Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành công nghiệp vùng
KTTĐ Bắc Bộ
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ12
Vùng KTTĐ Bắc Bộ có ưu thế nổi bật do có vị trí địa chính trị- kinh tế
và tiềm năng mở rộng giao thương để phát triển CN nói chung và chuyển
dịch cơ cấu CN hiệu quả nói riêng thông qua tăng cường quan hệ với các
nước thuộc khu vực Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
2.1.2. Nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Tài nguyên khoáng sản: Các loại khoáng sản có giá trị kinh tế
hơn cả trong vùng là than, vật liệu xây dựng, sét cao lanh, ti-tan.
2.1.2.2. Địa hình và đất đai: Địa hình đồng bằng thuận lợi cho việc
hình thành các điểm dân cư tập trung, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
nói chung và hệ thống nhà xưởng CN nói riêng song quỹ đất dành cho phát
triển CN, đặc biệt là các ngành CN chiếm dụng qui mô quỹ đất lớn hiện
không còn nhiều.
2.1.2.3. Các tài nguyên thiên nhiên khác: Nguồn nước; Tài nguyên
sinh vật; Khí hậu cùng với các yếu tố tự nhiên khác như đất đai, nước,.
2.1.3. Nhân tố kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động: Vùng KTTĐ Bắc Bộ là nơi dân cư
tập trung đông đúc, dân số không ngừng tăng qua các năm với tốc độ tăng
dân số bình quân trong giai đoạn 2005 – 2016 là 1,3%/năm. Mặc dù trong
giai đoạn 2005-2016, vùng KTTĐ Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng lao động
trong CN cao, song lao động CN trong vùng chỉ chiếm chưa đến 30% lực
lượng lao động, trong khi đó, tỷ lệ lao động trong CN của vùng KTTĐ
Phía Nam chiếm 34,2%. Xét trong nội bộ ngành CN, lao động trong vùng
KTTĐ Bắc Bộ tập trung rất đông vào lĩnh vực CN chế biến, đặc biệt là các
ngành như dệt may, da giày, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm - đồ uống.
2.1.3.2. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật: Mạng lưới giao
thông vận tải vào loại dẫn đầu cả nước về loại hình, chất lượng, mật độ và13
mức độ lan tỏa. Đường bộ là loại hình vận tải quan trọng nhất trong kết nối
nội vùng. Mạng lưới chuyển tải điện: Mạng lưới chuyển tải điện được xây
dựng với hệ thống trạm biến áp và đường dây 500 KV, 220 KV, 110 KV
phân bố rộng khắp phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu cơ cấu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc Bộ trong giai đoạn
2018 - 2030.
1.2. Cơ sở lý luận về công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp
1.2.1. Các khái niệm có liên quan
1.2.1.1. Công nghiệp và đặc điểm của ngành công nghiệp
- Trên cơ sở kế thừa quan niệm của các nghiên cứu đã công bố, tác giả
luận án đề xuất quan niệm về CN theo cách nhìn nhận là một ngành kinh tế
dưới góc độ Địa lý học như sau: “CN là tập hợp hoạt động kinh tế sử dụng
máy móc, công nghệ để khai thác các loại tài nguyên, làm biến đổi các
nguyên liệu tự nhiên hoặc nhân tạo thành sản phẩm hàng loạt và các dịch
vụ đi kèm theo nhằm phục vụ mục đích của con người”.
- Phân loại công nghiệp: Tùy theo quan điểm tiếp cận mà sản xuất CN
được phân loại thành các nhóm ngành khác nhau, ví dụ như theo yêu cầu
về công nghệ sản xuất, theo thời gian xuất hiện, theo công dụng kinh tế
của sản phẩm song cách phân loại phổ biến nhất trên thế giới hiện nay
vẫn là theo đối tượng tác động. Ở Việt Nam, theo Quyết định số
27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về
Ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, khu vực CN bao gồm 4
phân ngành cấp 1: Khai khoáng; CN chế biến, chế tạo; Sản xuất và phân
6
phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; Cung cấp
nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải. Trong luận án này,
tác giả sử dụng cách phân loại ngành CN theo quy định của Quyết định số
27/2018/QĐ-TTg trong phân tích cơ cấu theo ngành.
