Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đa dạng cảnh quan phục vụ tổ chức lãnh thổ sản xuất tỉnh Đắk Lắk

2.2.2. Tính đa dạng của cảnh quan Đăk Lăk

a. Về cấu trúc

- Lớp CQ núi chiếm 30,1% diện tích, hình thành trên nhiều loại đá khác

nhau, khí hậu mát mẻ đến hơi lạnh, lượng mưa trung bình khá lớn, từ 1.800

- 2.500 mm  hình thành và phát triển một thảm thực vật rừng rậm thường

xanh quanh năm với thành phần loài phong phú.

- Lớp CQ cao nguyên chiếm 27,6 % diện tích, địa hình tương đối bằng

phẳng, nước dưới đất đã hình thành tầng chứa nước liên tục. Khí hậu chia ra

2 mùa mưa và khô rõ rệt, lượng mưa trung bình 1.600 - 1.800 mm/năm.

Loại đất ưu thế là đất feralit đỏ vàng trên đá bazan. Phần lớn CQ tự nhiên ở

đây đều đã bị biến đổi và thay bằng các CQ nhân sinh.

- Lớp CQ đồng bằng chiếm 34,3 % diện tích, gồm phụ lớp bán bình

nguyên với đặc trưng là rừng khộp rụng lá vào mùa khô; và phụ lớp đồng

bằng giữa núi có đặc trưng là thảm thực vật nông nghiệp.

- Đăk Lăk được phân thành 2 kiểu CQ là kiểu rừng rậm thường xanh

nhiệt đới gió mùa ẩm và kiểu rừng nửa rụng lá. Trong đó kiểu CQ rừng rậm

thường xanh nhiệt đới gió mùa ẩm có lượng mưa trong mùa khô vẫn chiếm

từ 15 - 20 % cả năm; trong khi kiểu CQ rừng nửa rụng lá có một mùa khô

sâu sắc với lượng mưa chỉ chiếm dưới 10% cả năm.

- Trên cơ sở kết hợp 9 loại đất và 15 kiểu thảm thực vật, lãnh thổ Đăk Lăk

có thể phân ra làm 123 loại CQ (theo bảng 2.5).

