Để đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng chất trợ tương hợp PE-g-MAH
trong lớp 1 và lớp 3 đến tính chất của màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE tiến
hành chế tạo màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE với lớp 2 (polyme blend
PA6/EVOH) chiếm 10% về khối lượng, lớp 1 và lớp 3 (polyme blend
LLDPE/PE-g-MAH) chiếm tổng số 90% về khối lượng. Hàm lượng chất trợ
tương hợp PE-g-MAH trong lớp 1 và lớp 3 thay đổi từ 0-10%
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chế tạo và tính chất màng polyme chắn khí và thăm dò ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợ tương hợp LLDPE-g-MAH ở các tỷ lệ PE/EVOH khác
nhau được thể hiện trên hình 3.1.
Hình 3.1. Giản đồ mômen xoắn theo thời gian trộn của polyme blend
PE/EVOH
Kết quả cho thấy giá trị mômen xoắn ở trạng thái cân bằng nóng chảy
của vật liệu polyme blend PE/EVOH tăng khi tăng hàm lượng EVOH. Cụ thể
6
giá trị mômen xoắn của polyme blend PE/EVOH ở trạng thái cân bằng nóng
chảy với tỷ lệ 90/10, 80/20, 70/30, 60/40 và 50/50 lần lượt là 15,7; 17,8; 18,7;
19,4 và 19,9 N.m.
* Ảnh hưởng của hàm lượng PE-g-MAH đến khả năng chảy nhớt của
vật liệu polyme blend PE/EVOH được thể hiện trên hình 3.2.
Hình 3.2. Giản đồ mômen xoắn theo thời gian trộn của polyme blend
PE/EVOH 70/30 với hàm lượng PE-g-MAH khác nhau
Hình 3.2 cho thấy khi có mặt chất trợ tương hợp PE-g-MAH giá trị
mômen xoắn ở trạng thái nóng chảy của polyme blend PE/EVOH tăng lên so
với khi không sử dụng chất trợ tương hợp mặc dù PE-g-MAH có độ nhớt
thấp. Kết quả cũng cho thấy khi tăng hàm lượng chất trợ tương hợp PE-g-
MAH thì giá trị mômen xoắn của polyme tăng.
3.1.1.3. Tính chất cơ học của polyme blend PE/EVOH
Ảnh hưởng của tỷ lệ PE/EVOH đến tính chất cơ học của vật liệu
polyme blend PE/EVOH có và không có chất trợ tương hợp PE-g-MAH được
trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ thành phần đến tính chất cơ lý của vật liệu
polyme blend PE/EVOH
Tỷ lệ
PE/EVOH
Chất trợ tƣơng hợp
PE-g-MAH (%)
Độ bền kéo
đứt (MPa)
Độ dãn dài khi
đứt (%)
100/0
0
29,5 1005,4
90/10 19,6 765,7
80/20 15,8 420,3
70/30 12,4 256,2
60/40 10,1 148,5
50/50 7,6 89,6
0/100 25,2 17,1
90/10
4
24,5 359,2
80/20 26,4 389,3
70/30 28,3 404,9
60/40 27,1 367,5
50/50 25,5 315,8
7
Ở mẫu không có chất trợ tương hợp PE-g-MAH cả độ bền kéo đứt và
độ dãn dài khi đứt của các mẫu blend đều giảm khi tăng hàm lượng EVOH.
Điều này là do PE và EVOH có sự khác nhau về bản chất, cấu trúc hóa học,
độ phân cực, năng lượng tương tác bề mặt... nên sự kết dính giữa PE và
EVOH thấp dẫn đến tồn tại một lượng lớn EVOH kết tụ trong mạng lưới
nhựa nền PE.
Khi có mặt chất trợ tương hợp tính chất cơ học của các mẫu vật liệu
polyme blend đã được cải thiện đáng kể. Độ bền kéo đứt và độ dãn dài khi
đứt tăng do PE-g-MAH hoạt động như một chất trợ tương hợp hiệu quả giữa
pha phân tán EVOH và pha nền PE. Thêm PE-g-MAH làm tăng sự phân tán
của EVOH và tăng độ kết dính giữa các pha góp phần nâng cao tính bền của
polyme blend.
Kết quả cũng cho thấy khi có mặt 4% chất trợ tương hợp, hàm lượng
EVOH tăng từ 10-30% thì độ bền kéo đứt và độ dãn dài khi đứt đều tăng. Độ
bền kéo đứt được cải thiện rõ rệt khi tăng hàm lượng EVOH trong mẫu
polyme blend có thể do độ bền kéo đứt của EVOH cao. Tuy nhiên, khi hàm
lượng EVOH >30%, tính chất cơ học của polyme blend giảm do độ bền kéo
chịu ảnh hưởng mạnh bởi tương tác pha giữa PE và EVOH. Điều này cho
thấy khi tăng hàm lượng EVOH thì khả năng kết dính của PE và EVOH
giảm.