- Đặc điểm sản xuất công nghiệp: Sản xuất CN có các đặc điểm nổi bật
sau: gắn liền với máy móc, khoa học – kỹ thuật; có mức độ tập trung hoá,
chuyên môn hoá và hợp tác hoá rất cao; đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào
lớn nên lượng phát thải ra môi trường nhiều; có tính linh động cao về mặt
phân bố theo không gian.
1.1.1.2. Sản phẩm CN: là chỉ tiêu phản ánh kết quả trực tiếp của hoạt
động sản xuất CN tạo ra trong một thời kỳ nhất định, bao gồm sản phẩm vật
chất và sản phẩm dịch vụ CN.
1.1.1.3. Giá trị sản xuất (GTSX) CN: bao gồm GTSX của các ngành:
CN khai thác mỏ, CN chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước,
CN quản lý và xử lý rác thải, nước thải được tính theo phương pháp công
xưởng, tổng hợp từ GTSX của các cơ sở sản xuất CN.
1.1.1.4. Chỉ số sản xuất CN: được tính dựa trên khối lượng sản phẩm
sản xuất, nên còn được gọi là "chỉ số khối lượng sản phẩm CN". Bản chất
của phương pháp tính chỉ số IIP là xác định tốc độ tăng trưởng của nền sản
xuất CN dựa vào khối lượng sản phẩm sản xuất.
1.2.2. Cơ cấu công nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm về cơ cấu công nghiệp
Trên cơ sở kế thừa quan niệm về cơ cấu CN của các tác giả đã công bố,
tác giả luận án cho rằng: Cơ cấu ngành CN (hay gọi tắt là cơ cấu CN) là
tổng thể các phần tử cấu thành hệ thống ngành CN và cách thức liên kết
giữa chúng. Cơ cấu CN biểu hiện quan hệ tỷ lệ cả về mặt lượng và chất của
các phần tử tham gia và là kết quả tổng hợp của các nhân tố tác động ở mỗi
giai đoạn nhất định.
7
1.2.2.2. Nội dung và xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu CN là quá trình chuyển dịch cơ cấu CN từ dạng này
sang dạng khác phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội, sự
phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển khoa học công nghệ, phù hợp
với điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của mỗi lãnh thổ
trong một giai đoạn nhất định. Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị
trí, mà là quá trình tích lũy về lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất với yêu
cầu và phương hướng tiến bộ hơn mang tính quy luật, với sự thay đổi tỷ lệ
và mối quan hệ tương quan trên nhiều khía cạnh.
1.2.2.3. Các bộ phận của cơ cấu công nghiệp
a. Cơ cấu công nghiệp theo ngành
Cơ cấu CN theo ngành là cơ cấu xem xét các ngành nhỏ cấu thành nên
tổng thể ngành CN. Trong khi xem xét cơ cấu CN, cơ cấu theo ngành được
cho là quan trọng nhất bởi các ngành là yếu tố đóng vai trò quyết định trong
việc thúc đẩy sự phát triển của ngành CN đồng thời chi phối tới 2 loại cơ
cấu còn lại (cơ cấu theo thành phần và cơ cấu theo lãnh thổ).
b. Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
Cơ cấu CN theo lãnh thổ là cơ cấu CN theo ngành được xem xét theo
từng lãnh thổ mà nó phân bố. Trong phân tích cơ cấu ngành CN theo lãnh
thổ đối với một vùng lớn người ta thường xem xét cơ cấu theo các cấp hành
chính thấp hơn và các hình thức tổ chức CN quan trọng trên lãnh thổ.
Chuyển dịch cơ cấu CN theo lãnh thổ là chuyển dịch cơ cấu CN xét theo
từng nội dung của ngành, thành phần kinh tế, nhưng theo từng lãnh thổ của
các chủ thể xem xét của sự chuyển dịch cơ cấu CN.
c. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
Cơ cấu CN theo thành phần phản ánh tính chất xã hội hóa về tư liệu sản
xuất và tài sản của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu CN theo thành phần là
chuyển dịch cơ cấu CN xét theo nội dung thành phần của cơ cấu CN. Đó là
8
sự thay đổi các mối quan hệ kinh tế xét theo mối tương quan của các thành
phần kinh tế trong tổng các thành phần kinh tế hình thành nên chủ thể theo
phạm vi của đối tượng được xem xét (nền kinh tế, vùng, các địa phương...).