pdf28 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đa dạng cảnh quan phục vụ tổ chức lãnh thổ sản xuất tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- tổ chức lãnh thổ Bắt đầu từ công trình Cảnh quan học ứng dụng (Ixatsenko - 1976), hướng nghiên cứu CQ ứng dụng ngày càng được đẩy mạnh với nhiều công trình của Rakovskaia, Dorphman (1980), Ruzichka - 1980, Irovich - 2004, Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu này cũng rất phổ dụng, tiêu biểu là các công trình của Phạm Hoàng Hải (1988, 1990, 1997), Đoàn Ngọc Nam (1991), Nguyễn Thế Thôn (1993), Nguyễn Cao Huần (2008), 1.1.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan ở Đăk Lăk Trước hết có thể kể đến các công trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển KT - XH vùng Tây Nguyên do Viện Địa lí - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện, gồm: Chương trình Tây Nguyên I (1976 - 1980), Tây Nguyên II (1984 - 1988), Tây Nguyên III (2011 - 2015) và hiện đang thực hiện Chương trình Tây Nguyên IV. Bên cạnh đó là các công trình của nhiều nhóm tác giả như Nguyễn Trần Cầu, Nguyễn Văn Vinh (1990), các công trình do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Đăk Lăk thực hiện (1997 - 1999), Nguyễn Xuân Độ (2003), Trần An Phong, Nguyễn Văn Phú (2006),  Như vậy có thể thấy rằng: hướng nghiên cứu CQ để phục vụ những mục đích KT - XH cụ thể cho tỉnh Đăk Lăk chưa được nhiều, còn hướng nghiên cứu ĐD CQ phục vụ TCLTSX trên địa bàn tỉnh thì chưa có. Cho nên đây có thể xem là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ và đầy tiềm năng được thực hiện trong phạm vi tỉnh Đăk Lăk. 1.2. Cơ sở lí luận và phương pháp luận nghiên cứu đa dạng cảnh quan 1.2.1. Khái niệm cảnh quan Có nhiều quan niệm về CQ, tác giả đưa ra định nghĩa CQ như sau: “CQ là một tổng thể lãnh thổ không phân biệt phạm vi không gian và không cố - 6 - định theo thời gian, được cấu thành từ nhiều hợp phần và bộ phận tự nhiên - xã hội, mà giữa các hợp phần và bộ phận ấy luôn tồn tại mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau”. 1.2.2. Nghiên cứu đa dạng cảnh quan - Về đối tượng nghiên cứu chính là các đơn vị cảnh quan. - Về nguyên tắc nghiên cứu cần tuân thủ nguyên tắc đồng nhất tương đối (nhấn mạnh yếu tố không gian) và nguyên tắc phát sinh - phát triển (nhấn mạnh yếu tố thời gian). - Về nội dung nghiên cứu: xét 02 khía cạnh: không gian và thời gian: + Đa dạng trong không gian: gồm cấu trúc hợp phần và cấu trúc bộ phận. Cấu trúc thẳng đứng được xác định bởi tính chất của các mối liên hệ tương hỗ giữa các hợp phần cấu tạo của mỗi CQ, bởi sự kết hợp và quan hệ của các hợp phần cấu tạo, phụ thuộc vào hướng thay đổi của chúng trong quá trình phát triển cũng như vào tuổi và lịch sử phát triển của CQ. Cho nên tính ĐD trong cấu trúc thẳng đứng thể hiện ở 02 khía cạnh: 1) Đa dạng về các hợp phần cấu tạo (gồm địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật); 2) Đa dạng về mối liên hệ giữa các hợp phần. Về cấu trúc ngang, khi nghiên cứu ta cần tìm hiểu số lượng các ĐV cấu tạo, đánh giá vai trò của chúng trong việc hình thành nên CQ và xét các mối quan hệ giữa chúng với nhau. Tính ĐD trong cấu trúc ngang có thể được định lượng bằng công thức sau:  Mật độ khoanh vi: (n là số khoanh vi; a là diện tích).  