Tóm tắt Luận án Nghiên cứu cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội

Trong khâu giết mổ, chế biến có khá nhiều số người được phỏng vấn chưa thực

sự hài lòng về những dịch vụ công mà họ nhận được. Hai dịch vụ công được đánh giá

cao nhất là: chứng nhận quy trình áp dụng (HACCP, ISO, ) và hoạt động kiểm tra,

giám sát an toàn thực phẩm. Ngược lại, các dịch vụ và thủ tục hành chính công về

cấp các loại giấy chứng nhận, xác nhận lại không đạt được sự hài lòng và đánh giá

cao của các tác nhân tiếp nhận. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do người

tiêu dùng chưa tin tưởng vào những hình thức giấy tờ này và cũng chưa có tác dụng

trong thực tế. Đặc biệt, dịch vụ công về cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP hiện

nay đang đặt ra câu hỏi rằng có thật sự cần thiết hay không và một số tác nhân tiếp

cận dịch vụ này do thủ tục và yêu cầu bắt buộc chứ không phải theo nhu cầu thực tế

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOṆ ĐIỂM NGHIÊN CỨU Đề tài dùng hai cách tiếp cận theo chuỗi và theo vùng chăn nuôi để chọn điểm nghiên cứu. Theo cách tiếp cận dựa vào chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn, dựa vào tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn ở Hà Nội để choṇ năm chuỗi sản phẩm thiṭ lơṇ đại diện đưa vào nghiên cứu. 3.4. THU THÂP̣ SỐ LIÊỤ Thu thâp̣ số liêụ từ các báo cáo tổng kết, đánh giá tı̀nh hı̀nh chăn nuôi và tiêu thu ̣thiṭ lơṇ của các Sở nhành, cơ quan liên quan taị thành phố Hà Nôị. Tổ chức 2 Hội thảo liên quan đến các cơ quan cung cấp các dịch vụ công và nhóm mẫu liên quan đến các tác nhân trong chuỗi từ cung cấp đầu vào, các cơ sở chăn nuôi đến giết mổ - chế biến, tiêu thụ sản phẩm, và tiêu dùng. Thu thâp̣ số liêụ thông qua phỏng vấn 90 công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước, 90 viên chức và cán bộ trong các đơn vị sự nghiệp và tổ chức tư nhân. Với các tác nhân tiếp nhận dịch vụ công, thực hiện phỏng vấn 420 tác nhân bao gồm: 30 tác nhân cung cấp đầu vào, 150 tác nhân chăn nuôi, 60 tác nhân giết mổ - chế biến, 30 tác nhân tiêu thụ và 150 người tiêu dùng. Phỏng vấn cơ quan, đơn vị cung cấp dic̣h vu ̣ công cho từng chuỗi và các tác nhân trong chuỗi (5 loaị tác nhân) bằng phiếu câu hỏi chuẩn bi ̣sẵn, các câu hỏi đáp ứng nôị dung nghiên cứu của đề tài. 3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIÊỤ Luận án sử dụng 02 nhóm phương pháp chính để đánh giá, phản ánh kết quả nghiên cứu cũng như so sánh các dịch vụ công được cung cấp về mức độ hài lòng của các tác nhân tiếp nhận: - Phương pháp thống kê mô tả: phản ánh thực trạng các dịch vụ công đang được cung cấp; Nghiên cứu sử dụng tần xuất, số trung bình, độ lệch chuẩn bình quân để đánh giá quá trình cung cấp và tiếp nhận dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn của các tác nhân liên quan. - Phương pháp cho điểm và xếp hạng ưu tiên: sử dụng thang đo LIKERT với 5 mức độ từ 1 đến 5 điểm, các tác nhân đánh giá xếp hạng chất lượng dịch vụ công, từ đó sử dụng phương pháp tính điểm bình quân theo phương pháp gia quyền để xếp hạng mức độ hài lòng. Trong nghiên cứu này, thang đo LIKERT từ 1-5 được dùng để đánh giá sự hài lòng. Thang đo gồm 5 mức đánh giá như sau: từ mức 1 là rất không hài lòng đến mức 5 là rất hài lòng. Quá