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu ngành công nghiệp
1.2.3.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Đối với cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, vị trí địa
lý có ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp. ảnh hưởng trực tiếp của vị trí địa
lý thể hiện qua mức độ thuận lợi về tiếp cận với thị trường, nguồn vốn, quy
trình công nghệ đặc biệt là những ngành mang tính đặc thù như công nghiệp
đóng và sửa chữa tàu thủy, CN thủy điện, ảnh hưởng gián tiếp của vị trí
địa lý thể hiện thông qua tác động của nó đối với các thành phần tự nhiên,
kinh tế - xã hội khác bởi các thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội này đến
lượt mình lại có tác động đến cơ cấu ngành CN.
1.2.3.2. Các nhân tố tự nhiên
Khoáng sản được đánh giá là tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng trực
tiếp nhất đến cơ cấu CN, đặc biệt là đối với ngành CN khai khoáng. Ngoài
khoáng sản, các tài nguyên khác cũng có ảnh hưởng đáng kể đến cơ cấu
CN: ở những lãnh thổ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp sẽ tạo điều kiện để phát triển các ngành CN chế biến lương thực –
thực phẩm, những vùng có tài nguyên rừng phong phú là tiền đề để phát
triển CN giấy, chế biến lâm sản, Ngoài ra, tài nguyên đất, đặc biệt là quỹ
đất và giá đất có ảnh hưởng khá rõ nét đến cơ cấu CN.
1.2.3.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội
a. Dân cư và nguồn lao động: Quy mô và chất lượng của dân cư nói
chung và lao động nói riêng có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới sự hình
thành và chuyển dịch cơ cấu CN.
b. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật: Cơ sở hạ tầng, bao gồm
mạng lưới giao thông vận tải, cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc có tác
9
động mạnh mẽ tới cơ cấu CN bởi chúng tham gia vào hầu hết các khâu trong
sản xuất CN. Cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là dây chuyền, công nghệ sản
xuất có tác động mạnh mẽ tới năng suất, tốc độ tăng trưởng của sản xuất CN.
c. Khoa học - công nghệ: Vai trò của khoa học công nghệ trong việc
hình thành và chuyển dịch cơ cấu CN ngày càng rõ nét, đặc biệt là trong cơ
cấu CN theo ngành và theo lãnh thổ.
d. Vốn đầu tư: Vốn đầu tư là nguồn lực đầu vào quan trọng hàng đầu
trong thúc đẩy tăng trưởng cũng như cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu CN.
đ. Thị trường: Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thị trường của
nhiều sản phẩm CN không ngừng được mở rộng thay vì bị giới hạn bởi
phạm vi hành chính của địa phương, quốc gia như trước đây.
e. Thể chế kinh tế: có tác động mạnh đến cơ cấu ngành CN, đặc biệt là
trong bối cảnh hội nhập và nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay.
g. Mối quan hệ liên vùng
Sản xuất CN nói chung và cơ cấu CN nói riêng của một vùng có mối
liên hệ chặt chẽ với các vùng khác và quốc tế, đặc biệt là trong mối liên hệ
về vốn, khoa học – công nghệ, lao động và thị trường.
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu công nghiệp vận dụng vào nghiên
cứu vùng KTTĐ Bắc Bộ
1.2.4.1. Chỉ tiêu chung
a. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế
- Tỉ trọng của GDP ngành CN trong GDP của vùng (ĐGDP), được tính
theo biểu thức:
ĐGDP =
GDPCNV
.100 (%) (1)
GDPV
Trong đó: + GDPCNV là GDP CN của vùng.
+ GDPV là GDP của vùng.
10
- Đóng góp của GDP ngành CN vào gia tăng quy mô GDP của vùng
(ĐGDP) trong một giai đoạn nhất định, được tính theo biểu thức:
ĐGDP =
GDPCNV
.100 (%) (2)
GDPV
Trong đó: + GDPCNV là quy mô gia tăng GDP CN của vùng.