Ảnh hưởng của hàm lượng PE-g-MAH đến tính chất cơ học của vật
liệu polyme blend PE/EVOH được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng PE-g-MAH đến tính chất cơ học của
polyme blend PE/EVOH 70/30
Hàm lượng PE-g-MAH
(%)
Độ bền kéo đứt
(MPa)
Độ dãn dài khi đứt
(%)
0 12,4 256,2
2 25,6 379,8
4 28,3 404,9
6 26,5 416,3
8 24,1 420,4
10 23,9 418,5
Kết quả cho thấy độ bền kéo đứt của polyme blend tăng khi hàm lượng
chất trợ tương hợp tăng từ 0-4%. Tuy nhiên khi tiếp tục tăng hàm lượng PE-
g-MAH > 4%, độ bền kéo đứt của polyme blend giảm và sau đó ổn định. Độ
dãn dài khi đứt tăng khi tăng hàm lượng PE-g-MAH lên 6%, sau đó gần như
không đổi. Tuy nhiên khi tiếp tục tăng hàm lượng PE-g-MAH, tính chất cơ
học của các mẫu polyme blend giảm.
3.1.1.4. Hình thái học bề mặt của polyme blend PE/EVOH
Ảnh SEM bề mặt gãy của các mẫu polyme blend PE/EVOH không và
có chất trợ tương hợp PE-g-MAH được thể hiện trong hình 3.6 và 3.7.
8
a) PE/EVOH 90/10 b) PE/EVOH 80/20 c) PE/EVOH 70/30
d) PE/EVOH 60/40
e) PE/EVOH 50/50
Hình 3.6. Ảnh SEM bề mặt gãy của các mẫu polyme blend PE/EVOH không
chứa chất trợ tương hợp
a) PE/EVOH 90/10
b) PE/EVOH 80/20 c) PE/EVOH 70/30
d) PE/EVOH 60/40
e) PE/EVOH 50/50
Hình 3.7. Ảnh SEM bề mặt gãy của các mẫu polyme blend PE/EVOH chứa
4% chất trợ tương hợp PE-g-MAH
Kết quả phân tích ảnh SEM bề mặt gãy của các mẫu polyme blend thấy
rằng với mẫu không sử dụng chất trợ tương hợp (hình 3.4) thì các pha phân
tán không đồng đều, hình thành các vùng tách pha rõ rệt, sự phân tán của
EVOH trong nền nhựa PE khá lớn và thô. Với các mẫu polyme blend có sử
dụng chất trợ tương hợp, khi hàm lượng EVOH tăng từ 10-30%, các polyme
thành phần có mức độ phân tán và tương hợp tốt với nhau. Tuy nhiên, khi
tiếp tục tăng hàm lượng EVOH trong polyme blend từ 40-50%, quá trình
tương hợp giữa hai pha EVOH và LLDPE trở nên kém hơn.
9
3.1.1.5. Nhiệt lượng quét vi sai (DSC) của polyme blend PE/EVOH
Giản đồ DSC của các mẫu polyme blend PE/EVOH với hàm lượng
chất trợ tương hợp PE-g-MAH 4% ở các tỷ lệ PE/EVOH khác nhau được
tổng hợp trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ LLDPE/EVOH đến tính chất nhiệt của
polyme blend
Tỷ lệ
LLDPE/EVOH
Tg (
o
C) Tm (
o
C) Tc (
o
C)
Polyme blend LLDPE EVOH LLDPE EVOH
100/0 -20,7 121,8 - 104,8 -
90/10 -14,5 121,3 182,1 104,7 161,9
80/20 -2,4 120,4 182,7 104,6 161,3
70/30 6,32 122,0 183,0 102,5 159,2
60/40 6,5 và 38,5 120,7 184,0 103,8 161,1
50/50 6,0 và 38,8 122,3 184,2 104,3 160,9
0/100 40 - 184,4 - 162,3
Kết quả cho thấy ở hàm lượng chất trợ tương hợp PE-g-MAH 4%, khi
tăng hàm lượng EVOH từ 0-30% xuất hiện một giá trị Tg nằm trong khoảng
Tg của EVOH (Tg= 40
o
C) và của LLDPE (Tg= -20,7
oC). Điều này chứng tỏ
khi có mặt chất trợ tương hợp PE-g-MAH, ở hàm lượng EVOH 10 – 30% hai
polyme có khả năng tương hợp tốt với nhau. Khi tiếp tục tăng hàm lượng
EVOH từ 40-50% thì xuất hiện hai giá trị Tg nằm trong khoảng giá trị Tg của
hai polyme thành phần. Tuy nhiên, đã có sự dịch chuyển Tg của LLDPE về
Tg của EVOH. Điều này chứng tỏ ở hàm lượng EVOH từ 40–50%, khi có
mặt chất trợ tương hợp PE-g-MAH đã có sự tương hợp một phần giữa hai
polyme.