trı̀nh xử lý số liệu được thực hiện trên phần mềm SPSS Version 22 và Microsoft Excel để đưa ra các kết quả tính toán dựa trên các số liệu đã được điều tra, thu thập. 9 3.6. CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH Luâṇ án dùng các chı̉ tiêu sau: chı̉ tiêu đánh giá thưc̣ traṇg chuỗi và cung cấp dic̣h vu ̣công cho chuỗi, chı̉ tiêu đánh giá về tiếp cận và cung cấp dic̣h vu ̣công cho phát triển chuỗi giá tri ̣ thiṭ lơṇ, chỉ tiêu đánh giá về kết quả cung cấp dic̣h vu ̣công, chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của các tác nhân tiếp nhận dịch vụ công, chı̉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến dic̣h vu ̣công. PHẦN 4. THƯC̣ TRAṆG VÀ GIẢI PHÁP 4.1. THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM THỊT LỢN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1.1. Thưc̣ traṇg chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại thành phố Hà Nội 4.1.1.1. Đăc̣ điểm hình thành chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn Về đặc điểm hình thành và hoạt động, mỗi chuỗi lại có những đặc điểm riêng biệt. Theo như kết quả khảo sát thực tế, hội thảo và đánh giá có sự tham gia tại các chuỗi sản phẩm đang hoạt động ở Hà Nội, có những sự khác biệt về sự hình thành chuỗi và hoạt động của chuỗi như: Doanh nghiệp chủ chuỗi xuất phát từ trang trại chăn nuôi, phát triển trở thành tác nhân chı́nh tổ chức sản xuất theo chuôĩ giá tri;̣ Doanh nghiệp chủ chuỗi xuất phát từ một doanh nghiêp̣ sản xuất cung cấp đầu vào (công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi) phát triển trở thành tác nhân chı́nh tổ chức sản xuất theo chuôĩ giá tri;̣ Doanh nghiệp chủ chuỗi xuất phát từ một doanh nghiêp̣ hoaṭ đôṇg trong khâu giết mổ chế biến phát triển trở thành tác nhân chı́nh tổ chức sản xuất theo chuôĩ giá tri;̣ Từ môṭ hộ đang chăn nuôi đứng ra liên kết thành lập Hợp tác xã, thực hiện liên kết với các cơ sở thực hiện các công đoạn khác để tạo lập nên chuỗi; Từ 7 thành viên ở cùng môṭ xã, làm nhiều nghề khác nhau, chưa biết kỹ thuâṭ chăn nuôi lơṇ đã bàn bac̣ với nhau để cùng dồn đổi ruôṇg về môṭ chô,̃ thành lâp̣ hơp̣ tác xã và góp vốn xây dưṇg traị chăn nuôi lơṇ là cơ sở ban đầu, sau nhiều năm đã thay đổi phương thức tổ chức sản xuất theo chuôĩ giá tri.̣ 4.1.1.2. Các kiểu tổ chức chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn Các chuỗi đang hoạt động và phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có thể được nhìn nhận dưới 3 góc độ khác nhau bao gồm: tác nhân tham gia chuỗi, đặc điểm của các chủ chuỗi và dòng lưu chuyển sản phẩm của chuỗi. Xét theo tác nhân tham gia chuỗi: Các chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn đã hình thành trên địa bàn thành phố Hà Nội có số lượng tác nhân tham gia vào chuỗi dao động từ 2 tác nhân đến 5 tác nhân (từ tác nhân cung cấp đầu vào đến tác nhân cuối cùng là người tiêu dùng) với các cách thức hoạt động và cơ cấu chuỗi khác nhau. Các tác nhân trong các chuỗi được nghiên cứu bao gồm: chủ chuỗi, tác nhân cung cấp đầu vào thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi, tác nhân giết mổ - chế biến - chế biến sâu, 10 tác nhân tiêu thụ (bán buôn/bán lẻ) và cuối cùng là người tiêu dùng, trong đó có 1 trong 4 tác nhân đều có thể đứng ra liên kết với các tác nhân còn laị để hı̀nh thành nên chuỗi giá tri.