+ GDPV là quy mô gia tăng GDP của vùng.
b. Phát triển công nghiệp
- Quy mô và cơ cấu GTSX CN của vùng.
- Tốc độ tăng trưởng GTSX CN của vùng.
- Tổng số lao động ngành CN của vùng.
- Năng suất lao động ngành CN của vùng.
- Trị giá xuất khẩu các sản phẩm CN của vùng.
1.2.4.2. Cơ cấu công nghiệp theo ngành
- Số lượng và cơ cấu lao động CN theo nhóm ngành và ngành CN.
- Qui mô và cơ cấu GTSX CN theo 4 nhóm ngành: CN khai khoáng;
CN chế biến, chế tạo; CN sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hòa không khí; CN cung cấp nước; hoạt động quản lý và
xử lí rác thải, nước thải.
- GTSX và cơ cấu GTSX theo ngành CN (cấp 2) (theo quyết định
27/2018/QĐ-TTg).
1.2.4.3. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
- GTSX CN theo các địa phương tương đương cấp tỉnh (tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương).
- Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ CN (Khu CN, Trung
tâm CN).
1.2.4.4. Phân tích cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
- Tỉ trọng lao động CN theo các nhóm ngành CN của vùng.
11
- Tỉ trọng GTSX và tình hình phát triển CN theo 03 khu vực:
+ Nhà nước;
+ Ngoài Nhà nước;
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
1.3. Cơ sở thực tiễn về cơ cấu công nghiệp ở Việt Nam và các vùng
kinh tế trọng điểm
Qua việc phân tích cơ cấu CN của cả nước và 3 vùng kinh tế trọng điểm
cho phép tác giả luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm sau trong việc
hình thành cơ cấu CN của vùng KTTĐ Bắc Bộ:
- Cơ cấu CN là một phạm trù có tính động cao song mức độ chuyển
dịch của nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là các yếu tố về lao động,
vốn đầu tư và các dự án tầm cỡ.
- Cơ cấu CN chỉ phát huy tính hiệu quả, bền vững khi khai thác hợp lý,
tối đa các nguồn lực sẵn có trong vùng đi đôi với việc bảo vệ môi trường..
Trong khi đó hai vùng KTTĐ còn lại do những hạn chế về kết cấu hạ
tầng, nguồn nhân lực, vốn nên cơ cấu theo ngành còn khá đơn giản và bộ
khung lãnh thổ CN chưa được định hình rõ nét.
Chƣơng 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ CƠ CẤU NGÀNH CÔNG
NGHIỆP VÙNG KTTĐ BẮC BỘ GIAI ĐOẠN 2005 - 2016
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu ngành công nghiệp vùng
KTTĐ Bắc Bộ
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
12
Vùng KTTĐ Bắc Bộ có ưu thế nổi bật do có vị trí địa chính trị- kinh tế
và tiềm năng mở rộng giao thương để phát triển CN nói chung và chuyển
dịch cơ cấu CN hiệu quả nói riêng thông qua tăng cường quan hệ với các
nước thuộc khu vực Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
2.1.2. Nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Tài nguyên khoáng sản: Các loại khoáng sản có giá trị kinh tế
hơn cả trong vùng là than, vật liệu xây dựng, sét cao lanh, ti-tan.
2.1.2.2. Địa hình và đất đai: Địa hình đồng bằng thuận lợi cho việc
hình thành các điểm dân cư tập trung, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
nói chung và hệ thống nhà xưởng CN nói riêng song quỹ đất dành cho phát
triển CN, đặc biệt là các ngành CN chiếm dụng qui mô quỹ đất lớn hiện
không còn nhiều.
2.1.2.3. Các tài nguyên thiên nhiên khác: Nguồn nước; Tài nguyên
sinh vật; Khí hậu cùng với các yếu tố tự nhiên khác như đất đai, nước,...
2.1.3. Nhân tố kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động: Vùng KTTĐ Bắc Bộ là nơi dân cư
tập trung đông đúc, dân số không ngừng tăng qua các năm với tốc độ tăng
dân số bình quân trong giai đoạn 2005 – 2016 là 1,3%/năm. Mặc dù trong
giai đoạn 2005-2016, vùng KTTĐ Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng lao động
trong CN cao, song lao động CN trong vùng chỉ chiếm chưa đến 30% lực
lượng lao động, trong khi đó, tỷ lệ lao động trong CN của vùng KTTĐ
Phía Nam chiếm 34,2%. Xét trong nội bộ ngành CN, lao động trong vùng
KTTĐ Bắc Bộ tập trung rất đông vào lĩnh vực CN chế biến, đặc biệt là các
ngành như dệt may, da giày, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm - đồ uống.