Kết quả cho thấy, nhiệt độ nóng chảy Tm của LLDPE trong polyme
blend không thay đổi nhiều khi tăng hàm lượng EVOH. Tuy nhiên, khi tăng
hàm lượng EVOH thì giá trị Tm của EVOH trong polyme blend tăng nhẹ
nhưng nhỏ hơn giá trị Tm của nhựa EVOH.
Giá trị nhiệt độ kết tinh (Tc) của LLDPE trong mẫu blend gần như
không thay đổi. Trong khi đó, khi tăng hàm lượng EVOH, giá trị Tc của
EVOH trong polyme blend giảm nhẹ so với giá trị Tc của nhựa EVOH.
3.1.2. Nghiên cứu chế tạo polyme blend PA6/EVOH
Để nghiên cứu chế tạo polyme blend PA6/EVOH tiến hành chế tạo các
mẫu polyme blend ở các tỷ lệ PA6/EVOH khác nhau 100/0, 90/10, 80/20,
75/25, 50/50 và đánh giá các tính chất của sản phẩm.
3.1.2.1. Tính chất chảy nhớt của vật liệu polyme blend PA6/EVOH
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ thành phần đến tính chất lưu biến
khi chảy (momen xoắn) của vật liệu polyme blend PA6/EVOH được trình
bày trong hình 3.10.
10
Hình 3.10. Giản đồ momen xoắn- thời gian trộn của PA6, EVOH, polyme
blend PA6/EVOH
Kết quả cho thấy giá trị momen xoắn ở trạng thái cân bằng nóng chảy
của các mẫu blend PA6/EVOH thấp hơn EVOH và cao hơn PA6. Ngoài ra,
khi tăng hàm lượng EVOH trong blend thì momen xoắn ở trạng thái cân bằng
nóng chảy của các mẫu blend tăng. Điều này có thể là do sự tương tác giữa
các nhóm chức trong tổ hợp vật liệu polyme blend, cụ thể là nhóm amin của
PA6 và nhóm hydroxyl của EVOH. Khi tăng EVOH thì số lượng liên kết
hydro giữa nhóm hydroxyl và amin tăng làm tăng liên kết nội phân tử và liên
phân tử dẫn đến tăng momen xoắn.
3.1.2.2. Tính chất cơ học của polyme blend PA6/EVOH
Ảnh hưởng của tỷ lệ PA6/EVOH đến tính chất cơ học của vật liệu được
trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tính chất cơ học của polyme blend PA6/EVOH
Tỷ lệ thành phần
PA6/EVOH, (%)
Độ bền kéo đứt
(MPa)
Độ dãn dài khi đứt
(%)
100/0 60,4 29,5
90/10 58,7 42,5
80/20 52,6 58,6
75/25 48,6 74,2
50/50 32,4 68,4
0/100 25,1 17,2
Kết quả cho thấy độ bền kéo đứt của các mẫu polyme blend
PA6/EVOH giảm khi tăng hàm lượng EVOH. Tuy nhiên độ dãn dài khi đứt
lại tăng khi hàm lượng EVOH tăng từ 0-25%, khi tăng hàm lượng EVOH lên
cao hơn 25% thì độ dãn dài khi đứt lại giảm.
3.1.2.3. Hình thái học bề mặt của polyme blend PA6/EVOH
Hình thái học bề mặt gãy của các polyme blend PA6/EVOH được thể
hiện trên hình 3.11.
11
PA6/EVOH 90/10 PA6/EVOH 80/20 PA6/EVOH 75/25
Hình 3.11. Ảnh SEM bề mặt gẫy của các mẫu polyme blend PA6/EVOH
Quan sát ảnh SEM bề mặt gẫy của các mẫu polyme blend PA6/EVOH
thấy rằng bề mặt gãy tương đối nhẵn, mịn, rất khó phân biệt hình thái hai pha
PA6 và EVOH sau khi trộn. Điều này chứng tỏ sự phân tán tốt của hai pha
vào nhau.
Hình thái học bề mặt của các mẫu polyme blend sau khi ngâm mẫu
trong dung dịch dioxan được trình bày trong hình 3.12.
