Ứng dụng mô hình toán MIKE3FM mô phỏng chế độ thủy lực, diễn
biến lòng dẫn khu vực cửa vào sông Đáy
3.2.1. Xác định phạm vi và miền tính toán của khu vực nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của mô hình là đoạn sông Hồng khu vực cửa vào
sông Đáy chảy qua địa phận huyện Phúc Thọ và Đan Phượng của TP Hà
nội từ Km30÷Km43+500 đê hữu Hồng với tài liệu địa hình đo đạc năm
2007 có đo bổ sung năm 8/2012. Đoạn sông dài khoảng 27km, phía bờ
hữu có công trình lấy nước mùa kiệt vào sông Đáy là cống Cẩm Đình và
cống phân lũ Vân Cốc đảm bảo an toàn cho Hà Nội trong trường hợp có
phân lũ khi xảy ra lũ thiết kế, phía bờ tả là địa phận tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2.2. Thiết lập hệ thống lưới tính toán
Căn cứ vào phạm vi tính toán của mô hình, tiến hành thiết lập hệ thống lưới
tính toán. Miền tính toán của mô hình có kích thước 29991 x 13779 từ tập hợp
của điểm tọa độ theo 3 phương x, y, z. Lưới tính toán của mô hình được xác
lập lưới phi cấu trúc (lưới tam giác) và giải bài toán thể tích hữu hạn ở
trung tâm ô lưới.
3.2.3. Thiết lập địa hình tính toán
Tài liệu sử dụng cho việc thiết lập địa hình tính toán bao gồm: Bình đồ lòng
sông khu vực nghiên cứu: Tài liệu đo năm 2012 tỷ lệ 1:5.000 để phục vụ tính
toán đánh giá hiện trạng cống lấy nước và theo các kịch bản tính toán; Tài liệu
các mặt cắt ngang trên đoạn sông nghiên cứu; Tài liệu thiết kế công trình cống
Cẩm Đình.
3.2.4. Thiết lập mô hình MIKE11 mô phỏng dòng chảy và bùn cát làm số liệu
đầu vào tính toán cho mô hình MIKE3FM
Việc nghiên cứu tính toán chế độ thủy lực sông Hồng, Đáy có liên quan
chặt chẽ đến chế độ thủy lực của toàn mạng sông Hồng, do đó khi tính
toán tiến hành tính toán cho toàn bộ mạng sông Hồng và sông Thái Bình.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất vị trí hợp lý của cửa lấy nước vào sông đáy đảm bảo yêu cầu cấp nước và tạo dòng chảy thường xuyên cho sông Đáy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cát bồi lắng chủ yếu là bùn cát lơ lửng nhưng có thể làm giảm đáng kể
lượng bồi vào hệ thống bằng một loạt các biện pháp liên hoàn đối với cả trường
hợp cống mở lấy phù sa và cống đóng không lấy nước.
1.2.2. Về nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả lấy nước
Các giải pháp được đề xuất như các giải pháp dẫn nước tự chảy về cấp cho các
sông; nâng cấp bể lắng cát tại bể xả trạm bơm của cống lấy nước....
1.2.3. Các nghiên cứu có liên quan trên đoạn sông Hồng qua Hà Nội
Một số các nghiên cứu có liên quan như: Nghiên cứu đánh giá tổng thể quá
trình diễn biến lòng dẫn đoạn sông Hồng khu vực cụm công trình đầu mối Vân
5
Cốc – Hát Môn; Nghiên cứu mô hình đề xuất cơ sở khoa học cải tạo và nâng
cấp hệ thống thoát lũ sông Đáy phục vụ công tác phòng chống lụt bão đồng
bằng Bắc Bộ; Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xoá các khu chậm lũ sông
Hồng, sông Đáy và sông Hoàng Long; Nghiên cứu biến động lòng dẫn sông
Hồng và đề xuất các giải pháp ổn định khu vực cửa vào sông Đáy; Nghiên cứu
giải pháp ổn định cửa vào và lòng dẫn sông Đáy đảm bảo yêu cầu lấy nước mùa
kiệt và thoát lũ
1.2.4. Nhận xét chung về các nghiên cứu trong nước có liên quan đến nội
dung của luận án
- Việc xem xét vị trí lấy nước thích hợp của các cống lấy nước chưa được chú
trọng nhiều mà chỉ nêu vị trí đặt cửa lấy nước nên xem xét đặt ở đoạn sông
cong phía bờ lõm, nhưng ở vị trí nào là có lợi nhất thì chưa chỉ rõ, dẫn đến hiệu
quả lấy nước của các công trình lấy nước không cao.
- Việc điều tra để từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu bồi lắng tại cửa hút
cho các trạm bơm, tại các cửa cống lấy nước cũng được các nhà khoa học trong
và ngoài nước nghiên cứu từ lâu. Đặc biệt trong khi thiết kế xây dựng các
CTLN đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc lấy nước như: điều kiện địa
hình ở thượng lưu công trình, điều kiện địa chất của bờ sông, độ chênh lệch cao
độ của bờ sông với đáy sông, tỷ lệ lượng nước được lấy vào kênh dẫn, đặc biệt
trong mùa kiệt hoặc mở rộng đột ngột tránh xói lở, bồi lắng lòng dẫn, tuyến
kênh dẫn nước, độ rộng của kênh dẫn tại vị trí tiếp giáp với sông, mặt cắt của
kênh dẫn không được thu hẹp.Tuy nhiên, việc xác định vị trí lấy nước hợp lý
chưa được xem xét khi thiết kế dẫn đến công trình sau khi xây dựng đã bị bồi
lấp khu vực cửa lấy nước.
- Các nghiên cứu liên quan trước đây chủ yếu dùng mô hình 1D, 2D nên chưa
xem xét đánh giá dòng dị trọng (dòng phân tầng) khu vực của lấy nước để xác
định yêu cầu lấy nước đảm bảo về chất và lượng. Các nghiên cứu mô phỏng
diễn biến khu vực cửa lấy nước sử dụng mô hình 1D, 2D mô phỏng cho kênh
dẫn nước, nhưng chưa đánh giá ảnh hưởng của diễn biến bồi lắng cửa lấy nước
6
đến vấn đề cấp nước mùa kiệt và thoát lũ. Việc nghiên cứu mô hình số trị 3D
(Phạm Đức Thắng 2010) lại mô phỏng trong thời gian mùa lũ với điều kiện
đóng cống không lấy nước, do đó không mô phỏng được chế độ thủy động lực
và vận chuyển bùn cát tác động đến vị trí cống như nào.
- Các nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá diễn biến lòng dẫn khu vực cửa lấy
nước, chưa có nghiên cứu cụ thể về cho việc chọn tuyến và vị trí cửa lấy nước
hợp lý để làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả lấy nước của các công trình lấy
nước.
- Các nghiên cứu về sông Hồng, sông Đáy, khu vực cửa Đáy có nhiều, nhưng
chủ yếu là nghiên cứu đưa ra giải pháp chỉnh trị, ổn định lòng dẫn khu vực cửa
Đáy mà chưa có nghiên cứu nào xem xét vị trí lấy nước thích hợp khu vực sông
Hồng đoạn cửa Đáy để đảm bảo yêu cầu lấy nước và thoát lũ.
- Chưa xem xét điều kiện dòng chảy tại vị trí cống lấy nước ảnh hưởng như nào
đến việc lấy nước của các cống. Chưa xét mối quan hệ giữa lưu lượng vào cống
với mực nước, góc lấy nước, chiều dài đoạn sông cong và chiều rộng đoạn kênh
dẫn nước, chiều dài đoạn kênh dẫn nước, phân bố độ đục theo chiều sâu như thế
nào dẫn đến việc lấy nước khó khăn.
- Chưa có một số các tiêu chí cụ thể về việc xác định cửa lấy nước vì việc chọn
vị trí đặt cửa lấy nước là công việc đầu tiên và quan trọng trong thiết kế CTLN
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.1. Vị trí khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu nằm trên đoạn sông Hồng khu vực cửa vào sông Đáy từ
Km30 - Km47+500 đê hữu sông Hồng, đoạn sông dài 27km.
1.3.2. Đặc điểm địa hình, địa chất, địa mạo
Địa hình lưu vực dốc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Vùng thượng nguồn là
cửa vào sông Đáy tại Hát Môn có cao độ biến đổi từ 3,0 ÷ 10m, vùng cửa ra tại
7
Như Tân từ 0,3 ÷ 5,0m. Lòng sông gồm có trầm tích với tầng cát thô có màu
vàng nhạt, lớp thực vật chưa phân hoá hết, phía trên có lớp phù sa nông.
1.3.3. Cụm công trình cống Cẩm Đình – Hiệp Thuận
Cụm công trình Cẩm Đình - Hiệp Thuận gồm: Kênh dẫn từ sông Hồng vào tới
thượng lưu cống Cẩm Đình, Cống lấy nước Cẩm Đình, kênh dẫn Cẩm Đình -
Hiệp Thuận. Nhiệm vụ của cụm công trình gồm: (i) Lấy nước từ sông Hồng
vào sông Đáy, cùng với các cửa lấy nước khác (như cống Liên Mạc, Tắc Giang)
khôi phục lại dòng chảy về mùa kiệt của sông Đáy, cấp bổ sung nước cho hạ du
phục vụ sản xuất và sinh hoạt cải tạo môi trường sinh thái, kết hợp phát triển
giao thông vận tải thủy.(ii) Tham gia phân lũ sông Hồng vào sông Đáy.