̣ Về đặc điểm của chủ chuỗi, chủ chuỗi của các chuỗi liên kết có thể chia thành 2 nhóm đối tượng chính: chủ chuỗi là Hợp tác xã và chủ chuỗi là doanh nghiệp. Xét về dòng lưu chuyển sản phẩm của chuỗi, tất cả các chuỗi đều có một cách thức lưu chuyển sản phẩm chính là: Tác nhân cung cấp đầu vào => tác nhân chăn nuôi => tác nhân giết mổ, chế biến => tác nhân phân phối và tiêu thụ => người tiêu dùng. 4.1.1.3. Số lượng các tổ chức kinh tế tham gia chăn nuôi lơṇ trên điạ bàn thành phố Theo số liệu nghiên cứu đã thu thập được, số lượng các loại hình tổ chức kinh tế hoạt động chăn nuôi lơṇ qua các năm giai đoạn từ 2014 đến 2018 có những sự thay đổi đáng kể. Dựa vào tốc độ phát triển bình quân của ba loại hình tổ chức kinh tế chính gồm: hộ, trang trại và doanh nghiệp, có thể nhận ra xu hướng phát triển trang trại là loại hình duy nhất có xu hướng tăng lên qua các năm (110,3%). Điều này chứng tỏ rằng loại hình tổ chức kinh tế này đang là loại hình phù hợp với sự phát triển của chăn nuôi Hà Nội. 4.1.1.4. Lượng sản phẩm tiêu thụ qua chuỗi Qua các số liệu đã được tính toán từ Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương và Trung tâm Phát triển nông nghiệp, tổng số lượng thịt lợn xẻ mà người dân sống trên địa bàn thành phố Hà Nội tiêu thụ trong một ngày là 950 tấn. Trong đó, có đến gần 10% lượng thịt là được nhập khẩu từ nước ngoài. Đây chủ yếu là các sản phẩm đã chế biến hoặc là nguồn nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm chế biến của các doanh nghiệp trong nước. Lượng thịt trong nước cung cấp cho nhu cầu của Hà Nội là 860 tấn (chiếm 90,5%). Tuy vậy, có đến hơn 23% trong số đó là thịt từ các tỉnh khác đưa về. Như vậy, lượng thịt mà người dân Hà Nội tự sản xuất tự tiêu thụ là 660 tấn thịt/ngày chiếm gần 77%. 100% lượng thịt nóng đều được sản xuất trong nước (không có nhập khẩu) và 75% trong số đó là do Hà Nội trực tiếp sản xuất. Bảng 4.1. Lượng thịt lợn xẻ tiêu thụ qua các chuỗi trong một ngày tại Hà Nội TT Loại thịt Tổng lượng thịt toàn thành phố Được cung cấp qua chuỗi Không được cung cấp qua chuỗi Số lượng (Tấn) Tỷ lệ (%) Số lượng (Tấn) Tỷ lệ (%) Số lượng (Tấn) Tỷ lệ (%) 1 Thịt nóng 800,0 100,0 0 0 800,0 100,0 2 Thịt đã chế biến 50,0 100,0 10,0 20,0 40,0 80,0 3 Thịt mát + Thịt cấp đông 100,0 100,0 50,0 50,0 50,0 50,0 Tổng 950,0 100,0 60,0 6,3 890,0 93,7 Xét trên loại thịt được tiêu thụ trong một ngày trên địa bàn Hà Nội, tính trên tổng lượng thịt các loại được người dân trên địa bàn Hà Nội tiêu thụ trong một ngày thì tỷ lệ thịt được tiêu thụ qua các chuỗi giá trị là rất nhỏ, chỉ chiếm 6,32%. Còn lại 11 93,68% tổng lượng thịt tiêu thụ vẫn theo cách truyền thống và không qua chuỗi. Do vậy cần phải rất quan tâm cho kế hoạch phát triển sản xuất theo chuỗi của thành phố Hà Nội. 4.1.2. Tình hình cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn của các cơ quan quản lý Nhà nước 4.1.2.1. Các loại dịch vụ công và các đơn vị cung cấp Theo kết quả khảo sát, nếu chia theo các khâu tham gia trong chuỗi giá trị thì ở Hà Nội có 52 loại dịch vụ công được quy định để cung cấp cho chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn. Trong đó, theo chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước được quy định bởi các Bộ ngành và cụ thể hoá bởi UBND và các sở ngành của Thành