Tỷ lệ PA6/EVOH 90/10 Tỷ lệ PA6/EVOH 80/20 Tỷ lệ PA6/EVOH 75/25
Hình 3.12. Ảnh SEM của các mẫu polyme blend PA6/EVOH sau khi ngâm
mẫu trong dioxan
Kết quả phân tích ảnh SEM bề mặt ăn mòn của các mẫu polyme blend
thấy rằng với mẫu có chứa hàm lượng EVOH thấp (hình 3.12a) không thấy
xuất hiện vùng phân tán EVOH trong pha nền PA6. Khi tăng hàm lượng
EVOH (các hình 3.12 (b), (c) và (d)) thì các vùng EVOH ăn mòn xuất hiện
và số lượng các vùng bị ăn mòn này tăng và kích thước các vùng rộng hơn
khi tăng hàm lượng EVOH trong các mẫu polyme blend.
3.1.2.4. Nhiệt lượng quét vi sai (DSC) của vật liệu polyme blend PA6/EVOH
Ảnh hưởng của tỷ lệ thành phần PA6/EVOH đến tính chất nhiệt (nhiệt
độ kết tinh Tc, nhiệt độ nóng chảy Tm và nhiệt độ thủy tinh hóa Tg) của
polyme blend PA6/EVOH được trình bày trong bảng 3.6.
Kết quả cho thấy nhiệt độ nóng chảy của PA6 trong các mẫu polyme
blend PA6/EVOH giảm từ 226,3oC xuống 207,1oC khi hàm lượng EVOH
tăng từ 0-50%, đồng thời không quan sát thấy quá trình hấp thụ nhiệt nóng
chảy của EVOH.
Nhiệt độ kết tinh của PA6 giảm từ 193oC xuống 170oC khi hàm lượng
EVOH tăng đến 50%. Điều này cho thấy sự hình thành các liên kết hydro nội
12
phân tử và ngoại phân tử và tương tác hóa học giữa hai polyme tạo thành
copolyme khối (gồm các block EVOH và block PA6).
Bảng 3.6. Kết quả phân tích DSC của polyme PA6, EVOH và các mẫu
polyme blend PA6/EVOH
Tỷ lệ
PA6/EVOH
Tính chất nhiệt của polyme blend
Tc (
o
C) Tm (
o
C)
100/0 193,0 226,3
90/10 189,2 218,1
80/20 185,0 214,8
75/25 181,1 213,3
50/50 170,4 207,1
0/100 162,3 184,4
3.2. Nghiên cứu chế tạo màng đa lớp chống thấm khí trên cơ sở polyme
blend EVOH và đánh giá tuổi thọ của vật liệu
3.2.1. Nghiên cứu chế tạo màng đa lớp chống thấm khí PE/PE-EVOH/PE
3.2.1.1. Ảnh hưởng của hàm lượng chất trợ tương hợp PE-g-MAH đến tính
chất của màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE
Để đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng chất trợ tương hợp PE-g-MAH
trong lớp 1 và lớp 3 đến tính chất của màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE tiến
hành chế tạo màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE với lớp 2 (polyme blend
PE/EVOH) chiếm 15% về khối lượng, lớp 1 và lớp 3 (polyme blend
LLDPE/PE-g-MAH) chiếm tổng số 85% về khối lượng. Hàm lượng chất trợ
tương hợp PE-g-MAH trong lớp 1 và lớp 3 thay đổi từ 0-8%.
3.2.1.1.1. Ảnh hưởng của hàm lượng chất trợ tương hợp PE-g-MAH đến hình
thái học bề mặt của màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE
Ảnh SEM bề mặt gãy của mẫu màng 3 lớp PE/PE-EVOH/PE với hàm
lượng lớp polyme blend PE/EVOH 15% có và không có chất trợ tương hợp
được trình bày trong hình 3.16.
Hình 3.16. Ảnh SEM bề mặt gẫy của màng PE/PE-EVOH/PE
a) mẫu không có PE-g-MAH; b) mẫu chứa 2% PE-g-MAH; c) mẫu chứa 4%
PE-g-MAH
Ảnh chụp bề mặt gẫy của mẫu màng PE/PE-EVOH/PE chứa chất trợ
tương hợp PE-g-MAH cho thấy với 2% chất trợ tương hợp bề mặt phân chia
pha giữa các lớp vẫn tương đối rõ ràng, nhưng khi hàm lượng chất trợ tương
(b) (a) (c)
13
hợp tăng lên đến 4% thì khó quan sát thấy sự phân chia giữa các lớp, thể hiện
tính kết dính tốt giữa các lớp. Có thể giải thích là do lớp EVOH cần đủ lượng
PE-g-MAH để phát triển liên kết cộng hóa trị thông qua phản ứng giữa nhóm
anhydrit của PE-g-MAH với các nhóm hydroxyl của EVOH trên bề mặt liên
pha giữa LLDPE và EVOH.