2.1.3.2. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật: Mạng lưới giao
thông vận tải vào loại dẫn đầu cả nước về loại hình, chất lượng, mật độ và
13
mức độ lan tỏa. Đường bộ là loại hình vận tải quan trọng nhất trong kết nối
nội vùng. Mạng lưới chuyển tải điện: Mạng lưới chuyển tải điện được xây
dựng với hệ thống trạm biến áp và đường dây 500 KV, 220 KV, 110 KV
phân bố rộng khắp phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2.1.3.3. Thị trường: Về thị trường nội vùng, số dân đông luôn tạo ra
một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Hơn nữa, mức sống của nhân dân ngày
càng được cải thiện nên sức mua của người dân không ngừng tăng lên, đặc
biệt là đối với các mặt hàng CN gia dụng và các thiết bị điện tử hiện đại.
Thị trường quốc tế ngày càng được mở rộng. Các sản phẩm của vùng đã
thâm nhập vào nhiều thị trường thế giới, thậm chí cả các thị trường đòi hỏi
cao về chất lượng như Bắc Mĩ, Nhật Bản, EU. Bên cạnh đó, việc nâng cấp
và hoàn thiện các cửa ngõ vào – ra cho hàng hóa của vùng như sân bay
quốc tế, cảng biển, đường cao tốc góp phần quan trọng trong việc mở
rộng thị trường quốc tế.
2.1.3.4. Khoa học - công nghệ: Vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng đi đầu cả
nước trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ của
nhân loại trong hầu hết các lĩnh vực nói chung và trong sản xuất CN nói
riêng nhờ vai trò tiên phong của thủ đô Hà Nội.
2.1.3.5. Vốn đầu tư: Vùng KTTĐ Bắc Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối
với các nguồn vốn cả ở trong nước và FDI dựa trên lợi thế so sánh về
nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng.
2.1.3.6. Đường lối, chính sách phát triển vùng: Kể từ khi thành lập đến
nay, vùng KTTĐ Bắc Bộ luôn được xác định là một trong hai đầu tàu kinh
tế nói chung và CN nói riêng đối với cả nước. Chính vì thế, thông qua
nhiều loại hình văn bản khác nhau (Văn kiện của Đại hội Đảng Cộng sản
Việt Nam, các Luật và Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Chính
14
phủ và các Bộ ngành...) các định hướng cho sự phát triển CN nói chung và
cơ cấu CN nói riêng được thể hiện khá rõ nét.
2.2. Thực trạng cơ cấu ngành công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ
2.2.1. Khái quát chung
GTSX CN của vùng cũng có xu hướng tăng nhanh và liên tục, từ 207,1
nghìn tỉ đồng (giá thực tế) năm 2005 lên 2064,5 nghìn tỉ đồng vào năm
2016. Chỉ số phát triển GTSX CN trung bình năm trong giai đoạn 2006 –
2016 đạt 123,2%. Trong cơ cấu GTSX CN của cả nước, tỉ trọng của vùng
KTTĐ Bắc Bộ có xu hướng tăng khá nhanh, từ 18,3% năm 2005 tăng lên
23,6% năm 2016. Trong giai đoạn 2005 – 2016, vùng KTTĐ Bắc Bộ
chiếm tới 28,6% gia tăng quy mô GTSX CN của cả nước (chỉ xếp sau
vùng KTTĐ phía Nam với 42,0%).
2.2.2. Cơ cấu công nghiệp theo ngành
2.2.2.1. Bốn nhóm ngành
Dưới góc độ 04 nhóm ngành lớn, cơ cấu CN của vùng ngoài những nét
chung với cơ cấu CN của cả nước thì cũng có những nét đặc thù.
