Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động đến sản xuất dâu tằm
tơ của tỉnh Lâm Đồng
- Vị trí địa lý và khí hậu, thời tiết: có độ cao trung bình từ 800 - 1000m so với
mực nước biển. Khí hậu thời tiết về tổng thể ôn hòa, mát mẻ quanh năm, thích hợp
cho sản xuất dâu tằm.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18 - 250C, nhiệt độ tối cao là
32,10C, tối thấp: 5,10C.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình cả năm tại Lâm Đồng dao
động từ 85 - 87%.
- Chế độ mưa: Lâm Ðồng một năm có 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).
Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tháng 4 kéo dài cho tới tháng cuối tháng 10. Mùa
khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm từ 1.750 -
3.150 mm/năm.
- Số giờ chiếu sáng: Số giờ nắng trong các tháng mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9,
10) thấp hơn trong các tháng mùa khô (tháng 12, 1, 2, 3, 4, 5). Số giờ nắng trung
bình cả năm khoảng 1.890 - 2.500 giờ.
- Nguồn nước: Nằm trong khu vực Tây Nguyên địa hình núi cao và bị chia cắt
mạnh nên nguồn nước khá phong phú.
- Điều kiện đất đai: Có thể chia thành 3 nhóm chính như sau: Đất feralit nâu
đỏ, trên đá bazan, đất mùn trên núi có tầng dày lớn. Quỹ đất có thể trồng dâu còn
nhiều, khoảng gần 0,4 triệu ha.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới thích hợp cho Lâm Đồng - Lê Quang Tú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau. Mỗi giống trồng 1000 m2, mỗi hộ trồng đủ
3 giống (công thức), tổng diện tích: 3 vùng x 0,9 ha/vùng = 2,7 ha. Các chỉ tiêu theo dõi
được tiến hành ngẫu nhiên phân bố đều theo phương pháp đường chéo 5 điểm trên 5 cây
đánh dấu. Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh bằng quan sát đánh giá ngoài ruộng
tại thời điểm bị hại.
2.3.2.4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống dâu mới tại Lâm
Đồng
a. Xác định mật độ trồng thích hợp
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ (RCBD), thí nghiệm gồm 4
công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 25m2 với nền thí nghiệm:
15 tấn phân chuồng/ha/năm. Phân vô cơ bón theo liều lượng 240N : 120P2O5 : 120
K2O (522kg Urê+706kg Lân+200kg Kaly)/ha/năm.
- CT1: Mật độ 30.000cây/ha (hàng x hàng: 1,0m, cây x cây: 0,33m).
- CT2: Mật độ 50.000cây/ha (hàng x hàng: 1,0m, cây x cây: 0,20m).
- CT3: Mật độ 60.000cây/ha (hàng x hàng: 1,0m, cây x cây: 0,17m).
- CT4 (đ/c): Mật độ 40.000cây/ha (hàng x hàng: 1,0m, cây x cây: 0,25m).
b. Xác định liều lượng phân vô cơ thích hợp
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ (RCBD), thí nghiệm gồm 4
công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 25m2 với nền thí nghiệm:
15 tấn phân chuồng/ha/năm. Phân vô cơ kg/ha/năm.
- CT1: 300N : 150 P2O5: 150K2O (652kg Urê+882kg Lân+250kg Kaly).
- CT2: 360N : 180 P2O5: 180K2O (783kg Urê+1059kg Lân+300kg Kaly).
- CT3: 420N : 240 P2O5: 240K2O (913kg Urê+1412kg Lân+400kg Kaly).
- CT4 (đ/c): 240N : 120P2O5 : 120 K2O (522kg Urê+706kg Lân+200kg Kaly).
2.3.3. Phương pháp thí nghiệm trong phòng
2.3.3.1. Phương pháp phân tích sinh hóa
- Lấy mẫu lá: Thời gian lấy mẫu trước 10 giờ sáng. Hái các lá dâu đã thành
thục phù hợp với tằm tuổi 5. Mẫu lá được lấy ở các cây dâu thí nghiệm và phân bố
đều ở 2 phía tán cây. Không lấy mẫu các lá bị sâu bệnh. Số lượng lá của mỗi mẫu lá
500 gam.
- Xử lý mẫu: Lá dâu sau khi hái về lau khô, cắt bỏ cuống, cho vào tủ sấy. Mẫu
cần phân tích hàm lượng nước và chất khô thì phải cân mẫu trước khi sấy. Nhiệt độ
sấy mẫu giết men ở 100ºC trong 30 phút sau hạ xuống 60 - 70°C cho đến khi mẫu đã
khô hoàn toàn (khối lượng mẫu lá không đổi qua 3 lần cân). Mẫu sau khi sấy khô
phải được bảo quản trong túi nilon 2 lớp kín, có ghi tên mẫu, giống, nơi và ngày lấy
mẫu.