3.2.1.1.2. Ảnh hưởng của hàm lượng chất trợ tương hợp PE-g-MAH đến tính
chất cơ học của màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE
Ảnh hưởng của hàm lượng PE-g-MAH đến tính chất cơ học của màng
đa lớp PE/PE-EVOH/PE được thể hiện trên hình 3.17.
Hình 3.17. Ảnh hưởng của hàm lượng PE-g-MAH đến tính chất cơ lý của
màng PE/PE-EVOH/PE
Kết quả cho thấy khi bổ sung 2% PE-g-MAH, độ bền kéo đứt của
màng đa lớp giảm nhẹ, sau đó độ bền kéo đứt tăng nhẹ khi hàm lượng PE-g-
MAH đạt 4% và gần như không đổi nếu tiếp tục tăng hàm lượng PE-g-MAH.
Như vậy có thể thấy rằng PE-g-MAH gần như không ảnh hưởng đến tính
chất cơ học của màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE.
3.2.1.1.3. Ảnh hưởng của hàm lượng chất trợ tương hợp PE-g-MAH đến tính
chất thẩm thấu oxy (OTR), thẩm thấu hơi nước (WVTR) của màng đa lớp
PE/PE-EVOH/PE
Ảnh hưởng của hàm lượng PE-g-MAH đến tính thẩm thấu của màng đa
lớp PE/PE-EVOH/PE được tổng hợp trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Tính chất thẩm thấu oxy và hơi nước của màng đa lớp PE/PE-
EVOH/PE với hàm lượng PE-g-MAH khác nhau (PE/EVOH chiếm 15%)
Tính chất thẩm
thấu
Hàm lƣợng PE-g-MAH (%)
0 2 4 6 8
Độ thẩm thấu O2
(ml/m
2
.ngày)
3,01 3,22 3,26 4,58 5,64
Độ thẩm thấu hơi
nước (g/m2.ngày)
6,87 6,85 6,89 6,86 7,01
Kết quả cho thấy khi hàm lượng PE-g-MAH tăng từ 0 – 4% thì độ thẩm
thấu oxy của màng PE/PE-EVOH/PE gần như không thay đổi. Tuy nhiên, ở
hàm lượng PE-g-MAH > 6% thì độ thẩm thấu oxy tăng. Kết quả cũng cho
400
450
500
550
600
650
10
15
20
25
30
35
0 2 4 6 8 Đ
ộ
d
ãn
d
ài
k
h
i
đ
ứ
t
(%
)
Đ
ộ
b
ền
k
éo
đ
ứ
t
(M
P
a)
Hàm lượng PE-g-MAH
Độ bền kéo đứt
Độ dãn dài khi đứt
14
thấy độ thẩm thấu hơi nước của màng không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng
PE-g-MAH.
3.2.1.2. Ảnh hưởng của hàm lượng polyme blend PE/EVOH (lớp 2) đến tính
chất của màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE
Để đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng lớp giữa (lớp polyme blend
PE/EVOH) đến tính chất của màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE tiến hành chế
tạo màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE với hàm lượng chất trợ tương hợp PE-g-
MAH trong lớp 1 và lớp 3 là 4%, hàm lượng polyme blend PE/EVOH (lớp 2)
thay đổi từ 5 đến 20%
3.2.1.2.1. Ảnh hưởng của hàm lượng lớp polyme blend PE/EVOH đến tính
chất cơ học của màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE
Ảnh hưởng của hàm lượng lớp polyme blend PE/EVOH đến tính chất
cơ học của màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE được tổng hợp trong bảng 3.9.
Bảng 3.9. Tính chất cơ học của các mẫu màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE
Hàm lƣợng lớp
PE/EVOH (%)
Độ bền kéo đứt
(MPa)
Độ dãn dài khi đứt
(%)
5 32,3 680,3
10 31,4 661,7
15 30,5 624,8
20 29,8 605,5
Kết quả đo tính chất cơ học cho thấy độ bền kéo đứt và độ dãn dài khi
đứt của các mẫu màng đa lớp đều giảm nhẹ khi tăng hàm lượng lớp blend
PE/EVOH. Điều này là do lớp blend PE/EVOH có độ dãn dài khi đứt thấp
hơn nhiều so với nhựa LLDPE. Đặc biệt EVOH là một copolyme có độ kết
tinh cao (58 – 70%) do đó nó khá giòn hay độ dãn dài khi đứt thấp nên khi
tăng hàm lượng của chúng làm giảm độ dãn dài khi đứt của màng đa lớp.