Chỉ số Shannon - Claramunt: ∑ (Pi: tỉ lệ diện tích của CQ thứ i so với tổng diện tích; m: số loại CQ; dint: khoảng cách trung bình giữa các khoanh vi của cùng 1 loại CQ; dext: khoảng cách trung bình giữa khoanh vi thuộc các loại CQ khác nhau). Đồng thời, để so sánh được giá trị của ShI2, ta cần một chỉ số đối chiếu, đó là chỉ số ĐD tối đa, được tính bằng công thức: ShImax = log2 m + Đa dạng theo thời gian: bản chất của CQ được thể hiện dựa vào sự hoạt động của CQ theo thời gian trên cơ sở hệ thống động lực, và dựa vào các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra trong CQ. Để phát hiện - 7 - động lực của cảnh, ta cần phải tìm hiểu rõ những mối liên hệ theo chiều thẳng đứng giữa các hợp phần và những mối liên hệ theo chiều ngang giữa các bộ phận. Và như thế, tính ĐD của các mối liên hệ tạo nên tính ĐD về nguồn gốc của các biến đổi, tức là tính ĐD về động lực CQ. + Tính ĐD theo chiều không gian và thời gian làm cho mỗi CQ sẽ có những vai trò - chức năng nhất định, tạo nên tính ĐD về mặt chức năng của CQ. Tính ĐD về chức năng của CQ có thể xét ở hai khía cạnh sau:  Chức năng CQ có sự phân hoá tương ứng với cấu trúc ngang. Có thể chia ra 02 nhóm chức năng: chức năng tự nhiên và chức năng KT - XH. Chức năng tự nhiên của các CQ chính là khả năng điều hoà nhằm xác lập trạng thái cân bằng của tự nhiên, thông qua các quá trình cung cấp và tiếp nhận vật chất - năng lượng. Chức năng KT - XH là khả năng đáp ứng nhu cầu con người của CQ đó trong những thời điểm nhất định. Để đánh giá, ta có thể sử dụng công thức: ∑ (Pi lúc này là nhóm chức năng CQ. Bên cạnh đó, có thể thực hiện các bước tính toán và so sánh tương tự như đã làm ở cấu trúc ngang).  Cảnh quan đa chức năng: Có thể hiểu đơn giản CQ đa chức năng là cùng 1 CQ có thể đảm nhận nhiều chức năng khác nhau. Để định lượng CQ đa chức năng trong 1 khu vực, ta có thể sử dụng công thức: (với n: số lượng khoanh vi CQ đa chức năng trong khu vực, m: tổng số khoanh vi CQ trong khu vực nghiên cứu). Tỉ số này cho thấy trong 1 khu vực, tỉ lệ CQ đa chức năng cao hay thấp. Điều đó ảnh hưởng đến quá trình đánh giá - định hướng khai thác chức năng của lãnh thổ cho phù hợp. Nếu khu vực nào có ML cao thì khả năng chuyển đổi chức năng sẽ cao và có thể đưa ra nhiều phương án khai thác lãnh thổ, và ngược lại. - Về quy trình nghiên cứu đa dạng cảnh quan gồm 03 bước: + Bước 1: Phân tích làm rõ tính chất, đặc điểm các nhân tố thành tạo và biến đổi CQ của lãnh thổ nghiên cứu. + Bước 2: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân loại và PVCQ, từ đó tiến hành xây dựng các bản đồ CQ và bản đồ PVCQ cho lãnh thổ nghiên cứu. - 8 - + Bước 3: Phân tích, đánh giá tính ĐDCQ bằng các PP định tính và định lượng, từ đó đưa ra định hướng sử dụng tổng hợp lãnh thổ. 1.2.3. Đánh giá cảnh quan Đối tượng của hoạt động đánh giá tổng hợp chính là mối quan hệ tương hỗ giữa các hệ thống tự nhiên và các hệ thống KT - XH. Người đánh giá sẽ tìm kiếm, chọn lọc các hệ tự nhiên và các hệ KT - XH sao cho các hệ này phải tương thích với nhau, đồng thời cũng phải tìm ra những phương án sử dụng tối ưu để hệ địa kĩ thuật hoạt động có hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững. 1.3. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ sản xuất Tổ chức lãnh thổ sản xuất là việc bố trí SX phù hợp với tiềm năng của lãnh thổ, đảm bảo duy trì sự cân bằng của hệ thống mà vẫn phát huy được lợi thế so sánh của lãnh thổ. Tổ chức lãnh thổ SX phải đảm bảo 04 yêu cầu: 1) Tính linh hoạt; 2) Sự hài hòa, tương tác, hỗ trợ cùng phát triển; 3) Phù hợp với trình độ nhân lực và khoa học công nghệ; 4) Phải kiến thiết được hạt nhân của vùng. Các yếu tố ảnh hưởng đến TCLTSX gồm: + Nhóm các yếu tố bên trong lãnh thổ nghiên cứu: gồm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, và các yếu tố KT - XH. + Nhóm các yếu tố bên ngoài lãnh thổ nghiên cứu: gồm chủ trương đường lối phát triển kinh tế của nhà nước, thị trường và các mối liên hệ kinh tế