2.3.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng lá thông qua nuôi tằm
- Thời vụ nuôi: mùa mưa và mùa khô
- Bố trí thí nghiệm nuôi tằm làm 3 đợt ở thời điểm khác nhau trong năm, mỗi
công thức 3 lần nhắc lại, nuôi 300 con tằm từ tuổi 4/lần nhắc. Lá dâu cho tằm ăn từng
8
bữa đươc̣ cân troṇg lươṇg đều như nhau, thời gian hái lá là như nhau. Trong quá trình
nuôi tằm đều ghi chép tất cả số lươṇg dâu cho ăn từng bữa, từng ngày, số tằm bi ̣bêṇh.
Sau khi tằm chín đươc̣ 5 ngày thì tiến hành thu kén theo từng công thức, từng lần nhắc
laị. Kỹ thuật nuôi theo tiêu chuẩn quốc gia 10TCN2003/QĐ-BNN.
2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
- Đối với các thí nghiệm đồng ruộng:
Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính toán được áp dụng theo Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc Gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống dâu
(QCVN01-147:2013/BNNPTNT) và phương pháp chuyên ngành của Trung tâm
Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương.
- Đối với thí nghiệm trong phòng:
Các chỉ tiêu theo về con tằm thực hiện theo 104TCN/2003/QĐ-BNN, ngày
07/10/2003; QCKTQG số 01-74:2011/BNNPTNT và theo quy định của Trung tâm
Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương.
- Phân tích sinh hóa lá dâu theo TCVN4328-2007.
2.3.6. Địa điểm thời gian nghiên cứu
- Nội dung điều tra thực trạng sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng: được thực
hiện từ 2009-2013 tại một số huyện trồng dâu nuôi tằm trọng điểm: Lâm Hà, Di linh,
Đức Trọng, Bảo Lộc, Đạ Tẻh.
- Đánh giá vật liệu khởi đầu trong tập đoàn giống dâu ở Lâm Đồng: Vườn tập
đoàn giống dâu tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng
(Bảo Lộc, Lâm Đồng), từ 2005-2013.
- Lai tạo, đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai mới: Lai tạo, đánh giá và tuyển
chọn tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (Bảo Lộc,
Lâm Đồng), từ 2005-2013.
- Khảo nghiệm cơ bản một số giống dâu mới: Vườn khảo nghiệm cơ bản tại
Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm NLN Lâm Đồng, từ 2006-2013.
- Khảo nghiệm sản xuất các giống dâu ở Lâm Đồng: Vườn khảo nghiệm sản
xuất trồng tại một số huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, từ 2011-2015.
- Xác định mật độ trồng thích hợp và xác định liều lượng phân vô cơ thích hợp:
Các thí nghiệm được thực hiện tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2011-2015.
- Phân tích thành phần sinh hóa trong lá dâu tại Viện khoa học kỹ thuật Nông
nghiệp Miền Nam, năm 2012, 2013.
- Kiểm định chất lượng lá thông qua nuôi tằm được thực hiện chủ yếu tại Bảo
Lộc và một số huyện như: Lâm Hà, Đạ Tẻh, theo giai đoạn 2006-2007, 2011-2012 và
2013.
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được xử lý theo chương trình thống kê sinh học IRRISTAT
4.0 và EXCEL.
9
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SẢN XUẤT DÂU TẰM TƠ TẠI
TỈNH LÂM ĐỒNG
3.1.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động đến sản xuất dâu tằm
tơ của tỉnh Lâm Đồng
- Vị trí địa lý và khí hậu, thời tiết: có độ cao trung bình từ 800 - 1000m so với
mực nước biển. Khí hậu thời tiết về tổng thể ôn hòa, mát mẻ quanh năm, thích hợp
cho sản xuất dâu tằm.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18 - 250C, nhiệt độ tối cao là
32,10C, tối thấp: 5,10C.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình cả năm tại Lâm Đồng dao
động từ 85 - 87%.
- Chế độ mưa: Lâm Ðồng một năm có 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).
Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tháng 4 kéo dài cho tới tháng cuối tháng 10. Mùa
khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm từ 1.750 -
3.150 mm/năm.
- Số giờ chiếu sáng: Số giờ nắng trong các tháng mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9,
10) thấp hơn trong các tháng mùa khô (tháng 12, 1, 2, 3, 4, 5). Số giờ nắng trung
bình cả năm khoảng 1.890 - 2.500 giờ.