phố Hà Nội thì cơ quan quản lý nhà nước cung cấp 32 loại dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn. Tuy vậy, qua thực tế điều tra thì trong số các dịch vụ công đó, có 25 dịch vụ công (89,29%) đã được tiếp nhận bởi các tác nhân. Có 4 nhóm lý do cơ bản làm cho các tác nhân chưa tiếp nhận được các dịch vụ công. Chi phí các tác nhân phải chi trả cho các dịch vụ công cao là lý do chủ yếu (chiếm tỷ lệ cao nhất ở các nhóm tác nhân và từ 34% trở lên). Lý do tiếp theo là các tác nhân cho rằng tính hiệu quả không cao nên không cần (trên 24%). Hai lý do còn lại với tỷ lệ ý kiến khá thấp là: một số tác nhân chưa biết là có các dịch vụ công được cung cấp, các tác nhân có biết nhưng cho rằng không cần đến những dịch vụ công đó. Hiện nay, các dịch vụ công được nêu chủ yếu là các thủ tục hành chính, chưa hướng tới cung cấp dịch vụ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân nên việc tiếp cận và sử dụng của các tác nhân là mang tính chất bắt buộc. Những dịch vụ công theo đúng nghĩa làm dịch vụ theo yêu cầu khách hàng đối với các cơ quan Nhà nước còn rất hạn chế do nhiệm vụ chính của những cơ quan này là thực hiện trách nhiệm về quản lý nhà nước chứ không phải cung cấp dịch vụ. Mặc dù có nhiều các cơ quan cung cấp nhưng vấn đề phân cấp và quy định rõ về các dịch vụ công được cung cấp cũng rõ ràng nhưng hiện nay vẫn có những dịch vụ công bị chồng chéo hay việc các tác nhân muốn tiếp nhận dịch vụ công không biết mình phải tới cơ quan nào để làm thủ tục. Đây là một trong những vấn đề bất cập hiện nay. 4.1.2.2. Phương thức cung cấp dic̣h vu ̣công Hiện nay ở Hà Nội, các dịch vụ công và thủ tục hành chính công cho phát triển chuỗi sản phẩm thịt lợn đang được cung cấp hoàn toàn qua phương thức cung cấp trực tiếp tại các cơ quan cung cấp, chưa có dịch vụ công nào được cung cấp bằng phương thức trực tuyến (online). Nguyên nhân của tình trạng chưa có dịch vụ công được cung cấp trực tuyến là do hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật (máy móc công nghệ, máy vi tính, hệ thống mạng internet, phần mềm cung cấp và quản lý dịch vụ) (là nguyên nhân chủ yếu với trên 83%), năng lực của cán bộ cung cấp (trình độ công nghệ thông tin, năng lực sử dụng công nghệ) còn chưa đáp ứng (gần 48%), bên cạnh đó còn một phần nguyên nhân là do các cơ quan vẫn còn quen với cách làm cũ (gần 28%). 12 4.1.2.3. Phı́ cho viêc̣ sử duṇg dic̣h vu ̣công Các dịch vụ công do cơ quan quản lý Nhà nước cung cấp cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn ở Hà Nội bao gồm hai nhóm: miễn phí và có thu phí. Nhìn chung có trên 78% số dịch vụ công có thu phí, chia đều ở các khâu từ cung cấp đầu vào, chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ. Mức phí cung cấp dịch vụ công được Nhà nước quy định và nhìn chung mức phí thấp đã tạo ra các hệ luỵ như cơ quan không đủ nguồn lực để thực hiện có hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công, làm cho việc cung cấp các dịch vụ công còn gặp nhiều khó khăn. Mức phí thấp, không kích thích người cung cấp, dẫn đến viêc̣ triển khai, cung cấp dic̣h vu ̣công bi ̣haṇ chế đến kết quả thưc̣ hiêṇ. 4.1.2.4. Kết quả cung cấp dịch vụ công Chưa có dịch vụ công nào hướng tới mục tiêu để phát triển chuỗi giá trị, tất cả các dịch vụ công hiện nay như đã nêu là xuất phát từ những thủ tục hành chính nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, các dịch vụ công này đều chưa thực sự tiếp cận thị trường theo hình thức cung cấp các dịch vụ công nhằm đem lại tiện ích và lợi ích cho doanh nghiệp, người dân và toàn xã hội. Bởi vậy nên không hề có sự khác biệt nào giữa cung cấp các dịch vụ công, thủ tục hành chính công cho chuỗi hay các tác nhân ngoài chuỗi. Chính vì vậy, xu hướng tương lai sẽ là cung cấp các dịch vụ công hướng tập trung vào đối tượng là các chuỗi giá trị thay vì cung cấp rộng rãi như hiện nay. 4.1.3. Tình hình cung cấp dịch vụ công của các đơn vi ̣ sư ̣nghiêp̣ 4.1.3.1. Các loaị dic̣h vu ̣công và các đơn vị cung cấp Hiện nay, theo chức năng, nhiệm vụ được quy định, các đơn vị sự nghiệp đang được cung cấp 20 dịch vụ công cho các tác nhân sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ và các chuỗi giá trị. Trong đó, có những dịch vụ công đang được các đơn vị sự nghiệp cung cấp song song với cả các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức tư nhân. Những đơn vị sự nghiệp chính cung cấp phần lớn các dịch vụ công cho các chuỗi và tác nhân trong chuỗi là Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm Nông nghiệp, Trung tâm Phát triển nông nghiệp và một số đơn vị khác trực thuộc Sở Nông nghiệp. Các dic̣h vu ̣đươc̣ đánh giá cao là lấy mẫu kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng và chứng nhận chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất cho các tác nhân tham gia vào các hoạt động trong chuỗi giá trị. Những dịch vụ và hoạt động này sẽ góp phần làm tăng giá trị của các sản phẩm sản xuất ra và giúp liên kết các tác nhân lại khiến cho chuỗi liên kết, chuỗi giá trị có giá trị cao hơn. 13 4.1.3.2. Phương thức cung cấp dic̣h vu ̣công Tương tự như với các cơ quan quản lý Nhà nước, xét theo hình thức tiếp cận có 2 phương thức chính là cung cấp trực tiếp và cung cấp trực tuyến (online); Xét theo hình thức cung cấp có 5 hình thức chính bao gồm: hội thảo - hội nghị, tập huấn, tư vấn, lấy mẫu kiểm nghiệm, xây dựng mô hình và xét hồ sơ - đánh giá - cấp chứng nhận. Các đơn vị sự nghiệp có 6 phương thức cung cấp dịch vụ công chính nếu xét theo hình thức cung cấp bao gồm: hội thảo/hội nghị, tập huấn, tư vấn, lấy mẫu kiểm nghiệm, xây dựng mô hình, xét hồ sơ - đánh giá - cấp chứng nhận. Đồ thị 4.1. Phương thức cung cấp dịch vụ công theo hình thức cung cấp 4.1.3.3. Phı́ cho viêc̣ sử duṇg dic̣h vu ̣công Cũng như ở trên, các dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn ở thành phố Hà Nội được cung cấp bởi các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức tư nhân gồm 2 nhóm: miễn phí và có thu phí. Có 66,7% số dịch vụ cung cấp là có thu phí. Có 2 hình thức thu phí là thu theo biểu khung phí do Nhà nước quy định và thu phí theo sự thỏa thuận dịch vụ giữa các bên cung cấp - tiếp nhận. Hình thức thỏa thuận phí cung cấp dịch vụ được áp dụng với dịch vụ về lấy mẫu kiểm nghiệm. Mức phí cung cấp những dịch vụ công này theo quan điểm của người cung cấp là thấp hơn so với chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ công (nhất là quá trình kiểm nghiệm, lấy mẫu). 