1.4. Định hướng nghiên cứu của luận án
- Đánh giá hiện trang, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc
bồi lắng cửa lấy nước và khả năng lấy nước của các công trình lấy nước
đoạn qua thành phố Hà Nội
- Xây dựng bộ tiêu chí kỹ thuật và các thông số kỹ thuật cho công trình
lấy nước trên sông
- Thiết lập mô hình mô phỏng diễn biến lòng dẫn khu vực cửa lấy nước,
đánh giá khả năng lấy nước theo bộ tiêu chí, từ đó đề xuất vị trí lấy nước
hợp lý.
- Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng lấy nước.
1.5. Kết luận Chương 1
Các nghiên cứu chưa có nghiên cứu chuyên sâu về việc xác định cửa lấy nước
hợp lý, đặc biệt ứng dụng lý thuyết dòng chảy phân tầng khu vực cửa lấy nước,
áp dụng mô hình thủy động lực 3D để tính toán xác định cửa lấy nước hợp lý
trên sông. Vậy để khắc phục những tồn tại nêu trên,NCS sẽ nghiên cứu cơ sở
khoa học và diễn biến lòng dẫn khu vực cửa vào cống lấy nước để đề xuất được
8
vị trí lấy nước hợp lý cửa vào sông Đáy, đảm bảo yêu cầu lấy nước mùa kiệt và
thoát lũ phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Hình 1. Sơ đồ định hướng nghiên cứu của luận án
9
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN LỰA
CHỌN VỊ TRÍ LẤY NƯỚC HỢP LÝ ĐẢM BẢO YÊU CẦU LẤY NƯỚC
MÙA KIỆT VÀ THOÁT LŨ
2.1. Đánh giá hiện trạng một số công trình lấy nước dọc sông Hồng trên địa
bàn Hà Nội
2.1.1. Hiện trạng một số công trình lấy nước trên địa bàn Hà Nội
NCS đã tiến hành điều tra, đánh giá một số vị trí lấy nước trên dòng chính sông
Hồng, từ đó đề xuất bộ tiêu chí để xác định vị trí lấy nước thích hợp như: Cống
Liên Mạc: là cống lấy nước chính của hệ thống sông Nhuệ nằm tại vị trí
K53+400 đê hữu sông Hồng; tại vị trí khu vực cửa vào cống Liên Mạc xuất
hiện bãi bồi, hướng dòng chảy có xu thê hướng sang phía bờ đối diện. Góc lấy
nước khoảng 1200. Nếu theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế
giới thì góc lấy nước của cống Liên Mạc lớn hơn rất nhiều, do đó hiệu quả lấy
nước không cao; Công trình đầu mối cống Xuân Quan: lấy nước từ sông Hồng,
là công trình cung cấp nước tưới chủ yếu cho hệ thống Bắc Hưng Hải, Phía cửa
vào cống Xuân Quan xuất hiện bãi bồi ảnh hưởng đến việc lấy nước. Góc lấy
nước khoảng 700, dòng chủ lưu không hướng vào cửa lấy nước, ảnh hưởng đến
khả năng lấy nước của cống, đặc biệt trong thời kỳ mùa kiệt; Cống Cẩm Đình:
là cửa lấy nước vào tuyến kênh Cẩm Đình - Hiệp Thuận thuộc cụm công trình
đầu mối Hát Môn - đập Đáy, theo thiết kế lưu lượng thực tế lấy vào chỉ đạt
27,52%. Qua điều tra cho thấy ngay cả trong những ngày xả nước cho vụ đông
xuân thì mực nước thực đo tại thượng lưu cống Cẩm Đình hầu như đều thấp
hơn 5,5m do vậy khả năng lấy nước của cống là rất thấp
2.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các
công trình lấy nước của một số cống trong những năm gần đây trên địa bàn
Hà Nội
Các CTLN đa số đã có thời gian sử dụng từ 20 đến 30 năm, thậm chí 40 năm,
nên nhiều công trình đã xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu lấy nước của công
trình; Đoạn sông đặt vị trí cửa lấy nước chưa đảm bảo ổn định, do tác động của
10
dòng chảy gây bồi lắng tại vị trí cửa vào cống lấy nước; Do diễn biến hạ thấp
lòng dẫn trong những năm gần đây, mực nước ngày càng xuống thấp cho nên
nhiều cống không lấy đủ nước theo lưu lượng thiết kế, đặc biệt từ năm 2008
đến nay; Do ảnh hưởng của điều tiết của hồ chứa đến khả năng cấp nước cho
các công trình lấy nước; Do tỷ lệ phân lưu mùa kiệt sang sông Đuống ngày
càng tăng (có thời điểm lên đến gần 45%) làm giảm lưu lượng dòng chảy trên
sông Hồng; Do thiết kế, quy hoạch không hợp lý; Sự gia tăng nhu cầu nước của
các ngành kinh tế đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nên yêu cầu cấp
nước cũng gia tăng và một số yếu tố khác.