- Nguồn nước: Nằm trong khu vực Tây Nguyên địa hình núi cao và bị chia cắt
mạnh nên nguồn nước khá phong phú.
- Điều kiện đất đai: Có thể chia thành 3 nhóm chính như sau: Đất feralit nâu
đỏ, trên đá bazan, đất mùn trên núi có tầng dày lớn. Quỹ đất có thể trồng dâu còn
nhiều, khoảng gần 0,4 triệu ha.
3.1.2. Tình hình sản xuất dâu tằm tơ, hiện trạng sử dụng giống dâu và biện pháp
kỹ thuật canh tác cây dâu tại tỉnh Lâm Đồng
3.1.2.1. Tình hình sản xuất dâu tằm tơ
a. Về tình hình chung
- Đến năm 2005 diện tích dâu trên địa bàn là 6.165 ha thì năm 2010 giảm
xuống chỉ còn 2.966 ha. Tuy nhiên tới năm 2013 diện tích dâu hàng năm tăng dần
hiện có 3.818,2 ha sẽ giữ mức ổn định và đạt khoảng 8.279 ha vào năm 2015 (Báo
cáo tham luận của Sở NN & PTNT Lâm Đồng năm 2014).
- Giống dâu: Cơ cấu các giống dâu cũ vẫn chiếm diện tích chủ yếu là giống bầu
đen, bầu trắng, chiếm khoảng 50-60%. Năng suất lá đạt từ 12-13 tấn/ha/năm.
- Tình hình cung ứng trứng giống tằm: tổng nhu cầu trứng giống tằm hàng năm
cần khoảng 250.000 - 300.000 hộp/năm, trong khi đó việc sản xuất và cung ứng trứng
giống tằm trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 25%. Số còn lại phải nhập theo con
đường tiểu ngạch từ Trung Quốc.
- Diện tích trồng dâu phân tán, manh mún, nhiều diện tích dâu trồng trên đất
dốc, đồi núi lại không được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến đất đai
10
mau bạc màu, thoái hóa. Các điều kiện cơ sở vật chất trồng dâu nuôi tằm: Nhà nuôi
tằm, nong, né của hộ nuôi tằm chưa được đầu tư, chưa đảm bảo kỹ thuật do đa số các
hộ trồng dâu, nuôi tằm kinh tế còn khó khăn.
b. Về thuận lợi
- Có tiềm năng thuận lợi về đất đai, khí hậu, lao động và quỹ đất.
- Thị trường tiêu thụ rất lớn cả trong và ngoài nước.
- Đã huy động được thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dâu tằm.
- UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Quyết định số: 3518/QĐ-UBND ngày 31 tháng
12 năm 2007 về việc phê duyệt dự án qui hoạch phát triển vùng nguyên liệu dâu tằm
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
c. Về khó khăn
- Diện tích dâu hiện nay phân tán manh múm, phát triển không có qui hoạch,
thiếu khoa học Mùa khô hầu như không tưới nước cho cây dâu (đây là mùa thuận
lợi nhất cho việc nuôi tằm trong năm).
- Liên kết giữa nông dân trồng dâu nuôi tằm với thu mua sản phẩm, chế biến
thiếu tính bền vững. Các cơ sở sản xuất chủ yếu quan tâm đến sản phẩm kén, ít chú
trọng đến đầu tư thâm canh sản xuất dâu và kỹ thuật nuôi tằm.
- Cơ cấu giống dâu và kỹ thuật thâm canh còn hạn chế, chủ yếu vẫn là giống
bầu đen, bầu trắng có năng suất thấp. Năng suất bình quân 12 tấn lá/ha/năm.
- Chưa có bộ giống dâu, giống tằm đặc biệt là giống tằm lưỡng hệ năng suất
chất lượng cao nuôi được quanh năm trong điều kiện khí hậu của Lâm Đồng.
Tóm lại: Lâm Đồng là tỉnh có khí hậu quanh năm mát mẻ, rất thích hợp cho
cây dâu và con tằm sinh trưởng phát triển. Đặc biệt là nuôi tằm lưỡng hệ chất lượng
cao quanh năm. Riêng về giống dâu ở Lâm Đồng, hiện nay chủ yếu vẫn là giống dâu
địa phương, kích thước lá nhỏ, lá mỏng, ít cành, đốt dài, khối lượng lá thấp và năng
suất chỉ đạt khoảng 15 tấn/ha/năm. Do vậy định hướng chọn tạo giống dâu cho Lâm
Đồng phải là giống sinh trưởng maṇh, có nhiều cành, lá to, dày. Năng suất đạt trên
25 tấn/ha/năm. Khả năng chống chịu một số bệnh trong mùa mưa. Chất lượng tương
đương với giống dâu địa phương.