liên vùng, nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, các hoạt động kinh tế, chính trị của khu vực và quốc tế. 1.4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu - Quan điểm nghiên cứu: luận án đã sử dụng các quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống, quan điểm lãnh thổ, quan điểm phát triển bền vững và quan điểm kinh tế - sinh thái. - Phương pháp nghiên cứu: luận án đã sử dụng PP nghiên cứu: PP thu thập, xử lí, thống kê số liệu, tài liệu; PP khảo sát thực địa; phương pháp - 9 - phỏng vấn điều tra; phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá; phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí (GIS); phương pháp toán học. - Quy trình nghiên cứu: 1) Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu; 2) Nghiên cứu cơ sở lí luận; 3) Nghiên cứu cơ sở thực tiễn; 4) Xây dựng hệ thống phân loại và bản đồ CQ; 5) Phân tích tính đa dạng CQ; 6) Đánh giá CQ và cuối cùng 7) Định hướng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lí tự nhiên, phát triển bền vững tỉnh Đăk Lăk. Chương 2: Đặc điểm phân hoá đa dạng của cảnh quan tỉnh Đăk Lăk 2.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, kinh tế xã hội – các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Đăk Lăk Tỉnh Đăk Lăk có diện tích 13.125,37 km2, thuộc Tây Nguyên, trong khoảng toạ độ từ 107o28’57” - 108o59’37” kinh đông và từ 12o9’45” - 13 o25’06” vĩ bắc. Phía bắc giáp Gia Lai; nam giáp Lâm Đồng; phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà; phía tây giáp Cam-pu-chia và Đăk Nông. 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên - Về địa chất: Nét đặc trưng của Đăk Lăk là sự có mặt của thành tạo địa chất cổ đới Kon Tum tuổi Proterozoi với thành phần thạch học chủ yếu gồm nhóm đá macma, đá biến chất, nhóm trầm tích lục nguyên và nhóm trầm tích bở rời phù sa và dốc tụ. Bên cạnh đó, các vận động kiến tạo trong lịch sử đã hình thành các dạng địa hình đặc trưng  gián tiếp tạo nên sự ĐD của các loại CQ trên lãnh thổ Đăk Lăk. - Về địa hình: Phần lớn nằm ở Trường Sơn Tây, hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc. Gồm vùng núi cao Chư Yang Sin, núi thấp Chư Dơ Jiu, cao nguyên bazan, bán bình nguyên Ea Súp và vùng bằng trũng Krông Păk - Lăk nhân tố chính thành tạo nên các lớp CQ lãnh thổ. - Về khí hậu: Đăk Lăk vừa mang nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên. Lượng mưa lớn cũng tác động đáng kể đến sự di chuyển của các dòng vật chất và năng lượng. Theo đó, ta có thể chia ra các kiểu CQ khác nhau gồm kiểu CQ rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa và kiểu CQ rừng nửa rụng lá. - Về thuỷ văn: Đăk Lăk có nhiều sông suối, phân bố đều trên địa bàn. Nguồn nước ngầm ở Đăk Lăk rất có ý nghĩa, nhất là nước trong các thành - 10 - tạo bazan  giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc động lực CQ, đồng thời góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống các loại CQ của Đăk Lăk. - Về thổ nhưỡng: Đất Đăk Lăk chia thành 09 nhóm, trong đó đất xám và đất đỏ chiếm phần lớn diện tích, đặc biệt có đất bazan rất phù hợp với nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau. Thổ nhưỡng chính là nhân tố chủ đạo hình thành nên các loại CQ của Đăk Lăk. - Về thảm thực vật: Đăk Lăk có nhiều kiểu thảm thực vật như rừng kín thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa, trảng cây bụi và các thảm thực vật nông nghiệp. Đây là nhân tố quyết định hình dạng các kiểu loại CQ và trực tiếp tạo nên sự ĐD của các loại CQ trên lãnh thổ Đăk Lăk. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Dân số đến 2010 là 1754,4 nghìn người (dân đô thị 24,02%). Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc cùng chung sống (người Kinh 72%). Mật độ dân số là 134 người/km2. Tỉ lệ tăng tự nhiên là 1,36 %. Gần đây, dân số Đăk Lăk tăng cơ học chủ yếu là dân di cư tự do. Hoạt động KT phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao hơn mức trung bình cả nước. GDP (theo giá so sánh) bình quân hàng năm giai đoạn 2000 - 2010 đạt 10,16 %; tăng 2,61 lần so với năm 2000. Cơ cấu KT từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Về tình hình sử dụng tài nguyên: đến 2010 thì đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó là đất phi nông nghiệp. Đất chưa sử dụng đang thu hẹp, cho thấy hiệu quả sử dụng đất ngày càng cao. Tuy vậy, áp lực đối với tài nguyên đất đang ngày càng lớn và tăng nhanh chóng, dẫn đến diện tích rừng cũng đang giảm dần. Tài nguyên nước của Đăk Lăk đang bị mất cân đối nghiêm trọng. Vào mùa khô nước bị bốc hơi mạnh. 2.2. Đặc điểm đa dạng cảnh quan tỉnh Đăk Lăk 2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Đăk Lăk Bảng 2.4. Hệ thống phân loại CQ áp dụng cho bản đồ CQ Đăk Lăk tỉ lệ 1: 100.000 Số TT Cấp phân vị Các chỉ tiêu phân chia 1 Phụ hệ CQ Đặc trưng định lượng của các điều kiện khí hậu được quy định bởi sự hoạt động của chế độ hoàn lưu khí quyển cùng mối tương quan nhiệt - ẩm. - 11 - 2 Lớp CQ Thể hiện sự tác động tổng hợp của các nhân tố địa hình và khí hậu, từ đó tạo nên các CQ khác nhau cả về bản chất và diện mạo. 3 Phụ lớp CQ Nằm trong một lớp CQ nhất định, phân biệt với nhau bởi mức độ kết hợp của hai nhân tố địa hình - khí hậu và bởi cường độ của các vòng tuần hoàn vật chất - năng lượng. 4 Kiểu CQ Nằm trong phụ hệ CQ, thể hiện sự tác động lẫn nhau giữa hai nhân tố khí hậu và sinh vật, quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật. 5 Loại (nhóm loại CQ) Thể hiện sự tác động qua lại giữa các quần xã thực vật và các loại thổ nhưỡng cùng với sự tham gia một cách chủ động của con người và các nhân tố khác, quyết định khả năng tồn tại và phát triển của CQ. - Lớp CQ núi: tổng diện tích khoảng 395.343 ha, đều thuộc kiểu CQ rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa. Trong đó: phụ lớp núi cao: 0,7 % diện tích lớp, với 2 loại CQ và 3 ĐV; phụ lớp núi trung bình chiếm 15,7 % tổng diện tích của lớp với 4 loại CQ và 10 ĐV; phụ lớp đồi núi thấp chiếm 83,6 % tổng diện tích của lớp với 21 loại CQ và 381 ĐV. - Lớp CQ cao nguyên có diện tích 362.345 ha, trong đó có 24,8 % diện tích của lớp là thuộc kiểu CQ rừng rậm thường xanh nhiệt đới nửa rụng lá ở vùng cao nguyên thấp. Cụ thể: phụ lớp cao nguyên cao: 28,8 % diện tích lớp với 9 loại và 94 ĐV; phụ lớp cao nguyên thấp: 71,2 % diện tích lớp với 43 loại và 561 ĐV. Trong đó, kiểu CQ rừng nửa rụng lá chiếm 22 loại và 180 ĐV. - Lớp CQ đồng bằng chiếm 450.735 ha, 2 phụ lớp: phụ lớp đồng bằng giữa núi chiếm 33% diện tích lớp với 19 loại và 779 ĐV; phụ lớp bán bình nguyên chiếm 67% diện tích với 23 loại và 311 ĐV và phụ lớp này thuộc hoàn toàn kiểu CQ rừng rậm thường xanh nhiệt đới nửa rụng lá. - Ngoài ra có CQ đất chuyên dùng và mặt nước với khoảng 104.113 ha. - 12 - Hình 1. Bản đồ phân loại cảnh quan Đăk Lăk - 13 - Bảng 2.5. Chú giải bản đồ cảnh quan Đăk Lăk - 14 - 2.2.2. Tính đa dạng của cảnh quan Đăk Lăk a. Về cấu trúc - Lớp CQ núi chiếm 30,1% diện tích, hình thành trên nhiều loại đá khác nhau, khí hậu mát mẻ đến hơi lạnh, lượng mưa trung bình khá lớn, từ 1.800 - 2.500 mm  hình thành và phát triển một thảm thực vật rừng rậm thường xanh quanh năm với thành phần loài phong phú. - Lớp CQ cao nguyên chiếm 27,6 % diện tích, địa hình tương đối bằng phẳng, nước