2.1.3. Tiếp cận chu kỳ lặp theo vùng (III)
Tiếp cận chu kỳ lặp lại theo từng vùng sẽ gắn liền cấp úng ngập cho từng vùng
cụ thể tức là rủi ro có thể được xem xét bằng cách chia vùng nguy cơ ngập
thành các khu ngập có mức độ thiệt hại khác nhau và xác định mức độ bảo vệ
đối với các khu khác nhau.
2.2. Cơ sở lý thuyết dòng phân tầng/dòng dị trọng tại khu vực cửa lấy nước
2.2.1. Hệ phương trình cơ bản về dòng phân tầng/dòng dị trọng
Xét dòng chảy ổn định không đều theo hai chiều của dòng chảy phân tầng khu
vực cửa lấy nước như trong hình sau:
Hình 0. Mặt cắt dọc dòng phân tầng không đều theo hai chiều và ba chiều
a. Phương trình chuyển động:
0' ' ' '
'
dZdH dh U dU dh
dx dx dx g dx dx
(2.1)
11
2' ' ' 1 ' '
'
8
'
' '
d
h U U U
J U
x t x
gh g
b. Phương trình liên tục
c. Phương trình hoàn lưu của dòng phân tầng
2.2.2. Phân tích lựa chọn mô hình toán mô phỏng dòng chảy và diễn biến
lòng dẫn khu vực cửa lấy nước
Luận án sử dụng mô hình thủy lực 1 chiều MIKE11 và 3 chiều MIKE3FM với
các modul HD và ST để tiến hành nghiên cứu diễn biến lòng dẫn và đề xuất vị
trí hợp lý của cửa lấy nước vào sông Đáy.
2.3. Đề xuất bộ tiêu chí xác định vị trí cửa lấy nước thích hợp
Vị trí cửa lấy nước hợp lý là vị trí cần đáp ứng yêu cầu về kinh tế, xã hội và
môi trường, cụ thể là:
- Tiêu chí kỹ thuật: đảm bảo lấy nước theo yêu cầu (số lượng, chất lượng) về
mùa kiệt, thoát lũ về mùa lũ và ổn định công trình;
- Tiêu chí kinh tế: phải đảm bảo đầu tư có hiệu quả, chi phí đầu tư rẻ nhất
nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật;
- Tiêu chí môi trường xã hội: khi công trình được xây dựng không gây tác
động xấu đến môi trường, xã hội, kết hợp cảnh quan môi trường.
12
Bảng 2.1. Bộ tiêu chí lựa chọn vị trí cửa lấy nước
Tiêu chí Chỉ tiêu Yêu cầu
Tiêu chí kỹ
thuật
(QP,ρ) = f(α,
Lkênh,
Lcong,Bkênh, J...)
Hình thái sông
- Đoạn sông đặt vị trí cửa lấy nước phải
tương đối ổn định, điều kiện địa chất
của bờ sông tương đối ổn định, cửa lấy
nước không bị bồi lắng:
- Nên chọn cửa vào kênh dẫn ở hạ lưu
đỉnh cong;
- Góc tạo bởi dòng chính và kênh đảm
bảo dòng chảy xuôi thuận, theo phân
tích nghiên cứu của các nhà khoa học
và thực tế góc lấy nước α phụ thuộc
vào điều kiện địa hình, lòng dẫn, chế
độ thủy văn, thủy lực để xác định α
cho hợp lý.
Lượng nước yêu
cầu
- Lượng nước lấy vào kênh dẫn phải
đảm bảo theo thiết kế (QP).
- Chênh lệch cột nước tối thiểu giữa
điểm đầu tuyến và điểm cuối tuyến
kênh dẫn, chênh lệch cột nước giữa
sông chính và kênh dẫn.
- Khẩu độ điều tiết đảm bảo lấy được QP
Chất lượng nước
yêu cầu
- Đảm bảo lượng phù sa vào hợp lý,
tránh đưa bùn cát thô vào kênh và khu
tưới;
- Lượng bùn cát lấy vào kênh dẫn phải
đảm bảo lượng bùn cát lơ lửng thích
hợp trong việc cải tạo phù sa đồng
ruộng, ít bùn cát đáy, chất lượng lấy
nước đảm bảo
Đảm bảo an toàn
công trình
Đảm bảo an toàn công trình, không gây
các sự cố hư hỏng, mất an toàn công trình
ảnh hưởng đến khu vực dân cư
Tiêu chí xã hội
– môi trường
Đảm bảo cảnh
quan môi
trường, xã hội
Giữ gìn bảo vệ môi trường, phát triển du
lịch, sử dụng tổng hợp nguồn
nước.Không gây suy thoái môi trường.