3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU TRONG TẬP ĐOÀN GIỐNG
DÂU TẠI LÂM ĐỒNG
Kết quả theo dõi đặc trưng hình thái cơ bản, đặc điểm nông sinh học và kinh tế
của 14 giống dâu: S5, C30, Sha-2, VA-1386, LĐ, TL02, Paraguar, ACC152, ĐB05,
ĐB06, TQ-4, BĐ, BT, BL05 làm vật liệu khởi đầu cho thấy: hầu hết các giống có
dạng cây hình bụi, lá nguyên, nảy mầm sớm, kích thước lá lớn, chiều cao cây đạt cao
và đã xác định được:
- Giống dâu LĐ có tổng chiều dài cành thân cành của cao nhất (30,54 m). Các
giống còn lại dao động trong khoảng 24,41 - 28,78 cm. Kích thước lá đều đạt trên
240cm2. Số lá/m cành đạt khoảng 23,35 và 24,27 lá/m cành, trọng lượng lá của các
giống dao động từ 2,07- 3,02 g.
11
- Nhóm giống dâu nhập nội đều có năng suất lá dâu cả năm bằng hoặc cao hơn
giống VA-201. Trong đó có giống vượt cao hơn giống VA-201 là giống TQ-4
(136,68%), LĐ (112,36%). VA-1386 (125,36%), BT (109,46%)...
- Các giống dâu làm mẹ là: S5, C30, Sha-2, VA-1386, LĐ, TL02, Paraguar,
ACC152. Các giống dâu làm bố là: ĐB05, ĐB06, TQ-4, BĐ, BT, BL05.
Dựa vào kết quả thí nghiệm thu được về một số chỉ tiêu cấu thành năng suất,
năng suất lá chúng tôi đã lựa chọn ra được một số giống dâu có ưu thế để sử dụng làm
nguyên liệu lai tạo giống bao gồm các giống như: LĐ, VA-1386, Paraguar, Sha-2, TQ-
4, BĐ, BT, ĐB06.
Tóm lại: qua theo dõi đánh giá 14 vật liệu khởi đầu đã được chọn lọc cho thấy
chúng đều có tính trạng tốt nổi bật, ít nhược điểm. Như vậy có thể cho thấy rằng các
vật liệu khởi đầu trên đều có thể được sử dụng cho mục tiêu tạo giống dâu cho năng
suất chất lượng lá cao và có khả năng kháng sâu bệnh.
3.3. KẾT QUẢ LAI TẠO, ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN CÁC TỔ HỢP LAI
MỚI
3.3.1. Kết quả tạo tổ hợp lai mới
Để đạt được mục tiêu của đề tài qua nguồn vật liệu khởi đầu đã được đánh giá
ở trên, cùng với một số giống dâu được đánh giá ở tập đoàn, chúng tôi đã tiến hành
lai tạo được 16 tổ hợp lai mới được đặt tên từ TBL-01 đến TBL-16. Cụ thể như sau:
TBL-01= Paraguar x BT TBL-09= Sha-2 x ĐB06
TBL-02= Sha-2 x BT TBL-10= Sha-2 x BĐ
TBL-03= LĐ x TQ-4 TBL-11= Paraguar x ĐB06
TBL-04= TL02 x BĐ TBL-12= VA-1386 x ĐB06
TBL-05= VA-1386 x TQ-4 TBL-13= LĐ x BT
TBL-06= LĐ x ĐB05 TBL-14= TBL-14 x ĐB06
TBL-07= Paraguar x BĐ TBL-15= VA-1386 x BT
TBL-08= VA-1386 x BĐ TBL-16= TL02 x BT
Trong đó: 05 giống dâu làm mẹ: LĐ, VA-1386, Paraguar, Sha-2 và TL-02; 05
giống dâu làm bố: TQ-4, BĐ, BT, ĐB05 và ĐB06.
Sau khi lai hữu tính, thông qua phương pháp chọn lọc theo mục tiêu đề ra từ đó
chọn ra được những cá thể tốt để tiến hành bồi dục và cho ra những giống dâu theo ý
muốn.
3.3.2. Kết quả chọn lọc tổ hợp lai
Khi mới lai tạo ra cây dâu chưa ổn định về các đặc tính di truyền, vì thế cần bồi
dục các đặc tính có định hướng theo mục tiêu của đề tài là cho năng suất, chất lượng
lá cao. Với 16 tổ hợp lai được trồng bồi dục ngoài đồng ruộng, qua nhiều lần chọn lọc
đã xác định được 8 tổ hợp lai TBL-01, TBL-02, TBL-03, TBL-05, TBL-10, TBL-12,
TBL-14, TBL-15 có những cá thể triển vọng nhất về một số chỉ tiêu kinh tế. Được thể
hiện ở sức sinh trưởng của cây khỏe, hoa quả ít. Khả năng phân cành mạnh, cành
nhiều, thẳng đứng. Lá nguyên, kích thước lá lớn, dầy, khối lượng lá cao đều trên
3g/lá, riêng tổ hợp TBL-01, TBL-10 có khối lượng lá nhỏ hơn (2,8-2,9g/lá).