CN chế biến vẫn luôn là ngành có tỉ trọng chiếm ưu thế tuyệt đối trong
cơ cấu GTSX CN và có xu hướng tăng (tăng 4,3%) trong giai đoạn 2005 –
2016. Ba nhóm ngành còn lại chiếm tỉ trọng nhỏ và đều có dấu hiệu giảm
tỉ trọng trong cơ cấu, giảm nhanh nhất là nhóm ngành CN khai khoáng
(giảm 3,4%) trong khi các nhóm ngành điện, khí đốt, nước và xử lý chất
thải lần lượt giảm 0,5% và 0,4%.
2.2.2.2. Cơ cấu công nghiệp theo ngành (cấp 2)
Cơ cấu CN theo ngành của vùng KTTĐ Bắc Bộ có sự chuyển dịch rõ
nét trong giai đoạn 2005 – 2016, trong đó vị thế của các ngành CN được
15
coi là trọng điểm của vùng cũng có nhiều thay đổi: Trước đây, CN cơ khí
chế tạo luôn là ngành chiếm tỉ trọng dẫn đầu với tỉ trọng chiếm ưu thế rõ
nét (28,9% giá trị SX CN toàn vùng vào năm 2005), sau đó đến SX kim
loại (12,6%), điện tử - tin học (11,3%)... Tuy nhiên, trong những năm gần
đây tỉ trọng ngành CN điện tử - tin học tăng mạnh và vượt lên so với CN
cơ khí chế tạo (33,7% so với 21,0% - năm 2016) sau khi hàng loại các dự
án quy mô lớn ở lĩnh vực này đi vào hoạt động, đặc biệt là dự án tổ hợp
Samsung ở Bắc Ninh, dự án của LG Display tại Hải Phòng Sau CN
điện tử - tin học và cơ khí lần lượt là các ngành CN SX kim loại, thực
phẩm - đồ uống, hóa chất, dệt may,
2.2.3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
2.2.3.1. Khu vực Nhà nước
Năm 2005, khu vực Nhà nước vẫn chiếm khoảng 1/3 tỉ trọng trong cơ
cấu GTSX CN của toàn vùng nhưng tỉ trọng đã giảm nhanh chóng trong
giai đoạn 2005 – 2016 và chỉ còn chiếm 11,5% vào năm 2016, thấp hơn rất
nhiều so với hai thành phần kinh tế còn lại. Những nguyên nhân của việc
sụt giảm tỉ trọng nhanh chóng trên do (1) thực hiện chủ trương cổ phần
hóa các doanh nghiệp Nhà nước đối với những ngành nghề mà khu vực
ngoài Nhà nước hoặc FDI có thể tham gia có hiệu quả và (2) nhiều doanh
nghiệp khu vực Nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn có tốc độ
tăng trưởng chậm (do chậm đổi mới, hạn chế trong quản lý, điều hành)
so với tốc độ tăng trưởng bình quân của hai khu vực kinh tế còn lại.
Tuy tỉ trọng sụt giảm mạnh và hiện chỉ còn chiếm khoảng 1/10 trong
cơ cấu giá trị SX CN song khu vực Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo ở
một số ngành kinh tế mang tính chất đặc thù như SX điện (phần lớn là các
16
dự án đầu tư công, ngoại trừ một số dự án BOT gần đây như nhiệt điện Hải
Dương), SX vũ khí và đạn dược, khai thác than
2.2.3.2. Khu vực ngoài Nhà nước
Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước có xu hướng giảm trong giai đoạn
2005 – 2016 (giảm 5,0%) song đây vẫn là khu vực chiếm tỉ trọng cao thứ 2
trong cơ cấu toàn vùng. Khu vực ngoài Nhà nước tham gia vào hầu hết các
ngành CN, đặc biệt là các ngành đòi hỏi quy mô vốn, trình độ kỹ thuật
không cao như cơ khí gia công, chế biến thực phẩm, dệt-may Sự phát
triển của khu vực ngoài Nhà nước ở vùng hiện nay còn nhiều hạn chế do
chịu sự cạnh tranh với khu vực Nhà nước (về mức độ thuận lợi trong tiếp
cận vốn, mặt bằng SX, thị trường) và nhất là khu vực FDI (về quy mô vốn,
dây chuyền công nghệ, thị trường xuất khẩu).