Xây dựng công trình kết hợp cải tạo cảnh
quan và du lịch.
Tiêu chí kinh Quản lý Thuận lợi cho công tác quản lý, áp dụng
13
Tiêu chí Chỉ tiêu Yêu cầu
tế được các tiến độ kỹ thuật như điện khí
hoá, tự động hoá. Dễ dàng vận hành, khai
thác và sử dụng.
Khả năng quản lý các trang thiết bị ở cửa
lấy nước.
Kinh tế
Kết cấu đơn giản và kinh tế. Dễ dàng vận
hành và duy tu, bảo dưỡng, bảo trì. Thuận
lợi cho thi công. Yêu cầu nạo vét ban đầu
cũng như duy trì nạo vét hàng năm phải
dễ dàng thực hiện.
2.4. Kết luận chương 2
Phạm vi nghiên cứu của luận án thuộc đoạn sông có khu vực cửa lấy nước cửa
vào sông Đáy, nơi có chế độ dòng chảy xoắn 3 chiều phức tạp, sự tương tác
dòng chảy và lòng dẫn trong đoạn sông khu vực cửa lấy nước làm cho dòng
chảy ở đây rất phức tạp, do đó cần phải thiết lập mô hình 3 chiều mô phỏng chế
độ thủy động lực khu vực này. Sử dụng mô hình MIKE3 Flow Model FM để
tính toán dự báo sự thay đổi chế độ thủy lực và diễn biến hình thái sông trên
đoạn sông thuộc khu vực nghiên cứu, xem xét dòng dị trọng/ dòng phân tầng để
xác định được vị trí lấy nước hợp lý. Đây là mô hình đã được nhiều nơi trên thế
giới nghiên cứu ứng dụng, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, chưa có
nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE3FM. Với việc sử dụng
mô hình ba chiều MIKE3 Flow Model FM sẽ mô phỏng chi tiết khu vực dự án
theo ba chiều, đặc biệt khu vực nhạy cảm là đầu kênh dẫn nước vào cống Cẩm
Đình, phần ảnh hưởng của CTLN sẽ được mô phỏng chi tiết và chính xác
hơn .Luận án đi sâu nghiên cứu cửa lấy nước Cẩm Đình từ đó kiến nghị một số
giải pháp nhằm nâng cao khả năng lấy nước cho tuyến công trình Cẩm Đình -
Hiệp Thuận phục vụyêu cầu lấy nước mùa kiệt và thoát lũ.
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VỊ TRÍ CỬA LẤY NƯỚC
VÀO SÔNG ĐÁY
14
3.1. Thiết lập mô hình và mô phỏng các kịch bản tính toán phục vụ xác
định vị trí lấy nước hợp lý khu vực cửa vào sông Đáy
Để nghiên cứu xác định vị trí cửa lấy nước dựa trên các tiêu chí nêu trong
chương II, luận án sử dụng những kịch bản tính toán như sau:
Hình 3.1 Kịch bản tính toán
15
3.2. Ứng dụng mô hình toán MIKE3FM mô phỏng chế độ thủy lực, diễn
biến lòng dẫn khu vực cửa vào sông Đáy
3.2.1. Xác định phạm vi và miền tính toán của khu vực nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của mô hình là đoạn sông Hồng khu vực cửa vào
sông Đáy chảy qua địa phận huyện Phúc Thọ và Đan Phượng của TP Hà
nội từ Km30÷Km43+500 đê hữu Hồng với tài liệu địa hình đo đạc năm
2007 có đo bổ sung năm 8/2012. Đoạn sông dài khoảng 27km, phía bờ
hữu có công trình lấy nước mùa kiệt vào sông Đáy là cống Cẩm Đình và
cống phân lũ Vân Cốc đảm bảo an toàn cho Hà Nội trong trường hợp có
phân lũ khi xảy ra lũ thiết kế, phía bờ tả là địa phận tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2.2. Thiết lập hệ thống lưới tính toán
Căn cứ vào phạm vi tính toán của mô hình, tiến hành thiết lập hệ thống lưới
tính toán. Miền tính toán của mô hình có kích thước 29991 x 13779 từ tập hợp
của điểm tọa độ theo 3 phương x, y, z. Lưới tính toán của mô hình được xác
lập lưới phi cấu trúc (lưới tam giác) và giải bài toán thể tích hữu hạn ở
trung tâm ô lưới.