12
Qua theo dõi cho thấy có 8 dòng triển vọng về khả năng cho năng suất lá cao,
được thể hiện ở một số tính trạng cấu thành năng suất đều ở mức cao như chiều rộng lá
từ 14,6 - 15,2 cm và chiều dài lá từ 18,7 - 20,5 cm, khối lượng lá lớn từ 2,6 - 3,4 g/lá,
tổng chiều dài thân cành đều ở mức lớn (từ 12,5 - 21,5m), tốc độ ra lá cao (0,29 - 0,41
lá/ngày). Năng suất cá thể ở mức cao từ 1.208,8 - 1.322,0g/cây, cao nhất là tổ hợp lai
TBL-03 (1.322,0 g/cây) và kế đến tổ hợp lai TBL-05 (1.314,7 g/cây).
Bảng 3.10. Một số yếu tố cấu thành năng suất của những tổ hợp lai triển vọng
T
T
Tổ hợp lai
TĐ ra lá
(lá/ngày)
CD thân
cành
(m)
Kích thước
lá (cm)
Khối
lượng lá
(g)
Năng suất
cá thể (g)
Đánh giá
chung
Dài
Rộn
g
1 TBL-01 0,37 19,6 19,8 14,9 2,9 1.213,0 Tốt
2 TBL-02 0,36 12,5 19,5 14,8 3,1 1.203,8 Khá
3 TBL-03 0,41 21,5 20,5 15,0 3,3 1.322,0 Khá
4 TBL-04 0,38 18,9 18,7 15,2 3,1 1,035,0 Khá
5 TBL-05 0,40 22,2 21,8 16,8 3,4 1.314,7 Khá
6 TBL-06 0,36 19,0 20,6 16,8 3,2 1.123,5 Tốt
7 TBL-07 0,32 18,8 19,5 15,2 2,9 1.025,3 Khá
8 TBL-08 0,30 15,6 18,9 14,9 3,0 1.142,3 Tốt
9 TBL-09 0,29 14,2 16,7 14,2 2,8 1.042,5 Khá
10 TBL-10 0,29 12,2 18,7 14,6 2,6 1.208,8 Tốt
11 TBL-11 0,31 15,6 17,6 14,1 2,9 1.142,5 Khá
12 TBL-12 0,40 16,0 19,2 14,6 3,1 1.244,3 Khá
13 TBL-13 0,35 16,1 18,5 15,6 2,7 1.025,5 Khá
14 TBL-14 0,41 20,9 20,3 15,2 3,2 1.262,6 Khá
16 TBL-15 0,38 19,9 20,0 15,0 3,0 1.285,4 Khá
17 VA-201(đ/c) 0,37 20,5 18,5 13,6 3,1 1.122,0 Khá
Năm 2006 và 2007 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng
Tóm lại, thông qua lai hữu tính đã tạo ra 16 tổ hợp dâu lai mới, qua bồi dục đã
chọn được 8 tổ hợp lai có triển vọng.
3.3.3. Kết quả so sánh một số tổ hợp lai có triển vọng
Thí nghiệm gồm 8 tổ hợp dâu lai là: TBL-01, TBL-02, TBL-03, TBL-05,
TBL-10, TBL-12, TBL-14 và TBL-15. Giống dâu đối chứng là giống VA-201.
3.3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất lá và năng suất lá
a. Tổng chiều dài thân cành, số lá/500g và trọng lượng lá của các tổ hợp lai
- Tổng chiều dài thân cành có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lá dâu.
Giống có sự phân cành lớn, số cành hữu hiệu cao, sinh trưởng phát triển cành khỏe,
số lá/m cành lớn... thường là giống có năng suất cao. Tổng chiều dài cành đặc trưng
cho từng giống và sinh trưởng chiều dài cành phụ thuộc vào điều kiện sinh thái, kỹ
thuật trồng trọt... Tổng chiều dài cành có tương quan với khả năng phân cành, chế độ
13
chăm sóc, mật độ... Tổng chiều dài cành của các tổ hợp lai đạt từ 23,25 - 29,20 m. Tổ
hợp lai TBL-14 đạt cao nhất, kế đến TBL-02, TBL-01... thấp nhất là TBL-12.