3.2.1.2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng lớp polyme blend PE/EVOH đến tính
chất thẩm thấu oxy (OTR), thẩm thấu hơi nước (WVTR) của màng đa lớp
PE/PE-EVOH/PE
Kết quả đo độ thẩm thấu oxy và hơi nước của màng đa lớp với hàm
lượng lớp blend PE/EVOH khác nhau được trình bày trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Tính chất thẩm thấu oxy và hơi nước của màng đa lớp PE/PE-
EVOH/PE (hàm lượng PE-g-MAH 4%)
Tính chất thẩm thấu
Hàm lƣợng lớp blend PE/EVOH (%)
5 10 15 20
Độ thẩm thấu O2
(ml/m
2
.ngày)
20,60 12,13 3,26 2,34
Độ thẩm thấu hơi nước
(g/m
2
.ngày)
4,78 5,34 6,89 9,58
Kết quả cho thấy khi hàm lượng lớp blend PE/EVOH tăng, độ thẩm
thấu oxy của màng đa lớp giảm đáng kể. Trong khoảng hàm lượng lớp blend
15
từ 5 – 15%, độ thẩm thấu oxy giảm mạnh và sau đó giảm không đáng kể khi
hàm lượng lớp blend PE/EVOH tăng lên 20%. Độ thẩm thấu hơi nước của
màng PE/PE-EVOH/PE tăng khi tăng hàm lượng lớp blend PE/EVOH. Điều
này được giải thích là do EVOH có các nhóm -OH dẫn đến tính ưa nước của
nó. Hhàm lượng lớp blend PE/EVOH càng tăng đồng nghĩa với hàm lượng
EVOH tăng dẫn đến số lượng nhóm OH tăng khiến chúng càng ưa nước.
3.2.2. Nghiên cứu chế tạo màng đa lớp chống thấm khí PE/PA-EVOH/PE
3.2.2.1. Ảnh hưởng của hàm lượng chất trợ tương hợp PE-g-MAH đến tính
chất của màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE
Để đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng chất trợ tương hợp PE-g-MAH
trong lớp 1 và lớp 3 đến tính chất của màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE tiến
hành chế tạo màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE với lớp 2 (polyme blend
PA6/EVOH) chiếm 10% về khối lượng, lớp 1 và lớp 3 (polyme blend
LLDPE/PE-g-MAH) chiếm tổng số 90% về khối lượng. Hàm lượng chất trợ
tương hợp PE-g-MAH trong lớp 1 và lớp 3 thay đổi từ 0-10%.
3.2.2.1.1. Ảnh hưởng của hàm lượng chất trợ tương hợp PE-g-MAH đến hình
thái học bề mặt của màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE
Ảnh SEM bề mặt gãy của mẫu màng 3 lớp PE/PA-EVOH/PE với hàm
lượng lớp polyme blend PA6/EVOH 15% có chất trợ tương hợp được trình
bày trong hình 3.19.
(a) bề mặt gãy của
màng
(b) bề mặt gãy lớp
polyme blend
LLDPE/PE-g-MAH
(c) bề mặt gãy lớp
polyme blend
PA6/EVOH
Hình 3.19. Ảnh SEM bề mặt gẫy của màng PE/PA-EVOH/PE chứa 4% chất trợ
tương hợp PE-g-MAH
Quan sát bề mặt cắt màng (hình 3.19a) có thể thấy tương tác tại bề mặt
phân cách giữa hai pha là tương đối tốt. Điều này là do ở trạng thái đùn nóng
chảy, trên bề mặt giữa các lớp màng có liên kết cộng hóa trị giữa nhóm
cacbonyl của MAH trong PE-g-MAH với nhóm amin trong PA6 và nhóm
hydroxyl trong EVOH. Tương tác mạnh này dẫn đến tăng sự kết dính giữa
lớp polyme blend LLDPE/PE-g-MAH và lớp polyme blend PA6/EVOH.
3.2.2.1.2. Ảnh hưởng của hàm lượng chất trợ tương hợp PE-g-MAH đến tính
chất cơ học của màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE
Ảnh hưởng của hàm lượng PE-g-MAH đến tính chất cơ học của màng
đa lớp PE/PA-EVOH/PE được thể hiện trên hình 3.20.