3.2.3. Thiết lập địa hình tính toán
Tài liệu sử dụng cho việc thiết lập địa hình tính toán bao gồm: Bình đồ lòng
sông khu vực nghiên cứu: Tài liệu đo năm 2012 tỷ lệ 1:5.000 để phục vụ tính
toán đánh giá hiện trạng cống lấy nước và theo các kịch bản tính toán; Tài liệu
các mặt cắt ngang trên đoạn sông nghiên cứu; Tài liệu thiết kế công trình cống
Cẩm Đình.
3.2.4. Thiết lập mô hình MIKE11 mô phỏng dòng chảy và bùn cát làm số liệu
đầu vào tính toán cho mô hình MIKE3FM
Việc nghiên cứu tính toán chế độ thủy lực sông Hồng, Đáy có liên quan
chặt chẽ đến chế độ thủy lực của toàn mạng sông Hồng, do đó khi tính
toán tiến hành tính toán cho toàn bộ mạng sông Hồng và sông Thái Bình.
16
3.3. Kết quả tính toán diễn biến lòng dẫn và đánh giá khả năng lấy nước
khu vực cửa vào sông Đáy theo các kịch bản lấy nước khác nhau
3.3.1. Kết quả đánh giá khả năng lấy nước tại các vị trí công trình lấy nước
khác nhau
- Khi lòng dẫn được cải tạo kết hợp với CTLN mới tại Cẩm Đình mực nước
thấp nhất tại Ba Thá là 1,61m khi lưu lượng đưa vào sông Đáy là 30m3/s, 2,56m
khi đưa lưu lượng là 100m3/s. Tại trạm Phủ Lý mực nước thấp nhất là 0,82m
khi đưa lưu lượng vào sông Đáy 30m3/s, 0,84m khi đưa lưu lượng là 100m3/s.
Như vậy, chênh lệch mực nước thấp nhất tại Ba Thá khi đưa nước từ 30-
100m3/s là 0,95m, tại Phủ Lý là 0,2m.
- Khi cải tạo lòng dẫn kết hợp với CTLN mới tại Cẩm Đình khả năng lấy nước
tại các vị trí dọc trên sông Đáy có sự thay đổi. Mực nước tại các vị trí dọc sông
tăng từ 0,15-0,1m. Mức tăng này không đáng kể so với trường hợp cải tạo lòng
dẫn, hiệu quả của công trình lấy nước chưa cao. Mực nước tại các vị trí trước eo
Tân Lang tăng nhanh, trung bình từ 0,15-0,1m, các vị trí từ sau eo Tân Lang tới
Như Tân, mực nước tăng chậm chỉ từ 0,05-0,07m.
- Các cống lấy nước dọc sông vẫn lấy được nước theo thết kế như cống Cẩm
Đình cũ hiện nay nhưng xem xét hạ cao trình đáy cống.
- Khi hoàn thành dự án tiếp nước, cải tạo sông Tích qua kênh Săn-Thụy Đức
(20m3/s) và và trạm bơm Xuân Phú (5m3/s), mực nước thấp nhất tại các vị trí
trên sông Đáy sẽ duy trì với mức ổn định tại Ba Thá từ 1,57-1,60m (khi cống
lấy nước mùa kiệt Cẩm Đình lấy nước với Q = 30m3/s), Mai Lĩnh từ 3,33-
3,94m (khi QCẩmĐình= 70m3/s), Phủ Lý từ 0,33-0,84m (khi QCẩmĐình= 100m3/s).
Mực nước tại các vi trí dọc sông xấp xỉ bằng với mực nước khi có công trình
lấy nước mới tại Cẩm Đình. Để nâng cao mực nước tại các vị trí dọc sông nên
thực hiện thêm một số biện pháp phi công trình như: Tăng cường công tác quản
lý, khai thác nguồn nước dọc sông, hạn chế khai thác cát trái phép và không
đúng quy hoạch nhằm ổn định hình thái lòng dẫn sông theo trạng thái cân bằng
mới sau khi đã cải tạo lòng dẫn. Xem xét tới vấn đề giảm nguồn nước cung cấp
17
cho nông nghiệp. Vì vậy: Nếu tiếp thêm nước từ sông Tích vào sông Đáy, mực
nước tại các vị trí dọc sông không chênh lệch đáng kể so với trường hợp phải
cải tạo lòng dẫn sông Đáy và xây dựng thêm CTLN, mức chênh lệch từ 10-
15cm, với mức độchênh lệch này thì việc đầu tư xây dựng thêm cống lấy nước
mới là không khả thi vì kinh phí đầu tư xây dựng lớn, xây dựng trên nền địa
chất yếu nên kém hiệu quả.