- Số lá/500g của các tổ hợp lai trong năm đều cao hơn so với giống dâu đối
chứng VA-201.
- Độ dày lá của các tổ hợp lai trong năm cũng cao giống đối chứng. Đạt cao
nhất là tổ hợp lai TBL-05 (2,82 g/100cm2), vượt so với đối chứng VA-201 (2,25g) là
25,3%, tiếp đến là TBL-03, cao hơn tương ứng là 23,6%. Sở dĩ các tổ hợp lai mới có
độ dày lá cao là do lá dày, kích thước lá lớn hơn giống đối chứng.
b. Kích thước của các tổ hợp lai
Trong 8 tổ hợp lai này thì tổ hợp lai TBL-03, TBL-05 có kích thước lá bình
quân lớn nhất. Chiều dài lá lớn hơn chiều dài của cả hai giống đối chứng là 6,01-
6,43%, còn chiều rộng thì lớn hơn 17,9-18,71% (so với giống VA-201). Tiếp đến là
các tổ hợp lai TBL-10, TBL-12, TBL-14 và TBL-15.
c. Số lượng lá/mét cành và khối lượng lá/mét cành
Chỉ tiêu này phản ánh về độ to, độ dày của lá và độ dài của đốt trên cành. Giống
dâu có lá to, lá dày và đốt ngắn thì trọng lượng lá trên mét cành càng lớn. Số liệu cho
thấy ở hai mùa thì trọng lượng lá trên mét cành của các tổ hợp lai đều lớn hơn so với
đối chứng VA-201. Bình quân ở hai mùa trong năm tuy tổ hợp lai TBL-03 có số lá ít
hơn so với giống đối chứng nhưng khối lượng lá trên mét cành đạt khá cao (90,9
gam) vì thế nên trọng lượng bình quân một lá nặng nhất (3,98 gam) vượt cao hơn
giống đối chứng VA-201 là 72,2%. Tiếp đến là tổ hợp TBL-05 và TBL-14 cũng đều
cao hơn tương ứng là 64,3% và 37,8%.
d. Năng suất lá
Bảng 3.16. Năng suất lá tươi qua các năm (kg/100m2)
TT Tổ hợp lai
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Bình quân
NS (kg)
So với đ/c
(%)
1 TBL-01 192,3 199,24 201,2 197,58 98,44
2 TBL-02 185,8 211,2 205,5 200,83 100,06
3 TBL-03 225,5 256,9 268,6 250,33 124,73
4 TBL-05 223,3 254,8 265,9 248,00 123,56
5 TBL-10 193,4 220,1 222,5 212,00 105,63
6 TBL-12 189,6 229,2 230,8 216,53 107,89
7 TBL-14 201,2 230,78 235,5 222,49 110,86
8 TBL-15 199,8 223,5 238,4 220,57 109,90
9 VA-201(đ/c) 195,2 201,51 205,4 200,70 100,00
CV% 5,7 6,9 5,1 3,1
LSD0,05 8,32 7,46 8,20 7,25
Năm 2005, 2006 và 2007 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng
Bình quân năng suất lá dâu trong 3 năm (2005-2007) thì ngoài tổ hợp dâu lai
TBL-01 có năng suất lá thấp hơn giống dâu đối chứng VA-201, còn lại 7 tổ hợp lai
14
mới đều cho năng suất lá cao hơn giống dâu VA-201 từ 5,63-24,73%.
3.3.3.2. Kiểm tra chất lượng lá dâu thông qua nuôi tằm
Ảnh hưởng chất lượng lá dâu đến sức sống tằm và năng suất kén:
- Sức sống tằm có liên quan tới lượng tằm bị chết do bệnh, tằm không có khả
năng kết kén hoặc nhộng chết. Sức sống tằm phần nào chịu ảnh hưởng của chất lượng
lá dâu, giống dâu khác nhau thì có chất lượng khác nhau dẫn đến sức sống tằm có
khác nhau. Sức sống tằm khi được nuôi bằng các tổ hợp lai dâu mới so với nuôi bằng
giống dâu VA-201 (đ/c) có thấp hơn, dao động từ 88,90 - 96,89%. Đây là mức sức
sống tằm đạt khá cao.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng chất lượng lá dâu đến tằm và năng suất kén
TT Tổ hợp lai
Sức sống
tằm tuổi
lớn (%)
Tỷ lệ kết
kén (%)
Tỷ lệ kén
tốt (%)
Năng suất kén
Năng suất
kén/300 tằm
tuổi 4 (g)
% so với
đối chứng
1 TBL-01 96,20 89,88 89,85 369,10 103,73
2 TBL-02 94,89 92,89 91,05 367,00 103,14
3 TBL-03 96,89 97,15 91,20 410,29 115,31
4 TBL-05 95,00 98,12 90,15 404,42 113,66
5 TBL-10 89,90 89,90 88,90 372,91 104,80
6 TBL-12 93,98 92,20 91,50 364,45 102,43
7 TBL-14 94,56 92,78 92,20 390,03 109,61
8 TBL-15 88,90 94,68 89,80 388,93 109,31
9 VA-201(đ/c) 95,80 88,33 90,00 355,82 100,00
CV% 7,5 4,5 4,2
LSD0,05 5,4 6,7 7,4
Giống tằm thí nghiệm: Giống tằm lưỡng hệ tứ nguyên TQ112
Năm 2006 và 2007 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng
- Tỷ lệ kết kén là số kén thu được trên số lượng tằm nuôi, tỷ lệ kết kén càng
cao, tức là tằm khỏe, ăn lá dâu có chất lượng tốt. Tỷ lệ kết kén của các tổ hợp lai dâu
mới đều cao hơn (từ 89,88 - 98,12%) so với nuôi tằm bằng giống dâu đối chứng VA-
201 (88,33%).