2.2.3.3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Khu vực FDI có tỉ trọng tăng mạnh trong giai đoạn 2005 – 2016, tăng
được 24,3% nhờ vào tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là ở giai đoạn
2005 – 2014 khi các dự án FDI quy mô lớn đi vào vận hành. Các dự án
FDI trong CN của vùng tập trung chủ yếu ở một số ngành như điện tử,
luyện kim, cơ khí, dệt-may, góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành
này nói riêng và của toàn nền CN của vùng nói chung. Tuy nhiên, việc các
dự án trong khu vực FDI chủ yếu sản xuất tại vùng theo mô hình nhập
nguyên liệu gia công, lắp ráp đóng gói tiêu thụ trong nước hoặc
xuất khẩu. Thêm vào đó, ngoại trừ một số tập đoàn lớn đầu tư dây chuyền
công nghệ hiện đại, phần lớn các doanh nghiệp FDI mang đến vùng công
nghệ trung bình và thấp nên giá trị gia tăng nói riêng và hiệu quả kinh tế -
xã hội nói chung còn chưa cao. Sức lan tỏa về công nghệ, khả năng kết nối
17
với các doanh nghiệp phụ trợ trong nước còn yếu cũng là những hạn chế
của khu vực FDI trong vùng.
2.2.4. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
2.2.4.1. Cơ cấu công nghiệp theo các địa phương
GTSX CN của vùng KTTĐ Bắc Bộ có sự phân hóa theo lãnh thổ rất rõ
nét và cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong giai đoạn 2005 - 2016.
Trước đây, các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh luôn
chiếm giữ tỉ trọng cao nhất do tập trung nhiều điểm CN, khu CN quan
trọng. Tuy nhiên, do tác động của làn sóng đầu tư FDI vào khu vực, cơ cấu
CN theo lãnh thổ của vùng đã có sự chuyển dịch theo hướng các địa bàn
thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI có xu hướng tăng tỉ trọng trong khi các
địa phương thu hút được ít FDI hơn có xu hướng giảm tỉ trọng.
2.2.4.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a. Hình thức khu công nghiệp (KCN): Tính đến hết tháng 12/2017, toàn
vùng có 65 KCN đã hình thành với tổng diện tích đất tự nhiên là 18.040 ha
(chiếm 19,9% về số KCN và 19,1 % tổng diện tích đất tự nhiên). Về sự
phân bố theo lãnh thổ, hai địa phương dẫn đầu về số lượng KCN của vùng
là Hà Nội và Bắc Ninh (13 KCN), tiếp sau là Vĩnh Phúc và Hải Dương
(cùng có 10 KCN), Quảng Ninh (8 KCN), Hưng Yên (7 KCN), Hải Phòng
(4 KCN). Các KCN trong vùng phần lớn đều nằm bên cạnh các trục đường
quốc lộ chính nên dễ dàng kết nối với hệ thống giao thông đối ngoại.
b. Cụm liên kết ngành (cluster)
Vùng KTTĐ Bắc Bộ đã từng bước hình thành các ngành kinh tế mũi
nhọn làm tiền đề hình thành nên các chuỗi (Cluster). Vùng KTTĐ Bắc Bộ
đã hình thành các ngành CN mũi nhọn như: lắp ráp ô tô - xe máy, dệt may,
da giày, than,... Đến nay, Vùng KTTĐ Bắc Bộ có khoảng 350 doanh
18
nghiệp CN hỗ trợ có quy mô nhỏ và vừa. Trong đó, số doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện cơ khí chiếm 63%, sản xuất linh kiện
nhựa và cao su chiếm 25%, linh kiện điện tử và điện lạnh là 11,9%.
c. Trung tâm công nghiệp
Trong vùng có nhiều trung tâm CN, trong đó nổi lên các trung tâm
hàng đầu là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hạ Long. Ngoài 04 trung tâm
CN trên, các trung tâm CN còn lại của vùng như Hải Dương, Phúc Yên,
Phố Nối cũng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và đóng vai trò ngày càng
quan trọng đối với sự phát triển của các tỉnh.
2.2.5. Đánh giá chung
2.2.5.1. Những thành tựu
Trong giai đoạn 2005 – 2016, cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành
CN ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đã đạt được những thành tựu nổi bật sau:
- Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng
hiện đại, kinh tế thị trường.