16
Hình 3.20. Ảnh hưởng của hàm lượng PE-g-MAH đến tính chất cơ học của màng
đa lớp
Kết quả cho thấy PE-g-MAH không làm thay đổi đáng kể độ bền kéo
đứt của màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE. Kết quả cũng cho thấy độ dãn dài khi
đứt của các mẫu màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE tăng nhẹ khi bổ sung PE-g-
MAH và độ dãn dài khi đứt tăng khi tăng hàm lượng PE-g-MAH trong màng.
3.2.2.1.3. Ảnh hưởng của hàm lượng chất trợ tương hợp PE-g-MAH đến tính
chất thẩm thấu oxy (OTR), thẩm thấu hơi nước (WVTR) của màng đa lớp
PE/PA-EVOH/PE
Ảnh hưởng của hàm lượng PE-g-MAH đến tính chất thẩm thấu của
màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE được tổng hợp trong bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tính chất thẩm thấu oxy và hơi nước của màng đa lớp PE/PA-
EVOH/PE với hàm lượng PE-g-MAH khác nhau (PA6/EVOH chiếm 10%)
Tính chất thẩm
thấu
Hàm lƣợng PE-g-MAH (%)
0 2,5 5 7,5 10
Độ thẩm thấu O2
(ml/m
2
.ngày)
1,86 2,52 2,43 4,21 5,39
Độ thẩm thấu hơi
nước (g/m2.ngày)
6,70 6,69 6,72 6,79 6,75
Kết quả cho thấy sự có mặt của PE-g-MAH làm tăng độ thẩm thấu oxy.
Tuy nhiên, khi hàm lượng PE-g-MAH tăng từ 2,5 – 5% thì độ thẩm thấu oxy
gần như không thay đổi. Khi hàm lượng PE-g-MAH > 5% thì độ thẩm thấu
oxy mới tăng rõ rệt. Kết quả cũng cho thấy xu hướng tương tự như đối với
màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE, PE-g-MAH không ảnh hưởng đến độ thẩm
thấu hơi nước của màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE.
3.2.2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng polyme blend PA6/EVOH (lớp 2) đến tính
chất của màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE
Để đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng lớp giữa (lớp polyme blend
PA6/EVOH) đến tính chất của màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE tiến hành chế
tạo màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE với hàm lượng chất trợ tương hợp PE-g-
MAH trong lớp 1 và lớp 3 là 5%, hàm lượng polyme blend PA6/EVOH (lớp
2) thay đổi từ 5 đến 20%.
400
450
500
550
600
650
700
10
15
20
25
30
35
0 2,5 5 7,5 10
Đ
ộ
d
ãn
d
ài
k
h
i
đ
ứ
t
(%
)
Đ
ộ
b
ền
k
éo
đ
ứ
t
(M
P
a)
Hàm lượng PE-g-MAH
Độ bền kéo đứt
Độ dãn dài khi đứt
17
3.2.2.2.1. Ảnh hưởng của hàm lượng polyme blend PA6/EVOH đến tính chất
cơ học của màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE
Ảnh hưởng của hàm lượng lớp blend PA6/EVOH đến tính chất cơ học
của màng đa lớp được trình bày trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Tính chất cơ học của màng đa lớp với hàm lượng lớp blend
PA6/EVOH khác nhau
Tỷ lệ % khối lƣợng lớp
PA6/EVOH trong màng đa lớp
Độ bền kéo đứt
(MPa)
Độ dãn dài khi
đứt (%)
5 30,7 560,4
10 34,1 520,8
15 35,2 512,7
20 35,7 508,6
Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy giá trị độ bền kéo đứt của màng tăng nhẹ
khi tăng hàm lượng lớp blend từ 10-15%. Khi tiếp tục tăng hàm lượng lớp
blend lên 20% thì giá trị độ bền kéo đứt gần như không đổi.
3.2.2.2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng polyme blend PA6/EVOH đến ính chất
thẩm thấu oxy (OTR), thẩm thấu hơi nước (WVTR) của màng đa lớp PE/PA-
EVOH/PE
Kết quả đo độ thẩm thấu oxy và thẩm thấu hơi nước của màng đa lớp
với hàm lượng lớp blend khác nhau được trình bày trong bảng 3.13.
Bảng 3.13. Tính chất thẩm thấu oxy và hơi nước của màng đa lớp PE/PA-
EVOH/PE (hàm lượng PE-g-MAH 5%)
Tính chất thẩm
thấu
Hàm lƣợng lớp blend PA6/EVOH (%)
5 10 15 20
Độ thẩm thấu O2
(ml/m
2
.ngày)
4,54 2,43 1,69 1,32
Độ thẩm thấu hơi
nước (g/m2.ngày)
5,6 6,72 8,1 11,1
Kết quả cho thấy, khi hàm lượng lớp blend (chiều dày lớp giữa) tăng
thì độ thẩm thấu khí O2 giảm đáng kể. Xét về độ thẩm thấu hơi nước
(WVTR), khi hàm lượng lớp blend tăng thì giá trị WVTR tăng nhẹ.