dưới đất đã hình thành tầng chứa nước liên tục. Khí hậu chia ra 2 mùa mưa và khô rõ rệt, lượng mưa trung bình 1.600 - 1.800 mm/năm. Loại đất ưu thế là đất feralit đỏ vàng trên đá bazan. Phần lớn CQ tự nhiên ở đây đều đã bị biến đổi và thay bằng các CQ nhân sinh. - Lớp CQ đồng bằng chiếm 34,3 % diện tích, gồm phụ lớp bán bình nguyên với đặc trưng là rừng khộp rụng lá vào mùa khô; và phụ lớp đồng bằng giữa núi có đặc trưng là thảm thực vật nông nghiệp. - Đăk Lăk được phân thành 2 kiểu CQ là kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa ẩm và kiểu rừng nửa rụng lá. Trong đó kiểu CQ rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa ẩm có lượng mưa trong mùa khô vẫn chiếm từ 15 - 20 % cả năm; trong khi kiểu CQ rừng nửa rụng lá có một mùa khô sâu sắc với lượng mưa chỉ chiếm dưới 10% cả năm. - Trên cơ sở kết hợp 9 loại đất và 15 kiểu thảm thực vật, lãnh thổ Đăk Lăk có thể phân ra làm 123 loại CQ (theo bảng 2.5). b. Về chức năng Tỉnh Đăk Lăk có 40,4 % diện tích là các CQ có chức năng nông nghiệp với gần 529.865,3 ha và 1.601 ĐVCQ, tập trung ở khu vực cao nguyên và đồng bằng giữa núi, rải rác ở vùng bán bình nguyên và vùng núi thấp, bao gồm các CQ cây trồng hàng năm, CQ cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, CQ đồng cỏ chăn nuôi. Đồng thời, Đăk Lăk có khoảng 45,7 % diện tích CQ có chức năng lâm nghiệp (599.907,6 ha) với 368 ĐVCQ, phân bố chủ yếu ở vùng núi cao, núi trung bình, núi thấp và bán bình nguyên (chiếm 89,3 % diện tích CQ có rừng của toàn lãnh thổ). c. Về động lực - 15 - - Trong lớp CQ núi phổ biến các quá trình địa chất ngoại sinh, mùa khô vẫn có mưa nên CQ nơi đây khá đủ ẩm. Do đó CQ rừng tự nhiên thường xanh nhiệt đới gió mùa chiếm phần lớn. Nhưng gần đây đang bị thu hẹp do các hoạt động dân sinh. - Lớp CQ cao nguyên phổ biến quá trình phong hoá feralit, mương xói, xói mòn bề mặt; mùa hạ đủ ẩm còn mùa đông thường thiếu ẩm. Tuy vậy, dòng chảy kiệt khá lớn do nguồn nước ngầm dồi dào. Hầu hết CQ tự nhiên đều đã bị thay thế bởi CQ nông nghiệp và các CQ thứ sinh khác. - Trong lớp CQ đồng bằng, phụ lớp bán bình nguyên khá phổ biến hiện tượng xâm thực, mương xói, dòng lũ bùn đá; tính cả năm thì phụ lớp này hơi thiếu ẩm, vì vậy dòng chảy mùa khô ở đây là kiệt nhất. Thảm thực vật đặc trưng là rừng khộp, nhưng đang đi đe doạ nghiêm trọng. Phụ lớp đồng bằng giữa núi có mực nước ngầm nông gây nên hiện tượng lầy thụt; tính cả năm thì vẫn đủ ẩm do đó các dòng chảy mặt dồi dào, các CQ nông nghiệp đang ngày càng mở rộng. 2.3. Phân vùng cảnh quan Đăk Lăk 2.3.1. Hệ thống phân vùng cảnh quan Đăk Lăk Bảng 2.7 Hệ thống các chỉ tiêu PVCQ áp dụng cho bản đồ PVCQ Đăk Lăk tỉ lệ 1: 100.000 STT Cấp PV Các chỉ tiêu phân chia 1 Miền Là kết quả đan cắt giữa một xứ và một đới. CQ Đăk Lăk thuộc miền CQ Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 2 Khu Được phân hoá ra từ miền do các nguyên nhân địa chất - địa mạo. CQ Đăk Lăk thuộc khu CQ Nam Trường Sơn. 3 Nhóm vùng Phân hoá ra từ một khu thành các bậc địa hình. Đăk Lăk thuộc nhóm vùng CQ Cao nguyên Đăk Lăk 4 Vùng Nằm trong một nhóm vùng và được phân biệt bởi sự tác động tổng hợp của 2 hợp phần địa mạo và khí hậu. 5 Tiểu vùng Được phân biệt bởi sự thay đổi của các yếu tố địa hình và cường độ tác động của các yếu tố khí hậu. Đăk Lăk được phân chia thành 7 vùng và 14 tiểu vùng CQ, cụ thể: Bảng 2.8. Chú giải bản đồ phân vùng cảnh quan Đăk Lăk - 16 - Kí hiệu vùng Tên vùng Kí hiệu tiểu vùng Tên tiểu vùng A Bán bình nguyên Tây Đăk Lăk A1 Bán bình nguyên Ea Súp A2 Bán bình nguyên Buôn Đôn B Cao nguyên Trung tâm Đăk Lăk B1 Cao nguyên Ea Wy - Ea Sol B2 Cao nguyên