- Cơ cấu CN theo lãnh thổ có sự chuyển dịch hợp lý.
2.2.5.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
- Xét trong cơ cấu ngành, tỉ trọng của các ngành có công nghệ hiện đại
còn thấp và tăng chậm trong khi các ngành thâm dụng tài nguyên, lao động
còn chiếm tỉ trọng cao.
- Xét trong cơ cấu theo thành phần, sản xuất CN của vùng phụ thuộc
nhiều vào khu vực FDI và mức độ phụ thuộc đó ngày càng gia tăng.
- Xét theo cơ cấu theo lãnh thổ, hai hạn chế nổi bật là (1) mức độ tập
trung CN quá cao ở một số lãnh thổ dẫn tới tình trạng quá tải, đặc biệt là ở
19
một số khu vực ven ngoại thành Hà Nội và dọc quốc lộ 5; (2) tình trạng
lãng phí đất ở các khu CN còn khá phổ biến.
b. Nguyên nhân: khả năng huy động các nguồn lực, đặc biệt là huy
động vốn còn hạn chế; công tác quản lý phát triển CN còn một số hạn chế;
các hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng trong vùng là
nguyên nhân quan trọng dẫn tới những hạn chế cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh
thổ của vùng.
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ CẤU NGÀNH
CÔNG NGHIỆP Ở VÙNG KTTĐ BẮC BỘ
3.1. Căn cứ đề xuất định hƣớng và giải pháp
3.1.1. Các căn cứ pháp lí
Các văn bản pháp quy của Đảng, Nhà nước và các bộ ngành
3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
ở Vùng KTTĐ Bắc Bộ
- Cơ hội thu hút các nguồn lực đầu tư để mở rộng sản xuất và nâng
cao hiệu quả sản xuất; cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; cơ hội
ứng dụng các thành tự khoa học công nghệ.
- Thách thức nguồn tài nguyên cạn kiệt dần; nguy cơ cạnh tranh việc
làm do áp dụng công nghệ tiên tiến và tự động hóa.
3.2. Quan điểm và định hƣớng về cơ cấu ngành công nghiệp
3.2.1. Quan điểm
(1)- Sản xuất CN ở vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn là trụ cột trong phát triển
kinh tế của vùng cũng như CN của cả nước. Để phát huy hơn nữa vai trò
20
đầu tàu đó, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất CN của vùng đóng vai trò đặc
biệt quan trọng. (2)- Cơ cấu sản xuất CN trong giai đoạn tiếp theo cần phát
huy triệt để lợi thế so sánh của vùng về nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở
hạ tầng hiện đại và là nơi đi đầu của cả nước trong việc tiếp nhận các thành
tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất CN. (3)- Cơ cấu CN của vùng phải
đảm bảo tính hiệu quả, bền vững theo hướng ưu tiên các ngành CN xanh
và hiện đại. (4)- Chuyển dịch cơ cấu CN gắn với thị trường trong xu thế
hội nhập. (5)- Chuyển dịch cơ cấu CN của vùng phải gắn với nâng cao
chất lượng nguồn lao động, hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào đồng
thời nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực quản lý. (6)-
Hình thành cơ cấu CN của vùng KTTĐ Bắc Bộ phải tạo được mối liên hệ
mật thiết với sản xuất CN của các vùng khác ở Việt Nam và các ngành
kinh tế khác của vùng. (7) - Cần có chính sách thu hút các tập đoàn xuyên
quốc gia hoặc tạo điều kiện để hình thành và phát triển tập đoàn CN quy
mô hàng đầu Việt Nam ở vùng KTTĐ Bắc Bộ.
3.2.2. Định hướng
Về định hướng đối với cơ cấu CN của vùng KTTĐ Bắc Bộ:
- Đối với cơ cấu ngành: Tập trung ưu tiên phát triển các ngành CN
hiện đại, có hàm lượng khoa học công nghệ cao và tạo ra giá trị gia tăng
lớn; Đẩy mạnh phát triển mạnh các ngành CN có khả năng khai thác tốt
cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_co_cau_cong_nghiep_vung_kinh_te_t.pdf