3.3.2. Đánh giá diễn biến lòng dẫn theo kịch bản vị trí lấy nước khác nhau
Mô phỏng diễn biến lòng dẫn với phương án đưa nước qua cống Cẩm Đình vào
sông Đáy với lưu lượng Q=450m3/s. CTLN đặt tại Cẩm Đình (bên cạnh cống
Cẩm Đình cũ). Tiến hành mô phỏng để đánh giá chế độ thủy động lực bùn cát
tại vị trí cống đầu mối.Vận tốc dòng chảy trong kênh Cẩm Đình phổ biến ở
mức 0,7m/s -0,8m/s, tại khu vực cống lấy nước mùa kiệt Cẩm Đình và cống
đầu mối mới có vận tốc từ 1,1m/s - 1,2m/s. Trục dòng chảy có xu hướng lệch
về phía bờ hữu đoạn gần khu vực cửa vào sông Đáy.
Khi phân lũ vào sông Đáy với lưu lượng Q=2.500m3/s dòng chủ lưu càng ép sát
bờ hữu nhất là khu vực trước cống Cẩm Đình và công trình phân lũ mới Vân
Cốc. Lưu tốc gần khu vực cống đạt 1,6m/s, dòng chảy tràn trên bãi với vận tốc
lớn vào cống phân lũ Vân Cốc do đó hình thành trường động lực đi vào công
trình phân lũ mới Vân Cốc, lưu tốc lớn nhất trên trục động lực này đạt 1,7m/s.
Lưu tốc dòng chảy qua mặt cắt cống Cẩm Đình rất lớn từ 1,9-2,0 m/s và giảm
dần khi chảy về hạ lưu cống với dòng chủ lưu của tuyến thoát lũ tập trung trên
kênh Cẩm Đình rồi chảy theo tuyến kênh Cẩm Đình thoát nước về hạ du.
3.4. Đề xuất vị trí lấy nước hợp lý đảm bảo yêu cầu lấy nước và thoát lũ
khu vực cửa vào sông Đáy
3.4.1. Xác định vị trí cửa lấy nước ổn định cấp nước theo yêu cầu
Trên cơ sở kết quả tính toán theo các kịch bản và bộ tiêu chí bảng 2.2,
triết xuất kết quả tính toán từ mô hình MIKE3FM để xây dựng tương
quan giữa lưu lượng lấy nước, mực nước tại vị trí cửa vào kênh dẫn cống
18
Cẩm Đình trên sông Hồng và góc lấy nước, chiều dài đoạn sông cong,
Chiều dài đoạn kênh dẫn,. Kết quả tính toán như sau:
Hình 8: Kết quả tính toán tương quan tại cống Cẩm Đình
CTLN nên bố trí trong đoạn sông ổn định có dạng cong ở bờ lõm về phía hạ lưu
so với đỉnh đoạn cong nơi có chiều sâu lớn nhất; CTLN không được góp phần
làm biến dạng lòng sông và phải đảm bảo việc lấy nước với hàm lượng bùn cát
đáy và bùn cát lơ lửng nhỏ nhất; Không đặt công trình lấy nước tại đoạn sông
nằm ở hạ lưu điểm hợp lưu của nhánh sông có nhiều bùn cát. Độ dài đoạn cong
tại các vị trí lấy nước khác nhau trên đoạn sông Hồng khu vực cửa vào sông
Đáy như sau:
Tại vị trí CTLN Cẩm Đình, độ dài đoạn cong khoảng 5.070m.
Tại vị trí cống Vân Cốc, độ dài đoạn cong khoảng 5.460m, đoạn sông tại vị trí
này có xu thế dòng chảy tương đối thuận, vị trí cống lấy nước được đề xuất xây
19
dựng tại đây nhằm khai thác lợi thế về trường dòng chảy của đoạn sông Hồng
khu vực cửa vào sông Đáy.
Tại vị trí Hát Môn, độ dài đoạn cong khoảng 3.300m, mục tiêu làm sống lại và
khôi phục dòng chảy trước đây của sông Đáy.
Góc lấy nước hợp lý là từ 720÷780, tương ứng với lưu lượng nước lấy vào kênh
dẫn từ 36,24÷160 m3/s, Độ dài đoạn sông cong phù hợp đảm bảo lấy đủ nước
theo lưu lượng thiết kế 36,24m3/s là từ 4.500÷5.900m. Chiều dài đoạn kênh dẫn
hợp lý là từ 30÷60m. Khi lưu lượng trên sông Hồng tại vị trí cống Cẩm Đình
khoảng 6500m3/s, lượng bùn cát vào cửa cống khoảng 0.4kg/s. Như vậy đảm
bảo yêu cầu lòng dẫn kênh lấy nước không bị bồi lắng.
3.4.2. Kiến nghị đề xuất vị trí lấy nước hợp lý vùng cửa vào sông Đáy đảm
bảo yêu cầu lấy nước mùa kiệt và thoát lũ.