Ea Kiết B3 Cao nguyên Ea H’Leo B4 Cao nguyên Buôn Hồ - Krông Buk B5 Cao nguyên Buôn Ma Thuột - Phước An C Cao nguyên Đông Đăk Lăk C Cao nguyên M’Đrăk D Đồi núi Đông Bắc Đăk Lăk D Đồi núi Krông Năng - Ea Sô E Núi trung bình Đông Nam Đăk Lăk E1 Núi trung bình Cư Kroá E2 Núi thấp Cư San - Cư Pui F Núi cao Nam Đăk Lăk F1 Núi cao Chư Yang Sin F2 Núi Nam Kar G Đồng bằng giữa núi G Bằng trũng Krông Păk - Lăk 2.3.2. Chỉ số đa dạng về cảnh quan Đăk Lăk Đề tài sử dụng 02 chỉ số để định lượng tính ĐD về cấu trúc CQ: 1) Mật độ khoanh vi (PD); 2) Chỉ số Shannon - Claramunt (ShI1) cho biết sự ĐD về loại, số khoanh vi và sự phân hoá không gian của CQ. Để định lượng tính ĐD về chức năng CQ Đăk Lăk, đề tài sử dụng chỉ số Shannon - Claramunt (ShI2) nhằm thể hiện sự ĐD về nhóm chức năng, số khoanh vi của từng nhóm chức năng và sự phân hoá không gian của các nhóm chức năng CQ. Sau đó so sánh ShI1 và ShI2, ta có kết quả: Bảng 2.12. So sánh giữa ShI1 và ShI2 STT Kí hiệu vùng - tiểu vùng Chỉ số Shannon - Claramunt (tỉ lệ %) Tỉ lệ ShI1 Thứ tự Tỉ lệ ShI2 Thứ tự CQ Đăk Lăk 40,36 94,23 1 A1 60,66 4 55,14 8 2 A2 38,59 9 35,22 13 3 B1 35,67 10 47,64 11 4 B2 34,23 11 49,75 9 5 B3 62,56 3 77,47 2 - 17 - 6 B4 24,15 13 37,30 12 7 B5 40,55 8 57,85 7 8 C 52,64 5 88,56 1 9 D 66,07 1 66,58 3 10 E1 6,14 14 12,18 14 11 E2 50,33 6 64,27 4 12 F1 42,19 7 59,06 5 13 F2 32,60 12 47,93 10 14 G 64,02 2 58,95 6 + Vùng - tiểu vùng có ShI1 và ShI2 đều cao (B3, C, D): các tiểu vùng này chủ yếu là những CQ nhân sinh, thì ShI1 và ShI2 cao đồng nghĩa với mức độ chia cắt ngang của CQ lớn và được khai thác nhiều, dễ dẫn đến sự suy thoái tài nguyên và hiệu quả kinh tế thấp. Cho nên cần thiết phải thiết lập các mô hình phát triển bền vững ở các tiểu vùng này. + Vùng - tiểu vùng có ShI1 cao nhưng ShI2 thấp (A1, G): về cơ bản, các vùng này tương tự trường hợp trên, được đặc trưng bởi các CQ nhân sinh nhưng có dấu hiệu phát triển chưa bền vững, cần đưa vào các mô hình KT - ST bền vững. + Ngược lại, trường hợp tiểu vùng có ShI1 thấp nhưng ShI2 cao (E2, F1): tiêu biểu là F1 vì đây là vùng duy nhất ở Đăk Lăk có PD rất nhỏ nhưng chỉ số ShI cao, điều này rất phù hợp với tính đa dạng của CQ rừng nhiệt đới ẩm ở nước ta. Vì vậy cần phải có biện pháp bảo vệ và duy trì tính ĐD vốn có của CQ các tiểu vùng này. + Các vùng - tiểu vùng còn lại đều có ShI1 và ShI2 thấp (A2, B1, B2, B4, E1, F2) mức ĐD thấp tương ứng với mức độ chia cắt ngang của CQ ở các tiểu vùng này nhỏ điều này có lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp tập trung và khoanh nuôi - phục hồi rừng. Do đó, đối với các tiểu vùng này cần duy trì mức độ ĐD hiện có, đồng thời có thể tăng tính ĐD về chức năng CQ bằng cách đưa vào các mô hình phát triển kinh tế kết hợp. - 18 - Chương 3: Định hướng tổ chức lãnh thổ sản xuất tỉnh Đăk Lăk trên cơ sở phân tích, đánh giá cảnh quan 3.1. Đánh giá cảnh quan tỉnh Đăk Lăk phục vụ mục đích phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch 3.1.1. Nguyên tắc, đối tượng và mục tiêu đánh giá cảnh quan tỉnh Đăk Lăk Từ kết quả so sánh chỉ số ĐD cấu trúc và ĐD chức năng CQ Đăk Lăk, ta có thể thấy hiện trạng khai thác lãnh thổ chưa tương xứng với tiềm năng của lãnh thổ Đăk Lăk. Do đó, nhằm mục tiêu xác định khả năng và mức độ tương thích giữa hệ tự nhiên và hệ KT - XH, làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch - TCLTSX, thì đánh giá CQ là một nhiệm vụ tiên quyết. Nhiệm vụ này cần căn cứ vào 02 yếu tố: 1) Đặc điểm, tính chất của các ngành SX nông, lâm nghiệp, du lịch - chủ thể của quá trình đánh giá; 2) Đặc điểm của các ĐVCQ - khách thể của quá trình đánh giá. 3.1.2. Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá Hệ thống này được xây dựng dựa vào những cơ sở sau: 1) Nhu cầu ST của các ngành SX nông, lâm nghiệp và du lịch; 2) Kết quả nghiên cứu tiềm năng ST và chức năng CQ tỉnh Đăk Lăk. Từ đó, hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sẽ bao gồm các yếu tố về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, nước và sinh vật (bảng 3.1). 3.1.3. Kết quả đánh giá cảnh quan cho phát triển các ngành sản xuất Kết quả đánh giá được thể hiện trong bảng 3.3. Theo đó: - Đối với mục đích nông nghiệp: + Trồng cây lâu năm (C): Mức độ rất thích hợp (C1) có diện tích 314.421,7 ha; mức độ thích hợp (C2): có diện tích 195.671,2 ha; mức độ kém thích hợp (C3): có diện tích 66.668,8 ha. + Trồng cây hàng năm (H): có 56.081 ha ở mức H1; 334.206,3 ha mức H2 và 27.057,1 ha mức H3. + Trồng lúa (L): có 34.413,8 ha ở mức L1; 196.359,5 ha mức L2 và 47.420,5 ha ở mức L3. - Đối với mục đích lâm nghiệp: - 19 - + Rừng phòng hộ (P): có 235.290,2 ha ở mức P1; 277.808,6 ha mức P2 và 478.684,1 ha mức P3. + Rừng đặc dụng (B): có 260.617,3 ha ở mức B1; 321.814,4 ha mức B2; 16.169,5 mức B3. + Rừng sản xuất (S): 103.582,3ha mức S1; 621.508,5 ha mức S2 và 266.093,4 ha mức S3. - Đối với du lịch: + Mức độ rất thích hợp (D1): các loại CQ thuộc các tiểu vùng A2, D, F1, F2 - nơi có Vườn quốc gia Yok Đôn và Vườn quốc gia Chư Yang Sin, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar và Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. + Mức độ thích hợp (D2): có các loại CQ thuộc các vùng - tiểu vùng A1, B5, C, D, E2, nơi có các Khu du lịch, di tích danh thắng như: Khu du lịch Hồ Ea Súp Thượng, TP Buôn Ma Thuột, Hồ Lăk, Hang đá Đăk Tuar, Di tích Đèo Phượng Hoàng, + Mức độ kém thích hợp (D3): là những loại CQ phân bố rải rác ở các vùng - tiểu vùng, thuộc hoặc nằm gần các thắng cảnh, có khả năng khai thác cho du lịch nhưng cần đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, 3.1.4. Cảnh quan đa chức năng Để định lượng CQ đa chức năng, đề tài thực hiện tính toán chỉ số ML, nhằm xác định tỉ lệ khoanh vi CQ đa chức năng trong lãnh thổ: Bảng 3.4. Tỉ lệ cảnh quan đa chức năng STT Kí hiệu vùng - tiểu vùng Chỉ số ML ML (%) Tỉ lệ CQ có nhiều chức năng tương đương (%) 1 A1 90,39 66,38 2 A2 84,17 81,66 3 B1 79,07 39,53 4 B2 77,8 35,56 5 B3 48,91 46,00 6 B4 45,49 34,33 7 B5 66,51 28,95 8 C 70,8 54,01 9 D 30,0 17,65 10 E1 50,0 20,0 11 E2 56,18 41,57 - 20 - 12 F1 62,5 25,0 13 F2 83,67 40,82 14 G 73,88 33,63 - Các vùng - tiểu vùng A1, A2, B1, B2, C, F2 và G có chỉ số ML cao (trên 70% là khoanh vi CQ đa chức năng), chứng tỏ các CQ ở những khu vực này có thể đảm nhận hơn 1 chức năng. Và như vậy, khi sử dụng lãnh thổ có thể đưa ra nhiều phương án khai thác lãnh thổ khác nhau. Ngoài ra, ở những CQ có nhiều chức năng tương đương sẽ là tiền đề cho việc ứng dụng các mô hình kinh tế - ST kết hợp (đặc biệt là A1, A2 và C). 3.2. Tổ chức lãnh thổ sản xuất đến năm 2020 3.2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lăk đến 2020 Những vấn đề còn tồn tại trong quy hoạch của tỉnh như sau: - Diện tích của nhiều loại hình sử dụng đất không theo quy hoạch tổng thể của tỉnh (cụ thể trong bảng 3.5). - Phân bố sản xuất chưa phù hợp ở một số loại cây (ngô, bông,). - Những mâu thuẫn trong các mục tiêu kinh tế, khai thác - sử dụng bền vững tài nguyên, mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển bền vững với tình trạng ô nhiễm MT và suy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_nghien_cuu_da_dang_canh_quan_phuc_vu_to_chuc_lanh_tho_san_xuat_tinh_dak_lak_1497_1920007.pdf
Tài liệu liên quan