 9,1 13,2 Sông Trà DO NT3 5,59 4,9 5,92 5,15 NT5 1,96 5,34 7,02 5,12 BOD NT3 6,1 6,8 5,0 8,0 NT5 17,4 5,5 5,0 8,0 COD NT3 8,3 10,2 8,4 11,0 NT5 27,7 7,3 7,5 11,0 Việc thiếu quy hoạch các vùng NTTS khiến lượng lớn vật chất hữu cơ trong đầm được xả thẳng ra hai con sông chính, kéo theo 17 nguy cơ phì dưỡng khi hàm lượng N, P tăng lên, đặc biệt là hàm lượng N-NH4 + trên sông Vọp và PO4 3- trên sông Trà. Hàm lượng amoni và nitrat cao tại cửa sông Vọp (NV1) và giảm dần xuống vùng hạ lưu (NV7), quá trình này diễn biến trái chiều so với các chỉ số ô nhiễm hữu cơ. Diễn biến hàm lượng amoni, nitrat và nitrit trên sông Vọp và sông Trà tương đối phức tạp, kết quả quan trắc mùa đông năm 2013 không có sự biến đổi như mùa hè, hàm lượng nitrit không có sự biến đổi nhiều giữa các điểm quan trắc và tại các điểm NV4, NV8 thấp hơn nhiều so với kết quả quan trắc vào mùa hè. Tuy nhiên hàm lượng nitrat, nitrit tại cửa xả khu vực RNM cồn Ngạn có xu hướng cao hơn trong đầm NTTS. Hàm lượng các KLN có xu hướng tăng nhẹ trên sông Vọp và sông Trà nhưng đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép đối với QCVN 10:2008, trừ khu vực cống thải đầm NTTS gần bến đỗ tàu thuyền hàm lượng As, Pb và Cd cao. Tóm lại, nước mặt khu Ramsar Xuân Thủy đã và đang có xu hướng gia tăng ô nhiễm chất hữu cơ, ô nhiễm vi sinh trên các thủy vực và cồn Ngạn do ảnh hưởng của NTTS. Độ mặn giảm về mùa mưa và bị ngọt hóa ở các cửa sông Trà, sông Vọp do ảnh hưởng của nước lũ sông Hồng. Diễn biến hàm lượng N, P khá phức tạp và xuất hiện phú dưỡng tại các khu vực NTTS, đặc biệt tại các đầm nuôi thủy sản quảng canh ở cồn Ngạn và đuôi cồn Lu. Một số mẫu nước có biểu hiện tăng hàm lượng KLN. Điều này phản ánh đúng thực tế chức năng của ĐNN cửa sông ven biển là hấp thụ và tích lũy các chất ô nhiễm từ lục địa và các hoạt động phát triển trong khu vực Ramsar. 3.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT, NƯỚC VÀ ĐDSH KHU RAMSAR XUÂN THỦY 3.2.1. Tác động của con ngƣời đến chất lƣợng đất, nƣớc Áp lực dân số và thay đổi chính sách: đã kéo theo sự xâm 18 lấn đất khu Ramsar để sinh sống và gia tăng mật độ, diện tích NTTS ồạt trong khu Ramsar. Khai thác tài nguyên trên cơ sở chia sẻ công bằng lợi ích trong khu Ramsar nhưng không kiểm soát chặt chẽ đã dẫn tới khai thác quá mức, thậm chí NTTS trong RNM vùng lõi khu Ramsar. Hậu quả dẫn tới sự gia tăng ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở các thủy vực (sông Trà, sông Vọp) và dấu hiệu phú dưỡng tại các đầm NTTS, đặc biệt là khu vực cuối cồn Lu và trong các đầm NTTS tại cồn Ngạn và trong cồn Lu. Hoạt động NTTS: phát triển nhanh chóng trong khu Ramsar đã có những tác động nghiêm trọng đến môi trường đất, nước. Nước thải từ các đầm NTTS chứa hàm lượng BOD, COB, N, P cao đã làm gia tăng ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng và ô nhiễm vi sinh trong khu Ramsar. Chất lượng đất ở đuôi cồn Lu bị biến đổi, giảm lượng phù sa, tăng hàm lượng cát, nền đất chai cứng do bổ sung thêm cát từ sông Hồng trong quá trình nuôi ngao (200-300m3 cát/ha). Hoạt động nông nghiệp và công nghiệp: ảnh hưởng đến môi trường đất và nước bởi các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp và chất thải nguy hại. Hạn chế kiểm soát tài nguyên, môi trường: đã làm gia tăng lượng chất thải (hóa chất làm sạch các đầm NTTS tại cồn Ngạn) ra vùng lõi khu Ramsar, gây ô nhiễm môi trường nước, đất và phá huỷ chu trình dinh dưỡng và sự phát triển của sinh vật trong khu Ramsar. 