4.1.3.4. Kết quả cung cấp dịch vụ công Các đơn vị sự nghiệp taị Hà Nôị có các trung tâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đang hoạt động. Chức năng và nhiệm vụ về cung cấp các dịch vụ công cho phát triển chuỗi nói riêng và hoạt động chăn nuôi nói chung chủ yếu làm công tác tư vấn, tâp̣ huấn, đào taọ, lấy mẫu kiểm nghiệm và chứng nhận sản phẩm nông nghiêp̣ đều đang thưc̣ hiêṇ tốt giúp cho viêc̣ hı̀nh thành ,phát triển các chuỗi giá tri.̣ 62,22 70,00 87,78 70,37 57,78 83,33 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 Hội thảo/Hội nghị Tập huấn Tư vấn Lấy mẫu kiểm nghiệm Xây dựng mô hình Xét hồ sơ, đánh giá và cấp chứng nhận 14 4.1.4. Tình hình cung cấp dịch vụ của các tổ chức tư nhân 4.1.4.1. Các loaị dic̣h vu ̣và các tổ chức cung cấp Ở Hà Nội, có khá nhiều các tổ chức tư nhân cung cấp một số dịch vụ cho các chuỗi và tác nhân trong chuỗi. Có thể kể đến một số tổ chức tư nhân nổi bật như là tổ chức NHO, Vinacert, Vietcert,... có nhiệm vụ và chức năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến phát triển chăn nuôi và phát triển các chuỗi giá trị thịt lợn. Trong tổng số các dịch vụ, các tổ chức tư nhân được quy định cung cấp 2 loại dịch vụ chính là dịch vụ về phân tích - kiểm nghiệm sản phẩm và dịch vụ chứng nhận. 4.1.4.2. Phương thức cung cấp dic̣h vu ̣ a. Phương thức cung cấp dịch vụ theo hình thức tiếp cận (online và trực tiếp) Cho đến giờ, chưa có dịch vụ nào được cung cấp qua con đường trực tuyến (online). Nguyên nhân của tình trạng này được các tổ chức tư nhân là do năng lực của cán bộ cung cấp và hạ tầng cơ sở vật chất kỹ còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, những dịch vụ được cung cấp bởi các tổ chức tư nhân là những dịch vụ về tư vấn, lấy mẫu kiểm nghiệm, phân tích hay chứng nhận. Do đó, các dịch vụ này hiện nay chưa thể áp dụng được phương thức cung cấp trực tuyến. b. Phương thức cung cấp dịch vụ theo hình thức cung cấp Các tổ chức tư nhân cũng có 6 phương thức cung cấp dịch vụ chính nếu xét theo hình thức cung cấp giống như các đơn vị sự nghiệp, bao gồm: hội thảo/hội nghị, tập huấn, tư vấn, lấy mẫu kiểm nghiệm, xây dựng mô hình, xét hồ sơ - đánh giá - cấp chứng nhận. Trong các phương thức nêu trên, lấy mẫu kiểm nghiệm và xét hồ sơ, đánh giá và cấp chứng nhận là hai phương thức được cung cấp bởi 100% các đơn vị sự nghiệp được nghiên cứu. Đồ thị 4.2. Phương thức cung cấp dịch vụ theo hình thức cung cấp 53,33 66,67 84,44 100,00 26,67 100,00 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 Hội thảo/Hội nghị Tập huấn Tư vấn Lấy mẫu kiểm nghiệm Xây dựng mô hình Xét hồ sơ, đánh giá và cấp chứng nhận 15 4.1.4.3. Phı́ cho viêc̣ sử duṇg dic̣h vu ̣ Do được cung cấp bởi các tổ chức tư nhân nên các dịch vụ cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn ở thành phố Hà Nội được cung cấp bởi đều có thu phí. Có 100% số dịch vụ cung cấp là có thu phí. 4.1.4.4. Kết quả cung cấp dịch vụ Hiện nay, có những tổ chức tư nhân có sự hoạt động mạnh mẽ và tập trung được khá nhiều các tác nhân sử dụng dịch vụ. Đại diện của các tổ chức tư nhân được nghiên cứu là tổ chức chứng nhận NHO với kết quả được thể hiện trong Bảng 4.2. Bảng 4.2. Kết quả chứng nhận sản phẩm của Tổ chức chứng nhận tư nhân NHO giai đoạn 2016-2018 STT Dịch vụ cung cấp Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Chứng nhận VietGAP 77 95 141 2 Chứng nhận GlobalGAP - 1 - 3 Chứng nhận ISO 9001 2 - - 4 Chứng nhận ISO 22000 1 - - 