- Tỷ lệ kén tốt là số kén tốt thu được trên số lượng tằm nuôi. Tỷ lệ kén tốt của
các tổ hợp lai dâu mới đều tương đương với giống dâu VA-201.
- Năng suất kén bình quân trong 6 lứa thí nghiệm thì ở tổ hợp dâu lai TBL-05 và
TBL-03 cho năng suất kén đạt cao nhất, vượt đối chứng giống VA-201 từ 13,66-
15,31%. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ tằm kết kén ở hai tổ hợp lai đạt cao 98,12-
97,15%. Tổ hợp lai TBL-01 do chất lượng lá dâu xấu nên tỷ lệ tằm kết kén thấp
15
89,88%, từ đó năng suất kén cao hơn so với giống VA-201 3,73%.
Tóm lại trong 8 tổ hợp dâu lai mới chọn tạo thì có TBL-3, TBL-05, TBL-14,
TBL-15 là bốn tổ hợp dâu lai có những ưu điểm: Năng suất lá cao hơn đối chứng
VA-201 từ 9,9-24,73%. Chất lượng lá qua nuôi tằm cho năng suất kén tăng 9,31-
15,31%. Khả năng đề kháng bệnh tốt hơn, tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp hơn đối
chứng VA-201. Bốn tổ hợp trên được khảo nghiệm tiếp theo.
3.4. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN VÀ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT
MỘT SỐ GIỐNG DÂU MỚI TẠI LÂM ĐỒNG
3.4.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản một số giống mới
3.4.1.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu của các giống mới
a. Các yếu tố cấu thành năng suất:
Bảng 3.24. Một số yếu tố cấu thành năng suất lá các giống thí nghiệm
Tên giống
Tổng chiều
dài thân
cành (m)
Kích thước lá
(cm)
Khối
lượng
100 lá (g)
Số lá/ m
cành (lá)
Dài Rộng
TBL-03 25,8 21,5 18,2 277,6 22,2
TBL-05 23,2 22,2 18,5 281,5 23,4
TBL-14 20,7 21,6 17,6 268,9 26,5
TBL-15 18,4 21,3 16,8 294,0 26,5
VA-201 (đ/c) 27,5 18,7 13,9 205,1 25,2
CV% 13,1 1,6 11,0
LSD0,05 4,41 6,07 3,8
Năm 2008 và 2009 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng
Kết quả ở bảng 3.24 cho thấy tổng chiều dài thân cành của giống đối chứng
VA-201 (27,5 m) cao nhất. Các giống thí nghiệm đều thấp hơn đối chứng, dao động
từ 18,4 - 25,8 m. Đối với chỉ tiêu về lá như kích thước và khối lượng lá của các giống
thí nghiệm đều lớn hơn giống đối chứng VA-201, từ 268,9 - 294,0 g/100 lá. Khối
lượng lá của TBL-15 lớn nhất là 294 g/100 lá, tiếp đến TBL-05 là 281,5 g/100 lá,
TBL-03 (277,6 g /100 lá), trong khi giống đối chứng là 201,1 g/100 lá. Ngược lại số
lá/m cành của các giống TBL-03 và TBL-05 là 22,2 và 23,4 lá/m cành, thấp hơn đối
chứng VA-201 (25,2 lá/m cành), giống TBL-14và TBL-15 có 26,5 lá/m cành.