3.2.2. Tác động của nƣớc biển dâng tới chất lƣợng đất, nƣớc NBD tại khu vực Ramsar Xuân Thủy thể hiện qua số liệu quan trắc tại trạm hải văn khu vực Hòn Dấu trong 50 năm qua đã dâng lên 20cm. Cao độ của đê Vành lược đã được nâng cấp hơn 60cm để hạn chế NBD gây ngập nhiều khu vực trong cồn Ngạn. NBD ảnh hưởng đến chất lượng đất, nước thông qua sự gia 19 tăng độ mặn, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào khu vực nội đồng và gây mất đất. Độ mặn tại cửa sông Vọp tăng từ 0,18‰ (năm 2013) lên 0,53‰ (năm 2014) đã ảnh hưởng đến hoạt động NTTS khu vực bãi triều và canh tác nông nghiệp vùng cửa sông Ba Lạt. Để nâng cao sản lượng thu hoạch, nhiều chủ đầm đổ thêm cát làm tăng cốt nền cát cho ngao phát triển, dẫn tới thay đổi tính chất đất, ảnh hưởng sự phát triển sinh vật đất và chuỗi thức ăn của các loài chim nước di cư tại khu vực Xuân Thủy. Căn cứ những tác động của con người và tự nhiên đến khu Ramsar Xuân Thủy theo kịch bản phát thải trung bình B2 cho vùng ĐBSH trong điều kiện giả định không có biến động nền địa chất khu vực, những tác động tiêu cực đến khu Ramsar Xuân Thủy trong bối cảnh NBD được mô tả và dự báo tại Bảng 3.13. Bảng 3.13: Mô tả và dự báo các tác động tiềm ẩn đến khu Ramsar Xuân Thủy trong bối cảnh NBD Các loại hình tác động Mức độ ảnh hƣởng đến khu Ramsar Diện tích khu Ramsar Môi trường đất Môi trường nước ĐDSH (HST và các loài sinh vật) NBD Cao TB -> Cao TB -> Cao TB ->Cao T 0 tăng Không Thấp -> TB Trung bình Thấp ->TB Bão Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Tổng hợp yếu tố tự nhiên Cao: Gây ngập, mất diện tích RNM, đất bãi triều thấp. Cao: thay đổi tính chất đất, tăng độ mặn và ô nhiễm. Cao: tăng độ mặn, nhiệt độ và ô nhiễm nước mặt. Cao: suy giảm số lượng và tính đa dạng loài, đặc biệt loài quý hiếm giảm Phá RNM Trung bình Trung bình Trung bình Cao NTTS Thấp Cao Cao Cao Tích Cao: biến Cao: tích lũy Cao: tăng ô Cao: mất nguồn 20 hợp tác động của con người động đường bờ, thay đổi diện tích và loại hình ĐNN chất ô nhiễm và hóa chất nông nghiệp ở cồn Ngạn và đuôi cồn Lu. nhiễm hữu cơ và vi sinh, phú dưỡng tại các sông Vọp, sông Trà và cồn Ngạn. sinh vật phù du, động vật đáy cho các loài thủy sản, giảm số lượng các loài chim di cư quý hiếm. Tác động tổng hợp của tự nhiên và con ngƣời Rất cao: Ngập các bãi triều, cồn Ngạn, bãi Trong, gây xói mòn và biến đồng đường bờ, giảm diện tích RNM, bãi triều khu Ramsar. Rất cao: Tích lũy chất thải từ NTTS vào đất. Các đặc tính lý hóa của đất thay đổi, đặc biệt độ mặn, pH và các cation trao đổi của đất. Rất cao Biến đổi tính chất, tăng độ đục, độ mặn, và các nguyên tố dinh dưỡng, BOD, COD và DO giảm => tăng ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng. Rất cao Suy giảm số lượng và thành phần cácloài thủy sinh, chim di cư vàhạn chế sự phát triển của sinh vật (độ mặn tăng gây chết Bần chua). Ghi chú: Mức độ tác động lớn nhất: Cao; Mức độ tác động vừa phải và trung bình: Trung bình (TB); Mức độ tác động ít hoặc thấp: Thấp. Tóm lại, hiện nay hoạt động NTTS là mối đe dọa lớn nhất đến chất lượng đất và nước khu Ramsar Xuân Thủy. Mối đe dọa này sẽ gia tăng, gây ô nhiễm nước và suy thoái chất lượng đất khi xu thế NBD đang diễn ra trên toàn cầu và khu vực ĐBSH. 3.2.3. Ảnh hƣởng của sự biến đổi chất lƣợng đất, nƣớc đến ĐDSH Chất lượng môi trường đất, nước ảnh hưởng trực tiếp đến ĐDSH (hệ sinh thái RNM, thành phần và số lượng các loài động 21 thực vật) khu Ramsar Xuân Thủy bởi chúng nuôi dưỡng và đầu vào cho sự phát triển của HST RNM và các loài sinh vật nơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_nghien_cuu_chat_luong_dat_nuoc_cua_khu_vuc_ramsar_xuan_thuy_nam_dinh_trong_boi_canh_nuoc_bien_dan.pdf
Tài liệu liên quan