5 Chứng nhận HACCP - 3 - Có rất nhiều tổ chức tư nhân hiện nay thực hiện cung cấp các dịch vụ tới cho các tác nhân chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt là những tác nhân tham gia vào các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị thịt lợn đang hoạt động hoặc sắp hoạt động. Trong số đó, có một số tổ chức có hoạt động cung cấp dịch vụ khá hiệu quả và được nhiều đối tượng sản xuất, chế biến tin tưởng (NHO, VinaCert, Vietcert,). Từ số liệu thực tế có thể thấy rằng, số lượng các cơ sở được chứng nhận từ các tổ chức tư nhân cao hơn gấp từ 3-5 lần so với đơn vị sự nghiệp công. Nguyên nhân là do các tổ chức tư nhân có cơ chế chứng nhận và thủ tục nhanh gọn, hiệu quả hơn, ít phụ thuộc vào những yếu tố khác hơn so với các đơn vị sự nghiệp. 4.1.5. Sự hài lòng của các tác nhân tới các dịch vụ công được cung cấp 4.1.5.1. Tác nhân cung cấp đầu vào thức ăn chăn nuôi Ở khâu cung cấp đầu vào, nhìn chung, dịch vụ về chứng nhận các quy trình áp dụng được đánh giá ở mức hài lòng khá cao. Ngoài ra, phần lớn các dịch vụ công còn lại được cung cấp cũng được các tác nhân đánh giá ở mức độ trên trung bình. Chỉ có dịch vụ công về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi là có điểm đánh giá dưới trung bình. Dịch vụ được đánh giá hài lòng cao nhất của các tác nhân tiếp nhận là dịch vụ về chứng nhận các quy trình. 16 4.1.5.2. Tác nhân chăn nuôi Trong khâu chăn nuôi, nghiên cứu trên những dịch vụ công được các tác nhân sử dụng nhằm phát triển sản xuất theo chuỗi, có một tỷ lệ không nhỏ số người chăn nuôi không hài lòng về dịch vụ công mà họ nhận được. Trong đó, thủ tục về cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đều có mức đánh giá không cao. Nguyên nhân chính là chi phí bỏ ra cao, sự phức tạp về và quy trình thủ tục, tốn kém nhiều thời gian. Với chứng nhận quy trình sản xuất, người tiếp nhận phải bỏ thêm một khoản chi phí cho lấy mẫu kiểm nghiệm nên tổng chi phí sẽ rất cao. Tuy vậy, nhóm có tham gia chuỗi có tỷ lệ hài lòng cao hơn so với nhóm chưa tham gia chuỗi. Lý do cơ bản là họ đã được sự hỗ trợ và quán xuyến chủ chuỗi khi tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ đó. 4.1.5.3. Tác nhân giết mổ, chế biến Trong khâu giết mổ, chế biến có khá nhiều số người được phỏng vấn chưa thực sự hài lòng về những dịch vụ công mà họ nhận được. Hai dịch vụ công được đánh giá cao nhất là: chứng nhận quy trình áp dụng (HACCP, ISO,) và hoạt động kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm. Ngược lại, các dịch vụ và thủ tục hành chính công về cấp các loại giấy chứng nhận, xác nhận lại không đạt được sự hài lòng và đánh giá cao của các tác nhân tiếp nhận. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do người tiêu dùng chưa tin tưởng vào những hình thức giấy tờ này và cũng chưa có tác dụng trong thực tế. Đặc biệt, dịch vụ công về cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP hiện nay đang đặt ra câu hỏi rằng có thật sự cần thiết hay không và một số tác nhân tiếp cận dịch vụ này do thủ tục và yêu cầu bắt buộc chứ không phải theo nhu cầu thực tế. 4.1.5.4. Tác nhân phân phối, tiêu thụ Trong khâu phân phối và tiêu thụ, các tác nhân không hài lòng nhiều nhất ở việc cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP. Lý do của nhóm tác nhân này đưa ra cũng tương đồng với lý do đã nêu ở phần trên của nhóm tác nhân giết mổ, chế biến. Bên cạnh đó, hai dịch vụ về cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y và điều kiện VSATTP cũng chỉ dừng lại ở mức đánh giá hài lòng trung bình. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do các giấy tờ này chı̉ là điều kiêṇ để kinh doanh, chưa đem laị lơị ı́ch cho ho ̣mà chı̉ gây them tốn kém. 4.1.5.5. Người tiêu dùng Người tiêu dùng chưa hài lòng với các vấn đề liên quan đến tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn trên thị trường hiện nay. Theo đó, người tiêu dùng thực sự còn rất không hài lòng về sự đảm bảo về chất lượng và an toàn thực phẩm của các sản phẩm thịt lợn đang tiêu thụ hàng ngày trên thị trường. Người tiêu dùng còn chưa yên tâm và thiếu sự tin tưởng vào các giấy tờ chứng nhận, xác nhận về chất lượng an toàn thực phẩm. 17 Từ các kết quả nghiên cứu đã nêu ở trên, có thể thấy rằng nhìn chung các dịch vụ công và thủ tục hành chính hiện nay đang được cung cấp bởi các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và tổ chức tư nhân đều chưa đạt được sự hài lòng cao từ các tác nhân tiếp nhận. Trong các dịch vụ và thủ tục hành chính được cung cấp, những dịch vụ cung cấp bởi các đơn vị sự nghiệp và tổ chức tư nhân luôn được đánh giá cao hơn và có sự hài lòng hơn từ người tiếp nhận so với những thủ tục hành chính từ các cơ quan quản lý nhà nước. 4.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng Các yếu tố ảnh hưởng đến cung cấp dic̣h vu ̣công cho phát triển chuỗi giá tri ̣ sản phẩm thiṭ lơṇ gồm: Quan điểm, tư duy quản lý nhà nước về kinh tế; Năng lực của cơ quan cung cấp dịch vụ công (Nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật); Cơ chế chính sách liên quan (Chính sách liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước, chính sách liên quan đến đơn vị sự nghiệp và tổ chức tư nhân và chính sách liên quan đến các tác nhân tham gia chuỗi); Năng lực của các tác nhân tiếp nhận dịch vụ công. Nhà nước thay đổi tư duy quản lý mới, bổ sung chı́nh sách pháp luâṭ để thực hiện cung cấp các dịch vụ công phục vụ cho phát triển chuỗi giá tri,̣ chuyển phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, công khai minh bac̣h se ̃thu hút đươc̣ công chúng moị lúc moị nơi là tai mắt cho cơ quan quản lý, taọ cho guồng máy chaỵ tư ̣đôṇg theo đường ray đa ̃điṇh. Sự yếu kém về năng lực của một bộ phận nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ công của cơ quan quản lý nhà nước khiến cho hiệu quả tiếp cận và tác động đến sự hình thành và phát triển các chuỗi là chưa cao. Các đơn vị có thể nhận được nguồn đầu tư ngân sách chậm và muộn hơn so với nhu cầu hoạt động của mình và còn chưa có các cơ chế về giá cung cấp dịch vụ công khiến cho chất lượng dịch vụ kém. Đây cũng là một phần nguyên nhân của việc chi phí cuối cùng người tiếp nhận phải chi trả thường lại rất cao. Hệ thống máy móc, cơ sở vật chất bao gồm máy vi tính, các thiết bị công nghệ cao hay hệ thống mạng internet còn chưa có được chất lượng thật sự tốt. Đó chính là những nguyên nhân khiến cho phương thức cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn chưa được áp dụng mặc dù sẽ có hiệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_cung_cap_dich_vu_cong_cho_phat_tr.pdf
Tài liệu liên quan