b. Năng suất lá:
Bảng 3.25. Năng suất lá của các giống dâu mới
Tên giống
Năng suất
cá thể
(g/cây)
Năng suất lý
thuyết
(tấn/ha)
Năng suất
thực thu
/100m2 (kg)
Năng suất
quy ra ha
(tấn)
% so
với đ/c
TBL-03 1589,6 31,79 254,70 25,47 126,65
TBL-05 1520,5 30,41 249,92 24,99 124,28
TBL-14 1483,4 29,67 206,60 20,66 102,73
TBL-15 1446,2 28,92 201,44 20,14 100,17
VA-201(đ/c) 1427,5 28,55 201,10 20,11 100,00
CV% 0,7 11,9
LSD0,05 14,49 3,39
16
Năm 2008 và 2009 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng
Kết quả bảng 3.25 cho thấy các giống thí nghiệm có năng suất cá thể đạt từ
1446,2 - 1589,6 (g/cây), cao hơn đối chứng VA-201 (1427,5 g/cây). Năng suất giống
dâu TBL-03 đạt 25,47 tấn/ha cao hơn đối chứng VA-201 (20,11 tấn/ha) là 26,65%,
tương tự giống TBL-05 (24,99 tấn/ha, 24,28%).
3.4.1.5. Đánh giá chất lượng lá của các giống dâu mới
a. Phân tích thành phần hóa sinh chủ yếu trong lá dâu:
Bảng 3.27. Kết quả phân tích thành phần sinh hóa lá của các giống
Tên
giống
Hàm lượng
nước (%)
N tổng số
(%)
Prôtein
thô (%)
Lipit
(%)
Gluxit
(%)
Chất
xơ (%)
VA-201 77,15 4,85 24,28 3,71 7,64 8,80
TBL-03 75,20 4,64 23,34 4,77 9,82 8,07
TBL-05 76,40 4,60 22,43 4,04 8,90 8,75
Nguồn: Năm 2012 tại Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam
Theo số liệu bảng 3.27 cho thấy trong 3 giống thí nghiệm thì 2 giống TBL-3
và TBL-05 cả hàm lượng N tổng số và protein thô không thua nhiều so với giống đối
chứng VA-201, còn hàm lượng gluxit, lipit đều cao hơn đối chứng.
b. Chất lượng lá dâu thông qua nuôi tằm:
Ảnh hưởng của giống dâu đến sức sống tằm và năng suất kén:
Bảng 3.29. Sức sống tằm nhộng và năng suất kén khi nuôi tằm bằng lá
của các giống dâu khác nhau
TT Giống dâu
Năm 2011 Năm 2012
Sức sống
tằm nhộng
(%)
Năng suất
kén/300 tằm
(g)
Sức sống
tằm nhộng
(%)
Năng suất
kén/300 tằm
(g)
1 TBL-03 85,25 390 96,86 496
2 TBL-05 90,00 412 95,50 513
3 TBL-14 80,50 380 94,52 500
4 TBL-15 78,85 385 95,60 502
5 VA-201 (đ/c) 76,21 379 97,68 505
CV% 7,8 4,5 8,2 7,5
LSD0,05 4,7 6,4 3,8 6,2
Qua số liệu ở bảng 3.29 cho thấy các chỉ tiêu sinh học như sức sống tằm nhộng,
năng suất kén của các giống thí nghiệm tương đương giống đối chứng VA-201
(giống TBL-15 thấp hơn đối chứng). Chất lượng kén của 4 giống thí nghiệm so với đối
17
chứng VA-201 xấp xỉ nhau. Dựa trên số liệu về các chỉ tiêu sức sống tằm nhộng và
năng suất, chất lượng kén cho thấy các giống thí nghiệm có chất lượng lá tương đương
đối chứng.
Ảnh hưởng của giống dâu đến chất lượng tơ:
Cũng như các chỉ tiêu về chất lượng kén, tất cả các chỉ tiêu về chất lượng tơ
như chiều dài tơ đơn, tỷ lệ lên tơ, tỷ lệ tơ nõn, độ mảnh tơ đơn và hệ số tiêu hao kén
tươi/kg tơ đều không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các giống dâu thí nghiệm. Sau 2
năm nuôi với 4 lứa tằm, đến năm 2012 kết quả thu được về các chỉ tiêu này đều ổn
định và được nâng cao hơn đáng kể so với kết quả lứa nuôi năm 2011, điều này được
thể hiện rõ ở chiều dài tơ đơn và tỷ lệ lên tơ của giống tằm.
Ảnh hưởng của giống dâu đến chất lượng kén:
Kết quả bảng 3.30 cho thấy: khối lượng kén, khối lượng vỏ kén và tỷ lệ cùi
kén đều không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các giống dâu. Điều này cho thấy lá của
các giống dâu thí nghiệm đều có chất lượng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_chon_tao_giong_dau_moi_thich_hop.pdf