So sánh với màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE có cùng hàm lượng lớp
giữa thấy rằng khả năng chắn oxy của màng PE/PA-EVOH/PE tốt hơn, hay
độ thẩm thấu oxy thấp hơn. Điều này có thể giải thích là do PA6 có khả năng
chắn khí oxy cao hơn nhiều so với PE nhưng lại nhỏ hơn EVOH. Ngược lại
khả năng chắn hơi nước của màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE kém hơn so với
màng PE/PE-EVOH/PE với cùng hàm lượng lớp giữa, do PA6 chứa nhóm
amit phân cực, ưa nước nên làm cho độ thẩm thấu hơi nước cao hơn.
Nhận xét chung: từ các kết quả nghiên cứu của mục 3.2 có thể thấy
rằng với cùng hàm lượng lớp giữa thì màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE có độ
thẩm thấu hơi nước thấp hơn nhưng độ thẩm thấu oxy lại cao hơn so với
18
màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE. Vì vậy tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà
lựa chọn loại màng cho phù hợp.
Theo một số nghiên cứu, để làm màng chống thấm khí thì độ thẩm thấu
oxy của màng phải ≤ 5 ml/m2.ngày và độ thẩm thấu hơi nước của màng phải
≤ 8 g/m2.ngày. Kết quả cho thấy màng đa lớp PE/PE-EVOH/PE với hàm
lượng lớp polyme blend PE/EVOH 15% và màng đa lớp PE/PA-EVOH/PE
với hàm lượng lớp polyme blend 5, 10 và 15% (kí hiệu lần lượt là PAEV-5,
PAEV-10, PAEV-15) đều đạt yêu cầu làm màng chống thấm khí.
3.3. Nghiên cứu ứng dụng màng đa lớp chống thấm khí trong bảo quản
nông sản khô
3.3.1. Nghiên cứu ứng dụng màng đa lớp chống thấm khí trong bảo quản ngô hạt
3.3.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện đóng gói đến chất lượng của ngô hạt
Ngô ở độ ẩm 10,98% được đóng vào các túi màng chống thấm khí
PAEV-10, sau đó được hút chân không trên máy BZQ 500 (Ngô-CK) (áp
suất chân không -0,08MPa). Các mẫu đối chứng (không hút chân không,
Ngô-T) được tiến hành tương tự.
Sự thay đổi chất lượng của ngô hạt trong các điều kiện bảo quản khác
nhau được tổng hợp trong bảng 3.15.
Bảng 3.15. Chất lượng của ngô hạt trong các điều kiện khác nhau theo thời
gian bảo quản
Chỉ tiêu chất
lượng
Mẫu
Thời gian bảo quản (tháng)
0 2 4 6 8
Độ ẩm (%)
Ngô-CK 10,98 10,96 11,04 11,09 11,18
Ngô-T 10,98 11,30 11,64 11,95 12,05
Hàm lượng tinh
bột (%)
Ngô-CK 74,58 74,49 74,32 74,26 73,02
Ngô-T 74,58 74,33 73,06 71,93 70,14
Hàm lượng
protein thô (%)
Ngô-CK 9,07 9,06 8,97 8,81 8,60
Ngô-T 9,07 9,04 8,89 8,12 6,93
Hàm lượng
chất béo (%)
Ngô-CK 4,20 4,18 4,16 4,08 3,89
Ngô-T 4,20 4,15 3,87 3,56 3,04
Kết quả cho thấy bảo quản bằng bao bì kín khí có hút chân không cho
hiệu quả tốt hơn khi không hút chân không nên phương pháp này được lựa
chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.3.1.2. Ảnh hưởng của độ ẩm của ngô hạt đến khả năng bảo quản ngô
Ngô ở các độ ẩm khác nhau: 10,98; 12,04 và 13,10% được đóng trong
các túi chống thấm khí PAEV-10 và hút chân không đến áp suất chân không -
0,08MPa.
Độ ẩm của khối hạt là một chỉ tiêu quan trọng quyết định thời gian bảo
quản hạt bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vi sinh vật, nấm mốc.
Mức độ nhiễm nấm men, nấm mốc của nguyên liệu ngô hạt có độ ẩm khác
nhau được tổng hợp trong bảng 3.16.
19
Bảng 3.16. Mức độ nhiễm nấm mốc của ngô hạt theo thời gian bảo quản
(CFU/ml)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_che_tao_va_tinh_chat_mang_polyme.pdf