Với kết quả tính toán thủy lực, kết quả khảo sát và phân tích mối tương quan
giữa lưu lượng- mực nước- góc lấy nước- chiều dài đoạn sông cong- chiều dài
đoạn kênh dẫn – yêu cầu chất lượng nước (phù xa phục vụ nước tưới), vị trí lấy
được đề xuất tại Cẩm Đình, Vân Cốc và Hát Môn với những ưu nhược điểm
như bảng 3.1.
- Chọn vị trí lấy nước tại Cẩm Đình cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Thay đổi góc lấy nước từ sông Hồng vào cống Cẩm Đình;
+ Cải tạo tuyến kênh dẫn nước từ sông Hồng vào cống Cẩm Đình;
+ Cải tạo cống lấy nước Cẩm Đình đảm bảo lấy đủ nước thiết kế khi nước sông
Hồng hạ thấp;
+ Cải tạo kênh Cẩm Đình – Hiệp Thuận.
20
Bảng 3.1. Bảng đánh giá tiêu chí lựa chọn vị trí lấy nước
Tiêu chí Cẩm Đình Vân Cốc Hát Môn
Lấy được
lưu lượng
nước thiết kế
Góc lấy nước không
phù hợp, xảy ra hiện
tượng bồi lắng tại
khu vực cửa lấy nước
Góc lấy nước phù
hợp, khu vực trước
cửa cống, lòng sông
có xu hướng tiến
sát bờ hữu.
Góc lấy nước
không phù hợp,
xảy ra hiện tượng
bồi lắng tại khu
vực cửa lấy nước,
xuất hiện bãi bồi
gần khu vực cửa
lấy nước.
Đặt vị trí
công trình
tại đoạn
sông ổn định
Nằm tại bờ lõm đoạn
sông cong
Độ dài đoạn cong
Lcong= 5.070m
Chiều dài đoạn kênh
dẫn Lkenh = 580m
Nằm tại bờ lõm
đoạn sông cong
Độ dài đoạn cong
Lcong= 5.460m
Chiều dài đoạn
kênh dẫn Lkenh =
540m
Nằm tại bờ lõm
đoạn sông cong
Độ dài đoạn cong
Lcong= 3.300m
Chiều dài đoạn
kênh dẫn Lkenh =
2.370m
Đảm bảo
chất lượng
nước
Chất lượng nước lấy
vào kênh đảm bảo
lượng bùn cát lơ lửng
thích hợp trong việc
cải tạo phù sa đồng
ruộng, ít bùn cát đáy,
chất lượng lấy nước
đảm bảo
Chất lượng nước
lấy vào kênh đảm
bảo lượng bùn cát
lơ lửng thích hợp
trong việc cải tạo
phù sa đồng ruộng,
ít bùn cát đáy, chất
lượng lấy nước
đảm bảo
Chất lượng nước
lấy vào kênh đảm
bảo lượng bùn cát
lơ lửng thích hợp
trong việc cải tạo
phù sa đồng
ruộng, ít bùn cát
đáy, chất lượng
lấy nước đảm bảo
Xã hội -
môi trường
Đảm bảo cảnh quan,
môi trường xã hội,
đảm bảo công trình
Đảm bảo cảnh
quan, môi trường
xã hội, đảm bảo
công trình
Đảm bảo cảnh
quan, môi trường
xã hội, đảm bảo
công trình
Kinh tế
Chi phí tốn kém ít do
tận dụng được hệ
thống kênh hiện có,
xây dựng tuyến kênh
dẫn mới, cải tạo cao
trình đáy cống Cẩm
Đình đảm bảo lấy
được đủ lượng nước
thiết kế
Chi phí tốn kém do
cần xây dựng hệ
thống kênh, cống,
kênh dẫn mới
Chi phí tốn kém
do cần xây dựng
hệ thống cống,
kênh dẫn mới, nạo
vét lòng dẫn sông
Đáy cũ
21
- Chọn vị trí lấy nước tại Cẩm Đình 2 cầnthực hiện các giải pháp sau:
+ Xây dựng mới tuyến kênh dẫn nước từ sông Hồng vào cống Vân Cốc;
+ Cải tạo, nâng cấp cống Vân Cốc đảm bảo lấy đủ nước thiết kế khi nước sông
Hồng hạ thấp;
+ Xây dựng tuyến kênh dẫn Vân Cốc – Hiệp Thuận.
- Chọn vị trí lấy nước tại CẩmĐình 3cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Xây dựng mới tuyến kênh dẫn nước từ sông Hồng vào cống Hát Môn;
+Xây dựng cống lấy nước CẩmĐình 3 đảm bảo lấy đủ nước thiết kế khi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_va_thuc_tien_de_xu.pdf